Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

WikiLeaks: Tên của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh xuất hiện trong vụ hối lộ tiền polymer

Công ty Securency International
Công ty Securency International nay hoàn toàn do Innovia Films sở hữu
-Chủ tịch Trương Tấn Sang bị Wikileaks tố cáo ăn hối lộ bạc triêu đô la.
David Chaikin, thuộc đại học thương mại Sydney tuyên bố trên đài truyền hình Úc ABC cũng trong năm qua „Đây là vụ tham nhũng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc. Việc này không chỉ liên quan đến số tiền mà còn cho thấy sự bất lực của các cơ quan danh tiếng của quốc gia“.

Những vụ kinh doanh của các nhà in tiền Úc
Willi Germund (Frankfurter Rundschau *)
Bản dịch của Vũ Huyên ("Diễn Đàn Việt Nam 21“)
Chủ tịch Trương Tấn Sang. Photo courtesy: Chủ tịch Trương Tấn Sang
 02/08/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Nhờ Wikileaks mà thế giới biết được một vụ tham nhũng hàng triệu đô la tại Á châu. 17 quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt nam, thủ tướng Mã Lai Najib Razak, tổng thống Nam Dương Susilo Bambang Yudhoyono và cựu nữ tổng thống Magawati Sukamoputri. Những nhân vật này đã được doanh nghiệp in tiền tệ „Note Printing Australia and Securency” (NPAS) thuộc Ngân hàng dự trữ Úc đút lót trong thời gian từ 2001 đến 2011 để bẻ gẫy thế thượng phong của công ty Đức Giesecke & Devrient ở Munich hầu dễ dàng nhận được hợp đồng in tiền ở Á châu.    
Thế giới chỉ biết tin này khi Wikileaks vào ngày 29/07/2014 vừa qua đã công bố lệnh của một tòa án ở Melbourne (Úc). Theo đó ngày 19/06/2014 một thẩm phán ở đây đã phán quyết theo đơn của bộ ngoại thương – thương mại cấm mọi tường thuật về vụ tham nhũng và sử phạt nếu phổ biến lệnh cấm. Lý do: chi tiết về vụ hối lộ và những viên chức trách nhiệm trong Ngân hàng trung ương sẽ là mối đe dọa an ninh quốc gia và các quan hệ quốc tế. 
Nhờ Wikileaks truyền thông Úc mới mạnh bạo đưa tin và qua Internet, thế giới biết thêm các chi tiết bẩn thỉu. Tuy nhiên, một công dân ở Úc nếu chuyển bằng E-Mail hay SMS đường link dẫn đến bài báo về đề tài này có thể bị phạt.
In tiền tệ là một thị trường kiếm tiền bạc tỉ: Công ty Giesecke & Devrient ở Munich (München), Đức, đã đạt doanh thu khoảng 2 tỉ đô la trong năm 2013. Tiền mới của A Phú Hãn phát xuất từ nhà in này. Là thị trường dễ kiếm tiền nên nhiều công ty, kể cả các doanh nghiệp in tiền của Úc đều muồn tham gia ăn phần, Úc đã muốn in tiền cho Irak trong thời gian Saddam Hussein cầm quyền dù nước này bị cấm vận.  
Một lái buôn vũ khí làm trung gian
Các cuộc trung gian mua vũ khí rất thành công ở Mã Lai. Một lái buôn vũ khí tên là Abdul Kayam đã nhận hoa hồng một triệu đô la nhờ móc nối đối tác. Brian Hood, „Bí thư công ty“ (một loại tư vấn pháp luật), nằm trong ban điều hành của NPAS từ 2004 đến 2008 đã tố giác trước dư luận việc này vào năm 2013.  
Hood đã phản bác sự cam đoan vô tội của ban chấp hành ngân hàng trung ương tuyên bố rằng họ chỉ biết đến vụ bê bối hối lộ qua các tường thuật của giới truyền thông. "Người thổi còi" (**) Hood khẳng định ban chấp hành đã được thông báo từ năm 2007 nhưng chẳng có biện pháp gì.
David Chaikin, thuộc đại học thương mại Sydney tuyên bố trên đài truyền hình Úc ABC cũng trong năm qua „Đây là vụ tham nhũng tồi tệ nhất trong lịch sử Úc. Việc này không chỉ liên quan đến số tiền mà còn cho thấy sự bất lực của các cơ quan danh tiếng của quốc gia“.    
Lệnh cấm ngày 19/06 dường như chỉ tạo phản ứng ngược. Nhiều người Úc tin chắc rằng phán quyết của tòa chỉ nhằm đặc biệt bảo vệ nhóm chính trị gia chung quanh thủ tướng Tony Abbott vốn được coi là „người thanh liêm“. Qua ngày hôm sau 30/07 các quốc gia liên hệ ở Đông Nam Á vẩn còn im hơi lặng tiếng.
* Nguyên bản tiếng Đức: Die Geschäfte der australischen Gelddrucker, Willi Germund, Frankfurter Rundschau 01.08.2014
** Whistleblower: người tố giác các vụ phạm pháp kể cả vi phạm nhân quyền, hối lộ, tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức tư nhân hay nhà nước (theo wikipedia)
Đọc thêm: Wikileaks Reveals Super Injunction Blocking Reporting On Massive Australian Corruption Case Involving Leaders Of Malaysia, Indonesia & Vietnam
 
(Source: https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/tiengviet-bv/bct20140802-vuhuyen)

-
Việt Nam phản đối "Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer"
07-08-2014 23:53:09
Về việc ngày 19.6.2014 Tòa án Tối cao bang Victoria, Australia ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer và được trang WikiLeaks đăng tải, ngày 7.8, Bộ Ngoại giao đã mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao Công hàm phản đối về Lệnh kiểm duyệt này.

Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, Việt Nam cực lực phản đối việc Tòa án Tối cao bang Victoria của Australia ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam.

Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân Lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh Lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật.

