Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Vẫn tư duy “đứng trên nhân dân”!

(Dân Việt) - Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn còn chưa thực sự tiếp cận được với tư duy khai phóng, tiến bộ về nhân quyền đang là chủ đạo trên thế giới.



Cách thể hiện quyền con người trong dự thảo Hiến pháp vẫn còn chưa sát với thực tiễn (ảnh minh họa).



So với Chương 5 Hiến pháp 1992, Chương 2 Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 có một số ưu điểm nổi bật, cụ thể như đã khắc phục được nhiều hạn chế về kỹ thuật lập hiến; cân bằng được cấu trúc giữa các nhóm quyền; nỗ lực sửa đổi tư duy cũ về chủ thể của quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, dự thảo vẫn còn một số hạn chế, tiêu biểu.
Thứ nhất, cách viết và nội dung của nhiều quy định trong chương này cho thấy việc biên soạn vẫn chưa thoát hẳn được tư duy cũ về một Nhà nước “đứng trên nhân dân”, “ban phát”, “kiểm soát” các quyền cho nhân dân và luôn “sợ hãi”, “đề phòng” nhân dân đấu tranh đòi hỏi sự tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do hiến định. Minh chứng là việc nêu quy định về giới hạn quyền ở điều đầu tiên của chương này.




Đồng thời ngay sau đó bổ sung một điều mới (Điều 16, quy định cấm lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác) mà nội dung toát lên tính “răn đe” rất rõ trong khi về thực chất đã bao hàm trong khoản 2 Điều 15. Tiếp theo, dự thảo còn có Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 15) cũng nhằm “nhắc nhở” người dân là “quyền đi liền với nghĩa vụ với Nhà nước” và những quyền của họ là do Hiến pháp, luật pháp (tức Nhà nước) quy định, cho dù nội dung của điều này không thực sự chính xác về mặt thực tế và có khía cạnh đi ngược lại với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, việc “quyết giữ” các cụm từ “theo pháp luật”, “do pháp luật quy định” hoặc “theo quy định của pháp luật” trong nhiều quy định về các quyền quan trọng đã nêu ở trên và một số quy định khác cũng phản ánh tâm thế “đề phòng” nhân dân và “dự phòng” khả năng có thể “rộng tay” hành động để kiểm soát, giới hạn các quyền hiến định về sau này.
Sự lạm dụng các quy định mang tính “răn đe” và “phòng ngừa” nhân dân trong Chương II dự thảo như đã nêu ở trên là rất ít có trong chế định về quyền con người, quyền công dân của hiến pháp các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, tương tự như Chương 5 Hiến pháp 1992, Chương II dự thảo thiếu hẳn những quy định tuyên bố một cách rõ ràng, cụ thể, trực tiếp về nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của các cơ quan, viên chức nhà nước – điều luôn được nhắc đến trong các điều ước quốc tế về quyền con người và được nhấn mạnh trong hiến pháp của nhiều quốc gia.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, tuy đã có khá nhiều cải tiến, việc hiến định các quyền con người, quyền công dân trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn còn chưa thực sự tiếp cận được với tư duy khai phóng, tiến bộ về nhân quyền đang là chủ đạo trên thế giới.
Thứ hai, khá nhiều quy định trong Chương II dự thảo còn thiếu hợp lý, thiếu đầy đủ hoặc chưa chặt chẽ. Ví dụ quyền sống (Điều 21) quy định quá ngắn gọn (chỉ vọn vẹn 5 từ) không nêu được sự liên hệ của quyền này với vấn đề hình phạt tử hình, điều cần được làm rõ giống như trong hiến pháp của nhiều quốc gia… Việc sửa đổi một số quyền học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe, các quyền về hôn nhân – gia đình… vô hình trung làm suy yếu cơ chế bảo đảm các quyền này, trong khi lẽ ra cần phải tăng cường hoặc ít nhất là duy trì nguyên trạng…
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về công tác lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra vào ngày 6.3 tới tại 64 đầu cầu: Chính phủ, các tỉnh, thành. Mục đích nhằm bàn về thực hiện đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương, đồng thời nắm bắt kết quả bước đầu về công tác lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
P.V
Sáng 4.3, tại Hà Nội, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức tọa đàm góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu tập trung phân tích, đóng góp vào nội dung các quy định trong dự thảo về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan đến y tế, dân số, bình đẳng giới, hôn nhân - gia đình, tôn giáo.
Minh Hải
Ngày 4.3, Thường trực Hội đồng Nhân dân TP. Cần Thơ đã tổ chức hội thảo chuyên đề lấy ý kiến đại biểu dân cử, chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tại hội thảo, những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm và tham gia đóng góp ý kiến gồm: Chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường…
Hồng Cẩm
-Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: -Vẫn tư duy “đứng trên nhân dân”!
Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Người phân quyền là nhân dân (02/03)
--Tiếp thu ý kiến góp ý Hiến pháp đến tháng 10 tuoitre.-



-Nỗi sợ hãi sự chuyên chế của đa số Đông A
Một trong những vấn đề được bàn luận nhiều trong đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp hiện nay là quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Bên cạnh những ý kiến kêu gọi đảm bảo quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân, cũng đã xuất hiện những ý kiến lo ngại về vấn đề phúc quyết Hiến pháp trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam. Ý kiến lo ngại về vấn đề phúc quyết có thể tóm lại ở hai vấn đề chính:

1. Vấn đề kỹ thuật: trưng cầu dân ý về Hiến pháp có đảm bảo thật sự chuẩn mực, không có gian lận , thủ thuật hay ngụy tạo kết quả.
2. Vấn đề bản chất: sự chuyên chế của đa số.



Vấn đề thứ nhất không phải là vấn đề mang tính nguyên tắc, mặc dù trong nhiều trường hợp nó là vấn đề chính. Nếu vấn đề thứ nhất nảy sinh thì chính bản thân tính chính danh của Hiến pháp sẽ là một dấu hỏi, và sẽ tạo thuận lợi cho các quá trình đấu tranh về Hiến pháp ở tương lai.

Vấn đề thứ hai là vấn đề cơ bản. Sự chuyên chế của đa số đã được các nhà tư tưởng về chính trị học nhận ra từ lâu. Nước Đức với sự cầm quyền của Hitler qua con đường bầu cử dân chủ là một ví dụ. Đa số rất dễ trở thành một quyền lực chuyên chế lên những người thiểu số. Để chống lại sự chuyên chế của đa số, bảo vệ những người thiểu số, quyền tự do, quyền cơ bản của người dân phải được bảo vệ, và nhà nước phải được phân quyền để có thể kiểm soát lẫn nhau và tạo thế cân bằng.
Tình hình hiện tại của Việt Nam rõ ràng không đảm bảo hai tiêu chí về phân quyền của nhà nước, và quyền cơ bản của con người, để chống lại sự chuyên chế của đa số. Do vậy nỗi lo ngại về vấn đề phúc quyết không phải là không có cơ sở. Song tôi lại nghĩ rằng vấn đề của Việt Nam khác với những vấn đề kinh điển về chuyên chế của đa số. Ngay bản thân chính nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam cũng không chắc chắn rằng đa số dân chúng sẽ ủng hộ bản Hiến pháp của họ, ủng hộ sự cầm quyền của họ. Thậm chí bản dự thảo Hiến pháp vẫn không có quyền phúc quyết của nhân dân một cách chắc chắn, và lập lờ vấn đề phúc quyết để Quốc hội quyết định. Do vậy vấn đề phúc quyết vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Thực tế, yêu sách đòi phúc quyết Hiến pháp hay những yêu sách sửa đổi Hiến pháp khác so với bản dự thảo Hiến pháp mới chỉ là những yêu cầu lý thuyết, chưa chắc đã được đáp ứng. Không có nền tảng kinh tế, chính trị hậu thuẫn cho những yêu sách đó, nên tất cả phụ thuộc vào ý chí của nhà cầm quyền hiện nay. Những yêu sách đó chỉ tạo ra những áp lực nhất định lên nhà cầm quyền, và buộc họ phải có những phản ứng nhất định. Phản ứng như thế nào thì chúng ta vẫn chưa biết. Do vậy tôi nghĩ rằng yêu sách về phúc quyết Hiến pháp và những yêu sách khác về Hiến pháp chỉ là những phép thử, bước tập dượt cho tương lai. Nếu yêu sách về phúc quyết Hiến pháp được đáp ứng, vấn đề kỹ thuật và vấn đề bản chất của phúc quyết sẽ được soi xét kỹ hơn. Ngay cả trong trường hợp nếu đa số dân chúng ủng hộ bản Hiến pháp của nhà cầm quyền, bất kể do vấn đề kỹ thuật hay vấn đề bản chất trong phúc quyết, thì đấy cũng không phải là tổn thất, bởi vì không có phúc quyết thì bản Hiến pháp của nhà cầm quyền vẫn được thi hành.  

- Góp ý sửa Hiến pháp: Để dân bầu Chủ tịch nước (VnEco). - Hiến pháp phải bảo đảm để HĐND thực sự là cơ quan đại diện và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (ĐBND).

Trưng cầu dân ý Nhan Tuan Truong
« Trưng cầu dân ý » ở Việt Nam đã là một thủ thuật chính trị. Có hai thí dụ :

1/ Sau hiệp định Genève 1954, VN chia hai đất nước. Tháng 3 năm 1958 phía CS miền Bắc lên tiếng, qua đài phát thanh Bắc Kinh, yêu cầu thực thi việc « thống nhứt đất nước » qua một cuộc trưng cầu dân ý. Cùng lúc ở Triều Tiên, Đức, vấn đề « thống nhứt đất nước » cũng được đặt ra. Phía Tây Đức và Nam Hàn cũng lên tiếng đề nghị « thống nhứt đất nước » bằng một cuộc đầu phiếu tự do.
Khối cộng sản bác bỏ các đề nghị này ở Nam Hàn và Tây Đức nhưng ủng hộ ở Việt Nam.

Cuối cùng không có nước nào thực hiện việc « thống nhứt đất nước » theo đường lối trưng cầu dân ý cả.

Bởi vì, khi VN chia hai đất nước, dân số miền Bắc là 13 triệu, miền Nam là 11 triệu. Chính quyền ông Diệm từ chối vì thấy chắc thua (vả lại chính quyền này không chỉ không ký mà còn phản đối hiệp định Genève, do đó không bị nội dung hiệp định này ràng buộc). Ở Tây Đức và Nam Hàn, dân số phía CS kiểm soát ít hơn, do đó họ phản đối, vì họ biết trước là sẽ thua.

