Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không

-Vũ Như Cẩn Đông A

Truyền thông đưa tin về nội dung sửa đổi Hiến pháp được ông Phan Trung Lý trình ở Quốc hội. Về cơ bản là Vũ Như Cẩn, và hoàn toàn có thể tiên đoán được trước. Nhóm 72 sẽ làm gì? Gửi bản kiến nghị tới từng đại biểu Quốc hội được tích sự gì? Trước đây tôi đã đặt câu hỏi: Liệu những nhà "tuyền ký" có thể tập hợp những người ký kiến nghị đến Quốc hội yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để truyền đạt lại những ý chí của họ cho Quốc hội không? Giờ đây tôi thêm một câu hỏi nữa: Liệu những nhà "tuyền ký" có dám cắm trại trước Quốc hội cho đến khi kiến nghị của mình được bàn luận ở Quốc hội?


Phải làm gì? Có lẽ là một nan đề hóc búa nhất.

-Son Tran "QUẦN ĐÙI" SẮP MẤT? LIỆU CÁC BÁC CÓ GIỮ ĐƯỢC "CÁI QUẦN ĐÙI"?
“Lẽ ra nên ngừng ‘chơi’, các bác vẫn muốn ‘gỡ gạc’ bằng cách bày thêm một ván bài nữa. Trong ván bài ‘củng cố và giữ quyền lực’, các bác không chỉ đã ‘cháy túi’ mà thiên hạ còn tỏ tường việc các bác chuyên đánh ‘bạc bịp’. Trò ‘sửa đổi Hiến pháp 1992’ do các bác bày ra giống như chuyện ‘lột nốt’ và ‘đặt cược’ bằng ‘cái quần đùi’. Nó vừa thảm hại, vừa nhiều rủi ro.Ở tình thế như hiện nay, các bác nên làm cho thiên hạ thương, đừng tiếp tục hành xử theo kiểu vừa gian, vừa láo. Các bác cũng nên thôi hoang tưởng về khả năng 'Muôn năm trường trị. Nhất thống giang hồ' như Nhậm Ngã Hành trong 'Tiếu ngạo giang hồ' của Kim Dung. Bỏ qua cơ hội cuối cùng này, các bác sẽ mất luôn cái ‘quần đùi’, hoàn toàn trần truồng, ở không được mà về cũng chẳng còn lối”.
Toàn bài ở đây:
http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/08/hien-phap-nhung-tro-khi-va-chuyen-gop-y-hay-khong/
— with An Đổ Nguyễn and 19 others.

-Đồng Phụng Việt- Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không
08-02-2013H1
Đồng Phụng Việt:  “Kiến nghị 72” cũng có thể sẽ tiếp tục vào sọt rác như nhiều kiến nghị khác nhưng với mình, tất cả các kiến nghị đã bị Đảng xem như rác đều có giá trị. Nó là hình thức nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng rằng, càng ngày, càng nhiều nhân sĩ, trí thức, công chúng thuộc đủ mọi vùng, miền, thành phần xã hội, tôn giáo, kể cả cán bộ, Đảng viên của Đảng, không đồng tình với những việc Đảng làm. Rằng các hình thức trấn áp không còn hiệu quả nữa. Rằng tất cả các trò bịp bợm sẽ bị vô hiệu hóa, sẽ trở thành phản tác dụng và tất nhiên, “mỡ nó” sẽ được dùng để “rán nó”…
Năm 2013 khởi đầu bằng một sự kiện mà tới bây giờ vẫn còn rất “nóng”, đó là chuyện Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Đảng, công bố “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” để công chúng góp ý.
Xét về tính chất thì đây là một “sinh hoạt chính trị” do Đảng đề xướng và thực tế cho thấy là đến giờ, Đảng đã đạt được một số “thành quả nhất định” từ đợt “sinh hoạt chính trị” này.
Nhiều blogger, facebooker đã nêu ý kiến, thảo luận về các góp ý cho “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Trong đó, đáng chú ý nhất là “Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp” do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng (ở đây, mình xin tạm gọi là “Kiến nghị 72”).
 Ngoài 7 đề nghị cụ thể, 72 vị nhân sĩ, trí thức khởi xuớng “Kiến nghị 72” còn giới thiệu một bản Hiến pháp do họ tự soạn thảo với 9 chương và 81 điều (1). Tính đến ngày 5 tháng 2, sau 12 đợt thu thập chữ ký, “Kiến nghị 72” có hơn 2.500 công dân thuộc đủ các vùng, miền, thành phần xã hội, tôn giáo, tuyên bố ủng hộ.
Tuy nhóm khởi xướng “Kiến nghị 72” vẫn còn tổ chức thu thập chữ ký ủng hộ “Kiến nghị 72” nhưng hôm 4 tháng 2 vừa qua, họ đã cử 15 vị đại diện đến Văn phòng Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, để trao “Kiến nghị 72”.
Nói cách khác, nhóm khởi xướng “Kiến nghị 72” và những công dân tuyên bố ủng hộ kiến nghị này đã làm xong công việc của họ, theo đúng đề nghị của Đảng. Phải chờ “hồi sau mới rõ” Đảng sẽ thực thi trách nhiệm của phía “xin góp ý” với bên đã tích cực “cho ý kiến” như thế nào.
Dù chưa biết Đảng sẽ tiếp nhận “Kiến nghị 72” và ứng xử với cả “Kiến nghị 72” lẫn những người tuyên bố ủng hộ kiến nghị ra sao, song mình vẫn thấy việc soạn thảo, tuyên bố ủng hộ, gửi “Kiến nghị 72” cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp là điều hết sức cần thiết.
1.
Trong 68 năm ở vị trí tổ chức chính trị nắm giữ quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội tại Việt Nam (1945-2013), Đảng đã “chế tạo thành công và đưa vào sử dụng” năm bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2001 – bản sửa đổi bản 1992 và đây mới thật sự là bản Hiến pháp hiện hành).
Nếu mình không lầm thì cả trong lịch sử nhân loại, lẫn pháp chế sử của loài người, Đảng CSVN là tổ chức chính trị duy nhất lập – giữ kỷ lục về “chế tạo và sử dụng Hiến pháp”. Dưới “sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt” của Đảng, “Hiến pháp” trở thành một thứ áo khoác, thường xuyên được cắt – may “cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới”, “bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng” tại Việt Nam.
Khi “Hiến pháp” không còn nguyên nghĩa và được “chế tạo, sử dụng” như một thứ áo khoác, có lẽ không ngoa nếu gọi đó là “trò khỉ”. Riêng với Hiến pháp, Đảng đã có năm lần chơi… “trò khỉ” và hình như Đảng toan giở “trò khỉ” thêm một lần nữa.
Sở dĩ mình nói như thế vì lần này, kế hoạch “sửa đổi Hiến pháp” cũng có đầy đủ các dấu hiệu của một thứ “trò khỉ”. Nếu không có thời gian đọc, phân tích nhưng muốn biết “trò” này “khỉ” đến mức nào, các bạn ít theo dõi thời sự có thể tìm xem “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp” của bác Hoàng Xuân Phú (2).
Dẫu thấy và đã chỉ ra rất rõ, rất thuyết phục về “tính khỉ” trong trò khỉ mang tên “sửa đổi Hiến pháp 1992” nhưng bác Phú vẫn tham gia nhóm soạn thảo, gửi “Kiến nghị 72”. Vì sao? Phải chăng cả bác Phú lẫn 71 vị còn lại trong nhóm soạn thảo, gửi “Kiến nghị 72” và hơn 2.500 công dân đã chính thức tuyên bố ủng hộ kiến nghị này đều ngây thơ và làm chuyện hết sức vô ích như bạn Kami nhận định trong bài “Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?” (3)?
Suy nghĩ mà bạn Kami trình bày qua “Vì sao tôi không góp ý và ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp?” khá phổ biến nhưng theo mình, lối suy nghĩ và cách hành xử đó không đúng trong bối cảnh như hiện nay.
Tên tuổi, lai lịch của từng vị trong danh sách 72 vị khởi xướng “Kiến nghị 72” cho thấy, có ráng cũng không thể xếp bất kỳ ai vào diện “ngây thơ”. Tất cả đều thuộc nhóm “dư hiểu biết và thừa kinh nghiệm” cả về Đảng lẫn hiện tình chính trị Việt Nam. Mình không tin có vị nào trong số 72 vị này tin chắc, rằng Đảng sẽ tiếp nhận “Kiến nghị 72” một cách vui vẻ, trọng thị và xem xét kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Vậy thì tại sao họ vẫn soạn – giới thiệu – kêu gọi ủng hộ – gửi?
Mình không dám võ đoán nhưng nếu mình là Đảng thì rõ ràng “Kiến nghị 72” là thứ rất khó nuốt nhưng không nuốt thì cũng giống như tự khắc họa cho “tính khỉ” của “trò khỉ”, được đặt tên là “sửa đổi Hiến pháp 1992” rõ nét hơn và thiên hạ thêm chán ghét hơn..
“Kiến nghị 72” cũng có thể sẽ tiếp tục vào sọt rác như nhiều kiến nghị khác nhưng với mình, tất cả các kiến nghị đã bị Đảng xem như rác đều có giá trị. Nó là hình thức nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng rằng, càng ngày, càng nhiều nhân sĩ, trí thức, công chúng thuộc đủ mọi vùng, miền, thành phần xã hội, tôn giáo, kể cả cán bộ, Đảng viên của Đảng, không đồng tình với những việc Đảng làm. Rằng các hình thức trấn áp không còn hiệu quả nữa. Rằng tất cả các trò bịp bợm sẽ bị vô hiệu hóa, sẽ trở thành phản tác dụng và tất nhiên, “mỡ nó” sẽ được dùng để “rán nó”…
Thành ra, nếu bạn cũng muốn nhắc nhở Đảng một cách công khai và rất đường hoàng như vậy, hãy tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” bằng chữ ký của bạn.
2.
Sẵn dịp Đảng mời gọi góp ý “sửa đổi Hiến pháp 1992”, mình muốn thưa riêng với các bác lãnh đạo Đảng đôi lời.
Thưa các bác, trong chính trị, niềm tin là một loại “vốn đặc biệt”. Do ngu dốt, chủ quan, lại còn tham và ác, các bác đã tiêu sạch khoản “vốn đặc biệt” này. Lẽ ra nên ngừng “chơi”, các bác vẫn muốn “gỡ gạc” bằng cách bày thêm một ván bài nữa. Trong ván bài “củng cố và giữ quyền lực”, các bác không chỉ đã “cháy túi” mà thiên hạ còn tỏ tường việc các bác chuyên đánh “bạc bịp”. Trò “sửa đổi Hiến pháp 1992” do các bác bày ra giống như chuyện “lột nốt” và “đặt cược” bằng “cái quần đùi”. Nó vừa thảm hại, vừa nhiều rủi ro.
Ở tình thế như hiện nay, các bác nên làm cho thiên hạ thương, đừng tiếp tục hành xử theo kiểu vừa gian, vừa láo. Các bác cũng nên thôi hoang tưởng về khả năng “Muôn năm trường trị. Nhất thống giang hồ” như Nhậm Ngã Hành trong “Tiếu ngạo giang hồ” của Kim Dung. Hãy xem “Kiến nghị 72” là một cơ hội. Bỏ qua cơ hội cuối cùng này, các bác sẽ mất luôn cái “quần đùi”, hoàn toàn trần truồng, ở không được mà về cũng chẳng còn lối.
——-
Chú thích
Bổ sung, hồi 20h25′, ngày 8/2/2013 - TRAO ĐỔI VỚI BLOGGER ĐỒNG PHỤNG VIỆT (Huỳnh Ngọc Chênh).
-
- Đồng Phụng Việt: Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không (Ba Sàm).