Đại sứ Australia tại Hà Nội đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho biết Chính phủ Australia sẽ xem xét nghiêm túc việc này.

Việt Nam+
Việt Nam phản đối tòa án Úc ra lệnh kiểm duyệt trong vụ in tiền ...
Thanh Niên
(TNO) Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 7.8 mời Đại sứ Úc tại Hà Nội lên để trao Công hàm phản đối về việc Tòa án Tối cao bang Victoria (Úc) ngày 19.6 ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer và thông tin này được trang WikiLeaks đăng ...
Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ tiền polymer
Việt Nam phản đối Australia về lệnh kiểm duyệt vụ in tiền Polymer
Yêu cầu Australia giải thích lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền ...
 -

-WikiLeaks: Úc ban hành lệnh cấm tường thuật về vụ án tham nhũng liên quan đến các lãnh đạo quốc gia - Mã lai, Indo và Việt Nam

WikiLeaks - Mike Nguyen (Danlambao) dịch - Ngày 29 tháng 7 năm 2014, nguồn WikiLeaks rò rỉ thông tin cho biết, Úc đột xuất ban hành về lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án tham nhũng nhiều triệu đô la, trong đó có các nguyên thủ quốc gia, các thân nhân và những giới chức cao cấp dưới quyền, hiện đang tại chức, hoặc đã về hưu của các quốc gia như Indo, Mã Lai và Việt Nam.
Bởi sự việc có liên quan tới an ninh quốc gia và ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế đối với Úc, cho nên lệnh tòa đã nghiêm cấm tường thuật về sự việc này. Một “trát lệnh triệt để” được ban ra bởi tòa, theo sau vụ buộc tội bí mật hồi ngày 19 tháng 6 năm nay, liên quan tới 7 viên chức cao cấp từ một công ty in tiền “Securency & Note Printing Australia”, trực thuộc ngân hàng trung ương của Úc (RBA). Vụ việc này liên quan tới số tiền lời lên đến nhiều triệu đô la mà công ty này kiếm được qua các hợp đồng in tiền Polymer cho các chính phủ quốc gia như Indo, Mã Lai, Việt Nam và các quốc gia khác có liên hệ.

Một danh sách liệt kê tất cả 17 cá nhân bao gồm cả cựu thủ tướng của Mã Lai, đương kiêm chủ tịch nước ông Trương Tấn Sang và đương kiêm tổng thống của Indo, ông Megawati Sukarnoputri và 14 các viên chức cao cấp khác và các thân nhân của họ mà tên và danh tánh chính thức chưa được công bố.

Tài liệu này cũng cho biết việc cấm xuất bản hay in ấn lại bản sao của “lệnh tòa” cũng như các bản tuyên thệ hồi tháng trước bởi các giới chức đại diện nước Úc, là những người được bổ nhiệm vào các chức vụ “Đại Diện Thường Trực” của Chính Phủ Úc ở Liên Hiệp Quốc. Lệnh triệt để của tòa có hiệu liệu không công bố vụ tham nhũng cao cấp nhất trong giới chức Úc và các vùng liên hệ.

Lệnh áp đặt của quốc gia này lần trước được biết là vào năm 1995 và có liên hệ tới các hoạt động tình báo phối hợp giữa Hoa Kỳ và Úc nhắm vào tòa đại sứ Trung Cộng ở Canberra.

Nhà sáng lập WikiLeaks’ ông Julian Assange nói rằng:

“Với một lệnh tòa như vậy, sẽ là một ghi nhớ tồi tệ nhất mà chính phủ Úc đã áp đặt triệt để lên giới báo chí của Úc, nó là một sự bịt mắt công luận Úc. Đây là một câu hỏi không đơn giản về chính phủ Úc đã thật bại không thông qua sự giám sát của công chúng Úc, trong vụ án tham nhũng có liên quan tới quốc tế. Bộ trưởng Ngoại Giao Úc, bà Julie Bishop phải giải thích là tại sao bà ta đang đe dọa các công dân Úc với mức án tù trong nỗ lực muốn che đậy một vụ scandal có liên quan tới tham nhũng xấu hồ có liên quan tới các giới chức trong chính phủ Úc.

Khái niệm về an ninh quốc gia không có nghĩa là một cụm từ bỏ trống để che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan tới những viên chức chính phủ tại Úc hay ở các quốc gia khác. Đây là quyền lợi của công chúng thông qua báo chí để tường thuật sự việc, mà có liên quan tới các công ty con của ngân hàng trung ương của Úc. Ai làm trung gian và mối trung gian đó được làm như thế nào với tư cách là một quốc gia? Những cuộc điều tra về tham nhũng và những lệnh triệt cấm bí mật như thế này mượn cớ vì lý do an ninh quốc gia là cái cớ rất lạ lùng. Thật là oái oăm thay sự việc như thế này đã mà WikiLeaks’ ông Julian Assange đã bị ông Tony Abbot tống ra khỏi nước Úc."


“With this order, the worst in living memory, the Australian government is not just gagging the Australian press, it is blindfolding the Australian public.” Julian Assange, July 29, 2014  

Chính Phủ Úc cấm nói tới các nhà lãnh đạo tối cao tham nhũng ở Việt Nam

Ngày 29 tháng 7 vừa qua, WikiLeaks tiết lộ một lệnh cấm hiếm có trong lịch sử luật pháp của nước này liên quan tới một vụ tham nhũng cả hàng triệu dollars có liên hệ tới những nhà lãnh đạo cũ mới được nêu đích danh của Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam, cũng như các thân nhân của những người này. Lệnh cấm “tuyệt siêu” này nêu các lý do “an ninh quốc gia” để ngăn cấm bất cứ ai cũng không được tường trình vụ việc, ngõ hầu “tránh gây thiệt hại cho các mối liên hệ quốc tế của Úc”. Cái lệnh quái gở của tòa án Úc này được ban hành tiếp theo việc kết án bí mật 7 viên chức cao cấp của một chi nhánh Ngân Hàng Trung Ương, tức Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (RBA) của Úc vào ngày 19 tháng 6 vừa qua. Vụ này liên quan tới các lời tố cáo các nhân viên của RBA hối lộ hàng triệu dollars để có được các khế ước in tiền giấy cho các chính phủ Mã Lai, Nam Dương, Việt Nam.

