Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

‘UFO bắn tan thiên thạch Nga’

--Hình ảnh minh họa của NASA về khoảng cách giữa thiên thạch 2012 DA14 và trái đất
Hình ảnh minh họa của NASA về khoảng cách giữa thiên thạch 2012 DA14 và trái đất-EUTERS/NASA/Handout
-Thiên thạch Chebarkul. Tường trình-ảnh đầy đủ với các nhận xét

Взрыв метеорита в небе над Челябинском (Чебаркульский метеорит). Полный фото-отчет с комментариями.


Nguồn: marateaman.livejournal.com

Kichbu posted on 22.02.2013





Buổi sáng. Khởi đầu.

Buổi sáng giá lạnh (khoảng -17 độ C), không có gió và mây. Và bởi vì ngày hôm trước là một ngày rất ấm (nhiệt độ gần bằng không) - cây cối bao phủ bởi sương giá. Tôi quyết định đi đến địa điểm yêu thích để chụp ảnh phong cảnh không xa ngôi nhà của mình. Khoảng 9:00 sáng, tôi có mặt tại địa điểm và bắt đầu thực hiện những bức ảnh đầu tiên. Không có gì là không bình thường và đáng chú ý trên bầu trời trước khi xuất hiện đối tượng. Sau khi thực hiện một vài bức ảnh từ nhiều góc độ khác nhau, tôi chuyển đến một điểm khác. Máy ảnh nhằm theo hướng mặt trời mọc (trước khi mặt trời xuất hiện chỉ tính từng phút).




9:04:57 Một trong những bức ảnh đầu tiên được thực hiện vào buổi sáng. 15 phút trước khi vụ nổ thiên thạch (nhìn về phía đông)





9:14:27 - 9:15:59 Toàn cảnh địa hình (góc nhìn khoảng 180 độ)




9:17:11, 3 phút trước sự bùng nổ của thiên thạch, nhìn phía Tây Nam.




iso 50 f14 32mm 0.6s 9:19:43, một bức tranh toàn cảnh, một vài giây trước khi vụ nổ thiên thạch (nhìn ở phía đông). Sự bùng cháy sẽ bên phải.




Bùng cháy.

Vâng! Đối tượng xuất hiện thật bất ngờ! Chiếc máy ảnh trên chân máy và gần như nhằm vào hướng đó (trên bức ảnh cao hơn), từ đó xuất hiện đối tượng. Tôi nghiêng người qua máy ảnh để thay đổi góc máy ảnh và thực hiện một bức toàn cảnh. Vào thời điểm đó phía bên hông, tôi thấy một chớp sáng. Lúc đầu, nó còn nhỏ. Lập tức tôi hướng máy ảnh đến đối tượng, và vào thời điểm này sự bùng cháy đạt đỉnh điểm của nó, và tất cả mọi thứ xung quanh tràn đầy ánh sáng rực rỡ.




iso 50 f14 35mm 0.6s 9:20:33




iso 50 f14 35mm 0.6s 9:20:33




so 50 f14 27mm 0.6s 9:20:43

Các hạt cháy của thiên thạch, một vài giây sau vụ nổ (bùng cháy). Trên bức hình ảnh cho thấy, sau khi bị vỡ, hai mảnh vỡ tương đối lớn tiếp tục chuyển động.



Nhận thức.

Suy nghĩ bối rối và tự phát. Điều đầu tiên tôi nghĩ đó không phải một thiên thạch, mà là một quả bom hạt nhân. Sau đó, tôi nhớ về các thông tin trên các phương tiện truyền thông về một tiểu hành tinh và có thể nó đang xích lại gần Trái đất. Sau đó là những ý nghĩ về một chiếc máy bay bị rơi.




Panorama 2 khung ngang 24mm. 9:21:35, 9:21:45

Sự phân đôi dấu vết sau vụ nổ chính (bùng cháy). Cái phễu ở cuối của dấu vết nom như một cây nấm nhỏ.




Panorama 2 khung 24mm. 9:24:11, 9:24:15




Cảm xúc.

Trong những giây đầu tiên nhịp tim đập nhanh và khó thở xảy ra, cũng như đôi tay run lẩy bẩy, chắc là hậu quả của cú sốc về những gì nhìn thấy. Khi sự bùng cháy đạt mức tối đa, tôi cảm thấy trên mặt khá nóng rát (nó kéo dài chỉ vài giây).

Vào thời điểm bùng cháy rực rỡ, tôi cũng cảm thấy nhức nhối mắt vì ánh sáng mạnh không chịu nổi. Tôi không nhận thấy những cảm giác thể chất nào bởi vì tôi ở khá xa các công trình bê tông và các con đường. Lập tức sau một loạt các vụ nổ trên rừng thông, gần đó - một số lượng lớn chim bay lên bầu trời, bay tao tác. Tim đập thình thịch, khó thở, và đôi bàn tay run rẩy mạnh hơn. Cảm giác bị sốc trở nên rõ rệt hơn.




Toàn cảnh vài phút sau vụ nổ. 4 ảnh 24mm 9:32:15 - 9:32:31




Panorama, 2 ảnh, 24mm 9:33:01 - 9:33:13




Chụp ảnh.

