T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.
Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.
Hợp pháp và hợp lý
Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.
Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa trọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.
Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.
Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.
Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.
Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông - lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.
Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.
Bất bình thường về xã hội
Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.
Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.
Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.
Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.
Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.
Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.
Ra đi không tay trắng
Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.
Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.
Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.
Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.
Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin
Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.
Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.
Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.
Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.
Làn sóng vượt biên lần thứ hai
Từ nguồn “ngoại tệ” thu nhập nhờ việc buôn bán bên Lào, người dân Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) đã biến vùng quê nghèo này thành một trong những xã giàu nhất xứ Nghệ.
TIN BÀI KHÁC
Thời sự trong ngày: Nữ Việt kiều chết thảm
Thư giãn trên 'kênh thối' một thời ở Sài Gòn
Dàn xe "khủng" của CSGT Hà Nội
Mơ thấy hàng xóm tắm, tỉnh dậy đòi hiếp dâm
Gí súng vào chủ rồi đập chết cả đàn gà
Thư giãn trên 'kênh thối' một thời ở Sài Gòn
Dàn xe "khủng" của CSGT Hà Nội
Mơ thấy hàng xóm tắm, tỉnh dậy đòi hiếp dâm
Gí súng vào chủ rồi đập chết cả đàn gà
Phát nhờ…đồng nát
Vài chục năm trước, Diễn Tháp vốn là một vùng đất trũng thường xuyên ngập nước, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên kinh tế khá nghèo so với các xã vùng ven. Ai có dịp về Diễn Tháp những năm ấy, và bây giờ về lại, sẽ không khỏi bất ngờ đến mức “choáng”, cứ ngỡ như mình đang lạc vào một khu phố nào chứ không phải cái xã nghèo ngày trước.
Những người có tuổi kể lại, buổi trước do nông nghiệp khó khăn, dân Diễn Tháp phải sống bám vào nghề đúc đồng tổ tiên để lại. Tại 2 xóm Yên Thịnh và Phú Thịnh, nghề đúc đồng phát triển khá mạnh với hàng chục lò, thu hút cả trăm lao động tham gia. Chính cái nghề này đã tạo cho người dân Diễn Tháp cái nghề khác, mà ngày nay đã gắn với “thương hiệu” của người dân nơi đây – nghề buôn đồng nát.
Trung tâm xã Diễn Tháp luôn tấp nập như ở phố. |
“Bọn tui thời đó nhà nhà buôn đồng nát, người người buôn đồng nát, chạy lăng xăng khắp xã trên làng dưới cũng cốt để kiếm cái ăn. Nhiều nhà họ bỏ cả ruộng đồng để đi buôn. Đi hết huyện này đến huyện khác, thậm chí chạy cả ra ngoài bắc để mua đồng nát và tất cả các loại phế liệu” – ông Nguyễn Văn Long (62 tuổi, Diễn Tháp) kể lại buổi đầu “lập nghiệp”.
Trải qua nhiều năm, những áp lực kinh tế cộng với sự cần cù, tháo vát vốn có đã giúp cho người dân Diễn Tháp, không những “sống khỏe” với nghề đồng nát, mà còn có thể làm giàu, thậm chí rất giàu. Ấy là khi người dân nơi đây biết khai thác tuyến QL 7A, ồ ạt sang Lào để buôn sắt vụn.
Tuyến đường 7 dài gần 300 km với cửa khẩu Nậm Cắn thông sang Lào, trở thành “cung đường phế liệu” đối với người dân Diễn Tháp. Ban đầu chỉ là những chiếc xe đạp cà tàng, sau đó đến xe máy rồi ô tô khách. Hàng ngàn tấn phế liệu chuyển về mỗi năm được phân loại, tập kết tại các xưởng tái chế (chủ yếu nằm ở xã láng giềng Diễn Hồng).
Từ khi người dân biết qua Lào làm ăn, kinh tế Diễn Tháp tăng trưởng “chóng mặt”. Nhà nào cũng có của ăn của để, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng là bình thường! Từ một xã nghèo, Diễn Tháp phút chốc “xoay ra phố”, với những dãy biệt thự cao tầng, đường làng rải nhựa láng bóng với hàng trăm ô tô các loại. Diễn Tháp “phất” lên nhanh chóng trong sự bất ngờ và “thèm thuồng” của cư dân các xã láng giềng.