Nguyên văn lệnh cấm của Tòa như sau:

1. Tùy thuộc lệnh tiếp theo, không được tiết lộ, hoặc bằng ấn phẩm hoặc bằng phương tiện khác, bất cứ thông tin nào (dưới hình thức điện tử hay giấy tờ) dẫn khởi từ hay được chuẩn bị cho mục đích của những phiên toà này (bao gồm các ngôn từ của chính lệnh này, và các lời khai có tuyên thệ của Gillian Elizabeth Bird được xác nhận vào hôm 12 tháng 6, 2014) nhằm tiết lộ, ngụ hàm, gợi ý hay tố cáo rằng bất cứ người nào được lệnh này nói tới

* đã nhận hay mưu toan nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính;
* đã bằng lòng hay tự ý làm ngơ cho bất cứ người nào nhận hay mưu toan nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính; hoặc
* là người được nhắm hay được đề nghị nhận hối lộ hay những khoản trả bất chính.

2. Tùy thuộc lệnh tiếp theo, lệnh này áp dụng vào những người sau đây:
……………………………………….
……………………………………….
(các nhà lãnh đạo tối cao cũ mới của Mã Lai và của Nam Dương: tổng cộng 13 người)

Trương Tấn Sang, Chủ Tịch đương nhiệm của Việt Nam (từ 2011)
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng đương nhiệm của Việt Nam (từ 2006);
Lê Đức Thụy, Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia (2007 - 2011) và là cựu Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (1999 - 2007); và
Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001 - 2011).

Trong công bố của họ, WikiLeaks gọi lệnh này là một loại kiểm duyệt phủ bặt (blanket consorship) mọi tường trình liên quan tới vụ việc, kể cả việc không được đăng tải chính cái lệnh này cũng như những lời khai có tuyên thệ của người đại diện mới được bổ nhiệm của Úc tại Liên Hiệp Quốc là Gillian Bird.

Tưởng nên biết lệnh cấm phủ bặt kiểu này, trong quá khứ, chỉ diễn ra một lần năm 1995 liên quan tới nghiệp vụ tình báo hỗn hợp Mỹ Úc chống lại Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Canberra.

Người chịu trách nhiệm của WikiLeaks, Julian Assange (hiện đang ẩn trốn), phát biểu như sau về lệnh cấm lần này: “Với lệnh này, một lệnh cấm tệ hại nhất trong ký ức sống động, chính phủ Úc không những nhét giẻ vào miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc nữa. Đây không phải chỉ là vấn đề chính phủ Úc không để cho công chúng được tra cứu vụ tham nhũng quốc tế mà họ có quyền. Ngoại Trưởng Julie Bishop phải giải thích lý do tại sao bà ta dám đe dọa bỏ tù mọi người Úc trong mưu toan che đậy một tai tiếng tham nhũng đáng xấu hổ liên quan tới chính phủ Úc… Ý niệm ‘an ninh quốc gia’ không có nghĩa như một câu bao trùm dùng để che đậy các lời tố cáo tham nhũng nghiêm trọng liên hệ tới các viên chức chính phủ, ở Úc cũng như ở những nơi khác. Quyền lợi công cộng đòi phải để báo chí được quyền tường trình về vụ này, một vụ có liên quan tới các chi nhánh của Ngân Hàng Trung Ướng Úc. Ai môi giới cho các dịch vụ của ta, và chúng ta môi giới họ ra sao như một quốc gia? Các vụ điều tra tham nhũng và các lệnh cấm bí mật vì các lý do ‘an ninh quốc gia’ ít khi đồng sàng cho được. Quả là điều nghịch lý khi Tony Abbott (đương nhiệm thủ tướng Úc) đem ‘các giá trị Á Châu’ tồi tệ nhất vào nước Úc”.

Australia bans reporting of multi-nation corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam

https://wikileaks.org/aus-suppression-order/press.html

Today, 29 July 2014, WikiLeaks releases an unprecedented Australian censorship order concerning a multi-million dollar corruption case explicitly naming the current and past heads of state of Indonesia, Malaysia and Vietnam, their relatives and other senior officials. The super-injunction invokes “national security” grounds to prevent reporting about the case, by anyone, in order to “prevent damage to Australia's international relations”. The court-issued gag order follows the secret 19 June 2014 indictment of seven senior executives from subsidiaries of Australia's central bank, the Reserve Bank of Australia (RBA). The case concerns allegations of multi-million dollar inducements made by agents of the RBA subsidiaries Securency and Note Printing Australia in order to secure contracts for the supply of Australian-style polymer bank notes to the governments of Malaysia, Indonesia, Vietnam and other countries.

Download the full Australia-wide censorship order for corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam.


https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf


-WikiLeaks: Tên của Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh xuất hiện trong vụ hối lộ tiền polymer
Nguyễn Công Huân lược dịch
Dân Luận: Trong danh sách mà tòa Úc đề cập đến cấm đưa tên có liên quan tới vụ hối lộ tiền polymer có những nhân vật sau đây từ Việt Nam:
- Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt Nam (từ năm 2011);
- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam (từ năm 2006);
- Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Tài chính Quốc Gia (từ 2007-2011) và cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam (1999 - 2007); và
- Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng CSVN (2001 - 2011).