2/ Vấn đề « trưng cầu dân ý » đáng lẽ cũng phải đặt ra ở miền Bắc, sau 1954. Đó là việc áp dụng chế độ cộng sản vào xã hội miền Bắc. Việc « trưng cầu dân ý » lý ra phải được tổ chức để người dân có đồng ý về chế độ này hay không ?

Hiện nay vấn đề « trưng cần dân ý » hơn bao giờ hết cần thiết cho tương lai Việt Nam, nếu nó không bị lèo lái để trở thành một « thủ thuật » chính trị ». 

Sẽ không cần thiết về cuộc « trưng cầu dân ý » để « toàn dân phúc quyết hiến pháp ».

Nhưng lại cần thiết một cuộc « trưng cầu dân ý », để biết ý nguyện của 90 triệu người dân VN có đồng ý về chế độ « xã hội chủ nghĩa » hay « pháp quyền xã hội chủ nghĩa » hay không ? Cũng như người dân có đồng ý về sự lãnh đạo của đảng CSVN hay không ? 


- Cần một Hiến pháp cơ bản và ổn định (ĐBND 22-2-13) -- Ý kiến GS Nguyễn Ngọc Trân -- Quyền “đuổi đầy tớ” của dân – Võ Trí Hảo (Cùng viết HP). “Ông chủ”, “đầy tớ” và nạn nhân của tệ tham nhũng
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Trích Hồ Chí Minh 
Hiện nay, một doanh nghiệp dân doanh thì không cần áp dụng luật chống tham nhũng, cũng không cần đến các ban bệ phòng, chống tham nhũng, chỉ cần đến một tổ chức rất đơn giản là Ban kiểm soát, nhưng tham nhũng trong doanh nghiệp – cũng như trong khu vực dân doanh – rất thấp. Các cổ đông trong doanh nghiệp dân doanh không cần đưa ra lý lẽ, bằng chứng về những vi phạm của ban giám đốc, nhưng ban giám đốc vẫn rất sợ bị sa thải, bởi các cổ đông này có thể hành xử quyền “đuổi đầy tớ” một cách trực tiếp, nguyên vẹn, không bị cắt xén.
Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước thì lại có rất nhiều các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng “cùng nhau đan lưới”, nhưng những vụ việc kiểu Vinasin vẫn dễ dàng “lọt lưới”. Hiện tượng này có thể được lý giải bởi lý do: tất cả các “cơ quan đan lưới” này không phải là nạn nhân trực tiếp của tệ tham nhũng. Thậm chí, trong lòng “những con cá lọt lưới” có phần còn biết ơn “những bàn tay kéo lưới” thô vụng một cách đáng ngờ.
Ai mới là nạn nhân cuối cùng của tệ tham nhũng? Nạn nhân của tệ tham nhũng thì nhiều, không chỉ riêng người dân mà có cả công chức, thậm chí quan chức cấp cao trong một số trường hợp cũng có thể trở thành nạn nhân của tệ tham nhũng. Nhưng quan chức chỉ là số ít. Và họ ít khi là nạn nhân cuối cùng của tệ tham nhũng, vì có thể, ở chỗ này họ là nạn nhân, nhưng ở chỗ khác có thể họ lại được hưởng lợi từ tham nhũng. Chỉ có người dân mới là nạn nhân cuối cùng của tham nhũng, nạn nhân truyền kiếp nếu vẫn còn tệ tham nhũng. Họ có thể bị tác động trực tiếp khi phải đưa dấm dúi phong bì ở “cửa quan”, có thể bị tác động gián tiếp khi tiền thuế mà họ đóng góp đã không quay lại phục vụ nhân dân mà chảy vào túi tư.
Các nạn nhân này, với tư cách là người chủ đất nước, đang tìm cách và luôn tìm cách khắc chế tham nhũng, nhưng phải thừa nhận là hiện tại, họ – ông chủ – đang thiếu công cụ của một người chủ thực thụ để thực hiện quyền “đuổi đầy tớ”.
Tuyển “đầy tớ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nguyên tắc “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân”, ”nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” trong bối cảnh đất nước mới giành được độc lập, khoảng 80% dân chúng còn mù chữ và cuộc sống còn muôn vàn khó khăn khác, nhưng để đảm bảo quyền “đuổi đầy tớ” của nhân dân thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt thông qua Hiến pháp 1946 với nhiều quyền dân chủ thực sự, đã tiến hành một cuộc bầu cử công bằng và kết quả là đã hình thành nên một Chính phủ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Trong cuộc bầu cử 1946, chưa có cơ chế hiệp thương, các ứng viên được lựa chọn địa bàn ra ứng cử (đơn vị bầu cử nào), chứ không phải do Hội đồng bầu cử trung ương phân bổ như bây giờ [3]. Bởi vậy, các ứng viên đã lựa chọn nơi mình có nhiều mối quan hệ gắn bó nhất, và theo họ, là nơi cử tri có hiểu biết về họ nhiều nhất, để ra ứng cử. Chính vì vậy, sự hiểu biết của cử tri về ứng cử viên rất tốt, đặc biệt là mối quan hệ lợi ích giữa ứng viên và cử tri rất gắn bó, mặc cho phương tiện truyền thông thời đó rất lạc hậu. Một đơn vị bầu cử có thể có tới hàng chục ứng cử viên, nên tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên rất cao. Tất cả các ứng cử viên này đều phải “thi đấu” hết mình trước nhân dân và hồi hộp chờ kết quả từ sự phán xét của cử tri.
Ứng cử viên ngày nay cũng hồi hộp trong bầu cử, nhưng đỉnh điểm của sự hồi hộp diễn ra trước kỳ bầu cử. Bởi vì trước khi bầu cử sẽ diễn ra quá trình hiệp thương. Hiệp thương hứa hẹn một kết quả bầu cử đẹp: mỗi đơn vị bầu cử không có quá nhiều hay quá ít ứng viên, tỷ lệ nam nữ, thành phần dân tộc, các ngành, vùng miền, thành phần dân cư… của đại biểu dân cử sẽ được cơ chế hiệp thương sàng lọc trước khi cuộc bầu cử thực sự diễn ra. Với cơ chế hiệp thương, việc cung cấp danh sách các ứng cử viên gần như được quy về duy nhất một “nhà cung cấp”. Các ứng cử viên có thể được phân bổ về một địa phương xa lạ và một đối thủ cạnh tranh xa lạ. Việc Ủy ban thường vụ Quốc hội ấn định tỷ lệ, thành phần đại biểu Quốc hội (ĐBQH) [4] có thể ví với việc cấp quota xuất nhập khẩu.
Cơ chế cấp quota xuất nhập khẩu là một đặc điểm dẫn đến việc cộng đồng quốc tế chưa thừa nhận Việt Nam có một nền kinh tế thị trường tự do đầy đủ. Thì cũng như vậy đối với cơ chế “cấp quota ứng cử viên đại biểu nhân dân”. Thị trường cung ứng “công bộc nhân dân” chỉ tự do cho bên mua (tự do cho cử tri), nhưng đối với bên cung ứng (các ứng cử viên) thì phải được cấp quota và trải qua ba vòng chọn lọc của cơ chế hiệp thương. Trong khi đó, một thị trường cạnh tranh tự do thực sự chỉ tồn tại khi cả bên mua và bên cung ứng đều có quyền tự do thực thụ; thiếu tự do cho một trong hai bên thì thị trường chưa thể được xem là hoàn hảo. Vì thị trường thiếu hoàn hảo nên chưa cần cuộc bầu cử chính thức diễn ra thì người dân Việt Nam trước đó  đã có thể biết được cơ bản người “chăn dân” là ai, “đầy tớ” của mình là ai. Điều này dẫn đến một hệ quả tiếp theo, là người “chăn dân” sẽ đặt mối quan tâm và chú trọng hàng đầu đến việc làm hài lòng người có quyền “phân phối quota”, sắp xếp cuộc bầu cử, sau đó mới đến dân nguyện, vì họ phải tìm cách làm sao mà chưa cần bầu cử thì thiên hạ đã tin là họ sẽ đắc cử. Vì những yếu tố trung gian này trong quá trình tuyển dụng “công bộc”, nên ý chí của nhân dân sẽ bị khúc xạ, tán xạ khi đi qua các bộ lọc (filter) của cơ chế hiệp thương. Hay nói cách khác, quyền tuyển dụng “công bộc” của nhân dân bị suy giảm, nên các “công bộc” ngày nay sẽ được nhiều tự do hơn so với “công bộc” được nhân dân tuyển dụng vào năm 1946. Sau khi Quốc hội khóa XIII thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu nhậm chức. Người đứng đầu Chính phủ cam kết: “Chúng tôi nguyện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc (tác giả nhấn mạnh) của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước”. Chúng ta không hề nghi ngờ lời cam kết của Thủ tướng, nhưng vì những yếu tố gây khúc xạ, tán xạ này, nên Thủ tướng và Chính phủ sẽ rất khó để làm “công bộc” mẫu mực của dân khi toàn bộ hệ thống cán bộ, công chức còn lại đang được tuyển dụng và phục vụ nhân dân theo cách thức, cơ chế cũ.
Sa thải “đầy tớ”
Ấy là nói về việc thực hiện quyền lực của nhân dân trong việc tuyển dụng “công bộc”, còn việc đuổi những “đầy tớ” “không làm được việc cho dân” – hay theo cách nói dân gian là các “đầy tớ hư” – lại càng khó hơn. Vì theo Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội thì khi “ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy theo mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.
Như vậy, điều kiện đầu tiên để có thể bãi nhiệm là nhân dân phải chứng minh đại biểu phạm sai lầm, mà việc chứng minh phạm sai lầm của người đại biểu thì không dễ, vì họ thường không trực tiếp thực hiện công việc mà chỉ nắm vị trí lãnh đạo. Và “ông chủ” trong trường hợp này không thể “đuổi đầy tớ” chỉ vì không thích, không đạt được kỳ vọng; đặc biệt không thể đuổi “đầy tớ” khi họ không chịu làm gì cả, vì không làm gì cả thì sẽ không phạm sai lầm nào.
Và kể cả khi đại biểu phạm sai lầm rồi thì câu chuyện “đuổi đầy tớ” không phải là câu chuyện giữa “người chủ” và “đầy tớ” mà là câu chuyện giữa “đầy tớ to” và “đầy tớ bé”, giữa “đầy tớ tập thể” và “đầy tớ cá nhân”. Bởi vì, nhân dân chỉ được trực tiếp tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm ĐBQH khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa vấn đề này ra trước dân. Và thực tiễn cho thấy, lịch sử Việt Nam chưa có lần nào xảy ra việc đưa ĐBQH ra cho cử tri trực tiếp bỏ phiếu bãi nhiệm. Mặt khác, tuy Điều 56 đoạn 1 Luật Tổ chức Quốc hội có nêu là đề nghị bãi miễn đại biểu có thể xuất phát từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc từ chính cử tri. Nhưng quyền khởi xướng đề nghị bãi miễn của cử tri trên thực tế bị vô hiệu hóa, bởi không có văn bản nào hướng dẫn tiếp theo về thủ tục hình thành đề nghị bãi miễn, số lượng cử tri cần thiết phải có cho một đề nghị bãi miễn…
Với hai bất cập về bãi miễn người đại biểu này thì dẫn đến “ông chủ” không có quyền trực tiếp hình thành nên đề xuất “đuổi đầy tớ” và cũng không có quyền tự mình trực tiếp “đuổi đầy tớ”. Và khi nhân dân không thực quyền trong tuyển dụng và sa thải “đầy tớ” thì tính chịu trách nhiệm của các “đầy tớ” trước nhân dân của toàn bộ bộ máy nhà nước nói chung sẽ thấp. Tính chịu trách nhiệm thấp sẽ dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thấp, tham nhũng tăng.
Muốn khắc phục được hiện tượng này thì những vấn đề bầu cử, bãi nhiệm cần phải được quy định ở tầm hiến pháp, thay vì nằm rải rác ở Luật Bầu cử ĐBQH, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt của Hội đồng nhân dân…  vì đây là những vấn đề sống còn, gốc rễ của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Khi được điều chỉnh ở tầm hiến pháp, thì cần cân nhắc bỏ cơ chế hiệp thương hoặc chí ít là chỉ hiệp thương một vòng thay vì ba vòng như hiện nay. Với trình độ dân trí năm 1946, chúng ta vẫn tiến hành thành công một cuộc bầu cử dân chủ, công bằng và tự do thì không có lý gì, dân trí Việt Nam 65 năm sau lại tụt lùi đến mức không đủ trình độ lựa chọn ai là người đại biểu đích thực của mình, dẫn đến cần phải có người định hướng, ấn định sẵn cơ cấu thành phần Quốc hội cho mình./.
[1] Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945. 
 [2] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283.
[3] Điều 14 Khoản 7 Luật bầu cử ĐBQH 
 [4] Điều 30, 32, 43 Luật bầu cử ĐBQH
Bài đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp của Văn phòng Quốc hội.
(Võ Trí Hảo gửi cho CVHP)

