Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Nhân đọc Bên thắng cuộc (41) Một cuốn sách hay-- logic sử học chưa phù hợp

-- Nguyễn Hưng Quốc: Chân dung bên thắng cuộc (VOA’s blog). Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, như nhan đề cuốn sách thể hiện, tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975; ở phía thắng trận ấy, Huy Đức tập trung vào những người lãnh đạo, từ Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Vậy bức chân dung của họ được Huy Đức mô tả ra sao?
 
Có thể tóm tắt sự mô tả của Huy Đức vào năm điểm chính: Một, ít học; hai, giáo điều, ba, độc tài; bốn, cá nhân chủ nghĩa; và năm, làm kiềm hãm thay vì phát triển đất nước.
 
Thứ nhất, ít học. Lê Duẩn, người làm Tổng Bí thư lâu nhất Việt Nam, từ 1960 đến 1986, tức 26 năm, “chỉ học hết lớp bốn rồi đi làm nhân viên hỏa xa” (tập Giải Phóng, GP, tr. 112). Nguyễn Văn Linh lúc nhỏ được học trường Bonnal, trường trung học đầu tiên do Pháp mở ở Hải Phòng, nhưng đến năm 15 tuổi đã bị bắt vì tội rải truyền đơn chống Pháp và bị đày đi Côn Đảo (tập Quyền bính, QB, tr. 46). Võ Văn Kiệt lúc nhỏ, nhà nghèo, theo cha nuôi “giữ ghe hoặc mót lúa”, đến năm 8 tuổi mới đi học được vài năm. “Những lớp học ở làng không đưa lại cho Chín Hòa [tên Võ Văn Kiệt lúc nhỏ] bằng cấp nhưng đã giúp cậu đọc thông viết thạo” (QB, tr. 47). Đỗ Mười, theo tiểu sử chính thức, “Xuất thân từ một gia đình nông dân, bản thân là thợ sơn”, nhưng khi lên làm Tổng Bí thư, ông lại muốn trở thành nhà lý luận. Không đủ sức, ông phải dựa vào các trợ lý như Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình, những người bị chê là “chim ri, chim sẻ”. Phan Văn Khải nhận xét về Đỗ Mười: “Ông cũng không được học hành căn bản để hiểu các vấn đề một cách có hệ thống” (QB, tr. 102). Lê Đức Anh học tiểu học ở Huế; năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB, tr. 103). Phan Văn Khải có bằng cấp cao hơn hẳn những người kia, nhưng thực chất của những mảnh bằng xã hội chủ nghĩa ấy ra sao thì lại rất đáng ngờ. Lúc nhỏ, ông học hết tiểu học thì nghỉ. Đến năm 1956, tập kết ra Bắc, ông mới vào học trường Bổ túc Công Nông Trung ương. Bắt đầu vào lớp 5. Ba năm sau, ông học xong… Trung học. Sau đó, ông học tiếng Nga và được sang Nga du học, đến năm 1965 thì tốt nghiệp ngành Kinh tế Kế hoạch và về nước (QB, tr. 144-5). Còn Nguyễn Tấn Dũng thì “biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội” (QB, tr. 150). Nông Đức Mạnh thì học ở Liên Xô về Lâm Nghiệp nhưng về trí thức và trí tuệ thì bị chê bai thậm tệ. Huy Đức viết:
 
“Tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa IX, tháng 7-1994, trong giờ giải lao, phóng viên Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên phỏng vấn: ‘Thưa, Chủ tịch có phải con của Bác Hồ?’ Ông Nông Đức Mạnh lúng túng mấy giây rồi trả lời: ‘Người Việt Nam ta ai cũng là con cháu Bác Hồ cả.’ Cho dù sau đó, ông Mạnh rất tức giận  nhưng đấy là câu trả thông minh nhất trong suốt cuộc đời làm chính trị của ông. Từ đó cho đến khi làm tổng bí thư, ông Mạnh trở thành một người lúc nào cũng ‘mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao’ nhưng ăn nói nhạt nhẽo và có rất ít quyền lực. Ông xuất hiện trên truyền hình ở nhiều địa phương khác nhau với gần như chỉ có một câu nói: ‘Các đồng chí phải tìm ra thế mạnh của địa phương là nên trồng cây gì và nuôi con gì.’ Người lập hồ sơ để đưa ông Mạnh vào Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, nhận xét: ‘Tôi cảm thấy rất xấu hổ vì Đảng ta có một tổng bí thư như vậy, Nông Đức Mạnh chỉ có trình độ ở tầm cán bộ cấp huyện.’’ (QB, tr. 154).
 
Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đồng ý như vậy. Huy Đức kể: “Về sau, ông Phan Văn Khải cũng đã nuối tiếc khi ủng hộ ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư. Ông Khải nói: ‘Ông Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không có tác dụng gì. Khi ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, nếu điều gì đã thống nhất với tôi thì cho dù ra Bộ Chính trị có ý kiến khác ông vẫn bảo vệ nhưng ông Mạnh thì không. Gật gù với
nhau nhưng khi thảo luận thấy có vài ý kiến hơi khác là ông im lặng.’” (QB, tr. 154)
 
Thứ hai, giáo điều. Giáo điều chủ yếu vì ít học. Giới lãnh đạo Việt Nam thường xem bộ Tư Bản của Karl Marx như là Kinh Thánh, nhưng theo các trợ lý của họ, hầu như không có ai đọc hết bộ sách đồ sộ ấy. Hầu hết đều chỉ nghe lõm bõm lúc họ bị ở tù, trước năm 1945. Sau đó, khi lên nắm quyền, họ nghe lại từ những người giúp việc. Không đọc, không hiểu, nhưng mang tâm lý sùng kính, nên họ rất sợ. Huy Đức kể: “[T]heo ông Đậu Ngọc Xuân: ‘Bộ Tư Bản mênh mông, gần như không lãnh đạo nào đọc hết, nên nếu lấy Tư Bảnra mà dọa thì một anh giúp việc có thể điều khiển được một ủy viên Bộ Chính trị”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể: “Mấy anh giúp việc ông Trường Chinh (trong thập niên 1960) là rất hay trích dẫn Marx-Lenin. Cái câu “sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” làm cụ Trường Chinh rất sợ”. (GP, tr. 112)
 
Huy Đức trích lời của Đống Ngạc, trợ lý của Lê Duẩn kể: “Một lần đi Hungary, thấy nông dân được canh tác tới năm mươi hecta ruộng, anh Ba rất thích nhưng khi trao đổi với một số nhà kinh tế, họ nói: ‘Làm như thế lâu [lên chủ nghĩa xã hội] lắm anh ạ’, anh Ba lại thôi”. Anh lại trích lời một trợ lý khác, Trần Phương: “Theo ông Trần Phương thì nhiều lần, ông Lê Duẩn bàn với ông nghiên cứu áp dụng mô hình Bắc Triều Tiên nhưng khi ông Trần Phương nói rằng miền Bắc Việt Nam chưa đủ điều kiện làm như vậy thì “anh Ba im lặng”. Anh cũng dẫn ý kiến của Nguyễn Đức Bình:  “Bài phát biểu trước Hội nghị Trung ương 24, ngày 13-8-1975, cho thấy mâu thuẫn khá rõ giữa một Lê Duẩn sắc sảo nhìn thấy vấn đề trong cuộc sống và một Lê Duẩn chưa có đủ lý luận để giải thích kinh tế thị trường. Trình độ của một nhà lãnh đạo có thể được khắc phục nếu như quy trình hình thành chính sách của Đảng cho phép tranh luận thay vì chỉ trông cậy vào sự anh minh lãnh tụ”. (GP, tr. 116).
 
Sau khi dẫn lời Đậu Ngọc Xuân “phải sáng tạo lắm mới thoát ra khỏi sự giáo điều” Huy Đức bình luận: “Mà muốn sáng tạo thì cũng phải dựa trên khả năng tư duy của những con người cụ thể. Lê Duẩn vào thời điểm ấy cho dù vẫn cháy bỏng những
khát khao cũng không tránh khỏi những hạn chế về học vấn và sức khỏe.” (GP, tr. 121)
 
Giới lãnh đạo dựa vào các chuyên viên nhưng các chuyên viên thì, theo lời thú nhận của Trần Phương: “Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc của chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx” (GP, tr. 112). Thành phần lãnh đạo phía dưới càng giáo điều hơn nữa. Trước nạn khan hiếm lương thực ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1970, Võ Văn Kiệt định “xé rào” xuống các tỉnh miền Tây mua lương thực. Ông bàn với Bảy Máy, bộ trưởng Bộ Lương thực. Bảy Máy đáp: “Tôi chỉ biết nghe ý kiến chính thống, chớ không nghe ý kiến ai cả.” (GP, tr. 127)
 
Thứ ba, ít học và giáo điều như giới lãnh đạo lại rất độc tài. Thật ra, chuyện này ai cũng biết. Trong Bên Thắng Cuộc, có vô số chuyện như thế. Xin trích một đoạn về Lê Duẩn:
 
“Từ đầu thập niên 1970, bệnh tiền liệt tuyến đã khiến cho Lê Duẩn không có một đêm nào ngủ yên và không còn khả năng lắng nghe. Ông Nguyễn Văn Trân nhận xét: ‘Anh Lê Duẩn có thói quen hay cắt lời người khác. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư có khi anh nói gần suốt cả buổi, không mấy ai còn thời giờ nói ý của mình.’ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: ‘Anh Ba là một con người giàu tình cảm cách mạng, có khi sôi nổi. Do đó, một mặt thì dễ gần gũi với cán bộ, quần chúng mặt khác lại có những phản ứng quá mức đối với những ý kiến khác mình. Điều đó đã hạn chế không khí dân chủ trong nội bộ, nhất là về những năm cuối đời.’ Lê Duẩn từng nhắc nhở thuộc cấp tránh hiện tượng ‘đảng là của tôi, nhà nước là của tôi, của một người.’ Nhưng ông đã không nhận thấy chính mô hình chính trị mà ông đặt ra đã mắc phải những gì mà ông cảnh báo: từ chỗ còn ‘có cái phải thuyết phục, có cái phải bắt buộc’ đến chỗ đối với những ý kiến khác, chỉ còn chuyên chính. Năm 1976, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố: ‘Chế độ ta là chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết là đường lối của giai cấp vô sản… Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và không hợp tác với ai… Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bắt’.” (GP, tr. 121-2)
 
Thứ tư, tinh thần cá nhân chủ nghĩa. Giới lãnh đạo Việt Nam hay nói đến chuyện tập thể và chống chủ nghĩa cá nhân, hay kêu gọi đoàn kết và phê phán sự chia rẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, như những lời tiết lộ của những người gần gũi với họ nhất, hầu như ai cũng chỉ biết mình và dùng mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực và quyền lợi cho mình. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lúc nào cũng tìm cách hãm hại Võ Nguyên Giáp, một người có nhiều hào quang và uy tín hơn họ. Ngay chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vốn được xem như một cặp bài trùng, về sau, lại rất ghét nhau. Mặc dù Lê Đức Thọ vẫn là ủy viên Bộ chính trị, nhưng Lê Duẩn vẫn cứ đuổi ra khỏi phòng họp. (GP, tr. 148) Lê Đức Anh thì chỉ muốn nâng đỡ các tướng lãnh thân cận dưới trướng của mình và tìm mọi cách ngăn chận người khác. Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt từng làm việc với nhau cả hàng chục năm nhưng vẫn không ưa nhau. Nguyễn Văn Linh đi đâu cũng nói xấu Võ Văn Kiệt và tìm cách để ngăn cản con đường lên chức Tổng bí thư của Võ Văn Kiệt. Đỗ Mười và Tố Hữu không thích Võ Văn Kiệt. Và bây giờ, theo dõi báo chí trong nước, chúng ta đều biết Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đều không ưa Nguyễn Tấn Dũng.
 