Úc cấm báo cáo các trường hợp hối lộ đa quốc gia liên quan đến Malaysia, Indonesia và Việt Nam

Ngày 29 tháng Bảy năm 2014, WikiLeaks công bố một lệnh kiểm duyệt chưa từng có của Úc liên quan đến vụ hối lộ nhiều triệu đô-la, trong đó nói rõ tên tuổi của một số vị lãnh đạo - cả tiền nhiệm và đương nhiệm - của Indonesia, Malaysia và Việt Nam, cùng với người thân và các quan chức cao cấp khác. Lệnh siêu cấp này lấy cớ "an ninh quốc gia" để ngăn cản bất kỳ ai đưa tin về sự việc, nhằm "tránh thiệt hại cho các quan hệ quốc tế của Úc". Mệnh lệnh bịt miệng do tòa đưa ra này là kết quả của bản cáo trạng bí mật ngày 19/7/2014 liên quan đến 7 viên chức cao cấp của một chi nhánh của ngân hàng Trung Ương Úc, Ngân hàng Dự Trữ Úc (RBA). Vụ tham nhũng với cáo buộc dụ dỗ nhiều triệu đô la được thực hiện bởi các đại lý của công ty Securency và Note Printing Australia, những chi nhánh của RBA, để đảm bảo Úc dành được hợp đồng phát hành tiền polymer cho chính phủ Malaysia, Indonesia, Việt Nam và một số quốc gia khác.
Lệnh kiểm duyệt này liệt kê 17 cá nhân, trong đó bao gồm "tất cả Thủ tướng tiền nhiệm và đương nhiệm của Malaysia", "Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam", "Súilo Bambang Yudhovono (còn gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ năm 2004)", "Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001-2004) và lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P" và 14 quan chức cấp cao và người thân khác từ các quốc gia, những người này đặc biệt không thể bị nêu tên trong quá trình điều tra tham nhũng.
Tài liệu này cũng đặc biệt cấm công bố chính bản thân nó, cùng với một bản tuyên thệ được đưa ra vào tháng trước của ông Gillian Bird, người đại diện cho Úc tại ASEAN, và gần đây mới được bổ nhiệm làm Đại diện Thường trực của Úc tại Liên Hiệp Quốc. Lệnh bịt miệng đã che dấu một cách hiệu quả toàn bộ vụ án hối lộ cấp cao ở Úc cũng như trong khu vực.
Một lệnh bịt miệng tương tự như thế này được biết đến lần cuối cùng vào năm 1995, và liên quan đến hoạt động gián điệp tình báo giữa Mỹ và Úc nhắm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra.
Ông Julian Assange, người xuất bản WikiLeaks, cho biết về lệnh kiểm duyệt:
"Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bộ trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để nhằm che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chính phủ Úc."
"Khái niệm về "an ninh quốc gia" không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do "an ninh quốc gia" là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của "giá trị Châu Á" tới Úc".



Tổng thống Indonesia kêu gọi Úc giải thích lệnh cấm đưa tin do WikiLeaks tiết lộ
LTS: Chưa cần biết ông Susilo có liên quan tới vụ hối lộ hàng triệu đô-la này hay không, nhưng việc ông chủ động yêu cầu Úc phải giải thích là một chiến lược lấy công làm thủ rất hay. Im lặng lúc này tức là gián tiếp xác nhận những nghi ngờ đó là có thật.

Bác Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh nên học tập chiêu thức này.


Quan hệ Úc - Indonesia bị tổn thương sau khi ông Susilo Bambang Yudhoyono bày tỏ cú sốc và bị tổn thương khi tòa án Úc nêu tên các chính trị gia Indonesia trong lệnh cấm tiết lộ.


Tổng thống Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyono, đã kêu gọi chính phủ Úc phải giải thích lệnh cấm báo chí đưa tin về những cáo buộc hối lộ quốc tế, và nói rằng ông bị sốc khi thấy tên các chính trị gia Indonesia bị nêu trong lệnh.

Lệnh cấm đưa tin của chính phủ Úc - với mục đích ngăn chặn "quan hệ quốc tế" bị tổn hại trong quá trình xét xử ở tòa - tỏ ra đã tạo ra một vấn đề lớn hơn, khi ông Yudhoyono yêu cầu phải có một lời giải thích.

Tổng thống Indonesia đã mở một cuộc họp báo vào cuối ngày thứ Năm để khiếu nại về việc các quan chức Indonesia có tên trong lệnh cấm, hãng thông tấn Antara và tờ Jakarta Post đưa tin.

"Chúng tôi đang bị sốc bởi báo cáo của WikiLeaks. Theo những thông tin mà tôi được biết... thì bản báo cáo làm chúng tôi cảm thấy bị tổn thương", ông Yudhoyono nói.

"Việc Úc thi hành một chính sách che dấu một số cá nhân bên ngoài nước Úc được cho là có liên quan là một điều tôi cảm thấy không thoải mái, bởi vì thay vào đó nó tạo ra sự nghi ngờ và những cáo buộc", ông Yudhoyono được cho là đã phát biểu như thế.

"Tôi biết rằng loại tin tức như thế này sẽ được phát tán rất nhanh chóng", ông nói. Ông Yudhoyono bổ sung thêm rằng đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nó liên quan đến danh dự và nhân phẩm của các chính trị gia Indonesia được nêu tên.

Ông đã nói mọi điều tra của chính phủ Úc phải cởi mở và minh bạch.

Đại sứ quán Australia tại Jakarta đã buộc phải đưa ra tuyên bố trấn an rằng lệnh cấm này chỉ nhằm để bảo vệ các nhân vật cấp cao khỏi "sự ám chỉ".

Lệnh của tòa tối cao tiểu bang Victoria ngăn cấm đăng tải nội dung của vụ án, và cả nội dung của lệnh cấm, trong lãnh thổ nước úc, nhưng nó đã được báo chí trong khu vực đưa tin rộng rãi sau khi WikiLeaks đăng tải trên trang web của họ.

Ông Yudhoyono cho biết ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa, đã nói chuyện với đại sứ Indonesia tại Úc và Đại sứ Australia tại Indonesia trước cuộc họp báo.