Như đã viết, ngay lập tức khi nhìn thấy sự bùng cháy đầu tiên, tôi quay máy ảnh hướng tới đối tượng và ghi được một bức ảnh. Nó bị quá sáng, tôi bắt đầu cố gắng chỉnh lộ sáng ghi được đối tượng không quá sáng một cách cập rập. Tôi không nhớ chính xác tôi thực hiện bức hình với những hạt nóng bên trong dấu vết như thế nào. Tất cả như trong sương mù, và xảy ra trong một vài giây. Tiếp theo, tôi nhớ cách hành động của mình thật mơ hồ. Tôi đã làm tất cả mọi thứ "một cách tự động". Trạng thái bị sốc không cho phép tập trung để đặt các giá trị chính xác và chọn đúng góc độ máy ảnh. Tôi nhớ rằng tôi đã đánh rơi xuống tuyết tuyết bộ phận điều khiển của máy ảnh và tôi thay bộ lọc màu trên ống kính. Chỉ sau một loạt các vụ nổ, tôi mới tỉnh trí một chút, đã có thể thiết lập lộ sáng chính xác, chọn góc chụp của máy ảnh và ghi được một vài bức toàn cảnh với đám mây còn lại của thiên thạch.

Một vài lời về thiên nhiên xung quanh thay đổi như thế nào. Cảm thấy giống như bầu trời xanh hơn và trong vắt hơn. Mặt trời vào thời điểm đó đã mọc lên, nhưng độ sáng của nó không như mặt trời buổi sáng, mà giống mặt trời giữa trưa.




Panorama, 4 ảnh, 24mm 9:38:43 - 9:39:07




Panorama, 6 ảnh 24mm 9:44:03 - 9:45:15





Panorama, 2 ảnh, 24mm 9:47:21 - 9:47:37





Panorama, 4 ảnh, 24mm 9:52:49 - 9:53:19




P. S.

Sau khi tôi chụp được các bức ảnh, đám mây gần như tan biến, tôi thu dọn máy móc và đứng một lúc. Quan sát thiên nhiên xung quanh mình, và nghĩ những gì vừa trải qua. Suy nghĩ đầu tiên là về những người thân yêu, gọi điện thoại rất khó, bởi vì mạng bị quá tải. Những suy nghĩ không làm tôi yên lòng, không cho tôi nhận thức được quy mô của sự cố và hậu quả của nó. Trên đường về nhà, tôi nghĩ về việc mình đã tham gia vào việc gì đó rất toàn cầu và rất quan trọng. Chỉ khi tôi liên lạc được với gia đình của mình, tôi mới có thể tập trung vào những gì đã nhìn thấy. Những tin tức đầu tiên trên Internet không đưa ra được điều gì rõ ràng. Tôi ngay lập tức bắt tay vào việc chế ảnh và chuẩn bị công bố chúng. Trong suốt cả ngày, nhiều tin tức và giả thiết khác nhau bắt đầu ập đến. Các tâm trạng sầu uất bao trùm xã hội.

Tuy nhiên, thật may mắn là chúng ta đang sống trong thời đại thông tin! Bạn có thể nhanh chóng chia sẻ những cảm xúc của mình, và nhận được bức tranh tổng quát của sự cố.


-‘UFO bắn tan thiên thạch Nga’ Một chuyên gia nổi tiếng của Nga về các hiện tượng huyền bí cho rằng thiên thạch rơi gần Chelyabinsk đã bị một vật thể bay không xác định, UFO, bắn rơi và điều đó cứu loài người thoát chết.
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Người dân tại ít nhất ba vùng của Nga chứng kiến cảnh tượng thiên thạch lao xuống hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn tin từ tờ đếntờ Lập luận và sự kiện cho hay chuyên gia Gennady Belimov dẫn một đoạn video được "một nguồn đáng tin cậy" gửi cho.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta, nhân dân Nga nói riêng và mọi người trên hành tinh nói chung, một lần nữa đã rất may mắn", ông Belimov nói. "Trên đoạn băng video có thể thấy rõ 'người ngoài hành tinh Chelyabinsk' thoạt đầu có tác động gì đó tới một UFO trên bầu trời. Và sau tác động đó, đối tượng tương tác vũ trụ bắt đầu bùng nổ dữ dội và tan thành những miếng nhỏ."
Đoạn băng video được cho là "chứng minh" sự can thiệp của người ngoài hành tinh đã được gửi cho Belimov từ "nguồn đáng tin cậy", đài của Nga dẫn lời kỹ sư hàng không vũ trụ quân sự về hưu sống ở ngoại ô Moscow nói.
"Một lực lượng ngoài hành tinh lại một lần nữa cứu nhân loại thoát khỏi những hậu quả bất hạnh hơn những gì mà chúng ta vừa có", người đứng đầu nhóm nghiên cứu các hiện tượng bất thường khu vực Volga kết luận.
Video do Belimov công bố:
Một thiên thạch đã nổ trên bầu trời miền trung nước Nga hôm 15/2, gây sóng xung kích làm vỡ cửa kính của hàng nghìn ngôi nhà, khiến 1.200 người bị thương, chủ yếu là do kính vỡ đâm vào. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng thiên thạch cháy nổ kèm theo những dải sáng chói lòa như vậy là rất hiếm, cả trăm năm mới có một lần.
Người Nga đã lên mạng rao bán các mảnh vỡ của thiên thạch, trong khi đội tìm kiếm của chính quyền đã mò mẫm tại một hố lớn trên hồ băng ở địa phương để tìm dấu vết thiên thạch.
Đọc thêm: Toàn cảnh vụ nổ thiên thạch
Video: Thiên thạch sáng lòa bầu trời Nga
Vũ Hà

-Nga lộ ‘tử huyệt’ phòng thủ sau vụ nổ thiên thạch?
Sở hữu hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo hàng đầu thế giới nhưng Nga lại bỏ sót khối đá rộng 16 m và nặng tối thiểu 10.000 tấn đang lao thẳng xuống lãnh thổ nước mình.

