Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Ai đã bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?

- -Ai đã bắn nát chân Tướng Nguyễn Ngọc Loan?
VTT-ZZJUNE-2-NNLOAN.jpgSát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan TQLC Hoa kỳ làm việc cho CIA Sài Gòn.
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Nguyễn Du

Cho đến nay các sử gia đều tin rằng tấm hình nổi tiếng một thời của Eddie Adams đã kết liễu cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Ngọc Loan.
 Không sai, nhưng chỉ đúng một nửa. Chính nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer của AP này đã viết trong tuần báo TIME (1): “Ông tướng giết thằng Việt Cộng; tôi giết ông tướng bằng máy chụp hình của tôi”. Đó là tấm hình chụp tướng Loan thản nhiên hành quyết một tù binh cộng sản bị còng tay sau lưng, mặt mếu máo. Một hành vi sát nhân ghê tởm gây chấn động toàn thế giới. Mặc dù sau đó Adams đã thú nhận: “Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng nói dối, cho dù không có sửa đổi gì. Chúng chỉ là những nửa sự thật”. Dẫu vậy nhưng nó cũng đã đánh dấu khúc ngoặt quan trọng của cuộc chiến: Dư luận phản chiến nở rộ tại Hoa kỳ đã khiến Tổng thống Johnson mất niềm tin vào một chiến thắng quân sự tại miền Nam Việt Nam. Và cuộc thương thảo với Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam (MTGPMN) đã diễn ra sau đó dưới triều đại Nixon như giải pháp duy nhất đem lại hòa bình.
Đằng sau tất cả những sự kiện lịch sử ấy là chuyển động âm thầm nhưng có ảnh hưởng quyết định của tình báo chiến lược. Cơ quan CIA (Tình Báo Trung Ương) Hoa kỳ và đối tác VNCH ở cấp cao đã phải đối mặt với những tình huống gây ra mâu thuẫn trầm trọng giữa một bên là MACV (Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ), CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và bên kia là Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia khi ấy do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan nắm giữ. Bối cảnh chung là cuộc tấn công bất ngờ của Việt Cộng – khi ấy vẫn được báo chí Mỹ coi là MTGPMN, tách biệt với Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), một huyền tích chỉ được giải ảo sau 1975 – trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân (tháng 1, 1968).
Nguyễn Ngọc Loan: Ông là Ai?
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, hỗn danh Sáu Lèo, sinh năm 1930 tại Huế. Chị cả của ông, bà Bích Hồng, là phu nhân Đại tá Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đô trưởng thành phố Sài Gòn (1965-68) (2). Ông học trường Trung học Albert Sarraut và đậu Tú tài Toán toàn phần rồi bị động viên Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị (Nam Định). Thiếu úy Loan theo học Trường Sĩ quan Không quân Pháp Salon de Provence năm 1953 rồi thực tập hoa tiêu khu trục phản lực tại căn cứ Meknes, Maroc, trở thành phi công khu trục phản lực đầu tiên của Không lực VNCH. Về nước, ông được bổ nhiệm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 2 Quan sát. Được thuộc cấp nể trọng nhưng ông không được các sĩ quan Cố vấn Hoa kỳ ưa thích vì ông hay đả kích lề lối làm việc máy móc của họ.
Năm 1964, ông Loan thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm “Tư lệnh Phó Không Quân VNCH” dưới quyền Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1965, vinh thăng Chuẩn tướng, ông tham dự chiến dịch không kích Bắc Việt trong khu vực Đồng hới – Vĩ tuyến 17 (Bến Hải).
Những năm kế tiếp, tướng Loan được đề cử đảm nhiệm 3 chức vụ an ninh, tình báo quan yếu của VNCH:
– Đặc ủy trưởng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
– Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và
– Cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội.
Lòng tận tụy với trách nhiệm nặng nề và tính “bất cần đời” của tướng Loan, coi cái chết “như pha” tạo cho ông một cá tính gồ ghề, bề ngoài tưởng như ngổ ngáo, hãnh tiến, nhưng thật ra ông là con người đầy cảm tính và “cận nhân tình”, được cấp dưới nể trọng và bạn hữu chí tình thương mến. Thỉnh thoảng gặp ông tại Phủ Thủ Tướng (Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương – UBHPTƯ), ông cười nói xuề xòa, moa moa, toa toa, miệng không ngớt chửi thề: đ.. cụ, đ.. cụ.
Tuy nhiên, Định Mệnh dường như đã an bài cho ông một số phận khắc nghiệt. Chỉ nội trong ngày 31 tháng 1 năm 1968, sự nghiệp của ông được kể như chấm dứt vì một quyết định làm cho người Mỹ coi ông là kẻ phản bội. Mặt khác, có thật là bức hình của Eddie Adams chụp cảnh ông xử bắn tên đặc công Lém ở đường Ấn Quang ngày 4 tháng 2, 1968 mới là nguyên nhân chính? Sự thực không phải như vậy.
Hoa kỳ đi đêm với MTGPMN
Kề từ tháng 2 năm 1967, Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Sài Gòn đã có những tiếp xúc sơ bộ với một số cán bộ cấp thấp thuộc MTGPMN. Sau đó,với sự trợ giúp của Tình báo Hải ngoại Pháp (SDECE, Service de Documentation et de Contre-Espionage), cộng đồng tình báo Mỹ ở Việt Nam đã bắt tay được với những nhân vật trọng yếu của Cục R (Trung Ương Cục miền Nam) và MTGPMN như: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Dương Quỳnh Hoa, Trần Văn Trà, Đồng Văn Cống, Trần Bửu Kiếm và Trần Bạch Đằng, Cục trưởng Cục R (3).
Sau việc hộ tống êm thắm vợ con Trần Bửu Kiếm và Trần Bạch Đằng ra vùng “giải phóng” an toàn, Sứ quán Hoa kỳ móc nối với Nguyễn Thị Bình (qua trung gian LS Đinh Trịnh Chính, Bộ trưởng Chiêu Hồi, Dân Vận VNCH) toan tính thành lập chính phủ “liên hiệp hòa giải dân tộc” với 2 thành phần: MTGPMN và chính quyền VNCH.
Tất cả những tiếp xúc “đi đêm” nói trên đều không lọt qua con mắt của tướng Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tướng Loan ra lệnh cho S-6 (Cảnh Sát Đặc Biệt) tống giam một số nhân vật MTGPMN khi ấy đang được Sứ quán Hoa kỳ bảo vệ tại các “nhà an toàn” (safe house) ở ven đô Sài Gòn và Tây Ninh. Sứ quán Hoa kỳ gây áp lực với tướng Nguyễn Cao Kỳ, chủ tịch UBHPTƯ, phải thả lập tức các sứ giả MTGPMN và yêu cầu các cơ quan an ninh VNCH không được phép xâm nhập các nhà an toàn và những khu vực dành riêng cho nhân viên ngoại giao Hoa kỳ trên khắp lãnh thổ VNCH.
Mặt khác, Tổng thống Lyndon B. Johnson được Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker bảo đảm rằng Sài Gòn là thủ đô an toàn và Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Saigon là khu vực an ninh 100% không bao giờ bị tấn công vì đây sẽ là địa điểm mật đàm đã được thỏa thuận giữa Hoa kỳ và MTGPMN.
Tòa Đại sứ Hoa kỳ rơi vào tay Đặc Công CSVN
Trong trận mở màn Chiến dịch Tổng Tấn Công – Tổng Khởi Nghĩa của CSVN, một biến cố ít ai biết đến, kể cả báo chí Mỹ, là Tòa ĐS Hoa kỳ đường Thống Nhất đã rơi vào tay Đặc công CS ngay những phút đầu. Đó là hậu quả của việc tướng Loan đã cho rút 2 trung đội Cảnh Sát Dã Chiến bảo vệ bên ngoài TĐS Mỹ về tăng cường cho Dinh Độc Lập.
Diễn tiến: Tổ C-10 gồm 18 tên đặc công CS thuộc Tiểu đoàn Đặc công 276 của Đặc Khu Ủy Sài gòn – Chợ Lớn đã xuất phát lúc 1 giờ đêm 31 tháng 1, 1968 từ tiệm Phở Bình đường Yên Đổ, góc Hai Bà Trưng, trên 1 xe van mầu trắng. Hai giờ sáng, xe dừng trước cửa sau Tòa ĐS đường Mạc Đĩnh Chi lúc đó chỉ có một tiểu đội Quân Cảnh Mỹ giữ an ninh phía trong. Bọn đặc công CS chia làm 6 mũi khai hỏa tấn công. Chúng dùng bộc pha, B-40 và AK-47 báng xếp triệt hạ vọng gác của Cảnh sát QG đặt giữa Lãnh sự và tòa nhà chính. Nhưng vọng gác này đã bỏ trống từ chiều hôm trước cùng lúc với hai trung đội Cảnh Sát Dã Chiến, theo lệnh của tướng Loan.
Hai tên đặc công tấn công vào cửa chính Tòa ĐS, tức thì bị QC Mỹ hạ sát. Sau đó QC Mỹ rút vào trong và dùng radio cầu cứu. Hai tên đặc công khác dùng bộc pha phá thủng một lỗ lớn tường rào góc đường Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi, giúp cho toàn bọn C-10 tràn vào vườn hoa rồi tiến chiếm Lầu 1 và Lầu 2 trong khi QC Mỹ rút lên Lầu 3 cố thủ. Lầu 2 Đại Sứ quán Mỹ là Tổng Hành Dinh Tình Báo Chiến Lược của Hoa kỳ ở Đông Nam Á. Toàn bộ tài liệu mật mã “Tuyệt Mật” của CS Bắc Việt mà Mỹ thủ đắc được từ 1961, gồm hồ sơ chính sách, cương lĩnh, nghị quyết tấn công quân sự miền Nam, cùng các tài liệu khác liên quan đến cuộc chiến, đều được lưu trữ trong các tủ và két sắt Diebolt nặng trên 1 tấn (4). Bốn tên đặc công CS cố thủ Lầu 2 ra sức cậy phá, tháo gỡ 6 ổ khóa của 12 két sắt nhưng vô hiệu.