Theo trang web Viva Indonesia, Tổng thư ký của đảng PDI-P của Megawati Sukarnoputri, ông Tjahjo Kumolo, cũng đã yêu cầu làm rõ tại sao các chính trị gia của Indonesia bị nêu tên trong các tài liệu bị rò rỉ.

Đại sứ quán Australia tại Jakarta sau đó phát hành này tuyên bố: "Chính phủ Úc đã ra lệnh cấm này nhằm ngăn cản việc công bố những thông tin có thể gợi ý sự tham gia vào vụ hối lộ của một số nhân vật chính trị cao cấp trong khu vực, cho dù trên thực tế họ có tham gia hoặc là không.

"Chính phủ cho rằng lệnh cấm đưa tin này vẫn là phương án tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi nguy cơ bị ám chỉ không có cơ sở.

"Đây là một vụ án lâu dài và phức tạp, trong đó có nhiều nhân vật bị nêu tên. Việc nêu tên những nhân vật trong lệnh cấm không có nghĩa là họ làm gì đó sai trái."

"Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng phía Indonesia không phải là đối tượng của thủ tục tố tụng trong vụ Securency. Chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét vụ để lộ thông tin liên quan đến lệnh cấm này, và chúng tôi đã chuyển hồ sơ cho cảnh sát điều tra."

Lệnh cấm đưa tin bị lộ ra vào lúc Úc và Indonesia đang hàn gắn mối quan hệ sau khi Edward Snowden tiết lộ những tài liệu cho thấy Úc đã theo dõi ông Yudhoyono, vợ ông và một số nhân vật thân hữu khác của ông.

Lệnh cấm được ban hành bởi bộ phận hình sự của tòa án tối cao tiểu bang Victoria "để tránh thiệt hại cho các mối quan hệ quốc tế của Úc có thể được gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hỏng danh tiếng của cá nhân quy định người không phải là đối tượng trong các thủ tục tố tụng" .
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Theo Dân Luận


Ngày 19/6/2014 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Victoria/Melbourne Úc Đai Lợi đã cho công bố về phân bộ hình sự liên quan tới các tên chóp bu trong chính phủ CS Việt Nam đã nhận hối lộ như thế nào,trong đó có cả Nam Dương và Mã Lai!

Riêng phiá VN có Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng,Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh, đã toa rập cùng nhau ăn hối lộ như thế nào? Té ra nạn tham nhũng đã bòn rút hết tài sản quốc gia, khiến dân sống trong cảnh nghèo đói cùng cực Và nay dẫn đến mất nước về tay bọn Tàu chệt !!!Xin quý diễn đàn phổ biến cho bà con tỏ tường.

Tòa Án Úc tiết lộ: Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy tham nhũng trong vụ tiền nhựa ra sao (Bản Anh và Việt)

Chi tiết đây:
https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf
https://wikileaks.org/aus-suppressio...sion-order.pdf


Bấm vào đây để xem nội dung đã được giấu ở trong

Australia bans reporting of multi-nation corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam

Today, 29 July 2014, WikiLeaks releases an unprecedented Australian censorship order concerning a multi-million dollar corruption case explicitly naming the current and past heads of state of Indonesia, Malaysia and Vietnam, their relatives and other senior officials. The super-injunction invokes “national security” grounds to prevent reporting about the case, by anyone, in order to “prevent damage to Australia's international relations”. The court-issued gag order follows the secret 19 June 2014 indictment of seven senior executives from subsidiaries of Australia's central bank, the Reserve Bank of Australia (RBA). The case concerns allegations of multi-million dollar inducements made by agents of the RBA subsidiaries Securency and Note Printing Australia in order to secure contracts for the supply of Australian-style polymer bank notes to the governments of Malaysia, Indonesia, Vietnam and other countries.

Read the full press release here.

Download the full Australia-wide censorship order for corruption case involving Malaysia, Indonesia and Vietnam.

IN THE SUPREME COURT OF VICTORIA AT MELBOURNE CRIMINAL DIVISION

BETWEEN:

THE QUEEN
-and-
BARRY THOMAS BRADY & ORS

GENERAL FORM OF ORDER

JUDGE: The Honourable Justice Hollingworth
DATE MADE: 19 June 2014
ORIGINATING PROCESS: Indictment HOW OBTAINED: Oral application, following the giving of notice under s 10 of the Open Courts Act 2013 (Vic)
ATTENDANCE: Dr S Danaghue QC and Mr J Forsaith for the Commonwealth of Australia (instructed by the Department of Foreign Affairs and Trade)
Mr J Forsaith for the Commissioner of the Australian Federal Police
Mr N Robinson QC and Mr K Armstrong for the Commonwealth Director of Public Prosecutions
Mr M Cahill for Barry Thomas Brady
Mr C Mandy for Peter Sinclair Hutchinson
Mr C Thomson for John Leckenby
Mr P Tehan QC for Steven Kim Wong
Mr P Higham for Christian Boillot and Clifford John Gerathy
Ms M Fox for Myles Andrew Curtis

THE COURT ORDERS THAT:

1. Subject to further order, there be no disclosure, by publication or otherwise, of any information (whether in electronic or paper form) derived from or prepared for the purposes of these proceedings (including the terms of these orders, and the affidavit of Gillian Elizabeth Bird affirmed on 12 June 2014) that reveals, implies, suggests or alleges that any person to whom this order applies:

o received or attempted to receive a bribe or improper payment;
o acquiesced in or was wilfully blind as to any person receiving or attempting to receive a bribe or improper payment; or
o was the intended or proposed recipient of a bribe or improper payment.

