Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

THƯ GỬI CON CHÁU

Tưởng nhớ Giáo Sư HOẰNG HỮU  NGUYỄN VĂN PHÚ cựu Hiệu trưởng Trường Trung Học Hưng Đạo Sài Gòn –trước 1975 - :

NGUYỄN VĂN PHÚ 
Thưa lão hữu,
Trong những dịp chuyện trò với nhau ở trụ sở trong khi chờ đợi các con đến đón, chúng ta đã đồng ý với nhau về một số vấn đề và lão hữu bảo tôi nên viết các điều ấy ra để cho con cháu đọc, vì lão hữu tay run quá, muốn viết cũng không được. Đặc biệt là năm nay là tròn 30 năm tỵ nạn, cho nên cần làm sáng tỏ một số việc cho các con, nhất là các cháu, hiểu. Mấy tháng vừa rồi, tôi đã gắng tuân theo lời của lão hữu; nay coi như việc đã tạm xong. Để dễ trình bày ý kiến, tôi viết dưới dạng một bức thư của bố mẹ gửi cho các con. Kính mời lão hữu nhàn lãm, rồi sửa đổi và bổ túc cho, đa tạ.

* * *
Các con thân yêu,
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.

Biết Ơn. Các con ạ, trên đường tỵ nạn cộng sản, tìm tự do, chúng ta đã bỏ lại tất cả, tài sản, bàn thờ và mồ mả tổ tiên. Khi đến định cư nơi quê hương thứ hai này, chúng ta đã được chính quyền và dân chúng đón tiếp và giúp đỡ. Hiện nay, đời sống của chúng ta đã ổn định. Chúng ta phải biết ơn đất nước này và hãy tìm cách góp phần làm cho đất nước này tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn để đền đáp phần nào cái ơn đó.

Lý Do Tỵ Nạn. Các con cần giảng rõ cho các cháu biết lý do nào đã khiến cho gia đình chúng ta tới đây cùng với hàng vạn gia đình khác, đó là: chúng ta tỵ nạn cộng sản, đi tìm tự do. Các cháu được sống trong một xã hội dân chủ, tự do từ lúc mới sinh ra nên không thể tưởng tượng nổi tính dối trá và các thủ đoạn nham hiểm của cộng sản. Các cháu khó có thể tin được tại sao con người đối với nhau mà lại tàn ác như vậy. (Có thể cho các cháu coi phim Journey from the Fall – Vượt Sóng, do Trần Hàm đạo diễn, khởi chiếu 30-4-2005). Cộng sản hành động rất ác nhưng nói rất khéo và che đậy rất giỏi! Vì thế phải giải thích cho các cháu hiểu, không phải để hận thù mà là để biết sự thật. Có một câu mà nhiều người hay nhắc: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.”

Quê Cha Đất Tổ. Dù công việc bận rộn đến mấy, các con hãy dành thì giờ nghiền ngẫm những trang lịch sử và địa lý Việt Nam, để biết nguồn gốc dân tộc, sự hình thành đất nước, những bước thăng trầm, những nỗi vinh nhục, những khôn ngoan và lầm lỗi của ông cha ta. Và từ đó chúng ta rút ra những bài học. Có những trang sử oai hùng, mà cũng có những trang sử đẫm nước mắt. Có khi nước ta bị đô hộ khổ nhục cả ngàn năm, mà cũng nhiều khi dân ta anh dũng vùng lên phá xiềng xích, giành tự chủ. Lại cũng có khi người mình đi xâm chiếm tàn phá nhiều nước khác, thí dụ gần đây nhất là mười năm tàn phá Cao Mên, gây nên căm hờn của nước láng giềng và để lại cái nghiệp nặng mà các thế hệ sau sẽ còn phải gánh chịu!

