Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Nhìn khác về Trung Nguyên và Starbucks; Starbucks sẽ mang vào Việt Nam cà phê từ Trung Quốc?

-- Những dấu mốc của cà phê Việt (VnEconomy). - Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: ‘Tôi sẽ chinh phục nước Mỹ’ (PT).- Đại gia cà phê: ‘Hãy cho tôi cơ hội trả nợ’(VNE).- Vũ ‘Trung Nguyên’: Sẽ thắng Starbucks trên đất Mỹ! (TP).- 3 xu cafe (Đào Tuấn).- Starbucks: Sau ra mắt đình đám nên dè chừng “hàng khủng” (VnMedia). - Starbucks lộ những điểm yếu đầu tiên ở thị trường Việt (GDVN).Vào Việt Nam, chàng khổng lồ Starbucks bị ném đá phủ đầu


-Nhìn khác về Trung Nguyên và Starbucks-–
Phan Gi -Từ hai tháng gần đây, xuất hiện làn sóng dư luận về quan điểm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Cà phê Trung Nguyên về Starbucks cùng với việc chính thức có mặt tại Việt Nam của tập đoàn này.


Những cửa hàng Starbucks đầu tiên sẽ khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh
Các bài liên quan
Cách trích dẫn cắt đoạn, giật “tít” của người viết về các phát biểu của ông Vũ về Starbucks tạo nên những luồng ý kiến trái chiều khá sôi nổi nhưng nếu chỉ có thế thì người ta chưa thấy toàn thể về nhân vật nổi tiếng này.
Nếu theo dõi ngôn hành của ông Vũ từ gần mười năm qua – nghĩa là trước rất lâu hành động xâm nhập thị trường Việt Nam của Starbucks- người ta sẽ thấy liền mạch các quan điểm chính của ông mà từ lâu đã vượt qua chuyện mua bán cà phê bình thường.
Qua khá nhiều diễn đàn, nhiều sự kiện trong và ngoài nước, với nhiều lần phát biểu, nhiều bài tham luận về các đề tài khác nhau nhưng tựu chung ông Vũ nêu bốn ý kiến chính yếu có tính liên kết có thể tóm tắt: một hoài bão – ba tinh thần.
Một là hoài bão về nước Việt hùng mạnh, thịnh vượng có thể ảnh hưởng đến thế giới. Ông Vũ bằng những lập luận đã nỗ lực chứng minh người Việt hoàn toàn có đủ điều kiện để làm được chuyện to tát ấy và bước đầu là phải có khát vọng mãnh liệt.
Ông khơi dậy hoài bão của mình thông qua các diễn đàn “nước Việt ta lớn hay bé”, “Người Việt sử dụng hàng Việt”, “ Sáng tạo vì khát vọng Việt”… Ông ta và cộng sự bày tỏ hoài bão của mình cụ thể bằng các chiến lược kinh tế, mô hình công nghệ mới có thể thúc đẩy phát triển đột phá, đưa đất nước phú cường.
Hai là tinh thần sáng tạo, ông Vũ và cộng sự luôn cổ động cho tinh thần sáng tạo mà ông gọi là sáng tạo có trách nhiệm, xem sáng tạo là phương thế giúp cho người Việt có thể xóa bỏ những khoảng cách đang có về thành tựu khoa học công nghệ đối với các cường quốc. Gần đây, nghe nói Trung Nguyên đang chủ xướng chương trình “sáng tạo – khởi nghiệp” hướng về thanh niên, phải chăng cũng là ước muốn xây dựng thế hệ thanh niên sáng tạo để kiến tạo đất nước thịnh vượng.
Ba là tinh thần doanh nhân, theo ông Vũ các quốc gia cường thịnh trên thế giới nhờ xây đắp tinh thần doanh nhân, đó là ý chí làm giàu cho bản thân góp phần làm giàu cho xã hội, đó tư duy lấy kinh tế làm trọng tâm để kiến tạo phồn vinh.
Cuối cùng, cũng là quan điểm mà dư luận hay trích dẫn các phát biểu của ông Vũ, là tinh thần chiến binh, đó là tinh thần tranh đua không ngán ngại trước mọi đối thủ dù có sức mạnh vật chất to lớn, ý chí kiên định đến ngày thắng lợi mà ông và cộng sự đã thể hiện qua cuộc chiến với Nestle.
Mặc dù, có một hệ thống lý luận, những lý lẽ khá đầy đặn, sở hữu một công ty cà phê số một tại Việt Nam, có những thành tựu đáng kể trên thương trường, có được đây đó sự ủng hộ trong nước và cả quốc tế. Nhưng chuyến này, khi đối đầu với Đế chế Starbucks thì ông Vũ và cộng sự sẽ không thể nào chiến thắng. Có thể đưa ra kết luận này từ các lý do hiển nhiên sau đây.
Sức mạnh vật chất của Đế chế toàn cầu
Doanh số ròng hàng năm của Starbuck gấp bốn lần doanh số toàn ngành cà phê của của quốc gia số một cà phê thế giới là Việt nam, với 16,863 quán cà phê mang tên Starbucks trên toàn cầu (chưa kể các thương hiệu khác thuộc tập đoàn này).

