Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Tội ác của ai ? Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực

-Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực
Thứ Năm, 05/04/2012 22:40
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

Một góc vùng quê Bạc Liêu

Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.

Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.

Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.

Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.

Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD.

Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.

Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.

Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.


Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.

Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.

Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.


Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn-
-Hình ảnh mẹ "gửi bé" cho đất để yên tâm cấy lúa, nhìn xót xa quá :(



Xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nơi có ruộng bậc thang là danh thắng cấp quốc gia là nơi cư trú chủ yếu người dân tộc Mông. Nơi đây ta chỉ thấy ruộng bậc thang uốn lượn theo các sườn núi, hình thế tuyệt đẹp, kỳ vĩ. Nghề nông của đồng bào Mông ở đây thật vất vả. Để kịp thời vụ, họ phải huy động toàn thể sức lao động ra đồng. Đàn ông thì cày bừa, đàn bà, phụ nữ thì nhổ mạ, gừi mạ đi cấy...từ sáng mờ đất. Có nhiều gia đình rất neo người nên phải đem theo cả cháu nhỏ đi làm cùng, để con chơi ngay trên ruộng vừa làm vừa trông con

Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/threads/hinh-anh-me-gui-be-cho-dat-de-yen-tam-cay-lua-nhin-xot-xa-qua.501757/#ixzz2z2E6hJyN 




-Nguồn: Gon Sai



-Son Tran Tội ác của ai ? (xin đừng nói là...của Mỹ - Ngụy)


TỘI ÁC CỦA BỌN THAM NHŨNG.

Thay vì được ăn no ngủ kỹ, em bé phải lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, san sẻ một phần lo lắng với bố mẹ.


Ngày hôm nay (3/4), trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên.

Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi – PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình. Trên người em không có lấy mảnh vải che thân, thứ duy nhất bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.

Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng được nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn những đứa trẻ sẽ không thể nào làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Có thể đối với em bé, đó chỉ là hành động thường ngày nhưng với những người xem ảnh, điều này thực sự khiến họ cảm thấy chua xót.
Rớt nước mắt với cảnh em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
Bạn Trần Tuấn Nam xúc động: Tuổi còn nhỏ thế kia mà đã phải lam lũ, thương thay cho những trẻ em vùng cao, còn quá nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn thử hỏi có ai là không động lòng. Ở ngoài kia vẫn còn quá nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ. Mong rằng mọi người sẽ hiểu thêm được giá trị nhân văn phía sau bức ảnh này”.

Nỗi vất vả của những người nghèo khó, trẻ em không có điều kiện để đến trường, người già phải bon chen cực khổ trong xã hội để có được miếng cơm manh áo…
Đó là những hình ảnh xúc động đến rơi lệ của hàng nghìn cư dân mạng muốn thông qua đó nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người
Nguồn: http://soha.vn/cu-dan-mang/rot-nuoc-mat-voi-canh-em-be-coi-truong-mo-cua-bat-oc-20140403175620433.htm

TỘI ÁC CỦA BỌN THAM NHŨNG.-
-Ăn sang như người Việt
(TS Xuân) Một con bào ngư bé xíu giá 2 triệu đồng, một lát thịt bò nho nhỏ giá 2,3 triệu đồng, còn muốn có một bữa ăn toàn những món “đỉnh”, bạn phải bỏ ra 18 triệu đồng/phần. Tất cả đều ở Việt Nam chứ không đâu xa xôi.
Bò nhậu... vang đỏ