Mười hai giờ khuya (12 giờ trưa Washington, D.C.), tại trụ sở CIA, Giám Đốc Richard Helms đang khoản đãi ông William Colby, tân Giám đốc CORDS (5) Việt Nam. Giữa tiệc, một thiếu tá tùy viên hối hả xin gặp để trình một công điện Hỏa Tốc từ MACV: “Trụ sở CIA và Sứ quán Hoa kỳ Saigon đã lọt vào tay đặc công MTGPMN từ 1 giờ sáng 31 tháng 1, 1968”. Cùng lúc, Tòa Bạch Ốc cũng nhận được công điện hỏa tốc: “Saigon đang bị 5 tiểu đoàn địa phương MTGPMN tấn công ồ ạt. Tòa ĐS ở trung tâm thủ đô thất thủ. Bộ Tư Lệnh MACV và Bộ TTM/QLVNCH tràn ngập khói súng, chống trả yếu ớt vì bị bất ngờ”.
Giám đốc CIA Richard Helms đọc công điện 3 lần vẫn cả quyết với quan khách: “Đây là những ‘điều giả tưởng’ không thể nào có thể xẩy ra được với Hoa kỳ”.
Sáu giờ sáng, một đại đội xung kích thuộc Sư đoàn Không kỵ 101 được trực thăng vận đổ xuống từ nóc Tòa ĐS, đột nhập Lầu 3 rồi Lầu 2, cận chiến với 12 đặc công CS, tiêu diệt toàn bọn và giải tỏa Tòa ĐS — biểu tượng của sức mạnh Hoa kỳ tại Đông Nam Á.
Lãnh đạo VNCH, đệ I và II Cộng Hòa, biết gì?
Đầu tháng 2, 1975, tôi đến Washington D.C. nhận nhiệm vụ Tùy Viên Lục Quân tại Tòa Đại sứ VNCH, ưu tiên tìm hiểu và báo cáo về quân viện Mỹ cho VNCH lúc đó đang lửng lơ. Một chị bạn nhà tôi, tên Dung, Đệ Nhị Tham Vụ, mời tôi đi ăn lunch. Tò mò, tôi hỏi chị: “Tòa Đại Sứ mình vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ra sao?” Chị đáp: “Tôi vẫn bỏ tiền túi mời mấy ông dân biểu đi ăn lunch”. Vậy thôi?
Tôi nghĩ, từ Ngô Đình Diệm cho đến Nguyễn Văn Thiệu, các nhà lãnh đạo VNCH có thể ví như những người đi buôn không vốn, không hiểu rành rọt về tổ chức và vận hành của chính quyền Hoa Kỳ, cho nên không biết đến hiệu quả của “lobby” và không giám hay không biết “chi” cho nỗ lực này vì không vốn (?). Khoảng cuối thập niên 70 bỗng sì căng đan “Koreagate”, bùng nổ. Điệp viên KCIA (Tình Báo Trung Ương Đại Hàn) Tongsun Park đã tung hàng trăm ngàn đô mua chuộc ảnh hưởng của một số nhà lập pháp Hoa kỳ để chống lại nguy cơ Nixon đòi rút quân khỏi Nam Hàn như đã làm ở Nam Việt Nam khiến VNCH rơi vào tay CSBV. Ở đời ai dại, ai khôn? Thành thử, chúng ta luôn luôn cầm dao đằng lưỡi để cho đối phương tuốt dao máu chẩy thành vòi! Lý do: không nắm được những nguyên lý căn bản về Tình Báo Chiến Lược để sử dụng nó hữu hiệu trong chiến tranh.
Có ai ý thức được rằng Hoa kỳ ào ạt đổ quân vào Việt Nam, thật ra, không phải là để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của VNCH?
Có ai ý thức được rằng, với Hoa kỳ, không có quốc gia nào là bạn lâu dài và cũng chẳng có nước nào là kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có quyền lợi của Hoa kỳ là vĩnh cửu?
Có ai biết rằng: Trong thời gian CSVN làm xiếc đi giây giữa Liên Xô và Trung Cộng, Trung Cộng coi VNCH là bạn và là đối trọng răn đe CS Bắc Việt? Với Trung Cộng, Liên Xô và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) là hai kẻ thù không đội trời chung? Mặc dầu Mao vẫn chi viện cho Hồ để đoạt hai chiến thắng vang dội: Chiến dịch Biên giới 1950 và Điện Biên Phủ, 1954. Nhưng cũng vì vậy mà Trung Cộng phải dè chừng. Cuộc chiến biên giới 1979 đã chứng minh cho điều này khi Đặng Tiểu Bình muốn “dậy” cho Việt Nam một bài học.
images?q=tbn:ANd9GcTYS11fRrgxUKavrO6Q0RJ-_QtltM5l1--v0v6UfY1QKRYVe7YViA
Tướng Nguyễn Ngọc Loan
CIA ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Ngọc Loan
Tháng 4 , 1968, Cố vấn trưởng Cảnh sát Quốc gia VNCH, J. Accompura (nguyên đại tá Lục quân Hoa kỳ) được mời đến gặp vị tân Trưởng Trạm CIA (Station Chief) tại VNCH, ông George Weisz đến thay thế ông Jorgensen. Không úp mở, ông Weisz cho Accompura hay: “Chính phủ Hoa kỳ quyết định thủ tiêu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”.
Mặc dầu làm cố vấn cho tướng Loan chưa được 2 năm, Accompura lại rất thân tình và cảm mến ông. Accompura dấu kín chuyện CIA sẽ thủ tiêu ông, nhưng yêu cầu tướng Loan không được rời khỏi Dinh Độc Lập và không được tham gia bất cứ trận đánh nào có mục đích tiễu trừ các lực lượng MTGPMN tại trung tâm và ven đô Sài Gòn. Tướng Loan hứa xuông với Accompura cho qua chuyện, nhưng ông không ngồi yên.
Ở đâu có tiếng súng AK-47 là ông nhào tới. Chỉ cần một tấm áo giáp, một khẩu M-16, với 12 băng đạn 5.56 ly vòng quanh bụng, đầu không nón sắt, chân dép cao su, không lon không lá, tướng Sáu Lèo lâm trận… không coi mũi tên hòn đạn của kẻ thù có kí lô nào. Một Don Quixote hay Triệu Tử Long? Có lẽ cả hai gom một. Nhiều người coi ông như “người hùng đơn độc”, một phán xét có phần cảm tính. Tôi quan niệm đơn giản: Ông là người chỉ huy biết lãnh đạo. Lãnh đạo bằng cách làm gương, nghĩa là sát cánh cùng quân sĩ, đồng lao cộng khổ, ngay nơi trận tiền. A true leader. Phải nói như thế. Như người Mỹ thường nói.
Đầu tháng 5, 1968, hay tin VC tràn về khu Tân Cảng, tướng Loan điều động 2 đại đội CS Dã Chiến truy kích Tiểu đoàn Thủ-Biên (6) MTGPMN đang đốt nhà dân để “chém vè” vì bị trực thăng võ trang UH-1B của Sư đoàn 25 BB Mỹ tấn kích từ phía bắc cầu Sài Gòn. Hay tin tướng Loan dẫn CSDC ra Tân Cảng, Accompura vội nhẩy xe Jeep Cảnh sát chặn đoàn xe của ông Sáu Lèo ở ngã tư Dakao – Phan Thanh Giản và yêu cầu ông cùng về Tổng Nha tham dự buổi họp Chương Trình Phượng Hoàng do W. Colby chủ tọa. Tướng Sáu Lèo từ chối.
Ai bắn nát chân tướng Loan?
Tin tức loan tải: 11 giờ 45 ngày 7 tháng 5, 1968, một tên VC núp dưới chân cầu Sài Gòn bắn sẻ viên đạn “dum dum” (7) phá vỡ nát bắp chân trái tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Các bác sĩ giải phẫu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, sau khi khám vết thương, nêu thắc mắc và khẳng định:
– Đầu đạn phá nát bắp chân trái tướng Loan không phải là “dum dum”. Nếu phải thì nó phải để lại những mảnh li ti và dấu vết thuốc nổ khi đầu đạn nổ lần thứ 2.
– Súng xung kích AK-47 của CS Bắc Việt sử dụng ở miển Nam không trang bị loại đạn “dum dum”.
– Súng bắn sẻ CKC của Tiệp Khắc cũng không trang bị đầu đạn “dum dum”.
– Đầu đạn AK-47 và CKC không phải là đạn xuyên phá. Loại đạn này chỉ tạo 1 lỗ nhỏ đường kính không quá 1 cm ở mặt trước vết thương, và mặt sau ít khi có lỗ rộng quá 5 cm.
Có lẽ chỉ có cố vấn Accompura biết rõ viên đạn làm tan nát cuộc đời binh nghiệp của tướng Loan là loại đạn gì. Và sát thủ là ai?
2005: Sau rốt, màn bí mật cũng được vén lên, bởi không ai khác là chính Accompura. 
Sát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan TQLC Hoa kỳ có vợ Việt Nam, làm việc cho CIA Sài Gòn. Khẩu súng bắn lén tướng Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc loại Flechette (8). Chi tiết được biết thêm:
Sát thủ đứng trên sàn trực thăng võ trang UH-1B, qua viễn vọng kính đã lẩy cò khi chiếu môn thập tự [+] nhắm trúng đầu tướng Loan. May thay,“Thiên bất dung gian”, người không thể giết người, chỉ có Trời mới giết được người. Lúc sát thủ lẩy cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp “air turbulence” hụt hẫng đưa viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành cầu thay vì trúng đầu ông. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn thể bắp chân trái tướng Loan, cắt đứt gân lòng thòng và động mạch tiếp tế máu cho bàn chân.
Bác sĩ Trưởng Khoa Giải Phẫu Tổng Y Viện Cộng Hòa đề nghị cắt bàn chân bởi vì động mạch đã bị phá nát, nếu không, một thời gian ngắn bàn chân sẽ bị hư thối.
Tướng Loan yêu cầu, bằng mọi cách, giữ lại bàn chân trái cho ông.
Ảnh hưởng tiêu cực của tấm hình hay do lệnh CIA?
Bác sĩ cố vấn trưởng Tổng Y Viện đề nghị đưa tướng Loan đến điều trị tại Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình. Giám đốc Bệnh viện từ chối vì không có khả năng nối động mạch vi ti ở bắp chân.
Tướng Kỳ yêu cầu MACV can thiệp với Hạm Đội 7 có tầu bệnh viện đón nhận tướng Loan để chữa trị. Tầu Bệnh Viện Đệ Thất Hạm Đội từ chối.