Trong Bên Thắng Cuộc, có khá nhiều chi tiết liên quan đến tinh thần cá nhân chủ nghĩa và sự chia rẽ ấy. Lúc còn sống, nhận thấy điều đó, Hồ Chí Minh tổ chức bữa ăn tối hàng tuần tại Phủ chủ tịch để mọi người có thể nói chuyện với nhau. Nhưng theo lời Hoàng Tùng, “ăn thì họ vẫn tới ăn nhưng có khi vẫn không ai nhìn nhau cả. Có bữa ông Lê Duẩn nói ‘Tôi về nhà làm việc với lái xe, bảo vệ đây’. […] Cụ Hồ cũng rất buồn, có dịp 19-5, Cụ bỏ lên Ba Vì, Bộ Chính trị kéo lên theo, Cụ bảo: ‘Các chú lên làm gì?’. Mọi người nói: ‘Lên chúc thọ Bác!’. Cụ Hồ mắng: ‘Thọ thì có gì mà chúc, điều quan trọng là các chú phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân đi, các chú phải đoàn kết, có đoàn kết mới thống nhất Bắc-Nam được. Các chú mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, chú Lê Duẩn cũng cá nhân chủ nghĩa’. Năm 1967, Cụ Hồ bảo tôi và Tố Hữu thảo bài nói chuyện ‘Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân’, tôi viết chủ nghĩa cá nhân chung chung, Cụ bảo: ‘Vấn đề là ở cấp trung ương chứ không phải ở cơ sở ’. ”(GP, tr. 120-1)
 
Các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng có khi đẫm đầy máu. Trong cuộc chuẩn bị đại hội đảng năm 1986, Lê Đức Thọ muốn tiến cử Lê Đức Anh hơn là Lê Trọng Tấn, lúc ấy được xem là có uy tín nhất trong quân đội sau khi Đại tướng Hoàng Văn Thái đột ngột từ trần. Ngày 5/12/1986, Lê Trọng Tấn đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân gặp Lê Đức Thọ. Vừa về đến nhà, theo lời kể của Huy Đức,
 
“Tướng Tấn gục xuống bàn. Bà Lê Thị Minh Sơn, phu nhân Đại tướng Lê Trọng Tấn từ nhà dưới chạy lên. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu, chạy đến đầu tiên. Người thứ hai là Tướng Đinh Đức Thiện. Trong khi Tướng Giáp cắn chặt răng, đau đớn, Tướng Đinh Đức Thiện, em ruột Lê Đức Thọ kêu lên: “Tấn ơi, đứa nào hại mày?”. […] Ngay lập tức, ông được đưa ra khỏi nhà. Đến đêm, gia đình được thông báo là ông đã mất. Mãi tới sau ngày 7/12/1986, ngày tang lễ của ông, các báo mới đăng thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương: “Đại tướng Lê Trọng Tấn từ trần hồi 18 giờ 50 phút ngày 5-12-1986, thọ bảy mươi hai tuổi, sau một cơn đau cấp tính vì đồng chí đã mắc bệnh tim mạch nặng từ lâu”. Hiếm có một cáo phó nào lại phải “vòng vo” như vậy về nguyên nhân của một cái chết và điều này càng làm tăng thêm hoài nghi. Khi Tướng Lê Trọng Tấn mất, Lê Đức Thọ vừa là người phụ trách công tác tổ chức, vừa phụ trách Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, cơ quan quyết định tới từng viên thuốc của các nhà lãnh đạo. Cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn ngay bên thềm Đại hội Đảng, cũng như cái chết trước đó của Đại tướng Hoàng Văn Thái, rất có thể chỉ là do tuổi tác và bệnh tật như “thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương”, nhưng lịch sử phi chính thống đã xếp những cái chết này vào hàng “nghi án”. Hơn một tháng sau cái chết của Tướng Lê Trọng Tấn, ngày 20/1/1987, trong một chuyến đi săn, khi ông Đinh Đức Thiện lấy khẩu súng từ trong xe ra thì đạn nổ, viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, đục thủng trần xe. Vị tướng đã xông pha biết bao chiến trường ấy cuối cùng đã chết vì “súng bị cướp cò”. (GP, tr. 151)
 
Cuối cùng, thứ năm, là sự bất lực. Theo Đỗ Phượng, tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: “Không ít lần tôi báo cáo thông tin với đồng chí Tổng bí thư, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy anh Ba ngồi yên, nghe mà như không nghe, không hỏi lại mà cũng không ngắt lời.” Khi ông Đỗ Phượng nói “muốn được nghe ý kiến của anh”, ông Lê Duẩn đứng dậy, nói bằng một giọng nhẹ nhàng mà ông Đỗ Phượng nói là ông chưa từng nghe bao giờ: “Thế anh bảo Trung ương phải làm gì đây, tôi phải làm gì đây! Các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm bên Đảng và bên chính phủ đều có mặt tại chỗ. Khó khăn thì phải tìm cách tháo gỡ, ngồi mà kêu cực trông chờ ai cứu mình”. (GP, tr. 127)
 
Giới lãnh đạo Việt Nam thường kể công: nhờ sự lãnh đạo sang suốt của họ mà đất nước ngày một giàu mạnh và nhân dân ngày một no ấm. Cuốn Bên Thắng Cuộc củng cố một sự thật mà ai cũng biết: Tất cả những tai hoạ mà nhân dân phải gánh chịu từ năm 1975 đều đến từ đảng: từ việc đánh tư sản, mở các trại cải tạo, quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, hợp tác hoá nông nghiệp, ngăn sông cấm chợ, kỳ thị trí thức miền Nam, chính sách giá - lương- tiền, v.v.. Đảng chỉ làm được hai việc chính: một, vì trung thành với mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Trung Quốc, đưa ra những chính sách sai; và hai, cũng vì lý do trên, tìm mọi cách để bảo vệ và kéo dài những cái sai ấy. Những đóng góp lớn nhất nhằm thoát khỏi tình trạng đói khổ đều là những quyết định “xé rào”, đi ngược lại chính sách của đảng. Đến giữa thập niên 1980, khi đưa ra chính sách đổi mới, đảng chỉ hợp thức hoá các hành động xé rào ấy. Như vậy, công thuộc về ai? Và tội thuộc về ai?
 
Huy Đức kể:
 
“Xuống Viso, ông Võ Văn Kiệt nói: ‘Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc mà bên chiến thắng tiếp quản được một thành phố nguyên vẹn hoàn toàn như Sài Gòn. Những cái khó, ách tắc còn lại chỉ là tự mình gây ra, tự mình trói mình. Chúng ta phải tháo gỡ, tháo không được thì phải chòi đạp.’ Giám đốc Viso, ông Nguyễn Quang Lộc, nói với ông Kiệt: ‘Ta phải học cách làm của tư bản thôi’.” (GP, tr. 130)
 
Võ Văn Kiệt chưa dám học cách làm của tư bản, ông - cũng như Nguyễn Văn Linh, người làm Bí thư Thành uỷ kế tiếp ông - đã bị phê phán kịch liệt từ Trung ương. Ngày 10/8/1982, trên chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn, Tố Hữu nói: “Chưa tới Tân Sơn Nhất đã ngửi thấy mùi Nam Tư.”
 
Đối với giới lãnh đạo, cái “mùi Nam Tư” ấy còn đáng sợ hơn là cái sự đói khổ của dân chúng và sự lạc hậu của đất nước.
 
Năm đặc điểm nêu trên đã đủ cho bức phác hoạ chân dung giới lãnh đạo “bên thắng cuộc” chưa? Chắc chắn là chưa. Có ít nhất một khía cạnh khác chưa được đề cập: tham nhũng. Có lẽ Huy Đức không thiếu tài liệu. Anh muốn dành nó cho một cuốn sách khác chăng?
 
Hy vọng vậy.

***

Chú thích:

Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của  Bên Thắng Cuộc.

*************
-Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (1)
Tôi có cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức đã khá lâu nhưng mấy ngày vừa rồi mới có thì giờ để đọc. Ấn tượng chung: Thích.

Thích nhất là về tư liệu. Đã có nhiều người, Việt Nam cũng như ngoại quốc, viết về Việt Nam sau năm 1975 nhưng có lẽ chưa có cuốn sách nào bao quát nhiều khía cạnh và dồi dào tư liệu đến như vậy. Các cuốn sách khác, cho đến nay, dưới hình thức hồi ký hay biên khảo, thường chỉ tập trung vào một lãnh vực và từ một góc độ cụ thể nào đó. Bên Thắng Cuộc, ngược lại, hầu như đề cập đến mọi góc cạnh lớn, từ quân sự đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, từ tổ chức chính quyền tại Sài Gòn sau năm 1975 đến các chiến dịch đánh tư sản, các trại cải tạo, phong trào vượt biên, các nỗ lực “xé rào” về kinh tế, chính sách đổi mới, chiến tranh với Campuchia cũng như với Trung Quốc và các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản.
Ở từng vấn đề, Huy Đức đều nêu lên thật nhiều chi tiết. Các chi tiết ấy thuộc hai loại chính: Một, lời kể của các chứng nhân được thu lượm qua các cuộc phỏng vấn hoặc qua các hồi ký - đã hoặc chưa xuất bản - của họ; và hai, các tài liệu đã được công bố đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Anh. Nguồn tài liệu thứ nhất được Huy Đức thực hiện với tư cách một nhà báo; nguồn thứ hai, với tư cách một nhà nghiên cứu. Tôi cho sự kết hợp giữa hai tư cách này là mặt mạnh nhất của Huy Đức đồng thời cũng là ưu điểm chính của cuốn Bên Thắng Cuộc: Thường, các nhà báo Việt Nam chỉ “tác nghiệp” theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, dựa trên những gì mình nghe kể hoặc quan sát được; còn các nhà nghiên cứu thì lại thiếu thực tế, do đó, hoặc chỉ xào nấu từ các cuốn sách khác hoặc phải sa vào tư biện, tệ hại hơn nữa là tư biện kiểu Việt Nam: cứ lải nhải những luận điệu rặt mùi tuyên truyền, tức những luận điệu ai cũng biết, hơn nữa, biết là sai.

Trong Bên Thắng Cuộc, nguồn tài liệu từ sách vở chỉ có tính chất bổ sung, chủ yếu để cung cấp số liệu và mở rộng kích thước lịch sử, từ đó, tăng tính thuyết phục cho những vấn đề được đề cập. Ví dụ, nói về cuộc họp mặt với khoảng 100 văn nghệ sĩ tại Hà Nội của Nguyễn Văn Linh vào ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987, Huy Đức quay trở lại với thời Nhân Văn Giai Phẩm, hoặc xa hơn nữa, thời Trường Chinh viết “Đề cương văn hóa” năm 1943, thậm chí, một chút, về lịch sử báo chí Việt Nam trước đó. Nói về kinh tế thị trường (lần đầu tiên được đưa vào các văn kiện Đảng là năm 1991), anh quay trở lại vấn đề “lược sử kinh tế tư nhân” ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đặc biệt, đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc. Nói về các chính sách đối với người Hoa vào những năm 1978-79, anh quay lại quan hệ giữa Việt Nam (chủ yếu là miền Bắc) với Trung Quốc trong Hiệp định Geneve năm 1954 cũng như trong suốt cuộc chiến tranh Nam Bắc thời 1954-75, bao gồm cả chuyện Hoàng Sa năm 1974, v.v.. Những tài liệu này, thật ra, không mới, nhưng chúng được trình bày một cách gọn ghẽ, sáng sủa và mạch lạc, làm cho vấn đề có thêm bề dày của lịch sử.

