Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Nhà hàng, karaoke... "mọc" cạnh chùa Dơi

-- Vụ Chùa Dơi: Ông chủ tịch tỉnh Sóc Trăng tiếp tục ký văn bản vô nguyên tắc (CATP).
Ông Ngụy Bá Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Satraco, chủ dự án Nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi - hướng dẫn Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên kiểm tra dự án

* Ba năm qua, 287 hộ bất bình trước kiểu hành dân của ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh
* Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thống nhất tạm đình chỉ dự án Nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi, chờ quyết định cuối cùng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Hàng trăm hộ ngỡ ngàng trước quyết định của chủ tịch
Trong thời gian Báo CATP phản ánh những chỉ đạo trái chiều của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ngày 21-1-2013 hàng trăm hộ ở Khu dân cư 5A (đường Mạc Đĩnh Chi, phường 4, TP.Sóc Trăng) do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị dầu khí Cửu Long (gọi tắt là Công ty Cửu Long) đã tìm đến Trạm liên lạc - phát hành Báo CATP tại Cần Thơ phản ánh những bức xúc trước văn bản hành dân, nhũng nhiễu doanh nghiệp của ông Hiếu.
Theo đơn tố cáo, sau khi tỉnh có chủ trương thu hồi đất của dân giao cho Công ty Cửu Long triển khai dự án Khu dân cư 5A, tất cả đều thực hiện theo chủ trương của tỉnh. Đến khi nhận nhà tái định cư, những người dân vốn trước đó đã giao đất cho dự án thì nay lại bị chính quyền làm khó. Chúng tôi liên hệ với cơ quan chức năng, được biết do cách giải quyết theo cảm tính, ông Hiếu đã gây phản ứng trong nhân dân. Ngày 25-5-2012, Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng có Thông báo số 41 truyền đạt ý kiến kết luận của chủ tịch tỉnh về đề nghị tách thửa và cấp GCNQSDĐ cho các hộ đã mua nền tái định cư, ghi rõ: “Chấp thuận cho Công ty Cửu Long lập hồ sơ, thủ tục tách thửa đối với 287 lô đất đã bán cho các hộ dân tái định cư. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và UBND TP.Sóc Trăng kiểm tra việc công ty hoàn thành đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy định trước khi thực hiện nội dung trên”.
Ý kiến của ông Hiếu được triển khai, ngày 12-12-2012 Sở Xây dựng có công văn gởi Sở Tài nguyên - Môi trường thông báo kết quả kiểm tra và đồng ý nghiệm thu hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Công ty Cửu Long. Qua đó, sở này đề xuất trình UBND tỉnh cho phép công ty lập thủ tục tách thửa và cấp GCNQSDĐ cho các hộ theo quy định. Ngày 21-12-2012, Sở Tài nguyên - Môi trường cũng có công văn gởi Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng với nội dung tương tự. Qua đó, hai sở kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho phép Công ty Cửu Long lập thủ tục tách thửa, cấp GCNQSDĐ cho 287 lô đất.
Trong thời gian Báo CATP phản ánh những khuất tất trong chỉ đạo, điều hành trên địa bàn tỉnh bị người dân và doanh nghiệp phản ứng, tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy bất ngờ, ông Hiếu lại ký văn bản vô nguyên tắc bất chấp đề nghị của hai sở mà trước đó ông đã chỉ đạo xem xét. Ngày 14-1-2013, ông Hiếu ký Văn bản 56/CTUBND-HC về việc không chấp thuận cho lập hồ sơ, thủ tục tách thửa để cấp GCNQSDĐ đối với 287 lô đất trên, lý do Công ty Cửu Long chưa hoàn thành đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo Thông báo số 41.
Trước văn bản vô nguyên tắc này, 287 hộ dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều người tốn không ít phí cho việc khiếu nại nhưng trước chỉ đạo thiếu cơ sở của chủ tịch tỉnh, họ chỉ nhận được những cái lắc đầu ngán ngẩm từ cơ quan ban ngành trực thuộc.
Tiền hậu bất nhất hành doanh nghiệp
Một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thừa nhận việc ông Phan Quốc Bảo, Giám đốc Công ty cổ phần 586 Sóc Trăng, tố cáo ông Nguyễn Trung Hiếu nhũng nhiễu, làm khó như giọt nước làm tràn ly, bởi một số công ty, doanh nghiệp bị hành “tới bến” nhưng không dám tố giác vì sợ bị trả đũa.
Về phía Công ty Cửu Long, ngoài việc 287 hộ dân bị hành, công ty này cũng trong tình trạng tương tự trước chỉ đạo tiền hậu bất nhất của vị chủ tịch tỉnh. Khi thực hiện dự án khu dân cư, công ty phát hiện trong phần đất mà UBND tỉnh giao có dính diện tích của Tịnh xá Ngọc Mỹ nên thương lượng với Ban trụ trì. Sau khi được sự đồng ý từ phía tịnh xá, công ty xin ý kiến UBND tỉnh hoán đổi khu đất khác. Ngày 19-4-2011, ông Hiếu đồng ý và chấp thuận việc cấn trừ số tiền doanh nghiệp chuyển nhượng đất của dân vào tiền sử dụng đất của doanh nghiệp phải nộp. Thế nhưng đến ngày 24-2-2012, Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng lại có thông báo kết luận của ông Hiếu chỉ đạo công ty tự cân đối chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dân để hoán đổi đất với tịnh xá.
Chỉ đạo trái chiều trên khiến Công ty Cửu Long đã nộp 1,7 tỷ đồng lẽ ra phải cấn trừ vào tiền sử dụng đất của doanh nghiệp mà ông Hiếu đã đồng ý trước đó. Cũng tại dự án Khu dân 5A, phía Cửu Long đề nghị UBND tỉnh cho thu hồi một phần đất để hoàn thành con lộ hai chiều đường số 6. Thế nhưng, ông Hiếu không chấp thuận do đường đã hoàn thành. Theo quy hoạch, tuyến đường trên hai chiều. Chỉ đạo của chủ tịch khiến người dân đành điều khiển xe máy vào đường một chiều, vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Dư luận đang chờ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng sớm xem xét và có hình thức xử lý ông chủ tịch tỉnh hành dân, nhũng nhiễu doanh nghiệp này.
Ông Trương Minh Lưu - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng: “BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND TỈNH PHẢI BÁO CÁO NĂM VẤN ĐỀ BÁO CATP PHẢN ÁNH”