Người sáng lập cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói Starbucks "không đáng để lo ngại"

Có lẽ tất cả doanh nghiệp kinh doanh trong ngành F&B (thực phẩm – ăn uống), đặc biệt ngành cà phê Việt Nam đều nhận thức rõ sức mạnh khủng khiếp này, nên có thể họ đã kinh hồn bạt vía im bặt tăm tiếng hoặc giả họ đang lặng lẻ để tìm cách thỏa hiệp “chung sống hòa bình” với Đế quốc Mông Cổ trên lĩnh vực kinh doanh F&B?
Ngó quanh chỉ còn đơn độc một người, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, khi ông ngang nhiên thách thức Starbucks bằng những luận điểm có thể thắng được Starbucks được báo giới “trích ngang” thành những câu nói trứ danh gây nhiều tranh cãi. Nếu chú ý xâu chuỗi lại các bài nói chuyện, bài viết của ông ta thấy hệ thống quan điểm của ông đối với các tập đoàn cà phê đa quốc gia đã vượt tầm tương tranh trên thị trường đối với một đối thủ cụ thể. Ông Vũ nêu rõ ràng, sau hơn một thế kỷ cà phê có mặt tại Việt Nam, cho đến nay khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu số một về sản lượng thì ngành cà phê Việt vẫn ở vị trí tệ hại nhất trong phân đoạn thấp kém nhất của chuỗi giá trị toàn cầu với doanh số tạo của ngành cà phê Việt Nam với hàng triệu con người không bằng 1/4, 1/5 doanh số một tập đoàn như Starbucks, Nestle.
Quá thương cho ông Vũ và đồng đội dù nhận chân mặt thật của các đế chế kinh doanh và đã nỗ lực rất nhiều để kêu gọi mọi người nhận diện để tìm ra kế sách kinh tế - văn hóa cho đất nước để có thể nhập cuộc chơi toàn cầu mà vẫn bảo đảm vị thế nhưng hình như là không có kết quả hồi đáp.
Nay chỉ còn đơn độc Trung Nguyên đối diện với sức mạnh toàn cầu của một Đế chế đầy quyền thế, ông Vũ và cộng sự sẽ ra sao?
Sự quy phục của giới tinh hoa
Từ hơn 10 ngày nay (tháng 1/2013), tại ngã sáu trung tâm Sài Gòn, nàng tiên cá Starbucks chói lọi, mỉm cười ngạo nghễ đối diện với bức tượng Phù Đổng Thiên Vương cũ kỹ. Hình ảnh Starbucks tại Sài gòn khiến ta liên tưởng hình tượng người thực dân đã chinh phục các bộ lạc thổ dân bán khai mấy thế kỷ trước bằng công thức “da trắng – súng hỏa mai – sự cộng tác của thầy mo bản địa” đã khiến hàng hàng lớp lớp thổ dân cúi mình thần phục vì cho rằng “người trời đã xuống”.
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, Starbucks còn có lợi thế hơn người thực dân ngày xưa, với công thức “ biểu tượng Mỹ - sức mạnh tài chính – sự ngưỡng mộ cư dân bản địa” họ đã khuất phục được ngay từ trong não phần của giới được xem tinh hoa, có trình độ học thức, có dịp đi đây đó, tiếp xúc để biết đại danh “Starbucks”, được có dịp nếm thử Starbucks và đã sùng kính Starbucks ngay khi Starbucks chưa kịp đặt bước chân chinh phạt đến nước sở tại.
"Sự quy phục tự giác đối với đế chế Starbucks của tầng lớp tinh hoa vốn có ảnh hưởng tâm lý quần chúng sẽ là chiếc gậy thần thông giúp Starbucks dẹp bỏ những giá trị biểu tượng nội lực, khỏa lấp tiếng nói trái chiều mà không tốn một viên đạn. "