- Nhà báo Trần Định: Thư ngỏ gửi Giáo sư Vật lý Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago (Cùng viết HP).

Sự Biến Hóa Của Dân Chủ Và Độc Tài Trong
dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Lời mở đầu
      Tại Đại học danh tiếng Chicago có hai giáo sư người Việt nổi tiếng, nhà Toán học Ngô Bảo Châu và Nhà Vật lý lý thuyết Đàm Thanh Sơn, đó là niềm tự hào của bao người dân Việt. Chúng tôi lại càng thêm trân trọng Giáo sư Đàm Thanh  Sơn, khi Giáo sư đã thành tâm góp ý cho Dự thảo hiến pháp sửa đổi 1992 và cũng không ngần ngại khi phản ứng với ban dự thảo về sự cắt xén ý kiến của  giáo sư. Thái độ rõ ràng như thế là quá đủ chứng tỏ phẩm cách một trí thức nên những dòng dưới đây chúng tôi hoàn toàn không bàn về việc này nữa. Chúng tôi e ngại rằng, nếu không viết thư ngỏ này cho Giáo sư, thì ngay những lời lẽ thể hiện sự thành tâm góp ý của Giáo sư cũng có thể được sử dụng cho một mục đích nào đó khác hơn.Và như thế thì tai hại khôn lường không chỉ cho danh tiếng của giáo sư mà còn là hậu họa cho dân,cho nước. Vì lý do đó , một nhóm nhỏ nhà khoa học, chuyên gia về Ngôn ngữ, Toán,Vật lý, Điện tử…đều là những người hâm mộ và yêu mến Giáo sư, đã đọc kỹ ý kiến của Giáo sư, và ủy nhiệm tôi thay mặt cả nhóm gửi thư ngỏ này đến Giáo sư và mọi người quan tâm. Thư ngỏ này gồm hai phần. Phần đầu là nói về phép biến hóa Dân chủ- Chuyên chính (Độc tài) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Nội dung phần này là ghi lại ý kiến của nhiều chuyên gia nói trên phân tích ,luận giải. Còn tôi chỉ là người sửa chữa câu văn. Phần sau, Vĩ thanh, là chút ý kiến của riêng tôi , một nhà báo, chia sẻ với Giáo sư.
Nhà báo Trần Định
Nguyên PV, BTV chính VNP-TTXVN
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
 ***************************
Kính gửi GS Vật lý lý thuyết Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago
Góp ý cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Giáo sư đã hết sức chân thành khi viết rằng:  Tôi rất vui mừng khi thấy Điều 1 của bản này khẳng định Việt Nam là một nước Dân Chủ. 
Quả thật ,GS đã nhận xét rất tinh tường , vì “Dân Chủ” đã biến mất khỏi những điều đầu tiên của Hiến pháp VN kể từ năm 1980. Nay ít nhất là nó đã được trở lại ở điều 1 của dự thảo. Chắc Giáo sư biết rõ rằng, thay cho “Dân Chủ” thì năm 1980, “chuyên chính “ đã chính thức được  định danh cho nhà nước XHCN Việt nam tại Điều 2 của Hiến pháp này. Không cần phải nhắc ,thì GS cũng thừa biết rằng ,”Chuyên chính” (như trong cụm từ Chuyên chính Vô sản) là một cụm mỹ từ của giới chính trị – ngôn ngữ sử dụng thay cho chữ “Độc tài “vốn là nghĩa thật của nguyên gốc tiếng Latin “Dictatura”. Ý nghĩa của từ này quá phản cảm trong thế giới văn minh, ngay cả những thể chế độc tài dã man thứ thiệt cũng không dám định danh công khai như vậy cho nhà nước  của họ. Nhưng với dân Việt Nam ta , cả chúng tôi và giáo sư lại đều dễ dàng chấp nhận. Đó là kỳ tài của xảo thuật ngôn ngữ. Thật ra , xảo thuật của Chính trị-Ngôn ngữ còn làm được nhiều điều hơn thế.
Công thức chuyển hóa từ Dân chủ thành Chuyên chính/Độc tài
Giáo sư có thể vui mừng khi thoạt nhìn thấy cụm từ “Dân chủ” được ghi vào điều đầu tiên, điều số 1 của Dự thảo HP sửa đổi. Là một nhà Vật lý lý thuyết ,GS có thể coi đó như giá trị biến (variable) đầu vào của công thức. Còn kết quả tổng thể thì như thế nào, xin GS đi tiếp xuống các điều 2, 4 ngay dưới , ở đó chứa đựng các bước của công thức chuyển hóa Dân chủĐộc tài/Chuyên chính mà có thể GS không đủ quan tâm và thời gian để nhận biết chăng. Dưới đây là Công thức biến hóa cùng với Giải thích, Biện luận-Chứng minh, trình bày phỏng theo ngôn ngữ Vật lý Lý thuyết quen thuộc với Giáo sư:
Công thức biến hóa
{A} (điều 1){B}→ (điều 2)→{BB} (bước đệm, không ghi vào HP)→{C}(Điều 4)→{CC} (kết quả cuối cùng,không ghi vào HP)
Chi tiết các bước biến hóa:
{A}-Nước CHXHCN VN là nước Dân chủ (điều 1 HP2013)
{B}-Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước Pháp quyền XHCN (điều 2 HP2013)
{BB}- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀNXÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN, Tài liệu Giáo khoa chính thức)[4]
{C}-Đảng CSVN … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. (Điều 4 HP2013)
{CC}- nhà nước dưới sự lãnh  đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đó là chuyên chính vô sản.Nhà nước ta, vì vậy, là nhà nước chuyên chính vô sản” (tài liệu đã dẫn ở trên)
Biện luận và Chứng minh 
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước Dân Chủ..” điều 1 đã khẳng định rồi. Yên tâm đi! Đọc tiếp điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân Dân, do Nhân Dân, vì Nhân Dân.” Hóa ra nước Việt Nam là Dân Chủ , nhưng nhà nước Việt Nam lại khác , không biết có phải là nhà nước “Dân Chủ” không?
Xin Giáo sư lưu ý, nhà nước ở đây chắc chắn không phải được hiểu như từ điển phương Tây[1] . (States are) “Entities that have a defined territory and a permanent population, that are under the control of their own government, and that engage in, or have the capacity to engage in, formal relations with other such entities.” (Tạm dịch: Nhà nước là những thực thể có một lãnh thổ xác định, một số lượng dân định cư nằm dưới sự điều hành của một chính quyền của chính họ (thể chế chính trị?) , và tham gia vào hoặc có khả năng tham gia vào  những giao kết với các thực thể  tương tự. (Nếu chúng tôi dịch chưa ổn thì xin giáo sư làm ơn hiệu đính giùm). Nhà nước cũng không phải như được xác định trong công ước Montevideo (1933): “The state as a person of international law should possess the following qualifications: a permanent population; a defined territory; government; and capacity to enter into relations with the other states.”  (Nhà Nước với tư cách là một pháp nhân của pháp luật quốc tế cần phải bao gồm những thành tố sau đây : có một lãnh thổ xác định, một tập hợp dân chúng định cư, một chính quyền và có khả năng tham gia vào các mối quan hệ với các nhà nước khác). Theo các định nghĩa này thì cư dân (nhân dân ?) là một thành phần của nhà nước.