Nhưng mặt mạnh nhất của Huy Đức là ở tư cách nhà báo. Không những chỉ là người làm báo lâu năm, anh còn có ba đặc điểm mà không phải nhà báo kỳ cựu nào cũng có: Một, quan hệ rộng; hai, có tầm nhìn dài; và, ba, có cách làm việc khoa học.

Tôi gặp Huy Đức một lần ở Hà Nội, hình như là vào cuối năm 2002 hay đầu năm 2005 gì đó. Buổi sáng, tôi đang ngồi uống cà phê với nhà thơ Phan Huyền Thư và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì anh và nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn đến nhập bọn. Phạm Xuân Nguyên giới thiệu Huy Đức với tôi: “nhà báo, đang làm ở tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn”. Lúc ấy, Huy Đức chưa có Osin blog, chưa có các bài bình luận chính trị được phổ biến rộng rãi trên internet, cho nên, thú thật, tôi không hề biết anh, kể cả cái tên. Mà Huy Đức cũng rất ít nói. Hôm ấy, anh chỉ ngồi nghe bọn tôi nói hươu nói vượn về chuyện văn chương và cười. Đến lúc Phạm Xuân Nguyên đọc một số bài ca dao mới chế giễu giới lãnh đạo Việt Nam, trong đó, có cả Hồ Chí Minh, cả bọn cười ngất, riêng Huy Đức thì lôi trong túi ra một cuốn sổ tay nhỏ và đề nghị Nguyên đọc lại, chầm chậm, cho anh chép. Sau đó, trong suốt buổi nói chuyện, cứ hễ bắt gặp một câu gì hay hay, một chi tiết gì thú vị, anh lại lôi sổ tay ra chép. Cung cách làm việc của anh khiến tôi để ý. Và nhớ mãi.

Nhiều người trong giới nhà báo có ưu điểm là biết rộng nhưng phần lớn lại mắc phải khuyết điểm là sa đà trong các sự kiện có tính chất giai thoại vụn vặt, cuối cùng, chỉ viết được những bài báo ngăn ngắn, đầy tính thời sự, để được đọc ngày hôm trước và bị quên lãng ngay vào ngày hôm sau. Huy Đức, khi theo dõi và ghi chép các tin tức hằng ngày, đã có tham vọng sử dụng cho một bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt chính trị Việt Nam thời anh đang sống. Cuốn Bên Thắng Cuộc, gồm hai tập, “Giải phóng” và “Quyền bính”, như anh tiết lộ trong lời nói đầu, được hình thành trong 20 năm, chính là kết quả của tham vọng ấy.

Không phải nhà báo nào cũng có quen biết nhiều, đặc biệt trong giới lãnh đạo, như Huy Đức. Ở Việt Nam, để có được những quan hệ rộng rãi như thế, không những cần có tính cách thích hợp (quảng giao) mà còn có cả yếu tố “nhân thân” nữa: Sinh trưởng ở miền Bắc, vốn là sĩ quan, từng làm việc ở Campuchia với tư cách chuyên gia quân sự trong hơn ba năm trước khi về làm báo, anh có đủ điều kiện để được tin cậy. Chính vì thế, anh được báo Tuổi Trẻ giao trách nhiệm tường thuật các kỳ họp Quốc Hội, ở đó, anh có thể, ở “những thời điểm nóng bỏng nhất”, “vào tận phòng làm việc hỏi chuyện Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải” hoặc “đến nhà riêng, văn phòng làm việc của Tổng bí thư Đỗ Mười, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu… phỏng vấn”.  Trong “Mấy lời của tác giả”, anh cho biết anh đã tiến hành “hàng ngàn cuộc phỏng vấn”; và theo “Lời cám ơn”, chúng ta được biết, trong số những người được anh phỏng vấn, ngoài các tên tuổi nêu trên, còn có Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, v.v.. Cả trăm người. Toàn những người lãnh đạo ở bậc cao nhất trong nước. Ngoài ra, anh còn phỏng vấn vợ họ, con họ và các thư ký riêng của họ nữa.

Chắc chắn không có một nhà báo hay nhà biên khảo nào ở hải ngoại, kể cả người ngoại quốc - vốn vừa ít bị nghi ngờ vừa được các trung tâm nghiên cứu lớn tài trợ để có thể bỏ ra năm bảy năm thu thập tài liệu cho một cuốn sách - có thể tiếp cận được đến chừng ấy người trong giới lãnh đạo Việt Nam. Ở trong nước, làm được điều ấy, cũng không phải dễ. Nhìn từ góc độ xuất bản, có lẽ Huy Đức là người đầu tiên. Điều này trở thành một thế mạnh đầu tiên của cuốn sách: Đó là chuyện kể từ những người trong cuộc của “bên thắng cuộc”. Tính chất “trong cuộc” ấy đã tạo nên những đặc trưng về thể loại và thẩm mỹ của cuốn sách.

Trong cái gọi là đặc trưng thẩm mỹ ấy, tôi chỉ xin tập trung vào một điểm: sự hấp dẫn.

Phải nói ngay: hiếm có cuốn sách về chính trị nào hấp dẫn như cuốn Bên Thắng Cuộc. Điều đó có thể thấy qua những tiếng ồn nó gây ra trong mấy tháng vừa qua. Lâu lắm rồi, giới cầm bút Việt Nam hầu như hoàn toàn bất lực trong việc gây ồn. Hầu hết sách báo được xuất bản ở trong nước cũng như ở hải ngoại, đặc biệt ở hải ngoại, đều rơi vào im lặng. Không phải chỉ là chuyện hay hay dở. Mà chủ yếu ở tâm lý quần chúng: dửng dưng. Cuốn Bên Thắng Cuộc, ngược lại, ngay từ lúc mới ra mắt ở hải ngoại, là đã gây ồn ào ngay. Kẻ bênh người chống, bên nào cũng xôn xao và lên tiếng ỏm tỏi trên mọi diễn đàn, từ trên giấy đến trên mạng. Những tiếng ồn ấy khiến cả những người chưa đọc cuốn sách, hoặc có khi, không có ý định đọc cuốn sách, cũng quan tâm, thậm chí, như ở California, xuống đường biểu tình đòi… đốt sách!

Mà Bên Thắng Cuộc hấp dẫn thật. Đọc, chúng ta biết được rất nhiều chuyện, từ những chuyện lớn liên quan đến chính sách đến những chuyện nhỏ, có khi nhí nhách nữa, liên quan đến đời sống hàng ngày của một số người. Lớn, ví dụ, những toan tính đằng sau các chính sách hay chiến dịch có ảnh hưởng đến sinh mệnh cả hàng chục triệu người; những thay đổi trong tính cách của Lê Duẩn: từ một cán bộ hay hy sinh cho người khác đến một lãnh tụ chuyên quyền và độc đoán; trong thái độ của Trường Chinh: từ một người giáo điều và bảo thủ đến một người đi đầu trong phong trào đổi mới; trong chủ trương của Nguyễn Văn Linh: từ một người đổi mới đến một người phản-đối-mới. Cũng có thể xem là lớn mối quan hệ giữa các lãnh tụ với nhau, như giữa Lê Duẩn với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ; giữa Nguyễn Văn Linh với Võ Văn Kiệt, những chi tiết liên quan đến cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn vào tháng 12 năm 1986 vốn, theo lời Huy Đức, bị “lịch sử phi chính thống […] xếp vào hàng nghi án” (“Giải phóng”- GP, tr. 151)… Còn nhỏ thì nhiều hơn, có khi lôi cuốn người đọc hơn, chẳng hạn, chuyện vào ngày 30/4/1975, trong Dinh Độc Lập không hề có chiếc máy ghi âm nào để thu lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh (GP, tr. 23); chuyện các sĩ quan Bắc Việt đầu tiên vào chiếm Dinh không dám bước vào thang máy vì thấy nó giống cái… hòm và họ sợ bị nhốt luôn trong đó (GP, tr. 22); chuyện khuya ngày 5/7/1967, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị mệt, được đưa vào bệnh viện Quân y 108 để cấp cứu, nhưng vừa đến nơi thì ông “phát ra một tiếng kêu ‘ặc’ rồi mặt và toàn thân tím ngắt”; mấy tiếng đồng hô sau, ông mất… (“Quyền bính” - QB, tr. 64) Có một số chuyện không biết là lớn hay nhỏ, như chuyện khi Hiệp định Geneva được ký kết, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn Bắc Việt, không hề biết sông Bến Hải nằm ở đâu (vì tất cả đều đã được Trung Quốc quyết định giùm!) (GP, tr. 52); chuyện Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước, vốn là thợ cơ khí, nhiều lúc rảnh và buồn quá, lật “chiếc xe đạp của ông ra sửa để giết thời gian” (GP, tr. 120); chuyện Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, biết trước vụ tổng tấn công hồi Tết Mậu thân chỉ có một ngày (QB, tr. 67); chuyện khi đón tiếp Tổng thổng Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, “Bộ Chính trị đã thống nhất là không được cười” (QB, tr. 137), v.v..

Nhiều chuyện có thể đã được người này người nọ kể đâu đó rồi. Nhưng theo chỗ tôi biết, chưa có nơi nào các chuyện thuộc loại ấy được tập trung với mật độ dày đặc như trong cuốn Bên Thắng Cuộc. Trang nào cũng đầy ắp chi tiết. Có những chi tiết không dễ gì tìm được ở những nơi khác, ví dụ: Ở Sài Gòn, trước tháng 4/1975, có bao nhiêu đảng viên Cộng sản nằm vùng? – 735 người! (GP, tr. 27) Cũng ở Sài Gòn, sau tháng 4/1975, có bao nhiêu người ra trình diện để “được đi học tập cải tạo”? – Có 443.360 người, trong đó, có 28 tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo các loại, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái bị xem là “phản động’ (GP, tr. 29), v.v..(Còn tiếp)

***
Chú thích: Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của  Bên Thắng Cuộc.

Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (2)
Về thể loại của Bên Thắng Cuộc, có hai khía cạnh cần chú ý: phương pháp nghiên cứu và cách trình bày.

Về phương pháp, Huy Đức thu thập tài liệu chủ yếu qua các cuộc phỏng vấn, “hàng ngàn cuộc phỏng vấn”, một phương pháp gắn liền với ngành khẩu sử (oral history), một lối viết thịnh hành ở Tây phương từ khoảng cuối thập niên 1960, và trở thành một ngành học ở các đại học Tây phương từ cuối thế kỷ 20. Khẩu sử khác lịch sử. Khác, trước hết, ở nguồn tài liệu: với lịch sử, chủ yếu là các văn bản viết; với khẩu sử, chủ yếu là các lời kể của những người trong cuộc hoặc chứng nhân được thu thập qua các cuộc phỏng vấn. Khác nữa, ở đối tượng: với lịch sử, đó là các tài liệu lịch sử, nói cách khác, lịch sử là lịch sử trên lịch sử; với khẩu sử, đó là ký ức, hoặc ký ức cá nhân hoặc ký ức tập thể. Khác, cuối cùng, còn ở tính chất, như là hệ quả của hai cái khác ở trên: trong khi văn bản viết là những gì đã được công bố, nghĩa là, thứ nhất, thuộc về công chúng; thứ hai, với những mức độ khác nhau, được xác minh, do đó, được xem là ít nhiều đáng tin cậy; các lời kể trong các cuộc phỏng vấn, ngược lại, gắn liền với từng cá nhân, xuất phát từ kinh nghiệm riêng, chúng có thể bị khúc xạ, bị biến dạng, thậm chí, được “viết lại” theo những thay đổi trong tâm lý của người kể. Nói cách khác, trong khi lịch sử là những gì đã được chọn lọc khá kỹ, khẩu sử thường là những vật liệu thô; trong khi những người viết sử như những người làm việc trong các tiệm kim hoàn, những người viết khẩu sử như những người làm việc với vỉa quặng trong các hầm mỏ.