Do đó, giới tinh hoa, tầng lớp có ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, vốn đã tôn thờ những thương hiệu mang tính biểu tượng cho giá trị ngoại thì nay chắc chắn rất sẵn lòng quy phục khi Starbucks chính thức xuất hiện tựa như “thần tử thấy long nhan”. Họ sẽ rất sẵn lòng biểu thị sự thần phục tự động này một cách uyên bác thậm chí đầy thuyết phục nhằm dẫn dụ các tầng lớp quần chúng như ta thấy qua các bài viết có vẻ khách quan nhưng đầy minh chứng cho sự sùng bái thế lực hùng mạnh của Starbucks.
Sự quy phục tự giác đối với đế chế Starbucks của tầng lớp tinh hoa vốn có ảnh hưởng tâm lý quần chúng sẽ là chiếc gậy thần thông giúp Starbucks dẹp bỏ những giá trị biểu tượng nội lực, khỏa lấp tiếng nói trái chiều mà không tốn một viên đạn. Thêm vào đó là sự “độ lượng” của giới tinh hoa bản địa với kẻ chinh phục. Họ rất dễ quên cho câu chuyện chuyển giá để trốn thuế, câu chuyện nước thải phá hỏng môi sinh cả dòng sông, câu chuyện độc chiếm vùng nguyên liệu ép giá cà phê của các tập đoàn biểu tượng cho giá trị văn minh …
Người tiêu dùng thành con tin
Tại Việt Nam, chắc không mấy khó hình dung cảnh tượng khách hàng đủ mọi lứa tuổi xếp hàng dài dọc theo tường khách sạn New World tại Sài Gòn hoặc con đường sang trọng nào đó tại Hà Nội dưới trời nắng gắt của phương Nam hay mưa phùn buốt giá miền Bắc để có được cốc Starbucks. Nhưng quan trọng hơn Starbucks bán cho người tiêu dùng các nước đang phát triển biểu tượng “sành điệu”, “quốc tế”, “sang”.
Vậy Starbucks đâu phải chỉ bán sản phẩm thuần, họ cung cấp những giá trị ảo ẩn tàng đằng sau sản phẩm đó chứ. Người tiêu dùng Việt liệu có thể tránh trở thành con tin của Đế chế Starbucks để đổi lấy những giá trị huyễn hoặc xuất phát từ tâm lý sính ngoại cộng với tâm thế nhược tiểu vốn ăn sâu trong huyết quản không?
Hình như lại chỉ có ông Vũ – Trung Nguyên. Ông không nói với người tiêu dùng “hãy uống cà phê Trung Nguyên đi” mà ông luôn nói về những điều vượt qua kích cỡ bình thường của marketing. Ông nói về nghĩa vụ của mỗi người trong bảo vệ và mở rộng “biên giới mềm” của hàng hóa, của biên cương văn hóa quốc gia trong cuộc chiến toàn cầu hóa hiện nay.
"Càng thương thay khi ông Vũ và cộng sự lại không tỏ dấu hiệu từ bỏ những khát vọng và con đường phụng sự cộng đồng mà ông đã chọn từ rất lâu."

Ông thường nhấn mạnh đó là cuộc đấu tranh giữa tự cường kinh tế và nô lệ tiêu dùng, giữa tự chủ tư tưởng và nô dịch văn hóa ngay trên đất nhà. Bên cạnh lời nói, ông cùng cộng sự đã cố gắng phát động các chương trình như “ Thanh niên sáng tạo- khởi nghiệp- xây dựng đất nước” với mộng ước xây đắp phồn vinh cho cộng đồng.
Trong lúc ông Vũ và cộng sự đang lao tâm khổ tứ bồi đắp những giá trị vượt tầm quá xa so với các loại chiến lược marketing nhằm gia tăng thị phần, doanh số mà báo giới thường đề cập, thường so sánh giữa Trung Nguyên- Starbucks. Thì Starbucks hình như đang rảnh tay để thủ thắng bằng việc quảng bá những giá trị ảo tưởng để chiếm hữu doanh số ròng và chế ngự toàn phần tâm thức của người tiêu dùng xứ nhược tiểu.
Tóm lại, viễn cảnh thua thiệt đang bày ra rõ rệt với ông Vũ và cộng sự trước Starbucks. Vì ông không thể chỉ tập trung vào cuộc đấu với tập đoàn Starbucks khổng lồ. Nhưng, ông và đồng đội lại phải đơn độc đối đầu với sự quy hàng tự giác những giá trị ảo giác đến từ phương Tây, sự vô cảm trước những giá trị quốc hồn-quốc túy do tinh thần nhược tiểu đã thấm sâu trong tâm thức cộng đồng. Và càng thương thay khi ông Vũ và cộng sự lại không tỏ dấu hiệu từ bỏ những khát vọng và con đường phụng sự cộng đồng mà ông đã chọn từ rất lâu trước khi cái tên Starbucks được nói đến tại Việt Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Pháp.-Nhìn khác về Trung Nguyên và Starbucks-–
Kỳ 2: Starbucks sẽ mang vào Việt Nam cà phê từ Trung Quốc? (GDVN) (GDVN) - Nếu Starbucks vào Việt Nam thì ai sẽ có lợi, ai sẽ vui mừng? Tỉnh Vân Nam Trung Quốc hay Tây Nguyên của Việt Nam? Starbucks sẽ giúp tăng tiêu thụ nội địa, tạo đầu ra cho nông dân trồng cà phê Việt Nam? Hay Starbucks vào rồi chúng ta sẽ uống cà phê “made in China” ngay tại nơi đang là vựa cà phê của thế giới? Loạt bài về “Góc tối của Starbucks” độc quyền tại báo Giáo dục Việt Nam sẽ giúp độc giả cũng như người tiêu dùng Việt có cái nhìn đa chiều về “người khổng lồ” cà phê Mỹ Starbucks.

Vừa qua, thông tin về một chuỗi cà phê Starbucks ngoại quốc vào Việt Nam được dư luận rất quan tâm. Trong số đó, một ít người vui mừng khi nghĩ rằng Starbucks sẽ giúp tăng tiêu thụ nội địa, tạo đầu ra cho nông dân trồng cà phê Việt Nam. Nhưng sự thực liệu có phải như vậy không?