Ở Hiến pháp VN, Nhà nước phải hiểu theo Lenin [2]  : Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị
Nhà nước là một bộ máy dùng công cụ chính trị của mình để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác
Nhà nước là một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy dùng để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác  (hết trích dẫn) 
Như vậy , theo Lenin thì trong nhà nước chỉ có bộ máy quyền lực, nhân dân (cư dân?)không thuộc về nhà nước,mà trái lại, là đối tượng (hành xử) của nhà nước. Cũng theo Lenin ,có nhiều loại hình nhà nước : dân chủ, độc tài, quân chủ,..tuy nhiên chưa thấy Lenin hay các bậc tiền bối Marxist khác đề cập đến loại hình gọi là “nhà nước pháp quyền “ còn “Nhà nước pháp quyền XHCN” lại càng xa lạ. Đến như những nhà khoa học lý luận hàng đầu của ĐCS Việt Nam cũng đã xác định: [3]  “Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước” (GS. VS. Nguyễn Duy Quý , nguyên UVTWĐCSVN, Nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH&NV Việt nam). Vậy nhưng Hiến Pháp VN ,sau khi không dám công khai định danh  Nhà nước XHCN VN là nhà nước chuyên chính (độc tài – dictatura ) vô sản như bản HP năm 1980 thì bản năm 1992 lại bỏ lửng và năm 2001 cũng như dự thảo 2013 sáng tạo ra kiểu định danh mù mờ ,lấp lửng là  “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Vì sao phi khoa học như vậy mà Hiến pháp Việt Nam 2013 vẫn nhất quyết định danh cho nhà nước Việt Nam ? Xin hãy xem giải thích Pháp quyền và Pháp quyền XHCN trong “Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên chính khối Đảng, đoàn thể năm 2012” [4] sẽ rõ:
… Không thể có một nhà nước pháp quyền chung chung như một mô hình chung thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc.
…trong nhận thức lý luận và trong thực tiễn tồn tại nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN
.- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (hết trích dẫn)
Và đây chính là mấu chốt , Đảng lãnh đạo như thế nào:
……Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ CNXH, Đảng ta xác định “quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, thực hiện bằng nhà nước dưới sự lãnh  đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, đó là chuyên chính vô sản. Nhà nước ta, vì vậy, là nhà nước chuyên chính vô sản”(hết trích dẫn).
Hoá ra, pháp quyền XHCN hay gì gì đi nữa thì cuối cùng nhờ có cái đuôi XHCN nên vẫn là chuyên chính (độc tài – Dictatura) mà thôi !
Pháp quyền XHCN là một sáng tạo rất đặc sắc , dù rất vô nghĩa về khoa học, nhưng tránh né được phải thừa nhận là nhà nước chuyên chính (độc tài) như Hiến pháp 1980 mà vẫn là chuyên chính (độc tài). Bằng cách sử dụng xảo thuật ngôn ngữ, đặt ra một định danh không hề và không thể định nghĩa trước đó, là “pháp quyền XHCN”, dù  vô lý, mù mờ  nhưng vừa dễ nghe, dễ thuyết phục lại vừa che đậy bản chất “Chuyên chính” phản dân chủ của Nhà nước XHCN.  Hơn thế nữa, nếu chấp nhận điều 2 như vậy thì cũng mở đường pháp lý cho Điều 4 ,bắt buộc toàn dân phải chấp nhận ĐCS lãnh đạo đất nước như một tiên đề (axioms) không được bàn cãi. Giáo sư đã vui mừng vì khi thấy Điều 1 của bản này khẳng định Việt Nam là một nước dân chủ. Vâng,đến một bộ óc khoa học thông minh như vậy mà còn bị xảo thuật ngôn ngữ đánh tráo được thì những kẻ bình dân làm sao có thể nhận biết nổi, tất nhiên là dân chúng sẽ “vui long đồng ý với dự thảo” thôi!
Việc ghi vào Hiến pháp cụm từ:” nhà nước pháp quyền XHCN của Dân, do Dân và vì Dân” tưởng là một sáng tạo xuất sắc của các nhà lý luận- chính trị Việt Nam, hóa ra cũng là một xảo thuật ngôn ngữ rất cao tay. Vốn dĩ mệnh đề này là trích trong diễn văn Gettysburg (1863) của Abraham Lincoln [5]:” ..that Government of the people, by the people and for people-Chính quyền của dân, do dân và vì dân”. Các nhà lý luận Việt Nam đã thay chữ “Chính quyền” của Abraham Lincoln thành ra “Nhà nước”, dù làm cho nó trở nên vô nghĩa nhưng lại tao được sự lẫn lộn giữa “Nhà nước” với “Chính quyền” một cách hợp pháp !
Bàn thêm ngoài lề (Remark) Công thức của xảo thuật Chính trị-Ngôn từ ở đây rất đơn giản: Chỉ cần gắn đuôi XHCN hoặc liên quan XHCN vào bất kỳ khái niệm phổ quát nào của nhân loại, thì lập tức biến các khái niệm phổ quát thành một khái niệm được hiểu và thực thi một cách tùy biến, theo cách của riêng Việt nam , thậm chí ngược lại với nhân loại mà khi ai đó phản bác, thì lấy lý do đặc thù VN cãi lại ! Ví dụ , nhân quyền XHCN biện minh cho tự do xâm phạm thân thể, Pháp quyền XHCN là biện minh cho Chuyên chính, Dân chủ XHCN là gấp vạn lần Dân chủ thường, Thị trường định hướng XHCN là biện minh cho độc quyền ,độc tôn của DNNN v.v. và v.v.. Mọi tổ chức, đơn vị gắn với chính trị-xã hội (do ĐCSVN cho phép) đều là thành phần của nhà nước XHCN, ai phản đối hoặc không đồng tình với họ đều có thể quy là chống lại nhà nước XHCN VN, đều có thể truy tố theo điều 88 Bộ luật hình sự. Dễ hiểu là ngay các hội đoàn như LH các HKHKTVN hay Hội Nhà Văn VN…cũng cố đòi để được công nhận là Tổ chức Chính trị- XH của nhà nước VN , cho giống như MTTQVN, Đoàn TNCSHCM, Hội CCB, Hội PNVN…Phản đối hoặc không đồng tình với các tổ chức này hãy dè chừng, biết đâu cũng có thể bị truy cứu là chống nhà nước . Không hiểu chống lại DNNN có bị quy là Chống lại Nhà nước không, vì chưa thấy tiền lệ !
Xảo thuật Chính trị-Ngôn ngữ là vô địch, là bất khả chiến bại !
“Nhưng Tôi thì không thể bị lừa được !” Có nhà khoa học nào dám tuyên bố như vậy không ? 
Vĩ thanh:
Đừng để tiếng nói đơn lẻ luôn bị chìm trong tiếng ồn ào của số đông
Giáo sư cũng như tôi đã từng sống và chứng kiến tại chỗ Xã hội Soviet và các nước Đông Âu sụp đổ cuối thập kỷ 80 đầu thập niên 90. Lúc đó Giáo sư đang là sinh viên trên đồi Lenin ,còn tôi là phóng viên thường trú ở Moskva. Tôi ,và chắc GS cũng vậy,đã chứng kiến hàng ngàn cặp buá & đục chứ không phải là búa liềm được xếp thành những dãy dài như vô tận để cho khách du lịch thuê làm công cụ phá tan bức tường Berlin. Tôi cũng đã từng chứng kiến quân hàm quân hiệu hồng quân Liên xô (một quân đội đã từng là cứu nhân cho Thế giới khỏi thảm hoạ phat xit) bày bán chỉ một vài USD dưới chân tượng nữ thần Tự Do ở đỉnh núi Gheler bên bờ Đanup (Hungaria)… Và chúng ta cũng đã từng chứng kiến tượng Dgezinxki bị treo cổ hạ bệ trên quảng trường cùng tên ở Moskva sau khi chúng ta đã từng phải học và trả lời bao nhiêu lần câu hỏi Что такое государство? (nhà nước là gì?) Chúng ta đã từng hồi hộp theo dõi số phận của nhà Vật lý nổi tiếng ,cha đẻ của bom nhiệt hạch Liên xô, Andrey Sakharov,bị quản thúc vì đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Sự dấn thân của nhà khoa học vĩ đại đó đã cổ vũ cho biết bao thế hệ người dân Soviet nhận thức được thực chất của Xã hội Soviet . Không có những nhà khoa học sáng suốt đó chỉ dẫn một cách khoa học khách quan , thì có lẽ chế độ chuyên chính (Độc tài ) khó mà thay đổi được.
Tôi về nước 1992 với việc khư khư giữ nguyên ý tưởng “VN chưa thể đa nguyên đa đảng” cả chục năm sau đó. Còn GS thì sang USA, không biết GS có mang theo ý tưởng nào sang đó không.
Thời gian trôi đi nhanh quá! Lich sử Đất Nước diễn ra như ai cũng nhận thấy. Hiển hiện ấy cùng với sự trưởng thành của một Nhân Dân thông minh, cần cù, chịu thương chịu khó, cộng với tinh thần tự học, tự học và tự học mà ông Lenin đã khuyên, những nhận thức hồi đó của tôi đã tự thay đổi.
Mới đây GS TSKH Trần xuân Hoài, đã viết rất chí lý trên Tạp chí Tia sáng (của Bộ Khoa học và Công nghệ VN)[6]: “Trước một đối tượng quan trọng như chọn cơ sở nào để xây dưng Hiến pháp, trong xã hội tất phải có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới quan điểm chính trị, Hiến pháp phải xây dưng trên cơ sở đảm bảo quyền lực thống trị. Theo mục tiêu kinh tế, Hiến pháp phải được tao ra theo lợi ích của việc điều khiển và thao túng đồng tiền. Lấy mục đích tuyên truyền làm chính, Hiến pháp sẽ được xây dựng bằng các thủ thuật ngôn ngữ. Điều thống nhất là tất cả các quan điểm khác nhau đều tự tuyên bố là vì quyền lợi của toàn dân. Tất nhiên thôi, vì về danh nghĩa, Hiến pháp là của toàn dân.Về nguyên tắc, Hiến pháp phải được toàn dân chấp nhận.
Khi Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở những lẽ phải không thể chối cãi được, thì việc chấp thuận của toàn dân là một lẽ tự nhiên. Còn khi cơ sở là những lý lẽ dễ bị chối cãi , dù cho Hiến pháp đó bằng cách này hay cách khác tuyên bố được nhân dân chấp thuận ,thì đó chỉ là sự áp đặt khiên cưỡng.Một Hiến pháp như vậy chỉ là hình thức, chỉ để tuyên truyền và tất nhiên không thể thực thi làm nền tảng cho sự phát triển hài hòa, bền vững và thịnh vượng cho quốc gia, dân tộc.”
Vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải chỉ là sửa chữa câu chữ của Dự thảo Hiến pháp. Vấn đề bây giờ là giúp cho toàn dân nhận biết thực chất của vấn đề chọn lựa con đường nào cho Việt Nam: DÂN CHỦ HAY ĐỘC TÀI. Khi việc này chưa được minh định thì không thể có cơ sở để soạn hay sửa chữa Hiến pháp gì cả! Không thể trách Giáo sư về việc tưởng rằng Hiến pháp 2013 là dân chủ thật. Như chúng tôi, học và làm việc chuyên nghề Ngữ văn-Nga ngữ, làm báo bao nhiêu năm, suốt ngày nhào nặn câu chữ, mà nhiều khi vẫn còn bị những xảo thuật ngôn ngữ của các cao thủ Chính trị – Ngôn ngữ qua mặt.
Thế thì một nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng ,ở một chuyên ngành chính xác , xa lạ với những thủ đoạn ngôn từ ,chính trị, dù thông minh xuất chúng , nhưng trong một lúc vội vàng, đã không nhận ra sự lắt léo của những tay chuyên nghiệp cũng là chuyện bình thường ! Hiến pháp bao giờ cũng do những tầng lớp tinh hoa của dân tộc soạn thảo để làm nền tảng dài lâu cho Đất Nước. Tiếc rằng ,có những cá nhân trong tầng lớp tinh hoa đó đã nỡ dùng tài năng vào những xảo thuật để soạn ra những điều không nên làm , đánh lừa được cả Giáo sư và tất nhiên cả rất nhiều người khác nữa. Họ đã quên mất trách nhiệm với dân tộc. Vì vậy ,tôi muốn nhắc lại lời thổ lộ của nhà Vật lý vĩ đại Albert Einstein, mà giáo sư Trần xuân Hoài đã trích dẫn trong lời kết của bài viết của ông: “Tôi không bao giờ ngại ngần và cũng chẳng bỏ lỡ một cơ hội nào để thẳng thắn nói lên niềm tin của mình, vì tôi coi đó là nghĩa vụ phải làm. Tuy nhiên , theo lẽ thường thì một tiếng nói đơn lẻ luôn luôn chìm trong tiếng ồn ào của  số đông “
Thư này tôi viết cho giáo sư nhưng cũng viết cho chính tôi và nhiều người khác rằng:  Đừng để tiếng nói đơn lẻ luôn luôn chìm trong tiếng ồn ào của số đông như nhà vật lý vĩ đại của chúng ta từng phải dè chừng trước cường quyền chính trị và xảo thuật ngôn từ.
Vì vậy ,tôi rất vinh hạnh nếu Giáo sư không ngại ngần mà đăng bức thư này lên blog của GS và trang “Cùng viết Hiến pháp” mà Giáo sư và các bạn bè cùng chí hướng khởi xướng.
Trân trọng
Trần Định, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh
[2] V.I.Lenin :Bàn về nhà nước  http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1919/jul/11.htm
[3] NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/06/21/3126/
[4] XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN http://www.xaydungdang.org.vn/uploads/thuhuyen/tailieu/3.chuyen_de_nha_nuoc_phap_quyen_cvcc2012_s.pdf
[5] “…and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.”http://showcase.netins.net/web/creative/lincoln/speeches/gettysburg.htm