Lịch Sử Gần Đây. Nước ta bị Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19. Khoảng 1940, đại chiến thế giới bùng nổ. Ở nước ta, Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-45. Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ ký với Pháp, rồi giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật thua Đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa. Ngày 19-8-45, Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng không được bao lâu, Pháp tìm cách quay lại. Cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12, 1946. Khi phe Việt Minh lộ rõ bản chất cộng sản, các đảng phái quốc gia trước nguy cơ bị họ tiêu diệt dần, đã trở về vùng quốc gia là nơi đã thiết lập một chính quyền khác với chính quyền vùng kháng chiến mà thực chất là cộng sản. Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước: miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa. Miền Bắc công khai theo khối cộng sản, tiến hành xâm lăng miền Nam bằng võ lực và che mắt thế giới bằng con bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Miền Nam được Hoa Kỳ và đồng minh của khối tự do ủng hộ để ngăn sự bành trướng của cộng sản. Khi quân xâm lăng mạnh lên thì Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, bắt đầu vào 1960, và chiến tranh trở nên khốc liệt.
Năm 1972, sau khi Liên Xô và Trung Quốc trở thành đối nghịch thì tổng thống Nixon đến Trung Quốc ký Thỏa hiệp Thượng Hải. Hoa Kỳ không cần đến “tiền đồn chống cộng” nữa nên bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa! (Soạn phẩm Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết những sự thật phũ phàng về sự bội ước và tháo chạy của Mỹ.) Theo Hiệp định Paris 1973: Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ để lại một số cố vấn mà thôi, còn quân Bắc Việt vẫn ở lại! Cộng sản Bắc Việt tiếp tục xâm lăng miền Nam với nhiều viện trợ của cộng sản quốc tế. Việt Nam Cộng Hòa dù tự vệ can trường đến mấy, mà không đủ vũ khí, xăng dầu… thì chắc chắn là kém thế. Ngày 30 tháng Tư 1975, thủ đô Sài Gòn thất thủ. Cuộc di cư tỵ nạn cộng sản, tìm tự do bắt đầu. Từ đây trở đi, chính các con biết khá nhiều chi tiết.

Suy Xét Thông Tin và Sử Liệu. Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. Có người – kể cả nhà tu – còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đã viết ở dòng cuối tác phẩm Roots (Nguồn cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.” Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy xét thông minh.

Theo bố mẹ thì cuộc chiến 1954–1975 ở nước ta là chiến tranh Nam Bắc, là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, là đối đầu giữa hai khối cộng sản và tự do; khí giới nước ngoài, máu dân Việt mình. Đối với người miền Nam, đó là chiến tranh tự vệ. Còn cộng sản Bắc Việt thì tuyên truyền và giáo dục quần chúng rằng đó là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy và thống nhất đất nước. Kẻ thắng kiêu ngạo và tàn ác, người thua uất hận trong tủi nhục. Mấu chốt của sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc ta nằm ở điểm ấy (kể ra thì dân tộc ta còn nhiều sự chia rẽ khác nữa). Chưa thay đổi được hai cách nghĩ đó thì chưa nói tới hòa hợp dân tộc được! Hàng triệu người đã chết, tuy đất nước được thống nhất mà lòng người đến nay vẫn còn chia rẽ.

Về Thăm Việt Nam. Có vài vị hỏi bố mẹ đã về thăm Việt Nam chưa. Câu trả lời là chưa; vì lý do sức khỏe. Đã có rất nhiều người về Việt Nam, mỗi người một lý do, mỗi người một mục đích, mỗi người một cách nhìn! Về để chăm sóc cha già mẹ yếu, thăm nuôi người thân, về để sửa sang phần mộ tổ tiên, về để giảng dạy cho sinh viên, để nhìn lại quê hương, những điều ấy là chính đáng. Về để cứu trợ nạn nhân của các thiên tai hay giúp đỡ đồng bào nghèo túng mà không vì danh vì lợi, cũng là việc tốt. Về để ăn chơi, để du lịch rẻ tiền, để cầu danh lợi, để xin vài tấm bằng khen, thì không nên.
Sau này, khi trong nước thay đổi thật sự, các con có thể đưa các cháu về thăm quê hương. Bố mẹ biết trước rằng các cháu sẽ không xúc động lắm đâu vì con người ta phải có kỷ niệm, phải có gắn bó thì mới xúc động được. Các con hãy cố hướng dẫn cho các cháu yêu đất nước, dân tộc và đồng bào Việt Nam, đừng để cho các cháu chỉ là những khách du lịch bình thường. Còn việc các con hay các cháu sẽ về làm ăn sinh sống tại Việt Nam thì bố mẹ nghĩ rằng điều đó rất khó xẩy ra.

Hiện Tình Đất Nước. Nếu có ai nói rằng Việt Nam nay đã tiến bộ (đa số người dân nay đã được ăn cơm thay vì cơm trộn bo bo, có nhiều xe gắn máy và xe hơi thay cho xe đạp... ; chẳng lẽ sau 30 năm im tiếng súng mà không có tiến bộ!) thì đó là một vài tiến bộ so với chính Việt Nam chứ nếu đem so sánh Việt Nam với các nước láng giềng thì đáng xấu hổ về nhiều mặt (như Cao Mên mà cũng còn có đảng đối lập). Muốn biết những sự thật ở Việt Nam đằng sau những “bin đinh” cao ngất, những “ô tô con” bóng loáng, những khách sạn năm sao, những sân “gôn” tân kỳ, thì phải theo rõi tin tức trong nước để thấy sự băng hoại trầm trọng về nhiều phương diện (nhất là về giáo dục), sự hiện diện của tư bản đỏ, của quốc nạn tham nhũng, sự phung phí tài nguyên quốc gia, và phải đích thân đến thăm đồng bào nơi các vùng xa xôi nghèo khó. Chúng ta cần biết sự thật, không tô hồng mà cũng chẳng bôi đen!