Trong bài phân tích của tác giả Cường Nguyễn có nêu rõ: Khi Starbucks vào Việt Nam, với 540,000 hộ nông dân; 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở Tây Nguyên thì công sức bỏ ra nhiều nhưng đang bị đầu nậu chèn ép. Nay biết thêm rằng, ở đâu đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ đưa lên miệng loại cà phê xuất xứ từ Trung Quốc ngay chính tại mảnh đất đang là nơi cung ứng cà phê số 1 thế giới. Nếu chúng ta không có hành động gì, thì đây là giấc mơ buồn nhưng có thực, không chỉ với người nông dân Việt Nam mà còn với tất cả những ai đã nhìn thấy được bản chất của vấn đề.

Kỳ 1: "Góc tối" của Starbucks bị phát hiện từ khi nào?


Nước mắt vàng đen
Năm 2006, bộ phim “Vàng Đen” của đạo diễn Mark Francis và Nick Francis được công chiếu. Từ “vàng đen” được sử dụng để ám chỉ cà phê không chỉ vì màu sắc đen của nó, mà còn vì giá trị của ngành cà phê toàn cầu mỗi năm lên đến 100 tỷ USD. Bộ phim đã tạo ra một cú hích lớn trong nhận thức của cộng đồng người tiêu dùng cà phê đối với nông dân.
Với các công ty đa quốc gia thì bộ phim này là đã chỉ ra được sự vô tâm của họ khi dùng sức mạnh tài chính của mình chèn ép giá mua cà phê từ người nông dân.

Phụ nữ Ethiopia đang sàng lọc cà phê (Ảnh: backgoldmovie)
>> Toàn cảnh Starbucks vào Việt Nam (xem chi tiết tại đây)

Bộ phim bắt đầu với dòng chữ trắng lớn dần trên màn hình đen: “Với một tách cà phê 3 đô la, nông dân kiếm được chỉ ba xu”
Tiếp ngay sau đó là cảnh cư dân các thành phố phương Tây đang nhấm nháp Starbucks, đọc báo và dùng bánh ngọt, đan xen là hình ảnh của các nông dân khắc khổ ở Ethiopia đang hái quả bằng các công cụ thu hoạch lỗi thời trong ánh nắng như rang.

“Người lao động trong ngành công nghiệp này kiếm được tiền lương ít hơn một đô la mỗi ngày, và ước tính có khoảng 75 triệu người trên toàn thế giới đang kiếm sống bằng nghề trồng cà phê…
Trong năm 2006, họ chỉ kiếm được ít hơn 50 cent mỗi ngày. Đối với những người lao động và gia đình họ, có đủ thực phẩm, giày dép, nước sạch, và trường học cho con cái là điều xa xỉ” - Ted Ketchum, biên tập viên của Tạp chí GreenMoney viết. Ketchum nói thêm rằng hầu hết lợi nhuận từ cây cà phê trồng ở Ethiopia, đều đi đến bốn công ty đa quốc gia đang kiểm soát thị trường: Kraft Foods, Nestle, Proctor & Gamble và Sara Lee.

Danh sách các nhà rang xay đang chi phối ngành ccà phê thế giới năm 2010 (Nguồn: ICO)