2. Subject to further order, order 1 applies to the following persons:

* any current or former Prime Minister of Malaysia (including refereces to 'PM');

*any current or former Deputy Prime Minister of Malaysia (including references to 'DPM');

* any current or former Finance Minister of Malaysia (including references to 'FM');

* Mohammad Najib Abdul Razak, currently Prime Minister (since 2009) and Finance Minister (since 2008) of Malaysia;

* Abdullah Ahmad Badawi (also known as Pak Lah), a former Prime Minister (2003 - 2009) and Finance Minister (2003 - 2008) of Malaysia; o Puan Noni (also knows as Ms/Madame Noni, or Nonni), a sister-in-law of Abdullah Ahmad Badawi;

* Mahathir Mohamed, a former Prime Minister (1981 - 2003) and Finance Minister (2001 - 2003) of Malaysia;

o Daim Zainuddin, a former Finance Minister of Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001);

* Rafidah Aziz, a former Trade Minister of Malaysia (1987 - 2008);

* Hamid Albar, a former Minister for Foreign Affairs (1999 - 2008)

and Minister of Home Affairs (2008 - 2009) of Malaysia;

* Susilo Bambang Yudhoyono (also known as SBY), currently President of Indonesia (since 2004);

* Megawati Sukarnoputri (also known as Mega), a former President of Indonesia (2001 - 2004) and current leader of the PDI-P political party;

* Laksamana Sukardi, a former Indonesian minister (2001 - 2004; in Megawati Sukarnoputri's goverment);

* Truong Tan San, currently President of Vietnam (since 2011);
* Nguyen Tan Dung, currently Prime Minister of Vietnam (since 2006);
*Le Duc Thuy, a Former Chairman of the National Financial Supervisory Committee (2007 - 2011) and a former Governor of the State Bank of Vietnam (1999 - 2007); and
* Nong Duc Manh, a former General Secretary of the Communist Party of Vietnam (2001 - 2011).


3. Subject to further order, order 1 does not prevent: o disclosures to and among Commonwealth officers (as defined by s 3 of Crimes Act 1914 (Cth)) or international investigators, international prosecuting authorities, and other like international entities;

* provision by the Court to registered media organisations, under cover of a notice referring to the existence of these orders, of transcript and exhibits (which, for the avoidance of doubt, must then be treated in accordance with order 1 above);

* provision of material by the Commonwealth Director of Public Prosecutions to Note Printing Australia Pty Ltd and its legal representatives, provided any such material is provided together with a copy of these orders.

4. The prohibition on publication in order 1 applies throughout Australia.
5. The purpose of these orders is to prevent damage to Australia's international relations that may be caused by the publication of material that may damage the reputations of specified individuals who are not the subject of charges in these proceedings.

6. These orders are made on the grounds that they are:

* necessary to prevent a real and substantial risk of prejudice to the proper administration of justice that cannot be prevented by other reasonably available means; and

* necessary to prevent prejudice to the interests of the Commonwealth in relation to national security.

7. These orders operate for a period of 5 years from the date of these orders, unless sooner revoked.

8. The affidavit of Gillian Elizabeth Bird affirmed on 12 June 2014 be sealed in an envelope marked "Not to be opened without an order of the Court", and not be opened without order of the Court.

9. There be liberty to apply.

DATE AUTHENTICATED: 19 June 2014


===============


Bản Việt ngữ tạm dịch:

TỐI CAO PHÁP VIỆN VICTORIA tại MELBOURNE PHÂN BỘ HÌNH SỰ 

S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215 
S CR năm 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080 

GIỮA: 

THE QUEEN 

-và-

BARRY THOMAS BRADY & ORS

SẮC ḶÊNH TỔNG QUÁT


THẨM PHÁN: Ngài Hollingworth 
NGÀY THỰC HIỆN: Tháng 6 19, 2014 
TRÌNH TỰ GỐC: Cáo trạng 
CÁCH LẤY: Lời khai, chiếu theo Đạo Luật 10 Về Tòa Án Mở năm 2013 (Vic) 
THAM GIA: Dr S Danaghue QC và Mr J Forsaith đaị diện Khối thịnh vượng chung Úc (theo chỉ dẫn của Bộ Ngoại giao và Thương mại) Ông J Forsaith đại diện Ủy viên Cảnh Sát Liên Bang Úc 
Ông N Robinson QC và ông K Armstrong đaị diện Giám đốc Các Công Tố của Khối thịnh vượng Chung Úc
Ông M Cahill cho Barry Thomas Brady 
Ông C Mandy cho Peter Sinclair Hutchinson 
Ông C Thomson cho John Leckenby 
Ông P Tehan QC cho Steven Kim Wong 
Ông P Higham cho Christian Boillot và Clifford John Gerathy 
Bà M Fox cho Myles Curtis Andrew 

TOÀ LỆNH RẰNG: 

1. Chiếu theo lệnh sau, không được tiết lộ, bằng cách công bố hoặc cách khác, bất kỳ thông tin (dù dưới dạng điện tử hoặc giấy in) xuất phát từ hoặc chuẩn bị cho các mục đích của thủ tục tố tụng (bao gồm cả các điều khoản của ḷênh này, và bản khai của Gillian Elizabeth Bird đã khẳng định ngày 12 tháng sáu năm 2014) mà tiết lộ̣, ngụ ý, ám chỉ, hoặc cáo buộc rằng bất kỳ người nào mà lệnh này được áp dụng: 

(a) nhận hoặc cố gắng để nhận hối lộ hoặc các khoản thanh toán sai trái; 

(b) ngầm thuận hoặc cố tình làm ngơ về việc người nào đó nhận hoặc cố gắng để nhận hối lộ hoặc các thanh toán sai trái; hoặc 

l (c) là người nhận hoặc được đề nghị nḥân hối lộ hoặc các thanh toán sai trái. 