Đếm xe hơi ở “Làng phế liệu”
Ông Nguyễn Văn Nhị, chủ đại lý Nhị Phượng (xóm 6 Diễn Tháp) kể: “Hồi mới qua Lào, chúng tôi chủ yếu thu gom phế liệu để về tái chế. Dần dà, mọi người thử mang các loại hàng gia dụng sang đây bán và thấy có thu nhập.
Sau đó, chẳng ai bảo ai, nhà nào cũng cố gắng gom đủ loại hàng trong nước để đưa sang Lào bán lại. Trong xã lần lượt xuất hiện các đại lý, kho chứa hàng hóa từ khắp nơi trong cả nước tập kết về”.
Nhà cao tầng, biệt thự mọc như nấm ở Diễn Tháp trong vài năm qua. |
Cũng chính từ sự năng động đó, những chuyến sang Lào của người dân càng có thu nhập cao. Hàng loạt hộ giàu đã sắm được cả ô tô tải, ô tô khách cỡ lớn chuyên “chinh chiến” liên tục 2 chiều trên tuyến QL 7A, mang hàng gia dụng sang Lào, mang những đồng Kip và vô số phế liệu theo chiều ngược lại.
Ông Đậu Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Tháp cho biết: “Diễn Tháp có hơn 5.000 nhân khẩu thì có đến 1.380 lao động làm ăn tại Lào, ngoài ra còn gần 100 lao động đang làm việc ở nhiều nước khác trên thế giới. Riêng trong năm 2012, tổng thu từ thương mại dịch vụ ước đạt 105 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/1 người” – ông Mạnh cho biết.
Theo ông Mạnh, thu nhập của người dân Diễn Tháp chủ yếu đến từ sự chênh lệch giữa đồng Kip và VNĐ. Theo đó, mỗi một đơn vị hàng hóa đưa từ Việt Nam qua Lào bán, ít nhất cũng lãi 100% so với giá bán trong nước.
“Các hộ dân qua Lào chủ yếu đi bán lẻ, khi nào hết hàng mới về nước. Tuy nhiên nhiều hộ có điều kiện đã thành lập các đại lý làm đầu mối ngay trên đất Lào. Riêng tại xã Diễn Tháp hiện có 2 Công ty Xuất nhập khẩu, do các hộ dân có vốn và kinh nghiệm đứng ra thành lập để làm ăn buôn bán” – vẫn lời ông Phó Chủ tịch.
Những chuyến xe chở đầy hàng gia dụng sẽ vượt QL 7A sang Lào “nhả hàng”. |
Kinh tế phát triển “nóng”, nhiều hộ giàu ở Diễn Tháp lũ lượt sắm ô tô riêng. Thống kê tại UBND xã, Diễn Tháp hiện có khoảng 80 xe ô tô con (cả biển Việt và biển Lào), hơn 100 xe khách, ô tô chở hàng, con số “khủng” đưa Diễn Tháp trở thành một trong vài làng quê giàu nhất xứ Nghệ. Đoạn đường sầm uất qua trung tâm UBND xã với hai dãy nhà cao tầng hai bên có thể so sánh với bất kỳ tuyến đường nào tại TP. Vinh!
"Không chỉ phát triển kinh tế, chúng tôi luôn cố gắng đẩy mạnh các lĩnh vực khác, trong đó có văn hóa giáo dục. Điều đáng mừng là Diễn Tháp luôn nằm trong tốp đầu về tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ so với 10 xã trong khu vực với 30 – 35 em/1 năm. Diễn Tháp cũng đã hoàn tất việc phủ cập THCS từ năm 2011…" - ông Đậu Xuân Mạnh hồ hởi.
Cao Nam
(còn nữa)
Muôn nẻo người Việt sang Lào bán dạo mưu sinh
- Những người nông dân này đa phần ở các tỉnh miền trung Việt Nam, cũng vì nghèo khổ nên đành từ giã quê hương, “xuất ngoại” sang Lào tìm kế sinh nhai bằng rất nhiều nghề. Đa số được hưởng thụ thành quả lao động nhưng cũng có rất nhiều người vĩnh viễn phải nằm lại đất bạn.