Nói đến ngành cà phê Việt Nam, dường như ai cũng biết rằng nước ta đã đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta. Năm 1997, Việt Nam mới vào danh sách bốn nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, sau Brazil, Colombia, và Mexico thì năm 2012, tức chỉ sau có 15 năm, Việt Nam đã vượt lên dẫn đầu thế giới.
Mặc dù vậy, thực tế là các doanh nghiệp cà phê Việt Nam và nông dân trồng cà phê đang phải đối diện với vô vàn khó khăn. Có nhiều lý do, một phần vì yếu tố nội tại, nhưng phần nguy hiểm nhất lại từ chính các doanh nghiệp (DN) có mác “ngoại quốc”: các doanh nghiệp FDI.
Lợi dụng kẽ hở trong luật pháp, các DN nước ngoài đã mọc lên như nấm và đang dần chi phối nguồn nguyên liệu cà phê của nước nhà.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở KHĐT Đăk Lăk cho hay: “Theo Nghị định 23/2007 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại quy định: DN có vốn đầu tư nước ngoài không được tổ chức mạng lưới mua hàng trực tiếp đến người sản xuất mà chỉ được mua hàng của thương nhân có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền phân phối hàng hóa xuất khẩu.... Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư thì không cấm hành động này”.Năm 1996, Đăk Lăk, thủ phủ cà phê VN, lần đầu tiên chứng kiến sự xuất hiện của một DN FDI, với giấy phép hoạt động do Bộ KHĐT cấp. Đó là Công ty Chế biến cà phê Man - Buôn Ma Thuột (Dakman). Đến nay đã có thêm gần chục doanh nghiệp FDI khác.
Cùng với sự gia tăng về số lượng, các DN FDI cũng gia tăng chiếm lĩnh thị trường. Từ chỗ chiếm lĩnh 50% thị phần thu mua cà phê của Đăk Lăk vào năm 2011, bước sang 6 tháng đầu năm nay, các DN FDI đã tăng thị phần thu mua cà phê lên 60%. Khi sức mạnh và số lượng DN FDI nước ngoài càng nhiều thì các DN Việt Nam càng teo tóp và biến mất khỏi bản đồ ngành cà phê. Cụ thể là trong 153 DN tham gia xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay, chỉ có 20 DN kinh doanh ổn định, xuất khẩu được lượng hàng tương đối lớn, còn phần lớn chỉ hoạt động cầm chừng, manh mún, với quy mô nhỏ lẻ.
DN FDI có nguồn tài chính mạnh, lãi suất vay thấp, chỉ 5%. Trong khi đó các DN Việt Nam nếu vay ngoại tệ chịu 9%, còn vay tiền Việt Nam có thể lên đến 22%. Mà chưa kể là chính sách siết chặt tiền tệ khiến việc tiếp cận vốn của các DN Việt Nam rất khó khăn.
Với bà con nông dân thì sự xuất hiện của các DN FDI có thể giúp họ “hạnh phúc trong ngắn hạn”, tức là nông dân hưởng lợi từ sự cạnh tranh giữa các DN nội địa và nước ngoài. Tuy nhiên, đây lại chính là “nước mắt trong dài hạn” của người nông dân, vì sau khi các DN FDI “làm gỏi” các DN trong nước thì chính các DN FDI này sẽ quay lại chèn ép giá với người nông dân.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa): “Điều này diễn ra khắp nơi trên thế giới, khi đối tác chiếm lĩnh được thị trường, họ sẽ chi phối lại thị trường, khi đó người nông dân sẽ rủi ro và quay trở lại sẽ không quay trở lại được nữa. Rủi ro là khi chiếm lĩnh được thị trường người ta sẽ ép giá. Từ đầu năm ngoái, họ đã nói giá cà phê Việt Nam sẽ xuống 1500 USD/tấn”.
Cần biết là giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã giảm mạnh, chỉ còn hơn 39,2 triệu đồng/tấn. Với giá hơn 39 triệu đồng/tấn hiện nay, nhiều hộ trồng cà phê cho biết họ chỉ hòa vốn, không có lãi. Vì thế, với giá 1500 USD/tấn (tức khoảng 30 triệu) thì nông dân của ta càng làm càng lỗ, càng làm thì ta chỉ làm giàu cho đầu nậu và các tay buôn ngoại quốc mà thôi.
Cà phê từ Vân Nam, Trung Quốc
Vân Nam, một tỉnh ở phía Tây Nam của Trung Quốc, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam có dân số hơn 44 triệu người, diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam. Vân Nam có nhiều vùng phong cảnh đẹp, các tập quán dân tộc đa dạng và khí hậu dễ chịu.
Mới nghe qua, có thể bạn đang nghĩ Vân Nam là một khu vực lý tưởng cho các dịch vụ du lịch. Có thể đúng. Nhưng quan trọng hơn, nơi này chính là “thủ phủ cà phê của Trung Quốc”. Tại đây sản xuất ra 98% sản lượng cà phê “made in China”. Gần 100% café trồng và thu hoạch là Arabica. Trước đó, người ta đã thử trồng các loại khác như Robusta, Liberica, Excelsa nhưng đều thất bại.
Theo Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam thì đến năm 2020, tổng diện tích trồng cà phê nước ta đạt 500,000 hecta, sản lượng cà phê nhân đạt 1,1 triệu tấn.
Starbucks và tập đoàn Ai Ni Group ký thỏa thuận hợp tác với mục tiêu đưa café Vân Nam ra thế giới. (Ảnh: Business Wire)

>> "Cuộc chiến" giữa Starbucks và Trung Nguyên
Định hướng đến năm 2030, diện tích trồng cà phê cả nước giảm còn 479,000 hecta, sản lượng gần như không thay đổi so với năm 2020. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch toàn diện nhằm phát triển ngành cà phê thành sức mạnh chiến lược của tỉnh này (đồng nghĩa với chiến lược của cả ngành café Trung Quốc), đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đạt sản lượng tăng gấp 4 lần hiện nay, đạt mức 200.000 tấn/năm. Trong năm 2011, Vân Nam đã xuất khẩu khoảng 50.000 tấn cà phê.
Một lưu ý quan trọng là sự phát triển này của Vân Nam đã có sự tham gia của Starbucks. Với Starbucks, nguyên tắc lý tưởng của họ là kiểm soát hoàn toàn chuỗi giá trị, từ vùng nguyên liệu đến rang xay, đóng gói và phục vụ ngay tại quán. Vì thế, sau nhiều năm thăm dò hợp tác, vào tháng 2/2012, Starbucks đã ký văn bản chính thức thành lập liên doanh với công ty trồng và chế biến cà phê Trung Quốc Ai Ni Group để thu mua và chế biến cà phê tại Vân Nam. Starbucks sẽ kiểm soát hoạt động của liên doanh này.