Tuy nhiên, về bản chất, lịch sử và khẩu sử giống nhau ở khá nhiều điểm. Thứ nhất, chúng đều là những hình thức diễn ngôn về quá khứ (discourse about the past) chứ không phải bản thân quá khứ. Quá khứ là những gì đã qua và đã biến mất. Diễn ngôn về quá khứ là những tự sự được xây dựng để tái tạo lại quá khứ ấy nhằm đáp ứng một nhu cầu trong hiện tại. Thứ hai, là diễn ngôn, cả lịch sử lẫn khẩu sử đều có tính chất chủ quan, hoặc của một người hoặc của một nhóm người. Thứ ba, do tính chất chủ quan ấy, cả lịch sử lẫn khẩu sử đều luôn luôn được viết lại. Mỗi thời đại hoặc mỗi thế hệ đều cảm thấy có nhu cầu tái cấu trúc ký ức và diễn dịch lại quá khứ, do đó, bao giờ cũng tìm cách viết lại những gì các thế hệ đi trước đã viết.

Về cách trình bày, Bên Thắng Cuộc có tính chất báo chí hơn là lịch sử. Có hai điểm khác nhau căn bản giữa báo chí và lịch sử: Thứ nhất, trong khi lịch sử nặng về phân tích, báo chỉ nặng về miêu tả; thứ hai, trong việc sử dụng tài liệu, kể cả tư liệu lấy được từ các cuộc phỏng vấn, yêu cầu cao nhất đối với lịch sử là mức độ khả tín, nghĩa là cần được đối chiếu và xác minh cẩn thận; với báo chí, là tính chất tươi ròng của tài liệu; và vì tính chất tươi ròng ấy, nhiều lúc chưa chắc chúng đã chính xác, hoặc nếu chính xác, chưa chắc đã có ý nghĩa tiêu biểu đủ để phản ánh thực chất của vấn đề.

Nhìn Bên Thắng Cuộc như một tác phẩm báo chí dựa trên phương pháp khẩu sử, chúng ta dễ dàng chấp nhận một số khuyết điểm vốn rất dễ thấy trong cuốn sách.

Thứ nhất, về phương diện cấu trúc, đặc biệt ở tập 2, “Quyền bính”; ở đó, thứ nhất, quan hệ giữa các chương không theo một trật tự logic nào cả; thứ hai, giữa các chương cũng không có sự cân đối cần thiết: có một số chương được viết kỹ và nhiều chi tiết (ví dụ về Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt) hơn hẳn các chương khác (ví dụ về Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh). Lý do khá dễ hiểu: Huy Đức không hoàn toàn làm chủ nguồn tư liệu của mình. Với những người anh tiếp cận được dễ, anh viết sâu; với những người ở xa, anh viết cạn. Vậy thôi.

Thứ hai, về vấn đề tư liệu. Huy Đức phỏng vấn rất nhiều người, nhưng không phải TẤT CẢ mọi người ở mọi phía; hơn nữa, anh chưa tiếp cận được những nguồn tài liệu mật của Bộ Chính trị nên nhiều vấn đề vẫn khiến người đọc hoang mang. Trong số đó, có hai vấn đề lớn nhất: Một, việc cuối năm 1967, Hồ Chí Minh thường xuyên sang Trung Quốc dưỡng bệnh và Võ Nguyên Giáp thì được cử đi Hungary. Nhiều người cho đó là một cách nghi binh nhằm che giấu ý đồ tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Huy Đức, theo lời kể của một số người, cho hai người bị đưa đi “an trí” để Lê Đức Thọ ra tay thâu tóm quyền lực. Cách giải thích như vậy lại làm nảy sinh nhiều vấn đề khác: chẳng hạn, tại sao Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lại tung ra cuộc đấu đá nội bộ ở vào một thời điểm quan trọng, lúc họ cần đoàn kết và tập trung nhất cho một trận chiến quyết liệt như vậy? Hai, Huy Đức cho giới lãnh đạo Việt Nam, trong những năm 1976 và 1977, không đánh giá đúng mức sự thù nghịch của Pol Pot đối với Việt Nam và từ đó, tầm vóc của cuộc chiến tranh chống Việt Nam do Pol Pot phát động, và đầu năm 1979, hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công của Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (GP, tr. 76); tuy nhiên, trước đó, anh lại kể, từ cuối năm 1977, trong chuyến thăm Cần Giờ, Lê Duẩn đã trả lời thắc mắc của một số đảng viên trong huyện ủy: “Các đồng chí hỏi đúng vào một tình hình cả nước đang quan tâm. Chúng tôi đau đầu lắm, ngủ không được. Không phải là vấn đề Khmer Đỏ mà là vấn đề ai ở đằng sau Khmer Đỏ, đằng sau Pol Pot. Ta đã đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung Quốc đánh ta thôi.” (GP, tr. 72-3) Biết thế mà vẫn “bất ngờ” là sao?

Thứ ba, quan trọng nhất, nhiều chương chỉ có tính chất tự sự nhưng lại thiếu hẳn tính chất phân tích, do đó, tuy hấp dẫn, chúng không giải thích được gì cả. Ví dụ, trong tập “Giải phóng”, Huy Đức viết về Lê Duẩn khá dài, nhưng phần lớn đều tập trung vào cuộc sống và tính cách của ông: Ông có hai vợ, một ở miền Bắc và một ở miền Nam; lúc ở miền Nam, ông nổi tiếng về nhiệt tình và năng lực làm việc không biết mệt mỏi, lúc ra miền Bắc, ông lại nổi tiếng là thích nói chuyện lý thuyết, và khi nói chuyện, có thói quen hay ngắt lời người khác. Nhưng có những điểm quan trọng nhất lại không được phân tích: Một, tại sao Hồ Chí Minh lại tin cậy Lê Duẩn đến độ giao ngay cho ông chức Tổng Bí thư ngay sau khi ông mới ra Hà Nội như vậy? Lúc ấy, chung quanh Hồ Chí Minh, ngoài Trường Chinh vốn đã bị mang tiếng sau vụ cải cách ruộng đất, có rất nhiều tay chân thân thiết, kể cả hai người được ông và nhiều người khác yêu mến: Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng? Hai, tại sao, từ miền Nam mới ra Bắc, hầu như hoàn toàn đơn độc, chỉ trong vòng mấy năm, Lê Duẩn đã có thể thao túng toàn bộ guồng máy đảng Cộng sản, lấn át quyền hành của tất cả mọi người, kể cả Hồ Chí Minh, như vậy? Ông sử dụng các biện pháp gì để xây dựng vây cánh và quyền lực một cách nhanh chóng và hiệu quả như vậy? Ba, tại sao một người nổi tiếng quyền biến và, đến lúc chết, vẫn có uy tín rất lớn, không những ở miền Bắc mà còn trên cả thế giới, như Hồ Chí Minh, lại đành nhẫn nhục chịu đựng cảnh bị Lê Duẩn tước đoạt quyền hành mà không hề tìm cách kháng cự như vậy? Đó là những vấn đề giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại không thể không đặt ra.

Những khuyết điểm trên có thể được chấp nhận hoặc bỏ qua nếu chúng ta đọc Bên Thắng Cuộc như một tác phẩm tường thuật về tình hình chính trị của một thời đại. Mang tính báo chí, Bên Thắng Cuộc gần với khẩu sử hơn lịch sử. Tự bản chất, khẩu sử là ký ức. Với ký ức, quan trọng nhất là câu chuyện chứ không phải phân tích. Mà các câu chuyện trong Bên Thắng Cuộcthì không những hấp dẫn mà còn đa dạng vô cùng. Tính chất đa dạng ấy làm cho bức tranh Huy Đức mô tả trở thành đa diện. Nhìn từ góc độ ấy, chúng ta sẽ thấy có khi ngay cả những chi tiết nhí nhắt nhất cũng có thể hữu ích. Ví dụ, lời tâm sự của bà Nguyễn Thụy Nga (trong sách có lúc viết tên lót là Thụy, lúc lại viết là Thị), người “vợ miền Nam” của Lê Duẩn, về chồng bà: “Trong tình yêu anh cũng như con nít” (GP, tr. 117). Câu ấy, tự nó, không tiết lộ được điều gì cả. Thì có người đàn ông nào, trong tình yêu, lại không giống con nít? Nhưng nó vẫn giúp người đọc, khi nhìn lại Lê Duẩn, thấy ở ông, ngoài hình ảnh một nhà lãnh đạo cuồng tín, thủ đoạn và độc đoán, còn có một khía cạnh khác: một con người. Những cách nói năng kiểu “thằng này, thằng nọ” của Nguyễn Văn Linh, cũng vậy, đều tiết lộ một cá tính. Đối với người bình thường, cá tính thường bị loại trừ từ góc độ nghề nghiệp. Nhưng với các chính khách, đặc biệt khi chính khách ấy nắm giữ vai trò lãnh đạo, cá tính lại được chú ý vì nó ảnh hưởng đến chính sách, từ đó, đến đường lối chung, và cũng từ đó nữa, đến cả vận mệnh của đất nước.

Bên Thắng Cuộc hay, rất hay, nhưng cũng giống như mọi cuốn tường thuật hay khẩu sử, nó là một cái gì dở dang. Nó là một khối quặng chưa được tinh chế. Nó cung cấp cho người đọc cả hàng ngàn câu chuyện từ cả mấy trăm người kể khác nhau để người đọc, hoặc các sử gia sau này, so sánh, diễn dịch, phân tích và/hoặc tổng hợp lại để thành một bức tranh hoàn chỉnh hơn.

Ở trên (bài số 1), tôi có viết điều tôi thích nhất ở Bên Thắng Cuộc là tư liệu. Vậy điều kế tiếp? Đó là quan điểm. Một số người ở hải ngoại, chỉ nhìn vào mấy dòng lý lịch trích ngang của Huy Đức, thấy anh đã từng là bộ đội, lại là sĩ quan, đã lên tiếng phê phán và tố cáo anh, dù có khi chưa hề đọc trang nào trong cuốn sách. Đó chỉ là một nhận định vội vã và đầy thành kiến. Trong lời nói đầu tập “Giải phóng”, Huy Đức cho biết cuốn sách của anh là “công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật”. Dĩ nhiên, chúng ta biết, “sự thật” là một khái niệm rất mơ hồ. Và tương đối. Nhưng cách hiểu về cái gọi là “sự thật” ấy của Huy Đức, theo tôi, rất đơn giản nhưng chính xác: Chúng là những gì khác hẳn với “những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền” ở Việt Nam. Theo đuổi mục tiêu ấy, không thể nói lúc nào Huy Đức cũng thành công. Đó là điều dễ hiểu. Ai cũng vậy thôi. Có điều tôi cho là đáng khen ngợi nhất ở anh là anh có thiện chí và cố gắng.