Như đã đưa tin, vụ nổ thiên thạch trên vùng núi Urals của Nga hôm 15/2 làm gần 1.200 người bị thương. Điều đáng nói, vụ nổ trên không trung mà thiên thạch này gây ra có sức mạnh đạt 500 kiloton, tương đương sức công phá của 25 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki vào năm 1945.
Vụ nổ thiên thạch có sức công phá tương dương 25 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki.
May mắn cho người dân thành phố Chelyabinsk, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ việc là thiên thạch khổng lồ trên phát nổ khi chưa tiếp đất. Trong trường hợp nó tiếp xúc với địa cầu, chắc chắn thành phố công nghiệp Chelyabinsk sẽ biến mất khỏi bản đồ nước Nga cùng toàn bộ dân số và cơ sở hạ tầng.
Khi những chấn động về vụ nổ thiên thạch dần nguôi đi, không ít người trong đó có các chính trị gia đã lên tiếng đặt câu hỏi về sự bỏ sót của hệ thống radar phòng thủ Nga.
Các chuyên gia từ Dự án Các lực lượng Hạt nhân Nga cho biết, hệ thống radar phòng thủ của nước này có khả năng theo dõi những vật thể bay trong quỹ đạo trái đất. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu thừa nhận, hệ thống hiện đại bậc nhất thế giới này “không có bất kể cơ hội nào” để phát hiện khốithiên thạch khổng lồ đang lao xuống trái đất.
Hướng đi của thiên thạch (màu xanh) và phạm vi theo dõi của radar cảnh báo sớm Nga.
Trên thực tế, các radar cảnh báo sớm tên lửa hạt nhân của Nga không thể bao quát toàn bộ trái đất. Nó chỉ có thể theo dõi một phần nào khoảng không xung quanh nước Nga. Ngoài ra, các radar này cũng chỉ theo dõi những khu vực nhất định, nhằm giới hạn những tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công lãnh thổ nước Nga theo hướng đường chân trời.
Có thể hiểu rằng, radar cảnh báo sớm của Nga chỉ có thể phát hiện những vật thể bay theo hướng vòng cung ở một độ cao nào đó. Đây cũng là hướng di chuyển của các loại tên lửa đạn đạo được phóng lên từ mặt đất. Với độ cao vượt xa so với tầm bay của các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, tất cả những ICBM di chuyển ngoài tầm theo dõi đó đều không thể tấn công nước Nga.
Tuy nhiên, nước Nga chưa bao giờ tính tới khả năng bị một thiên thạch tấn công. Chính vì lẽ đó, các hệ thống radar cảnh báo sớm của nước này hoàn toàn không thể giám sát những vật thể lao xuống theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng những góc không đáng kể. Cụ thể, nếu góc tiếp xúc giữa thiên thạch và mặt đất lớn hơn 15 độ, nó nằm trong điểm mù của radar Nga.
Về mặt kỹ thuật, radar cảnh báo sớm ICBM của Nga có thể nâng góc theo dõi lên 34,5 độ. Tuy nhiên, độ cao này chỉ được sử dụng trong trường hợp phục vụ mục đích theo dõi vệ tinh di chuyển trên quỹ đạo. Trong trường hợp khác, các radar chỉ duy trì góc rà soát thấp để đảm bảo tốt nhiệm vụ theo dõi ICBM mà các radar cảnh báo sớm của Nga được nghiên cứu chế tạo.
Có thể khẳng định, các radar cảnh báo sớm của Nga không được thiết kế để phát hiện những mối nguy từ trên trời rơi xuống như thảm họa hôm 15/2 vừa qua. Tuy nhiên, bỏ lọt thiên thạch sức công phá 500 kiloton chắc chắn sẽ buộc nước Nga phải tính toán lại tầm hoạt động của các radar theo dõi, giúp các nhà chức trách phản ứng nhanh với những thảm họa tương tự.
TRỊNH DUY
Theo Infonet
-- Nga giải quyết hậu quả vụ nổ thiên thạch (TN).-Rất khó tránh nếu thiên thạch rơi ở Việt Nam!Người Lao Động
Theo TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam hiện chưa có khả năng và phương tiện quan sát hiện tượng thiên thạch rơi. Nếu một thiên thạch như ở Nga rơi xuống thì đành bó tay. *Phóng viên: Vụ thiên thạch rơi ở Nga làm hàng ngàn ...
Những thiên thạch “khủng” nhất từng tấn công trái đấtDân Trí
Những thiên thạch khổng lồ lao xuống trái đấtVietNamNet
-- Việt Nam có bị thiên thạch đe dọa? (TTVH).-- Làm gì nếu thiên thạch nổ ở Việt Nam? (VTC). - Thiên thạch từng rơi vào Việt Nam (24h). - Tìm được mảnh vỡ thiên thạch làm 1.200 người Nga bị thương (ANTĐ). - Trái đất đang bị đe dọa bởi thiên thạch? (ANTĐ/ DT). – Hai hiện tượng thiên văn kỳ thú đầu năm 2013 (RFA). - Phi công Nga kể lại vụ thiên thạch Ural sượt qua đầu máy bay (GDVN). - Giới khoa học Nga tiến hành nghiên cứu mảnh vỡ thiên thạch (VOV).- Toàn cảnh vụ thiên thạch rơi tại Nga (VNE). - Những thiên thạch “khủng” nhất từng tấn công trái đất (DT).