- Xích Tử – Điều 4 và các nghị quyết của đảng (Dân Luận).– 1599. Vì sao tôi ký? (Trần Đức Tuấn/ BS).

- Nguyễn Tiến Dũng: Hiến pháp Việt Nam: police state (Zetamu). - Dương Vinh Không: TRI THỨC ĐẤT NƯỚC: NIỀM TỰ HÀO HAY SỰ CAY ĐẮNG CỦA DÂN TỘC VIỆT ? (DĐCN).- Chính phủ X đang tiêu diệt Trí thức.    - Hoan hô động thái tiến bộ và “biết giữ lời” của đảng CSVN !(DĐCN).


- Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan: “Hội nhập phải làm cho người ta phục mình” (GDVN). - “Nghị quyết Trung ương 4 thể hiện sự đột phá về tư duy lãnh đạo”.

“Người như ông Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!” (DT). - Bàn tay sạch (LĐ).- Lý Sinh Sự: Ăn cả con gà.- Việt Kiều tại Pháp đóng góp cho sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 (VOV). – Những vấn đề Hiến pháp: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia ? (Trương Nhân Tuấn).   – Những vấn đề hiến pháp : tình trạng con vua thì lại làm vua(Trương Nhân Tuấn).


-CẢI CÁCH HIẾN PHÁP ĐÃ TỚI ĐIỂM GIỚI HẠN, CÁC PHÁI Ở TRUNG QUỐC DIỄN RA CUỘC CHIẾN CÙ CƯA


Xin đừng nói việc làm của các đồng chí ta là những trò khỉ

Giờ cuối năm. Viết gửi đến những bạn bè 
đã quá chán ngán với đảng phái, phe nhóm và trò chơi chính trị.

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Facebooker Đồng Phụng Việt viết “Khi “Hiến pháp” không còn nguyên nghĩa và được “chế tạo, sử dụng” như một thứ áo khoác, có lẽ không ngoa nếu gọi đó là “trò khỉ”. Riêng với Hiến pháp, đảng đã có năm lần chơi... “trò khỉ” và hình như đảng toan giở “trò khỉ” thêm một lần nữa...” (1)
Xin đừng nói vậy! 

Thứ nhất, như thế có thể bị xem là phản động, là tuyên truyền chống phá chế độ, là tiết lộ bí mật của đảng về chuyện khỉ. Không thể nào khỉ được khi đảng ta đã thành người từ sau cái buổi “thuở anh chưa ra đời, trái đất còn nức nở, nhân loại chửa thành người... của đồng chí Tố Hữu, khi đảng ta lừng danh thế giới với thành tích kỷ lục về sửa đổi hiến pháp. 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Không thể nào khỉ đến 5 lần mà vẫn vinh quang cai trị 90 triệu con người!

Thứ hai, nếu chụp mũ cho việc đảng kêu gọi góp ý Hiến pháp lần này là trò khỉ thì chẳng khác nào vu khống cho đảng anh hùng đã làm trò khỉ nhiều lần trong nhiều năm qua: 

- Góp ý Dự thảo văn kiện ĐH Đảng lần thứ XI. 
- Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. 
- Thảo luận các văn kiện Đại hội XI tại đại hội đảng các cấp, lấy ý kiến nhân dân, các đại biểu Quốc hội. 
- Báo cáo chính trị; chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020... 



Tất cả đều là trò của khỉ chăng!? Một lần nữa coi chừng bị khép tội tiết lộ bí mật của (quốc gia) đảng. 

Do đó, không thể và không thể nào tìm thấy được, bị thuyết phục về cái tính khỉ trong tròsửa đổi Hiến pháp lần thứ 4 này được. 

Bây giờ sang đến những người đáp ứng lời kêu gọi của trò (không khỉ) này của đảng ta. 

Blogger Facebooker Đồng Phụng Việt viết: “Tên tuổi, lai lịch của từng vị trong danh sách 72 vị khởi xướng “Kiến nghị 72” cho thấy, có rang cũng không thể xếp bất kỳ ai vào diện “ngây thơ”. Tất cả đều thuộc nhóm “dư hiểu biết và thừa kinh nghiệm” cả về đảng lẫn hiện tình chính trị Việt Nam. Mình không tin có vị nào trong số 72 vị này tin chắc, rằng đảng sẽ tiếp nhận “Kiến nghị 72” một cách vui vẻ, trọng thị và xem xét kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Vậy thì tại sao họ vẫn soạn – giới thiệu - kêu gọi ủng hộ - gửi?” (1)

Chính xác! Không thể nào xem các vị này là ngây thơ, khi mà đa phần những người đứng đầu, đại diện là các đồng chí ta cả. Làm sao có được những người cộng sản ngây thơ nhỉ!? Không thể tin được là những người được trui rèn bởi một tập thể đã từng cướp chính quyền, có khả năng đánh thắng 2 tên đế quốc sừng sỏ nhất, có tài thống trị một dân tộc 90 triệu người dù phải kinh qua những lần xương trắng máu rơi Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, Mậu thân Huế, Học tập cải tạo, Kinh tế mới, Chống tư sản mại bản cho đến Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội... mà nhân dân vẫn một lòng yêu đảng kính bác có thể còn tồn tại cái gọi là ngây thơ trong người.

Và trong bối cảnh không khỉ của đảng và không ngây thơ của các đồng chí ấy, bên kêu gọi góp ý, bên viết góp ý đã gặp nhau trong tinh thần “tôi và các anh cũng rất quen...”

Sáng thứ Hai 4-2-2013, một phái đoàn gồm 15 người, đại diện cho hơn 2500 người ký tên“Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến phápcủa đảng CSVN. 

15 người này thuộc thành phần đại diện 16 người, gồm có: 

Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn); 
Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội 
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội; 
Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội; 
Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội; 
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; 
Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM; 
Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; 
Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; 
Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; 
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; 
Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; 
Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; 
Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội; 
Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An; 
Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế. 

