.
.
-Nguyễn Bá Thanh nói về chống tham nhũng ám chỉ trực tiếp “đồng chí X”?
- Chưa nhận được phản hồi của Đà Nẵng về kết luận thanh tra (VOV). – Vụ Đà Nẵng phản ứng về kết luận Thanh tra Chính phủ: “Chính phủ mới chỉ nhận thông tin qua báo chí” (SGTT).“Chính phủ mới chỉ nhận thông tin qua báo chí” 19:24 ngày 29.01.2013 SGTT.VN - Trả lời về những phản ánh của lãnh đạo Đà Nẵng xung quanh kết luận của Thanh tra Chính phủ về vấn đề sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, ông Vũ Đức Đam cho biết: chưa có bộ ngành hay địa phương nào báo cáo có vấn đề cần xem xét lại. - NÓI THÊM VỀ NGUYỄN BÁ THANH (Trần Đăng Khoa). – Nguyễn Bá Thanh: Có cứu được Đảng không? (ĐCV). – Chưa trọng nhân tài, mới dụng vây cánh (VNN). - Đà Nẵng: Mở rộng thi tuyển làm lãnh đạo (DV).
-Báo The Economist: Nguyễn Bá Thanh có phải là cứu tinh?: Is Thanh the man? (Economist 26-1-13) ◄
- Bản dịch: Việt Nam: Ông Thanh – người ‘thợ hàn’? (Economist/ TCPT).
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo The Economist
Theo The Economist
Một đảng đầy những vụ bê bối (xì-căng-đan) đã đả kích gay gắt các nhà bất đồng chính kiến và đang cố gắng giải quyết vấn nạn tham nhũng.
Đầu tháng này, toà án tại Việt Nam đã tuyên các bản án tù dài hạn lên đến 14 năm đối với các nhà hoạt động dân chủ và các blogger trẻ với những bằng chứng rất mơ hồ, và cáo buộc họ tội lật đổ chính quyền nhân dân. Ngay cả theo các tiêu chuẩn tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền tại nước này thì sự kiện trên đã đánh dấu sự khắc nghiệt cũng như sự đàn áp tàn bạo không cân xứng. Những vi phạm của họ dường như đã không có gì khác ngoài việc tham dự một buổi tập huấn tại Bangkok bởi một đảng chính trị bị cấm hoạt động tại Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể dùng phiên tòa nhằm chứng tỏ sức mạnh chính trị cũng như đe dọa bất kỳ sự phản đối nào khác, nhưng nhiều người Việt đều cho rằng Đảng Cộng sản đã đối xử một cách bất cần đạo lý – một hành động tuyệt vọng bởi chứng bệnh hoang tưởng ngày càng nặng. Mặc dù sự tiến bộ về kinh tế đã giúp Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua với nhiều cải cách cũng như cởi mở hơn với thế giới bên ngoài, tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ về tiêu chuẩn đạo đức cần thiết để lãnh đạo đất nước.
Kể từ khi báo chí nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, việc đàn áp những thành phần bất đồng chính kiến chủ yếu hướng vào internet. Trong một thời điểm trước đây, Việt Nam ước tính có ít nhất hai triệu trang blogs – chủ yếu dùng để trò chuyện vô thưởng vô phạt về các chủ đề như “phong cách sống”, nhưng với một số lượng đáng kể khác lại quan tâm về các chủ đề nhạy cảm về xã hội, kinh tế và chính trị mà đảng cầm quyền tỏ ý không thích. Cuộc đàn áp đã tăng lên với sự tàn bạo trong thời gian hai năm qua, và dường như tỷ lệ này lại tương ứng với các vấn đề khác mà đất nước này đang đối mặt. Về tự do Internet, Việt Nam hiện đứng gần cuối trong bảng xếp bảng hạng toàn cầu, chỉ trên Trung Quốc và Iran. Trong một khu vực mà cải cách đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt ở Myanmar, thì Việt Nam hơn bao giờ hết trông giống như một con khủng long chính trị – đặc biệt lại còn đi chệnh hướng.