-Việt Nam trước cơ hội dân chủ đa đảng Một nền dân chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của cử tri
Quyết định của Quốc hội trong việc chính thức công bố Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân đang làm dấy lên những hy vọng về một thay đổi vốn có thể là một chuyển biến lớn thứ nhì sau cuộc cải tổ kinh tế "Đổi Mới" từ cuối thập niên 1980.
Nhiều người đang đặt ra câu hỏi, nếu việc mở cửa kinh tế từ hơn hai thập niên trước đã đưa Việt Nam trở thành một loại rồng nhỏ ở Châu Á, nhưng chính vì cơ chế chính trị không thích hợp đã khiến con rồng không thể cất cánh thì liệu cuộc thay đổi về chính trị lần này có thực sự tháo gỡ được những bế tắc về cơ chế của nhà nước Cộng sản Việt Nam hay không?


Các bài liên quan

Kêu gọi Quốc hội hủy bỏ Điều 88
Suy thoái đạo đức vì 'sai từ gốc'
Nhân sỹ chỉ trích báo chí Hà Nội



Ngay sau khi quyết định thu thập ý kiến công chúng, nhiều tầng lớp trí thức, chuyên gia và kể cả các cựu quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị tích cực và táo bạo.
Nổi bật nhất là những đề nghị loại bỏ Điều 4 (Hiến pháp 1992) vốn nêu bật tính độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam và những đề nghị bổ sung nhằm duy trì, bảo vệ hiệu quả quyền con người tại Việt Nam.

Mở cửa một quá trình

Nếu được chấp thuận, tất cả những đề nghị này rõ ràng khai mở một quá trình dẫn đến tự do, dân chủ đồng thời có thể chuyển đổi một nhà nước độc đảng trở thành đa đảng tại Việt Nam.
Trước khi thảo luận về những hệ quả và tính khả thi của chương trình lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân để sửa đổi Hiến pháp này, thiết tưởng cần nhìn lại Điều 4, Hiến pháp hiện tại của Việt Nam:
Điều 4, Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam xác định:
"Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lương lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Điều Hiến luật này khẳng định đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo người dân. Do đó, đảng Cộng sản là một bộ phận không thể tách rời của Nhà nước.
Đáng lưu ý là tuy người dân có quyền lập hội (Chương 5 điều 69) nhưng trong cả Chương I (Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Chế độ Chính trị) không hề đề cập đến sự tồn tại của các tổ chức chính trị khác.
Trong thực tế, Việt Nam thường được xem như một quốc gia độc đảng nhưng trong quá khứ vẫn đã có những đảng chính trị khác, như Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam.




Người dân Việt Nam đang tự tập hợp thành các phong trào dân sinh và dân sự

Mặc dù các đảng này chủ yếu phụ thuộc vào đảng Cộng sản và đã bị giải tán (sau đó một Đảng Dân chủ mới của Việt Nam đã được thành lập như một tổ chức bất đồng chính kiến) nhưng đấy vẫn là một bằng chứng cho thấy Việt Nam đã có nhiều tổ chức chính trị cùng hiện diện song song với đảng Cộng sản.
Lâu nay, việc khẳng định quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản, không nhắc đến các tổ chức chính trị khác nhưng vẫn nhìn nhận quyền lập hội và tham chính của công dân đã dẫn tới những hệ luỵ trong đời sống chính trị và xâm phạm các quyền của người dân.
Thành thử, không ngạc nhiên gì khi một làn sóng kiến nghị thay đổi đã tập trung vào việc loại bỏ Điều 4 Hiến pháp và đòi hỏi sự tôn trọng hơn nữa các quyền con người ngay khi chính phủ tiến hành thu thập ý kiến người dân để sửa đổi Hiến pháp.
Và rõ ràng, sắp tới, nếu Việt Nam tiến tới một hệ thống chính trị đa đảng, sẽ có rất nhiều thành phần chính trị quan trọng khác tham dự, không chỉ đơn thuần là những tổ chức ở trong nước (các tập hợp những nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, các cựu quan chức Đảng Cộng sản, các nhà lãnh đạo tôn giáo, văn hóa, xã hội, nghiệp đoàn, vv ...) mà còn cả những tổ chức từ bên ngoài vốn lâu nay đã và đang trực tiếp can dự vào sinh mệnh chính trị Việt Nam.
Trước hết, cần hiểu rằng đảng Cộng sản hiện nay là một khối đoàn kết. Sẽ là sai lầm để tin rằng lợi ích của các tầng lớp lãnh đạo đảng phù hợp với những tầng lớp dưới cơ sở, vốn các tiêu chuẩn sống có thể không cao như các nhà lãnh đạo của mình.
Và như ai cũng biết, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa chứ không còn là một con tàu chuyên chở ý thức hệ Cộng sản. Đảng đã phần lớn trở thành một phương tiện để giới lãnh đạo đảng duy trì vị thế của họ.
Nói trắng ra rằng ở một chừng mực nào đó, các chia rẽ giữa tầng lớp lãnh đạo và cơ sở cùng các nguyện vọng của họ sẽ trở nên quá rộng, khó hàn gắn, đảng Cộng sản sẽ phải bắt đầu rạn vỡ. Do đó, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Hơn ai hết, đảng ý thức sâu sắc được hiểm họa đổ vỡ này.
Từ một nền kinh tế hoạch định tập trung nhường bước cho một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách kinh tế tự do của Việt Nam trong những năm 1980 đã mang lại một số tăng trưởng kinh tế rất cần thiết cho một quốc gia đói khổ và bị cô lập khi đó.




Chính phủ Việt Nam buông các nguyên lý lỗi thời vì nhu cầu kinh tế

Nếu Hiến pháp năm 1992 (đã được đưa ra sau các cải cách kinh tế), từng được thực hiện như một bản kinh Phúc âm thì rõ ràng là chủ nghĩa Mác-Lênin đã đi đến cuối đường, và từ lâu chính phủ đã buông bỏ các nguyên lý lỗi thời ấy vì niềm cám dỗ của chủ nghĩa tư bản.
Cuộc chuyển đổi kinh tế này đã phải thực hiện khi tình thế rõ ràng cho thấy rằng Việt Nam, nếu không thay đổi, sẽ phải sụp đổ. Do đó, thay đổi là sự cần thiết cho sự sống còn không chỉ của đất nước mà còn cho sự tồn tại của bản thân đảng Cộng sản.
Ngày nay, chính cuộc tăng trưởng kinh tế ì ạch của Việt Nam sau gần hai thập niên bùng nổ, đời sống dân chúng đi vào bế tắc cùng các vụ bê bối, tham nhũng, chia rẽ đấu đá của chính phủ ở tầng lớp cao nhất, đã khiến không chỉ chính phủ mà cả người dân cũng ý thức được nhu cầu phải thay đổi.