Chính phủ VNCH yêu cầu Tòa Đại sứ Hoa kỳ giúp đỡ đưa tướng Loan đến Bệnh viện Jama trên đất Nhật. Tòa Đai sứ Hoa kỳ khước từ.
Không thể trông cậy vào Đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ, tướng Kỳ cuối cùng nhờ đến Tòa Đại sứ Úc chấp thuận cho tướng Loan được điều trị tại Canberra. Chính quyền Canberra khước từ lời yêu cầu của VNCH, viện cớ dư luận dân chúng Úc không đồng tình chứa chấp một kẻ giết tù binh chiến tranh không vũ khí trong tay (9).
Tướng Loan giải ngũ, trở lại đời sống dân sự. Tướng Kỳ mất một người vừa là bạn thân, vừa là quân sư lỗi lạc trong cuộc đời tham chính của mình.
Hoa kỳ không giết chết được Loan nhưng vẫn căm tức “Sáu Lèo” một lúc phá hỏng hai giải pháp chính trị và quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Họ quả quyết: “Nếu Loan không rút 2 trung đội Cảnh sát Dã chiến bảo vệ Sứ quán ở đường Thống Nhất thì không tài nào tổ đặc công C-10 của MTGPMN có thể xâm nhập thành lũy tối cao và kiên cố nhất của Mỹ, làm ô danh siêu cường số 1 thế giới”.
Rất có lý, nhưng Hoa kỳ vẫn khờ khạo khi tin rằng “nắm được Nguyễn Thị Bình, Trần Bạch Đằng và Trần Văn Trà là chế ngự được thế thượng phong quân sự của đối phương”. Sự thực phũ phàng là [như ngày nay ai cũng biết] Cuộc Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968 của CSVN là thuộc quyền quyết định và được điều khiển bởi Lê Đức Thọ, Bí Thư Trung Ương Cục miền Nam và Võ Văn Kiệt, Bí thư Đặc ủy Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn.
Lý do tướng Loan rút 2 trung đội CSDC bảo vệ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất rất đơn giản và ngay thẳng. Đã là nơi sẽ diễn ra thương thảo giữa MTGPMN và Hoa Kỳ, thì VNCH cần gì phải canh gác? Đó là trách nhiệm của Mỹ.
Dự tính bắt cóc 6,000 người Mỹ làm con tin
Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, TS Nguyễn Tiến Hưng có đề cập đến một tình huống mà ông gọi là “cực kỳ ê chề” (10) khi Tòa Đại sứ Mỹ phải đối diện, nếu và khi QLVNCH hay Cảnh sát “nổi khùng” mà cưỡng chế cuộc di tản 6 ngàn người Mỹ và một số người Việt thân quen hay làm việc cho Mỹ khi thấy những người này cứ kìn kìn ra đi, bỏ mặc họ cho số phận. Nên nhớ là khi ấy, trong nội vi Sài Gòn, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến hầu như nguyên vẹn cũng như một số đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Nếu có ai xúi dục và thuyết phục được họ đó là biện pháp duy nhất có thể làm để Mỹ phải đem quân tham chiến trở lại thì họ có khả năng quay súng bắn lại người Mỹ. Do đó, Hoa kỳ cũng có kế hoạch phòng hờ (11) đối phó với tình huống này, và Đại sứ Graham Martin cứ phải hành xử “bình chân như vại” cho tới phút chót mới chịu ra đi sáng ngày 30 tháng 4.
Điều này lý giải tại sao Mỹ phải cho ưu tiên di tản những phi công khu trục sang Utapao, Thái Lan, bởi vì QLVNCH chỉ cần vài chiếc F-5 là có thể bắn hạ những trực thăng di tản rơi rụng như sung. Trong tình huống này, TS Hưng lập luận, VNCH sẽ tức khắc trở thành thù địch, và sẽ không thể có Eden Center, Little Saigon hay Cabramatta vì không có người Việt nào được di tản thì làm gì có cộng đồng Người Việt Hải Ngoại như ngày nay?
Ý tưởng “bắt con tin” này có thể đã nhen nhúm trong đầu óc tướng Loan và có thể ông đã bàn bạc với bạn bè hay người thân. Từ ý tưởng sang ý định và đem ra thực hiện thì một người có uy tín và thành tích như ông có thể dễ dàng thuyết phục bạn bè tướng lãnh và thuộc cấp trong Không Quân và Cảnh Sát Quốc Gia. Nhưng ông đã không làm mặc dù Mỹ đã thù hận ông vì làm như thế sẽ có hại cho cả hai bên Việt, Mỹ và CSVN sẽ là kẻ thủ lợi. Ý tưởng này đã được một chuẩn úy KQVN kể lại cho Tòa Đại sứ Mỹ.
Từ cuối 1972, tướng Loan đã được một người bạn chính trị gia làm việc ở Tòa Bạch Ốc gửi thư riêng thông báo đầy đủ về kế hoạch rút quân của Hoa kỳ theo đúng những điều khoản của Hiệp Định Paris ký kết giữa Lê Đức Thọ và H. Kissinger ngày 27 tháng 1, 1973. Cuối thư, người bạn khuyên ông liên lạc với TVQL Anh tại Sài Gòn để thu xếp việc di tản cho chính bản thân ông và gia đình một khi Sài Gòn lọt vào tay các toán tiền tiêu của 6 sư đoàn CSBV. Ông biết là Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ đem quân trở lại tham chiến tại miền Nam. Trừ phi…
Rốt cuộc, trưa ngày 29 tháng 4, 75, tướng Loan và gia đình đã phải chật vật lắm mới leo lên được một vận tải cơ C-130 và tới Utapao lúc 16:00 giờ chiều.
Trời kia đã bắt làm người có thân – Nguyễn Du
Để kết thúc câu chuyện, tôi xin nhường lời cho Eddie Adams:
“Ông Loan chạy thoát Việt Nam trong thời gian Sài Gòn xụp đổ và đến Mỹ. Sau cùng ông định cư ở vùng Burke, tiểu bang Virginia. Ông gắng mở một tiệm ăn ở miền Bắc Virginia nhưng khi có người biết ông là chủ thì tiệm ăn đóng cửa. Có những người phản đối đi vòng quanh khu đó hò hét để xả hơi nỗi bất bình của họ một cách thời thượng, an toàn.
“Ông ta rất đau yếu vì bị ung thư một thời gian. Và tôi nói chuyện với ông trên điện thoại tôi muốn làm một cái gì đó. Tôi giải thích mọi điều và kể lại chuyện tấm hình đã hủy hoại đời ông như thế nào thì ông ta chỉ muốn quên chuyện đó. Ông nói thôi bỏ đi. Còn tôi thì không muốn ông bỏ đi như vậy.”
“Thiếu tướng Loan từ gĩa cõi đời cách đây một năm và một tháng (12). Ông để lại vợ và năm đứa con. Phần lớn những bản tóm lược tiểu sử người quá cố cũng giống như tấm ảnh đã hủy hoại đời ông, chỉ có một chiều và cố chấp”.
Adams gửi hoa phúng điếu với một tấm thiệp trên viết dòng chữ, “Cho tôi xin lỗi. Lệ đang ứa trong mắt tôi.”
Chu Việt
Tháng 5, 2012
Nguồn: 
Tài liệu Ngành Tình Báo Điện Tử (SIGINT, Signal Intelligence) QLVNCH
Tuần báo TIME ngày 27 July, 1968
(1) Tuần báo TIME ra ngày July 27, 1968.
(2) Đại tá Của bị trọng thương do trực thăng Mỹ bắn lầm quân bạn tại đường Khổng Tử, Chợ Lớn trong cuộc Tổng Công Kích đợt II, tháng 5, 1968. Cũng bị sát hại nơi đây là Trung tá Phó Quốc Trụ, Quận trưởng 5 Cảnh sát và Thiếu tá Nguyễn Bảo Sĩ (em trai Trung tướng Nguyễn Bảo Trị) là bạn người viết bài này.
(3) Trong thời gian này, Trần Văn Trà là Tư lệnh CT-5 (CT = Công Trường hay Sư đoàn), Nguyễn Văn Sỹ, Tư lệnh CT-7, và Đồng Văn Cống, Tư lệnh CT-9. Trần Bửu Kiếm là Ủy viên Ngoại Giao của Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R). Nguyễn Thị Bình là Bộ trưởng Ngoại Giao, Dương Quỳnh Hoa, Bộ trưởng Y tế và Nguyễn Hưũ Thọ, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời MTGPMN.
(4) Loại két sắt này chịu được nhiệt hỏa hoạn cao hàng ngàn độ C, phía trong được trang bị chất phóng xạ radium chống chụp hình lén.
(5) CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support) là nỗ lực bình định nông thôn miền Nam của Hoa Kỳ qua chương trình “Phượng Hoàng”.
(6) Thủ Dầu Một – Biên Hòa
(7) Đầu đạn “dum dum” có sức công phá mạnh vì dãn nở hay nổ lần thứ hai khi xuyên vào mục tiêu. Do đó, công ước The Hague đã cấm chỉ sử dụng.
(8) Đạn Flechette BF3, tốc độ cực nhanh có thể xuyên qua thiết giáp.
(9) Đại úy đặc công Nguyễn văn Lém bị Cảnh Sát Dã Chiến bắt tại trại gia binh Thiết Giáp Phù Đổng Thiên Vương, Gò Vấp, sau khi hắn đã tàn sát dã man tòan thể gia đình Trung tá Tuấn, gồm cha mẹ và vợ con ông (trong đó có đứa 6 tuổi). Tuấn là bạn đồng khóa, rất thân với tướng Loan. Khi bị bắt, trong mình Lém vẫn còn dấu khẩu súng lục K-54 bị áo che khuất. Lém không được coi là tù binh chiến tranh theo Công Ước Geneva.
(10) Xem Chương 15: “Vào để giúp… Ra lại Bắn Nhau?”.
(11) Kế hoạch phòng hờ này được TS Hưng lược trình trong Chương 15, Sách đã dẫn. Đại sứ Martin gọi nó là “crazy” (điên rồ) và cực lực phản đối. Đại khái, nó bao gồm 3 phương sách thay thế nhau để di tản 6,000 người Mỹ và một số người Việt nhất định:
– Mỹ trải 2,000 TQLC dọc theo QL-15 (Sài Gòn – Vũng Tầu) giữ an ninh di tản.
– Mỹ thiết lập cầu không vận bằng C-130 và C-141 giữa Tân Sơn Nhất và Utapao.
– Mỹ thiết lập cầu không vận trực thăng giữa Sài Gòn và các quân vận hạm ngoài khơi Vũng Tầu.
(12) Ông mất ngày 14 tháng 7, 1998 ở tuổi 68