Lý do chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải lo toan phòng phủ là vì cách quản lý yếu kém trong nền kinh tế. Chỉ năm năm trước đây, Việt Nam đã được tán dương là con hổ mới của châu Á, với các tỷ lệ tăng trưởng cao kỷ lục. Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề về cấu trúc hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa cũ kỹ phần lớn lại không được cải cách, đã bắt kịp với tốc độ trên – sản xuất, lạm phát gia tăng, tiền tệ giảm sút, ngành ngân hàng nợ nần chồng chất cộng thêm tăng trưởng kinh tế chao đảo, giảm xuống chỉ còn 5% hồi năm ngoái. Tất cả mọi người, ngay cả những lãnh đạo Cộng sản, đều đồng ý rằng thủ phạm chính là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà qua đó Đảng đã cố gắng quản lý nền kinh tế theo cách truyền thống xã hội chủ nghĩa. Các DNNN chiếm khoảng 40% sản lượng của quốc gia nhưng vẫn chịu sự quản lý yếu kém, lãng phí và không có tính cạnh tranh trong nền thị trường. Trong năm 2011, Vinashin – một trong các doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất dưới sự quản lý của nhà nước – đã gần như hoàn toàn sụp đổ với các khoản nợ khổng lồ.
Tuy nhiên, điều thiệt hại hơn là hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thường liên quan đến vấn nạn tham nhũng, và điều đó đã làm suy yếu niềm tin của người sáng lập ra đảng chính trị này, ông Hồ Chí Minh. Tất cả các nhân vật quản lý cấp cao trong các DNNN đều được chính phủ bổ nhiệm. Thường thì các chức vụ này chủ yếu phải chạy chức trước vì lợi ích của riêng họ hoặc lợi ích nhóm, và nhiều người trong số họ hiện nay rất giàu. Năm ngoái là một năm khủng khiếp đối với tiếng tăm của các doanh nghiệp nhà nước cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam, với một số trường hợp các giám đốc điều hành đã bỏ trốn ra nước ngoài và một số khác phải chịu các án tù giam. Tham nhũng từ lâu đã được hệ thống hóa trong cơ chế hiện hành. Một báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hồi năm ngoái cho thấy 50% các doanh nhân thừa nhận đã hối lộ các quan chức để giành các hợp đồng kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế có thể cao rất nhiều.
Hiện có rất nhiều lời bàn tán về việc làm thế nào để cải cách các doanh nghiệp nhà nước, tương tự như việc thảo luận làm thế nào để giải quyết vấn đề tham nhũng – nhưng cho đến nay thì hành động lại chẳng có bao nhiêu. May thay, cuối cùng thì Đảng Cộng sản cũng đã hành động, nhưng chỉ mang tích cách điển hình. Thay vì sa thải hoặc buộc các lãnh đạo từ chức – và điều này có thể làm suy yếu tính ưu việt của Đảng – thì họ lại gửi một người khác trong Đảng ra để dàn xếp tình trạng lộn xộn đang diễn ra hiện nay.
Người được cử ra để giải cứu là ông Nguyễn Bá Thanh, năm nay 59 tuổi và hiện đang lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba tại nước này. Ông vừa được bổ nhiệm đứng đầu Ủy ban Nội chính Trung ương, với nhiệm vụ ngắn gọn là chống tham nhũng. Ông Thanh sẽ tới Hà Nội với danh tiếng là có uy tín, làm việc hiệu quả và ăn nói thẳng thừng. Ông mang niềm hy vọng của các nhà cải cách và rằng ông có thể xoay chuyển được tình thế nguy ngập này.