Nếu đem lên bàn cân, lát thịt bò có giá 2,3 triệu đồng chỉ nặng 200 gr, đang được phục vụ tại nhà hàng Square One thuộc khách sạn 5 sao Park Hyatt Saigon (TP.HCM). Hẳn bạn mong chờ đó sẽ là một món thịt bò được chế biến cực kỳ công phu, cầu kỳ mà bạn không thể nào tự làm ở nhà? Bếp phó điều hành của Park Hyatt Saigon, ông Marco Torre cho biết, món bò ở đây chỉ được đem rắc vào một tí muối, một tí tiêu và nướng sơ trên bếp là xong. Lý do của sự đắt đỏ? “Đó chính là bò Wagyu được nhập khẩu từ Úc. Vì hương vị của nó đã tuyệt hảo rồi nên cách chế biến thích hợp nhất là hầu như không tẩm ướp gì cả, cũng không nấu nướng quá nhiều để giữ trọn vẹn hương vị nguyên thủy”, đầu bếp Torre giải thích.
 Ăn sang như người Việt
“Chân dung” đĩa thịt bò 2,3 triệu đồng ở khách sạn Park Hyatt Saigon - Ảnh: Khách sạn cung cấp
Được biết Wagyu là giống bò rất nổi tiếng của Nhật. Ngoài xứ sở mặt trời mọc, nó còn được nuôi ở một số nước khác như Úc và Mỹ. Trong khi ở Nhật, bò Wagyu thường được massage, nghe nhạc thì người Úc còn có sáng kiến thường xuyên cho lũ bò “nhậu” rượu vang đỏ. Tất cả là để làm tăng tối đa chất dinh dưỡng, độ ngon ngọt và thơm lừng hiếm có của giống bò quý này. Ở Úc, bò Wagyu được chia làm 9 loại khác nhau và đĩa thịt bò 2,3 triệu đồng tại Square One đứng đầu bảng. Dẫu mang cái giá khủng đó nhưng có lần một nhóm thực khách dùng bữa tại Square One đã gọi một lúc 8 phần bò Wagyu. Đầu bếp Torre cho biết, ngày càng có nhiều thực khách người Việt Nam sành ăn và sẵn sàng chi nhiều tiền, yêu cầu những món cao cấp như bò Wagyu.
Sành uống
Nói về sành uống, ông Juan Costa Ribas - Giám đốc ẩm thực của khách sạn 5 sao Caravelle (TP.HCM) chia sẻ, đi du lịch nhiều đã góp phần khiến cho người Việt ngày càng am hiểu hơn về các loại rượu và “soi” kỹ vào chất lượng rượu. Chính vì thế mà nhu cầu về các buổi tiệc rượu rất cao cấp được các khách sạn 5 sao tổ chức ngày càng tăng cao, trong đó thức ăn được thiết kế để thật “ăn ý” với một số loại rượu nào đó nhằm mang lại những trải nghiệm thú vị nhất trong vòm họng. Muốn làm được điều đó, đầu bếp phải có nhiều kinh nghiệm và rất am hiểu về rượu ngoài những kiến thức cơ bản như rượu vang trắng hợp với cá và thịt trắng, vang đỏ nhẹ hợp với bê và thịt trắng trong khi vang đỏ nặng hợp với thịt đỏ... 
 Ăn sang như người Việt 2
Tầm nhìn từ bàn ăn cũng rất được chú trọng. Trong ảnh: một góc nhà hàng Reflections của khách sạn Caravelle (TP.HCM) - Ảnh: Caravelle cung cấp
“Nhâm nhi một món ăn cùng với nhiều loại rượu khác nhau sẽ đem lại những hương vị khác biệt, tất cả được giải thích cặn kẽ bởi một người am hiểu về rượu sẽ là cách tuyệt vời để nâng cao kiến thức về ẩm thực và rượu”, ông Ribas nói. Về thức ăn, thực khách thường trông chờ được thưởng thức những món mà họ khó có thể nấu được tại nhà, chẳng hạn món thịt ba rọi heo đem ướp 24 giờ, sau đó hầm theo kiểu sous vide 24 giờ nữa trước khi đem nén thêm 12 giờ rồi mới được chiên và phục vụ thực khách. Sous vide là một cách nấu đặc biệt, trong đó thực phẩm được cho vào một túi nhựa hút chân không, sau đó thả vào nước nóng (hoặc nồi hơi) nhưng ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nấu trong bếp để miếng thịt chín thật chậm, cốt giữ lại độ mọng nước của món ăn và được cho là an toàn với sức khỏe hơn cách nấu truyền thống.
Bữa ăn 18 triệu
Còn nếu như bạn thuộc hàng đại gia, lại không muốn mất công ra nhà hàng mà muốn mời bạn bè, khách quý đến nhà để chiêu đãi toàn những món sơn hào hải vị được chế biến thật tinh túy, công phu thì chuyên gia ẩm thực Võ Quốc có thể là người bạn đang cần tìm. Đầu bếp Võ Quốc sẽ thiết kế cho bạn một bữa tiệc toàn vi cá, nhân sâm, gân nai, bào ngư, yến, bóng cá đường... do chính anh nấu. Nhưng bạn cần thỏa điều kiện đầu tiên: sẵn sàng chi 18 triệu đồng cho một phần ăn. Anh Võ Quốc giải thích: “Tôi chỉ chọn những nguyên liệu tuyệt hảo, bất kể giá của nó là bao nhiêu. Chẳng hạn bào ngư phải là loại nhập từ Nhật hoặc Úc, vốn mập, nhiều chất bổ và thơm ngon nhất thế giới”. Hiện tại anh Võ Quốc dùng bào ngư Úc, có giá xấp xỉ 2 triệu đồng/con. Ngoài ra, hầu hết các nguyên liệu còn lại đều là của Việt Nam nhưng phải là loại hảo hạng. Nhưng cách chế biến công phu và thuần Việt mới là điều làm cho Võ Quốc tự hào hơn cả: “Tôi là người theo phong cách ẩm thực thuần Việt. Tất cả các món ăn của tôi, dù là rất đơn giản hay rất cầu kỳ đều là kiểu Việt Nam 100%”. Chẳng hạn món bào ngư của anh không được nêm một tí dầu hào hay nước cốt gà nào theo cách người Hoa hay làm, bởi theo anh, những nguyên liệu đó sẽ làm át hương vị thơm ngon đặc trưng nguyên thủy của con bào ngư. Ngược lại, sau khi sơ chế, bào ngư sẽ được kẹp giữa 2 lớp xương, thịt gà và heo như bánh mì kẹp thịt, không nêm nếm bất kỳ một loại gia vị nào, gói trong giấy bạc và đem hấp cách thủy từ 8 đến 10 tiếng. Vì thế mà khi cắn trong miệng, miếng bào ngư rất mềm, tứa ra vị ngọt tự nhiên tinh túy lạ thường. Đó là nhờ hương vị trong con bào ngư không bị mất đi, lại hút thêm chất ngọt tự nhiên từ thịt heo, gà.
Cũng giống như bào ngư, tất cả các món ăn trong thực đơn 18 triệu đều không có một chút mắm, muối, đường, bột nêm... nào. Bí quyết đến từ một nồi nước dùng độc đáo được hầm suốt 3 ngày đêm, từ 100 lít nước rút xuống còn 10 lít, bao gồm gà già, sá sùng, cồi sò điệp, xương heo và quả lê. Thế là các món ăn được nêm nếm từ thứ nước xốt sền sệt mê hoặc này mang vị mặn mà tự nhiên của xương, vị ngọt đậm đà của thịt và cả cái ngọt thanh tao từ trái cây.
Ai là người sẵn sàng đãi tiệc với giá 18 triệu đồng/phần? Tên của họ không được tiết lộ nhưng anh Võ Quốc cho biết, phần lớn là doanh nghiệp, đại gia. Mỗi tháng, anh nấu khoảng 2 hoặc 3 tiệc loại này. Ngoài ra, cũng có nhiều mức giá “mềm” hơn, trong đó loại 8 triệu đồng/khách là đắt hàng nhất.