-BBC Vietnamese
-'Báo chí có những hình ảnh có hại cho VNCH'-

Phóng viên ảnh Nick Ut của hãng thông tấn AP trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam nhìn nhận truyền thông quốc tế khi đó có lúc đã đăng tải những hình ảnh ‘có hại cho Việt Nam Cộng hòa’.

Một nhà báo khác là cộng tác viên của AP từng tiếp xúc với phía Bắc Việt mô tả bộ đội Bắc Việt chỉ biết ‘nhận lệnh đi đánh’ chứ ‘không biết thông tin gì về thế giới bên ngoài’.


Nick Út và Nguyễn Tú A, hai cựu phóng viên chiến trường ở Việt Nam, đã đưa ra những nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với BBC từ miền Nam California, nơi hiện thời hai ông định cư sau khi di tản khỏi miền Nam Việt Nam vào trước ngày 30/4/1975.

Ông Nguyễn Tú A là cộng tác viên còn Nick Út khi đó là phóng viên ảnh cho AP. Ông Nick Út nổi tiếng với bức ảnh chụp ‘Em bé Napalm’ nổi tiếng khắp thế giới.
‘Không vào được phía cộng sản’

Bức ảnh chụp một bé gái trần truồng bị bỏng sau một trận bom napalm của quân đội Việt Nam hồi năm 1972 mà ông chụp đã ‘được cả thế giới đăng, luôn cả báo cộng sản của Nga, của Cuba đều lên trang bìa’, ông nói với BBC.

“Trong vòng hai ngày (sau khi có bức ảnh đó), đã nổ ra những cuộc biểu tình chống chiến tranh trên khắp thế giới,” ông kể.

Khi được hỏi có phải những hình ảnh khốc liệt của truyền thông về cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam đã góp phần làm dư luận thế giới không ủng hộ người Mỹ và Việt Nam Cộng hòa hay không trong khi bộ máy tuyên truyền của Bắc Việt chỉ công bố những hình ảnh có tính chất khích lệ tinh thần bộ đội của họ, nhà báo Nick Út nói ông ‘không vào được phía cộng sản chụp ảnh’.


Nhiều người hỏi tôi tại sao chụp phía quân đội miền Nam chết mà không chụp phía cộng sảnNick Út, cựu phóng viên ảnh của AP

“Nhiều người hỏi tôi tại sao chụp phía quân đội miền Nam chết mà không chụp phía cộng sản,” ông nói và cho biết nếu ông và các nhà báo nước ngoài khác vào vùng miền Bắc kiểm soát tác nghiệp thì ‘có thể bị bắt’.

Trong khi đó, quân đội Mỹ, quân đội miền Nam khi đó ‘rất cởi mở cho báo chí’, cũng theo lời ông.

“Báo chí muốn đi đâu được tự do đi hết. Muốn chụp xác chết cũng được nữa.”

Ông thừa nhận trong chiến tranh Việt Nam có những hình ảnh ‘không có lợi cho miền Nam, không có lợi cho chính phủ Mỹ’ như tấm ảnh của nhà báo Eddie Adams chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn thẳng vào đầu một người Việt Cộng.
‘Tủ lạnh đầy đồ ăn’

“Vấn đề tuyên truyền ở miền Bắc hay hơn miền Nam,” ông nhận xét và dẫn chứng vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975, ông đã chứng kiến dân chúng ở các tỉnh miền Trung ‘nghe cộng sản tới họ bỏ chạy hết’.

“Tôi thấy ở các tỉnh miền Trung cộng sản không thấy bao nhiêu mà tại sao họ bỏ chạy. Lý do họ (Bắc Việt) tuyên truyền thôi,” ông giải thích.

Nhà báo Tú A, cộng tác viên AP ở Sài Gòn, thuật lại lời của một nhà báo phía Bắc Việt nói với ông rằng: “Có một ông tướng (Bắc Việt) nói lạ lắm: nhiều gia đình ở Sài Gòn bỏ chạy trong khi tủ lạnh nhà họ có đầy đồ ăn.”

“Bộ đội chiến đấu miền Bắc lúc đó chỉ biết được rằng ‘dân miền Nam đói rách’,” ông nói.

Khác với Nick Út, nhà báo Tú A đã ‘từng được vào khu Việt Cộng’ với sự cho phép của an ninh quân đội miền Nam, ông kể với BBC trong cuộc phỏng vấn tại nhà riêng.

“Tôi nói chuyện tay đôi với cộng sản qua hàng rào kẽm gai,” ông nói và cho biết ông nhận ra rằng những cán binh cộng sản đó ‘không biết nhiều về chiến tranh Việt Nam’.

“Họ được lệnh từ địa điểm này kéo đến điểm tập trung mà đánh rồi được cho biết có thể có đầy đủ lương thực ở đó.”

“Đơn vị nào thì chỉ biết chỗ họ đánh. Điều này khác với lính tráng miền Nam, anh sỹ quan còn biết tình hình thế giới,” ông nói thêm.

“Nếu ông ta là chính trị gia thì ông ta không nói những cái mà ông ta nghĩ mà nói những cái mà Nhà nước bảo ông nói.”
Dân chúng bỏ chạy


Cả hai phóng viên của hãng tin Mỹ cũng đã chứng kiến cảnh hỗn loạn trong những ngày cuối cùng ở Sài Gòn trước khi Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.

“Tôi ngồi trên chiếc máy bay đáp xuống Đà Nẵng. Máy bay vừa mở cửa thì hàng nghìn đồng bào Việt Nam bắt đầu chạy vào mà phi cơ không còn chỗ nữa. Một số người đeo bánh xe máy bay rớt xuống chết,” Nick Út kể.

“Tôi cũng có mặt trên chiếc trực thăng bay dọc Quốc lộ Tuy Hòa thấy hàng ngàn đồng bào chạy ra biển để đến hạm đội Mỹ. Người chết rất nhiều,” ông nói thêm.

Còn phóng viên Tú A, người đến tận ngày 29/4 mới di tản, mô tả cảnh người dân Sài Gòn ‘đổ xô đến các tòa đại sứ’.

Trên đường ông đến lái chiếc xe gắn máy chở gia đình đến chỗ chiếc trực thăng đón, ông Tú A nói ‘xác đầy đường’ và ‘tôi phải lách qua xác người mà chạy’.

Theo lời ông thì từ lúc các phóng viên AP từ Campuchia chạy về thì hãng tin AP đã căng một băng rôn rất lớn ở văn phòng ghi dòng chữ: “Beware of bloodbath” (Coi chừng tắm máu) để cảnh báo các phóng viên và nhân viên sớm di tản khỏi Việt Nam.

“Tôi đoán trước tình hình đất nước sắp mất,” ông nói, “Đêm 22, 23 gì đó, tôi vào Dinh Độc Lập làm phóng sự thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã khóc một cách thành thật và khóc xong còn chửi người Mỹ không còn lời nào.”
‘Không còn đạn dược’


Có một ông tướng (Bắc Việt) nói lạ lắm: nhiều gia đình ở Sài Gòn bỏ chạy trong khi tủ lạnh nhà họ có đầy đồ ăn.”Nguyễn Tú A, cựu phóng viên AP, thuật lại lời của một nhà báo phía Bắc Việt

Khi được hỏi về nhận định của miền Bắc rằng miền Nam ‘tháo chạy nhục nhã’, ông nói: “Tôi hay ra chiến trường. Những ngày chót phức tạp lắm. (Quân đội miền Nam) không có đủ bom đạn. Anh phải quen với tùy viên quân sự, phải năn nỉ thì mới có pháo bắn để chặn lúc bị tấn công.”

“Tôi không nghĩ là tháo chạy nhục nhã mà mình bị bỏ rơi, bị bán. Họ đã đánh đâu mà thua nhục nhã?,” ông nói thêm, “Mình chơi với bạn và bị bạn bán thì tôi không nhục nhã mà là kẻ bị lừa.”

Phóng viên Nick Út cũng có cùng chung nhận định với phóng viên Tú A.

“Họ muốn chiến đấu mà không còn đạn dược. Muốn ném bom cũng hết bom. Pháo binh cũng không còn pháo vì sự viện trợ của Mỹ đã hết rồi nên đành buông súng đầu hàng thôi.”

“Quân đội miền Nam đánh rất giỏi, giỏi hơn miền Bắc,” ông nói, “Thật sự đồng minh bỏ đi hết rồi thì họ không còn gì để mà đánh.”

“Miền Bắc được viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc còn miền Nam không còn viện trợ gì hết thì họ cũng bó tay thôi,” ông nói thêm.

-Meta Eulogy: Nguyễn Ngọc Loan By a Vietnamese American (Part 1)--For the fortieth anniversary of the “Fall of Saigon,” ZM Quynh writes a meta eulogy dedicated to Nguyễn Ngọc Loan. In this two-part series, Quynh raises these critical questions: Have we been denied our heroes? Has our history been fed to us in half-truths, bent to serve an agenda we were too young to understand, and are now too old to remember? Or care?
MetaEulogy
You may not recognize him. You’ve mostly seen him from the back, side profile, his arm extended, a pistol in his hand, the bullet floating through the air, the man executed. As April 30th approaches, the anniversary of the “Fall of Saigon” will be accompanied by its usual string of images, documentaries, and news commentaries. Somewhere, someone will air it or re-publish “Saigon Execution” and you’ll see it for the umpteenth time in your life. For many of us, this image may be how we are reminded of the Vietnam War every year.
Untitled
When I started writing this eulogy[1], I struggled with the title. My first choice was: “Nguyễn Ngọc Loan: Reclamation of a Hero.” But, though he may be your parents’ hero, he’s probably not your hero. So I thought maybe I’d go with: “Nguyễn Ngọc Loan – Why Should I Care?” Does it even matter? Do you have heroes from the war? Were you allowed to? For many of us, our heroes are probably our parents who sacrificed everything to flee Vietnam. For many of our parents, however, General Loan most certainly was considered a “hero” or anh hùng.
But when Loan passed away in 1998, most of the eulogies written by the American media failed to recognize this. They were all one-dimensional and unforgiving, recalling the image, “Saigon Execution” with minor details of Loan’s life. To date there are no published eulogies by Vietnamese Americans in English. So, though it’s overdue – let me offer mine:[2]
soft foam slippers for his feet
a bowl of rice, steamed, marinated pork ribs
clean sheets 
a bed in a room where the window faces east
this is how you welcome a hero
his limp is pronounced
his smile crooked, generous
his hands land firm and gentle
on the host’s back
“remember the time…” he begins
the room is transfixed

the past is the past
dead men tell no tales
but he is still alive
and until he meets his final day
his lips siphon tales
not of what was lost
but what was gained

the birth of a lieutenant’s sixth child
the first of his men to own a house
his best friend’s new business on Bolsa Ave.
the first to line the streets of Little Sài Gòn
A place to rebuild what was lost

“i saw you on tv,”
says a friend
who hasn’t?
the image is iconoclastic
our hero villainized
a generations’ suffering minimized

the general shrugs, “that is all they can understand,”
“but not all of them,” he says
“not their soldiers, their men
the pretty face men, the scarred men
the ones that lost their friends,
they understand.”
It is 1968. It is their Tết. Not ours. The stars granted us Tết a day in advance. A sign of auspiciousness, to be sure. I am in Sài Gòn. My people are poised and ready. My mission is simple. It is a suicide mission. We know this walking in. But I am hellfire bent to see this through. Search, obtain, liquidate all key officials, paralyze South Việt Nam. We are at the armored corps training compound with South Vietnamese Lieutenant Colonel Nguyễn Tuấn and the members of his family. We will force him to start up the tanks. We will ransack Sài Gòn.
Tết is the most important celebration in Vietnamese culture. It is the cleansing and summary eviction of all bad spirits from the home, the preparation of special foods, reunions with family members, and communion with ancestors. On the morning of January 31st, Tết 1968, as reunited families slept, their bellies full and their loved ones nearby, the phases of the infamous “Tết Offensive” began to unfold as North Vietnam reneged on its long-standing three day cease-fire truce with South Vietnam.