Ông Trương Minh Lưu: Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng hoan nghênh Báo CATP phản ánh những thông tin liên quan đến tỉnh. Sau khi báo đăng bài, ngày 19-1-2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức cuộc họp bất thường với nội dung chính là nghe UBND tỉnh giải trình nhiều vấn đề. Tuy nhiên, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lại nêu không rõ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu giải trình bằng văn bản trong thời gian sớm nhất để từ đó có kết luận chính thức về những thông tin Báo CATP phản ánh.
PV: Xin ông cho biết cụ thể là những vấn đề gì?
Ông Trương Minh Lưu: Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh giải trình năm vấn đề: giải cứu sà lan cho cát tặc, dự án cấp phép xây dựng Nhà hàng khu du lịch Chùa Dơi, kiến nghị của ông Phan Quốc Bảo - Giám đốc Công ty cổ phần 586 Sóc Trăng - tố đồng chí Nguyễn Trung Hiếu - Chủ tịch UBND tỉnh - làm khó doanh nghiệp, chỉ đạo người dân TP.Sóc Trăng đi công chứng tư trong việc thực hiện Nghị định 71 và chủ tịch đi nước ngoài...
PV: Thưa ông, vấn đề người dân cùng đông đảo bạn đọc và phật tử quan tâm là di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Dơi đang bị xâm hại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có quyết định thế nào?
Ông Trương Minh Lưu: Tại cuộc họp, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc cấp phép thực hiện dự án tại khu di tích quốc gia chùa Dơi. Qua đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chỉ đạo tạm dừng dự án, chờ kết luận chính thức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đồng thời yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện nâng cấp hồ sơ xếp hạng bảo vệ di tích quốc gia chùa Dơi theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
PV: Người dân và cán bộ hưu trí băn khoăn là những sai phạm trên chủ yếu do việc điều hành yếu kém của cá nhân ông Nguyễn Trung Hiếu - Chủ tịch UBND tỉnh, liệu tỉnh có xử lý đúng pháp luật?
Ông Trương Minh Lưu: Chúng tôi khẳng định không có “vùng cấm” trong việc xử lý cán bộ sai phạm. Như tôi đã nói, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh có báo cáo các vấn đề trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ kiểm tra và đưa ra kết luận chính thức. Quan điểm của Tỉnh ủy là cán bộ sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
PV: Thưa ông, khi dư luận phản ánh những văn bản chỉ đạo trái chiều của chủ tịch, tỉnh không có phát ngôn chính thức. Trái lại, ông Hiếu đăng đàn trên một số tờ báo giải trình những thông tin liên quan đến bản thân ông khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng. Từ ngày 4-1-2013, Báo CATP phản ánh liên tục thì đến nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp bất thường, điều này liệu có hợp lý?
Ông Trương Minh Lưu: Thời gian trên, chúng tôi đã rút ra được bài học. Thực ra quy định người phát ngôn cho báo chí đã được thực hiện nhưng một số cơ quan đã né tránh trách nhiệm bởi vụ việc mà báo phản ánh liên quan đến lãnh đạo tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công tôi là người phát ngôn của tỉnh ủy. Sắp tới chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động.