--Meteorite Explodes Over Cuba (VIDEO)

-
-- Lại xảy ra vụ thiên thạch rơi xuống Cuba (VOV/ Gafin). 
Cư dân địa phương cho biết, nhiều vệt sáng chói lòa từ trên không trung rơi xuống, có những vệt sáng to như chiếc xe buýt.Trong lúc dư luận quốc tế đang quan tâm chú ý sự kiện thiên thạch rơi tại Nga và Kazakhstan làm 1.200 người bị thương, ngày 16/2, Đài Truyền hình Quốc gia Cuba đưa tin, tại một thị trấn nhỏ miền Trung Cuba cũng ghi nhận tình trạng thiên thạch rơi vào khoảng 20 giờ ngày 14/2 (theo giờ địa phương).

Đài Truyền hình Quốc gia Cuba dẫn lời một số cư dân địa phương cho biết, nhiều vệt sáng chói lòa từ trên không trung rơi xuống, trong đó có những vệt sáng to như chiếc xe buýt. Khi xuống đến mặt đất, một số vệt sáng đã phát nổ làm rung chuyển nhẹ các công trình kiến trúc cao tầng trong khu vực.

Một nhóm các nhà thiên văn Cuba đã lên đường đến tỉnh Rodas, miền Trung Cuba, để tìm kiếm các mảnh thiên thạch rơi xuống mặt đất. Hiện chưa có thông tin chi tiết về ảnh hưởng và thiệt hại do thiên thạch rơi gây ra ở đây.

-Nghị sĩ Nga: “Nổ thiên thạch thực ra là vụ thử vũ khí của Mỹ”
Infonet Một nghị sĩ Quốc hội Nga vừa khẳng định rằng vụ thiên thạch rơi xuống vùng núi Ural của nước này thực chất là hậu quả của một vụ thử vũ khí mới của Mỹ.


“Đó không phải là thiên thạch, đó thực ra là vụ thử vũ khí mới của người Mỹ”, lãnh đạo đảng Dân chủ tự do Vladimir Zhirinovsky phát biểu.
“(Ngoại trưởng Mỹ) John Kerry muốn cảnh cáo (Ngoại trưởng Nga) Sergei Lavrov. Ông ta muốn cảnh cáo ông Lavrov rằng Mỹ sẽ có một hành động khiêu khích chống lại nước Nga”, ông Zhirinovsky nói.
Nghị sĩ Nga Vladimir Zhirinovsky.
Hôm 15/2, Bộ khẩn cấp Nga cho biết các mảnh thiên thạch đã rơi xuống vùng Chelyabinsk vào buổi sáng và làm vỡ các ô cửa sổ. Hơn 1.000 người trong đó có 200 trẻ em đã bị thương sau sự việc này.
Được biết các mảnh thiên thạch rơi gần thị trấn Satka, cách thủ phủ vùng Chelyabinsk khoảng 200km.
Khoảng 20.000 người đã được điều động tới khu vực này để thực hiện công tác dọn dẹp.
Giới chức Nga cho biết vụ thiên thạch rơi không gây tổn thất gì lớn.
“Hiện không có tổn thất gì đối với các hệ thống dẫn nhiệt, khí đốt và năng lượng. Tất cả các hệ thống đều hoạt động bình thường”, lãnh đạo vùng Chelyabinsk Sergei Komyakov cho biết.
“Vụ việc xảy ra ở vùng núi Ural không phải là một vụ mưa thiên thạch như báo cáo trước. Đó chỉ là một thiên thạch bị đốt cháy khi nó rơi qua các tần thấp của khí quyển Trái Đất”, phát ngôn viên của Bộ các tình trạng khẩn cấp Nga nói với hãng tin Nga Interfax.
Giới chức Nga cho biết các thợ lặn của nước này đã lặn xuống một chiếc hồ đang đóng băng để tìm kiếm các mảnh vỡ của thiên thạch bị rơi nhưng không tìm thấy gì.
Được biết sức công phá của vụ nổ thiên thạch này tương đương với sức công phá của ít nhất 20 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã từng ném xuống Nhật Bản.
-

Nhận dạng ’sát thủ’ từ trên trời rơi xuống
(Đời sống) - Trong khi giới chuyên gia Trái đất yên chí lớn và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để quan sát cú tiếp cận đẹp như mơ của tiểu hành tinh 2012 DA14, một vụ nổ thiên thạch không ngờ đến đã xảy ra tại vùng Chelyabinsk của Nga, cách Moscow 1.500 km về hướng đông.
TIN LIÊN QUAN

Vụ nổ thiên thạch ở Nga có thể do Mỹ thực hiện?
Thiên thạch tàn phá thành phố Nga, 500 người bị thương
Một thiên thạch bay xuyên tầng khí quyển, tạo ra cú nổ siêu thanh gây chấn động khu vực dân cư bên dưới và khiến cả ngàn người bị thương, phần lớn do áp lực từ vụ nổ siêu thanh khiến các kính cửa sổ bị nổ theo.