Thiện chí và cố gắng ấy thể hiện ngay ở nhan đề cuốn sách: Bên Thắng Cuộc. Tại sao không phải là “thắng trận” hay “chiến thắng” như hai cách nói khác thông dụng hơn? Tôi nghĩ đó là một lựa chọn. “Thắng trận” chỉ thuần về quân sự. Nhưng đề tài Huy Đức muốn trình bày không phải chỉ là quân sự. Còn “chiến thắng”? Trong chữ “chiến thắng”, ngoài ý nghĩa “thắng”, còn có hai nét nghĩa phụ khác, đi kèm, đến từ chữ “chiến”: chính nghĩa và vinh quang. Không ai dùng chữ “chiến thắng” để nói về kẻ đi đánh lén người khác, chẳng hạn. Chữ “thắng cuộc” hoàn toàn không có những hàm ý như thế. Đánh bài: thắng cuộc. Cá cược: thắng cuộc. Dùng chữ “bên thắng cuộc”, Huy Đức, một mặt, tước bỏ các huyền thoại chung quanh từ “chiến thắng” vốn thường được sử dụng, mặt khác, xem chiến tranh, tự bản chất, như một ván bài về quyền lực. Vậy thôi. Trong ván bài, việc thắng thua tuỳ thuộc may rủi chứ không dính dáng gì đến chuyện chính nghĩa hay không chính nghĩa.

Trong tập “Quyền bính”, ở chương “XVII: Tam quyền không phân lập”, khi nói về những sự thay đổi Hiến pháp ở Việt Nam, Huy Đức viết: “Hiến pháp 1992, vì thế, đã không tiếp cận được những mô hình nhà nước tiến bộ để trở thành nền tảng cho Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền.” (QB. 90) Xin lưu ý: chữ “tiến bộ” đằng sau chữ “nhà nước” và đằng trước cụm từ “nhà nước pháp quyền” ở câu trên hoàn toàn trái ngược với cách hiểu về chữ “tiến bộ” mà giới truyền thông Việt Nam thường sử dụng.

Trong giới lãnh đạo Việt Nam, rõ ràng Huy Đức tỏ ra ưu ái đặc biệt với hai người: Võ Nguyên Giáp và Võ Văn Kiệt. Nhưng ngay cả như vậy, ở cả hai, Huy Đức đều nhận thấy những khuyết điểm căn bản của họ: trung thành một cách dại dột. Phê bình như thế, Huy Đức thấy được một vấn đề thuộc về bản chất của chế độ. Bản chất được anh viết trong lời nói đầu tập “Quyền bính”: “Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.” Nhưng nếu nó không có khả năng tự khắc phục sai lầm thì sao? Ai sẽ đảm nhận trách nhiệm ấy? Câu trả lời nằm trong những điều Huy Đức chưa nói hết: Có thể là bất cứ ai, nhưng chắc chắn là không phải từ “hệ thống”.

Đó chính là lý do chính khiến báo chí trong nước xúm vào đánh cuốn Bên Thắng Cuộc.

Dĩ nhiên, Bên Thắng Cuộc không tránh khỏi khuyết điểm. Chả có cuốn sách nào không có khuyết điểm cả. Vấn đề chỉ là nhiều hay ít. Ở cuốn Bên Thắng Cuộc, theo tôi: Ít. Điều thú vị là, hầu hết các sai lầm của anh đều liên quan đến văn học. Trong chương “XI: Campuchia” của tập “Giải phóng”, anh nhận định: “Cảnh giác với người Trung Hoa là điều đã có từ trong máu người Việt Nam. Nhưng, trong lịch sử nghìn năm kháng cự để tồn tại với ‘thiên triều’, chưa có triều đại nào lại công khai xác định Trung Quốc là ‘kẻ thù truyền kiếp và lâu dài’ trong các văn kiện chính thức như thời Tổng bí thư Lê Duẩn.” (GP, tr. 160). Sai. Huy Đức quên trong Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi có câu này: “Kẻ thế thù đâu thể đội trời chung”  (Niệm thế thù khởi khả cộng đái / 念 世讎 豈 可 共 戴). Thế thù: Kẻ thù truyền kiếp. Trong “chương XII: Cởi trói” của cuốn “Quyền bính”, nhân nhắc đến các dấu mốc lớn trong  lịch sử báo chí Việt Nam, anh viết : “Thơ Mới, cuối thập niên 1930” (QB, tr. 11).  Sai. Thời điểm ra đời của Thơ Mới là đầu chứ không phải cuối thập niên 1930. Trong vòng chưa tới 10 năm, Thơ Mới đã đi hết một chặng đường. Cũng trong chương ấy, anh trích bài “Vòng trắng” của Phạm Tiến Duật như sau: “Khói bom lên trời thành những vòng đen / Và dưới mặt đất sinh ra bao vòng trắng / Tôi với bạn đi trong im lặng / Khăn tang trên đầu như một số không” (QB, tr. 18). Sai nhiều chỗ. Nguyên văn bài thơ ấy là:

Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
Cái im lặng bình thường đêm sau chiến tranh.

Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.


Ngay cả mấy câu thơ của Nguyễn Duy được trích làm đề từ cho cuốn sách cũng sai:

Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
Bên nào thắng thì nhân dân đều bại.

Nguyên văn của Nguyễn Duy như sau:

Ta mặc niệm trước Angkor đổ nát
đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người


Đá ơi
xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà bình!


Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…

(In trong tập Quà tặng, nxb Văn Học, 1990, tr. 78)

“Nghĩ” khác với “suy”, “mọi” khác với “mỗi”, và “phe” khác với “bên”.

Cũng như “bên thắng cuộc” khác với “bên chiến thắng”.

Một điều cuối cùng: Không ít người cho chọn cách tiếp cận từ phía những người thắng cuộc như Huy Đức là một chọn lựa đầy thiên vị, từ đó, bức tranh anh muốn phác họa sẽ bị lệch lạc theo. Theo tôi, không đúng. Thứ nhất, trong mọi lịch sử, những người “thắng cuộc” - xưa là vua chúa, sau này, giới cầm quyền - bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm, cần được nghiên cứu nhất, bởi chính họ, một cách tích cực hay tiêu cực, quyết định diện mạo của một thời đại và số phận của một dân tộc. Thứ hai, vấn đề không phải lệch lạc hay không. Vấn đề chỉ là ở mức độ. Không có một cuốn sách nào, kể cả lịch sử, chính xác hoàn toàn. Thậm chí, các nhà hậu hiện đại chủ nghĩa còn hoài nghi cái gọi là lịch sử nói chung: Họ xem lịch sử như một biểu hiện của đại tự sự (grand narrative), một tham vọng đạt đến cái nhìn bao quát toàn bộ sự thật và thực tại: Với họ, đó là điều bất khả. Hơn nữa, họ xem lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một quan điểm và một góc nhìn nhất định: lịch sử (history) là chuyện của ông-ấy, của một gã nào đó (his-story). Chứ không có một lịch sử chung nhất cho mọi người.

Bên Thắng Cuộc là một tác phẩm hay nhưng dĩ nhiên, như mọi cuốn sách khác, không hoàn hảo. Cái không hoàn hảo ấy cần được hoàn thiện dần dần. Bằng những tác phẩm khác. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Và càng không đáng phản đối.

***

Kỳ tới: Chân dung “bên thắng cuộc”
Chú thích: Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của  Bên Thắng Cuộc.


-Bài gốc đã được nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đồng ý

Hôm nay, dư luận và cộng động mạng xã hội có nhiều ý kiến về bài viết của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đăng trên báo Pháp luật TP.HCM, nhất là những đoạn liên quan đến cuốn sách mới Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức. 
Bạn bè đã lâu với ông Thanh, tôi có thể khẳng định mà không sợ sai rằng ông là một nhà nghiên cứu nghiêm túc, cẩn trọng; những phát ngôn hoặc bài viết của ông thường thể hiện sự suy nghĩ chín chắn, đầy đủ, vừa bao quát vừa có chiều sâu, và đặc biệt khách quan, bày tỏ thái độ cũng như cách đánh giá rõ ràng. Tuy nhiên, trong bài đăng báo Pháp luật nói trên, tôi thấy không toát lên điều ấy. 

Cũng vừa may, chiều tối, ông Cao Tự Thanh gọi cho tôi bảo rằng ông đang rất phiền lòng vì bài gốc đã bị cắt xén, lược bớt, thay đổi cho phù hợp với ý đồ của người biên tập và tờ báo. Tôi đề nghị ông cho tôi bài gốc đã được ông chấp nhận trước khi đăng báo, và ông đã chuyển cho tôi, vậy xin đưa lên đây để mọi người cùng rõ quan điểm đầy đủ của một nhà nghiên cứu cẩn trọng.
17.1.2013
Nguyễn Thông



Phỏng vấn người kết thúc việc phiên dịch Đại Nam Thực lục ở Việt Nam

Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX từ góc nhìn quốc tế hóa và hiện đại hóa

Tháng 10. 2011, Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên viết về lịch sử Việt Nam dưới hai đời Thành Thái, Duy Tân của Quốc sử quán triều Nguyễn đã ra mắt người đọc (được in lần thứ hai tháng 8. 2012). Đến nay, trước thềm năm mới, tháng 12. 2012 Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ viết về lịch sử Việt Nam dưới đời Khải Định lại tiếp tục ra mắt người đọc, cả hai quyển đều do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc trao đổi với anh, người kết thúc việc phiên dịch Đại Nam Thực lục ở Việt Nam.

Bộ Đệ thất kỷ này anh làm trong bao lâu?

Nó ngắn hơn bộ Đệ lục kỷ Phụ biên, nhưng tôi phải làm mất tám tháng. Vì nhiều chuyện mà nó ghi chép cũng được nhiều sách báo tài liệu đương thời ghi chép, không đối chiếu với những tài liệu ấy thì không thể hiểu rõ và dịch đúng được. Ngay từ cuối 2011 đầu 2012 Thư ký của tôi đã phải ra Hà Nội hai lần trong hai tháng để tìm đọc và sao chép tư liệu trong một số báo chí sách vở thời gian 1916 – 1925, đây là chưa kể tới công sức và thời gian của những người đã giúp đỡ tôi. Ví dụ phía Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp mà không vui lòng chụp giúp cho nguyên bản, thì tôi lấy gì mà dịch. Họ hỗ trợ người khác với tinh thần khoa học, chứ có phải với cung cách như ở xứ ta đâu!

Có vẻ như anh gặp nhiều khó khăn trong việc tập hợp tư liệu tham khảo?

Có đấy. Ví dụ tôi biết bản in 26 tờ mộc bản của bộ Đệ thất kỷ có bản dập ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã có được nội dung phần Phàm lệ trong đó, nhưng gọi điện xin qua xem lại thì người lãnh đạo cơ quan Lưu trữ ở Thành phố nói không có, cứ lên Đà Lạt đọc. Sau đó có một người bạn ở Viện Hán Nôm vào Thành phố công tác, có đủ giấy tờ, tôi nhờ hỏi giúp thì nhân viên ở đó nói có lệnh của cấp trên không cho đọc bản dập mộc bản. Cô ấy ra Hà Nội xin đủ giấy tờ liên hệ thì người lãnh đạo Lưu trữ ở Đà Lạt nói cô ấy nghiên cứu Đông y chứ không phải nghiên cứu lịch sử, không cho sao chụp. Mớ mộc bản ấy đều thuộc loại tư liệu lịch sử được tham khảo, mà người đọc cũng chỉ cần xem bản dập, cô ấy là người nhà nước, có đủ giấy tờ còn không được đụng tới, thì loại thảo dân như tôi biết tìm ai chứng nhận mình nghiên cứu cái gì để được đọc cái gì. Họ không cho đọc tôi cũng chẳng mất gì, có điều nếu trong 26 tờ mộc bản tức bản in chính thức ấy có chỗ nào khác với bản Đệ thất kỷ chép tay của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp thì người đọc không được chửi tôi, thế thôi.
Còn nói thêm thì hệ thống Lưu trữ – Thư viện ở nước ta rất kém. Thư ký của tôi đọc tư liệu về cho biết có những bộ báo trước 1945 ở Thư viện Quốc gia Hà Nội nhiều năm không ai đụng tới, để đứng trên giá lâu ngày cong quằn thành hình chữ S, mượn ra đọc nhân viên thư viện mới biết là báo nát, sau đó không phục vụ nữa. Họ không đưa ra phục vụ để giữ gìn tài liệu là phải, nhưng như thế thì giữ những tư liệu ấy làm cái gì, thư viện đâu phải là bảo tàng? Cũng có một số cũ nát được lưu trữ và phục vụ bằng vi phim kiểu những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng sử dụng và bảo quản đều rất bất tiện. Phải có kế hoạch và kinh phí, kỹ thuật này nọ để số hóa các tài liệu ấy chứ. Tôi hy vọng những người có trách nhiệm quan tâm tới những chuyện loại này, để hệ thống Lưu trữ – Thư viện của quốc gia làm tròn chức trách của mình với xã hội.