-- Tạm dừng dự án nhà hàng, khách sạn Satraco cạnh Di tích chùa Dơi (CAND).

- Dự án “chui” được vay hàng tỷ đồng (CATP). - Đề nghị xem xét lại dự án liên quan đến Di tích quốc gia chùa Dơi (VH).- Tạm đình chỉ xây dựng khu du lịch gần chùa Dơi (PLTP). – Dừng toàn bộ dự án cạnh chùa Dơi (TT).

Tạm dừng dự án nhà hàng, khách sạn cạnh chùa Dơi
Tiền Phong Online
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết: “Trước mắt, Ban thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo tạm dừng dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch - khách sạn - nhà hàng Satraco của Công ty CP quốc tế Satraco cạnh Di tích quốc gia chùa Dơi".
Dừng toàn bộ dự án cạnh chùa DơiTuổi Trẻ
“Nỗi oan” của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc TrăngDân Trí
Hàng trăm con dơi ngựa về chùa Dơi Sóc TrăngSài gòn Giải Phóng

Nhà hàng, karaoke... "mọc" cạnh chùa Dơi
-Chùa Dơi (tỉnh Sóc Trăng) - một trong bảy điểm dừng chân tiêu biểu của ĐBSCL - đang bị xâm hại đáng lo ngại bởi một dự án nhà hàng du lịch kế cận.
Chùa Dơi (còn gọi là chùa Mahatup, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) - một trong bảy nơi được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL chọn là điểm dừng chân tiêu biểu của vùng ĐBSCL - đang bị xâm hại nghiêm trọng khi dự án nhà hàng du lịch đang "mọc" bên cạnh chùa...
Chùa Dơi (tỉnh Sóc Trăng).
Trước thực trạng này, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đang cử đoàn công tác vào Sóc Trăng tìm hiểu vụ việc.
Karaoke ngay cạnh chùa
Tại quyết định công nhận chùa này là di tích nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1999, Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) đã nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng khai thác trong khu vực di tích chùa Dơi. Thế nhưng tình hình thực tế hoàn toàn ngược lại: nhà hàng, khách sạn, phòng karaoke đã mọc lên hoành tráng tại đây khiến khu vực này trở nên náo nhiệt.
Theo Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự - xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng, ngày 9.1 đoàn kiểm tra liên ngành 814 của tỉnh đã kiểm tra, phát hiện năm phòng karaoke tại dự án này hoạt động không có giấy phép và chỉ nằm cách khuôn viên chùa Dơi chừng 10m, trong khi theo quy định phải cách 200m. Trước đó không lâu, tại nhà hàng của dự án này đối diện cổng chùa đã được cho thuê tổ chức tiệc cưới linh đình.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại chủ đầu tư đã xây dựng xong khu nhà hàng, một dãy kiôt, sân bãi giữ xe và đang xây một khu vui chơi trong khuôn viên dự án.
Đơn vị được cấp phép đầu tư xây dựng dự án là Công ty cổ phần quốc tế Satraco (gọi tắt là Công ty Satraco). Theo giấy chứng nhận đầu tư do chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ký cấp cho Công ty Satraco ngày 28.12.2011, dự án trên có tổng diện tích hơn 20.000m2, trong đó diện tích đất Nhà nước giao hơn 12.000m2, phần còn lại là đất mượn của chùa Dơi. Đây là dự án khu du lịch - nhà hàng - khách sạn với quy mô gồm khu nhà hàng, khách sạn cao cấp (khách sạn 100 phòng, nhà hàng có khả năng phục vụ 1.200 khách) và một nhà hàng phục vụ các món ăn chay khoảng 100 khách.