Tiếng trọ trẹ trên đất bạn
Một buổi sáng đầu năm 2013, đang ngồi uống nước tại quán cafe Việt ở Mê Kông Hotel (thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn) tôi chợt nghe tiếng rao của một người phụ nữ miền Trung VN “ai cắt móng tay móng chân không”. Thấy chúng tôi nhìn lại chị liền nói: Các anh ơi, “mề xưa” cho em với (tiếng địa phương tại Quảng Bình là “mở hàng”).
Mọi người nhìn chị rồi lắc đầu. Đại đa số khách là đàn ông, chẳng ai có nhu cầu. Chị đành quay chiếc xe đạp cà tàng cùng chậu, ghế con và dụng cụ hành nghề, buồn rầu quay đi.
Chị Kiều bên đồ nghề và chiếc xe đạp cà tàng đang cật lực mưu sinh bằng nghề cắt móng tay dạo ở Thà Khẹt. |
Bất đắc dĩ, anh bạn tôi đành phải “mề xưa” cho chị để tôi có thể hỏi thăm. Người phụ nữ nhỏ thó, gầy gò này là Lê Thị Kiều, 32 tuổi, quê ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Chị và người chồng vừa đến Thà Khẹt được 4 tháng và mưu sinh bằng nghề cắt móng tay dạo, còn chồng thì đi bán kem ngoài đường.
Nhóm thợ móng tay đường phố đang làm cho khách. |
Chị nói rằng, năm trước 2 vợ chồng đi lao động ở Mã Lai nhưng do không ăn thua nên khi về nước đã quyết định tiếp tục gửi con cho ông bà để sang Lào, theo chân các đồng hương đi trước kiếm sống.
‘‘Làm nghề này được cái đầu tư ít, chỉ cần cái xe đạp và vài triệu đồng mua dụng cụ. Chỉ có điều suốt ngày phải lang thang ngoài đường kiếm khách. Chẳng may bị công an sở tại bắt được thì xem như mất trắng. Ở bên này người ta bắt buộc mình làm ăn thì phải mở tiệm để còn thu thuế’’, chị Kiều tâm sự.
Câu chuyện ngắn ngủi với chị Kiều khiến chúng tôi hình dung được phần nào bức tranh lao động tự do tại Thà Khẹt. Đa phần họ đều là người nghèo khổ ở Việt Nam, theo chân nhau sang Lào với mục đích kiếm tiền gửi về quê.
‘‘Làm nghề này được cái đầu tư ít, chỉ cần cái xe đạp và vài triệu đồng mua dụng cụ. Chỉ có điều suốt ngày phải lang thang ngoài đường kiếm khách. Chẳng may bị công an sở tại bắt được thì xem như mất trắng. Ở bên này người ta bắt buộc mình làm ăn thì phải mở tiệm để còn thu thuế’’, chị Kiều tâm sự.
Câu chuyện ngắn ngủi với chị Kiều khiến chúng tôi hình dung được phần nào bức tranh lao động tự do tại Thà Khẹt. Đa phần họ đều là người nghèo khổ ở Việt Nam, theo chân nhau sang Lào với mục đích kiếm tiền gửi về quê.
‘‘Chẳng ăn thua anh ạ. Do không biết làm gì nên phải làm nghề ni thôi. Ngày nào hên thì kiếm được 80-100.000 kíp (khoảng hơn 200.000 VNĐ), nhưng cũng có nhiều ngày về không vì giờ người Việt làm nghề này nhiều quá. Trừ chi phí ăn ở, mỗi tháng vợ chồng em tích cóp được khoảng 3-4 triệu đồng’’, chị Kiều bộc bạch.
Chị Hoa đang kể cho phóng viên VietNamNet nghe về công việc cực nhọc của mình tại Lào trong nhiều năm qua. |
Còn chị Hà, một người đồng hương khác của chị Kiều, đã có thâm niên 4 năm làm nghề này tại đây chia sẻ: Nhớ nhà, nhớ quê lắm nhưng giờ về biết làm gì sinh sống nên đành phải bám trụ ở đây.