Để tạm hiểu hiện trạng nước ta, các con tìm đọc bài nói của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương Hà Nội. Ông ta thuyết trình các sự thật cho các cán bộ cao cấp nhất của cộng sản Việt Nam nghe. Bài nói này gần đây mới được tiết lộ ra ngoài. Bài giới thiệu viết: “Mọi người phải chú ý tới những con số cho thấy sự thật phũ phàng về nền kinh tế Việt Nam. Ông Doanh cho thấy cả tình trạng yếu kém của nền kinh tế lẫn tính chất phi dân chủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Từ đó ông dám nói thẳng cả cơ cấu chính trị cũng hỏng, phải thay đổi” (Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, ngày 30-3-2005).
Ông Doanh kể lại rằng một chuyên viên tài chánh quốc tế đã đặt câu hỏi với ông như sau: “Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Chúng mày cứ đề ra cái mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng đi ăn xin nữa, có được không?” Thật là một mối nhục chung cho cả nước! Nước ta đâu có hèn kém, dân ta đâu có lười biếng. Do đâu mà khổ nhục đến thế? Do độc tài đảng trị!

Thái Độ Chính Trị. Không những đồng bào hải ngoại đòi bãi bỏ độc đảng, thiết lập đa nguyên đa đảng, mà ngay cả những đảng viên cộng sản cùng các phần tử tiến bộ ở trong nước cũng đòi như vậy. Cần hiểu rằng: chống độc tài, độc đảng, chống tham nhũng, chống đường lối sai lầm của cộng sản, không phải là chống nước Việt Nam mà là mong cho nước Việt Nam khá hơn, tiến hơn.
Nếu có ai nghĩ rằng cộng sản Việt Nam ngày nay đã “đổi mới” một chút thì nên biết rằng do sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu, do sự đấu tranh ở trong và ngoài nước, do áp lực quốc tế và do nguy cơ tan rã của đảng nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới về kinh tế (mà không chịu đổi mới về chính trị)! Tuy mình không làm chính trị nhưng mình phải có thái độ chính trị, mình phải tiếp tục ủng hộ các cuộc đấu tranh sao cho đất nước có dân chủ tự do thật sự.
Tổng bí thư của cộng sản Việt Nam đã nhận rằng cộng sản Việt Nam có “phạm nhiều sai lầm”. Chúng ta hỏi: sai lầm sao không sửa, sao không công khai xin lỗi quốc dân, sao không trả lại ruộng đất nhà cửa cho các tư nhân và các giáo hội, sao không bồi thường cho các nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất, của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, của các đợt cải tạo công thương nghiệp, sao không bồi thường và xin lỗi những người bị bắt đi tù “học tập cải tạo”? Sự thực thì ai ai cũng muốn xóa bỏ hận thù, nhưng cộng sản Việt Nam cần phải hành động cụ thể cho nhân dân trông thấy. Nói “xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai” xuông thôi thì ích gì? Nói “đại đoàn kết” mà lại do đảng lãnh đạo (điều 4 hiến pháp cộng sản) thì ai mà tin được!

Chuyện Trong Gia Đình. Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, có thể các con nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ một đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.
Vì tài sản của bố mẹ đã bị cs cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì “đâu vào đấy”cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. Hãy nhớ: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Cái tài, cái giỏi nếu có thì chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo “xạc điện” cho cái bình ắc-quy vậy. Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được!.
Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.
Còn đối với con cái, hãy thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn; hư hỏng vì bè bạn trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến! Tivi, “ghêm”, “chat” .. , phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá cho nên nay về già, bị cơ thể “hỏi tội”, đau lên đau xuống hoài!
Trong đời sống hàng ngày, phải luôn luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến các thế hệ mai sau. Dùng thứ gì cũng không được phí phạn, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người khổ cực.
Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Bí quyết là áp dụng chữ xả. Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thì giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.