Khi chủ đầu tư bắt đầu triển khai dự án đã bị người dân khu vực quanh chùa phản ứng bằng cách gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan tỉnh Sóc Trăng. Theo người dân, năm 2000 UBND tỉnh đã có quy định không cho mua bán và cho xe vào đậu tại cổng chùa nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho dơi. Tuy nhiên khi được cấp phép đầu tư dự án, Công ty Satraco đã mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, giải khát và khu vực bãi đỗ xe cũng được giao cho công ty, người dân muốn mua bán phải trả tiền thuê mặt bằng cho đơn vị này 3 triệu đồng/tháng.
Lo lắng cho dơi
Theo hòa thượng Kim Rêne - trụ trì chùa Dơi, phần đất mà Công ty Satraco xây dựng dự án đã được thỏa thuận và có ký hợp đồng với chùa.
Tuy nhiên, theo ông Sơn Ngọc Hoàng - phó giám đốc Trường Văn hóa nghệ thuật Sóc Trăng, việc xây dựng khu du lịch, nhà hàng, khách sạn sát chùa Dơi là không ổn vì âm thanh tiếng ồn tại đây phát ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trú ngụ của dơi, dễ làm dơi sợ và bay đi nơi khác. Đề cập thực trạng di tích chùa Dơi đang bị xâm hại nghiêm trọng, một nhà nghiên cứu văn hóa ở ĐBSCL đề nghị giấu tên nói bản thân ông rất đau xót khi chứng kiến những điều đang đi ngược lại với mọi nỗ lực bảo tồn văn hóa của dân tộc.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Hữu Chiếm (Trường đại học Cần Thơ), dơi là động vật hoang dã, cần sự yên tĩnh, nếu bị con người tác động quá nhiều thì chúng sẽ không còn gần gũi với con người. Ông cũng cho rằng số lượng dơi tại chùa Dơi hiện nay ngày một ít đi có một phần nguyên nhân do con người gây ra.
Sẽ rà soát, chấn chỉnh
Trao đổi với PV chiều 11.1, một lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cho biết chùa Dơi là "đặc sản" không chỉ của miền Tây Nam bộ mà còn của cả nước nên phải bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 2007 khi hay tin chánh điện chùa bị cháy, bộ đã vào kiểm tra và xuất quỹ dự phòng 4 tỉ đồng để xây lại đúng nguyên trạng. "Bộ đã nhận được thông tin tỉnh cho xây dựng dự án nhà hàng, khách sạn, karaoke xâm hại di tích này nên bộ trưởng đã chỉ đạo Cục Di sản văn hóa thành lập đoàn kiểm tra để báo cáo tình hình, đề xuất hướng xử lý. Lãnh đạo bộ cũng cho biết tới thời điểm hiện tại bộ chưa nhận được bất cứ văn bản, tờ trình nào đề xuất cho xây dựng nhà hàng, khách sạn khu vực chùa.
Trong khi đó, ông Mai Khương - chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng - cho biết bản thân ông là ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa được UBND tỉnh đưa vấn đề này ra bàn ở Ban thường vụ. Còn ông Nguyễn Tánh, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Sóc Trăng, nói HĐND tỉnh đã thành lập đoàn công tác kiểm tra, rà soát vụ việc và sở đã cung cấp các cứ liệu về chùa cho đoàn công tác này. "Thời gian đoàn công tác làm việc chắc khoảng một tuần nên tôi chưa thể nói gì trong lúc này" - ông Tánh cho biết.