Bà Wang Jingying, Chủ tịch Starbucks Trung Quốc phát biểu rằng: “Thông qua việc hợp tác với Tập đoàn Ai Ni (Ai Ni Group), Starbucks thể hiện quyết tâm hỗ trợ hệ thống quán Starbucks tại Trung Quốc, giúp nâng cao chất lượng cà phê và đưa cà phê Vân Nam đến với các thị trường khác trên thế giới".
Người tiêu dùng Việt có biết rằng: Khi uống Starbucks là bạn đang đưa lên miệng thứ café xuất xứ từ Trung Quốc ngay chính tại mảnh đất đang là nơi cung ứng café số 1 thế giới.

Đầu năm 2009, Starbucks đã cho ra đời sản phẩm “South of the Clouds Blend” dùng arabica từ Vân Nam. Loại cà phê này hiện đang được bán tại nhiều địa điểm trên khắp châu Á và Hoa Kỳ.
Như vậy, với tham vọng của ngành cà phê Trung Quốc và liên minh chặt chẽ với Starbucks Hoa Kỳ, ngành cà phê của nước ta sẽ có thêm đối thủ, không đâu xa xôi, mà ngay sát biên giới Việt - Trung.
Từ những sự việc trên cần nhìn thấy rằng: Nếu Starbucks vào Việt Nam thì ai sẽ có lợi, ai sẽ vui mừng? Tỉnh Vân Nam Trung Quốc hay Tây Nguyên của Việt Nam? Starbucks sẽ giúp tăng tiêu thụ nội địa, tạo đầu ra cho nông dân trồng cà phê Việt Nam? Hay Starbucks vào rồi chúng ta sẽ uống cà phê “made in China” ngay tại nơi đang là vựa cà phê của thế giới?
Với 540,000 hộ nông dân; 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở Tây Nguyên thì công sức bỏ ra nhiều nhưng đang bị bọn đầu nậu chèn ép. Nay biết thêm rằng, ở đâu đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ đưa lên miệng thứ cà phê xuất xứ từ Trung Quốc ngay chính tại mảnh đất đang là nơi cung ứng cà phê số 1 thế giới.
Nếu chúng ta không có hành động gì, thì đây là giấc mơ buồn nhưng có thực, không chỉ với người nông dân Việt Nam mà còn với tất cả những ai đã nhìn thấy được bản chất của vấn đề.
(Còn tiếp)
* Tác giả của bài viết là người đã có thâm niên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đào tạo và tư vấn Tiếp thị, từng cộng tác giảng dạy tại Học viện tư vấn tiếp thị hàng đầu Việt Nam (IAM VN).



-Dân mạng nghi ngờ Starbucks “dàn dựng” cảnh chen lấn ngày khai trương

(GDVN) - Trước cảnh tượng xếp hàng đến "vật vã" ấy, nhiều cư dân mạng khẳng định đấy chỉ là "chim mồi". Thậm chí, một nick name có tên youngman1828 "mạnh miệng" khẳng định: “Starbuck bỏ ra một số tiền thuê rất nhiều học sinh đứng nhốn nháo chen lấn trong ngày khai trương để làm mặt nổi”.

Starbuck “dàn dựng” cảnh chen lấn ngày khai trương?

Cách đây không lâu, thông tin Starbucks vào Việt Nam đã đón nhận không ít luồng ý kiến khác nhau. Với nhiều người, được thưởng thức hương vị cà phê hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam là điều thú vị và họ cho biết sẽ thử nếu có cơ hội. Nhưng cũng không ít người tỏ ra lo lắng cho thương hiệu cà phê trong nước sẽ bị ảnh hưởng trước sự "đổ bộ" của đại gia trong ngành cà phê này.

Và những chờ đợi, háo hức trên được trả lời qua sự kiện khai trương đình đám của Starbucks hôm qua (1/2). Theo đó, từ hơn 12h trưa, hàng trăm người trong đó chủ yếu là các bạn trẻ đã đứng xếp hàng chờ mua nước uống của Starbucks. Điều này khiến nhiều người bất ngờ.

Ngay lập tức, hình ảnh khai trương Starbucks với hàng dài người xếp hàng chờ đợi dưới cái nắng gay gắt của Sài thành nhanh chóng lan tỏa trên các trang web, mạng xã hội với các tranh luận trái chiều.

Trước cảnh tượng xếp hàng đến "vật vã" ấy, nhiều cư dân mạng khẳng định đấy chỉ là "chim mồi". Thậm chí, một nickname có tên youngman1828 trên vozforums "mạnh miệng" khẳng định: “Starbucks bỏ ra một số tiền thuê rất nhiều học sinh đứng nhốn nháo chen lấn trong ngày khai trương để làm mặt nổi”. Nickname này cũng nhận xét cảnh chen lấn trong ngày khai trương của Starbucks thực tế chỉ là: “Cảnh dàn dựng của các diễn viên không chuyên”.