Anh nghĩ gì về việc đã kết thúc việc phiên dịch Đại Nam Thực lục?

Tôi chỉ nghĩ dịch hai bộ sử đó là việc phải làm, mình làm được thì cứ làm hết sức, còn kết thúc hay không thì có hề gì, chuyện chung thiên hạ ai mà độc quyền được. Với lại kết thúc một cái gì đó thì phải mở ra một cái gì đó, nếu không mở ra được thì cái kết thúc ấy có giá trị gì đâu.

Anh không lạc quan về việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, lịch sử triều Nguyễn hiện nay à?

Vài ngàn trang tư liệu trong hai bộ sử chữ Hán tôi dịch có thể cũng quan trọng, nhưng còn hàng triệu trang tư liệu chữ Hán chữ Pháp và cả chữ quốc ngữ khác chắc chắn cũng quan trọng nhưng thử hỏi có bao nhiêu người làm sử lâu nay nhìn tới. Mà tư liệu chỉ là một phần của sử học. Ví dụ nhiều năm nay lịch sử Việt Nam thế kỷ XX chỉ được nhìn qua lăng kính sử Đảng, có khi còn được nhất hóa với sử Đảng, không khắc phục được sai lầm sử học này thì còn lâu chúng ta mới có được một bộ quốc sử đúng nghĩa ít nhất là về thế kỷ XX.

Trong phần giới thiệu Đệ thất kỷ, anh có nói lịch sử Việt Nam từ thời Pháp thuộc trở đi bị chi phối bởi hai tiến trình quốc tế hóa và hiện đại hóa, trong đó tiến trình quốc tế hóa đi trước và chia thành hai dòng quốc tế hóa cưỡng bức - quốc tế hóa tự nguyện. Xin anh giải thích rõ hơn về hai tiến trình này?

Trong lịch sử, sự tiếp xúc và giao lưu giữa các dân tộc và quốc gia luôn luôn diễn ra nhưng chủ yếu trong phạm vi nhỏ, không toàn diện và nhiều khi mang tính chất ngẫu nhiên. Nếu không có kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì không thể có phong trào quốc tế hóa như một quy luật phát triển của lịch sử thế giới từ thế kỷ XIX trở đi. Hiện nay người ta gọi đó là toàn cầu hóa, vì tính chất cưỡng bức đã giảm đi rất nhiều và quan trọng hơn là mang tính đa phương đa chiều chứ không phải chủ yếu là một chiều như trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tôi có viết trong lời giới thiệu Đệ thất kỷ rằng “Khác với hiện đại hóa cơ bản là sự thay đổi các tổ chức, thiết chế, quan hệ trong cấu trúc kinh tế – xã hội theo hướng hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu và xu thế trước hết của các hoạt động sản xuất cả vật chất lẫn tinh thần trong quốc gia, quốc tế hóa chủ yếu là sự tiếp thu các mô hình, chuẩn mực, giá trị nước ngoài trên phạm vi rộng và với quy mô lớn để thích ứng trước hết với sự giao dịch thế giới. Tiến trình quốc tế hóa do đó dễ phát triển theo đường hướng ly khai truyền thống, ít nhiều tách rời với những điều kiện có thật và tạo ra những mâu thuẫn trong tiến trình văn hóa – xã hội của đất nước”. Dĩ nhiên đó chưa chắc là một cách hiểu thật chính xác, vì đây là một vấn đề lịch sử và sử học rất lớn, phải có nhiều người cùng quan tâm và tìm hiểu mới làm rõ được. Nhưng tôi giới thiệu Đệ thất kỷ, chủ yếu chỉ nói đến thời điểm 1925 thì xác định nội hàm của khái niệm như vậy là tạm đủ để làm việc rồi. Còn quốc tế hóa tự nguyện là tôi muốn nói tới việc nhiều tổ chức và lực lượng yêu nước trước 1945 tiếp nhận các kinh nghiệm, chuẩn mực, giá trị nước ngoài để chống Pháp, ví dụ Phan Bội Châu và nhiều chí sĩ Đông du từng qua Nhật học tập với ý định tiến tới cầu viện Nhật Bản. Cái chính thống góp phần quy định cái phi chính thống, đã có quốc tế hóa cưỡng bức của Pháp thì sẽ có quốc tế hóa tự nguyện để chống Pháp, đó là một trong những logic của lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.

Có thể vận dụng cách nhìn ấy để nhìn nhận lịch sử Việt Nam trước và sau 1975 không, xin anh nói rõ?

Có hai điểm phải nói thêm. Thứ nhất là trên bề mặt thì quốc tế hóa và hiện đại hóa có rất nhiều nét giống nhau, nên nhiều khi người ta tưởng là mình hiện đại hóa nhưng thật ra là đang quốc tế hóa. Giáo dục Việt Nam nhiều năm nay là một ví dụ, nhiều trường Đại học theo chương trình tiêu chuẩn quốc tế này nọ mà có đáp ứng được nhu cầu của đất nước đâu. Cho nên phải nhìn vào bản chất và chức năng, tôi có nói qua ở đoạn trích trên kia rồi.
Thứ hai là quốc tế hóa và hiện đại hóa cơ bản không mâu thuẫn với nhau, nhưng ở Việt Nam thế kỷ XX thì ách đô hộ của ngoại nhân đến 1945 rồi chiến tranh liên miên từ 1945 đến 1975 đã tạo ra giữa hai tiến trình này một sự lệch pha, sự lệch pha ấy dẫn tới nhiều mâu thuẫn về nhận thức xã hội ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển đất nước. Ví dụ sau giải phóng thì nhiều yếu tố văn hóa thị dân trong vùng tạm chiếm ở miền Nam trước đó bị đồng nhất với văn hóa thực dân mới, quần loe bị rọc, tóc dài bị cắt, truyện võ hiệp bị cấm. Chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc đúng đắn thời bấy giờ lẽ ra đã đạt được hiệu quả xã hội cao hơn rất nhiều nếu không có sự lạc hậu như thế về nhận thức ở nhiều người chiến thắng vốn chưa sống trong bối cảnh kinh tế hàng hóa nên không có ý niệm đúng đắn về sinh hoạt thị dân.
Tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam trước 1945 chỉ đạt được kết quả phiến diện và nửa vời, vì nó được hướng tới phục vụ cho lợi ích của ngoại nhân chứ không phải cho nhân dân Việt Nam. Kinh tế xã hội Việt Nam năm 1945 còn rất lạc hậu, tiến hành chiến tranh chống Pháp xong đã chết dở, nên qua thời kỳ 1954 – 1975 hai bên tham chiến đều phải dựa vào nước ngoài. Nhiều tài liệu gọi đó là “cuộc chiến tranh hai phe”, tức tính chất quốc tế hóa của lịch sử Việt Nam thời gian 1954 – 1975 đã được xác nhận rõ ràng. Về nội dung thì chiến tranh chống Mỹ nhằm giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, nhưng về tính chất thì đó là một cuộc đấu tranh giữa hai đường hướng và cách thức quốc tế hóa khác nhau. Hàng chục quyển sách, hàng ngàn bài viết của những người lưu vong hay đối lập mà tôi đọc thấy trước nay cũng thế, cũng chỉ là muốn Việt Nam quốc tế hóa theo những đường hướng khác với nhà nước Việt Nam, rất giống nhau về cách tư duy, chỉ là quyền lợi khác nhau thì con đường khác nhau.
Sau 1975 tiến trình quốc tế hóa về chính trị ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mặc dù là quốc tế hóa tự nguyện như điều 4 trong Hiến pháp 1980 rồi Hiến pháp 1992 ít nhiều cho thấy, trong khi việc hiện đại hóa về các mặt kinh tế, văn hóa và pháp lý tức nền tảng vật chất, cơ sở xã hội của chính trị thì không được quan tâm đúng mức. Từ thời đổi mới đến nay kinh tế có sự phát triển nhảy vọt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều người nhắc nhở chuyện phát triển bền vững thật ra là nói tới việc hiện đại hóa, tức phát triển trên cơ sở tái sản xuất mở rộng sức mạnh của chính đất nước đấy. Nhưng từ thời đổi mới, trong nhiều lãnh vực văn hóa và xã hội tốc độ quốc tế hóa lại nhanh hơn tốc độ hiện đại hóa. Nhiều giá trị, chuẩn mực nước ngoài dần dần chiếm ưu thế trong khi mặt bằng dân sinh và dân trí chưa phát triển đủ mức cần thiết để tiếp nhận và sử dụng chúng một cách chủ động và có hiểu biết. Tôi cho rằng nếu chúng ta không điều chỉnh được sự lệch pha này thì đó sẽ là một đại họa của dân tộc Việt Nam. Còn nói rộng ra thì Trung Quốc cũng đang chết dở vì sự lệch pha nói trên, nhưng họ là một nước lớn nên còn gây tai họa cho nhiều nước khác.

Mới đây, quyển sách Bên thắng cuộc gây ra nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Với cách nhìn nói trên thì anh đánh giá thế nào về quyển sách này?