Theo Tuổi Trẻ
Nhà hàng, karaoke... "mọc" cạnh chùa Dơi


--

Không biết mai này chùa Dơi có còn dơi không?

Bên trong khuôn viên chùa thì đang diễn ra công trình xây dựng, cải tạo lại tháp cũ, cảnh xe hơi đậu giữa sân chùa, người bán vé số tụ tập… vẫn diễn ra tự do dù trước cổng chùa có bảng thông báo cấm.

Nhìn lại vụ thiên hạ "ném đá" trùng tu chùa Trăm Gian
Chùa Trăm Gian: “... ai nắm kẻ trọc đầu!” 

Chùa Dơi (còn gọi là chùa Mahatup) ở đường Văn Ngọc Chính, khóm 9, phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1999.
Theo Luật thì mọi hoạt động trùng tu, tôn tạo hay khai thác… di tích phải có ý kiến của Bộ VHTTDL. Tuy nhiên, gần đây di tích này đã bị xâm hại, mà theo thông tin thì đã được sự đồng ý của chính quyền sở tại.
 Cổng chính của chùa Dơi

Ngày 8/1, chúng tôi có mặt tại chùa Dơi để tìm hiểu thực trạng di tích bị xâm hại, không chỉ chúng tôi mà nhiều người dân ở đây cũng tỏ ra đau xót về những gì đang diễn ra ở đây.
Đặt chân đến cổng chùa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một điểm phục vụ du lịch với đầy đủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn, bãi đậu xe... bề thế được xây dựng ngay trên phần đất của di tích, đối diện với cổng chùa chưa đầy 100m.
Qua tìm hiểu được biết đây là “khu du lịch” của Công ty cổ phần quốc tế Satraco đầu tư xây dựng. Năm 2011, Hội đồng Ban quản trị chùa Dơi do Đại đức Kim Rêne đại diện đã thực hiện một hợp đồng cho Công ty Satraco “mượn” quyền sử dụng đất thửa đất số 17, tờ bản đồ 41 của chùa có diện tích hơn 8.000m2 với mục đích làm điểm phục vụ du lịch, thời hạn cho mượn là 49 năm.
Phía Công ty hỗ trợ tiền cúng dường nhang, đèn cho chùa thành 5 đợt với giá trị 120 triệu đồng/đợt, mỗi đợt 10 năm. Ngày 13/12/2012, Công ty Satraco đã thực hiện “hỗ trợ” cho chùa trước 120 triệu đồng có biên bản xác nhận của các bên liên quan.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Thạch Sen, Phó Ban quản trị chùa Dơi thừa nhận đúng là như vậy! Về phía Công ty Satraco, ông Ngụy Bá Tùng, Tổng giám đốc cho biết: Không phải ngẫu nhiên chúng tôi lập dự án đầu tư khu du lịch, nhà hàng, khách sạn tại đây. Điều này đã được UBND tỉnh Sóc Trăng cấp phép (?).
Dẫn chúng tôi mục sở thị phần đất cho thuê, ông Thạch Sen lý giải, đây là khu vực đất bỏ trống nhiều năm, nên chùa cho thuê để Công ty Satraco đầu tư xây dựng làm cho cảnh quan sạch đẹp, mở rộng đường sá để phục vụ du khách đến tham quan chứ không phải Công ty tự ý lấn chiếm đất của di tích? Tuy nhiên, việc xây dựng điểm phục vụ du lịch của Công ty Satraco đã phá vỡ khu vực cảnh quan của di tích; các hoạt động đưa đón khách, vui chơi giải trí, hát hò mỗi khi có tiệc tùng, đám cưới đã gây náo động cả chốn cửa thiền. Biết chúng tôi đến tìm hiểu thực trạng của di tích, một phật tử nói “Chùa bây giờ do công ty quản lý hết rồi”.
Tìm hiểu thêm chúng tôi còn được biết, khoảng 1.000m2 đất của di tích cũng đã bị một hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa sinh sống nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương lại “ngó lơ” như không hề có chuyện gì. Đại đức Kim Rêne, trụ trì chùa Dơi cho biết, nhà chùa đã nhiều lần thưa với cấp chính quyền nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí nhà chùa tự bỏ tiền mua một khu đất mới với giá cả 100 triệu đồng để đổi cho hộ dân lấn chiếm, và hỗ trợ 20 triệu đồng di dời nhưng vẫn không nhúc nhích.
 Công trình xây dựng đang thi công không phép trong khuôn viên di tích

Bên trong khuôn viên chùa thì đang diễn ra công trình xây dựng, cải tạo lại tháp cũ, cảnh xe hơi đậu giữa sân chùa, người bán vé số tụ tập… vẫn diễn ra tự do dù trước cổng chùa có bảng thông báo cấm tất cả các loại xe ô tô, xe gắn máy vào chùa, cấm bán vé số, hàng rong… trước cổng và trong khuôn viên chùa.
Đau lòng hơn là số lượng đàn dơi trong chùa dần dần biến mất do bị giăng lưới, bắt bán cho các nhà hàng. Đại đức Kim Rêne than thở, không biết mai này dơi có còn không? Trước năm 2000 dơi ở đây rất nhiều, từ năm 2000 đến nay đã giảm khoảng 80% do nạn săn bắt.
Với những gì đang diễn ra, Di tích Lịch sử - văn hóa quốc gia chùa Dơi đang “gồng mình” gánh chịu sự xâm hại, lấn chiếm từ nhiều phía. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc trách nhiệm của chính quyền địa phương, là cấp được phân công quản lý các di tích trên địa bàn đối với Di tích Lịch sử- văn hóa có một không hai này.
TIN LIÊN QUAN
Ngôi chùa mõ gõ không kêu
Chùa tư nhân: ’Phật nào mà chẳng như nhau’?
Phật tử Trầm Bê với dấu ấn xây chùa Phật nằm
Chùa cổ có nguy cơ bị xóa sổ
Chùa Trầm bị phá hủy cảnh quan, “kinh doanh”
Sư trụ trì chùa Trăm Gian: "Tại tôi tất"


-

Chùa Dơi vắng bóng dơi vì... quán nhậu

Từ lâu, chùa Dơi là một nét văn hóa, một “thương hiệu” du lịch tâm linh gắn với địa danh Sóc Trăng. Tên của ngôi chùa là Mahatup hay còn là chùa Mã Tộc, được xây dựng cách đây hơn 400 năm (1569).