Nick name có tên youngman1828 cho rằng Starbucks dàn dựng cảnh đông người xếp hàng chờ mua nước uống trong ngày khai trương.
Chưa biết thực hư câu chuyện này đến đâu nhưng dễ thấy đó là cách tiếp nhận Starbucks không mấy thiện cảm.

Tương tự tại vozforums, một thành viên cho rằng cách Starbucks chọn khai trương vào giờ trưa khi nhiệt độ nắng nóng trong ngày ở mức đình điểm là kiểu “hành xác” khách hàng có 1-0-2.

“Chỉ là quán bán nước cà phê công nghiệp mà dân mình phải chịu cảnh chen lấn như thời bao cấp nghĩ cũng tội, chả biết bổ béo thế nào chứ bắt người ta chờ cả trưa là đủ thấy Starbucks coi thường người Việt rồi”, thành viên này chia sẻ.

Starbucks phải ngạc nhiên trước cách tiếp nhận của "thượng đế" Việt

Ngay sau khi mục sở thị những hình ảnh trong ngày khai trương cửa hàng Starbucks đầu tiên, bạn Nguyễn Ngọc Tiến nhận định: Cách tiếp đãi khách hàng của Starbuck khiến nhiều người Việt bị tổn thương.

"Đến hôm nay thì mình chạy ngang qua được tận mắt chứng kiến cảnh tượng hãi hùng của các bạn, các chị, các anh, các em đứng xếp lớp dài dài trước cổng Starbucks giữa cái nắng gắt kinh khủng khiếp lúc 12:30PM ( giờ mở cửa khai trương là 14:00PM ) để chờ đợi được bước vào quầy và gọi nước”, bạn đọc Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: Cà phê là để ngồi nhâm nhi thưởng thức thư giãn, đâu phải đi xếp hàng như đi xin gạo cứu đói giữa trưa nắng thế đâu, cái này là tự hành xác để có cái khoe khoang.

Đồng tình với bạn Nguyễn Tiến, bạn My Tr viết: "Ăn uống kiểu này giống như thời bao cấp, mình không thích cho lắm".

Trong khi đó, bạn HoangHaiMinh "phát hiện": "Hãy thử để ý xem, khách hàng đang chen lấn xếp hàng nhễ nhại mồ hôi để được uống cốc nước của Starbucks là ai? Câu trả lời sẽ là phần lớn các teen nhà ta. Để rồi sau khi có được cốc nước trên tay, các bạn trẻ ấy thay vì uống thì lại chỉnh dáng, chụp ảnh đầy phấn khích. Như thế không phải muốn thể hiện đẳng cấp là gì? Còn nữa, giá mỗi cốc nước tại Starbucks rẻ nhất cũng lên đến cả trăm ngàn đồng, liệu các bạn trẻ có thể đến Starbucks được bao nhiêu lần?"

Bạn TranMai lại thắc mắc: Không hiểu. Starbucks bên Mỹ trang trí bình dân lắm, từ người nội trợ đến triệu phú đều có thể mua Starbucks. Thế mà về Việt Nam, Starbucks lại thành cà phê cao cấp cho giới nhà giàu thế kia. Tại sao không phải là quán cà phê cho mọi người nhỉ?.

Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, không ít người cho rằng, văn hóa xếp hàng rất bình thường ở các nước phương Tây và Mỹ. "Ở nước ngoài, cách một đoạn đường đi bộ khoảng 10-15 phút là có một cái Starbucks mà sáng nào khách cũng phải xếp hàng mới được vào mua, có gì lạ đâu? Người Việt Nam mình lúc nào cũng tự cao tự đại, muốn là phải có liền, không kiên nhẫn chờ đợi cho đến phiên mình", nickname Sunrise thẳng thắn.

Không chỉ "lạm bàn" về cung cách phục vụ, ngay khi nhấm nháp những cốc cà phê đầu tiên, hương vị của thương hiệu thức uống hàng đầu thế giới này tiếp tục được dân mạng "mổ xẻ".

"So với những thương hiệu cà phê như Gloria Jean's, The Coffee Bean, vị của Starbucks có phần dịu nhạt. Nhưng khẩu vị càn phê của người Việt phải đậm, nên nhiều người sau khi dùng thử đã lắc đầu chê “chả ngon, nhạt tèo tèo” – độc giả Ngọc Tiến tiếp lời.

Bạn Sĩ Hạnh cũng cho rằng: "Cà phê Starbucks không ngon, khắp năm châu bốn bể. Người biết uống cà phê thường không vô Starbucks". Và nhiều người khác đã thừa nhận: "Cà phê Việt ngon hơn!".

Sự kiện Starbucks khai trương tại TP.HCM cũng ngay lập tức được báo chí nước ngoài đưa tin. Theo ghi nhận của AFP, thì hầu hết người Việt ưa chuộng cà phê trong nước do vị đậm đà hơn là vị cà phê nhạt của Starbucks.