Để xác định được “sát thủ” không gian, đầu tiên cần phải phân loại được cấp bậc đá không gian, bao gồm meteor (sao băng), meteorite (thiên thạch), meteoroid (vân thạch) và asteroid (tiểu hành tinh).

Vân thạch và tiểu hành tinh là các vật thể trong không gian. Vân thạch có thể là một phần của tiểu hành tinh hoặc một phần sao chổi. Khi lao vào khí quyển Trái đất và bị đốt cháy, trong vài giây chúng được gọi là sao băng. Nếu phần nào còn duy trì được hình dạng sau cú lao trên, đá tìm thấy trên mặt đất gọi là thiên thạch.
no-thien-thach-o-Nga-Phunutoday.vn.jpg
Vệt sáng do vụ nổ sao băng trên bầu trời ở Nga.
Dựa trên định nghĩa đó, sự kiện ở Nga được gọi là sao băng, theo Space.com dẫn lời giải thích của chuyên gia hành tinh học Richard Binzel thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). “Chúng ta phải đợi để xác định liệu có thiên thạch trong vụ này hay không”, theo nhà khoa học này.

Kế đến, có thêm một vài yếu tố để phân biệt đâu là “sát thủ” đâu là hiện tượng thiên văn tuyệt đẹp, dựa vào: Khối lượng, kết cấu, đường đi và tốc độ.

Sao băng ở Nga có thể là một tảng đá nặng vài tấn và có kích thước cỡ 1 chiếc SUV, di chuyển với tốc độ 65.000 km/giờ, theo hướng bắc đến nam dọc theo bầu trời. Đây là sự kiện xảy ra với xác suất 10 năm mới có 1 lần.

Dựa trên tốc độ của nó, chuyên gia Binzel cho rằng đây chỉ là một tảng đá nhỏ, do các phần của sao chổi phải di chuyển nhanh hơn nhiều, và tạo ra cơn mưa sao băng.

Một tảng đá cỡ chiếc SUV nghe qua có vẻ nguy hiểm, nhưng với tốc độ xuyên qua tầng khí quyển Trái đất, bề mặt nó sẽ bị nung nóng và bắt đầu vỡ ra để không khí tràn vào và dẫn đến vụ nổ, theo K.T. Ramesh, chuyên gia hành tinh học ở Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Đó cũng là tiếng nổ có thể nghe được qua các đoạn clip tại Nga, và dư chấn từ vụ nổ đã làm vỡ kính cửa sổ khiến nhiều người bị thương.

Ngược lại, tiểu hành tinh DA14 có bề ngang khoảng 45m, tức to hơn nhiều, di chuyển từ hướng Nam đến Bắc và ngang qua Trái đất. Tất nhiên vụ nổ sao băng và tiểu hành tinh trên có điểm tương đồng: Chúng đều là thành viên đá của vùng trong hệ mặt trời, không như sao chổi có thể di chuyển bất kỳ nơi nào trong hệ mặt trời.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm cho từng loại vật thể khác nhau, các nhà khoa học đặt ra thang Torino có cấp độ từ 0 đến 10. Zero có nghĩa là không có xác suất va chạm, trong khi 10 là thảm họa toàn cầu.

Tiểu hành tinh DA14, nếu tấn công Trái đất, có thể nằm ở cấp 8 theo thang Torino - theo chuyên gia Binzel - trong khi vụ nổ sao băng ở Nga không thuộc dạng có thể hủy hoại địa cầu.

Đây chỉ là một sự ngẫu nhiên, dù hiếm hoi, khi cả hai hiện tượng thiên văn xuất hiện cùng ngày, và không cần phải lo sợ, theo nhà thiên văn học Richard Henry của Đại học Johns Hopkins.

-Quay được hành trình “chết chóc” của thiên thạch Nga
(TNO) Thiên thạch phát nổ trên núi Ural ở Nga vào sáng 15.2 đã được một vệ tinh thời tiết quan sát từ không gian, nhưng không đủ phát đi tín hiệu cảnh báo.

Vệ tinh Meteosat-9 đã ghi lại những hình ảnh thiên thạch “sát thủ” xâm nhập tầng khí quyển Trái đất, phát ra tiếng nổ siêu thanh và cuối cùng khiến hơn 1.000 người bị thương tại vùng Chelyabinsk của Nga, cách Moscow 1.500 km về hướng đông, theo Space.com.
Quay được hành trình “chết chóc” của thiên thạch Nga
 Hình ảnh do vệ tinh thời tiết Meteosat-9 quay được trong vụ nổ thiên thạch - Ảnh: Eumetsat

