Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Nghịch lý của các trạm thu phí BOT

-Trạm thu phí BOT Quán Hàu đặt không đúng vị trí

 

10:03 AM, 28/01/2013
 

Tôi đồng ý với ông Lê Khánh về sự bất hợp lý của Trạm thu phí BOT Quán Hàu, bởi vì theo nguyên tắc BOT (xây dựng, khai thác và chuyển giao) chủ đầu tư chỉ được thu phí trên tuyến công trình do mình bỏ vốn xây dựng. Trong khi đó, tại trạm thu phí Quán Hàu phương tiện không sử dụng đường tránh TP Đồng Hới (Quảng Bình) mà vẫn mất phí́. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra.

 

Tôi đồng ý với ông Lê Khánh về sự bất hợp lý của Trạm thu phí BOT Quán Hàu, bởi vì theo nguyên tắc BOT (xây dựng, khai thác và chuyển giao) chủ đầu tư chỉ được thu phí trên tuyến công trình do mình bỏ vốn xây dựng. Trong khi đó, tại trạm thu phí Quán Hàu phương tiện không sử dụng đường tránh TP Đồng Hới (Quảng Bình) mà vẫn mất phí́. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra.

 

-Nghịch lý của các trạm thu phí BOT -

VTV News 28/1/2013

-title

28/01/2013 23:15Thời sự 19h - 28/01/2013

 

-Công bố số liệu mới về số doanh nghiệp thua lỗ ngành xây dựng

Bộ Xây dựng vừa cập nhật số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ trong năm 2012.
Theo số liệu mới được cập nhật, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 37.197 doanh nghiệp (năm 2011 là 33.362 doanh nghiệp).

Theo đó, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là 55.870 doanh nghiệp (năm 2011 là 48.733 doanh nghiệp). Trong đó, số doanh nghiệp có lãi là 37.197 doanh nghiệp (năm 2011 là 33.362 doanh nghiệp), số doanh nghiệp thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp).

Như vậy, những số liệu này đã có sự điều chỉnh so với một báo cáo trước đó được Bộ Xây dựng gửi đến các cơ quan báo chí.

Cụ thể, theo báo cáo trước đó, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là 52.746 doanh nghiệp (năm 2011 là 42.197); tổng số doanh nghiệp có lãi là 42.197 doanh nghiệp (năm 2011 là 33.362 doanh nghiệp), số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 15.296 doanh nghiệp (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp).

Cũng theo số liệu mới được Bộ Xây dựng cập nhật, về việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, Bộ cho biết, giá trị sản xuất xây dựng cả nước (theo giá hiện hành) ước đạt khoảng 720.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011.

Trong đó, khu vực nhà nước đạt 112.918 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt 583.136 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24.116 tỷ đồng; giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm 2012 (theo giá hiện hành) ước đạt khoảng 179.301 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2011; tương đương 6,1% GDP cả nước.

- Tăng trích lập dự phòng: Ngân hàng dọa “hãm” tín dụng (ĐT). – 20 ngày, Ngân hàng Nhà nước mua vào 2 tỷ USD (VNE).
- Eximbank, Sacombank lên kế hoạch sáp nhập (TBKTSG). – Tiền đâu mua Trustbank? (NCĐT).
- Sẽ gia tăng cửa hàng được giao dịch vàng miếng (ĐT).
- Trái phiếu đang hấp dẫn dòng vốn ngoại (ĐTCK). – “Bằng mọi giá, phải có TTCK lành mạnh sau 3 năm” (Infonet).
- Mua chung cư dưới 70m2, giá dưới15 triệu/m2 sẽ được vay vốn rẻ? (DT). – Hà Nội sẽ họp để giúp doanh nghiệp làm nhà ở xã hội (PT). - Doanh nghiệp BĐS đầu tiên được vay hơn 10.000 tỷ (VnMedia/GDVN). – Căng thẳng cuộc họp “không ra nội dung gì” giữa Vinaconex và dân N05 (GDVN).
- 2013: miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí mới (TP).
- Doanh nghiệp Mỹ yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam (TTXVN).
- Các thương hiệu Việt đã bị ‘nuốt gọn’ như thế nào? (PT). – Ba Vì đấu Ba Vì (NCĐT).
- Coca Cola từng bị Đà Nẵng từ chối cho thuê 4.700m2 như thế nào? (GDVN).
- Giải quyết thỏa đáng để công nhân trở lại làm việc (TN).
- Ngành cá tra: Vẫn căng thẳng bài toán thiếu vốn sản xuất (ĐĐK). – Nuôi cá tra vẫn gặp khó khăn, sản lượng giảm 9% (VOV).
- Thành Khiêm – “vua” bán gạo lẻ (SGTT).
- Giá trứng gà và bệnh thành tích (NNVN).
- Kinh tế Mỹ tích cực “đáng ngạc nhiên” (ĐTCK).