Trước các tranh luận của cư dân mạng, bạn Thanh Ba Tran vui vẻ kết luận: "Hì hì, Starbucks coffee cũng phải ngạc nhiên vì cách tiếp nhận của người VN".
-Clip: Tiếng la ngất xỉu của "thượng đế" ngày khai trương Starbucks



Cảnh xếp hàng khai trương Starbucks Việt Nam xuất hiện trên loạt báo lớn nước ngoài
AFP cho rằng, việc Starbucks vào Việt Nam là nhằm cạnh tranh với các thương hiệu địa phương "ở một đất nước nổi tiếng vì có văn hóa cà phê rất mạnh".
Cảnh xếp hàng rồng rắn ở Starbucks Việt Nam lên báo Tây (TP). .-Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam
img


Từ “mua bán nợ” đến lời giải cho bài toán nợ khó đòi (ĐTCK). - Công nhân chen chúc, chầu chực rút tiền bên máy ATM (DT).
Tăng trưởng tín dụng 12%: Vẫn lo tính khả thi? (ĐĐK).
Economist: “Ngân hàng Việt Nam – con hổ bị thuần phục” (DT).  Ngành ngân hàng Việt Nam ‘cần cuộc đại tu’ (TCPT).
– Ông Trầm Bê, NH Phương Nam đóng vai trò gì trong vụ Sacombank? (GDVN).Ẩn số Phương Nam trong vụ Sacombank
(VEF.VN) - Mối quan hệ Eximbank và Sacombank đã rõ khi dự định sáp nhập được công bố. Tuy nhiên, trong cả vụ thâu tóm trước đây và sáp nhập sắp tới, người ta không thể bỏ qua nghi vấn về vai trò của Phương Nam.. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nói về triển vọng thị trường năm 2013 (PT). – “Sóng” cổ phiếu bất động sản, vì sao? (ĐTCK).
“Mổ xẻ” điểm sáng kinh tế 2012 (Infonet).
Đồng ý điều chỉnh quy mô dự án lọc dầu Vũng Rô (PLTP).
- Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2 (ĐĐK).  – Đừng để có cũng như không (Nguyễn Thông).
- Phó Cục trưởng mất ghế vì quỵt tình phí (ĐV).
- Về vụ điều tra trợ cấp với ngành tôm Việt Nam: Hành động phi lý, gây hoang mang cho sản xuất (DV). – Xuất khẩu tôm năm 2013: Nhiều khó khăn phía trước (ĐĐK).
Ngư dân khai thác cá ngừ đại dương gặp khó khăn (TTXVN).
Sau tết mới tạm trữ lúa gạo (DV).
Nhiều giá, một Cty đòi độc quyền thương hiệu (TP).
Dân công sở tất bật làm thêm dịp Tết (KP). – Nhộn nhịp quà tết ‘siêu khủng’ biếu sếp (PLVN/TP).
Nền kinh tế Mỹ xuất hiện một loạt dấu hiệu tích cực (TTXVN).

-Hà Nội: 297kg thịt gà bốc mùi trong kho siêu thị Co.op Mart
- Lee Howell – Các hệ thống đang gặp rủi ro (Phạm Nguyên Trường). – Ngân hàng Việt nam: Hổ đã thuần hóa?(Economist/ Gốc sân).

Đại gia thủy sản đột tử vì tắm biển, lộ món nợ tiền tỷ
Dân chặn lực lượng thi công, không an tâm về chất lượng . Thái Sơn (TNO) - Đường nhựa vừa trải xong, nhưng người dân có thể dùng tay không để bẻ ra từng miếng đường nhựa như miếng bánh. Không an tâm về chất lượng, một số người đã ngăn lực lượng thi công yêu cầu làm rõ.
-
- – Minh Diện: HỌ SỐNG CÁI KIỂU GÌ ? (Bùi Văn Bồng). -
- Có bố già thế giới ngầm nào của Thế giới đứng tên sở hữu tài sản không? (VLB). – Thầy trò nhà Ếch sợ đến cả ông bà Táo!


- Nguyễn Bá Thanh ‘lên cao’ trên mạng Google (BBC). - Những kỳ vọng và thách thức dành cho ông Nguyễn Bá Thanh (GDVN). - Những chia sẻ sau ngày đầu tiên hoạt động của Ban Nội chính Trung ương.

-China: Two PMI Surveys Diverge

Moveable Feast Macroeconomics
Paul Krugman
Breaking Down Xi Jinping
theDiplomat.com
--Is This A Time for Monetary Policy Easing?
Một cuốn sách báo động nguy cơ của bọn thương lái và lao động Tàu nhập cư: China’s second coming (Spectator 2-2-13) -- Điểm cuốn  "China’s Silent Army: The Pioneers, Traders, Fixers and Workers Who are Remaking the World in Beijing’s Image"
Ảnh hưởng của bất công bằng thu nhập: Paul Krugman vs. Joseph Stiglitz How income inequality could be slowing our recovery from the Great Recession (TNR 30-1-13) -- Krugman và Stiglitz trao đổi về một vấn đề tôi chưa đề cập đến trong bài Cái giá của sự bất công bằng


Tổng số lượt xem trang