Hứa hẹn mỏng manh của Tự do và Dân chủ

Thế nhưng, một chuyển đổi từ độc đảng đến đa đảng có nhất thiết dẫn đến tự do và dân chủ không?
Dưới một hệ thống đa đảng, sự thử thách sẽ là liệu các quyền của phe thiểu số sẽ không bị phe đa số cai trị lạm dụng hoăc bỏ qua. Trong một hệ thống mà 51% người dân có thể chi phối tương lai của 49% người dân còn lại, điều quan trọng là phải nhớ rằng dân chủ, nếu thực sự là quyền làm chủ của người dân, bản thân nền dân chủ ấy phải được kiểm tra, để không rơi vào ách chuyên chế của phe đa số.
Bản thân nền dân chủ không là sự hứa hẹn của sự tự do hơn. Dù đa đảng sẽ cho phép những đại diện lớn hơn trong chính trị nhưng nếu đảng cầm quyền hoặc một liên minh của các phe đa số, khi nắm được phần lớn hỗ trợ của dân chúng lại quyết định theo đuổi một tiến trình trái ngược với phúc lợi của các nhóm thiểu số, thì tự do còn có ý nghĩa gì?
Thử nghĩ, nếu phe đa số cầm quyền quyết định giới hạn, ngăn cấm các hoạt động, tập tục hành xử văn hóa của một phe thiểu số, khi các hoạt động hành xử ấy không vi phạm pháp luật hiện hành của quốc gia và hạnh phúc của những người khác, thì một quyết định như thế của phe đa số lớn hơn dù được coi là dân chủ (nếu như được bàn thảo hợp pháp thông qua chính quyền và cơ quan lập pháp), nhưng thực sự không có giúp gì trong việc bảo vệ các quyền và sự tự do của các phe thiểu số.
Và ngay cả nếu có các biện pháp bảo vệ hữu hiệu được đặt để nhằm đảm bảo nguyên tắc đa số cai trị và các quyền của phe thiểu số, chắc chắn khung cảnh chính trị mới ở Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với một vấn đề khác: sự tham gia của cử tri.
Một nền dân chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của cử tri, đòi hỏi cử tri phải tham gia công khai trực tiếp và bỏ lá phiếu của mình. Nếu chỉ có một thiểu số cử tri đi bầu cho chính phủ mới của mình, nghĩa là phe cầm quyền chỉ nhận được ít hơn 50% của tất cả các phiếu đủ điều kiện, thì thực tế này có trở thành sự cai trị của thiểu số?
Đã có vô số những bài cãi đầy tính học thuật để so sánh về giá trị và hiệu quả của dân chủ và độc tài phi dân chủ hoặc những thể chế dân chủ giới hạn. Tuy nhiên, các bài học từ thế giới tiến bộ chung quanh đã cho thấy một hình thức dân chủ của chính phủ vẫn là hình thức tổ chức có hiệu quả hơn và duy nhất có thể được mô tả như là một chính phủ của người dân.
Một hệ thống chính trị đa đảng, cần thiết trong một nền dân chủ, cho phép những đại diện chính trị lớn hơn cùng sự đa dạng của niềm tin và tư tưởng triết học.
Dân chủ không phải là điều dễ dàng. Dân chủ đòi hỏi những nỗ lực và hy sinh. Với hơn 80 năm dưới nền cai trị độc đảng (trừ hơn 20 năm tương đối dân chủ hơn ở miền Nam), hơn ai hết, người dân Việt Nam chắc chắn ý thức được các cơ hội và phần thưởng của dân chủ.

Các chuyển động Dân chủ
"Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa chứ không còn là một con tàu chuyên chở ý thức hệ Cộng sản"

Một hệ thống đa đảng không phải là viên thần dược để con rồng Việt Nam ốm yếu có thể chỗi dậy ngay, tuy nhiên, đấy là một bước đi cần thiết và đúng đắn.

Nhà cầm quyền có thể chủ quan hoài nghi về hiệu quả của dân chủ và đa đảng nhưng dân chúng Việt Nam thì không.
Những chuyển động trong các tầng lớp nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong ngoài nước sau khi việc thăm dò ý kiến nhân dân để sửa đổi Hiến pháp được khởi động cho thấy người dân Việt Nam đã, đang sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình, và nhanh chóng xem đây là một cơ hội để nắm bắt.
Cho đến nay, dù vẫn còn không ít những nghi ngại về thiện chí của chính quyền. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người, nhiều giới tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác.
Ở Hà Nội, 72 nhân sĩ trí thức trong, ngoài nước và các quan chức trong đảng Cộng sản, chính phủ Việt Nam đã công bố "Kiến nghị về Sửa đổi Hiến Pháp 1992" gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bản kiến nghị này đã thu thập được hơn 4500 chữ ký và con số sẽ còn gia tăng trong những ngày tới...
Thậm chí đã có những chuẩn bị cho một tình thế đa đảng ở Việt Nam như theo một nguồn tin chưa qua kiểm chứng tin rằng trong nước sẽ có cuộc ra mắt của một "Liên Minh Chính Trị Việt Nam đối lập với đảng Cộng sản" chậm nhất trong mùa hè năm nay và, đảng Dân Chủ Việt Nam sẵn sàng giới thiệu chương trình của mình với quốc dân đồng bào ở Việt Nam nếu thời cơ cho phép.
Nhưng hiện vẫn còn mối nghi hoặc rất lớn về thiện chí của chính quyền, liệu họ có thực tâm bước vào cuộc thanh tẩy về chính trị bằng cách chủ động xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng hay chỉ dàn dựng một vở tuồng nhằm khai sinh một loại dân chủ trá hình?
Tuy nhiên, thực tế cho thấy ván cờ đã động và những cơ hội đã ló dạng, phong trào đóng góp ý kiến cho Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của chính phủ và trở thành một phong trào đòi hỏi Tự do, Dân chủ.
Liệu những nhà hoạt động Dân chủ Việt Nam có đủ sẵn sàng, tận dụng được cơ hội này để mở ra một vận hội mới cho đất nước?
Câu trả lời dường như vẫn còn ở phía trước và cũng đang ở trong tay tất cả mọi người.
Bài viết thể hiện quan điểm của các ông Lê Quốc Tuấn và Vũ Đức Khanh từ Canada.
Bớt quyền Chính phủ

Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng Hiến pháp cần giảm quyền lực chính phủ.
-Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Cần cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hữu hiệu (ĐĐK). – Nhân dân phải kiểm soát được quyền lực nhà nước (TP). - Hiến pháp cần quy định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng (DT). – Làm rõ khái niệm sở hữu toàn dân và nghĩa vụ của đảng trong Hiến pháp sửa đổi (Sống mới).
- Hiến pháp nào cho Việt Nam? (BoxitVN). Giáo sư Toán học Nguyễn tiến Dũng (Đại học Toulouse – Pháp).: Constitution_VN

- Về việc tổ chức sửa đổi hiến pháp – Giang Nam (Cùng viết HP).- - Nhân sự kiện Kiến nghị Hiến pháp của sinh viên – cựu sinh viên Luật, Nguyễn Anh Tuấn: Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp? (Ba Sàm). -Sinh viên & Cựu sinh viên Luật – Việt Nam. Còn đây là trang Facebook của nhóm này.

- Phan Đình Diệu tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc VN, ngày 12-3-1992: GÓP Ý VỀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP (Dropbox).
- Minh Diện viết về tiến sĩ, trung tá, nhà văn Nguyễn Thanh Tú: CON VẸT PHẢN THẦY ! (Bùi Văn Bồng).

- PGS. TS. Hà Nguyên Cát, PGS. TS. Nguyễn Thanh Tú và Thiện Văn “xúi” Đảng đánh cắp “quyền lực” của Dân? (BoxitVN).
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 31): “ĐẢNG TA” (CỦA HỌ) LÀ CÁI ĐẢNG NÀO? (Nhát sĩ Tô Hải). - Đừng mắc lừa mưu đồ của cộng sản (DLB). - “Làm rõ thêm trách nhiệm của Đảng trước nhân dân” (GDVN). - Phát triển khoa học công nghệ trên nền tảng tri thức Việt (VOV).

- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và tính tiền phong của người cộng sản (QĐND).- Nguyễn Hưng Quốc: Tiến tới một định nghĩa khác về xã hội dân sự (VOA’s blog). - Khế ước Xã hội là gì (Wise Geek/ Gốc sân).
- NĂM 1989- SINH VIÊN SAIGON ĐÃ BIỂU TÌNH (Nguyễn Phú).