Ông sẽ phải phân chia công việc ra. Ông đang đi thẳng vào một cuộc tranh đấu quyền lực gay gắt một mặt với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Danh tiếng của ông Dũng đã bị mờ nhạt bởi sự thất bại tại Vinashin cùng với một số vụ bê bối khác. Ngoài ra, ông Dũng còn được cho là có mối quan hệ gần gũi với một số giám đốc điều hành tại Vinashin và các nhóm ngân hàng, trong đó bao gồm ông Nguyễn Đức Kiên, người đã bị bắt hồi cuối tháng Tám với cáo buộc “vi phạm kinh tế”. Hiện nay ông Dũng đang bị giảm bớt quyền lực trong chức vụ của ông. Sự xuất hiện của ông Thanh nhắm vào mục đích chặt thêm cánh tay khác của ông Dũng. Tuy nhiên, trong tình thế này thì ông Dũng cũng đang ra sức phản công. Hồi đầu tháng này cơ quan của chính phủ đã bất thường công bố một báo cáo tấn công cách quản lý yếu kém và tham nhũng tại Đà Nẵng, thành phố hiện đang nằm dưới quyền chỉ đạo của ông Thanh.
Những cuộc ẩu đả ở các cấp thượng tầng như vậy nếu trở nên công khai thì rõ ràng đó là một triệu chứng của cuộc khủng hoảng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Trong khi đó, công chúng đang ngày càng trở nên giận dữ và thất vọng hơn đối với đảng cầm quyền, mặc dù vẫn chưa đến mức gây nên làn sóng cách mạng. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu khác với phía chính quyền, ví dụ như cưỡng đoạt đất đai, có thể sẽ trở thành những cuộc xung đột bạo lực. Trong tất cả các khả năng đang diễn ra, ông Thanh có thể chỉ là người thợ hàn trong hệ thống chính trị hiện hành. Những thay đổi sâu sắc khác thì còn phải chờ đợi thêm, hoặc nếu không muốn đi ngược lại mong muốn của Đảng.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
- Dự thảo hiến pháp: Thử thách sự sống còn của chế độ (RFA). -“Dân chủ” và “Tự do” giảm: Đếm từ trong hiến pháp 1946-2013 (Nguyễn Văn Tuấn). – Thư Ngỏ kêu gọi sinh viên ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 (SVCG).- Nguyễn Hưng Quốc: Quyền cai trị chính đáng (VOA’s blog).
-A scandal-ridden party lashes out at dissent and tries to tackle corruption
EARLIER this month Vietnam’s courts handed out long jail sentences to 14 young democracy activists and bloggers accused, on the flimsiest of evidence, of subverting the state. Even by the sorry standards of the country’s Communist Party of Vietnam (CPV) rulers this marked a new low of pitiless, disproportionate repression. Their main transgression seems to have been nothing more belligerent than to attend a training session in Bangkok run by a banned political party.
The CPV might have meant the show trial as a sign of political strength, to intimidate any opposition, but most Vietnamese read the event more cynically—as an act of desperation by an increasingly paranoid party. Despite the economic progress brought by a quarter-century of reform and relative openness, the CPV risks losing the moral authority it needs to rule.
Since the press is utterly under the government’s control, the crackdown on dissent is largely directed at the internet. At one point Vietnam was estimated to have at least 2m blogs—mostly chatting about innocuous “lifestyle” themes, but with a significant number covering sensitive social, economic and political issues in ways the party did not like. The crackdown has increased in ferocity over the past two years, apparently in direct proportion to the country’s mounting litany of problems. In terms of internet freedom, Vietnam now ranks near the bottom of global league tables, just above China and Iran. In a region of fast-changing reform, notably in Myanmar, Vietnam more than ever looks like a political dinosaur—and one heading in the wrong direction, too. The main reason for the CPV’s defensiveness is its mismanagement of the economy. Only five years ago the country was lauded as the new Asian tiger, notching up record growth rates. Yet now the old structural problems of a largely unreformed socialist economic system have caught up with it—producing, in quick succession, rising inflation, a falling currency, deeply indebted banks and tumbling economic growth, down to a modest 5% or so last year. Everyone, even the Communist leaders, agrees that the main culprits are the state-owned enterprises (SOEs) through which the party tries to manage the economy in traditional socialist style. They account for about 40% of the nation’s output yet are poorly managed, wasteful and uncompetitive. In 2011 one of the biggest SOEs, the shipbuilder Vinashin, nearly collapsed altogether.