Meteosat-9 đã được phóng lên quỹ đạo vào năm 2005 theo sứ mệnh phối hợp giữa Cơ quan Không gian châu Âu và Tổ chức châu Âu.
Các cư dân trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) không thể thấy được vụ nổ khủng khiếp trên từ vị trí và độ cao của trạm vào lúc đó.
“Chúng tôi không ở vị trí có thể thấy được thảm họa thiên thạch giáng xuống Nga”, theo phi hành gia Canada Chris Hadfield.
Theo các chuyên gia NASA, thiên thạch trên thậm chí còn sáng hơn mặt trời khi nó chui vào tầng khí quyển, và tiếp tục tỏa sáng trong suốt 30 giây.
NASA trấn an rằng vụ nổ thiên thạch mới đây không hề liên quan đến sự kiện tiểu hành tinh 2012 DA14 chuẩn bị tiếp cận Trái đất trong hôm nay 16.2.
Quả cầu lửa xuất hiện ở Mỹ
(TNO) Một quả cầu lửa đã được nhìn thấy trên bầu trời khu vực vịnh San Francisco (Mỹ) trong đêm 15.2 (giờ Mỹ), sau khi một thiên thạch rơi xuống miền trung nước Nga trong cùng ngày. - Mỹ không phát hiện được thiên thạch rơi tại Nga (VNE). – Xuất hiện tia sáng bất thường trên bầu trời California(TTXVN). – 12 giờ, 2 thiên thạch xẹt qua địa cầu (TT).
Nhận dạng "sát thủ" từ không gian
(TNO) Trong khi giới chuyên gia Trái đất yên chí lớn và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để quan sát cú tiếp cận đẹp như mơ của tiểu hành tinh 2012 DA14, một sự kiện không ngờ đến đã xảy ra tại vùng Chelyabinsk của Nga, cách Moscow 1.500 km về hướng đông.
Ứng dụng mới của cảm biến hạt nhân
Thiên thạch to bằng nửa sân banh vừa bay sát Trái đất
-- Nổ thiên thạch, gần 1.000 người bị thương (TP).- Dùng virus trị ung thư (RFI).Sao băng gây nổ lớn ở nước NgaHơn 900 người đã bị thương khi một sao băng bay ngang bầu trời vùng núi Ural của Liên bang Nga, gây ra nổ lớn.Sao băng cháy rực bầu trời Ural của NgaXem00:56
-Reported Meteorite Crash In Russia’s Urals Sparks Panic- Người đàn ông dời non san núi trên đỉnh Đắk Pét (ĐV).- Trạm quan trắc động đất phải chờ thiết bị đấu nối (TN).
-Quay được hành trình “chết chóc” của thiên thạch Nga- Vụ nổ sao băng tại Nga tương đương 20 quả bom nguyên tử (DT). - Vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk làm bị thương hàng trăm người (Guardian/ Gốc sân). – Công suất vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Urals khoảng 500 kiloton(GDVN). – Cận cảnh mưa thiên thạch sau vụ nổ bằng 20 quả bom nguyên tử (GD&TĐ). – Người Nga nhanh tay kiếm lời từ vụ nổ thiên thạch (DT). - Vụ nổ sao băng ở Nga: 7 câu hỏi lớn (DT) – Mưa thiên thạch : Nga tránh tai nạn hạt nhân trong gang tấc (RFI). – Nga tìm kiếm những mảnh vỡ của sao băng (VOA). – Thiên thạch ở Nga vẫn ‘tàng hình’ (VTC).- Lại xảy ra vụ thiên thạch rơi xuống Cuba (VOV/ Gafin).  -- Thiên thể lớn kỷ lục đã bay sượt trái đất (DT).



– NASA theo dõi chặt chẽ hành trình thiên thạch đang « áp sát » Trái đất (RFI).Dù đã loại trừ khả năng một tảng thiên thạch trọng lượng 135.000 tấn va đập vào Trái đất, nhưng Cơ quan không gian Mỹ NASA vẫn tiếp tục bám sát vật thể có đường kính 45 mét này. Theo tính toán của các chuyên gia, thiên thạch sẽ tiến đến một vị trí gần mặt đất nhất vào tối nay, 15/02/2013, tính theo giờ Paris, ở một khoảng cách còn ngắn hơn một số vệ tinh nhân tạo được phóng lên trong thời gian qua.

Được phát hiện vào tháng Hai năm 2012, vào lúc 19 giờ 25, giờ GMT hôm nay (15/02/2013), thiên thạch mang ký hiệu 2012 DA 14 sẽ bay đến một điểm chỉ cách Trái đất 27.600 km, tức là chỉ bằng một phần mười khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt trăng. Điểm này nằm trên bờ biển Sumatra ở Indonesia, phía đông Ấn Độ Dương.
Với tốc độ bay là 7,8 km / giây, thiên thạch sẽ xuất hiện như là một điểm sáng di chuyển trên bầu trời, và có thể được nhìn thấy bằng các loại kính thiên văn nghiệp dư bình thường từ vùng Đông Âu, cho đến khu vực Úc-Á vì lúc đó trời tối.
Hệ thống radar Goldstone Solar System của NASA, đặt ở vùng sa mạc Mojave tại California đã được huy động để bám sát thiên thạch trong các ngày từ 16 đến 20 tháng Hai. Các hệ thống kính thiên văn khác trên thế giới cũng nhập cuộc để cố gắng để xác định tốc độ quay quanh mình cũng như các thành tố của thiên thạch.
Sở dĩ thiên thạch 2012 DA 14 thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, đó là vì đây là lần đầu tiên mà một thiên thạch lớn như vậy, áp sát Trái đất và được các nhà khoa học phát hiện. Thậm chí, thiên thạch còn gần Trái đất hơn khi so với mọt số vệ tinh.
Trên trang web của mình, cơ quan không gian Mỹ NASA nêu bật : « Sự kiện thiên thạch bay sát Trái đất như vậy là một cơ hội độc nhất vô nhị cho giới khoa học để nghiên cứu sát sao từ một khoảng cách ngắn như vậy một vật thể bay ngang Trái Đất ».
Ngoài ra, NASA còn nhấn mạnh đến ưu tiên tối cao của họ là « theo dõi hành trình của các thiên thạch bay gần quỹ đạo trái đất để bảo vệ hành tinh của chúng ta ».
-- Thiên thạch đâm xuống vùng núi Ural ở Nga (VOA). – Khối thiên thạch tiến gần Trái Đất (BBC).
 – Ảnh: Mưa thiên thạch tàn phá nước Nga (GDVN).