Mong mỏi của những phụ nữ Việt làm nghề này là đến một ngày nào đó có đủ tiền mua chiếc xe máy chạy đi làm cho đỡ khổ. Xa hơn nữa là kiếm được khoảng 40 triệu đồng, thuê địa điểm mở cái quán rồi tập hợp chị em về làm cùng. Đỡ phải mệt mỏi mưu sinh trong trốn tránh.
‘‘Cực lắm, nhưng phải làm thôi’’
Trên những trục đường chính của thị xã Thà Khẹt, thi thoảng chúng tôi lại bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ tầm trung tuổi đang lúi cúi bới từng đống rác, hoặc là đang nhặt nhạnh những chai, lọ trên đường. Anh bạn tôi sinh sống ở đây lâu bảo rằng, họ đều là người Việt cả.
Chiều muộn, khi thị xã bé nhỏ đã dần lên đèn, bất chợt hình ảnh một người phụ nữ đội nón lá, tầm trung tuổi đang oằn lưng cõng một bao tải lớn, lê từng bước chân nặng trĩu đập vào mắt chúng tôi.
Đoán được chị là người Việt Nam nên nhóm phóng viên tìm cách bắt chuyện. Thuyết phục mãi chị mới chịu chia sẻ. Gạt đi những giọt mồ hôi trên trán, chị kể: Chị tên Hồ Thị Hoa, năm nay cũng xấp xỉ tuổi 50, quê ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Chị Hoa sang Lào làm nghề nhặt ve chai cũng đã được 6-7 năm gì đấy, chị chẳng thể nhớ chính xác được. ‘‘Lúc đó cũng vì kiếm đồng tiền khó quá nên tôi đành từ giã chồng và 3 con để theo một số chị em qua đây kiếm tiền. Cực lắm nhưng được cái ngày nào cũng tích cóp được vài chục nghìn kíp’’, chị Hoa tâm sự.
Chị Hoa cũng cho biết thêm, hầu hết những người đi nhặt ve chai ngoài đường phố đều là người Việt cả. Như chị, mỗi ngày đi vài ba chuyến. Do không có phương tiện nên chị phải đi bộ dọc khắp các tuyến đường ở Thà Khẹt. Chị nhặt các loại ve chai bằng nhựa và kim loại, về bán cho các địa điểm thu mua của người Việt.
Không được nhiều nhưng mỗi chuyến đi khoảng 3-4 tiếng cũng kiếm được khoảng 10-20 nghìn kíp (khoảng 25-50.000 VNĐ). Nói rồi chị Hoa khoe chúng tôi thành quả sau nhiều giờ lao động, một bao tải đầy chai nhựa và lon bia. Bán đi cũng được khoảng 20 nghìn kíp.
Anh Thành với cơ ngơi tạm gọi là yên ấm |
‘‘6 năm ở Lào không biết tôi đã đi bộ bao nhiêu nghìn km. Thu nhập mỗi tháng trừ tiền ăn uống, thuê trọ ra tích cóp được vài ba triệu tiền Việt, và hàng tháng đều phải gửi tiền về nuôi con’’, chị Hoa tâm sự.
Chị kể tiếp, có nhiều lúc trời mưa liên tục chẳng thể đi được, ngồi trong nhà nóng ruột quá nên liều mình mặc áo mưa ra đường. Nhiều lúc về bị ốm, thế là mất không cả tuần lao động vào thuốc men chữa trị.
May mắn hơn chị Hoa, vợ chồng anh Trần Văn Thành, quê xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa đã có được một ‘‘cơ ngơi’’ nho nhỏ sau 6 năm đi rông ngoài đường thu mua đồng nát.
Anh bảo, thấy mọi người đi Lào đều làm được ăn nên năm 2006 hai vợ chồng anh đã quyết định gửi lại 4 đứa con đã lớn cho ông bà.