Tiếng Việt Tại Nước Ngoài. Có vài điều đáng bàn. Các cháu là công dân nước này, với mọi bổn phận và quyền lợi của một công dân. Cuộc sống thực tế trong trường học cũng như ngoài xã hội bắt buộc các cháu phải nói Anh hay Pháp ngữ, và phải nói và viết thật giỏi, nếu không thì sẽ khó hòa đồng, bị lạc lõng và bị thua kém! Đi học, các cháu nói tiếng Anh hay tiếng Pháp (hoặc cả hai). Về nhà, các cháu thường nói với nhau bằng hai thứ tiếng ấy. Tuy các con thường bắt các cháu nói tiếng Việt trong gia đình, bố mẹ vẫn cảm thấy tiếng Việt của các cháu hãy còn kém. Nói tiếng Việt đã yếu, viết câu tiếng Việt còn tệ hơn, vì các cháu có tập đọc và viết chữ Việt thường xuyên đâu! Một vài giờ tiếng Việt vào cuối tuần ở trung tâm Việt ngữ với các cô giáo rất tận tâm cũng chưa đủ làm cho các cháu khá lên. Chỉ riêng việc học cách xưng hô theo tiếng Việt đã là khó nhất thế giới rồi!
Đồng bào ta ở hải ngoại luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tiếng Việt. Bố mẹ cũng nghĩ như vậy. Nhưng xét cho cùng, một đứa trẻ không thể kể là hai đứa trẻ (Việt & Canada hay Việt & Mỹ) nhập làm một được! Nếu ép quá thì sức của chúng chịu không nổi. Còn thể thao, còn âm nhạc nữa chứ. Vậy ta phải khéo chọn đúng liều lượng, đừng biến đứa trẻ thành “cái máy học”! Các cháu sẽ phải vươn lên ở đất nước này. Các con cần chuẩn bị sao cho chúng sống thích hợp với môi trường và sống thoải mái tại đây.

Xã Hội Âu-Mỹ. Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần “thiểu dục, tri túc” tức là “ít ham, biết đủ”, chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy; an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi. Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.

Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì sẽ bệnh, bệnh rồi sẽ ... ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Đến ngày ấy, các con hãy lo thu xếp tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất bố mẹ ở một nghĩa trang thì, sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ! Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn; mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. Có thể đem trải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con nên dành tiền bạc góp vào các việc có ích lợi chung. Đừng e thiên hạ chê cười, mọi người sẽ hiểu và sẽ tán thành.
Có một chi tiết như thế này: nếu chẳng may, bố hay mẹ ngã bệnh mà phải chịu một “đời sống thực vật”, các con hãy can đảm chọn giải pháp rút các ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!

Bàn Thờ Gia Đình. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày ảnh nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ làm tổn hại gia phong. Đến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành của các con và các cháu mới là quý. Bố mẹ nói “các cháu” là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt ở một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn Hôn các của bố mẹ.
Bố mẹ cám ơn tất cả các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Hôn các cháu thật lâu!
Bố Me


Letter to my children and grandchildren

Nguyễn văn Phú     Vietnamese Version

Translated by Minh Châu

Dear old friend,
While waiting for our children to pick us up from our monthly meeting at the Seniors’ Association, you and I had, on several occasions, the opportunity to discuss and to agree on a number of important points. You urged to me to put our thoughts on paper to share with our descendants because, as you said, your hands tremble so much these days that you are having difficulty holding the pen. Moreover, this year marks the 30th anniversary of our self-exile as refugees and we both thought it would be useful to transmit a clear message to our children and especially our grandchildren. During these last few months, I endeavored to accomplish the task you assigned. Today, my work may be considered complete. For ease of presentation, I wrote this article in the form of a letter by a father to his children. Please review it at your convenience. I would very much appreciate any corrections and improvements.
****
My beloved children,
Your mother and I are both in our eighties now, longevity virtually unknown to the earlier generations. Over the years, we have had many occasions to talk to you about a number of important subjects, but you were often not all present at the same time to share the same conversations. Moreover, you may not have entirely retained our message. Hence, this letter to summarize the key points that your mother and I wish to impart to you. For your children who speak Vietnamese but do not read it very well, we ask that you find the best way to communicate our thoughts to them and offer them the necessary explanations. It is not enough to merely take note of what we put today in writing for you. Please make an effort to really grasp the fundamental meaning of our message.
Gratefulness — My beloved children, in fleeing the communist regime in search of freedom, we had to leave everything behind: our properties, our ancestral shrine, as well as our ancestors’ final resting place. The authorities and the people of this adopted land opened their arms and their hearts to help us rebuild our lives. Now that we are relatively well established, we should be grateful and show it by doing our best to help make this nation even greater, stronger and more prosperous.