Về tư liệu thì quyển sách ấy nêu ra nhiều chuyện tôi không biết. Nhưng tư liệu chỉ là một phần của sử học, còn phải có tri thức, phương pháp và bản lãnh thì may ra tư liệu mới giúp người ta thành sử gia được.
Cùng một số tư liệu như nhau nhưng trình bày khác nhau sẽ dẫn tới hiệu ứng thông tin khác nhau. Ví dụ một ông lãnh đạo cơ quan nhận xét cán bộ rằng “Anh A năng lực chuyên môn cao nhưng vô kỷ luật” thì y kẹt rồi, nhưng nếu ông ta nói “Anh A vô kỷ luật nhưng năng lực chuyên môn cao” thì y sẽ dễ sống hơn. Hay tôi có một đứa cháu con người bạn, lớn rồi mà ham học nên không lo chuyện vợ con, cứ xin cha mẹ cho đi du học hết Úc lại tới Trung Quốc. Có lần Tết y về tôi tới chơi gặp y bèn vu cáo “Sao mày không lo lấy vợ mà cứ ham ra nước ngoài chơi bời thế hả? Chú xem Niên giám thống kê của Trung Quốc thấy từ năm mày qua học bên đó thì tình trạng nạo phá thai ở các trường Đại học tăng vọt, mày vừa phải thôi chứ”, ba má y cứ bò ra cười. Tóm lại những sự kiện có thật là một chuyện, cách sắp xếp những sự kiện ấy để đưa người đọc người nghe tới kết luận mình muốn là chuyện khác. Nhưng logic của sử học phải ăn khớp với logic của lịch sử, nếu ăn khớp rồi thì nó sẽ trở thành một sức mạnh độc lập chặn người làm sử lại trước những ngã rẽ chủ quan, những ngõ cụt thiên kiến để đi tới và nếu cần thiết thì điều chỉnh mục tiêu học thuật của mình. Không có được cái công cụ phương pháp luận ấy thì tác phẩm sử học đồ sộ công phu cỡ nào cũng có yếu tố ngụy thư. Tương tự, nếu đánh giá tác phẩm sử học từ góc độ quyền lợi và tâm lý của mình hay nhóm mình bất kể sự thật và logic lịch sử thì khen hay chê cũng đều có thể sai lầm, có nhân danh cái gì vĩ đại cao cả cũng vẫn thế thôi.
Quyển sách ấy phủ nhận nhiều chuyện trước kia được coi là đúng đắn hay tất yếu, chuyện đó thì bình thường. Có điều phủ nhận cái gì là một chuyện, phủ nhận để làm gì là chuyện khác. Nói ra những cái sai của Đảng cộng sản, của chính quyền Việt Nam sau 1975 thì dễ thôi, ngay Đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam cũng từng nói tới nhiều cái trong nhiều lần rồi. Điều quan trọng là nêu ra được nhận thức thế nào mới là đúng, hành động thế nào để khắc phục tối đa hậu quả của những cái sai ấy mới là hay, sử học có là sử học, có là kho lưu trữ những kinh nghiệm quá khứ, có là chất gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai hay không là ở chỗ ấy, chứ đã rắp tâm ca tụng tung hô hay công kích phủ nhận thì cần gì tới sử học.
Tôi mới đọc phần đầu quyển sách ấy nên không thể có ý kiến chính xác. Nhưng về tư duy sử học thì phần đầu quyển sách ấy có vẻ không khác với nhiều cái tôi đã đọc, chưa thấy tác giả xác lập được cái logic sử học phù hợp cần có để thực hiện đề tài rất khó và rất lớn này.

Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay chúng ta nên có thái độ, cách nhìn, lý giải lịch sử như thế nào cho phù hợp với sự phát triển và giảm thiểu tổn thương cho dân tộc đã bị quá nhiều thương tổn?

Nhiều người làm sử và đọc sử không quan tâm tới cái logic của lịch sử Việt Nam nói chung và thế kỷ XX nói riêng, nên trước nay có nhiều ngụy thư mà cũng có nhiều lời khen chê kiểu đạo đức luận, chán lắm. Từ 1930 đến nay Đảng cộng sản là một lực lượng góp phần làm ra lịch sử Việt Nam, nhưng chính lực lượng ấy cũng là một sản phẩm cụ thể của lịch sử Việt Nam, ngay từ lúc mới hình thành cũng mang nhiều yếu tố thuộc địa nửa phong kiến, phần đông đảng viên yêu nước là chính chứ có được bao nhiêu người thật sự hiểu chủ nghĩa Marx. Nhưng vì họ không có điều kiện tự khắc phục hạn chế của chính mình trong mấy mươi năm chiến tranh nên sau 1975 những khiếm khuyết trí mạng ấy mới bộc lộ toàn diện, tiếp tục bao cấp đã sai mà mở cửa đổi mới cũng có nhiều cái chưa đúng. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đương chức từng phát biểu công khai trên báo chí, đại ý là càng giữ chức vụ cao hơn ông càng thấy ít tự do hơn. Đủ thấy một cá nhân luôn bị giới hạn bởi tổ chức trong đó họ hoạt động, còn một tổ chức luôn bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó tồn tại. Không nên đánh giá thấp vai trò cá nhân, nhưng phải giải thích lịch sử bằng chính lịch sử chứ không thể quy kết vào ý chí hay đạo đức của một số cá nhân được. Cái mà nhiều người gọi là phải công bằng với lịch sử chính là như thế. 

Hết


LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ XX TỪ GÓC NHÌN QUỐC TẾ HÓA - BÀI 2-Bên thắng cuộc - logic sử học chưa phù hợp


Trong bài trước, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đã giới thiệu khái quát về tác động của xu hướng quốc tế hóa trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.


Trong bài này, cũng trên góc nhìn quốc tế hóa, anh nhận xét về quyển sách Bên thắng cuộc đang ít nhiều gây chú ý trong dư luận.
. Có thể vận dụng cách nhìn quốc tế hóa để phân tích lịch sử Việt Nam trước và sau 1975 không?
+ Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam trước 1945 chỉ đạt được kết quả phiến diện và nửa vời, vì nó được hướng tới phục vụ cho lợi ích của ngoại nhân chứ không phải cho nhân dân Việt Nam.
Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 1945 còn rất lạc hậu, tiến hành chiến tranh chống Pháp xong đã chết dở nên qua thời kỳ 1954-1975, lực lượng ở hai miền đều phải dựa vào nước ngoài. Nhiều tài liệu gọi đó là “cuộc chiến tranh hai phe”, tức tính chất quốc tế hóa của lịch sử Việt Nam thời gian 1954-1975 đã được xác nhận rõ ràng.


Về nội dung thì cuộc chiến tranh chống Mỹ là nhằm giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước nhưng đồng thời nó còn là một cuộc đấu tranh giữa hai đường hướng và cách thức quốc tế hóa khác nhau.
Sau 1975, tiến trình quốc tế hóa về chính trị ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mặc dù là quốc tế hóa tự nguyện trong khi vấn đề hiện đại hóa về các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội tức nền tảng vật chất, cơ sở xã hội của chính trị không được quan tâm đúng mức.
Từ thời đổi mới đến nay, kinh tế có sự phát triển nhảy vọt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều người nhắc nhở chuyện phát triển bền vững thật ra là nói tới việc hiện đại hóa, tức phát triển trên cơ sở tái sản xuất mở rộng sức mạnh của chính đất nước. Nhưng từ thời đổi mới, trong nhiều lĩnh vực văn hóa và xã hội, tốc độ quốc tế hóa lại nhanh hơn tốc độ hiện đại hóa. Nhiều giá trị, chuẩn mực nước ngoài dần dần chiếm ưu thế trong khi mặt bằng dân sinh và dân trí chưa phát triển đủ mức cần thiết để tiếp nhận và sử dụng chúng một cách chủ động và có hiểu biết. Tôi cho rằng nếu chúng ta không điều chỉnh được sự lệch pha này thì đó sẽ là một đại họa của dân tộc Việt Nam.
. Mới đây, cuốn Bên thắng cuộcgây ra nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Với cách nhìn nói trên thì anh đánh giá thế nào về quyển sách này?
+ Về tư liệu thì quyển sách ấy nêu ra nhiều chuyện tôi không biết. Nhưng chỉ tư liệu thì không thể làm nên diện mạo của lịch sử. Để phản ánh chính xác, chân thực lịch sử còn phải có tri thức, phương pháp và bản lĩnh của người ghi chép.




Sự kiện giải phóng miền Nam 30-4-1975 và nhiều sự kiện tiếp nối được mô tả trong Bên thắng cuộcmột cách không phù hợp logic lịch sử. Ảnh tư liệu
Cùng một số tư liệu như nhau nhưng trình bày khác nhau sẽ dẫn tới hiệu ứng thông tin khác nhau. Ví dụ một ông lãnh đạo cơ quan nhận xét cán bộ rằng: “Anh A năng lực chuyên môn cao nhưng vô kỷ luật”thì y kẹt rồi nhưng nếu ông ta nói: “Anh A vô kỷ luật nhưng năng lực chuyên môn cao” thì y sẽ dễ sống hơn. Hay tôi có một đứa cháu con người bạn, lớn rồi mà ham học nên không lo chuyện vợ con, cứ xin cha mẹ cho đi du học hết Úc lại tới Trung Quốc. Có lần tết y về, tôi tới chơi gặp y bèn vu cáo: “Sao mày không lo lấy vợ mà cứ ham ra nước ngoài chơi bời thế hả? Chú xem Niên giám thống kê của Trung Quốc thấy từ năm mày qua học bên đó thì tình trạng nạo phá thai ở các trường đại học tăng vọt, mày vừa phải thôi chứ”, ba má y cứ bò ra cười. Tóm lại những sự kiện có thật là một chuyện, cách sắp xếp những sự kiện ấy để đưa người đọc, người nghe tới kết luận mình muốn là chuyện khác. Nhưng logic của sử học phải ăn khớp với logic của lịch sử, nếu ăn khớp rồi thì nó sẽ trở thành một sức mạnh độc lập chặn người làm sử lại trước những ngã rẽ chủ quan, những ngõ cụt thiên kiến để đi tới và nếu cần thiết thì điều chỉnh mục tiêu học thuật của mình. Không có được cái công cụ phương pháp luận ấy thì tác phẩm sử học đồ sộ công phu cỡ nào cũng có yếu tố ngụy thư. Tương tự, nếu đánh giá tác phẩm sử học từ góc độ quyền lợi và tâm lý của mình hay nhóm mình bất kể sự thật và logic lịch sử thì khen hay chê cũng đều có thể sai lầm, có nhân danh cái gì vĩ đại cao cả cũng vẫn thế thôi.
Quyển sách ấy phủ nhận nhiều chuyện trước kia được coi là đúng đắn hay tất yếu, chuyện đó thì bình thường. Có điều phủ nhận cái gì là một chuyện, phủ nhận để làm gì là chuyện khác. Nói ra những cái sai của Đảng Cộng sản, của chính quyền Việt Nam sau 1975 thì dễ thôi, ngay Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam cũng từng nói tới nhiều cái trong nhiều lần rồi. Điều quan trọng là nêu ra được nhận thức thế nào mới là đúng, hành động thế nào để khắc phục tối đa hậu quả của những cái sai ấy mới là hay, sử học có là sử học, có là kho lưu trữ những kinh nghiệm quá khứ, có là chất gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai hay không là ở chỗ ấy chứ đã rắp tâm ca tụng, tung hô hay công kích, phủ nhận thì cần gì phải có học thuật.
Tôi mới đọc phần đầu quyển sách ấy nên không thể có ý kiến chính xác. Nhưng về tư duy sử học thì phần đầu quyển sách ấy có vẻ không khác với nhiều cái tôi đã đọc, chưa thấy tác giả xác lập được cái logic sử học phù hợp cần có để thực hiện đề tài rất khó và rất lớn này.
. Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, chúng ta nên có thái độ, cách nhìn, lý giải lịch sử như thế nào cho phù hợp với sự phát triển và giảm thiểu tổn thương cho dân tộc đã bị quá nhiều thương tổn?
+ Nhiều người làm sử và đọc sử không quan tâm tới cái logic của lịch sử Việt Nam nói chung và thế kỷ XX nói riêng, nên trước nay có nhiều ngụy thư mà cũng có nhiều lời khen chê kiểu đạo đức luận, chán lắm.
Từ 1930 đến nay, Đảng Cộng sản là một lực lượng góp phần làm ra lịch sử Việt Nam nhưng chính lực lượng ấy cũng là một sản phẩm cụ thể của lịch sử Việt Nam, ngay từ lúc mới hình thành cũng mang nhiều yếu tố thuộc địa nửa phong kiến, phần đông đảng viên yêu nước là chính chứ có được bao nhiêu người thật sự hiểu chủ nghĩa Marx. Vì họ không có điều kiện tự khắc phục hạn chế của chính mình trong mấy mươi năm chiến tranh nên sau 1975, những khiếm khuyết trí mạng ấy mới bộc lộ toàn diện, tiếp tục bao cấp đã sai mà mở cửa đổi mới cũng có nhiều cái chưa đúng.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đương chức từng phát biểu công khai trên báo chí, đại ý là càng giữ chức vụ cao hơn ông càng thấy ít tự do hơn. Đủ thấy một cá nhân luôn bị giới hạn bởi tổ chức trong đó họ hoạt động, còn một tổ chức luôn bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó tồn tại. Không nên đánh giá thấp vai trò cá nhân nhưng phải giải thích lịch sử bằng chính lịch sử chứ không thể quy kết vào ý chí hay đạo đức của một số cá nhân được. Cái mà nhiều người gọi là phải công bằng với lịch sử chính là như thế.
. Xin cảm ơn anh.