Lúc đầu 2 vợ chồng sang đây làm nghề bán bánh rán rong trên những chiếc xe đạp. Nhưng rồi chẳng ăn thua nên quyết định chuyển qua nghề thu mua đồng nát.
"Mỗi ngày chúng tôi phải đạp xe hàng chục km, vào tận các bản để thu mua. Bữa trưa thì thường được bà con người Lào cho xôi ăn, buổi tối về nhà trọ nấu ăn nên cũng đỡ" - anh Thành kể.
Sau 6 năm lang thang ngoài đường, anh Thành quyết định thuê một mảnh đất ở thị xã Thà Khẹt, mở tiệm thu mua, vừa là chỗ ở cho gia đình anh và một số đồng hương cùng cảnh.
"Mỗi ngày chúng tôi phải đạp xe hàng chục km, vào tận các bản để thu mua. Bữa trưa thì thường được bà con người Lào cho xôi ăn, buổi tối về nhà trọ nấu ăn nên cũng đỡ" - anh Thành kể.
Sau 6 năm lang thang ngoài đường, anh Thành quyết định thuê một mảnh đất ở thị xã Thà Khẹt, mở tiệm thu mua, vừa là chỗ ở cho gia đình anh và một số đồng hương cùng cảnh.
"Ngồi một chỗ thu mua có khá hơn và đỡ phải giãi nắng dầm sương mà có tiền gửi về quê đều đặn" - anh Thành bộc bạch.
Theo anh Thành, người Việt ở Thà Khẹt rất đông, chỉ có số ít là làm chủ kinh doanh, còn lại là lao động tự do. Họ kiếm sống bằng nhiều nghề, từ nhặt ve chai, thu mua đồng nát, xây dựng cho đến bán rau ở chợ. Tất cả họ sang đây đều để kiếm tiền gửi về quê. Mặc dù nghèo khổ nhưng được cái đoàn kết.
Duy Tuấn
(còn nữa)
Tiền Phong Online
TPO -Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cập Bình vừa thúc giục cuộc chiến chống tham nhũng phải từ “hổ” – chỉ quan chức cấp cao, những vụ tham nhũng lớn – đến “ruồi” – quan chức giữ chức vụ nhỏ.
Trung Quốc: Quan tham tẩu tán tài sảnSài gòn Giải Phóng
Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc bị điều tra tham nhũng?
Thứ Hai, 28/01/2013 10:18
(Kienthuc.net.vn) - Trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, một Phó chủ tịch Quốc hội bị điều tra đến mức phải nhập viện vì “thần kinh căng thẳng”.
100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản năm 2011-2012
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản cả nước năm 2011-2012 bằng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường suốt 20 năm qua.
Chủ tịch Minh Phú: Công ty chưa bao giờ hứa có lương tháng thứ 13
Liên quan đến phản ánh của công nhân về bảo hiểm, tới đây, MPC sẽ hoàn tất các thủ tục để đóng bảo hiểm cho công nhân.
Bội chi ngân sách Nhà nước đến 15/1 ước 8.200 tỷ đồng
Con số bội chi ngân sách đến 15/1/2013 bằng hơn 2 lần so với cùng kỳ 2012 là 3.900 tỷ đồng.
- Mỗi người Việt Nam gánh 800 USD nợ công (VNE).
- Ngân hàng chi thêm tiền xóa nợ xấu (LĐ).
Nợ công toàn cầu tiến sát 50.000 tỷ USD
Nhật Bản đang dẫn đầu với con số 100.000 USD mỗi người, gấp hàng trăm lần so với người dân Việt Nam.
How to Induce Explosive Debt Dynamics
Việt Nam: Tổn thất khai thác tài nguyên quá cao!
Mỹ - Nhật và động thái trái chiều về nợ công
5 lý do Trung Quốc khó bá chủ kinh tế thế giới
The U.S. Deficit/Debt Problem: A Longer-Run Perspective
Việt Nam nằm ở đâu trong bản đồ xếp hạng tín nhiệm châu Á năm 2012?
3 hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đều đánh giá tín nhiệm Việt Nam ở mức đầu cơ với Moody’s (B2), S&P (BB-), Fitch (B+), triển vọng ổn định.