Thực đơn 18 triệu
- Cháo sơn hào hải vị (bo bo nấu với gân nai và bóng cá đường)
- Bào ngư hấp xốt cốt thịt
- Cuốn vi cá, nhân sâm, bóng cá đường chấm xốt yến
- Hải sâm nhồi hạt sen hấp xốt cốt thịt
- Bóng cá đường cuộn cá anh vũ xốt yến
- Yến trộn thịt cua chua cay
- Chả cá lăng cuộn vi cá
- Hải sâm hấp sâm Ngọc Linh
- Gà ngũ trảo tiềm bào ngư
- Chè yến kỷ tử bạch quả
Kiều Oanh
- Nghiên cứu về người nghèo ở Hà Nội (VHNA). – Giúp người nghèo ăn tết (SGTT).
- Vụ “phong tỏa” nhà máy cồn: Đề nghị trả nợ người trồng sắn và công nhân trước tết (TN).
- Dân rủ nhau bỏ phố về tết sớm, chuyên gia nói gì? (VTC). – Tết tha hương (RFA). - Kiếm bộn tiền bên những ngôi mộ (Sống mới).- Kinh hoàng mứt trái cây bằng nhựa tuồn vào Việt Nam (ĐV).- Mứt trái cây làm bằng… nhựa xuất xứ Trung Quốc (SGTT).
- Bất bình đẳng trên thế giới (BBC).- ‘Cán bộ tổ chức bức xúc vì thông tin chạy công chức 100 triệu’ (VNE). - Kiểm tra tuyển dụng công chức tại Hà Nội (TP). - 30% công chức ngồi không: Bộ Nội vụ “ra tay” (DT). - Bộ Nội vụ điều tra đánh giá số công chức ngồi không (VOV/ DT).