Nét độc đáo của nó chính là ngôi chùa duy nhất trong số 92 ngôi chùa tại Sóc Trăng có sự lưu trú của hàng ngàn con dơi bám các cây sao, dầu… trồng xung quanh chùa. Tình trạng săn bắt dơi quạ để chế biến thành các món “đặc sản” trên các bàn nhậu từ Sóc Trăng đến Cần Thơ đang dẫn đến nguy cơ “tuyệt chủng” dơi quạ ở một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng.

90% đã lên bàn nhậu

Theo các nhà khoa học, dơi lưu trú tại ngôi chùa là loài dơi ngựa lớn và nhiều loài dơi lớn khác. Do loài dơi này hay ăn hoa quả nên người dân địa phương gọi là dơi quạ, theo đó quen gọi tên chùa là “chùa Dơi”. Thời cao điểm ngôi chùa thu hút hơn 1 triệu con dơi và các loại chim, cò sinh sống. Thế nhưng, sau sự ra đi của các loài chim, cò nay đàn dơi đang thưa thớt.

Tiếp xúc với chúng tôi, Thượng tọa Lâm Tú Linh, Sư phó chủ trì chùa Mahatup, cho biết: “Trước năm 2000, số lượng dơi rất nhiều, lúc đó 10 phần, hiện nay chỉ còn 1-2 phần. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều người săn bắt bán cho các quán xá chế biến làm món ăn. Chúng tôi mong chính quyền có giải pháp ngăn chặn các nhà hàng bán món ăn chế biến từ dơi quạ”.

Cách đây hơn 10 năm, dơi quạ treo đầy trên các cây từ cổng vào ngôi chùa, nhưng giờ chúng chỉ thu gọn lại đeo bám ở vài cây gần nơi các sư trong chùa nghỉ. Ước tính của cơ quan chức năng tại địa phương, số lượng dơi quạ từ 10.000 con đã giảm xuống còn chỉ khoảng 1.000-1.500 con trong hơn 10 năm qua. Dơi con thường có sải cánh 0,8-1m, dơi lớn sải cánh có khi lên đến 1,5m.

Thượng tọa Lâm Tú Linh lo lắng khi số lượng đàn dơi đang giảm dần.
Thượng tọa Lâm Tú Linh lo lắng khi số lượng đàn dơi đang giảm dần.

Cách đây vài năm, cơ quan chức năng Sóc Trăng đã bắt giữ các vụ buôn bán dơi và bẫy dơi quạ ban đêm. Một số dơi quạ bị bắt giữ được thả về lại chùa Dơi. Cùng với các giải pháp vận động, tuyên truyền tình trạng săn bắt dơi quạ ở Sóc Trăng tạm lắng. Nhưng do đặc tính di chuyển xa để tìm thức ăn (di chuyển từ 60-100km) nên người dân địa phương ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu… cũng săn dơi quạ bán cho các quán nhậu, nhà hàng. Cách săn bắt phổ biến hiện nay là người ta dựng 3 cây tre (cao khoảng 10m/cây) giăng lưới hình tam giác gần các vườn cây ăn trái, là dơi quạ sa lưới!

Chính quyền địa phương đã nhiều lần tháo bảng, “dọn dẹp” các quán nhậu, nhà hàng bán thịt dơi; thu gom dơi về thả lại chùa nhưng tình trạng biến thịt dơi thành các món nhậu vẫn lén lút diễn ra.

Một ngày cuối tháng 5/2012, không khó để chúng tôi tìm đến một quán nhậu bán thịt dơi tại Sóc Trăng. Tiếp chúng tôi là bà chủ quán trung niên tên Ng., giới thiệu: “Mùa này chỉ có dơi con khoảng 300 gram/con. Muốn ăn dơi lớn phải đợi 1-2 tháng nữa (sau khi dơi mẹ sinh sản). Giá 1 con dơi 300 gram là 300.000 đồng (tương đương 1 triệu đồng/kg). Muốn làm dơi rô-ti thì phải có dơi lớn, còn dơi nhỏ chỉ nấu cháo”!

Điều lạ là một số cán bộ đều biết đây là quán “duy nhất còn sót lại bán thịt dơi quạ” ở Sóc Trăng, nhưng nó vẫn tồn tại! “Chúng tôi rất lo lắng. Dơi quạ đã tạo nên nét đặc thù và chúng xem ngôi chùa như mái nhà của chúng. Nhưng hiện nay đàn dơi cứ thưa dần” - Thượng tọa Lâm Tú Linh, Sư phó chủ trì chùa Mahatup tâm sự.

Trông chờ một dự án bảo tồn dơi quạ 

Chùa Dơi theo cách gọi dân gian, nằm cách thành phố Sóc Trăng gần 2 km. Đây là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ và thuộc vào hàng các ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Sóc Trăng. Điều chúng tôi ngạc nhiên là qua tiếp xúc với một số cán bộ có chức năng của tỉnh tỏ vẻ khá “thờ ơ”, nắm thông tin về đàn dơi quạ khá mơ hồ.