Sự mất dần của những thương hiệu Việt 'vang bóng một thời'
Sau những thương vụ nhượng quyền thương hiệu và hợp tác kinh doanh, những thương hiệu Việt đã không thể vượt qua sự xâm lấn của các công ty nước ngoài.
Doanh nghiệp Trung Quốc ngồi trên núi nợ
Nợ của doanh nghiệp Trung Quốc tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm lên 1.700 tỷ USD.
- Hãng chế tạo máy xây dựng Caterplillar bị lừa tại Trung Quốc (RFI).
- Nhận diện CPI 2013 (ĐT).
- Giảm lãi suất cho vay xuất khẩu xuống 10,2%/năm (VOV). – Nhiều ngân hàng ưu đãi vay tiêu dùng Tết (VnMedia). – Có một xu ngược ở Agribank! (PT).
- Ngoại tệ chảy mạnh từ dân cư (VnEco).
- Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TP).
- NHNN sẽ tham gia thị trường vàng như thế nào? (DĐDN). – Ngân hàng Nhà nước sẽ ‘buôn vàng’ thế nào? (TP). –Ngân hàng Nhà nước với việc mua – bán vàng miếng (SGTT). – Sẽ lập Trung tâm giao dịch vàng miếng tại Hà Nội và TP.HCM (VTV). – Cân nhắc phản ứng phụ (ĐT).
- Khi lòng tham trỗi dậy (Vietstock).
- Nhà giàu kêu cứu? (ĐĐK). – Cho vay mua nhà: Nhìn Mỹ mà học hỏi (NCĐT). – Giải cứu thế nào? (NNVN).
- Doanh nghiệp FDI thống lĩnh ngành da giày (SGGP).
- Tìm cơ hội kinh doanh trong khó khăn (Hải quan). – Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp (SGGP).
- Những ai sở hữu Hoàng Anh Gia Lai? (CafeBiz).
- Giá cá ngừ đại dương giảm mạnh, ngư dân lỗ vốn (SGGP). – Giải pháp mạnh chấn chỉnh ngành hàng cá tra (NNVN). – Con nghêu miền Tây: thất mùa lại rớt giá (SGTT). – Rộng đường xuất khẩu nông sản? (ĐĐK).
- Thị trường phân bón: Những chiêu “bịt mắt bắt dê” (NNVN).
- Hà Nội lập đoàn kiểm tra việc tăng giá trứng (VNE).
- Mứt Việt lên ngôi, thêm nhiều loại mới (TT).
- Sau bưởi Diễn, đến lượt cam Canh “đểu” (VEF).
- Chợ đêm cứu ế (SGTT).
- Apple đang trốn thuế hàng tỷ USD (GDVN).
- Nhật Bản tăng ngân sách ODA trong tài khóa 2013 (SGTT).
- Sự lạc quan dè dặt (ĐĐK).
Khi Trung Nguyên đối đầu với Starbucks (TVN 27-1-13)
- Khi nào niềm tin trở lại? (DĐDN). - Tín hiệu lạc quan ngay từ đầu năm (CP).
- Thị trường vốn Việt Nam (TQ). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 28-1-2013: cái gì cũng nhất (VF).
- Tăng trích quỹ bình ổn, giữ nguyên giá xăng dầu (VnEco).
- Thu 1,4 nghìn tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân trong 15 ngày (VnEco).
- Hà Nội “tuyên chiến” với vàng SJC lậu (DT).
- Chứng khoán tăng, thanh khoản vượt mốc 2.300 tỉ đồng (TN). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 28-1-2013 (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 28-1-2013: “Hết sức lo lắng” (VF).
- Ngân hàng hiến kế “cứu” bất động sản (ĐTCK). - Minh bạch chính sách – nhìn từ việc giải cứu thị trường bất động sản (ĐBND).
- Thận trọng khi tăng giá các mặt hàng nhạy cảm (ĐT). - Nhiều loại thực phẩm, trái cây tăng giá (TBKTSG). - Chủ hàng bánh chưng, giò Tết ngao ngán chờ khách (Infonet).