More damagingly, however, the SOEs’ operations appear to be sullied by corruption, and that has undermined the authority of a party founded by the ascetic Ho Chi Minh. The senior managers are all political appointees. Often the SOEs seem to be run mainly for the benefit of party members, many of whom are now very rich. Last year was a terrible one for the reputation of SOEs and the CPV alike, with several instances of executives fleeing abroad or going to jail. Corruption has long been systemic. A report by the Vietnam Chamber of Commerce and Industry last year found that 50% of businessmen admitted to bribing officials in order to win contracts. The real proportion is probably higher.
Just as there has been a lot of talk about how to reform the SOEs, so there has been plenty of discussion about how to tackle corruption—but little action. At last, however, the party has acted, but in typical fashion. Rather than force resignations or sackings, which would undermine the party’s claims to infallibility, it has sent for one of its own to sort the mess out.
The man riding to the rescue is Nguyen Ba Thanh, the 59-year-old party boss of Danang, the country’s third-largest city. He has just been appointed head of a powerful new party body, the Central Internal Affairs Commission, with a brief to reduce graft. Mr Thanh will arrive in Hanoi with a reputation for charisma and blunt, plain-speaking effectiveness. He carries the hopes of reformers that he can reproduce this at the national level.
He will have his work cut out. He is walking straight into a bitter power struggle between, on the one hand, the prime minister, Nguyen Tan Dung, and, on the other, the president, Truong Tan Sang, along with the CPV’s general-secretary, Nguyen Phu Trong. Mr Dung’s reputation has been tarnished by the fiasco at Vinashin and other scandals; he was said to be close to several Vinashin executives and also to a banker, Nguyen Duc Kien, who was arrested last August for alleged “economic violations”. Mr Dung only narrowly held on to his job. The arrival of Mr Thanh appears intended to clip his wings yet further. Mr Dung is counter-attacking, however. A government agency issued an unusual report this month attacking mismanagement and corruption in Danang on Mr Thanh’s watch.
For such ructions at the top to become public is another symptom of strains within the political system in Vietnam. Meanwhile, public anger and frustration with the party are growing, though not as yet to revolutionary levels. Nonetheless, confrontations with authority, for instance over government land grabs, may well now turn violent. In all likelihood Mr Thanh’s brief will allow him only to tinker with the current system. More profound change will have to wait, or come against the party’s wishes.
Nguyễn Bá Thanh - Nguyễn Xuân Phúc: Ráng lên con ạ! (Blog Bùi Văn Bồng 23-1-13) -- Bài này tán tụng Nguyễn Bá Thanh hơi thái quá, nhưng đoạn nói về Nguyễn Xuân Phúc thì rất đáng đọc! ◄-Blog Bùi Văn Bồng 23-1-13
http://bvbong.blogspot.de/2013/01/hay-rang-len-con-a.html#more
Đà Nẵng đổi mới |
* MINH DIỆN
Đấy là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh đang học ở Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, lúc người cha, một Tỉnh ủy viên, trực tiếp cầm súng chiến đấu đến viện đạn cuối cùng, anh dũng hy sinh trên quê hương xứ Quảng.
Hãy ráng lên con ạ!
Đó là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh từ anh chủ nhiệm hợp tác xã Hòa Nhơn, khoác ba lô rời thành phố, đi làm giám đốc nông trường chè Quyết Thắng, ở nơi khỉ ho cò gáy không ai muốn dấn thân.
Hãy ráng lên con ạ!