The cause of our exodus — You must be sure to explain clearly to your children the reasons which pushed our family as well as hundreds of thousands of others to choose a life of self-exiled immigrants in a foreign country: we fled communism, in search of freedom. Your children have the great fortune of living in a democratic society. Having known nothing but freedom since they were born, they would never imagine the full extent of the duplicity and the cruelty exerted by the communists. They would find it difficult to believe the atrocities to which men can submit men. (In due time, you may let them watch the movie Journey from the Fall, directed by Tran Ham, which premiered on April 30, 2005.) The communists are cruel in action, but very cunning in words and especially skilled in the art of concealment! Hence the need to really explain things to your children to ensure they have a full understanding of our background, not to incite hatred in them, but so they can be aware of the truth. We often repeat this saying amongst ourselves: “Don’t listen to what the communists say, just examine what they do.”
Our native land — Regardless of how busy you are, take the time to reflect on the history and the geography of Viet-Nam in order to understand the origin of our people and the creation of our homeland. Learn about the vicissitudes that our people experienced, including the moments of glory and the times of humiliation. Appreciate the wisdom and accomplishments of our forefathers as well as their mistakes. These are all lessons that we should learn and communicate to our descendants. The pages of our history books are alternatively filled with glorious achievements and painful tears. There was a time when our country had to bear the humiliation of Chinese occupation during a thousand years. Then, our heroic people rose to break the subversive bonds of domination and reclaimed our independence. Our past also included periods when we invaded and destroyed other countries. The most recent incident is the destructive ten-year occupation ofKampuchia, which incited the hatred of a neighboring country and created unwholesome karma, the fruits of which future generations will have to bear.
Recent historical events — Our country became a French colony around the end of the 19th century. In 1940, a World War erupted. In Viet-Nam, on March 9, 1945, the Japanese overturned the French in a military coup. Emperor Bao Dai enacted the abolition of the treaty of protectorate concluded with France and entrusted to Mr. TranTrong Kim the formation of the first government of the independent state of Viet Nam. On the global scene, the countries of the axis — Germany, Italy and Japan — were overcome by the Allies — England, France, the United States, the USSR and China. In our country, on August 19, 1945, the Viet Minh revolutionary forces seized the power held by the Tran Trong Kim government and proclaimed the creation of the Democratic Republic of Viet Nam. As France sought to restore its domination, onDecember 19, 1946, a war of national resistance was declared in view of defending our independence. At that time, the Viet Minh revealed its true communist nature and initiated a campaign to eliminate the nationalist groups. Faced with the danger of being gradually eradicated, the nationalist parties pulled back into special zones controlled by another non-communist government.
After the battle of Ðien Bien Phu, the Geneva agreement of 1954 divided our country into two: the North became the Democratic Republic and the South, the Republicof Viet-Nam. The North pledged open allegiance to the communist bloc and immediately launched the process of conquering the South by force, an act which it dissimulated to the eyes of the world by operating behind an organization of its creation, called the Front of Liberation of the South. At that time, South Viet-Nam accepted the support of the United States and the allied forces of the free world created to stop the expansion of communism. In the 1960s, as the invading forces from the North grew in numbers and in strength, the United States started pouring their own troops into the South, and the war intensified.
In 1972, after the rupture of relations between the USSR and China, President Nixon went to China and signed the Shanghai agreement. Consequently, no longer needing an “outpost in the fight against communism”, the United States dropped their support of the Republic of Viet Nam! [The book “Khi Dong Minh Thao Chay(When the Allies Ran Away)” by Dr. Nguyen Tien Hung reveals the disappointing truths about the betrayal of the Americans in their shameful flight.] According to theParis agreement signed in 1973, the United States was to withdraw their troops from South Viet-Nam and only leave in place a number of military advisers, while the North Vietnamese troops remained fully stationed in the South! The Communists of North Viet-Nam were therefore free to continue their unabated invasion of the South with the considerable assistance of the international communist bloc. Despite the courage shown in its war of self-defense, because of the serious lack of ammunition and fuel, South Viet-Nam was pushed into an untenable situation. On April 30, 1975, Saigon, the capital of the South, fell. In the months and years following that date, the world witnessed the exodus of the Vietnamese men, women and children fleeing communism, in search of freedom. I trust you already know the next chapters of our story with sufficient details.
Historical data and information — We live in an era of information and we are indeed swamped by a glut of data about everything. Much has been written about Viet-Nam and the Viet-Nam War, including photos and movies, but we found a serious shortage of books and films that are objective and truthful. There are of course a few authors who did try to provide an honest account of the war. Unfortunately, each of them only succeeded in relating one particular aspect of the truth, in the manner of the blind men in the ancient fable who tried to describe an elephant by each touching a part of its body. Moreover, many authors knowingly bend the truth to fit their personal justification or neurosis about the war. Still others, including certain monastic figures, make up stories for the purpose of slandering. The worst misrepresentations are found when those in power or their scribes engage in History writing. Alex Haley wrote in the last lines of his book Roots: “… preponderantly the histories have been written by the winners”. This is why we insist that you, and especially your children, should be extremely cautious and discerning in reading the books or viewing the films about Viet-Nam produced in the end of the 20th and the beginning of the 21st century, regardless of the authors and their nationalities.