Trong phái đoàn đại diện này, cần ghi nhận là có nhiều đồng chí từng có công với cách mạng, đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong đảng cũng như những vị trí cao trong các bộ phận cai trị đất nước do đảng lập ra. Nhiều đồng chí đã góp tay, góp sức, góp cả đời mình để làm nên sức mạnh của đảng trong mọi lãnh vực, giúp đảng đem đến tình trạng huy hoàng của đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay. Trong số 16 người đại diện này, ít nhất là 13 đồng chí đã, đang và vẫn sẽ là đảng viên đảng ta. Đứng đầu là: 

Đồng chí Nguyễn Đình Lộc - trưởng đoàn đại diện cho hơn 2500 người ký tên: 

Đồng chí Lộc là Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ năm 1992 cho đến 2002. Trong vai trò này đồng chí là người nắm quyền hạn và trách nhiệm cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ." 

Đồng chí Nguyễn Đình Lộc cũng là Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981-1987), IX (1992-1997), X (1997-2002), XI (2002-2007), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XI (2002-2007). 

Dù không còn làm bộ trưởng Bộ Tư Pháp, ĐBQH, nhưng đồng chí Nguyễn Đình Lộc vẫn được đảng  ta và nhà nước lưu tâm. Điển hình là nhân kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2012), chiều 24/8/2012, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã đến thăm nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc. (2)

Trong lần viếng thăm này đồng chí Nguyễn Đình Lộc đã khẳng định vẫn luôn quan tâm đến “từng bước đi” của Bộ và ngành Tư pháp. Ông đánh giá cao những thành tích mà Bộ và ngành Tư pháp đã đạt được và tin tưởng đó là nền tảng vững chắc để trong tương lai, công tác tư pháp sẽ ngày càng được phát triển xứng đáng trong đời sống chính trị và xã hội nước nhà." (2)

Mới đây nhất, nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ tiếp đón một phóng viên tại nhà: 

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc rất phấn khởi khi nghe tin Bộ Tư pháp vừa ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp... 

Nay, tuy đã gác lại những trăn trở sau lưng, nhưng khi biết Bộ vừa ban hành bản “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp”, tôi thấy rất vui, thấy có cái hay hay, mừng cho anh chị em tư pháp. Nhất là khi biết được rằng những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tư pháp này lại được xây dựng trên cơ sở quán triệt những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Bác Hồ về đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tư pháp. (3

Trong thời gian làm Bộ trưởng Tư Pháp, đồng chí Nguyễn Đình Lộc cũng có một số phát biểu ấn tượng như: “Quốc hội hãy thông cảm với Chính phủ - khi một số đại biểu Quốc hội chỉ rõ những khuyết điểm của Chính phủ trong quy hoạch kinh tế vùng. “Không thể đổ tất cả cho Chính phủ mà phải thấy được tính quy luật - mặt trái của cơ chế thị trường” (4)

Sự kiện đồng chí Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trao kiến nghị sửa hiến pháp cho đảng cũng đã được thông tin trên báo đảng ta. Toàn dân VN, không cần trèo tường vượt lửa vẫn có thể xem tin: 

Tất cả những đồng chí này của đảng ta nay đã được nhiều người, ngay cả các thông tấn RFA, BBC gọi là trí thức nhân sĩ và đại diện cho quần chúng. Trí thức. Nhân sĩ. Đại diện. Gọi mãi thành quen, đại diện mãi thành thật. 

*

Những giây phút không phải của khỉ

Trò chơi tự nó chỉ là trò chơi. Khỉ hay không là do kẻ làm trò. Đất nước Việt Nam từ thuở trái đất còn nức nở, thiên hạ còn là khỉ, đảng đã là người cho đến nay đã bị hân hoan chứng kiến biết bao nhiêu tấn trò của khỉ. Những trò khỉ này mang một tên gọi chung: trò chơi chính trị. Dưới chế độ độc tài toàn trị, đây là trò của những kẻ có quyền và cơ hội. Chơi không đúng luật, không khỉ? Xin hỏi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Phương Uyên... những người chúng ta gọi nhau là đồng bào và không phải là đồng chí. Những người có trong túi quần thẻ chứng minh nhân dân nhưng không là thẻ chứng minh nhân đảng. Họ không có cơ hội quần áo vét, thắt cà vạt để bắt tay, choàng vai nhau “quen biết cả mà”. Họ không ngồi vào bàn trao kiến nghị và gọi nhau là đồng chí. Họ chỉ có trong người một con tim yêu nước và trên con đường của họ, chỉ có cơ hội gặp những đồng chí khác” có tên gọi mới là côn an.

Họ không phải là những nhà chính trị

Họ không phải là thành phần thứ 3

Họ chỉ là những công dân yêu nước, hiện nay đang ở tù vì đảng CSVN đã chà đạp lên Hiến pháp tự đảng đặt ra và bắt giam, kết án họ. Chính vì thế nhiều người đã gọi HP là Hiếp pháp, và Góp ý Hiến pháp” lúc này chỉ có mục đích tuyên truyền với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: Hiến pháp 2013 là công trình đóng góp của nhân dân VN được xây dựng bởi ý kiến, trí tuệ của nhân dân!!!




Vũ Đông Hà



Blogger Điếu Cày tố cáo các vi phạm trong vụ án của mình
Blogger Ðiếu Cày gửi thư tố cáo rằng phiên tòa đối với anh là một vết nhơ thêm nữa cho nhân quyền Việt Nam – Phỏng vấn chị Dương Thị Tân: Việt Nam : Blogger Điếu Cày bị chuyển trại và giam cách ly (RFI). – Blogger Điếu Cày bị giam tại khu K3, trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Chuacuuthe). –– Đàn áp bất đồng chính kiến, liệu Việt Nam có thể cải cách? Despite Crackdown on Dissent, Can Vietnam Reform?(Diplomat). - LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013 (VOA).
- Phỏng vấn blogger Lê Anh Hùng: Đưa vào trại tâm thần, hình thức đàn áp mới đối với giới blogger Việt Nam (RFI). - Blogger Lê Anh Hùng nói về vụ bị bắt vào trại tâm thần (VOA).

Việt Nam : Blogger Điếu Cày bị chuyển trại và giam cách ly
Ngày 08/02/2013, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, cho biết chồng bà đã bị chuyển trại từ ngày 01/02/2013 mà gia đình hoàn toàn không được thông báo và hiện ông Điếu Cày đang bị giam riêng trong một lán trại, không được tiếp xúc với những tù nhân khác.
Đưa vào trại tâm thần, hình thức đàn áp mới đối với giới blogger Việt Nam
- Nhân Quyền và Các Giá Trị Á Đông (Gốc sân).

- Ông Nguyễn Bá Đăng mãn hạn tù (DLB).-- Ông Nguyễn Bá Đăng bị bắt (BBC). – Hồi ký Nguyễn Bá Đăng (Văn Tuyển). - Lê Công Định: sự trở về mang hy vọng (BBC). Vietnam frees dissident lawyer from prison earlyFebruary 08, 2013 12:40 PM

HANOI (AP) - A US-trained human rights lawyer has been released early from a Vietnamese prison even as the Communist government intensifies its crackdown on activists and bloggers it sees as challenging one-party rule.- Về một con người trong tù (DLB).- Điếu Cày bị chuyển đi Xuyên Mộc, giám thị Bố Lá vô trách nhiệm (Chuacuuthe).





- TRAO ĐỔI VỚI BLOGGER ĐỒNG PHỤNG VIỆT (Huỳnh Ngọc Chênh). --Đây là ý kiến phản hồi của bạn đọc Lại Mạnh Cường về bài Hiến pháp, những “trò khỉ” và chuyện góp ý hay không của tác giả Đồng Phụng Việt mà blog nầy đăng lại. Đây là bài viết rất công phu với nhiều nhận định hay nên xin phép được đăng lại dưới đây.