*******************
-Bao nhiêu ý dân thì đủ? Tháng 2 22, 2013
Phạm Thị Hoài
Từ khi tôi trở thành công dân Đức, Hiến pháp Đức đã có 10 bổ sung, sửa đổi mà tôi không hề được hỏi ý kiến. Nhưng không chỉ riêng tôi. Hàng xóm, bạn bè, người quen, đồng nghiệp, tất cả đều như vậy. Nhân dân CHLB Đức chưa bao giờ được trưng cầu ý kiến về văn bản tối thượng mang tên Grundgesetz (Luật Cơ bản) của mình.
Nó được soạn thảo bởi 65 vị trong Parlamentarischer Rat (Hội đồng Nghị viện), dưới sự ủy nhiệm và kèm cặp của chính quyền quân quản Anh, Pháp và Mỹ sau Thế chiến II. Sau khi được thông qua với 53 phiếu thuận và 12 phiếu chống trong Hội đồng Nghị viện, nó được trình cho ba chính quyền Đồng minh nêu trên xét duyệt. Sau khi được các Thống đốc Quân sự Anh, Pháp, Mỹ chấp nhận, nó được gửi đến các nghị viện tiểu bang để phê chuẩn. Sau khi được phê chuẩn, ngày 23-5-1949 nó được Hội đồng Nghị viện chính thức tuyên bố là văn bản lập quốc. Nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức cũ) ra đời với bản Hiến pháp ấy. Người dân – bốn năm trước còn sống trong Đế chế Quốc xã với Quốc trưởng Hitler – không trực tiếp, nếu không muốn nói là không tham dự vào quy trình lập hiến đó. Bản hiến pháp được coi là hoàn hảo nhất trong lịch sử nước Đức ấy không do ý nguyện dân chủ từ dưới lên sinh ra, mà do ý chí chính trị từ trên xuống, thậm chí với áp đặt từ các thế lực ngoại bang.
Năm 1990, trong quy trình thống nhất nước Đức, nghị viện của các tiểu bang thuộc Đông Đức cũ cũng phê chuẩn và gia nhập Hiến pháp này mà nhân dân Đức ở cả bên Đông lẫn bên Tây đều không được trực tiếp biểu quyết. Trong 64 năm từ khi ra đời, Hiến pháp Đức có 59 bổ sung, sửa đổi, lần cuối cùng vào giữa năm ngoái. Không một lần nào có trưng cầu ý dân[1]. Song điều đó không cản trở nước Đức, không lâu sau sự ngự trị của cả hai chế độ toàn trị kinh hoàng của thế kỉ 20 là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản trên lãnh thổ của mình, thành một trong những nền dân chủ trưởng thành và ổn định nhất trên thế giới.
Hiển nhiên mỗi quốc gia có con đường lập hiến của riêng mình. Trong cuộc thảo luận về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang diễn ra ở Việt Nam, một trong những tiêu chí được nhấn mạnh không chỉ ở giới cấp tiến là quyền lập hiến của người dân. Báo chí Việt Nam, cả chính mạch lẫn ngoài luồng, tràn ngập những lời đòi hỏi, xác nhận và xiển dương nguyên tắc mọi quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân và thuộc về nhân dân. Trên mặt chữ, chưa bao giờ nhân dân được kính trọng, được gửi gắm nhiều tin cậy, được phó thác nhiều quyền lực như thế. Nhiều đến mức không thể không nghi vấn. Trong thực tế, những khái niệm trừu tượng này được thực hiện qua những hình thức và cấp độ khác nhau của trưng cầu ý dân (referendum).
Song trong những điều kiện hiện có, tôi rất hoài nghi giá trị của một cuộc trưng cầu như thế tại Việt Nam. Thậm chí tôi còn cho rằng thay vì thực hiện chức năng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa xã hội lên phía trước, nó có nhiều nguy cơ kéo giật lùi tiến trình ấy về phía sau. Một phát đạn ngược nòng. Điều này không liên quan gì đến lập luận nhảm nhí rằng dân trí chưa cao thì chưa thể thi hành dân chủ, bởi lẽ một cuộc trưng cầu ý dân tại Việt Nam, đặc biệt ở hình thức cao nhất là toàn dân phúc quyết hiến pháp, có thể là tất cả mọi thứ, chỉ trừ là một hành động thực thi dân chủ.
Ai nắm trong tay mọi phương tiện có thể khuynh loát vô giới hạn tất cả các khâu trọng yếu của một cuộc trưng cầu ý dân trong thời điểm hiện tại, từ chuẩn bị nội dung cần đưa ra trưng cầu, tổ chức thông tin và quảng bá, tổ chức và giám sát bỏ phiếu, tổ chức và giám sát kiểm phiếu, đến đánh giá, công bố và thực thi kết quả? Ai có thể điều khiển, nhồi sọ và lừa mị dư luận bằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ của mình? Ai có thể đe dọa cử tri bằng guồng máy đàn áp khét tiếng của mình? Ai có thể mua những lá phiếu bằng đủ thứ hứa hẹn ban phát ưu đãi và thậm chí bằng đất tươi và tiền mặt? Ai có thể tùy tiện chế biến, diễn giải và sử dụng kết quả bỏ phiếu theo ý mình? Những người đưa ra kiến nghị trưng cầu ý dân đã không quên đòi hỏi đi kèm, rằng nó phải được “tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới“. Nhưng chỉ cần đặt tiếp một số câu hỏi đơn giản hơn – Báo giới nào? Người dân nào được chọn trên cơ sở tiêu chuẩn nào vào vai giám sát? Minh bạch theo đánh giá của ai?… – là có thể thấy rằng hiện tại, một cuộc trưng cầu đáp ứng được những đòi hỏi ấy là hoàn toàn bất khả thi.
Thêm vào đó, đa số dân chúng Việt Nam là những người đã có hơn một nửa thế kỉ để rèn luyện tinh thần cầu an và thụ động như những kĩ năng sống căn bản. Hai chục năm gần đây họ còn tích lũy thêm một kĩ năng đầy tinh thần thời đại khác: bàng quan với mọi vấn đề không trực tiếp đụng chạm đến quyền lợi của mình và gia đình. Họ cũng dễ bị tha hóa và đã bị tha hóa sâu sắc như chính những người cai trị họ. Tôi không có những con số cụ thể – tất nhiên, không ai có cả – nhưng theo cảm nhận riêng thì ước chừng 20% cử tri Việt Nam là những người từ trung thành đến trung thành tuyệt đối với chế độ hiện tại; 30% là những người có thể không ưa mặt này hay mặt khác của chế độ đó, ít hay nhiều có những bất mãn hoặc bất bình cục bộ, song hợp tác và gắn bó với chế độ về nhiều phương diện – kể cả phương diện sổ hưu. Vâng, vì sao không? – và không có nhu cầu thay thế nó bằng một chế độ nào khác mà họ chưa từng biết hay chỉ nghe nói loáng thoáng; 40% là những người không biết và không cần biết mình đang sống trong một thể chế nào, miễn sao cuộc sống thường nhật của mình được bảo đảm; 8% là những người mong muốn thay đổi thể chế chính trị bằng phép mầu từ lột xác của Đảng Cộng sản và liều thuốc thần tự cải cách của chế độ. Những người chủ trương thay thế toàn bộ hệ thống Đảng trị và công an trị hiện tại bằng mô hình dân chủ tự do phương Tây chiếm vỏn vẹn 2% còn lại – tức trên dưới 1 triệu người, tính một cách hào phóng, con số trong thực tế có thể khiêm tốn hơn rất nhiều.
Từ những hoàn cảnh ấy, không cần phải là một nhà tiên tri cũng có thể biết trước kết quả của một cuộc trưng cầu ý dân tại Việt Nam. Không có gì dễ dàng và khôn ngoan hơn cho chính quyền Hà Nội, nếu nó cho diễn ngay lập tức một màn kịch như thế. Trong khói lửa của cuộc nội chiến, đầu năm ngoái Tổng thống Syria Assad đã thành công rực rỡ với nước cờ toàn dân phúc quyết hiến pháp, trong khi phe đối lập nỗ lực ngăn cản sự kiện này. Gần 90% cử tri tán thành bản hiến pháp mới, trong đó thậm chí nguyên tắc đa đảng được xác nhận. Nhà độc tài lại hoàn toàn chính danh. Trước đó, chính quyền không thể gọi là dân chủ ở Maroc cũng nhanh chân thoát khỏi áp lực của Mùa Xuân Ảrập bằng cách mở vài cái van phụ trong hiến pháp sửa đổi và có thể hài lòng với 98 % số phiếu thuận. Trưng cầu ý dân ở Ai Cập thì đem lại cho đất nước này một hiến pháp thần quyền, với nền tảng là Luật Hồi giáo Sharia, bất chấp sự cự tuyệt của chính các thẩm phán và các nhóm đối lập. Xa hơn một chút trong lịch sử, cuộc trưng cầu ý dân duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam năm 1955 phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống đã không tặng cho người dân miền Nam một thể chế dân chủ đáng mơ ước. Xa hơn chút nữa, cuộc biểu quyết của toàn dân (Volksabstimmung) năm 1934 tại Đức với gần 90% số phiếu thuận đã đặt một nhân vật lên bệ phóng, để đẩy cả lịch sử đất nước này lẫn lịch sử thế giới vào một chương cực kì đen tối: Adolf Hitler.
Bao nhiêu ý dân thì đủ đảm bảo một hiến pháp tốt đẹp?
Tôi không ủng hộ đề nghị tổ chức toàn dân phúc quyết hiến pháp tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.
© 2013 pro&contra



[1] Thậm chí đa số dân chúng Đức còn không biết rõ hay không quan tâm điều gì được bổ sung, điều gì được sửa đổi. Thái độ đó có những cơ sở mà tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.



Sao không thừa nhận quyền lập hiến của dân? (VNN). --Hiến pháp phải là bản khế ước xã hội (TT).  - Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Nhân dân là chủ thể quyền lập hiến (DV).
Để cử tri bầu trực tiếp Chủ tịch nước (PLTP). - Việt Nam trước cơ hội dân chủ đa đảng (BBC). - Thư ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung (BoxitVN). Về bài 1624. Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp.
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Hoàn thiện thêm trách nhiệm của Đảng trước nhân dân (QĐND). – Vai trò lãnh đạo của Đảng cần được thể hiện rõ hơn trong dự thảo Hiến pháp(QĐND). - Phạm Nhật Bình – Đảng sẽ lại bịt miệng các góp ý về Hiến pháp (Dân Luận).  – Góp ý quăng hiến pháp (DLB).
Việt kiều Mỹ, chuyên gia IMF đóng góp sửa đổi Hiến pháp (VOV). - Khẳng định rõ hơn chủ quyền quốc gia được thừa nhận(GD&TĐ).- TPHCM: Kiểm tra công tác góp ý sửa đổi Hiến pháp (SGGP). - Tuổi trẻ TP.HCM góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 (TT).
ĐỀ NGHỊ BÁO NHÂN DÂN ĐÍNH CHÍNH (TSYG).
THƯ CỦA THẠC SĨ NGUYỄN HƯNG QUỐC (ĐAN MẠCH) GỬI PGS-TS NGUYỄN THANH TÚ (Phạm Viết Đào).
Giương cao lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân (BoxitVN).
- Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN TIẾN BÌNH: Không có Quân đội đứng ngoài chính trị (QĐND).

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc – Hồ Anh Hải (Cùng viết HP).- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến pháp phải ghi rõ vai trò, chức năng của Mặt trận(ĐĐK). – Đề cao quyền con người (ANTĐ).- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết góp ý Điều 4 Hiến pháp sửa đổi (TN).  - Dự thảo Hiến pháp chưa thể hiện rõ quyền của dân (VNE). - Cần sửa Khoản 2 Điều 32 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (PLVN).- Gs.Tskh. Nguyễn Ngọc Trân: Cần một Hiến pháp cơ bản và ổn định (ĐBND).
Xem xét sửa đổi Luật Cư trú (VnEco).

Từ vận nước nghĩ về chữ Tâm- chữ Tầm

"Vận nước' đang đặt trách nhiệm vào các vị dân biểu (đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp) những người thay mặt Đảng và toàn thể quốc dân đồng bào cả nước trong việc minh định và lượng hóa về Tâm và Tầm của đội ngũ cán bộ trong bộ máy chính quyền.