Một ngày thiện nguyện ......mưa nhẹ !
Một ngày rất nhiều việc để cùng nhau làm , chia sẻ tình thương đến các bé một Tết ấm áp và người dân oan , bà con Đaknong quyết tâm bám trụ trước phòng tiếp dân TP Hà Nội ...26-1-2012










Nguồn Facebook
- Người Arem khó trăm bề (PT). - Trẻ em vùng cao oằn mình kiếm manh áo ngày giáp Tết (DT).
- 40 trẻ mồ côi và 20 cụ già neo đơn có thêm niềm vui (PT). - Xót lòng người mẹ mê muội dùng “bùa chú” chữa bệnh cho con (DV). - Cái chết bí ẩn của nữ sinh 13 tuổi trong vườn mía (ANTĐ/ Tin mới). - Hoảng hốt vì cây xanh bỗng nhiên bốc cháy (VnMedia).
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc học sinh vùng cao thiếu cơm
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 26-1, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về loạt bài của báo Tuổi Trẻ (từ ngày 8 đến 14-1) phản ánh sự thiếu thốn từ miếng cơm, manh áo đến sách vở học tập của các em học sinh vùng cao biên giới.
Thủ khoa đất Quảng: Ngày ấy - Bây giờDân Trí
HS vùng khó khăn được hỗ trợ để không ăn thịt chuộtBáo Đất Việt
Hỗ trợ tài chính từ các trường THPT nội trú MỹVNExpress
Thành lập tổ công tác đặc biệt trấn áp tội phạm tại Huế [hết TP HCM lại đến Huế]
Dân Trí
(Dân trí) - Sáng 26/1, tại trụ sở Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế diễn ra lễ thành lập, ra mắt Tổ công tác đặc biệt để trấn áp các loại tội phạm. Tổ công tác đặc biệt với 2 nhánh chính hoạt động ở phía Nam và Bắc của tỉnh Thừa Thiên - Huế, bao gồm gần 300 ...
Ra quân đảm bảo an ninh trật tự tếtThanh Niên
Công an Đà Nẵng ra quân tổng lực trấn áp tội phạmĐài Tiếng Nói Việt Nam
Công an là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc giaAn ninh thủ đô

- Ngư dân Việt Nam cứu bốn người nước ngoài trôi trên biển (PLTP).
- 2012: TP. HCM xảy ra 890 vụ TNGT, làm chết 764 người (Infonet).
- Tết khó ở vùng tâm chấn động đất (DV).
- Sự thật sinh vật lạ ‘tấn công’ người Việt (TP).
- Cô bé mồ côi học giỏi dù phải nhặt rác mưu sinh (VNE/ DV).
- Con trai Công tử Bạc Liêu kêu oan (NLĐ/ TP). - Điều chưa biết về tỷ phú đồ cổ “quái” nhất Hải Phòng (Kiến thức).
- Càng gần Tết, dịch vụ giúp việc càng “nóng” (TTXVN/DV). - Làng quất vào vụ Tết (PT). - Người dân ngơ ngác vì giá vé xe khách bắt đầu tăng chóng mặt (GDVN). - Bán siêu xe, tàu vũ trụ cho… người âm (Infonet).
- Khu đô thị trở thành bãi phế thải xây dựng giữa Thủ đô(DT).
- Bắt hai vụ tàng trữ động vật hoang dã quy mô lớn (PLTP).
- Chợ Vòm- một góc cuộc sống của người Việt ở Nga (phần 3). Mời xem lại: phần IPhần II (ĐCV).
Hàng trăm người phá mỏ titan, 11 cảnh sát bị thương
VNExpress
Nhiều người được nhà chức trách cho là có hành động quá khích, cướp 200 triệu đồng, máy tính; đập phá nhiều thiết bị, vật dụng sinh hoạt và đốt quần áo, vật dụng của công nhân. Công an Quảng Ngãi lập biên bản tại hiện trường mỏ titan ở xã Bình Châu, ..