(GDVN) - Khối thiên thạch này phát nổ 9 lần, bắt đầu từ độ cao 55 km. Sau đó, nó vỡ thành nhiều mảnh nhỏ rơi xuống Trái Đất buộc Không quân Nga phải dùng tên lửa bắn hạ.

Nhiều nơi ở Urals ngày 15/2 đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi một thiên thạch nặng 10 tấn, đường kính 50m đột ngột sa xuống khu vực này.

Một ngôi nhà có cửa kính vỡ nát do ảnh hưởng của trận mưa sao băng. 
Số người bị thương trong vụ nổ thiên thạch đã tăng lên đến 950 - Thống đốc khu vực Chelyabinsk Mikhail Yurevitch cho biết.

Chelyabinsk là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi trận mưa sao băng phá hủy nhiều cửa sổ và gây nghẽn hệ thống di động.

Hầu hết các nạn nhân bị thương là do kính vỡ.
Theo các nhà khoa học Nga, một khối thiên thạch nặng 10 tấn, đường kính 50m đã tấn công không phận khu vực Urals, Nga. Sau khi vượt qua khí quyển, khối thiên thạch này phát nổ 9 lần, bắt đầu từ độ cao 55 km. Sau đó, nó vỡ thành nhiều mảnh nhỏ rơi xuống Trái Đất buộc Không quân Nga phải dùng tên lửa bắn hạ. 

Tuy nhiên, có báo cáo cho rằng một số mảnh thiên thạch không bị bắn hạ đã rơi xuống mặt đất gây ra thiệt hại đáng kể. Quân đội Nga đã phát hiện một hố thiên thạch đường kính 6 m ở Urals. 

Mảnh vỡ của thiên thạch vụt cháy trên bầu trời Urals.
Gần 3.000 tòa nhà tại Chelyabinsk đã bị hư hỏng trong trận mưa sao băng, gồm 34 cơ sở y tế, 361 trường học và trụ sở chính quyền thành phố. Tổng lượng kính bị vỡ lên tới 100.000 m2.

Một hố rộng 6m do mảnh vỡ của thiên thạch tạo ra được quân đội Nga tìm thấy ở Urals. 
Một ngôi nhà có nhiều cửa kính bị sập do vụ rơi thiên thạch.
Hình ảnh của khối thiên thạch nặng 10 tấn băng qua khí quyển Trái Đất.
Người dân Nga dọn dẹp kính vỡ sau sự kiện khiến nhiều người dân hoảng hốt.




 – Ảnh thiên thạch rơi xuống nước Nga gây cảnh đổ nát: Meteorite Crashes in Russia (ABC News). –Russian meteor explosion: Spectacular dash cam video of meteorite fireball falling in Urals (RT). – Sao chổi cháy rực bầu trời Ural của Nga (BBC). – Sao chổi gây nổ lớn ở nước Nga (BBC).

- Nga: Mưa thiên thạch làm hơn 500 người bị thương (RFI). – Nga: Mưa thiên thạch kinh hoàng, ít nhất 500 người bị thương (Sống Mới). – Thiên thạch nặng khoảng 10 tấn rơi xuống trái đất với vận tốc 54.000 km/ giờ, khoảng 1.000 người bị thương do kính cửa sổ bị vỡ: Meteor explodes over Russia’s Ural Mountains; 1,000 injured as shock wave blows in windows(Washington Post). - Nga hứng mảnh thiên thạch, hơn 900 người bị thương (TN).

- Thiên thạch lớn kỷ lục đã bay sượt trái đất (LĐ). – Thiên thạch gây hoảng loạn vùng Ural của Nga (VOA). – THEO NHÀ THIÊN VĂN HỌC ROMANIA STAVINSCHI MAGDA: THIÊN THẠCH CÓ KHẢ NĂNG ĐÃ BỊ ĐÁNH CHẶN BỞI TÊN LỬA NGA (Advarul.ro/ Phạm Viết Đào). - Ngoài thiên thạch rơi xuống nước Nga, còn có MỘT TIỂU HÀNH TINH ĐÃ BAY NGANG TRÁI ĐẤT ĐÊM QUA (NBR). Khoảng 2h30’ sáng nay, giờ VN (tức 8h30’ sáng giờ New Zealand), một tiểu hành tinh nặng khoảng 130.000 tấn đã bay ngang trái đất, cách bề mặt trái đất khoảng 17.500 dặm, nhưng khoảng 8h đêm qua, giờ VN (tức 2h sáng giờ New Zealand) thì người dân New Zealand đã bắt đầu nhìn thấy nó từ xa, dĩ nhiên bằng kính thiên văn. Các nhà khoa học ở NASA cho biết, thiên thạch rơi xuống nước Nga xảy ra không phải do tiểu hành tinh này gây ra, mà 2 chuyện xảy ra chỉ do tình cờ. – Near-miss: 150-foot-wide asteroid darts past Earth (RT). Russian meteor explosion not caused by asteroid flyby, NASA scientist says (Fox News). – Tiểu hành tinh đã bay ngang qua trái đất (VOA).


