-Những hình ảnh rất sinh động và về Việt Nam thời thuộc địa dưới đây được giới thiệu trong tạp chí “Thế giới”, xuất bản năm 1889 tại Pháp.
Các tay súng An Nam.
Các quý tộc hút thuốc phiện.
Những phạm nhân chờ xét xử.
Áp giải phạm nhân ra pháp trường.
Đao phủ đã sẵn sàng.
Thi thể được đưa vào giỏ và đem chôn.
Phụ nữ An Nam trong trang phục ngày hội.
Dịch vụ lấy ráy tai dạo.
Các công chức người Pháp tụ tập trên đường phố Hà Nội.
Một con phố Hà Nội
Pháo hạm Claparède Eclair, được sử dụng trong cuộc chinh phục Đông Dương.
Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ được bày bán.
Một đám tang của giới quý tộc.
Điểm trông trẻ của nông dân.
Thầy và trò trong một ngôi trường.
Nghi lễ trong đám cưới.
Bữa cỗ dành cho các võ quan trong một ngôi đình.
Một trò đỏ đen bằng các đồng xu trên đường phố.
Thầy bói mù đi hành nghề.
Một vị quan với các tùy tùng.
Quân Pháp đóng trại tại một ngôi chùa lớn.
Hai thợ rèn làm việc.
Nhà thờ ở Nam Định.
Cuộc gặp mặt của các học giả.
Theo KIẾN THỨC / BELLE INDOCHINE-
-
Những hình ảnh hiếm về VN trước năm 1954
Hồ Hoàn Kiếm có đến hai cây cầu, trẻ em tập đánh bốc... là một số hình ảnh độc đáo về Việt Nam thời Pháp thuộc.
Những hình ảnh này là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản năm 1962. Chúng được các nhiếp ảnh gia người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Kim Khánh, Pierre Ferrari, Guy Defive... thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương.
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội. |
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre. |
Gánh hàng tào phớ trên đường phố. |
Dịch vụ cà trắng răng ngay trên vỉa hè. |
Nhiều cư dân Hà Nội thời thuộc Pháp đến từ các vùng nông thôn lân cận. |
Người đàn ông theo Công giáo và những bức tượng nhỏ. |
Chiếu bạc ven đường. Các bộ bài Tây đã du nhập vào Việt Nam từ nước Pháp. |
Xem bói ở phía ngoài một ngôi đình. |
Những đứa trẻ tập đánh bốc. Môn thể thao này cũng được đưa vào Việt Nam từ nước Pháp. |
Người nông dân lỉnh kỉnh đồ nghề đi đánh giậm. |
Những chiếc hũ dùng để đựng nước mắm chất thành đống cao tại một tỉnh Nam Kỳ. |
Lễ hội đua thuyền. |
Mùa nước nổi trên lưu vực sông Mekong. |
Một cô gái thuộc gia đình quý tộc người H'Mông ở miền núi phía Bắc. |
Phụ nữ H'Mông trên một cánh đồng thuốc phiện. Nghề trồng và chế biến thuốc phiện đem lại cho họ các khoản tiền mặt lớn cũng như nhiều thứ hàng hoá của miền xuôi. |
Bên cạnh đó, người H'Mông cũng trồng lúa, ngô trên nương rẫy để bảo đảm nguồn lương thực. |
Trẻ em H'Mông đã biết lao động từ khi còn rất nhỏ. |
Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào. |
Một đội voi của người Lào. |
(Theo ĐV)
Chiến tranh Việt Nam qua 47 bức ảnh của PV phương Tây
Trang 2
(REDS.VN) Quy mô và sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam là điều mà những thế hệ sinh trưởng trong hòa bình không bao giờ có thể hình dung một cách trọn vẹn.