“Tham quan” hay… “quan tham”???

(Dân trí) - Còn biết bao trẻ em chưa được đến trường, bao người bệnh chưa đủ giường nằm, bao tuyến đường chưa được xây dựng và còn biết bao những người dân vẫn còn đói cơm, rách áo… Vậy mà, Bộ VH-TT&DL đã và đang trình những dự án hết ngàn tỉ này đến ngàn tỉ khác.
 >>  Bảo tàng nghìn tỷ “vắng như chùa bà Đanh”

 

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Sau 2 năm khởi công xây dựng (19/5/2008), sáng ngày 6/10/ 2010, Bảo tàng Hà Nội đã được khánh thành.

Tọa lạc trên mảnh “đất vàng” có diện tích gần 54.000m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.003 tỉ đồng, công trình Bảo tàng Hà Nội được coi là hiện đại nhất Việt Nam hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Thế nhưng chỉ hơn 1 năm (6/2011) sau ngày khánh thành long trọng, công trình văn hóa được đánh giá là có chất lượng cao không chỉ về mặt kỹ thuật - mỹ thuật mà cả về chất lượng đã xuống cấp nghiêm trọng và lại được rót thêm 760 tỉ đồng để sửa chữa, nâng tổng số tiền lên gần 2.800 tỉ đồng.

Lo ngại trước việc không thực hiện đúng tiến độ, ngày 15/7/2011, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Sở Xây dựng - chủ đầu tư phải kiểm tra và thống nhất tiến độ sửa chữa Bảo tàng Hà Nội trong tháng 7 và hoàn thành trong tháng 8/2011.

Thế nhưng từ khi hoàn thiện và đi vào phục vụ, Bảo tàng Hà Nội sớm rơi vào cảnh đìu hiu, cô quạnh. Việc khai thác Bảo tàng đang tỷ lệ nghịch với số vốn “khủng” 2.800 tỉ đồng đầu tư.

Giờ đây, dù miễn phí nhưng 2 năm qua, Bảo tàng vẫn vắng như chùa Bà Đanh.

Lý do có nhiều nhưng có thể dễ nhận thấy 3 nguyên nhân cơ bản sau đây.

Thứ nhất, đó là sự nghèo nàn về hiện vật. Những hiện vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ thiếu đặc sắc, không đặc trưng về văn hóa mà việc trưng bày cũng rất thiếu khoa học, kém tính hấp dẫn.

Nguyên nhân thứ hai, đó là kiểu kiến trúc “kỳ quái” không phù hợp với quan niệm thẩm mĩ và văn hóa người Việt. Có người ví nó như con rùa bị vật ngửa, chổng bốn vó lên trời… vẫy vẫy. Lại có người ví nó cắm đầu xuống đất, một hình ảnh đi xuống, vốn bị kiêng kị trong quan niệm của nhiều người Việt Nam.

Nguyên nhân thứ ba, đó là nhu cầu từ đời sống. Có thể đối với những nước kinh tế phát triển, nhu cầu về văn hóa nghệ thuật nói chung, về bảo tàng nói riêng là không thể thiếu. Thế nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay, việc bỏ ra cả hàng ngàn tỉ có vẻ như chưa “đúng lúc, đúng chỗ”.

Còn biết bao nhiêu trẻ em chưa được đến trường, còn biết bao người bệnh chưa đủ giường năm, còn biết bao nhiêu ngôi trường chưa có tiền xây dựng và còn biết bao những người dân vẫn còn đói cơm, rách áo…

Có lẽ chính vì vậy, dự án 11.000 tỉ đồng để xây dựng “siêu bảo tàng” trước đây cũng như đề án "Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020" cũng trị giá khoảng 11.000 tỉ đồngvừa được phê duyệt lại một lần nữa dấy lên những quan ngại khác nhau.

Trong khi Bảo tàng Hà Nội với 2.800 tỉ mà giờ đây còn không có hiện vật trưng bày và vắng như chùa Bà Đanh thì xây “siêu bảo tàng” 11 ngàn tỉ để làm gì? Trong khi nhà hát, rạp chiếu phim đang ế ẩm vì không có vở diễn, bộ phim (trong nước sản xuất) mới thì xây nhà hát, rạp chiếu phim để làm gì?

Không biết rồi đây khi xây dựng xong, những địa chỉ văn hóa này sẽ là chỗ để người dân “tham quan” hay nó chỉ là nơi để một số… “quan tham” thực hiện “kế hoạch riêng tư” cho nhiệm kỳ của mình?

Bùi Hoàng Tám

 

--Hàng loạt dự án trọng điểm vốn ODA bị chậm mặt bằng (VNE/NNVN).