At about 3 a.m., Brigadier General Nguyễn Ngọc Loan, the commander of the National Police Force was patrolling the streets of Saigon for North Việt Cộng (VC) communist soldiers. Loan, described by South Vietnam’s former Prime Minister, Nguyễn Cao Kỳ as “one of the few completely honest and incorruptible men in Vietnam,” suspected an imminent VC attack during Tết.
He had informed American officials but they choose to ignore him, in part because he was not very popular – he had no qualms about voicing his opposition to the controversial Phoenix Program, which utilized, inhumane methods of torture on captured VC. Thus, while Americans and South Vietnamese Army of the Republic of Vietnam (ARVN) soldiers were being released for holiday leave, Loan kept his force at full alert.
When the VC attacked before dawn, unlike everyone else, Loan was ready to respond. Masked by the firecrackers of Tết, 4000 VC disguised as ARVN and National Police officers launched their attack on Saigon. Their first target, the National Radio Station, was foiled by Loan who, in his usual style, charged head first, leading a platoon of men, into the radio station to reclaim it and prevent VC propaganda broadcasts. From that moment on, Loan was in constant motion as he coordinated the defense of the city.
Integral to the Tết Offensive was a plan to assassinate “blacklisted” ARVN soldiers, National Police officers, government officials, and their families. Captain Nguyễn Văn Lém, code name, Bảy Lốp, the commander of a VC death squad and other assassins invaded the homes of targeted individuals all over Saigon. They searched houses, held people hostage, and orchestrated mini public trials where they declared victims to be traitors before summarily executing them.
Bảy Lốp was a part of a full-phased assassination program that was an integral part of VC terrorism campaigns. It was reported that this program was responsible for the deaths of 11,200 civilians and the kidnapping of 39,750 others between 1958 and 1966.
Nguyễn Trường Toại, an ARVN soldier, who had tangled with Bảy Lốp and his death squad in a gun battle on January 31st, recalled that at the heaviest moment of fighting, Bảy Lốp had used children to shield himself as he escaped. When Loan arrived at the scene, he stared in dismay at the corpses of children lined up on the street. This was not the first time that day that Loan had witnessed men, women, children, friends, family, soldiers, and elders slain in the streets. Nor was it a solitary experience.
Former Vietnamese born American spy, Yung Krall, noted in her memoir, A Thousand Tears Falling:
“The streets were indescribable: dead people were everywhere…the body of a man hung on a branch of a tamarind tree on Cong Ly Street. Gunfire was so close I could hear the whistle of bullets through the air…there used to be a beggar with a horrible looking cast on his leg and his six-year-old daughter, who sometimes had a bandage around her head; when we drove past the spot where they used to sleep, I saw both of their bodies scattered in pieces along the brick wall.”
South Vietnamese President, General Nguyễn Văn Thiệu had declared a state of martial law and the entire city was on fire. It was not until later that day that Bảy Lốp was finally captured next to a pile of 34 bodies after, as Prime Minister Kỳ recalled in his memoir, Bảy Lốp had just decapitated a police sergeant and shot his wife and their six children to death. It has been rumored that the executed officer was one of Loan’s closest friends. Shortly after capture, Bảy Lốp was escorted, attired in a checkered shirt, shorts, and flip-flops, to Loan by ARVN. Cue Associated Press (AP) photographer, Eddie Adams, and NBC cameraman, Vo Suu.
A word before we go further: in the chaos of that day, two noteworthy pictures were taken by AP photographers. The first one shows ARVN soldiers standing near the bodies of a decapitated South Vietnamese commander, his slain wife and six children. Although the commander is not identified in the picture by name, Vietnamese testimonials have linked the image to Bảy Lốp’s murder of Colonel Tuấn and his family. The other picture shows a shocked ARVN officer carrying the murdered body of his daughter with a caption that refers to the execution of Colonel Tuấn and his family.
7044272211_0f3a63bbb8_b
ARVNofficerBoth of these are extremely hard to find and yet they are among the few that adequately depict the context of the picture that you have seen, the one that you do remember.
The sun has risen and no one can say that we did not take Sài Gòn by storm. If they did not know the furor of the National Liberation Front, they know it now. I know that I am being led to my execution. It matters not because my name will live on. I have served Uncle Ho well. I see him coming. Who is he, this man who will make me? The ground swells beneath my feet and I feel the air sway as the pistol is raised to my head. A roar. A breath. My legs give way. This is the making of a martyr. 
Adams snapped the shot, his pulse racing all the while. Vo Suu’s camera continued to roll, capturing every second. The bullet left Loan’s pistol, entered Bảy Lốp’s head and history was made. Loan continued onward, scrambling to lead the defense of the city. Adams retreated to a dark room. When the picture was processed, Adams let out a cry of excitement. It was the first and last time Adams ever expressed positive feelings about the photo ever again, despite being awarded the Pulitzer Prize for it.
Eddie Adams (1969)
Within 11 hours, on the evening of February 1st, the footage of the execution was broadcasted into American living rooms. The next day, Adams’ picture ran in multiple papers including The New York Times, The Los Angeles Times, and The Washington Post.
It is a rainy day in February of 1968 when I am born again. This old world looks so new, so different, and even now the memories are starting to fade. I am overcome with new emotions. I have felt these things before haven’t I? Hunger, longing for my mother. A ceremony is held. I am a month old. My father is proud. A daughter. There are tears in his eyes. “She will not have to fight any wars. I’ll make sure of it,” he says. He salutes a man by his side. “General Loan,” he says, “You have saved my life; my wife and I are indebted to you. We have decided to name our daughter, “Loan.” My Godfather smiles crookedly at me. I know this man, don’t I? 
End of Part 1. The following part will be published on Diacritics later this week.

[1] This complete essay is heavily footnoted. For further information visit zmquynh.com or contact the author at zmquynh.lyrics@gmail.com
[2] The poem and story in italics is my fictionalized metaphorical interpretation of the attitudes of some South Vietnamese about Nguyễn Ngọc Loan based upon research and review of Vietnamese media, Internet blogs, online discussions and chats following Vietnamese blogs and articles, etc. Though these portions are loosely based upon the public figure, Nguyễn Ngọc Loan, this is a work of fiction. Names, characters, businesses, places, events and incidents are either the products of my imagination or used in a fictitious manner. Any resemblance to actual persons, living or dead, or actual events is purely coincidental.