Thưa ông Đồng Phụng Việt và qúi đồng hương,

Trước hết xin cám ơn blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho đăng lại bài viết thật xúc tích của Đồng Phụng Việt. Tôi đọc với nhiều thích thú, bởi thoải mái, không bị câu thúc bởi trích dẫn rườm rà, mà trái lại đọc hết sức dễ dàng thông suốt một mạch từ đầu đến cuối không hề ngừng lại một giây. Đó là nhờ những tóm tắt đầy ý nghĩa, các nhận xét dí dỏm nhưng chân thật, khiến mình không sao quên được. Nói tóm tắt, tôi học hỏi rất nhiều điều từ đó.

Trong thời gian mấy hôm qua, tôi đã sưu tầm tài liệu trên báo mạng, để tìm hiểu lý do nào dẫn đến những trí thức trong nước (có thâm niên công vụ hay thành tích) lại cùng rủ nhau xem xét kỹ hiến pháp cũ và mới, rồi so sánh và nêu bật ra những chỗ sáng chỗ tối ... Sau đó đã cùng nhau làm kiến nghị góp ý cho lần tu chính hiến pháp, theo như lời hiệu triệu của quốc hội !


Tôi không rõ trước đây mỗi lần sửa đổi hiến pháp, cái thủ tục hành chánh kêu gọi dân góp ý có từng xảy ra chưa ? Thực ra ai cũng biết, góp ý cho văn kiện quan trọng trong mỗi kỳ đại hội đảng thì bao giờ cũng có, nhưng (các ông lớn trong) đảng liệu có nghe chăng lai là chuyện khác. Chính vì thế cũng đừng ngạc nhiên trước trò chơi dân chủ giả hiệu trong cơ chế dân chủ tập trung của đảng CS, đã khiến người ta phản ứng tiêu cực. Vâng không thèm để ý đến nữa, bởi cho rằng chỉ mất thì giờ vàng ngọc vô ích. Bàn cãi làm gì trước một sự đã rồi (un fait accompli), bởi mọi sự đã an bài sẵn trong hậu trường !

Nhờ chăm chỉ tìm hiểu, tôi tạm cho phép mình hiểu được sơ sơ, tại sao có hiện tượng động trời trên: KIẾN NGHỊ 72 !

Động trời ở chỗ dám "mó dái ngựa" mà không sợ bị nó đá dập mật hay dập mặt ! Bởi NHÓM 72, tôi tạm đặt tên cho tập thể trí thức 72 vị kia, lần đầu tiên dám "ăn trái cấm", dám ngang nhiên bảo thẳng trọng tài cũng là đấu thủ phe kia rằng, các anh đã phạm luật, phải chịu phạt đền ! Rồi bình thản đặt trái bóng vào chấm phạt ở vùng cấm địa và sút banh !
Banh có lọt lưới hay được trọng tài cho ăn điểm chăng, chưa cần xét đoán vội, nhưng lý do nào họ có cái gan trời thần đó mới là điều cần lý giải cho thật kỹ ở đây !

Vâng, không lẽ họ đang "lên đồng tập thể" ư !?
Rồi khối hơn ngàn người kia lại cũng nằm trong "cơn lốc chính trị" à !?

Dựa vào tin đưa của BBC hôm thứ năm, 8 tháng 11, 2012, cho biết 'Quốc hội chỉ sửa Hiến pháp lặt vặt' !
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 08/11/2012, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Hợp, chuyên gia luật hành chính từ Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói ông tin rằng các sửa đổi đều nằm trong khuôn khổ chủ trương, chính sách của Đảng, do đó sẽ không có sửa đổi gì lớn:
"Tôi cho rằng lần này sửa hiến pháp, thì đảng và nhà nước vẫn chưa có quyết định gì lớn.
"Hầu như các vấn đề lớn và cơ bản vấn giữ nguyên. Các sửa đổi là rất nhỏ."
"Cái gì cần thiết lắm thì mới sửa, còn cái gì chưa thực cần thiết mà chưa có cản trở gì, thì vẫn để tiếp tục. Chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, còn theo tôi không có sửa gì nhiều lắm."
Về khả năng hiện thực và thời điểm được đưa ra bàn thảo của vấn đề tăng cường hay không quyền lực của Chủ tịch nước, ông Hợp nói:
"Có nhiều quan điểm khác nhau về tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, vấn đề này có lẽ về góc độ khoa học nhiều hơn, còn không phải hoàn toàn do thực tiễn.
"Theo tôi hiến pháp quy định thế nào, thì thực hiện cho đúng các quyền lực đó, thế thôi."
"Cũng có một số ý kiến lần này cho rằng cần tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, nhưng tôi cho rằng chưa chắc Quốc hội quyết định như thế."
Chuyên gia này không cho rằng Việt Nam trong thời gian tới đây có thể đặt vấn đề về điều chỉnh chế độ chính trị theo hình thức Tổng thống chế.

Về quy định quyền của Chủ tịch nước chủ tọa phiên họp của Chính phủ, ở khía cạnh quan hệ quyền lực giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, ông Hợp nói:
"Hiến pháp 1959 cũng quy định Chủ tịch nước có quyền chủ tọa các cuộc họp của Chính phủ trong trường hợp xét thấy cần thiết, thì cái này do Chủ tịch nước quyết định.
"Trong trường hợp nào phức tạp và có vấn đề gì lớn cần đến ý kiến của Chủ tịch nước, thì Chủ tịch nước phải chủ toạ, theo tôi điều đó cũng bình thường, trước kia đã có quy định."
Chuyên gia này cho rằng việc chủ tọa ở đây không có ý nghĩa là Chủ tịch nước sẽ ra quyết định cuối cùng ở các phiên họp bên cạnh sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ, ông nói:
"Chủ tọa không có nghĩa là ra quyết định cuối cùng mà theo tôi chủ tọa để nắm chắc tình hình, ý kiến của mỗi người thôi. Vẫn chủ tọa, nhưng xem xét và thống nhất ý kiến của tất cả mọi người với nhau như thế nào, chứ không phải là theo hay do ý của Thủ tướng.
"Cũng có thể Chủ tịch nước sẽ nói ý kiến của mình và các thành viên của cuộc họp đó sẽ nắm chắc ý kiến của Chủ tịch nước và chẳng hạn, có khi sẽ biểu quyết ý kiến của Chủ tịch nước.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, cho rằng lần sửa đổi này vẫn chưa có tính đột phá, vì chưa đảm bảo được yêu cầu của việc cải cách chính trị đi cùng với cải cách kinh tế, đặc biệt là đảm bảo một số nhu cầu và quyền cơ bản của công dân trong xã hội.
Ông nói với BBC hôm 08/11:
"Cái người ta chờ đợi là phải sửa đổi trên nền của bản hiến pháp 1946 bởi vì những cái được chờ đợi rất lâu, trong (sửa đổi) hiến pháp lần này vẫn chưa đi vào khâu đột phá.
"Đó là những vấn đề dân chủ, vấn đề nhân quyền và ví dụ như vấn đề mà người ta khao khát như quyền được biểu tình, tự do ngôn luận, tự do trình bày ý kiến của mình.
"Về các công ước quốc tế về nhân quyền và các quyền dân sự mà Việt Nam đã phê chuẩn, thì đã có các quyền đó, nhưng những quyền đó vẫn không thể hiện rõ trong hiến pháp của mình.

Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh nhu cầu cải cách chính trị đi kèm cải cách kinh tế thông qua sửa hiến pháp
"Trong sửa đổi Hiến pháp lần này người ta trông đợi rất nhiều những câu mà trong nghị quyết của Đại hội ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 10 cũng đã ghi là 'cải cách kinh tế đồng thời cải cách hệ thống chính trị' và nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ 10 cũng ghi rõ 'cải cách kinh tế, đồng thời cải cách chính trị."
"Như vậy cải cách chính trị, cái thể hiện cơ sở pháp lý của cải cách này chính là hiến pháp. Nhưng hiến pháp không có chỗ nào thể hiện cho thấy có cải cách hiến pháp, chính trị nào cả."
Luật gia này kết luận: "Cho nên, cải cách chỉnh trị mà Đại hội có ghi trong nghị quyết của Đảng vẫn không có nội hàm cụ thể và cũng không có lộ trình. Người ta muốn rằng cần phải thể chế câu đó ở trong Hiến pháp.