Chữ Tâm xưa và nay
Vượt qua giá trị tự nhiên là những ký tự của ngôn ngữ diễn đạt, chữ Tâm đã trở thành một phạm trù cơ bản trong đạo lý truyền thống của dân tộc. Chữ Tâm luôn gắn với một con người, không chỉ là tình thương yêu, xuất phát từ bản chất thuần lương vốn có của con người, mà còn là sự căm ghét cái xấu, biết xả thân vì nghĩa lớn, vì quốc gia, dân tộc.
Trong sự thăng trầm, hưng thịnh và diệt vong của các triều đại phong kiến, Việt Nam ta đã trải qua nhiều giai đoạn dưới sự cai trị của những nhà vua u tối cùng chế độ chính trị quan lại tham nhũng.
Nhiều sĩ phu tự biết mình không thể thay đổi được thế sự, nên đã chọn cho mình một con đường khác giúp dân, giúp nước - là treo ấn từ quan trở về đời thường, hoặc sống thanh bạch với nghề dạy học. Hình ảnh những người thầy như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến... mà tài năng, đạo đức của các vị đã trở thành niềm tự hào của nền giáo dục của đất nước có lịch sử ngàn năm văn hiến.
Học trò - những môn sinh của ho ở khắp nơi, không chỉ học kiến thức uyên bác, mà còn học ở thầy khí phách của chữ Tâm, sống trọn đạo một con dân đất Việt.
Bởi vậy trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, khi bị giặc Nguyên bắt và dụ hàng, Trần Bình Trọng đã khảng khái "Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc" . Còn khi giặc Pháp xâm lược nước ta, Triều đình nhà Nguyễn yêu cầu Trương Công Định thu binh nghị hòa, nhưng ông đã thẳng thắn trả lời: "Triều đình hòa nghị, cứ hòa nghị, còn Định đây thì không hòa nghị, Định không nỡ ngồi nhìn giang sơn chìm đắm"....
Còn rất nhiều con dân đất Việt tuổi đời còn rất trẻ, đã ngã xuống nơi biên giới, biển đảo xa xôi, để bảo vệ từng tấc đất hương hỏa của cha ông.
Chữ Tâm trong đạo lí truyền thống, của người dân Việt vẫn luôn  tỏa sáng; không chỉ là tình thương yêu, mà còn là xả thân vì nghĩa lớn, vì quốc gia, dân tộc - "Quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách".
Phong trào (cách mạng) dân chủ đã (xóa bỏ chế độ quân chủ), làm thay đổi cơ bản đời sống chính trị trên phạm vi toàn thế giới. Chính quyền nhà nước được thành lập, thông qua vận động tranh cử của các đảng phái chính trị, và bầu cử dân chủ, nhưng hình thức thì mỗi nền văn minh vẫn còn nhiều khác biệt.
Trong bất kỳ thể chế chính trị nào, chữ Tâm luôn là một tiêu chẩn lựa chọn con người, gánh vác việc nước. Nhưng công chúng (lịch sử) luôn là người đánh giá đúng thực chất của chữ Tâm, dù đó là của cá nhân hay của một tổ chức đảng phái chính trị.
Chữ Tâm được dân chúng sử dụng một cách công bằng, bình đẳng, để đánh giá về nhân phẩm (tốt, xấu) của một chủ thể (con người, hay một tổ chức đảng phái), mà không phụ thuộc vào địa vị, giai cấp mà chủ thể đó. Nhân phẩm của chủ thể, được dân chúng  xác định thông qua bản chất, động cơ của hành động, trong những sự việc do chính chủ thể đó làm ra.
Cùng một sự việc, nhưng ở những chủ thể khác nhau, thì động cơ lại hoàn toàn khác nhau, có khi còn đối ngược nhau, tùy thuộc vào mục tiêu cần đạt được của chủ thể đó.
Những việc làm xuất phát từ những tâm địa đen tối, thường bị dân chúng lên án, chê cười, bị lịch sử "lưu danh". Lịch sử cũng minh chứng; có rất nhiều kẻ hại dân, hại nước, rút cục đã bị nhân dân trừng phạt.

Ảnh minh họa. Nguồn: VNE
Chữ Tầm thời hiện đại
Chữ Tầm chưa bao giờ có được vị chí là một phạm trù cơ bản, trong đạo lý truyền thống của dân tộc như  chữ  Tâm, chữ Đức, chữ Nhân ... . Nhưng trong khoảng gần mười năm gần đây, chữ Tầm lại được sử dụng rất phổ biến cùng với chữ Tâm, đã trở thành  ngôn ngữ diễn đạt về tiêu chẩn, lựa chọn cán bộ lãnh đạo của các cấp chính quyền cũng như các ngành.
Khi đề cập đến chữ Tầm của một người, là nói đến khả năng, năng lực phán đoán sự phát sinh, phát triển của một sự việc, một vấn đề liên quan tới đời sống của nhân dân, tới vận mệnh quốc gia, dân tộc. Từ đó mà người ta đưa ra phương hướng, và tổ chức giải quyết khoa học cho một, hoặc nhiều vấn đề khó, mang lại kết quả tốt đẹp cho đời sống xã hội của một cộng đồng, một quốc gia.
Chữ Tầm còn bao gồm cả lòng tự trọng (liêm sỉ) của một con người, khi tự đánh giá về năng lực thực hiện lời hứa (cam kết), của bản thân mình.
Như vậy; về ý nghĩa của chữ Tầm, nó giống với ý nghĩa của chữ Tài. Nhưng khi đánh giá về chữ Tầm của một con người, thì người đưa ra đánh giá đã có sự áp đặt- định lượng về mức độ nhìn xa trông rộng của cái tài thuộc người đó.
Ngay từ chế độ quân chủ, người làm vua cũng là 'kiến trúc sư' của bộ máy quan lại cai trị. Các "minh quân" là người tận tâm vì đất nước, vì hạnh phúc của người dân. Là người biết tôn trọng nhân tài, thường biết lựa chọn, sử dụng nhân tài làm 'giường cột' của chế độ, cùng triều đình giải quyết việc nước- "hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
Ngày nay, việc xây dựng tiêu chuẩn về cái Tầm để lựa chọn người, đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy chính quyền, nhất là đối với người đứng đầu đất nước ở các nước  khác nhau, cũng có rất nhiều khác biệt, phụ thuộc vào nền văn hóa, cũng như vào giai cấp, đảng phái chính trị, nắm quyền lãnh đạo đất nước đó.
Có người lấy số năm, tháng đi theo Đảng, cùng thành tích, công lao làm cái... Tầm của cán bộ. Có ý kiến lại lấy các văn bằng, danh hiệu cao quí đã đạt được làm cái Tầm... Chính từ cách đánh giá thiếu tính khoa học này, đã dẫn tới những tệ nạn khác, như bệnh thành tích, nạn bằng cấp giả hoặc học giả bằng thật, làm tiền đề cho nạn chạy cấp, chạy chức...
'Nguyên thủ quốc gia' ở một số nước, được xác định bằng kết quả phổ thông đầu phiếu trong bầu cử. Tại các nước này họ đã tổ chức rất nhiều cách, kể cả hình thức tranh luận đối thoại trực tiếp, qua hệ thống truyền thông đại chúng, nhằm cung cấp cho công chúng đầy đủ thông tin về tài năng, phẩm chất, năng lực thực hiện những cam kết của các ứng cử viên. Qua đó người dân đánh giá chữ Tầm của mỗi một ứng cử viên.
Khi không còn được người dân tín nhiệm, người lãnh đạo đó sẽ phải ra đi, cùng với sự thay đổi của chính quyền. Các nền văn hóa khác nhau, cách thức thay đổi của một chính quyền cũng có sự khác biệt rất lớn.
Có đất nước người lãnh đạo biết đề cao lòng tự trọng của mình, khi không thực hiện được lời hứa trước dân chúng, không thực hiện được mục tiêu mà họ đã nêu lên trong khi tranh cử, thì đã từ chức, nhường bước cho người khác, có đủ Tầm lãnh đạo đất nước hơn mình.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ các bậc tiền bối lão thành của Đảng luôn chăm lo tới công tác cán bộ, lựa chọn người vừa có đức vừa có tài cho vào các cấp chính quyền. Bác Hồ đã nói  'có đức không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người bỏ đi'. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã nói " nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng phá hoại'.
Có một sự thực trong phân cấp quản lý Nhà nước. Có những vị trí chức vụ đòi hỏi người nắm cương vị đó phải có đủ Tầm, khi đưa ra những quyết sách nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, nếu không đủ hoặc không có tầm, sẽ không bao giờ giải quyết được.
Ví dụ như, mới đây khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, một vị Bộ trưởng đã nói trước Quốc hội rằng: "Ai chụp ảnh được cán bộ nhận phong bì thì gửi cho tôi". Cách giải quyết vấn đề, như thách đố tất cả mọi người như thế là... không đủ Tầm tư duy của người đứng đầu một ngành.
Nhưng ở cấp thừa hành, có những việc mới chỉ cần đến cái Tâm là đủ. Ví dụ như, việc tổ chức đấu thầu thuốc sử dụng tại các bệnh viện công lập chẳng hạn. Chỉ cần nhìn vào kết quả giá thuốc trúng thầu cao hơn giá thị trường, có thể nói ngay rằng, đó là kết quả của việc làm xuất phát từ cái Tâm không trong sáng. Người chịu trách nhiệm làm ra việc này đã thiếu chữ Tâm, không có đạo đức (thất đức).
Ngày nay việc quy hoạch, giáo dục bồi dưỡng cán bộ có đầy đủ Tâm và Tầm để bổ nhiệm vào chức vụ là trách nhiệm của cấp ủy Đảng các cấp. Nhưng việc minh định về cái Tầm của cán bộ, trong những năm qua cũng có nhiều vấn đề.
Có người lấy số năm, tháng đi theo Đảng, cùng thành tích, công lao làm cái... Tầm của cán bộ. Có ý kiến lại lấy các văn bằng, danh hiệu cao quí đã đạt được làm cái Tầm... Chính từ cách đánh giá thiếu tính khoa học này, đã dẫn tới những tệ nạn khác, như bệnh thành tích, nạn bằng cấp giả hoặc học giả bằng thật, làm tiền đề cho nạn chạy cấp, chạy chức...
Hệ lụy tất yếu của các tệ nạn trên là: Đảng đang đứng trước thách thức rất lớn đó là yếu kém về quản lý của các cấp, các ngành, cùng đó là tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, dẫn tới tham nhũng đã trở thành quốc nạn, mất lòng tin của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Lịch sử của dân tộc đang đứng trước những thách thức, cũng như vận hội mới. "Vận nước' đang đặt trách nhiệm vào các vị dân biểu (đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp) những người thay mặt Đảng và toàn thể quốc dân đồng bào cả nước trong việc minh định và lượng hóa về Tâm và Tầm của đội ngũ cán bộ trong bộ máy chính quyền.
Để các vị có những lựa chọn, quyết định hợp lòng dân. Để dân tộc luôn vững vàng trước mọi thách thức, trên hành trình hội nhập thế giới hiện đại.
Nguyễn Văn Soạn