Đó là lời mẹ dặn khi Nguyễn Bá Thanh được giao nhiệm vụ làm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng vừa tách ra khỏi tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng.
Đúng 16 năm, kể từ ngày 6-11-1996 đó, với một mốc son lịch sử là ngày 15-7-2003, Đà Nẵng trở thành Đô thị loại một, là Trung tâm kịnh tế, văn hóa của miền Trung.
Mười sáu năm, kể từ ngày đó, Nguyễn Bá Thanh đã gắn bó với thành phố núi xanh, sông Hàn xanh, biển xanh đầy nắng và gió, nhưng rất ít tài nguyên thiên nhiên nằm giữa miền Trung này. Nguyễn Bá Thanh đã làm theo lời mẹ dạy, mang hết tâm lực, góp phần biến Đà Nẵng từ một thành nghèo xơ xác, nhem nhuốc, thành một đô thị sạch đẹp, khang trang, văn minh, an toàn nhất Việt Nam, đồng thời là thành phố năng động trong khu vực và cả nước về phát triển kinh tế.
So với 16 năm trước, Đà Nẵng đã mở rộng 3,4 lần, ngoài huyện đảo Hoàng Sa đang bịTrung Quốc chiếm đóng, hầu như đã đô thị hóa hết diện tích cấu trúc cơ sở hạ tầng bền vững, theo quy hoạch tổng thể bài bản, với những con đường vành đai rộng mở, những cây cầu có tầm vóc quốc tế, và hệ thống giao thông hợp lý.
Mười sáu năm, Đà Nẵng tăng trường kinh tế liên tục ở mức hai con số, thu nhập bình quân đầu người từ 250 đôla lên 1.100 đôla, và đã hoàn thành được 80% chương trình 5 không mà Nguyễn Bá Thanh đã đề xướng:“Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang ăn xin, không có người nghiên ma túy, không có giết người cướp của”. Và chương trình ba có: “Có nhà ờ, có việc làm, có nếp sống văn hóa- văn minh đô thị”.
Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học và kinh tế thị trường, đã từng chu du gần khắp thế giới, có một câu nói khát quát để đánh giá về một thành phố đẹp, có môi trường sống tốt, có sức hấp dẫn đầu tư và anh sinh xã hội: “Hãy nhìn vào bảng thống kê khách du lịch trước khi đặt bút ký kết một hợp đồng đầu tư với bất kỳ một thành phố nào!”.
Năm 2012, khi ngành công nghiệp không khói cả nước èo uột, thì Đà Nẵng đón 2,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 12% so với 2011, doanh thu 6.000 tỷ đồng, tăng 36 % so với 2011, trong đó có 610.000 khách quốc tế. Có lẽ các nhà đầu tư vẫn nhớ lời khuyên cùa Adam Smith, nhìn vào con số có vẻ khô khan đó, nên trong một thời gian ngắn, đã đầu tư vào Đà Nẵng 60 dự án, với tổng số vốn lên tới 84.088 tỷ đồng, trong đó nước ngoài chiếm 2.546 triệu đô la.
Mười sáu năm trước, người dân Đà Nẵng tìm mọi cách vào lập nghiệp ở Sài Gòn, bây giờ ngược lại, muốn quay về sống ở Đà thành. Không chỉ dân xứ Quảng, người Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác cũng rủ nhau tới đây ngày một đông, tạo nên một thành phố đa dạng bản sắc văn hóa, người dân hòa đồng trong một môi trường xã hội khá yên bình.
"Đất lành, chim đậu"! Con chim còn biết phân biệt như thế, con người chả nhẽ nhầm ư?
Một người dân Đà Nẵng nói với tôi, cũng bằng cấu âm phương ngữ bộc trực đến thô kệch theo kiểu Nguyễn Bá Thanh:“Dân toa đao có ngu chi? Có sỏ troong đào nì! Choa Theng mần đẹc chớ không dễ gì tụi toa để yên cho rứa?”