For the fortieth anniversary of the “Fall of Saigon,” ZM Quynh writes a meta eulogy dedicated to Nguyễn Ngọc Loan. In this two-part series, Quynh raises these critical questions: Have we been denied our heroes? Has our history been fed to us in half-truths, bent to serve an agenda we were too young to understand, and are now too old to remember? Or care?
Do Photographs Lie? Or is it the Media that manipulates it?
Many credit Adam’s picture as a turning point for Americans, galvanizing the U.S. anti-war effort. But Adams kicked himself for it: “He was a goddamn hero…” he lamented in an interview on “War Stories with Oliver North.” With a heavy heart, Adams wrote Loan’s eulogy for Time Magazine in 1998, stating:
“The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapons in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths.”
South Vietnamese, including Loan, have criticized the American media portrayal of “Saigon Execution,” noting that articles about the shooting showed a complete failure to understand the reality of the war in Vietnam. For example:
ARVN soldier, Nguyễn Trường Toại: “One of the most painful…things that I saw…was when the newspapers carried the pictures of General Nguyen Ngoc Loan, who shot the Vietcong prisoner in the head during the Tet Offensive…The articles that the Americans wrote, the news reporters, were such that when I read them, I had the feeling that they didn’t understand the reality of the war, the truth of what was going on in Vietnam.”
General Lâm Quang Thi: “In retrospect, I think that the U.S. media’s coverage of the Tet Offensive was, in fact, a classic case of irresponsible reporting…When Police Chief Nguyen Van Loan executed a VC officer who had killed some of his officers during an engagement in Cho Lon…the U.S. media transformed it into a sort of cause célèbre for antiwar activists.”
There are also dozens of opinions in Vietnamese on the Internet. These are the words of Vietnamese soldiers that fought the war, people who survived it – those that witnessed it on the ground floor. They are the voices that were left out of American portrayals – the words of your people – not Eddie Adams, not NBC, not American journalist. They have the right to be heard. And you have the right to hear them.
In the midst of all of this, one thing is certain. Though it reflects an incident that occurred in another country between two players of non-American nationalities, “Saigon Execution” is now an inescapable iconoclastic staple of American history.
April 30th has rolled around again and Ba’s got the TV on constantly. Specials on the Vietnam War are on all the major channels. I see his footage over and over again. “That’s your godfather,” Ba shouts from the living room. I am putting on roller skates.“Uh hum,” I say, rolling into the living room. Ba has tiled all the floors. I am in heaven! Ba’s eyes are glued to the T.V. A man in the ugliest checkered shirt I’ve ever seen is led along a dusty street. A much younger Ba follows soldiers who escort ugly checkered shirt dude. “Watch this!”  Ba says excitedly. “That’s me!” he says pointing to the barely half second shot in which his arm is seen swaying to the left and his face under a helmet turns to the right away from the camera. “Wow Ba, you look so young,” I say. It makes him happy. I blow a ginormous bubble. “Look!” Ba says pointing to the screen, his finger blocking the image of the pistol Bác Loan raises. His fingers trail the bullet as the footage slows down (conveniently). A greasy line appears on the TV as Ba’s finger follows the bullet into checkered shirt dude’s head. “Bang!” he says and dude falls onto the ground. “Did you see it?” he says, turning to me. I blow a mini bubble. “Yeah Ba I did, can I go outside and skate?”
What has this image come to symbolize and in its wake, what was lost or minimized?
History is often compartmentalized into bite size morsels. Realistically, we can’t carry all the details of our many histories in our heads. In our antiquity, history was collapsed into symbols of heroes and heroines – two women warriors on elephants, a giant turtle, a crossbow, a dragon and a fairy, a little boy on a flying horse.
For me, a “hero” or “heroine” is someone who is respected for something they did or said that had a significant effect and that represented something important such as the struggles of a people. He/she does not have to be perfect; in fact they can be fallible, human. They become part myth, part history – but largely symbolic.
Without any assessment as to whether Loan is a hero or not – first let’s ask, what does Loan symbolize? To Americans? To South Vietnamese? To you? Then, answer this: name one Vietnamese hero or heroine from the Vietnam War. Having a hard time? Maybe we weren’t allowed to have heroes.
Or is it something more? For the most part, Loan is widely respected as a hero by our elders. But perhaps their truths didn’t fit comfortably into the American political agenda about the Vietnam War. In fact, American articles that featured “Saigon Execution” failed to grant Vietnamese people the respect of balanced commentary on the events surrounding the incident. What happened to our voice? What part of our history failed to be encapsulated in this image? What parts of our truths were compromised?
In the aftermath of the Tết Offensive, the civilian and military casualties were staggering. The government estimated 14,300 civilians were killed and another 24,000 were wounded. That year, the ARVN had the highest number of casualties with 27,915 ARVN soldiers killed. Americans lost 14,589 young men and women. In the City of Huế alone, the VC buried over 5000 civilians and government officials in mass graves.
3770981390_3e99b76c15_o
Top View of People Returning to Their Damaged Homes
How is it then, given the severity of the Tết Offensive, that its impact on South Vietnam is lost in representations of the war? Rather, with a minimization of the context, all eyes focused on Loan, ignoring all other images, and, with the help of the media, stuffed all of the nastiness of the war into this single man. And there was a lot of nastiness.
So how did Loan become the collective scapegoat? This is not just conjecture. Take a look atThe Washington Post’s response to the INS’s attempt to deport Loan:
“…some Americans pretend that the United States did not dirty its own hands in Vietnam and had no responsibility for what our allies did there. Or is it that they think our own participation in a war about which they still feel guilty can be expiated by offering up Mr. Loan as a suitable public sacrifice?”
What happens when our histories are filtered through another’s lens?
In the spring of 1988, “journalist” Tom Tiede strolled into Les Tres Continents, a pizzeria in Burke, Virginia to be waited on by a “small and exceedingly thin Oriental who walks on an artificial leg and wears a paste-on smile to mask an otherwise drawn, gaunt…melancholic appearance.”[1] I know, you’re already hissing at “Oriental” but, bear with me.
It’s the “paste-on smile” and the “drawn, gaunt…melancholic appearance” that gets me. What was Tiede trying to do?
Loan asked him, “What would you like?”
An interview, basically, was what Tiede wanted. Loan refused. Tiede’s article, published 20 years after the Tết Offensive, then goes on to discuss Loan’s history and how he became “a symbol of all that went wrong” with the war. (Okay, Tiede got that right at least.)
Tiede then ends the article with a claim that Loan has told friends that he has hit rock bottom “serving hash.” What “friends?” Who are his unidentified sources? Tiede then states that Loan “limps” to another table to serve customers water. “It is no wonder he is so very melancholic,” Tiede comments.
Based on whose observation? Tiede’s? Who is Tiede anyway? Just for kicks I did a web search on him. Nothing much of note came up. I wonder if Tiede is “melancholic” about this. Moreover, I wonder if it was important for Tiede, for Virginia, for the nation – that Loan was painted as this “gaunt” “melancholic” limpy “thin Oriental.”
Now what’s going on? What happened to the fierce, angry, cold-blooded murderer? Compare this article to Tiede’s prior work of journalistic brilliance in 1977 titled, “Ex-Viet General Unrepentant,”[2] in which Tiede describes Loan as an “Executioner,” a “young turk,” a man of “ruthless bravado and leadership by force” who was “widely feared,” stoop-shouldered and balding with bad teeth. Tiede really has a thing for painting comic book style caricatures imbued with his vitriolic judgment. I suppose if Loan was tall with a thick head of hair and amazing teeth, he’d say Loan had the charm of a slick used car salesman with an exceptional dentist.
But picture this – what if Tom Tiede was replaced by zm quỳnh? What if I had walked intoLes Tres Continents:
Last week, Ông Nội passed away.“Of loneliness,” I heard Mẹ whisper to Ba. “Of old age,” Bác Loan says, nudging me, smiling. His look reassures me that there is always another side to the story. My thoughts return to Ông Nội – how he missed something the comfort of a plush apartment in Virginia could not erase. We all pile into a station wagon and head over to Bác Loan’s pizzeria. An iron-gate is pulled, closing the pizzeria’s mall entrance. I stare longingly at a sequined off the shoulder shirt on a mannequin in a store across the way. Old men, some with bellies as wide as their smiles pile into the pizzeria. With them are their wives and little Vietnamese kids that scamper all over the restaurant. Sodas are poured on tap and pizzas with marinated fried fish doused with fish sauce are brought out. “Vietnamese pizzas!” Bác Loan declares. The lights of the mall click off. The laughter from inside the pizzeria becomes louder echoing through the walls of the empty mall. Bác Loan places a hand on Ba’s shoulder as he roasts him, telling battle worn tales as men bowl over clutching their bellies in laughter, slamming their fists on the tables, their faces turning red, Italian sausage and fried fish hanging from their mouths. “Ew…” I whisper to my cousin as she tosses her feathered hair…“Yeah…”
696BE663-5244-4505-875C-955287A32365
What is the “truth” behind “Saigon Execution” and how does this translate into our truth? 
…our Vietnamese American truth. So to this question, I say this: when I die I take with me only one thing – my truth and my integrity. How I came to be where I am, who I am, and why I am. And that truth has a foundation. For me, that foundation needs to be based on fact, not fantasy. And it needs to be written by me or my people. I need to know, because the not knowing is to erase, to not honor the lives that were lost, to not honor the sacrifices that were made – to not honor my own sacrifices.
And to the question of how does this affects us today and why should it matter – I say this: at that time, there was the American “truth” – the complex mythology of preserving “democracy” and “defeating communism” which necessitated sending hundreds of thousands of young Americans to a foreign land knowing many of them won’t return home alive. This required crafting a message to convince Americans to support the war and to sacrifice their own. Sound familiar?
So how I observe the war calculates into how I observe the current stance of America with other nations. To give you something concrete – take the “War on Terrorism.” To be more ambiguous, take the “War on Drugs.” The Vietnam War is a training ground for the on-going analysis of propaganda – it informs us on the current wars that are waged – visible and invisible, abroad and right here in our backyards.
These all directly involve me: my sons and daughters, my friends who are part of the armed forces, and most of all, those things that many of us take for granted that add to the global issues that cause conflict, global poverty, and marginalization. It informs who I amethically as a Vietnamese American.
Bác Loan arrives with Ba in the afternoon. I’ve helped Mẹ clear the master bedroom, locate soft foam slippers for his feet, set clean sheets on the bed, opened the window that faces the east. When he arrives, we take him to his favorite restaurant, Franco-Vietnamese food. “Yes!” I whisper and clamor alongside him. In the restaurant cà phê sữa đá is set on the table, Poulet Ratio au Vin Rouge is served. Bác Loan converses with the Vietnamese owner in French. In the background patrons fight to pay his check before the food has even been ordered. He can barely chew his food as strangers come from all corners of the restaurant to shake his hand, offer their thanks. Invitations for dinner, lunch, breakfast begin to fill all his days in California. Ba puffs up his chest, “He’s staying with me, with his god-daughter,” he says pushing me forward. I choke on an éclair. “Chào Bác,” I bow. “Okay then, for dinner at least,” they insist. Bác Loan smiles, leans on his cane and makes his way to the door. Along Bolsa Avenue more people approach him. He is like a dragon, making his rounds. There are ten times more Vietnamese shops that have opened since he last visited. “This really is like walking through Sài Gòn,” he laughs.
In all honestly, General Loan professed not to care. He accepted his place in history with a certain amount of grace. But I care. The half-truth irks me. Or maybe its being lied to that bothers me. It’s my history. I want it stated in full, not conveniently edited to appease a national need. I get to decide who I respect and why, not the media, not a political agenda.
For me it swings full circle right back to my world now. My Vietnamese American world in this diverse country – this country where a shade of the truth shimmering from a cleverly crafted lie or a slimly trimmed half-truth can be used to justify whole-scale chronic marginalization of communities of people.
Truth is a proactive activity. To assume without some analysis, especially in this Internet age, that all information provided to us is complete and truthful is just lazy. Why would we do anything less for our past?
With the whole truth, you can define your own history. With the whole truth, you can decide to recognize those who served and sacrificed for us. For me, whether I call him “hero” or not, I honor General Loan’s service and his sacrifices, and the passion he had for the Vietnam our parents fought for.
In my opinion, only knowledge of the whole truth will allow you to create a response and/or a solution that is holistic and sustainable – one that evolves. With a half-truth, all you can do is make a bandage. My favorite bandages are the ones with Spiderman to cover the boo-boo. Eventually, though, all bandages lose their adhesiveness, even the waterproof ones. Trust me, I know. I’ve got the scars to prove it.
In the year before his death, I set clean sheets on my own bed when Bác Loan  came. Traveling non-stop, he visited every person he called family or friend, his feet never staying still just like that fateful day on January 31st, 1968. He had just missed Ba who slipped out of lucidity less than a month before his arrival, the stroke affecting his entire body. Mẹ sat in the garden, her aging fingers picking at herbs she swears will heal Ba. “We are both old men…” he said, sitting next to my father as they both gazed out the window. Bác Loan’s eyes were sharp and clear, my father’s lost. I smoothed back Ba’s hair, pushed his mouth close, wiped the dribble. Bác Loan grabbed my hand, “Take good care of my old friend. He was a good soldier – one of the few of my men that has survived. He’s like my brother,” he said. “Yes, of course,” I bowed, feeling strangely in debt to him for my own father.
I enjoyed his last visit to our home. After he left the nostalgia of his presence in our lives, always watchful, always warm, always generous remains fixed in the air we breath. Some part of me knew it would be the last time I would see him. Another part of me knew he would never be completely out of our lives. I did not know him then, in that time in 1968, but I know him now. The dragon, the hero, the man. 