-Sao chổi gây nổ lớn ở nước NgaBBC -Hơn 400 người đã bị thương khi một ngôi sao chổi bay ngang bầu trời vùng núi Ural của Liên bang Nga, gây ra nổ lớn.
Quan chức và dân chúng vùng Chelyabinsk đã nói có sự hoảng loạn vì ban đầu không ai biết đấy là chuyện gì.

Một số người bị thương vì kính vỡ nhưng tin về các vụ nổ khí đốt ở Nga và Trung Á sau đó được xác nhận là không có thực.
Sergey Hametov, dân Chelyabinsk, cách Moscow 1500 km về phía Tây cho AP hay ông thấy một vệt sáng lớn bùng lên và tiếng nổ như sấm sét.
Mảnh sao chổi cũng rơi xuống vùng thưa thớt dân cư quanh Chelyabinsk, theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Nga.
Bộ Nội vụ Nga cũng qua lời người phát ngôn Vadim Kolesnikov xác nhận có hơn 400 người dân bị thương, và ba người hiện ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Đa số bị thương từ mảnh kính vỡ vì chấn động của tiếng nổ do sao chổi gây ra.
Theo ông Kolsenikov, mái nhà rộng 600 mét vuông của một nhà máy kẽm trong vùng cũng bị sập.
Người ta cũng mô tả nhà cao tầng ở Chelyabinsk bị chấn động.
Tại Yekaterinburg, ông Viktor Prokofiev đang lái xe đi làm thì chứng kiến sao chổi bay qua.
Ông nói với Reuters:

Mạng xã hội Nga đăng ảnh chụp trời bừng sáng vì sao chổi
"Trời còn khá tối nhưng đột nhiên sáng rực như ban ngày và ánh sáng làm tôi bị chói mắt như ánh đèn pha xe hơi."
Các bản tin nói vụ sao chổi xảy ra lúc trời quang mây tạnh.
Hãng AP cho rằng đây là một vụ mảnh vụn sao chổi rơi vào khí quyển.
Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Nga, bà Elena Smirnikh được hãng tin Nga Interfax trích lời nói đấy ‘là một ngôi sao chổi’.
Tại vùng Tyumen thuộc Siberia cũng có mảnh sao chổi rơi xuống.
Sao chổi gây nổ lớn ở nước NgaBBC Tiếng Việt
Miền trung Nga “náo loạn” vì mưa sao băngTuổi Trẻ
Nga hứng mưa thiên thạch, hàng trăm người bị thươngNgười Lao Động
Vietnam Plus -Tiếng nói nước Nga -Thanh Niên

Nga: Mưa thiên thạch cực lớn, ít nhất 400 người bị thương
(Dân trí) – Ngày 15/2, một trận mưa thiên thạch lớn tại vùng núi Ural của Nga đã gây ra những tiếng nổ lớn, phá hỏng cửa kính nhiều tòa nhà khiến ít nhất 400 người bị thương. 20.000 nghìn nhân viên cứu hộ đã được điều tới giúp đỡ các nạn nhân.
- Vụ chủ 2 lò mổ gia súc tử vong, đình chỉ trưởng trạm thú y bán heo nghi nhiễm bệnh (SGGP).
- Hào Anh sau bi kịch ở ‘địa ngục trần gian’ (VNE).
- Những người trẻ “bỏ nhà” lên núi vì người nghèo (TTXVN).
- ĐI TÌM ĐỘNG TRĂN KỲ BÍ Ở SƠN LA: Kỳ 6: Sợ mất mạng, thả trăn khổng lồ về núi (PLTP).
- Khai hội chùa Hương (NLĐ).  – Nạn “chặt chém” ở hội chùa Hương (TN).  – Lại “nhíu mày” với lễ hội miếu Bà Chúa Xứ(NLĐ).  – Dòng người nườm nượp đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam (DT).
- Trời phạt mới sợ! (NLĐ).  - 2013 được dự báo sẽ nóng nhất trong 160 năm qua (TTXVN/ GDVN). – Những hiện tượng thời tiết “ngược đời” trong lịch sử (NQ&TD).- Vì sao Xuân Bắc – Tự Long kêu cứu? (TP).- Hot: tóp 10 sự kiện khó tin nhất năm con Thìn (phần 1) (Tin khó tin).


- Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, Thủ tướng yêu cầu: Thẩm định kỹ, không đạt yêu cầu, không đầu tư xây dựng (SGTT). - Kế hoạch di dân nếu có sự cố tại đập Sông Tranh 2: Sướng “thấy choa” (PLTP).- Lên kế hoạch sơ tán dân nếu động đất gây vỡ đập Sông Tranh 2 (DT). – Lên phương án sơ tán dân vùng động đất (NNVN).-- Thủ tướng: Phải đánh giá kỹ hơn về động đất tại sông Tranh 2 (DT).
Bears Win Reprieve in Vietnam theDiplomat.com

Tổng số lượt xem trang