- Giá trị xuất khẩu gạo tăng, nông dân vẫn nghèo (TQ). - Sắp buộc doanh nghiệp tham gia cánh đồng mẫu lớn (TBKTSG).
- Tồn 276.000 tấn đường, các doanh nghiệp lo lắng (TTXVN). - Thị trường tài chính năm 2013: Lạc quan thận trọng (TN). - 5 thông tin tiền tệ ngân hàng nổi bật tuần qua (Gafin). - Ông Bùi Kiến Thành: Nhà nước tạo lợi thế cho ngân hàng (ĐV). - Sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả (TN).
- Bảo lãnh Chính phủ khai thông bế tắc cho dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Sống mới). – Việt Nam ký hợp đồng xây nhà máy lọc dầu 9 tỉ đôla (VOA).
- Các công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu (LĐ). - Nới room ngoại và chuyện “mượn gió bẻ măng” (ĐTCK).
- Năm 2013: Năm của thị trường căn hộ phổ thông (LĐ). - Hà Nội: Dự kiến phí chung cư tối đa 12.500 đồng/m2 (DV). - “Giải cứu” thị trường bất động sản phải theo quy luật thị trường (HQ). - Sếp BĐS trốn nợ ngày tết (Vef/PT). - Cư dân Saigon Pearl phản đối phí chung cư (SGTT).
- Hàng không cạnh tranh khốc liệt (TN). - Jetstar Pacific cam kết bán vé rẻ nhất (LĐ).
- Thiếu chính sách hút khách quốc tế (PLTP).
- 37 dự án FDI vào Việt Nam trong tháng 1 (SGTT).
- Những thương hiệu Việt ‘vang bóng một thời’ (PT).
- Nhật Bản tăng tuyển dụng lao động Việt Nam (SGTT). - Vuột cơ hội ở thị trường chất lượng cao (TN).
- Hướng mở cho cánh đồng mẫu lớn (SGGP).
- Thu mua tạm trữ lúa gạo: “Lối cũ ta về” (PLTP). - Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Thanh Hóa: Không được lơi lỏng vấn đề nông nghiệp (LĐ).
- Con tôm cần được gỡ khó (TP). - “Chạy nước rút” chăm gà đồi Yên Thế (DV).
- Xuất khẩu càphê và tiêu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng (TTXVN).
- Hoa kiểng rụt rè ra chợ tết (SGTT).
- Đặc sản tết Việt xuất ngoại (TT).
- Công nhân đình công đòi tiền thưởng tết (TN). - Khủng hoảng, nhà nhà “bóp” hầu bao đón Tết (VNN). - Giá hàng mã tăng, dân vẫn chi “khủng” (LĐ).
- TP.HCM: Số DN bị kiện do nợ BHXH cao nhất nước (Vietstock).
- “Trung Quốc không cố ý nâng giá đồng Nhân dân tệ” (TTXVN). -Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm mạnh (LĐ).
- Hội nghị thượng đỉnh Davos kết thúc với cảnh báo mới về kinh tế toàn cầu (VOA).
- Trung Quốc cảnh báo chiến tranh tiền tệ (VnMedia).
Hãng chế tạo máy xây dựng Caterplillar bị lừa tại Trung Quốc
Soros: Các học thuyết về thị trường đã sụp đổ
Các thị trường tài chính vẫn ở ngoài tầm hiểu biết bất chấp những nỗ lực hạn chế các sản phẩm phái sinh phức tạp sau cuộc khủng hoảng.
Asia Pivot Imperative as West Fades
RealClearWorld
- Khi nào niềm tin trở lại? (DĐDN). - Tín hiệu lạc quan ngay từ đầu năm (CP).
- Thị trường vốn Việt Nam (TQ). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 28-1-2013: cái gì cũng nhất (VF).
- Tăng trích quỹ bình ổn, giữ nguyên giá xăng dầu (VnEco).
- Thu 1,4 nghìn tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân trong 15 ngày (VnEco).
- Hà Nội “tuyên chiến” với vàng SJC lậu (DT).