Tuy vậy, thông qua những hình ảnh lịch sử được ghi lại, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào âm hưởng của một thời đại đau thương mà cũng rất đỗi huy hoàng của đất nước mình…
Dưới đây là 47 bức ảnh tiêu biểu về cuộc chiến tranh Việt Nam do các phóng viên phương Tây thực hiện, được tổng hợp và giới thiệu trên trang BOSTON.COM.
Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bụi cây để ểm trợ cho bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của quân Giải phóng tại một địa điểm nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, cách Tây Ninh 18 dặm về phía Bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. (Ảnh: AP / Horst Faas).
Một chiếc xe tăng M41 của quân đội VNCH tiến vào một vị trí có quân Giải phóng ẩn nấp ở Sài Gòn, tháng 05/1960. (Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ).
Một vụ nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30/3/1965 đã khiến ít nhất hai nhân viên Mỹ cùng một số viên chức người Việt thiệt mạng. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Một trực thăng CH-46 Sea Knight của thủy quân lục chến Mỹ bốc cháy và lao xuống sau khi trúng hỏa lực mặt đất của đôí phương trong một chiến dịch Hastings ở phía Nam của vĩ tuyến 17 vào ngày 15/7/1966. Chiếc trực thăng đã bị rơi và phát nổ trên một ngọn đồi, làm một phi công và 12 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng. Ba phi công thoát chết bị bỏng nặng (Ảnh: AP / Horst Faas).
Một người lính thủy quân lục chiến trẻ chờ đợi các đồng đội trong một cuộc đổ quân ở bãi biển Đà Nẵng, ngày 3/8/1965. (Ảnh: US Marine Corps).
Bom napalm của Mỹ phát nổ và tạo ra quầng lửa lớn ngay gần các binh sĩ Mỹ đang tuần tra tại miền Nam Việt Nam năm 1966 (Ảnh: AP).
Một người lính VNCH phải bịt mặt để tránh mùi tử khí khi vượt qua một con đường đầy xác lính Mỹ và Việt Nam sau cuộc đụng độ với quân du kích ở đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn, ngày 27/11/1965. Hơn 100 thi thể đã được thu hồi sau trận đánh. (Ảnh: AP / Horst Faas).
Ronald A. Payne, một chiến binh thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh của Mỹ đang kiểm tra một lối vào đường hầm bằng chiếc đèn pin cá nhân, trước khi chui xuống đó để tìm những người Việt Cộng hoặc các thiết bị của họ, tại địa điểm cách Sài Gòn 25 dặm về phía Bắc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Tàu sân bay USS Forrestal nhìn từ trên không. Khảng một tháng trước đó, vào tháng 7/1967, một vụ nổ đã làm con tàu bị hư hại, cùng 132 binh sĩ thiệt mạng và 62 người bị thương trong khi thi hành công vụ tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam. (Ảnh: U.S Navy).
Một chiếc trực thăng UH-1D đang xịt thuốc làm rụng lá trên một khu rừng rậm ở đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Ni cô Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu trong một nỗ lực phản đối sự đàn áp Phật giáo tại chùa Diệu Đế ở Huế, 29/5/1966. (Ảnh: AP).
Lính dù của Tiểu Đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 giữ các khẩu súng tự động trên vai cho khỏi ướt khi vượt qua một con sông trong cơn mưa, trong cuộc tìm kiếm vị trí của Việt Cộng tại khu vực rừng Bến Cát vào ngày 25/9/1965. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Lực lượng an ninh VNCH áp giải chiến sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém (còn được gọi là Bảy Lốp) trên một đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Anh đã bị giám đốc cảnh sát quốc gia, tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu và hi sinh ngay sau đó. Tấm ảnh này đã châm ngòi cho một làn sóng phẫn nộ của người dân Mỹ. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Tướng Nguyễn Ngọc Loan cất khẩu súng của mình sau khi thực hiện vụ giết người. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Người biểu tình tại Berkeley, California tuần hành phản đối cuộc chiến tại Việt Nam vào tháng 12/1965. (Ảnh: AP).