From your parents’ perspective, the conflict that took place in our country from 1954 to 1975 was a war that opposed the North to the South, a civil war, a war by proxyresulting from the confrontation between the communist bloc and the free world, a war delivered with the weapons of the foreign countries and the blood of the Vietnamese people. For the South Vietnamese, it was a war of self-defense. Meanwhile, in the North, through propaganda and education of the masses, the communists portrayed it as a war delivered against the American puppet regime to reunify the country. The Northern winners had been arrogant and cruel; the defeated Southerners swallowed their pain and their anger, and bowed their heads in humiliation. There lies the heart of the deep chasm dividing our people (even though in all truth, there are many other reasons for the division). As long as one does not succeed in changing these two opposing views, it would be useless to speak about national reconciliation! Millions of dead people, a reunified country, but the Vietnamese people still remain deeply divided in their heart.
Visiting Viet-Nam — Many people asked us whether we had returned to Viet-Nam. Our response has always been: “Not yet, because of our health.” Many have returned to Viet-Nam, each for their own particular reasons. Needless to say, we all long to be reunited with our homeland, but everyone has a personal view about the pros and cons of the matter! Returning to the country to care for one’s aging or sick parents, to help one’s family, to restore one’s ancestral tombs, to teach young students, to visit one’s country, these are valid reasons to go. Returning to the country to bring solace to victims of natural disasters, to selflessly help compatriots in need, these are also commendable motives. But returning to enjoy sensual pleasures, to take advantage of cheap tourism, or to seek monetary gains and official distinctions, then it is better to abstain.
Later, if the country has shown some real improvements, you may want to bring your children to visit our homeland. But we predict that they will not be particularly moved — one may not feel any emotion if there are no memories which associate one with something. Thus, in raising your children, please try to provide guidance and help them appreciate our native land, our people, our compatriots, and make sure they do not behave as vulgar tourists. As for the probability of your returning to live in Viet-Nam, we do not expect the prospects to be very positive.
The real situation in the country — If somebody tells you that the country has made progress
— that the majority of the population are now able to eat rice with every meal, compared to the mix of rice and oats of the post-1975 era; that motorbikes and cars have mostly replaced bicycles — know that in truth, such progress only reflects the normal evolution of any country (after all, it would be unthinkable that after thirty years of peace, no growth or progress were achieved!). However, in terms of real democratic progress, if we compare Viet-Nam to its neighbors, we cannot help feeling shame for the country’s failure in many aspects (even Kampuchea has an opposition party!).
If you want to know the real Viet-Nam beyond the tall buildings, the shiny cars, the luxurious five-star hotels, the modern golf courses, then seek information from inside the country to see the extensive breakdown in many sectors (education, in particular), the excesses of “red capitalism”, the plague of widespread corruption, and the waste of our nation’s natural resources. And don’t forget to visit our compatriots who live in desolate poor regions in the back country. We need to look objectively at the actual situation without any make-up, that which is painted neither in pink nor in black.
For a clear view of the situation in our country, refer to a speech by Dr. Le Ðang Doanh, former Director of the Central Institute of Research on Management in Ha-Noi. In this speech, Dr. Doanh voiced the whole truth to the highest communist leaders. This document recently made its way abroad. In a presentation which is made of this text, one can read: “We should all pay attention to the numbers that point to the sad reality of the economic situation in Viet-Nam. Mr. Doanh underlines the weaknesses of the economy and the antidemocratic nature of the communist regime in Viet-Nam. He affirms unequivocally that the political infrastructure is obsolete and should be changed.” (Ngo Nhan Dung, in Nguoi Viet Daily, March 30, 2005).
Mr. Doanh relates the following story. An expert in international finances asked him the following question: “Clever as you claim to be, how come your country is still poor after such a long period? With your intelligence and your proud tradition, why do you beg all the time? Why don’t you give yourself a goal in time after which you will resolve to stop asking for alms? Is this possible?” How humiliating for us all! Our country is not populated only by incompetents; our people are not lazy; why this utter misery? It is all due to the dictatorship of the Party!
Having a political attitude — Our fellow expatriates are not the only ones who demand the abolition of the unique-party regime; some members of the Communist Party and progressive elements in the country are also clamoring for the same. Understand this: the fight against dictatorship, against a single party regime, against corruption, against the erroneous policies of the Communists, is not a fight against Viet-Nam; it is, quite to the contrary, an effort to move forward so that the country can improve and grow.