2. Chiếu theo ḷênh sau, khoản 1 áp dụng đối với những cá nhân sau: 

- bất cứ đương kim hoặc cựu Thủ tướng của Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'PM'); 

- bất cứ đương kim hoặc cựu Phó Thủ tướng Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'DPM'); 

- bất cứ đương kim hoặc cựu Bộ trưởng Tài chính Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'FM'); 

- Mohammad Najib Abdul Razak, đương kim Thủ tướng Chính phủ (từ năm 2009) và Bộ trưởng Tài chính (từ năm 2008) của Malaysia; 

- Abdullah Ahmad Badawi (còn được gọi là Pak Lah), cựu Thủ tướng (2003-2009) và Bộ trưởng Tài chính (2003 - 2008) của Malaysia; 

- Puan Noni (cũng là bà/Madame Noni, hoặc Nonni), một người em dâu của Abdullah Ahmad Badawi; 

- Mahathir Mohamed, cựu thủ tướng (1981 - 2003) và Bộ trưởng Tài chính (2001 - 2003) của Malaysia; 

- Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Tài chính Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001); 

- Rafidah Aziz, cựu Bộ trưởng Thương mại Malaysia (1987 - 2008); 

- Hamid Albar, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1999 - 2008) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2008 - 2009) của Malaysia; 

- Susilo Bambang Yudhoyono (còn gọi là SBY), đương kim Tổng thống Indonesia (từ năm 2004); 

- Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001 - 2004) và nhà lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P; 

- Laksamana Sukardi, một cựu bộ trưởng Indonesia (2001 - 2004; trong chính phủ Megawati Sukarnoputri của); 

- Trương Tấn San, Chủ tịch Nước hiện nay của Việt Nam (từ năm 2011); 

- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ hiện nay của Việt Nam (từ năm 2006); 

- Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007 - 2011) và là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999 - 2007); và 

- Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001 - 2011). 

3. Chiếu theo lệnh sau, khoản 1 không ngăn cản:

(a) Tiết lộ cho và giữa các viên chức của Khối Thịnh vượng Chung Úc (theo quy định của Phần 3 Đạo luật về Tội phạm 1914 (Cth)) hay các nhà điều tra quốc tế, cơ quan truy tố quốc tế, và các tổ chức quốc tế tương tự; 

(b) Toà cung cấp cho các tổ chức truyền thông chính danh, qua sự che chắn của một thông báo đề cập đến sự hiện hữu của các lệnh toà, bản văn, tang vật (trong đó, để tránh sự nghi ngờ, phải tuân thủ Lệnh 1 ở trên; 

(c) Cung cấp các tài liệu của Giám đốc Các Công Tố của Khối Thịnh Vượng Chung Úc cho Công ty Note Printing Australia Pty Ltd và đại diện pháp lý, miễn là bất kỳ tài liệu nào được cung cấp phải kèm theo các lệnh này. 

4.Việc cấm công bố theo khoản 1 áp dụng trên toàn nước Úc. 

5. Mục đích của lệnh tòa là để ngăn chặn thiệt hại cho quan hệ quốc tế của Úc có thể bị gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hại tiếng tăm của cá nhân được đề cập mà không phải là đối tượng của cáo buôc trong các thủ tục tố tụng. 

6. Các lệnh toà được thực hiện trên nền tảng là: 

(a) Cần thiết để ngăn chặn một nguy cơ thiên kiến ảnh hưởng thực sự và đáng kể đến việc thực thi công lý mà không thể được ngăn ngừa bằng các phương tiện hợp lý khác; và 

(b) Cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng đến lợi ích của Khối Thịnh vượng Chung liên quan đến an ninh quốc gia. 

7. Các lệnh này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chứng, trừ khi bị thu hồi sớm hơn. 

8. Bản khai của Gillian Bird Elizabeth được khẳng định vào ngày 12 tháng sáu năm 2014 phải được niêm phong trong một phong bì có ghi "Không được mở mà không có ḷênh của Tòa án", và không được mở mà không có lệnh của Toà án. 

9. Tùy nghi áp dụng.

Chứng thực Ngày 19 thàng 6 năm 2014 
Thẩm phán Tôí Cao Pháp Viện Hollingworth
(Ba Cây Trúc)
Ngân hàng Trung ương Úc quyết định bán phần hùn ở công ty in giấy bạc Securency, vốn đang vướng bê bối hối lộ quan chức nước ngoài, có liên quan Việt Nam.


Ngân hàng Trung ương, tên viết tắt là RBA, cho biết hôm thứ Ba 12/2 rằng phần hùn 50% mà RBA sở hữu tại Securency đã được bán cho chủ sở hữu thứ hai - công ty Innovia Films của Anh, với giá 65 triệu Úc kim (66,7 triệu Mỹ kim).
RBA cũng nói một cuộc điều tra độc lập đã cho kết luận rằng ngân hàng này không bị dính líu làm trái.
Trong thông cáo của mình, RBA viết: "Việc chuyển nhượng hết cổ phần của RBA tại Securency cũng phù hợp với dự tính lâu nay của chúng tôi là rút khỏi liên doanh với Securency một khi công ty này khẳng định được bản thân với tư cách nhà cung cấp có tên tuổi trên thị trường quốc tế".
Tuy nhiên RBA tiếp tục giữ lại một công ty in tiền khác là Note Printing Australia, cũng từng bị vướng vào bê bối hối lộ quan chức Á châu để đổi lấy hợp đồngmà báo chí Úc phanh phui năm 2009.