 This complete essay is heavily footnoted. For further information visit zmquynh.com or contact the author at zmquynh.lyrics@gmail.com
[1] Tom Tiede, “Ex-Viet cop: I want to live a quiet life,” Ludington Daily News, March 26, 1988, p. 10.
[2] See also, equally lacking in journalistic diligence, Tiede’s article “Ex-Viet General Unrepentant” in which Tiede claims that there were “eyewitness accounts” that Loan had “calmly selected the man from a group of prisoners” without citing any sources of said “eyewitnesses.” Moreover, no such account has appeared in any other source discussing “Saigon Execution” that quote directly from individuals who were present such as American photographer Eddie Adams. Tiede, Tom, “Ex-Viet General Unrepentant,” The Pittsburgh Press, Feb. 26, 1977.

-
Z.M. Quỳnh huddles in a room tinged with blue nursing calloused hands worn down from the chronic transcription of restless dreams. past lives have included scattered jaunts through urban minefields with each misstep hinting at a life less easily mapped out by this amateur cartographer. irrationally drawn to moving mountains one stone at a time, quỳnh is hell bent on creating a machine to extend weekends one additional day (just one – that’s all she needs!) so she can finish her novel about the aftermath of the Việt Nam war.-
-

-Bộ phim mà Việt cộng không muốn người Việt Nam biết
Việt Cộng Không Thích Điều Này



Trích bình luận 
"đây là trận tết Mậu thân,địa điểm tại tòa đại sứ,phim do 1 pv nước ngoài quay. mấy anh bộ đội này là lính đặc công bị bịt đường rút khi lính VNCH phản công,họ kẹt lại dưới đường hầm. cả 3 anh việt cộng này hiện vẫn còn sống và giữ chức vụ rất cao trong chính quyền : 1 là bộ trưởng công an, 1anh làm bộ trưởng quốc phòng, còn anh chui lên sau cùng giờ làm thủ tướng"

Mậu Thân 1968, và những điều gian trá

 -Huy Phương
... “Xin gọi trăng soi Khe Ðá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài...”
(Huế Oan Khiên)
Dù thời gian 45 năm đã trôi qua, mỗi lần nhắc đến Huế, tôi nghe như tiếng “Tết” và tiếng “Mậu Thân” đi liền theo sau đó. Tôi có mặt ở Huế từ ngày 28 Tháng Chạp và rời Huế vào chiều ngày 23 Tháng Giêng, năm Mậu Thân trên một chuyến tuần giang của Hải Quân Mỹ, từ bến tàu Tòa Khâm trước trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế để vào Ðà Nẵng.
 Trên “Chiếc Cầu Ðã Gãy”. Hình ảnh chạy loạn trong giai đoạn Mậu Thân 1968 tại Huế.
Khi từ vùng Chợ Cống chạy về lánh nạn trong khuôn viên trường học, nhìn về phía thành nội, tôi đã thấy cảnh lửa cháy bốn góc thành trong đêm, cũng như nhận chịu hơi bom cay, theo gió thổi bạt về phía bên ngày tả ngạn sông Hương và chứng kiến những xác người được chôn vùi sơ sài trong khu vườn của ngôi trường học.
Nói tôi là nạn nhân là sống sót cũng có phần đúng. Khi chưa chạy về được nơi tạm cư lánh nạn thì Việt Cộng đã có lần đứng trước cửa nhà, nơi đền thờ của An Thường Công Chúa, chúng không vào nhà lục soát nhưng đứng ngoài sân quát nạt: “Tất cả ai trong nhà ra hết!” Gia đình ông chú già, đàn bà, trẻ con đều ra tập họp trước sân, trừ hai đứa chúng tôi, cậu em, một sĩ quan thuộc Trung Ðoàn I Bộ Binh và tôi, sau những ngày đói khát, lo sợ rã rời, đang nằm ngủ mê mệt dưới gầm giường, lọt giữa những bao cát chống pháo kích, không nghe, không biết gì cả. Nếu vào lúc ấy, chúng tôi thức giấc hay tỉnh táo, sẽ có phản ứng ra sao? Nếu vào lúc ấy, chỉ một tiếng gọi: “Ba ơi” của một trong những đứa con tôi, thì tôi đã không còn hạnh phúc, may mắn hôm nay, 45 năm sau, ngồi viết những dòng chữ này.
Tôi xin nói thêm, tuyệt vọng và sợ hãi nằm trong hầm trú ẩn, tôi ôm cái máy thu thanh nhỏ áp thẳng vào tai, vào khoảng ngày mồng năm Tết, nghe qua đài phát thanh quân đội Saigon, hai phóng viên Phạm Huấn và Dương Phục đang tường trình về mặt trận Chợ Lớn, để thấy mình chưa hoàn toàn tuyệt vọng, và may ra có thể sống sót.
Phải một thời gian dài sau khi Việt Cộng rút ra khỏi thành phố người ta mới tìm ra hầm chôn tập thể đầu tiên, rồi từ đó những hố chôn tập thể khác ở ngay trong thành phố, ra ngoại ô, rồi ở xa hơn như Khe Ðá Mài. Tất cả các nạn nhân đều bị trói khuỷu bằng tre lạt, dây điện thoại, nhiều người xương sọ bị vỡ, phần lớn nguyên vẹn, hay trong tư thế tuyệt vọng vì bị chôn sống. Nhân chứng Phan Văn Tuấn, năm Mậu Thân mới 16 tuổi là một học sinh trường Bồ Ðề Huế, về sau là sĩ quan Pháo Binh VNCH, hiện sống tại Sydney, Úc, người đã bị Việt Cộng bắt đưa đi làm công tác lấp đất chôn người, trong lần được ký giả Nam Dao tại Adelaide phỏng vấn, đã lên cơn hoảng loạn khóc nức nở vì những ấn tượng không phai mờ, ám ảnh anh trong nhiều năm.
Sau khi về Saigon và tên Việt Cộng cuối cùng ra khỏi Huế, tôi đã có dịp trở lại đây một đôi lần theo Ủy Ban Truy Tầm và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân để chứng kiến những chuyện có thật như trên. Bản thân tôi cũng được Tổng Cục CTCT giao công tác trở lại Huế để sưu tập tài liệu thảm sát Mậu Thân, để có thể hoàn thành một tập sách tương tự như Bạch Thư. Cách sắp xếp của tôi là tiếp xúc với những gia đình của nạn nhân điển hình, lấy hình ảnh lúc còn sống, tiểu sử nạn nhân, sau đó lấy đúng hình ảnh của nạn nhân đã bị thảm sát, thi thể đã đánh số sau khi được đào lên với giây trói hay sọ bị vỡ, ghi nhận chi tiết do Ủy Ban Truy Tầm cung cấp, ghi số thứ tự từ 1 đến 100. Tiếc thay, tập sách (hay tờ trình) với đầy đủ hình ảnh minh chứng, được đệ trình lên tổng cục trưởng, đã bị bỏ quên trong một xó xỉnh nào đó, mà với một sĩ quan thuộc cấp như tôi không có quyền thắc mắc.
Bốn mươi lăm năm sau, Việt Cộng còn ca tụng cái gọi là chiến thắng Mậu Thân, và đổ tội cho hơn 6,000 cái chết của dân Huế là do bom đạn, phi pháo của phía Việt Nam và Mỹ tàn sát. Chúng trả lời làm sao về những cái chết của các giáo sư y khoa Tây Ðức, những linh mục, sinh viên, học sinh, người buôn bán và ngay cả những viên chức chính phủ VNCH bị “bom đạn” Mỹ giết lại được người “cách mạng” chôn cất tử tế trong mấy mươi hầm tập thể trước khi rút lui.
Ủy Ban Truy Tầm và Cải Táng có sự chứng kiến của các phái đoàn ký giả quốc tế thường trực chẳng bao giờ tìm thấy trong các hầm tập thể này một đôi dép râu hay một cái nón cối, hoặc tai bèo!
Vậy mà 45 năm sau vụ thảm sát này, những tên đồ tể tắm máu đồng bào Huế còn can đảm dựng lên một cuốn phim 12 tập, phỏng vấn những nhân vật gian trá, để lừa dối lớp trẻ mới lên và cả lớp người nhẹ dạ, u mê dưới bóng tối của chế độ cộng sản rằng hoàn toàn không có vụ gọi là “thảm sát Mậu Thân”.
Cộng sản gian dối và luôn luôn lặp lại gian dối, ngay cả những điều mà chúng biết là gian dối vì nhu cầu tuyên truyền chính trị và ngay cả vì nhu cầu miếng ăn. Cuốn phim “Mậu Thân 1968” do bà Lê Phong Lan bỏ tiền túi ra thực hiện, nhưng khi làm xong thì đài truyền hình CSVN đã mua ngay để chiếu trong dịp Tết Quý Tỵ 2013.
Tết Mậu Thân, gia đình nào ở Huế lại không có tang chế. Bảy năm sau, xương mục nạn nhân chưa tan rã hết, Việt Cộng vào, nhưng đau buồn và nước mắt, đồng bào Huế đành phải nuốt ngược vào lòng.
Ăn ngang, nói ngược, “một lời nói là một đọi (bát) máu” như một thành ngữ của Huế, liệu cái chế độ vừa tàn ác vừa gian trá ấy còn sống bao lâu nữa giữa những lời nguyền rủa của người sống và nỗi oan khuất của người chết.
Hãy nghe bốn câu thơ này của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

“Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang!
(Ðịa Chỉ Buồn)

Còn ai đó nữa, nếu không là những linh hồn oan khuất của Huế Mậu Thân đang kêu gào đòi nợ máu!