--Tố cáo tham nhũng bị đưa vào trại tâm thần


2013-01-26
Anh Lê Anh Hùng, một người từng có 70 đơn tố cáo các trường hợp tham nhũng cấp cỡ tại Việt Nam, vừa bị bắt đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội, nơi giam giữ những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ.


- Bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội (GD&TĐ).- Sinh viên, giảng viên tố cáo Trưởng phòng Đào tạo tự ý sửa điểm thi (GDVN). - Đi thi mang… cúc áo (GDVN).
- Có nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội?: Kỳ 4: Cấm là ngọn, lắng nghe mới là gốc (TN).
--Sở hữu đất đai: nguyện vọng hay vô vọng

2013-01-25
Mặc dù dự thảo hiến pháp sửa đổi vẫn qui định đất đai là sở hữu Nhà nước dưới danh nghĩa sở hữu toàn dân, nhưng nhiều kiến nghị vẫn mong muốn sửa đổi vấn đề cơ bản này. Nguyện vọng này có lay chuyển được Đảng và Nhà nước hay sẽ mãi là sự vô vọng.











nguồn nuvuongcongly
Nông dân phản ảnh đất đai bị chiếm giữ bất công.
 
 Tải xuống - download
Xin hãy lắng nghe tiếng nói của người dân!
Về nguyên tắc thì “không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp”, điều này được ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng là Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội, một tuần trước khi bản dự thảo được công bố để lấy ý kiến nhân dân hồi đầu tháng giêng. Dù chỉ có một phương án đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau được thể hiện trên Dự thảo, nhưng ông Lý cam kết mọi ý kiến đều sẽ được trân trọng, lắng nghe, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình.
Trong bối cảnh như thế, một đại kiến nghị 7 điểm về sửa đổi Hiến pháp, từ 72 chữ ký của các nhân sĩ trí thức chuyên gia cựu tướng vào thời điểm 19/1/2013,  đã nhanh chóng vượt qua con số 800 vào sáng 24/1. Đây là bản kiến nghị có nội dung gây chấn động kêu gọi chấp nhận đa nguyên đa đảng, thực hiện tam quyền phân lập, tổ chức bầu cử tự do và nhà nước không còn độc quyền sở hữu đất đai.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là nguyện vọng cải cách lớn lao có thể chỉ là vô vọng hoặc lắng nghe mà không thay đổi, nhà báo Nguyễn Quốc Thái ở Saigon, ở trong số 72 người ký tên đầu tiên với chữ ký trên giấy phát biểu:

Trí thức và nông dân phản đối đất đai bị lấn chiếm bất công. AFP
Trí thức và nông dân phản đối đất đai bị lấn chiếm bất công. AFP
“ Nghe không nghe thì vẫn phải nói, nghe hay không nghe thì chúng ta vẫn phải lên tiếng để cho những người có trách nhiệm suy nghĩ và để cho con cháu chúng ta không kết án chúng ta…Chúng tôi thông tin cho nhau là 72 người đầu tiên sẽ gởi chữ ký tươi, chữ ký thật trên giấy tập hợp lại gởi cho Quốc hội, những anh chị em khác sau này là ký trên mạng. Tôi nghĩ trong thời gian tới con số 100.000 người ký tên không phải là không nghĩ tới được.”