-Hòn đá (1) 
Mặt nước yên phẳng của dòng sông khiến tôi nhớ lại mặt ao hồ khá rộng trên đường từ trường về nhà, của thời còn niên thiếu. Nhớ lại mặt ao hồ đồng thời khiến tôi nhớ lại thú phá phách hồi còn nhỏ. Nhưng, y nghĩ thoáng qua đó bị khựng lại vì xe không chạy thẳng mà quẹo phải, vào thị trấn nhỏ; thị trấn Long An.
Tôi chợt nhớ đến dự định của anh bạn già đôi ba hôm trước đây. Anh ấy nói rằng, trong chuyến về quê của anh ấy lần này, khi trở lại thành phố, cả toán sẽ ghé đến nhà của một nhạc sĩ...và anh ta sẽ là người trực tiếp vào thăm gia đình người nhạc sĩ tài ba –và can đảm–. Chúng tôi ngồi trong xe, chờ anh ta thực hiện việc làm đó.
– "Tụi mày đứng yên...để tao cho nó một cục đá". Anh bạn to con nhất trong đám hùng dũng la lớn.Anh chàng vừa tìm một cục đá to nhất và cười cười khá to tiếng như để dằn nỗi lo sợ của đám bạn. Bên kia bờ hồ, một vật gì khá lớn, nổi trên mặt nước, có hình dạng như cái đầu của một con rắn. Cục đá rớt quá giữa hồ, tạo nên tiếng "ùm" và hình thù như cái đầu rắn biến mất. Đám bạn la ó vang trời...phần như tán thưởng cách giải quyết vấn đề của anh bạn to con, phần như muốn xóa tan nỗi sợ còn vương vấn trong lòng.
– "Tụi công an này gớm lắm!...Lần trước, chúng thả Việt Khang về...nhưng canh chừng quanh nhà 8 (10) tên". Người tài xế ngồi phía trước nói.
– Công an được trả lương để chỉ làm một việc như vầy thôi mà!....
– "Không chừng anh chàng xe ôm phía trước đang theo dõi xe chúng ta. Lát nữa, nếu nó đi theo phía sau xe thì đích thực là nó rồi....". Người khác thêm vào.
– Mấy anh chàng đang ngồi nhâm nha cà phê ở quán bên hông xe hình như có vẻ ngó chừng theo chúng ta đấy.
– Màng lưới công an của chúng xem như dầy đặc, có mặt khắp mọi nơi.
– Ngân sách dành cho Bộ Công An của chúng không thua gì ngân sách dành cho quốc phòng. Công an là cánh tay mặt của nhà nước mà !...
– Ở xứ người ta, ngân sách dành cho giáo dục cao hơn an ninh, quốc phòng. Trừ khi có dấu hiệu sắp có chiến tranh, ngân sách bộ này mới được ưu tiên.
Mấy ông uống cà phê, nếu có để mắt theo dõi cũng là chuyện đương nhiên. Đoạn đường Nguyễn Văn Nguyễn này cắt ngang đường chính, con đường chạy dọc theo bờ sông, không đông người qua lại, dù là ngày Chủ nhật. Hơn nữa, anh "to con" kia, người bạn trong nhóm chúng tôi, không biết hẻm nào dẫn vào nhà Việt Khang, nên cứ đảo đi đảo lại hai ngõ hẻm bên kia đường.
Nhớ lại lần anh bạn "to con" khi trước, quăng cục đá to tướng, tôi không khỏi phì cười. Anh ấy có nhiệt tình, nhưng sức người có hạn. Do đó, hòn đá chỉ vượt quá phân nữa cái hồ đó rồi rơi xuống. Tuy nhiên, thấy đầu con rắn biến mất, anh ấy tưởng việc mình làm đã thành công như mong muốn.
Anh em ngồi trong xe hơi sốt ruột. Có người cho rằng, chắc anh ta đã gặp được gia đình Việt Khang và đang thăm hỏi gì đó. Một anh khác, giòng giõi hoàng gia triều Nguyễn cuối cùng, hăng hái nhờ người tài xế đặt cái dĩa Asia trở lại trong hộp máy. Hôm qua, anh ta đã nhờ thử, nhưng đĩa chỉ chạy trong chốc lát rồi ngưng. Giọng anh ta sôi nổi khi nói về nội dung của cái đĩa này làm mọi người bị lây nhiễm, dù rằng, chưa nghe được cái đĩa ấy một cách chi tiết. Không có "đồng chí" đi cùng, nên cảm hứng anh ta chưa được vặn lên hết cỡ!...Anh "đồng chí" muốn nói ở đây là một người bạn khác trong nhóm, một buổi tối ở nhà, khi mở băng nhạc của Asia, tựa đề "Anh là ai" và "Triệu con tim, triệu tiếng nói", anh ấy đã bật khóc.
Sau này, khi nhắc lại câu chuyện ném đá đuổi rắn, ai nấy đều cười...nhưng cũng cho đó là một kinh nghiệm hay. Anh chàng "to con" có vẻ đắc chí, nhưng không lâu sau, cái đầu ấy nổi lên trở lại....và dường như tiến đến gần hơn, về phía chúng tôi. Không ai bảo ai, mọi người đều kiếm ra một viên gạch. Nhưng, có tiếng góp y, cho rằng, nên kiếm những miếng đá có bề mặt phẳng lớn, để có thể ném xa hơn, hướng về phía cái đầu rắn đó. Lần này, không phải chỉ là những tiếng động đánh "ùm" xuống lòng nước của ao, mà còn là những phi đạn bay veo véo...bao xung quanh cái đầu đó. Cái đầu biến mất rất lâu trước khi chúng tôi không báo trước, cùng nhau hè ù chạy khỏi nơi đấy.
Không phải anh chàng "to con" ngày xưa, anh chàng "to con" trong nhóm lần này, đã rời khỏi đầu ngõ, tiến về phía xe chúng tôi. Cái áo sơ mi màu bên trong bị chìm hẳn bởi cái áo khoác ngoài, có hình vẽ rằn ri, như áo những biệt kích của quân lực VNCH khi xưa. Cái nón cũng rằn ri không kém. Trước năm 1975, anh ta cũng đội kiểu nón ấy, nhưng màu nón toàn màu vàng; như nón của những anh lính đi theo đoàn viễn chinh, tạo thành thuộc địa của nước Bỉ, tại các quốc gia ở Phi Châu. Cái màu vàng rực rỡ của ngôi sao trên nền cờ đỏ trong thời anh ấy còn là thành viên nằm trong Ban Trí Vận thuộc Thành đoàn trước năm 1975, đã tạo nên dáng dấp một giáo sư Vật Lý ngang tàng; một ông trí thức có trái tim, vì đã yêu chủ nghĩa CS ở tuổi 30 (40). Nhưng cái màu vàng đó đã bị anh ta ném đi sau năm 75, khi lý trí đã được đặt ở trên đầu.
– Tội nghiệp quá !...Vợ Việt Khang đã đưa đứa con bị bệnh về ở với ngoại của nó. Mẹ Việt Khang nói thêm, cũng may là bà ngoại của Việt Khang đã bị bệnh lãng trí; nếu không, chắc bà ta không chịu nổi sự đau khổ như thế này. Anh bạn "Trí vận" của chúng tôi thuật ngay điều này khi xe vừa rời địa điểm.
– Có biết Việt Khang đang bị giam ở đâu không?
– Đang bị giam ở Bố Lá. Sau tết sẽ bị đưa về Hàm Tân
– Bà mẹ Việt Khang có hỏi anh gì không?
– Bà ấy có hỏi tôi từ đâu đến...Tôi có nói là tôi từ thành phố Sài Gòn xuống với một số anh em.
– Trước khi ra về, anh có nói gì thêm không...?
– Có gửi một số tiền vì thấy gia đình anh ta nghèo túng quá!...
Sau lần ném đá đuổi rắn ấy, chúng tôi nghiệm ra rằng, để đánh đuổi con vật dữ, cũng như đánh đuổi kẻ thù hung hãn nào đó, phải đánh cả bằng điểm và diện. Không chỉ tạo nên một tiếng vang rồi tắt ngụm mà phải bằng mọi cách, cứ theo khả năng riêng, mỗi người mỗi nhóm...tìm yếu điểm của địch mà nhắm tới, như các miếng đá phẳng mặt được phóng veo veo vào đầu con rắn. Trước đây, chúng ta có "Tiếng bom Sa điện" nhằm thanh toán tên Toàn Quyền Pháp hung dữ...nhưng, sau đó, còn có thêm những cuộc nổi loạn khác như của Đội Cấn, của Nguyễn Thái Học..v..v...nên mới tạo được thắng lợi cuối cùng.
– "Mình không khả năng làm được như anh ấy, nhưng tôi sẵn sàng ủng hộ những người làm những việc vì sự công bằng và lẽ phải".
Cái ông giáo sư ngang tàng ngày nào vẫn còn tiếp tục nghiêm chỉnh đi theo con đường ly tưởng của mình, đã được vạch ra từ ngày mới bước chân vào ngưỡng cửa Trung học. Điều này không là sự thổi phồng quá đáng. Mỗi tháng, ít ra là một lần, anh ta về lại quê nhà, phát tiền cho mấy đứa trẻ con nghèo khổ, cho tiền người già, kẻ đau yếu. Ngoài ra, anh còn bỏ tiền xây một số cầu, để bà con có đường đi lại thuận tiện, ngang qua những kinh rạch trong làng, nơi quê của anh ta.
Xe rẽ ra đầu cầu, nhắm hướng Sài Gòn trực chỉ. Trên đường về, giòng người và xe vẫn bình thản trôi nhanh. Duy trên xe, mọi người vẫn còn băn khoăn về trường hợp của Việt Khang. Bản nhạc, dĩ nhiên, do anh ta làm lấy. Nhưng, mục đích, như mẹ của anh ta kể lại là, anh ấy nói, nếu không đưa lên mạng thì làm ra để làm gì. Tuy nhiên, mọi người vẫn thắc mắc về cái điểm tựa để "mặt phẳng" bản nhạc của anh có sức đẩy tới. Nếu bản nhạc chỉ như hòn đá to, gây một tiếng "đùng" to lớn, làm sóng lan tỏa chốc lát rồi lụi tàn...điều đó cũng nên, nhưng không hoàn toàn tạo nên chiến thắng tối hậu, quyết định. Riêng tôi, mong rằng, các bạn trong nhóm, sau chuyến đi thăm một người vì tương lai đất nước, sẽ bằng mọi cách phổ biến tấm gương này đến nhiều người khác.