Cựu quan chức Quốc hội cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này bị hạn chế vì đã có một số ràng buộc mà ông gọi là 'bị đóng đinh':
"Những cái được bàn và được sửa đã được đóng đinh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 của Đảng vốn đã quy định cái gì sửa, cái gì chưa bàn đến với lập luận rằng những vấn đề đó 'chưa chín muồi' và 'chưa được nhất trí cao'. Và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ghi vào như vậy.

Phó Giáo sư Nguyễn Cảnh Hợp cho biết thêm lần sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ không bàn nhiều về vấn đề phúc quyết Hiến pháp, một quyền hiến định từng được quy định ngay trong bản Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, cũng như chưa thể bổ sung về vấn đề trưng cầu dân ý.
"Theo tôi lần bàn (về sửa) Hiến pháp lần này sẽ không bàn điều đó nhiều."
"Còn về trưng cầu dân ý, thì bây giờ chúng ta phải làm luật về trưng cầu dân ý. Cái đó chúng ta chưa làm."
Về khả năng sửa đổi hay không trong lần bàn thảo tu chính hiến pháp lần này về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, ông Hợp nói: "Cái này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, trên các diễn đàn người ta cũng đã bàn rất nhiều, nhưng theo tôi, ở Việt Nam chưa nên bàn về vấn đề sở hữu tư nhân về đất đai. Có khi còn phức tạp hơn.
"Cho nên quan điểm của đảng và nhà nước vẫn để như là trong hiến pháp quy định hiện nay, tức là không có sửa gì cả."

Tuy nhiên vẫn chưa gọi là hết hy vọng, hay "hết thuốc chữa" trong lần này, bởi đảng muốn là một chuyện, nhưng xem ra các đại biểu quốc hội kỳ này cũng có ý kiến riêng. Bằng chứng trong bài báo trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập Pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo đã cho biết:

Khác với quan điểm của luật sư Trần Quốc Thuận, TS Thảo nhấn mạnh lần sửa Hiền pháp này so với trước đây là sửa đổi, bổ sung "không bị đóng khung" hoặc giới hạn trước. Ông nói:
"Nếu qua tổng kết, thấy rằng những quy định trước đây hiện nay không còn phù hợp, hoặc trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa, và những điều đã rất rõ, và có sự đồng thuận cao của nhân dân, vì nhân dân là chủ thể của quyền lực và lập hiến, mà nhân dân thấy cần phải sửa nhiều, thì cũng sẵn sàng, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ chuẩn bị các hướng đó.
"Còn nếu nhân dân nói, như hiện nay, tức là như Hiến pháp hiện hành, cũng đã phù hợp rồi, thì không cần phải sửa nhiều nữa, mà chỉ sửa những gì thực sự cấp bách, thực sự cần thiết và thấy nó không còn phù hợp, thì sẽ có quyết định. Lần này khác với những lần sửa đổi trước, tức là không bị đóng khung vào việc giới hạn là chỉ được làm cái này, mà không được làm cái kia."

Không ít đại biểu quốc hội khác cũng tỏ ra đồng quan điểm với TS Thảo:

Được biết, trong đợt bàn thảo về tu chính Hiến pháp lần này, nhiều đại biểu đã đề nghị Quốc hội cân nhắc sửa đổi một số điểm trong bản Hiến pháp năm 1992 liên quan tới tăng cường vai trò của Chủ tịch Nước, xem xét vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan công quyền bởi công dân.
Một số đại biểu cũng đặt vấn đề xem xét ra quy định cụ thể để thể chế hóa các quyền bầu cử, ứng cử và trưng cầu dân ý, cũng như quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân và nhiều nội dung khác.

Có lẽ đây là động lực mạnh mẽ đã khiến cho một số trí thức trong nước đã mạnh dạn đưa ra kiến nghị đòi hỏi có những thay đổi sâu rộng trong lần tu chính hiến pháp 1992.
Có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc, đang nằm trong chăn, biết chăn có rận ra sao, nên còn ngần ngại, chỉ chủ trương nên trở về thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của thời trước 1975

Tuy nhiên nếu quan sát kỹ còn có những yếu tố khác tác động vào.

Đó là của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như trong nội bộ đảng CSVN.

Theo BBC đưa tin ngày 07 tháng 11 năm 2012 như sau:

Trong khi Quốc hội Việt Nam có dự kiến bàn về sửa đổi luật đất đai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố các khuyến nghị chính sách ưu tiên rút ra từ các nghiên cứu quốc tế về luật đất nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
Thông cáo báo chí về Khuyến nghị Chính sách Đất đai chung của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Quốc gia của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh:

“Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam."
"Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam” bà Pratibha Mehta cho biết.
Tương tự, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cũng nói tới tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.
"Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả , công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."

BBC cũng đưa tin hôm 01 tháng 02 vừa qua một diễn ra một hội thảo ‘xây dựng Đảng’, để chẩn bệnh cho hệ thống chính trị hiện hành, giữa các trí thức trong đảng, nhưng bị các báo chí lề phải "lơ là" đưa tin !

Ông Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói:
"Hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ."

Một quan chức Đảng khác từ cùng Học viện, tiến sỹ Mạch Quang Thắng thì nói về nguyên nhân và hệ quả của độc quyền là “không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh” trước Đảng cầm quyền hiện nay.
Ông Thắng chỉ ra vai trò hạn chế của Mặt trận Tổ quốc:
"Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện."
Tiến sỹ Mạch Quang Thắng cũng nói về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ Đảng:
"Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên,"
Ông Thắng cũng nói sự suy yếu trong quyền lãnh đạo "còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm".

Còn Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, thì cảnh báo trong tham luận gửi đến hội thảo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài", theo trích dẫn trên VietnamNet.
"Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo."
Ông Huyên cũng nói đến thói lười học và đầu óc thủ cựu kéo lùi đà tiến của Việt Nam:

Một cán bộ khác, Tiến sỹ Tống Đức Thảo từ Viện Chính trị học thì đề nghị Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.

Còn đại biểu Trần Đình Nghiêm cho rằng "nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực".
(...)
Học viện Xây dựng Đảng, cơ quan tổ chức hội thảo, được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 7/2009, trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh có cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam cho đến hết tháng 3 năm nay.
Cùng lúc, trên thế giới một trào lưu dân chủ và tự do thông tin đang bùng nổ, thách thức mọi mô hình, hệ thống chính trị - kinh tế kiểu cũ, kể cả ở các nước Phương Tây, Trung Đông và châu Á.
Tại Trung Quốc, cũng tuần này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, ông Ôn Gia Bảo đăng bài trên báo Đảng nói về nhu cầu 'xây dựng nhà nước pháp quyền' để giải quyết các vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, lạm phát.
Trong lúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam và các cường quốc Phương Tây tiến triển mạnh, nhu cầu thúc đẩy thay đổi chính trị đang trở thành vấn đề nội tại của nước này hơn là một sự can thiệp từ bên ngoài dù vẫn có chỉ trích về tình hình nhân quyền và hạn chế thông tin của Hà Nội.


Tóm lại, áp lực trong ngoài đã khiến cho quốc hội phải có thái độ quyết liệt hơn trong lần này, tôi vẫn thầm hy vọng như các nhà tranh đấu dân chủ trong nước đang kiên trì đưa kiến nghị đòi thay đổi hiến pháp 1992 tận gốc rễ.

Kính cáo
Lại Mạnh Cường

Tổng số lượt xem trang