Tôi nghĩ Nguyễn Bá Thanh không cảm thấy phải xấu hổ khi nghe những câu nói như vậy.
Khi có quyết định điều Nguyễn Bá Thanh ra Trung ương, dân Đà Nẵng hẫng hụt, nhiều người đã khóc.
Người ta chỉ khóc khi thật sự thương, tiếc phải xa, phải mất một ngưởi đáng thương, đáng quý, không ai rỗi hơi nhỏ nước mắt vì một anh tham lam hứa hão.
Ấy thế nhưng lại có những người ra đòn giáng thẳng vào Nguyễn Bá Thanh, khi ông ta vừa chớm ngồi vào ghế Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Người ra đòn ấy là ai nhỉ? Báo chí chính thống đã bạch hóa rồi : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cái kết luận của Thanh tra Chính phủ có từ hai tháng trước, đóng dấu “tuyệt mật”, xếp ngăn tủ rồi đùng một cái, không có cái gì hơn, đem ra “giải mật”, rồi đóng dấu “ hỏa tốc”, vội vàng phát hành ngay trong ngày nghỉ lễ, giống hệt như sự gấp gáp cưỡng chế đất Đoàn Văn Vươn giáp tết năm ngoái của nhóm lợi ích Lê Văn Hiền!
Đất cát đâu còn đó, Chủ tịch Đà Nẵng và những người liên quan còn đó, đâu phải như tiền tuồn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác chỉ bằng một cú nhắp chuột trên máy tính, đâu phải như Dương Chí Dũng có kẻ dẫn đường đào tẩu?
Vậy mà sự kiện kết luận thanh tra của Đà Nẵng lại làm gấp gáp như chữa cháy!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự hạ thấp hơn cái tâm và cái tầm của mình trong quyết định này xuống một bậc, còn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thỉ bộc lộ một khuôn mặt hầu huynh trơ trẽn.
Trong khi các ban ngành chưa vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc đã quyết liệt: “Yêu cẩu kiểm điểm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, các tổ chức cá nhân liên quan trong thời kỳ 2003-2011”.
Nguyễn Xuân Phúc từng làm Tổng thanh tra chính phủ 2 tháng, từ tháng 3 -2006 đến 5-2006. Quãng thời gian đó quá ngắn, đề một kỹ sư kinh tế như ông hiểu về nghiệp vụ thanh tra.
Ông lại là người ôm đồm rất nhiều trọng trách, như Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Uỷ viên ban cán sự đảng chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Tổ trưởng công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của chính phủ, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ khối cơ quan Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ... Nhưng hình như ông chưa gây được ấn tượng nào như Nguyễn Bá Thanh để người ta biết về tài năng và đức độ của ông? Nó vẫn cứ nhạt nhòa như thời ông làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vậy.
Nhẽ ra để bảo vệ uy tín cho bản thân mình nói riêng, đảng chính phủ nói chung, Nguyễn Xuân Phúc đã phải ra lệnh thanh tra xác minh ngay cái thông tin ông liên quan đến “đồ bành” Thân Đức Nam, mà tờ báo mạng Dân Luận đã đưa tin: “Bây giờ Thân bảo Bộ trưởng Phúc đứng là đứng, ngồi là ngồi, bảo đi phải đi, bào ỉa là phải rặn ra mà ỉa!” (Http://danluan grg).
Quả thực thiên hạ chả lạ gì Nguyễn Xuân Phúc, và rất ngán nhìn khuôn mặt bự xự dưới cái trán hói bóng rợn nhưng méo vẹo của ông, chán nghe những lời nói bao đồng như: “Mỗi một thất thoát, một hiện tượng nào không tốt trong xã hội, từ một con tàu bị chìm đến những máy bay bị nổ, đều liên quan đến trách nhiệm của chính phủ? (Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 15-6-2012). Nói thế ai chả nơi được, u u chung chung, không trugs ai, không làm cũng đâu có sao?