Nghe không nghe thì vẫn phải nói, nghe hay không nghe thì chúng ta vẫn phải lên tiếng để cho những người có trách nhiệm suy nghĩ và để cho con cháu chúng ta không kết án chúng ta…
nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Điểm kiến nghị thứ ba mà theo nguyên bản là “Kiến nghị thứ ba về sở hữu đất đai” chúng tôi xin phép được tóm tắt những điểm căn bản. Các tác giả bản kiến nghị cho rằng, chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đã tồn tại từ lâu ở Việt Nam và việc sao chép Hiếp pháp Liên Xô với qui định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiếp pháp 1980 là điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra nhiều bất ổn xã hội.
Kiến nghị nhắc tới hàng triệu khiếu nại, khiếu kiện đất đai trong những năm qua và cho rằng, đó chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm hết sức nguy hiểm. Trên thực tế người dân đã bị tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất và chế độ sở hữu toàn dân đã tạo điều kiện cho quan chức chính quyền các cấp tham nhũng, lộng quyền bắt tay với tư nhân, doanh nghiệp trục lợi gây thiệt hại cho nhân dân đặc biệt là nông dân.

Nông dân buôn thúng bán bưng trên đường phố TPHCM. AFP
Nông dân nghèo buôn thúng bán bưng trên đường phố không phải ít. AFP
Kiến nghị còn vạch ra một điểm đặc biệt nghiêm trọng đó là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hợp hiến hóa việc thu hồi đất, trong đó lại mở rộng phạm vi áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội; theo đó  đây là một sự thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và có thể gây bùng nổ bất ổn xã hội.

Sau khi phân tích rạch ròi, nhóm nhân sĩ trí thức chuyên gia cựu quan chức và cựu tướng lãnh kiến nghị sửa đổi điều 57 cũa Dự thảo, trở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.  Theo đó có thể quy định: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.” Ngoài ra cần thay thế quy định thu hồi đất bằng trưng mua đất và không áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội như nêu trong Điều 58 của Dự thảo.
Nếu như Việt Nam chấp nhận một cách sở hữu đa dạng hơn cho đất đai thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho các tầng lớp nhân dân khác nhau, cũng như cho sự phát triển của đất nước. Đó là cách tốt nhất để bảo đảm đất đai được sử dụng hiệu quả nhất
Bà Phạm Chi Lan
Bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhân vật ký tên trong Kiến Nghị 7 điểm ngày 19/1/2013, từng nhiều lần khuyến nghị công nhận nhiều hình thức sở hữu về đất đai trong đó có những loại đất thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể của doanh nghiệp, tổ chức, tôn giáo, văn hóa xã hội…
“ Nếu như Việt Nam chấp nhận một cách sở hữu đa dạng hơn cho đất đai thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho các tầng lớp nhân dân khác nhau, cũng như cho sự phát triển của đất nước. Đó là cách tốt nhất để bảo đảm đất đai được sử dụng hiệu quả nhất, khi người dân gắn bó máu thịt với đất sở hữu của họ, thì họ sẽ làm mọi cách để khai thác sao cho mang lại lợi ích lớn nhất và họ sẽ bảo vệ được quyền lợi của họ trên đó. Tránh được tình trạng hiện nay, đất đai thì mang danh là của Nhà nước nhưng một số chính quyền địa phương hay lạm quyền thu hồi đất của nông dân một cách vô tội vạ với giá rất rẻ và cung cấp lại cho các doanh nghiệp hay những người thân quen, sau đó thì người ta bán lại với giá rất đắt và đẩy biết bao gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng.”
Ép dân không phải là cách phục vụ dân

Trên đường phố biểu ngữ của đảng cũng không ít.
Trên đường phố biểu ngữ của đảng nhắc nhở "...đảng ta là đạo đức là văn minh...". RFA file
Ở đồng bằng sông Cửu Long, khu vực sản xuất nông nghiệp đóng góp phần lớn cho sản lượng gạo và tôm cá xuất khẩu, người nông dân ở đây phàn nàn về nhiều sự hạn chế liên quan tới đất đai canh tác. Anh Sáu một người có ba mẫu đất đào ao nuôi cá tra phát biểu:

“ Tôi có chục công (1 ha) cha mẹ để lại, còn lại là tôi mua chứ nhà nước không có cấp gì hết. Khoảng 1980-1990 tôi có mua một mớ nhưng dư nhân khẩu nó tịch thu hết trơn, lấy rồi một đợt nhưng tôi mua một đợt nữa. Đến lúc cho phép mỗi hộ 30 công (3 ha) người ta mua nếu dư mấy ông cũng lấy đưa vô nhà nước hết, mấy ông làm đủ thứ chuyện. Đất đai bên đây khỏi nói, nó làm mấy khu công nghiệp, công ty nó đè dân, thí dụ người ta mua ngoài chợ đen 200 triệu một công, nó mua chừng 100 triệu thôi. Bên đây còn hàng khối vụ nó lấy đất dân làm khu công nghiệp nó bỏ trống tùm lum.”
Anh Tám một nông dân làm lúa ở Cần Thơ nói là không bao giờ nghĩ tới chuyện một ngày nào đó nông dân được quyền sở hữu vĩnh viễn  ruộng đất của mình.
“ Nếu mà đất nhân dân làm chủ Nhà nước quản lý thì thiếu dân chủ, nếu của nhân dân là của nhân dân Nhà nước có quyền trưng dụng trường hợp nó nằm trong dự án làm đường lộ hoặc công trình quan trọng của Nhà nước mà phải bồi thường cho dân cái giá thỏa đáng. Mình chỉ mong ước vậy thôi. Hiện nay ở địa phương đất nông nghiệp còn rẻ so với các loại đất khác, nhưng các nhà kinh doanh ngoài chợ đâu có muốn bỏ tiền đầu tư vô đất nông nghiệp chẳng lợi lộc gì, cái thời hạn sử dụng không được lâu dài.
Mình đầu tư vô đâu biết được mai mốt có chuyện gì xảy ra từ chỗ đó mất lòng tin trong chuyện làm ăn. Trả lại quyền sở hữu thì nông dân rất phấn khởi nhưng điều hy hữu đó làm gì có được. Thường thường mấy ông lên đài nói nhân dân làm chủ còn Nhà nước quản lý, hai câu đó đi đôi song song với nhau dễ gì mà có chuyện cho nông dân làm chủ vĩnh viễn.”
Đất đai bên đây khỏi nói, nó làm mấy khu công nghiệp, công ty nó đè dân, thí dụ người ta mua ngoài chợ đen 200 triệu một công, nó mua chừng 100 triệu thôi. Bên đây còn hàng khối vụ nó lấy đất dân làm khu công nghiệp nó bỏ trống tùm lum
Anh Sáu
Trả lời chúng tôi LS Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định về các góp ý liên quan đến đất đai cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
“Tôi suy nghĩ là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý thì sẽ không có thay đổi đâu nhưng cần phải làm rõ. Theo tôi Nhà nước chỉ thống nhất quản lý đất an ninh quốc phòng, đất mục đích công cộng còn tất cả những loại đất khác thì phải làm rõ thêm. Trong qui định của Hiến pháp theo hướng của tôi, là phải giao đất sử dụng ổn định và lâu dài còn nếu như thu hồi thì phải đền bù bằng giá thị trường, tôi quan tâm điều này. Thứ hai là thời gian giao đất cho cá nhân phải dài ra thí dụ 99 năm.”
Hai ngày sau bản đại Kiến Nghị về Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 đưa ra 7 kiến nghị mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, ngày 21/1/2013 báo chính thống như Tuổi Trẻ Online, VnEconomy và nhiều báo khác cùng đưa tin về sự kiện Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gởi thư mong muốn toàn thể Đại biểu dành nhiều thời gian cho vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Chủ tịch Quốc hội nhận định rằng: “Việc sửa đổi Hiến pháp liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân, nên phải được toàn thể nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.”