 

Việc đặt các trạm thu phí dày đặc và vị trí đặt trạm không hợp lý là vi phạm quy định của Nhà nước, đã tạo ra sự hỗn loạn, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp vận tải.

 

Với chủ trương xã hội hóa đầu tư đường bộ của Nhà nước, thời gian gần đây nhiều công trình giao thông quan trọng được xây dựng theo nhiều hình thức, trong đó hình thức BOT (xây dựng - thu phí - chuyển giao).

TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương tích cực thực hiện chủ trương này và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, với sự ra đời của các công trình BOT kèm theo sự xuất hiện của các trạm thu phí đã đưa đến những vấn đề đang tranh cãi.

TP Hồ Chí Minh đi vào, đi ra đều phải qua... trạm

Hiện nay, các phương tiện từ phía Đông đi vào trung tâm TP phải qua ít nhất hai trạm thu phí. Nếu đi theo QL 13 phải qua cầu Bình Triệu, nếu đi qua cầu Sài Gòn là trạm Xa lộ Hà Nội.

Từ hướng Tây đi vào phải qua trạm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7), trạm trên đường Kinh Dương Vương (Q.6) và trạm trên QL 1A (đoạn từ ngã tư An Sương đến ngã ba An Lạc).

Từ ngày 01/4/2010 sẽ có thêm trạm thu phí qua cầu Phú Mỹ mới được đưa vào sử dụng. Với 6 trạm thu phí trên, cả TP như bị bao quanh bởi các trạm thu phí. Các bác tài muốn đi từ ngoài vào trung tâm TP hay từ trung tâm TP ra ngoài bằng hướng nào cũng khó tránh khỏi qua trạm.

Chưa hết, dự án Đại lộ Đông Tây dài 22km, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2011. Theo Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước TP Hồ Chí Minh, sau khi dự án hoàn thành sẽ tiến hành xây dựng trạm thu phí phía Q.2. Ngoài ra, sẽ có thêm các trạm thu phí trên đường vành đai phía Đông, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây sau khi các dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hầu hết các trạm thu phí giao thông ở TP Hồ Chí Minh hiện nay được xây dựng nhằm thu phí cho các tuyến đường do vốn ngân sách nhà nước, hoặc các dự án thực hiện theo hình thức BOT.

Lập trạm quá dễ

Có thể nói, trong khi nguồn ngân sách dành cho việc đầu tư hạ tầng giao thông còn hạn chế thì việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư theo hình thức BOT là rất cần thiết. Nếu không có BOT thì TP Hồ Chí Minh khó có thể có được những đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đông Tây, cầu Phú Mỹ, Bình Triệu II... và nhiều tuyến đường khác được nâng cấp, mở rộng chỉ trong một thời gian ngắn.

Từ năm 2003 đến nay, phong trào làm đường, xây dựng công trình giao thông theo hình thức BOT nở rộ và những trạm thu phí BOT cũng lần lượt ra đời. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nhiều cuộc tranh cãi giữa việc thực hiện BOT và xây dựng các trạm thu phí.

Theo ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh thì việc xã hội hóa xây dựng cầu, đường bộ bằng hình thức BOT là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng quá lạm dụng BOT nên có quá nhiều trạm thu phí lập nên với mật độ dày đặc, vi phạm khoảng cách theo quy định của Nhà nước. Thông tư 90 của Bộ Tài chính, khoảng cách mỗi trạm thu phí cách nhau ít nhất 70km. Trong khi các trạm thu phí hiện nay ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh lân cận phía Nam hầu như không đáp ứng được quy định này.

Hiện nay xe từ miền Tây qua TP Hồ Chí Minh về miền Đông bắt đầu từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đến cầu Phú Mỹ, tiếp tục theo tỉnh lộ 25B ra Xa lộ Hà Nội phải qua 3 trạm thu phí (gồm trạm thu phí đại lộ Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ và trạm thu phí Xa lộ Hà Nội).

Tuyến đường từ TP Hồ Chí Minh đi TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 350 km có tới 7 trạm thu phí. Trên QL13 từ Bình Dương đến TP Hồ Chí Minh cũng có 3 trạm thu phí. Một số trạm có khoảng cách rất ngắn, như từ trạm Suối Giữa (thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương) đến trạm Vĩnh Phú (thị trấn Lái Thiêu) chỉ có 16km, từ trạm Vĩnh Phú đến trạm Bình Triệu lại có 8km.

Có khi trên một tuyến đường doanh nghiệp vận tải phải đóng hai lần phí.

Ông Thái Văn Chung kiến nghị, Nhà nước chỉ nên cho phép thực hiện BOT những cầu, đường có nhu cầu vốn lớn và đầu tư xây dựng mới hoàn toàn, không nên BOT những cầu đường đã có sẵn hạ tầng giao thông trước đó.

 

 

Tổng số lượt xem trang