Ấy thế mà ông lại đóng vai Bao Chửng, vung thượng phương bảo kiếm đòi trị tội cả bộ máy chính quyền một thành phố có nhiều năng động sáng tạo và được lòng dân như Đà Nẵng?
Chưa bao giờ một quyết định của Chính phủ, tưởng được dân đồng thuận lại vấp phải sự phản đối dữ dội như vậy? Nhưng lại trở thành hiệu ứng ngược mà có lẽ người ra quyết định "hỏa tốc" tung ra thông báo thanh tra này cùng không thể ngờ tới. Nó làm cho những người trước kia ghét hoặc ít biết Nguyễn Bá Thanh nay thay đổi thái độ, nhiều người yêu mến, tin cậy ông hơn. Dư luận lại có dịp bung xé những liên quan: Vậy, các vụ Vinashin, Vinalines, rồi nhóm lợi ích, nợ xấu ngân hàng...làm thất thoát cả triệu tỉ, làm xiêu điêu nền tài chính, kinh tế quốc gia sao không thanh tra và "hỏa tốc" xử lý cho đến đầu đến đũa?
Cú ra đòn đối với Nguyễn Bá Thanh có lẽ để bịt cái miệng hay nói thẳng nói thật, để dằn mặt, để răn đe, dọa dẫm, trói tay không cho đụng những nhóm lợi ích, tham nhũng hối lộ phá nát dất nước, đến những kẻ chà đạp lên dân trong những vụ cưỡng chế bất hơp pháp ở Tiên Lãng, Văn Giang... Và sâu xa hơn, để cố tình bôi nhọ, nhuốm chàm vào một gương mặt trung nghĩa, có bản lĩnh chí quyết, khả dĩ gây được niềm tin cho dân, nếu được cơ cấu vào chỗ cao hơn?
Mỉa mai thay vụ việc này lại xảy ra ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ngụy biện về "phép biện chứng, tính khách quan" trong tình đồng chí thương yêu nhau giữa cuộc “tắm rửa vĩ đại” của đảng cộng sản Việt Nam!
Hình như họ đã đạt được ý muốn. Mới đây Nguyễn Bá Thanh đã phải thốt lên: “ Địch mà ở trong lòng thì đánh đấm gì nữa?”.
Hãy ráng lên con ạ!
Lời của người mẹ lúc này lại vang lên trong tâm khảm Nguyễn Bá Thanh.
Và có lẽ không phải chỉ dành riêng cho Nguyễn Bá Thanh. Đó là lời người MẸ VIỆT NAM nói với tất cả chúng ta, hãy ráng lên, vì lẽ phải, vì dân vì nước, không khuất phục bất cứ thế lực nào ! Không chùn bước, ngả nghiêng trước bất kỳ kế sách bày binh bố trận đầy mưu ma chước quỷ lợi dung quyền bính, hoặc của phe nhóm nào! Đó là sự cần thiết phải ráng lên vì nghĩa lớn, vì dân, vì nước.
M.D
--------------------------------//
>> Bài liên quan:
+ Xã tắc và lửa... http://bvbong.blogspot.com/2013/01/xa-tac-va-lua-nguyen-ba-thanh.html
--------------------------------//
>> Bài liên quan:
+ Xã tắc và lửa... http://bvbong.blogspot.com/2013/01/xa-tac-va-lua-nguyen-ba-thanh.html
- Nguyễn Ngọc Già – Ông Nguyễn Bá Thanh đang bị chống lại? (Dân Luận). – Nguyễn Anh Dũng – Các đồng chí… X’ (Dân Luận). – Nhật ký mở lại (mở lần thứ 27): CUỘC PHỎNG VẤN QUA VỆ TINH HAY LÀ CUỘC “PHỎNG VẤN LƯƠNG KHÔ” (Nhát sĩ Tô Hải).- Ai không nhận khuyết điểm sẽ bị xử lý (TT).