Mậu Thân 1968, và những điều gian trá

 -

Hai tấm hình, trong một ngày ở Sài Gòn


Thiện Giao/Người Việt

SÀI GÒN - Cùng một ngày, trong cùng một trận chiến, có hai hình ảnh được chụp lại. Hai tấm hình của hai sự kiện liên hệ với nhau lại có hai số phận rất khác nhau.
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát.
Tấm hình thứ nhất, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968, của hãng AP, với lời chú thích: “Quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng bên các thi hài một cấp chỉ huy một trung tâm huấn luyện của quân đội miền Nam và gia đình ông sau khi quân đội miền Nam tái chiếm trung tâm từ tay Việt Cộng. Người chỉ huy, cấp tá, bị chặt đầu; vợ và sáu người con của ông bị bắn chết bằng súng máy. Vương vãi gần các thi hài là đồ chơi và thức ăn. Ở bên phải là các bao cát; những đứa trẻ trốn phía sau các bao cát này. (Hình: AP Wirephoto via radio from Saigon).”
Tấm hình này ghi lại một góc chiến trường Sài Gòn trong vụ Việt Cộng tấn công thành phố giai đoạn Tết Mậu Thân 1968, hiện nay có trên một vài website trên Internet, nhưng được rất ít người biết tới.
Cùng ngày này, một sự kiện khác cũng được chụp lại, rồi truyền đi khắp thế giới, là hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một chỉ huy Ðặc Công Việt Cộng ngay trên đường phố Sài Gòn. Theo Wikipedia, hôm ấy, Tướng Loan “nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của Tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ; hoặc do thượng úy đặc công đó đã tra vấn trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn ở trại Phù Ðổng Gò Vấp để lấy mật mã lái xe thiết giáp không được, dù đã giết gần hết cả gia đình của Nguyễn Tuấn gồm có 8 người...”
Tấm hình ấy gây không biết bao nhiều khó khăn cho Tướng Loan và gia đình ông.
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát.
Tác giả tấm hình, nhiếp ảnh gia Eddie Adams, sau này viết trên tạp chí Time: “Vị tướng giết Việt Cộng; tôi giết vị tướng bằng máy chụp hình của mình. Nhiếp ảnh luôn luôn là vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh; nhưng hình ảnh nói láo mà không cần phải chỉnh sửa. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Những gì mà tấm hình của tôi không nói ra là, ‘quý vị sẽ làm gì nếu chính quý vị đứng vào vị trí Tướng Loan vào thời điểm ấy, ở ngay chỗ ấy, vào cái ngày kinh hoàng ấy, và quý vị bắt được người gọi là kẻ ác sau khi hắn bắn chết một, hai, hay ba người Mỹ?’”
Vào ngày tang lễ Tướng Nguyễn Ngọc Loan, vẫn còn những lời lẽ nặng nề với ông liên quan đến những gì người ta thấy trên tấm hình, nhưng chính tác giả tấm hình, Eddie Adams, đã gởi vòng hoa viếng Tướng Loan cùng dòng chữ: “Tôi rất ân hận. Những dòng lệ đang đầy trên khóe mắt tôi.”


-Mậu Thân 1968: Nguyễn Ngọc Loan và Eddie Adams (*) (Vô Danh tổng hợp)

“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.”


 [“Nói đến biến cố Tết Mậu Thân mà không nhắc tới cố Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là một thiếu sót lớn nếu không nói là đắc tội với ông.
Vài ngày trước khi biến cố này xảy ra ở Sài Gòn vào đêm mồng 1 Tết, ông Loan đã ra lệnh cho Tổng nha Cảnh sát và các Ty, các Chi cảnh sát đào giao thông hào, sắp bao cát chuẩn bị, như thế nghĩa là ông nắm vững tin tình báo cộng quân sẽ tấn công vào dịp Tết.
Khi vụ Mậu Thân xảy ra ở Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về Mỹ Tho ăn Tết, nên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã điều động cuộc chiến phản công tại thủ đô.
Một tên Việt cộng mặc đồ dân sự tên Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp tại mặt trận Chợ Lớn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai  lên 10, tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường. (1)
Tất cả diễn tiến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đều được ghi vào ống kính của Eddie Adams. Cũng có một người Việt Nam, ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh đó, nhưng bất công thay, chỉ có bức hình của Adams là được các báo trên thế giới đăng tải.
Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Bảy Lốp như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hóa ra, ông bắn thật.”
Sau khi bắn Bảy Lốp, Tướng Loan nói với Eddie Adams:
“ Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”
Tướng Loan cũng nói với các ký giả:
- “Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”
Bức hình oan nghiệt trong ngày mồng một Tết (SG, 01-02-1968):
Tướng Loan hành quyết đặc công vc Đại úy Nguyễn Văn Lém hay Lê Công Nà? (2)

Tướng Loan bị trọng thương trong trận Tổng công kích đợt 2 của VC vào Sài Gòn (05-05-1968)
Đám tang gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài
(Ảnh: "Vietnam, A Chronicle of the War"-
Black Dog & Leventhal Publishers, 2003, tr. 478)
Nhóm phản chiến tại Hoa Kỳ đã tận lực khai thác bức ảnh để làm phương tiện đòi chấm dứt ngay tức khắc cuộc chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh này đã đem lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi Việt Nam khiến cho Việt Nam Cộng Hoà chết tức tưởi vào ngày 30-04-1975.
Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams(1933-2004)
Sự kiện bi đát của Miền Nam (từ sau 1975) đã làm cho Eddie Adams hối hận. Ông thuật lại rằng:
 “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Ðại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Sau này, Eddie Adams thường nói:
“Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Ngày 5-5-1968, Tướng Loan bị trọng thương cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản khi Cộng quân mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Ông được đưa qua Úc chữa trị nhưng công luận Úc phản đối nên lại được đưa qua Hoa Kỳ tại bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington D.C.”] (*)
*
[“Sau khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975, như để chuộc lại lỗi lầm từ bức hình Saigon Execution, Eddie Adams đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Loạt ảnh có tên Con thuyền không nụ cười / The boat of no smile, trong đó nổi bật là cảnh bà mẹ ôm đứa con trai đã chết cứng và một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân: mệt mỏi, đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Con thuyền không nụ cười
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi sang Quốc hội những tấm hình này, nhờ đó gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.
Năm 1983, E. Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm hình ‘oan nghiệt’ của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo tàng Chiến tranh tại Saigon (trước đó có tên là Bảo tàng Tội ác Mỹ-Ngụy). Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình Saigon Execution đã không còn được trưng bày, chỉ được bày bán trong gian hàng lưu niệm tại đây mà thôi.”] (2)
*
[“Năm 1975, khi Miền Nam bị Miền Bắc cưỡng chiếm, Tướng Loan đến Hoa Kỳ. Elizabeth Holtzman, nữ dân biểu New York yêu cầu trục xuất ông với sự đồng ý của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống Jimmy Carter đã lên tiếng can thiệp và cho ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông và gia đình mở tiệm Pizza tại thành phố Springfield, Virginia.
Eddie Adams đã tìm tới tiệm này gặp thăm Tướng Loan và nhắc lại bức hình oan nghiệt năm xưa nhưng Tướng Loan an ủi Eddie Adams:
 “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”
[“Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm Pizza, vì dân chúng địa phương đã nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường một câu khiếm nhã: “We know who you are” (Chúng tao biết mày là ai).”] (2)
Tướng Loan và vợ tại tiệm Pizza
[“Tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời ngày 14-07-1998 vì bị bệnh ung thư, thọ 68 tuổi; để lại vợ - bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Nhận được tin này, Eddie Adams đã viết bản điếu văn đầy nước mắt đăng trên tạp chí TIME số phát ngày 27-07-1998:
“Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 (3) nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết tên Việt cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: “Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ?Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?”
“Tướng Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thì giờ đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước (1998), vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng”.
Trong một đoạn khác, Eddie Adams tỏ ra rất ân hận về bức ảnh:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.”] (4)
*
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998)
[“Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Ðức, thụ huấn phi công tại Hoa Kỳ năm 1953. Năm 1964 ông vinh thăng Ðại Tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng Hoà.
Trong chiến dịch Mũi tên Lửa (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, ông dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A 1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 oanh tạc miền Bắc VN. Sau đó ông làm Tổng giám đốc CSQG kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Ðặc ủy Trung ương Tình báo. Ông có biệt danh Sáu Lèo. Lực lượng CSQG dưới thời ông có những thay đổi mới về khả năng và tinh thần phục vụ.
Một bài viết mới đây của Liên Thành có tên “Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”dựa trên bài viết của Tiến sĩ Trần An Bài để minh xác lại việc làm của Tướng Loan trong việc xử tử tên VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp và cung cấp cho độc giả nhiều mẩu chuyện anh hùng, ái quốc qua con người ông Loan.
Trong tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung: Những bí mật chưa tiết lộ giai đoạn 1966-1968-1972, sách dày 463 trang, xuất bản năm 2008, tác giả Liên Thành đã dành trên 100 trang sách để nói về biến cố Tết Mậu Thân cùng các sự kiện lịch sử khác ở Thừa Thiên – Huế. Thiết tưởng bạn đọc nên tìm đọc cuốn sách này để biết sự kiện nóng hổi từ một chứng nhân lịch sử.”] (*)
Vô Danh(02/2013. Tổng hợp và trích dẫn từ các bài gốc được ghi trong chú thích)
Chú thích:
(*) Vô Danh trích đoạn, chú thích thêm và đổi tựa bài từ nguyên tác Tết Mậu Thân 1968: Bóng tối lịch sử đã sáng dần?của Nguyễn Đức Cung, 19-01-2009.
(1) Sau 30-04-1975, có tới tám bà đứng ra tự nhận là vợ của ông đặc công Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém, hẳn không chỉ để được làm goá của một ‘chiến sĩ cách mạng ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản’! Hài cốt của Bảy Lốp đến nay vẫn chưa được tìm ra mặc dù ông ta đã được ĐCSVN vinh danh là Liệt sỹ!
Xin đặt một câu hỏi: Thế trong cùng thời điểm thoả ước đình chiến hàng năm cho ba ngày Tết thiêng liêng của dân tộc năm 68 ấy,trước khi bị hành quyết, ông ta đã là cái gìđối với số nạn nhân do ông ta hành quyết, chỉ đơn cử một ví dụ như là cả gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn nêu trên?
(2) Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém hay Bảy Nà Lê Công Nà? - Đọc thêm: Nguyễn Ngọc Chính: Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết.
(3) Năm 2007, bức ảnh Saigon Execution này của E. Adams còn được tạp chí Mental Floss bầu chọn là một trong 13 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.
(4) Những trích đoạn nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan được dẫn lại từ bài viết của Ts Trần An Bài: Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố Tết Mậu Thân, Báo điện tử Vietcatholic, ngày 07-02-2008.
* Đọc thêm bài mới (28/01/2013): Trần Trường sa: Nghệ thuật dối trá


Tổng số lượt xem trang