- Chứng khoán tăng, thanh khoản vượt mốc 2.300 tỉ đồng (TN). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 28-1-2013 (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 28-1-2013: “Hết sức lo lắng” (VF).
- Ngân hàng hiến kế “cứu” bất động sản (ĐTCK). - Minh bạch chính sách – nhìn từ việc giải cứu thị trường bất động sản (ĐBND).
- Thận trọng khi tăng giá các mặt hàng nhạy cảm (ĐT). - Nhiều loại thực phẩm, trái cây tăng giá (TBKTSG). - Chủ hàng bánh chưng, giò Tết ngao ngán chờ khách (Infonet).
- Giá trị xuất khẩu gạo tăng, nông dân vẫn nghèo (TQ). - Sắp buộc doanh nghiệp tham gia cánh đồng mẫu lớn (TBKTSG).
- Tồn 276.000 tấn đường, các doanh nghiệp lo lắng (TTXVN). - Thị trường tài chính năm 2013: Lạc quan thận trọng (TN). - 5 thông tin tiền tệ ngân hàng nổi bật tuần qua (Gafin). - Ông Bùi Kiến Thành: Nhà nước tạo lợi thế cho ngân hàng (ĐV). - Sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả (TN).
- Bảo lãnh Chính phủ khai thông bế tắc cho dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Sống mới). – Việt Nam ký hợp đồng xây nhà máy lọc dầu 9 tỉ đôla (VOA).
- Các công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu (LĐ). - Nới room ngoại và chuyện “mượn gió bẻ măng” (ĐTCK).
- Năm 2013: Năm của thị trường căn hộ phổ thông (LĐ). - Hà Nội: Dự kiến phí chung cư tối đa 12.500 đồng/m2 (DV). - “Giải cứu” thị trường bất động sản phải theo quy luật thị trường (HQ). - Sếp BĐS trốn nợ ngày tết (Vef/PT). - Cư dân Saigon Pearl phản đối phí chung cư (SGTT).
- Hàng không cạnh tranh khốc liệt (TN). - Jetstar Pacific cam kết bán vé rẻ nhất (LĐ).
- Thiếu chính sách hút khách quốc tế (PLTP).
- 37 dự án FDI vào Việt Nam trong tháng 1 (SGTT).
- Những thương hiệu Việt ‘vang bóng một thời’ (PT).
- Nhật Bản tăng tuyển dụng lao động Việt Nam (SGTT). - Vuột cơ hội ở thị trường chất lượng cao (TN).
- Hướng mở cho cánh đồng mẫu lớn (SGGP).
- Thu mua tạm trữ lúa gạo: “Lối cũ ta về” (PLTP). - Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Thanh Hóa: Không được lơi lỏng vấn đề nông nghiệp (LĐ).
- Con tôm cần được gỡ khó (TP). - “Chạy nước rút” chăm gà đồi Yên Thế (DV).
- Xuất khẩu càphê và tiêu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng (TTXVN).
- Hoa kiểng rụt rè ra chợ tết (SGTT).
- Đặc sản tết Việt xuất ngoại (TT).
- Công nhân đình công đòi tiền thưởng tết (TN). - Khủng hoảng, nhà nhà “bóp” hầu bao đón Tết (VNN). - Giá hàng mã tăng, dân vẫn chi “khủng” (LĐ).
- TP.HCM: Số DN bị kiện do nợ BHXH cao nhất nước (Vietstock).
- “Trung Quốc không cố ý nâng giá đồng Nhân dân tệ” (TTXVN). -Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm mạnh (LĐ).
- Hội nghị thượng đỉnh Davos kết thúc với cảnh báo mới về kinh tế toàn cầu (VOA).
- Trung Quốc cảnh báo chiến tranh tiền tệ (VnMedia).
Hãng chế tạo máy xây dựng Caterplillar bị lừa tại Trung Quốc
Soros: Các học thuyết về thị trường đã sụp đổ
Các thị trường tài chính vẫn ở ngoài tầm hiểu biết bất chấp những nỗ lực hạn chế các sản phẩm phái sinh phức tạp sau cuộc khủng hoảng.
Asia Pivot Imperative as West Fades
RealClearWorld