Người biểu tình phản đối chiến tranh tập hợp bên hồ Phản Chiếu tại Washington DC ngày 21/10/1967. (Ảnh: AP).
Một căn cứ của quân Giải phóng chìm trong lửa gần Mỹ Tho vào ngày 5/4/1968. Phía trước tấm ảnh là binh nhất Raymond Rumpa, thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, với khẩu súng vác vai không giật cỡ nòng 90mm. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một chiếc chiến đấu cơ F-100D Super Sabre bắn ra một loạt tên lửa đường kính 2,75 inch vào vị trí đối phương, ngày 1/1/ 1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một lính bộ binh Mỹ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công với khuôn mặt được vẽ ngụy trang, tháng 8/1971. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn khoảng 20 dặm, ngày 1/1/1966. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Tử thi của một lính dù Mỹ bị chết trong chiến dịch ở khu rừng già gần biên giới Campuchia (Vùng C) được chuyển đi bằng máy bay trực thăng, năm 1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Thuỷ quân lục chiến Mỹ chi lên từ các hố cá nhân của họ vào lúc bình minh sau đêm thứ 3 của trận chiến chống lại các cuộc tấn công liên tục từ phía Sư đoàn 324B của quân Giải phóng, ngày 21/9/1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Các thành viên của Sư đoàn Không vận 101 chụp ảnh trong chương trình biểu diễn dịp Giáng sinh tại trại Eagle, ngày 23/12/1970. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hoạt náo viên Sammy Davis đang khích lệ tinh thần cho các thành viên của các Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 tại một điểm đóng quân bí mật, tháng 2/1972. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một chiếc trực thăng tiếp vận tìm điểm hạ cánh trên đỉnh một ngọn đồi cháy rụi vì các cuộc giao chiến ở phía Tây của tỉnh Đắk Tô, khu vực Tây Nguyên, ngày 3/6/1968. (Ảnh: AP).
Một lính thủy quân lục chiến giúp đồng đội bị thương của mình rút lui dưới làn đạn của quân Giải phóng trong trận chiến ngày 15/ 5 1967 tại khu vực phía Nam khu phi quân sự ở miền Nam Việt Nam. (Ảnh: AP/John Schneider).
Những người phản chiến biểu tình bằng cách nằm tại khu vực Sheep Meadow, công viên trung tâm New York ngày 14/11/1969. Hàng trăm quả bóng được thả lên bầu trời, màu đen tượng trưng cho những người lính Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam dưới thời Nixon và màu trắng là những người sẽ chết nếu cuộc chiến tiếp tục. (Ảnh: AP/J. Spencer Jones).
Tại khuôn viên Đại học Kent State ngày 4/5/1970, các sinh viên sơ cứu cho John Cleary sau khi anh bị lực lượng Cảnh sát Quốc gia Ohio bắn trong cuộc biểu tình chống lại việc mở rộng cuộc chiến tranh Việt Nam vào Campuchia. Anh đã sống sót. Bốn sinh viên khác đã bị giết chết và chín người bị thương trong cuộc biểu tình. (Ảnh: KSU/Doug Moore/REUTERS).
Bom napalm nổ giữa những ngôi nhà phía trước một đền thờ của đạo Cao Đài ở vùng ngoại vi của Trảng Bàng, ngày 8/6/1972. Phía trước là những người lính VNCH cùng nhân viên của nhiều hãng tin tức quốc tế khác nhau và tin tức quay phim và từ các tổ chức tin tức quốc tế khác nhau đến xem hiện trường. Có thể nhìn thấy tòa tháp của ngôi đền ở trung tâm của vụ nổ. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Chiến tranh Việt Nam qua 47 bức ảnh của PV phương Tây
Trang 2
Ngày 8/6/1972, trong một cuộc tấn công vào nơi ẩn náu của quân Giải phóng, một máy bay VNCH đã bỏ bom napalm nhầm vào một địa điểm có đông quân đội miền Nam và dân thường ở Trảng Bàng. Trong ảnh, bé gái Kim Phúc (9 tuổi) hoảng loạn vì bỏng bom napalm đang chạy trốn. Bên trái Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, người đã bị mất một mắt. Đằng sau những đứa trẻ là lính của Sư đoàn 25 quân đội VNCH. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Truyền hình và quân đội vây quanh bé Kim Phúc sau vụ bỏ bom sai địa chỉ. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Khung cảnh nhìn từ bên trong trực thăng A-1 của đội đặc nhiệm số 21. Phía xa là chiếc máy bay trực thăng HH-53 của đội giải cứu đường không số 40. (Ảnh: USAF/Ken Hackman).