Khi chúng tôi hỏi về số lượng đàn dơi quạ hiện nay, một cán bộ kiểm lâm cho biết: “Trước đây không có kiểm đếm, thống kê số lượng”!?

Tuy nhiên, theo ônh Trịnh Công lý, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh Sóc Trăng: “Cách đây 8 năm, qua kiểm đếm chỉ còn khoảng 20 cá thể dơi ngựa lớn”!

Cần nói thêm quần thể dơi lưu trú tại chùa dơi khá phong phú, dơi ngựa lớn và dơi ngựa lớn Thái Lan là hai loài độc đáo. Riêng dơi ngựa lớn (có tên khoa học là Pteropus vampyrus) nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Câu hỏi đang được nhiều người quan tâm hiện nay là trong quần thể khoảng vài ngàn con dơi đang lưu trú ở chùa Dơi, còn bao nhiêu con dơi ngựa lớn?

Cách đây 5 năm (2008), tỉnh Sóc Trăng đã mời các nhà khoa học trong nước về nghiên cứu để duy trì, bảo tồn đàn dơi. Trong đó, có cả phương án gắn chíp điện tử cho dơi quạ, nhưng do nhiều lý do khác nhau các nhà khoa học đều rút lui không triển khai được… Lý do “chua nhất” là dơi quạ “đi ăn xa bay trên không” nên khó… nghiên cứu! Trong đó, ngành chức năng đề xuất lập dự án vài chục héc-ta trồng cây ăn trái để làm nguồn thức ăn cho dơi quạ. Nhưng câu hỏi đặt ra là dơi quạ có đến khu vườn này ăn không? Thế là mọi chuyện rơi vào quên lãng.

Gần đây, đường vào chùa Dơi được xây dựng mở rộng, nhiều hàng, quán mọc lên. Có dư luận cho rằng, môi trường ồn ào đã tác động đến đàn dơi! Ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xem có ảnh hưởng đến đàn dơi sinh sống tại chùa Dơi hay không, đồng thời sẽ triển khai đề tài nghiên cứu đưa ra các giải pháp để bảo tồn đàn dơi quạ tại chùa Dơi. Tỉnh cũng mong muốn các nhà khoa học tham gia tư vấn, hiến kế để bảo tồn và khôi phục lại đàn dơi quạ!

Theo Vĩnh Tường
 Báo Hậu Giang

-
- Xuất hiện hàng nghìn con chim giữa thủ đô (VNN)
- Mấy ngày nay tại đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) xuất hiện hàng nghìn con chim về cư trú. Chúng đậu trên các cành cây, nóc nhà quanh khu vực đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên ngay khi chúng xuất hiện, những tay săn chim cũng có mặt, dùng lưới bắt chim rồi đem bán làm chim cảnh hoặc đồ nhậu...




Thực hiện: Xuân Quỳnh - Nhị Tiến

Lê Kiên
Thật đau lòng khi những cảnh tượng này diễn ra nhiều ngày qua và chỉ cách nhà của Chủ tịch UBND Thành phố, ông Nguyễn Thế Thảo, chưa đầy 1km ! Vô cảm quá !

Phan Hoàng Đông
Mình không tưởng tượng nổi những hình ảnh này lại xuất hiện tại thủ đô nước cộng hòa XHCN Việt Nam, thay vì bảo vệ những chú chim này thì người ta lại bắt chúng bán cho quán nhậu hoặc "làm cảnh". Bao giờ thì dân thủ đô mới có ý thức bảo vệ động vật hoang dã?Giá mà những chú chim đó đừng thích thủ đô mà bay thẳng vào TP.HCM hoặc về thẳng vùng sông nước miền Tây thì may ra còn có đất sống.Tội cho chúng đường xa mỏi cánh...


Người dân Dương Nội tẩm xăng đòi “đốt” chủ đầu tư để giữ đất (infonet 12-1-13)
Hà Nội chưa phát hiện 'cán bộ chạy biên chế 100 triệu' (VnEx 12-1-12)
17.300 người để làm gì mà không phát hiện tham nhũng ? (TN infonet 12-1-13)