Không liên quan sai phạm

RBA cũng công bố kết quả điều tra của nhà tư vấn độc lập Cameron Ralph, trong đó kêt luận RBA không vướng sai phạm lớn trong điều hành hai công ty in giấy bạc trên.
Cameron Ralph nói RBA "đã dàn xếp quản lý hai công ty nói trên một cách có cân nhắc và đưa ra các quy trình điều hành và báo cáo theo đúng yêu cầu của hoàn cảnh thực tế lúc đó".
Tiền polymer
Securency in tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
RBA cũng được nói là đã có hành động phù hợp khi các công ty con tỏ ra có sai phạm trong hoạt động.
Tám người của hai công ty Securency và Note Printing Australia đang bị điều tra về việc hối lộ các quan chức ngân hàng nước ngoài nhằm giành hợp đồng in tiền polymer cho các nước.
Cả hai công ty trên cũng bị khởi tố vì liên quan đường dây hối lộ để giành các hợp đồng ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Nepal.
Trước đó, tháng 12 năm ngoái, Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh, người làm môi giới cho Securency ở Việt Nam, đã được tòa án xóa bỏ dính líu vì thiếu bằng chứng.
Ba cựu lãnh đạo công ty Securency bị cáo buộc đã âm mưu hối lộ các quan chức Việt Nam nhằm tác động đến quyết định trao hợp đồng in tiền trị giá 184 triệu đôla Úc.
Công ty của ông Lương Ngọc Anh đã tham gia giúp dàn xếp hợp đồng của Securency ở Việt Nam.
Theo cáo buộc, những đặc quyền phi pháp dành cho phía Việt Nam bao gồm trả tiền đi lại, ăn ở cho quan chức ngân hàng tại các hội nghị ở Mexico, Brazil, Anh, Italy, trả tiền cho con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy học ở Đại học Durham của Anh.
Tuy nhiên, tòa phán quyết không thể buộc tội ông Anh vì không đủ bằng chứng.--Ngân hàng Úc bán phần hùn Securency

-
‘Thiếu bằng chứng’ vụ Lương Ngọc Anh
'Tình hai đêm' của quan chức Úc ở VN
--Việt Nam Thịnh Hành 'Món'... Ăn Ốc Trốn Đổ Vỏ - Hoàng Hường

--CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng Quyết định bỏ biểu tượng búa liềm trên thẻ Đảng đang gây quan ngại cho nhiều Đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản Pháp.

--Quyền lực của sự giản dị (TN 10-2-13) -- "Nữ hoàng sữa" Vinamilk
Những tình huống "khó đỡ" của phóng viên nội chính (NLĐ 11-2-13)
Lời giải bài toán kinh tế 2013 (VietQ).  - “Năm Quý Tỵ ngọt ngào hơn, nhưng cần cẩn thận” (ĐTCK).
- Hoàn cảnh đặc biệt, cần giải pháp đặc biệt (ĐTCK).
- Lãi suất cần đưa dần về đúng với thị trường (VOV).
- Tỷ giá 2013: Chuyên gia và NHNN “kẻ tám lạng, người nửa cân” (CafeF).
- Giá vàng năm 2013 biến động thế nào? (KT).  - Trung Quốc sản xuất nhiều vàng nhất hành tinh (VNE).
- “TTCK đang có đà phát triển”;   - Sẽ tiếp tục tái cấu trúc TTCK (ĐTCK).   - Thị trường chứng khoán năm 2013 liệu có tích cực hơn? (HNM).   - Năm Tỵ, chứng khoán Việt sẽ giành lại điểm đã mất?(TTXVN).
- Đại gia Việt và căn bệnh lòng tham, sĩ diện hão (ĐV).
- Mùng 3 Tết giá thực phẩm tiếp tục leo thang (VNE).
- 10 rủi ro của thị trường tài chính năm 2013.   - Năm 2013 và những sự kiện tiêu biểu (VnMedia).
- Nghề khấn thuê (PT). - Tết đặc biệt ở xóm trọ công nhân (Tin tức).  - Cảnh đón Tết trong trại giam Thanh Chương (Infonet/Zing).- CẢ DÂN TỘC VIỆT ĐANG BỊ TRUNG QUỐC “ĐẦU ĐỘC BỞI HÓA CHẤT” (Ngô Minh).
- Hạt Giống Sự Thật (Trần Kinh Nghị).
- Đinh Hoàng Thắng, viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA: Nguồn mạch của Phát triển (SGTT). - Dinh thự của đại gia Việt nào hoành tráng nhất? (DT).
- Lão nông sang Singapore trồng kiểng (TN). - Đò đi lễ chùa Hương chở đông, không phao (VNE).- Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ bàn chuyện nâng mức GDP, sử dụng nhân tài (GDVN). – “Muốn có nguồn nhân lực tốt, không thể ngồi chờ” (VOV).- Phát triển kinh tế theo hướng thân thiện môi trường (RFA). - Chuyện tào lao: ẾCH CHẾT TẠI MỒM (Faxuca).
- Cận cảnh dân thành phố rủ nhau ‘lên trời’ trồng rau (VTC).- 2 ca tử vong trong dịp Tết nghi do nhiễm liên cầu khuẩn lợn (DV).
- “Kỳ nhân” xứ Nghệ: Miễn nhiễm điện, “bắt vía” trâu dữ (PLTP).
- Tiếng rao (VOV).- Vụ ‘thịt ngựa’ lan khắp châu Âu (BBC). – Findus : Châu Âu chấn động vì một vụ tai tiếng thực phẩm (RFI).
- Ngành dầu hỏa có thể đối mặt với các cuộc tấn công tinh vi hơn (VOA).---Những kênh đầu tư lạ của nhà giàu Trung Quốc Dưới đây là 8 thứ khác thường mà giới nhà giàu Trung Quốc đam mê đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này ảm đạm.
Ai sợ chiến tranh tiền tệ?
Bài học được rút ra từ cuộc chiến tranh tiền tệ nổ ra vào những năm 1930 vẫn còn nguyên giá trị.
-Ngân hàng gặp khó, các doanh nghiệp “rủ nhau” thoái vốn
Những thông tin thoái vốn của doanh nghiệp khỏi ngân hàng thường diễn ra khá âm thầm.
“Góc khuất” của nợ xấu ngân hàng
Nợ xấu đang là gánh nặng không chỉ cho hệ thống ngân hàng, mà còn cho cả nền kinh tế.
Reforms Needed to Restore High Growth in Japan IMF
Despite robust per capita GDP growth in Japan in recent years, the world’s third largest economy must pursue a comprehensive package of reforms if high growth is to be restored, a top level seminar in Tokyo has heard.
Chính xác kinh ngạc tiên đoán về kinh tế thế giới của các thầy bói
- The Past, Present and Future of Russian Energy Strategy
-

Tổng số lượt xem trang