Binh nhất Benjamin Reynolds và bin nhất Robert M. Baker, của Sư đoàn Bộ binh số 4 đang nâng cao lá cờ Mỹ trên đồi 927 tại Đắk Tô, ngày 5/12/1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Bác sĩ quân y Howe đang xử lý các vết thương của binh sĩ thuộc Tiểu Đoàn 2, Trung đoàn 5 Thủy quân lục chiến trong thành phố Huế, ngày 6/2/1968. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, phía Đông của Huế vào tháng 04/1969. Cô lo sợ rằng chồng, cha và em trai của cô – những người mất tích từ dịp tết Mậu Thân - đã bị chết. Không có những chứng cứ rõ ràng, cả hai lực lượng tham chiến đều quy cho nhau trách nhiệm đối với những ngôi mộ như thế này. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Máy ảnh của một phóng viên VNCH ghi lại khoảnh khắc cuả vụ nổ tạo ra từ đường đạn của quân Giải phóng, trước khi người lính trong ảnh kịp phản ứng (đèo Hải Vân, ngày 20/11/1972. (Ảnh: AP).
Một tù nhân Việt Cộng chờ thẩm vấn tại căn cứ của lực lượng đặc biệt A-109 ở Đức Thượng, 25 km về phía Tây Đà Nẵng, ngày 23/1/1967. (Ảnh: AFP/National Archives).
Thi thể của những chiến binh Giải phóng nằm trên con đường gần căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, ngày 7/5/1968. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Pháo 122mm của quân Giải phóng nã trúng một kho chứa đạn của Mỹ tại Gio Linh, sát khu vực phi quân sự giữa hai miền Việt Nam, tháng 9/1967. (Ảnh: AP).
Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ đợi được hỗ trợ y tế tại nơi đóng quân gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/05/1969. (Ảnh: AP/Hugh Van Es).
Tại căn cứ không quân Travis (California), tù binh chiến tranh, Trung úy Robert L.Stim được gia đình chào đón khi trở về từ Việt Nam, ngày 17/3/1973. (Ảnh: AP/Sal Veder).
Binh sĩ VNCH tìm đường sơ tán bằng cách bơi ra các con tàu đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975, trước khi thành phố Đà Nẵng rơi vào tay quân Giải phóng. Họ đã bỏ lại rất nhều phương tiện và vũ khí. (Ảnh: AP).
Một người phụ nữ ôm chặt đứa con của mình trên chuyến bay trực thăng của chính phủ đưa họ đi di tản gần Tuy Hòa, ngày 22/03/1975. (Ảnh: AP/ Nick Ut).
Quân Giải phóng chạy trên đường băng của căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, phía sau là cuộn khói bốc ra từ những chiếc máy bay bị phá hủy, ngày 30/4/1975.
Những người Việt Nam tìm cách di tản cố gắng vượt qua bức tường của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, với hi vọng sẽ được máy bay trực thăng đến đón, ngày2 9/4/1975. (Ảnh: Vietnam News Agency/REUTERS).
Một xe tăng của quân Giải phóng lao qua cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, đánh dấu chấm hết cho chế độ VNCH, ngày 30/4/1975. (Ảnh: AP/Neal Ulevich).
TUYẾT NGA biên dịch từ BOSTON.COM