“Khác với hiện đại hóa, cơ bản là sự thay đổi các tổ chức, thiết chế, quan hệ trong cấu trúc kinh tế-xã hội theo hướng hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu và xu thế trước hết của các hoạt động sản xuất cả vật chất lẫn tinh thần trong quốc gia, quốc tế hóa, chủ yếu là sự tiếp thu các mô hình, chuẩn mực, giá trị nước ngoài trên phạm vi rộng và với quy mô lớn để thích ứng trước hết với sự giao dịch thế giới.
Tiến trình quốc tế hóa do đó dễ phát triển theo đường hướng ly khai truyền thống, ít nhiều tách rời với những điều kiện có thật và tạo ra những mâu thuẫn trong tiến trình văn hóa-xã hội của đất nước.”
Trích lời giới thiệuĐại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ
ANH KIỆT thực hiện
-Quốc tế hóa và hiện đại hóa bị ngộ nhận-



Tiếp sau Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên (xuất bản năm 2011, tái bản 2012), tháng 12-2012, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đã ra mắt Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ.


Trong lời giới thiệu đệ thất kỷ, anh đã đưa ra vấn đề mới là từ thời Pháp thuộc trở đi, lịch sử Việt Nam bị tác động bởi tiến trình quốc tế hóa và hiện đại hóa, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với anh về
vấn đề này.
. Anh nghĩ gì về việc đã kết thúc việc phiên dịch Đại Nam Thực lục?
Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Tôi chỉ nghĩ dịch hai bộ sử đó là việc phải làm, mình làm được thì cứ làm hết sức, còn kết thúc hay không thì có hề gì, chuyện chung thiên hạ ai mà độc quyền được. Với lại kết thúc một cái gì đó thì phải mở ra một cái gì đó, nếu không mở ra được thì cái kết thúc ấy có giá trị gì đâu.
Tư liệu lịch sử đang bị thả nổi
. Anh không lạc quan về việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, lịch sử triều Nguyễn hiện nay à?
+ Vài ngàn trang tư liệu trong hai bộ sử chữ Hán tôi dịch có thể cũng quan trọng nhưng còn hàng triệu trang tư liệu chữ Hán, chữ Pháp và cả chữ quốc ngữ khác chắc chắn cũng quan trọng nhưng thử hỏi có bao nhiêu người làm sử lâu nay nhìn tới. Mà tư liệu chỉ là một phần của sử học. Ví dụ nhiều năm nay lịch sử Việt Nam thế kỷ XX bị đồng nhất với sử Đảng, không khắc phục được sai lầm sử học này thì còn lâu chúng ta mới có được một bộ quốc sử đúng nghĩa, ít nhất là về thế kỷ XX.
. Có vẻ như anh gặp nhiều khó khăn trong việc tập hợp tư liệu tham khảo?
+ Có đấy! Tôi biết bản in 26 tờ mộc bản của bộ Đệ thất kỷ có bản dập ở TP.HCM, cũng đã chép lại phần Phàm lệ trong đó từ hơn 10 năm trước nhưng gọi điện thoại xin qua xem lại thì người lãnh đạo cơ quan lưu trữ ở TP nói không có, cứ lên Đà Lạt đọc. Sau đó có một người bạn ở Viện Hán Nôm vào TP công tác, tôi nhờ hỏi giúp thì nhân viên ở đó nói có lệnh của cấp trên không cho đọc bản dập mộc bản. Cô ấy ra Hà Nội xin đủ giấy tờ liên hệ thì người lãnh đạo lưu trữ ở Đà Lạt nói cô ấy nghiên cứu Đông y chứ không phải nghiên cứu lịch sử, không cho sao chụp. Mớ mộc bản ấy đều thuộc loại tư liệu lịch sử được tham khảo, mà người đọc cũng chỉ cần xem bản dập nhưng cô ấy là người nhà nước, có đủ giấy tờ còn không được đụng tới thì kẻ thảo dân như tôi biết tìm ai chứng nhận mình nghiên cứu cái gì để được đọc cái gì, cho dù có lên Đà Lạt mà họ không cho đọc thì cũng hết chuyện. Họ không cho đọc tôi cũng chẳng mất gì, có điều nếu trong 26 tờ mộc bản, tức bản in chính thức ấy có chỗ nào khác với bản Đệ thất kỷ chép tay của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp thì người đọc không thể trách tôi, thế thôi!




Bìa sách Đại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ.
Còn nói thêm thì hệ thống lưu trữ-thư viện ở nước ta rất kém. Thư ký của tôi đọc tư liệu về cho biết có những bộ báo trước 1945 ở Thư viện Quốc gia Hà Nội nhiều năm không ai đụng tới, để đứng trên giá lâu ngày cong quằn thành hình chữ S, mượn ra đọc nhân viên thư viện mới biết là báo nát, sau đó không phục vụ nữa. Họ không đưa ra phục vụ để giữ gìn tài liệu là phải nhưng thế thì giữ những tài liệu ấy làm cái gì, thư viện đâu phải là bảo tàng? Cũng có một số cũ nát được lưu trữ và phục vụ bằng vi phim kiểu những năm 50 của thế kỷ trước nhưng sử dụng và bảo quản đều rất bất tiện. Phải có kế hoạch và kinh phí, kỹ thuật này nọ để số hóa các tài liệu ấy chứ. Tôi hy vọng những người có trách nhiệm quan tâm tới những chuyện loại này để hệ thống lưu trữ-thư viện của quốc gia làm tròn chức trách của mình với xã hội.
Quốc tế hóa tự nguyện để chống Pháp!
. Trong phần giới thiệu Đệ thất kỷ, anh có nói lịch sử Việt Nam từ thời Pháp thuộc trở đi bị chi phối bởi hai tiến trình quốc tế hóa và hiện đại hóa, trong đó tiến trình quốc tế hóa đi trước và chia thành hai dòng quốc tế hóa cưỡng bức và quốc tế hóa tự nguyện. Xin anh giải thích rõ hơn về hai tiến trình này?
+ Trong lịch sử, sự tiếp xúc và giao lưu giữa các dân tộc và quốc gia luôn luôn diễn ra nhưng chủ yếu trong phạm vi nhỏ, không toàn diện và nhiều khi mang tính chất ngẫu nhiên. Nếu không có kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa thì không thể có phong trào quốc tế hóa như một quy luật phát triển của lịch sử thế giới từ thế kỷ XIX trở đi. Hiện nay người ta gọi đó là toàn cầu hóa, vì tính chất cưỡng bức đã giảm đi rất nhiều và quan trọng hơn là mang tính đa phương, đa chiều chứ không phải chủ yếu là một chiều như trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tôi có viết trong lời giới thiệu Đệ thất kỷ rằng: “Khác với hiện đại hóa, cơ bản là sự thay đổi các tổ chức, thiết chế, quan hệ trong cấu trúc kinh tế-xã hội theo hướng hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu và xu thế trước hết của các hoạt động sản xuất cả vật chất lẫn tinh thần trong quốc gia, quốc tế hóa chủ yếu là sự tiếp thu các mô hình, chuẩn mực, giá trị nước ngoài trên phạm vi rộng và với quy mô lớn để thích ứng trước hết với sự giao dịch thế giới. Tiến trình quốc tế hóa do đó dễ phát triển theo đường hướng ly khai truyền thống, ít nhiều tách rời với những điều kiện có thật và tạo ra những mâu thuẫn trong tiến trình văn hóa-xã hội của đất nước”.
Dĩ nhiên đó chưa chắc là một cách hiểu thật chính xác, vì đây là một vấn đề lịch sử và sử học rất lớn, phải có nhiều người cùng quan tâm và tìm hiểu mới làm rõ được. Nhưng tôi giới thiệu Đệ thất kỷ, chủ yếu chỉ nói đến thời điểm 1925 thì xác định nội hàm của khái niệm như vậy là tạm đủ để làm việc rồi. Còn quốc tế hóa tự nguyện là tôi muốn nói tới việc nhiều tổ chức và lực lượng yêu nước trước 1945 tiếp nhận các kinh nghiệm, chuẩn mực, giá trị nước ngoài để chống Pháp, ví dụ Phan Bội Châu và nhiều chí sĩ Đông Du từng qua Nhật học tập với ý định tiến tới cầu viện Nhật Bản. Cái chính thống góp phần quy định cái phi chính thống, đã có quốc tế hóa cưỡng bức của Pháp thì sẽ có quốc tế hóa tự nguyện để chống Pháp, đó là một logic của lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.
Dễ nhầm lẫn giữa quốc tế hóa và hiện đại hóa
. Như vậy hiện đại hóa và quốc tế hóa có quan hệ với nhau như thế nào, thưa anh?
+ Có hai điểm phải nói thêm. Thứ nhất là trên bề mặt thì quốc tế hóa và hiện đại hóa có rất nhiều nét giống nhau nên nhiều khi người ta tưởng là mình hiện đại hóa nhưng thật ra là đang quốc tế hóa. Giáo dục Việt Nam nhiều năm nay là một ví dụ, nhiều trường ĐH theo chương trình tiêu chuẩn quốc tế này nọ mà có đáp ứng được nhu cầu của đất nước đâu. Cho nên phải nhìn vào bản chất và chức năng, tôi có nói qua ở đoạn trích trên kia rồi.
Thứ hai là quốc tế hóa và hiện đại hóa cơ bản không mâu thuẫn với nhau nhưng ở Việt Nam thế kỷ XX thì ách đô hộ của ngoại nhân đến năm 1945, rồi chiến tranh liên miên từ năm 1945 đến 1975 đã tạo ra giữa hai tiến trình này một sự lệch pha. Sự lệch pha ấy dẫn tới nhiều mâu thuẫn về nhận thức xã hội, ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển đất nước. Ví dụ sau giải phóng thì nhiều yếu tố văn hóa thị dân trong vùng tạm chiếm ở miền Nam trước đó bị đồng nhất với văn hóa thực dân mới, từ đó phát sinh các hành vi rọc quần loe, cắt tóc dài, cấm truyện võ hiệp; chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc đúng đắn thời bấy giờ lẽ ra đã đạt được hiệu quả xã hội cao hơn rất nhiều nếu không có sự lạc hậu như thế về nhận thức.



Bộ Đệ thất kỷ này anh làm trong bao lâu?
+ Nó ngắn hơn bộ Đệ lục kỷ Phụ biên nhưng tôi phải làm mất tám tháng. Vì nhiều chuyện mà nó ghi chép cũng được nhiều sách báo tài liệu đương thời ghi chép, không đối chiếu với những tài liệu ấy thì không thể hiểu rõ và dịch đúng được. Ngay từ cuối năm 2011 đầu 2012, thư ký của tôi đã phải ra Hà Nội hai lần trong hai tháng để tìm đọc và sao chép tư liệu trong một số báo chí, sách vở thời gian 1916-1925, đây là chưa kể tới công sức và thời gian của những người đã giúp đỡ tôi. Ví dụ phía Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (ở Paris) mà không vui lòng chụp giúp cho nguyên bản thì tôi lấy gì mà dịch. Họ hỗ trợ người khác với tinh thần khoa học chứ có phải với cung cách thư lại như ở xứ ta đâu!
CTT

Tổng số lượt xem trang