Some may say that the Vietnamese Communists did implement some change with the “Doi Moi” or modernization program. Know that whatever modest change there was, it was the consequence of the collapse of communism in Eastern Europe, of the fight against oppression by the Vietnamese people inside the country and abroad, and of international pressure. It was the threat of the disintegration of the Party which drove the Communists to institute economic modernization (with no modernization whatsoever on the political level). Even though we do not “do politics”, we must nevertheless adopt a political attitude; we must continue to support the effort to bring about effective democracy and freedom to our country.
The Secretary General of the Communist Party recognized that the Vietnamese Communists “committed several serious errors.” The question that begs to be asked is this: if errors have been made, then why not correct them? Why not offer to the people a public apology? Why not return the wrongfully taken land and properties to their individual owners and religious institutions? Why not compensate the victims of the land reform, of the repression against the intellectuals and artists in the NhanVan Giai Pham period, and of the waves of reforms in the industry and commerce sectors? Why not redress the harm done to those sent to the so-called “reeducation camps” and beg their forgiveness? In truth, everyone wishes to put aside hatred and resentments, but it is up to the Communists to demonstrate some constructive behavior that would convince the people of their good-will. It is utterly useless to simply say “let us erase hatred and resentments, let us forget the past and look towards the future” without doing anything concrete to turn the idea into policy and practice. To call for Dai Doan Ket or Great Union on the one hand, and to place the proposed reconciliation under the stewardship of a unique, all controlling Party (Constitution, article 4) on the other hand — how would you expect anyone to trust such empty words?
Our family — Let’s now talk about our family. Your mother and I belong to an older generation. We raised you in accordance with the standards of our generation, just like your grandparents raised us according to the standards of their time.
You must have at times found us too strict. We simply followed the norm of our times. We hope that you will forget any unhappiness that, unaware, we may have inflicted upon you. Know that we did not seek an extravagant lifestyle, that we were never wasteful and that we lived well within the ethical and moral guidelines of our culture. We worked hard and saved every penny to provide for our family so that you could have a relatively comfortable life, a good education and a warm and happy home.
Because we had been despoiled of all our assets by the Communists, we experienced a rather difficult beginning on arrival in this country. Your mother and I had to accept very harsh working conditions. And you also, you had to work hard and diligently during your holidays in order to complete your studies. Today, everything seems to have fallen in place quite nicely. You should try never to be self-satisfied or to think of yourself as the best. Remember this: “When you look up, you will find that everyone is better, when you look down, you will see that everyone is worse.” Your personal talent, if any, counts only to some extent, the remainder results from the combination of favorable circumstances and the intangible benefits inherited from your ancestors and from your own actions in former lives and in this life. Always cultivate a virtuous life in order to improve your karma, in the same manner as a motorist must recharge the battery of his car. One reaps what one sows. Such is the universal law of cause and effect which leaves no one untouched!
Regarding your small family unit, here is our advice: between husband and wife, it is important to respect one another, to share and to compromise. Frictions are inevitable; resolve problems with patience, calm and wisdom. Anger is bad council, avoid it at all cost.
With respect to your children, love them without spoiling them. Be sure to keep an eye on their social circles. Establish contacts with the parents of their friends in order to obtain a fuller and deeper understanding of who they are. In our society today, bad peer influence is such a widespread phenomenon! The time spent watching television, playing video games or “chatting” on the Internet should be limited. On the other hand, it is important to encourage the practice of some physical activities and sports. This also applies to you personally. Be sure to include physical exercise in your routine in order to balance your activities. Let your father’s health condition be an inspiration to you. In my youth, I spent countless hours tied to my work. As a consequence, today, in my old age, my body “demands justice”, and I am frequently ill.
In your daily life, be thrifty (but not miserly). Make an effort to protect the environment because the resources of the world are limited; we must think of the future generations of our descendants. Do not waste anything, not even the Kleenex that you use to clean your hands. From time to time, let your children view the photographs and the films showing little children who are suffering terribly from hunger and cold; this will help them learn that in this world, a great many still live in misery.
Between brothers and sisters, keep in mind the following Vietnamese proverbs: “Brothers and sisters should be linked like hands and feet”; “when an elder sister falls, the little sister must help her up”; “a drop of blood is more valuable than a pond of water”; “when a horse is sick, the whole stable stops feeding”. The secret to maintaining good relationships between brothers and sisters may be found in one word: “forgiveness”. Do not hold rigor with your brothers and sisters for their defects.Any discord between you would be extremely painful to us.
In this society, as everyone seems to be short of time and can barely take care of his own immediate family, the extended family is somewhat neglected, much to our regret. Please make an effort to emphasize the tight relationship and unity in the extended family. To our daughters and daughters-in-law, we have a special request: help your husbands to maintain good relations between your brothers and sisters, as well as with all relatives on both the paternal and the maternal sides of the family.