- Nguyễn Đình Hà – Đến với dân oan (Dân Luận). – Chính quyền xã “thách thức” UBND huyện Yên Phong (DT). –Tham nhũng ngân hàng, đất đai chiếm tỷ lệ cao ở Hà Nội (Sống mới).- Hà Đình Sơn: Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ (BoxitVN). – Thơ: BÁN TƯƠNG LAI (Nguyễn Duy Xuân).
- Đình chỉ điều tra một nguyên phó chánh thanh tra sở (PLTP). - Khởi tố điều tra vụ hàng loạt cán bộ xã gian lận (TN).
- Con cháu ông bình vôi, bị lôi ra Hà Nội (DLB).- CSGT “tha” người vi phạm sau khi xem ví (Kiến thức).- Bảo tàng nghìn tỷ “vắng như chùa bà Đanh” (DT). – Khánh thành Khu di tích lịch sử Bộ Quốc gia Giáo dục (1951-1954) (GD&TĐ).
- Thủy điện An Khê – Ka Nak: Lời hứa và trách nhiệm nửa vời (VOV).
- Thủ tục cuối cho cuộc ‘hôn lễ’ Nghi Sơn (TP).
- Có căn cứ để xem xét hoãn, nhưng Tòa vẫn … làm ngơ (GDVN).
- Bảy bộ cho ý kiến đề xuất nhập khẩu lại nội tạng (TP).
- Cấm nuôi lợn, gà ở nội thị: Nhiều hộ dân mất việc, thất thu (DV).- Tổng tập lời ra,tiếng vào vụ “chạy công chức 100 triệu” (KT).
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế bị điều chuyển làm chuyên viên (Kiến thức). - Điều chuyển công tác nguyên Thứ trưởng Cao Minh Quang (PLTP). - Loay hoay cơ chế công chức (Sống mới). - Giám sát lời hứa của chính quyền bằng nhật ký (TN).
- Mỗi năm, 400,000 người Việt ra ngoại quốc chữa bệnh (Người Việt). - Bệnh nhân người Việt chi 1 tỷ USD đi nước ngoài chữa bệnh (Sống mới). - Gần 2 tỉ USD mỗi năm chữa bệnh ở nước ngoài (TN). – Chuyên đề: ‘Mốt’ xuất ngoại chữa bệnh: Chiêu hút khách của các bệnh viện nước ngoài (PT).
- Góa phụ mặc đồ tang khiếu nại ngành y tế (BBC).
- Cay RadeMacher: Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 5) (Phan Ba).
- Trung Quốc phơi bày tệ nạn tham nhũng (RFI).
- ‘Ba năm trong nhà xác vì khiếu kiện’ (BBC).
- Trung Quốc: tuyên truyền của đảng cộng sản được đưa vào trò chơi điện tử (NTDTV/ Kichbu).-- 50.000 vụ án tham nhũng ở Nga (NLĐ).

Thử bàn về giá trị và vai trò định hướng của giá trị học trong sự chuyển đổi quan niệm giá trị hiện nay (viet studies 26-1-13) -- Bài của Song Thành ◄
Giới trẻ VN và tình trạng sa sút về mặt đạo đức, lý tưởng sống (RFA 25-1-13) --  Rất tâm đắc với nhận xét này: "... một trong những thách thức lớn hơn việc xây dựng lại đất nước rất nhiều lần và cũng mất thời gian hơn rất nhiều lần, đó là xây dựng lại toàn bộ hệ thống giáo dục, xây dựng lại con người"  Vâng, có thể mất nhiều thế hệ!  Đau thương thay! (So sánh bài này với bào trên báo Đảng: Giá trị văn hóa của gia đình truyền thống (ND 26-1-13) thì rõ ràng là một người đang tỉnh táo, nhìn vào sự thực, còn một người thì đang phê ... xì ke!) ◄
Giáo sư Chu Hảo: Là trí thức, cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc (VHNA 25-1-13)
Từ chối giải văn học: Ai nói sự thật? (BBC 25-1-13)
'Không có tiền, không thể phát triển khoa học' (VnEx 26-1-13)
Đổi mới biểu diễn nhạc cổ điển: Khán giả cứ vỗ tay thoải mái! (TTVH 26-1-13)
Té ra Bộ Giáo Dục đã biến mất từ lâu! Tuyên Quang khánh thành di tích Bộ QG Giáo dục (VN+ 26-1-13)
Nếu mai không còn gánh hàng rong… (SGTT 26-1-13) -- Thì THD sẽ không về Việt Nam nữa. (Nhưng, ấy chết, đừng vì thế mà ra lệnh dẹp ngay các gánh hàng rong nghen ông Nguyễn Thiện Nhân!)
Mật mã thơ mới của Lê Ngân Hằng (SGTT 26-1-13)
Ăn thịt cầy ở Việt Nam: Canines still on the menu in Vietnam (SMH 27-1-13)

Tổng số lượt xem trang