Đặng Quang Chính
Sài Gòn 30.01.2013
 21:00

Hòn đá (2)

Hôm nay, gần 14:00, một buổi trưa không nóng lắm, chúng tôi lại lần nữa, ngồi đợi anh bạn trong xe, trên đường Nguyễn Văn Nguyễn. Một lần nữa, mỗi người mỗi ý về việc làm của anh ấy. Dù thuận ngược thế nào, ai nấy cũng cho rằng, "cái xẩy nẩy cái ung" là chuyện không ngờ trước được.

Ở một xã hội khác, nơi đó luật pháp được thi hành một cách đúng mức, vẫn còn những tình trạng trục trặc kỹ thuật trong khi thi hành công vụ; huống hồ tại một xứ mà nguyên tắc "Thà bắt lầm hơn thả lầm" là kim chỉ nam thì những rủi ro ấy còn nhiều hơn không biết bao lần !....

Đan cử thí dụ chỉ là cái tên đường này cũng đủ. Ông N.V.Nguyễn là Giám Đốc Phòng Thông Tin Nam Bộ, có lúc là một nhân vật chủ chốt, cùng với ông Huỳnh Văn Tiểng, có chân trong đảng Xã Hội (hay Dân Chủ) gì đó của chính phủ CS miền Bắc. Có tên đảng để làm vật trang điểm cho chế độ. Chính ông Nguyễn Văn Trấn, biệt danh con hùm xám Mỹ Tho của đảng CS, đã vang danh một thời, đến đời chính quyền CS sau năm 1975, còn bị "bịt mồm", không được quyền ra báo...nói chi đến loại nhân quyền gì khác hơn nữa. 

Thời gian chờ đợi lần này không lâu như lần rồi. Nhưng, khi anh bạn trở lại xe, lần nữa lại làm những người trong xe hơi bị "sốc" !. Anh ta ra cùng với mẹ của Việt Khang. Tôi ngồi cùng băng ghế với tài xế đành đứng ra chào hỏi với người khách không hẹn trước. Anh bạn, bà ấy và tôi, sau vài câu trao đổi, đành chia tay. Mong sao, giống như câu tôi đã nói, Việt Khang sẽ sớm đoàn tụ với gia đình. Câu này cũng bất chợt đến như việc mẹ Việt Khang và anh bạn cùng nhau, trong nhà đi đến chỗ đậu xe.

Đường về Sài Gòn, không khí bớt oi bức. Có lẽ vì tiết xuân đã đến. Ngày mai là ngày cúng ông Táo. Nhưng hôm nay, anh bạn đã làm một việc giống như ông già Noel vào lễ Giáng Sinh, khi đưa cho mẹ Việt Khang một túi kẹo khá lớn, nói chị ấy phân phát cho trẻ em trong xóm. Đến bao giờ mọi người đến với nhau bằng niềm vui, thay vì theo dõi, điều tra và bắt giam người khác. Nhất là những hành động bắt giam này không dành cho giặc thù phương Bắc mà dành cho những người dân yêu nước của mình ..?!


Đặng Quang Chính
02.02.2013
23:53



 -Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam - Thúy Nga 101 





-

- Hiệp hội Luật Canada kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân (RFA).- Phạm Thanh Nghiên: Câu chuyện nhỏ của tôi (ĐCV). – Hưng Việt phỏng vấn chị Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – 02/2013(Hưng Việt). - Nguyễn Hưng Quốc: Cái chổi tre (VOA’s blog). - Đơn kêu cứu và giúp đỡ của công dân (Lê Hiền Đức).
- HÃY NHÌN THẲNG MẮT NGƯỜI DÂN (Bùi Văn Bồng). – Những đốm lửa que diêm (Phi Vũ). -- Hai mẹ con cùng bị gạt vào một ổ mãi dâm (RFA)..-- Con Tim Đã Vui Trở Lại Mạch Sống --  Ký Giả & Kỹ Giả Trong Vụ Án Khu Sinh Thái Bia Sơn (RFA’s blog). Tưởng Năng Tiến.
- Phỏng vấn ông Phạm Minh Hoàng (VOA).
- Hái hoa Dân Chủ (Minh Văn). - Bút chiến? Ai đánh? Đánh ai? (RFA’s blog).Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở Bauxite Việt Nam
BBC
- Vụ thuê người Trung Quốc trồng “lúa lạ”: Sẽ xử phạt hành chính (DT).- Long An: Nhà khoa học Việt thuê TS Trung Quốc trồng lúa (PN Today).
- Khởi tố kỹ sư ‘rút ruột’ ở dự án cầu Nhật Tân (PT).
- Một phụ nữ nuôi con 3 tháng tuổi phải chấp hành án tù: Nhiều dấu hiệu không bình thường… (PL&XH).- Cháu bé ba tháng tuổi theo mẹ vào trại tạm giam: Vi phạm nghiêm trọng lại giở “bài” hành dân (PLXH).
- Hòa Bình Green City xây không phép do… UBND Thành phố Hà Nội? (PLVN).
- Quận Long Biên – Hà Nội: Ép dân nhận tiền thay vì trả đất tái định cư? (NB&CL).
- Giám đốc phòng giao dịch ngân hàng dùng tiền giả mua đất (TN).
- Vì sao những ‘bóng ma tiền tỷ’ tồn tại trên biển? (PT).
- Hé lộ nhiều tình tiết quan trọng trong vụ “người không chân” (VOV).- Quan họ ngửa nón nhận tiền: Nhỏ và không nhỏ! (TVN). - Hình ảnh quá phản cảm tại chùa Bái Đính (VNN).- Nhập nhèm thực phẩm chức năng đội lốt sữa (VNE).  - Cơ quan Quản lý thị trường đang làm rõ 3 vấn đề của sữa Danlait (DT).  - Sữa Danlait: Bán hàng “rởm” thu lãi khủng (VNN).  - Nhiều cửa hàng vẫn bán sữa Danlait (VNE).
- Hình ảnh rợn người trong viện sau bát tiết canh (VNN).  - Tái bùng phát nhiều dịch bệnh gia cầm, gia súc (VH).  - Cúm A/H5N1 có thể bùng phát thành dịch ở phía Nam(VOV).
- Giải cứu thành công bé 5 tuổi bị bắt qua biên giới (VNN).- Thu nhập “khủng” của ăn xin đền Bảo Hà (DT).- Loạn ấn đền Trần (NLĐ).  – TỈNH NAM ĐỊNH TIẾT LỘ: 3 NGÀY LỄ HỘI KHAI ẤN NĂM 2012 TỈNH KIẾM ĐƯỢC 14 TỶ (TTVH/ VTC/ Tễu).  - Chỉ 100 người được dự lễ khai ấn đền Trần (TN).- ĂN CẮP Ở VĂN MIẾU (NCTG). - “Chặt chém” ở chùa Bà (NLĐ). - Chặt chém khách gửi xe lễ hội:Tiền đút túi cá nhân? (TP). - Thói quen xả rác bừa bãi nơi công cộng (RFA). - Phát hiện 4 tấn nội tạng thối (NLĐ).
- Về đất Tổ, xem “Linh tinh tình phộc” (LĐ). - Đến La Phù xem lễ rước “ông heo” (DV). - Mục sở thị lễ rước lợn độc nhất vô nhị tại Hà Nội (PT). - Ngân hàng khắt khe, ta đi… vay tiền bà Chúa (DV).
- Nỗi lòng “người giữ lửa” (ĐĐK).- Những hình ảnh sống động nhất về toàn cảnh ngày hội Lim 2013 (DV).- Hội Lim muốn vui phải khổ (DV). - Méo mó quan họ (TN). - “Lách luật” quan họ hội Lim vẫn thản nhiên xin tiền (DT). . - Hội Lim 2013: Đến hẹn lại lên (GD&TĐ). – Những khoảnh khắc ở hội vật làng Sình (NLĐ).- Về hội Lim đu tiên, đập niêu đất (KP). - ‘Liền chị nhí’ hát quan họ ở Hội Lim (PT). – Hội Lim 2013: Rằng vui thì thật là vui (SGGP).
- Đền Trần chuẩn bị khai ấn đêm nay (VNE). - Tìm về lễ hội Đền Vua Mai (ĐĐK). – Báo động văn hóa lễ hội (VNN). – Đừng để sự thiếu hiểu biết làm xấu lễ hội (SGGP). – GS Ngô Đức Thịnh: Lễ hội đang ‘loạn chuẩn’! (TTVH). – Hầu đồng – tín ngưỡng thờ Mẫu đang bị lợi dụng! (VOV). – Lộn xộn lễ hội đầu Xuân: lỗi do ai? (VOV).
- Nhà văn Lê Lựu: “Phở chửi” ở Hà Nội chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” (GDVN). – GS Trần Lâm Biền: “Phở chửi” đang là cái “mốt” ung nhọt của văn hóa Hà Nội (GDVN).- Truyện ngắn hay nhất của Sholokhov: Cái Nốt Ruồi (ĐCV).
-Mua bao lì xì cả triệu đồng để cầu may
VNExpress
Nhiều gia đình ở xa đã túc trực ngay cổng chùa để kịp dâng lễ sớm. Từ trong chánh điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ra ngoài sân, nơi dâng hương phát lộc, khói nhang nghi ngút. Nhiều người phải cầm hương giơ cao khi di chuyển. Tại khu vực đổi bao lì xì ...
Vượt ải “chặt chém” mới được viếng BàTin tức 24h
Đi Chùa đầu năm: Những điều trông thấy mà…rầu lòngDân Trí
Công an Bình Dương nỗ lực giữ ANTT lễ hội chùa Bàcand.com
--

















Tổng số lượt xem trang