‘Đưa thầy lên mạng xã hội là vi phạm đạo đức và pháp luật’ (NĐT).
Chị Kim Chi làm thế là…không đúng (Blog Hiệu Mnh 12-1-13)
Nhà khoa học trẻ và gánh nặng 'cơm áo, gạo tiền' (VnEx 12-1-3)
“Bản lĩnh Việt Nam” (PLTP 13-1-13) -- Giai thoại cảm động về Trần Văn Giàu
Trần Đình Hiến: 'Người Trung Quốc không thích Mạc Ngôn' (VnEx 12-1-13)
Lê Thiết Cương: Tôi làm để chống lại thói quen (TTVH 12-1-13)
Tập thơ "Đi qua thương nhớ" đắt như tôm tươi (TT 12-1-13)
Cấm “nghệ sĩ phản cảm” biểu diễn (TN 12-1-13) -- Thảo nào dạo này ông Đinh La Thăng im re.
Việt Nam thiếu truyện tranh? The Comic Book Deficit Of Vietnam (Bleedingcool 12-1-3) -- Ai cần truyện tranh khi ta đã có Nguyễn Sinh Hùng?
Báo Mỹ dạy cách nấu bò kho: Bo Kho and Back Again (WSJ 12-1-13)




Chuyện lợn ’thành tinh’ báo oán chủ lò mổ ở Sóc Trăng
.Ít ai biết rằng đằng sau ngôi chùa Dơi còn có một khu nghĩa địa kỳ lạ chôn những chú heo được cho là đã … 'thành tinh'.- Vĩnh Long: Tìm giải pháp ngăn chặn nạn bạo lực học đường (CAND).
- Sinh viên bị đánh hội đồng vẫn chưa được xuất viện (TN).
- Đừng chỉ là mọt sách (TT).

- Đứt giàn giáo, 3 công nhân tử vong và mất tích (TT). Không mong Tết, chỉ muốn… tăng ca (TP).
- Đào đường gấp đôi năm trước (TT).
- Gia đình bị hại trong vụ ‘giết em hiếp chị’ xin giảm án cho bị cáo (TP).
.Địa phương đầu tiên thi tuyển lãnh đạo sở
VNExpress
Ngày 12-13/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức thi tuyển lãnh đạo cấp sở với hai chức danh là Trưởng Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông. > Lãnh đạo cấp vụ trưởng sẽ phải thi tuyển. Theo Báo Quảng Ninh, tham gia thi tuyển 2 ...
Bắt quả tang kẻ tống tiền người bán cá trên vịnh Hạ Longcand.com


Bơm nhầm xăng, gây hỏa hoạn
Thanh Niên
(TNO) Do bơm nhầm xăng vào xe cho khách nên nhân viên cửa hàng xăng dầu CTM ở số 1174 đường Láng, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội phải hút xăng ra. Do bất cẩn, xăng tràn ra rãnh thoát nước và gây nên vụ hỏa hoạn. Sự việc xảy ra vào ...
Ôtô bốc cháy nghi do bơm nhầm nhiên liệu.Tuổi Trẻ
Xe Santa Fe bốc cháy sát cây xăngVNExpress

Đổ nhầm xăng, 'xế hộp' bắt lửa bốc cháyTiền Phong Online- Khởi tố vụ án đánh chết an ninh thôn (TP).
- Hà Nội: Gia đình phụ nữ bị ném vỡ đầu đã 5 lần bị đập phá trắng trợn (DT).- Rét nửa thế kỷ (DV).- Thực hư việc các tài xế bị thu phí “oan uổng” (PL&XH). - ‘Thuế đường’ xe máy: Chưa thống nhất, khó thực thi! (VnMedia). - “Thuế đường” không gây bức xúc cho chủ xe!(VnMedia).
- Bắc Ninh cưỡng chế mặt bằng dự án hồ Văn Miếu (TTXVN).




- Sự thật vụ doanh nghiệp Thăng Long “ẵm” 9,721 tỷ đồng của khách hàng (CATP).-- Tiết kiệm cũng phải có văn hóa! (ĐĐK).- Người dân Thanh Hóa nói gì về bắt xe bằng bùi nhùi lưới? (VOV).
- Hoa Kỳ bảo tất cả những người sử dụng internet hãy vô hiệu hóa (disable) Java do đe dọa của tin tặc: U.S. tells all Internet users to disable Java over hacker threat (Globe&Mail). Đây là cách disable Java: Nếu độc giả xài trình duyệt FireFox, từ menu bar, bấm vào Add-ons, chọn Plugins, tìm Java, rồi bấm vào “disable”. Nếu xài Chrome, chỗ gõ địa chỉ link, hãy gõ vào: chrome://plugins/ rồi gõ phím enter, tìm Java, bấm vào ô vuông để đánh dấu, rồi bấm vào “disable”.
- Bắc Ninh: Côn đồ ngang nhiên vào làng “thu tô”, đánh chết nhân viên an ninh (DT). – Vụ tổ viên tổ an ninh bị đánh chết: Đau thương vây quanh thôn nhỏ (DV).


-

Tổng số lượt xem trang