Speaking Vietnamese — Some points need to be mentioned here. Your children have grown up as citizens of our host country with all the related rights and duties. Their daily life at school and in society forces them to speak and to write English and/or French impeccably, or they would run the risk of not being able to fully integrate in their social environment, of being insulated and missing out on opportunities for success and growth. They communicate with each other quite fluently in the two languages. Even though you do encourage them to speak Vietnamese at home, we feel their command of our language is rather weak. Their conversation skills are lacking, and their writing skills are even worse. This is understandable because they never dedicated enough time practicing reading and writing in Vietnamese! To help your children acquire any meaningful command of our language, it is simply not enough to spend a few hours each weekend at the language school with a teacher, as dedicated as she may be. Just think: in Vietnamese, the nomenclature, the hierarchy and the forms of address for various members of the family are one of the most complicated in the world!
Our fellow expatriates often point out the need for maintaining the use of the Vietnamese language. We agree with them. But to really think about it, a child cannot be the fusion of two children (Vietnamese and Canadian, or Vietnamese and American.) If too much pressure is exerted, the children will not bear it. In addition, we have to make time for their other interests such as sports, music, etc. Therefore we must make intelligent choices and establish a proper balance to avoid transforming your children into “studying machines”. Your children will be making progressive achievements in this country. Help them be prepared and adapted to their environment in order to ensure a satisfactory quality of life.
The Western society — We live in a society of excessive consumption. Don’t let yourself be caught by skilful marketing techniques which encourage you to consume without control.
Surrounded by wants and needs, we become the easy preys of publicity; at the same time we are being conditioned and influenced by the banks and the insurance companies. Practice this motto: “Minimize your wants, be content with little.” Buy only what you need. This rule is also applicable to the houses and cars you buy; these should be well within your means and should provide the security and the basic functionality needed in your daily life. That’s enough. Avoid too much debt. This will lead to a much better worry-free life. Please understand that our advice is not mere theory. Today’s society is slipping lower and lower in many moral and spiritual aspects. The reason, in our opinion, is that when people are so focused on the appearances, they become egoistic, attached to material possessions, and cannot find happiness anywhere. To be truly happy, one needs to be less selfish. One must think of fellow human beings and learn to share with others.
Your old parents — With old age comes illness, and then one day, the old and the sick must depart… for good! That’s the universal law of life! When this day arrives for us, please make sure that our funerals are solemn but simple. Burying us in a cemetery may pose some problems for you, should you be required in the future to move away for your work. It would be difficult and impractical to take care of our tombs in this city. We prefer the cremation solution, which is more practical and does not require our bodies to be entombed. We believe future generations will need the land more than us. You could disperse our ashes on the mountain, in a river, or even in the ocean. We will return to dust, that’s all! Instead of spending on a funeral reception, please save the money to contribute to some worthy causes of collective interest. Do not be concerned that you would be criticized for this untraditional funeral. In time, people will understand and will approve.
One more important point: if, by misfortune, we should be sick and require life support in a vegetative state, please have the courage to remove our artificial life support system. Why prolong such a state which can only be a major burden to everyone?
The family shrine — Given today’s limited living space, it is not very easy to install a family shrine at home. To keep the memory of your ancestors, of your grandparents, both paternal and maternal, and of your parents, you may display photographs in the most suitable place of your house to show your respect and to reaffirm your commitment to never dishonor your ancestral tradition. On the anniversary of our death, prepare a small table on which you will lay out a cup of pure water, some scented flowers, fresh fruits and an incense rod (an electric rod would do as well). This would be sufficient. It is the expression of your love and that of your children that would be most meaningful and valuable to us on that day. We did mention “your children” to point out the need to make sure they understand the significance that we, Vietnamese, ascribe to the celebration of the anniversary of death of members of the family. During these special days, concentrate on good thoughts, do a few more acts of kindness compared to other regular days, give charity to the poor, donate clothes or food to charitable organizations. On these occasions, it would be wonderful if all brothers and sisters get together to renew and strengthen our family bonds. Please make an effort to organize such family reunions.
We hope that you will read this letter carefully, that you will meditate on it and that you will
try to carry out our recommendations. We thank you all for having always taken good care of us for so many years, and to have done all that’s required so that we can enjoy our old age in serenity.
With much love to you all, our beloved children and grandchildren, and a thousand kisses.
Father and Mother



Bước Vào Cửa Phật-Quyển 2
Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú
Hình Đức Phật A-Di-Đà
Mỗi khi cùng Ban Hộ Niệm của chùa đến tụng kinh cho một đạo hữu vừa quá vãng, hoặc là chứng kiến sự ra đi của một người bạn, chúng ta thường nảy ra các suy nghĩ, suy nghĩ về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, đặc biệt là suy nghĩ về ý nghĩa của cái chết.
Một số người nghĩ rằng cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì hết, con người sở dĩ có mặt ở cõi này chẳng qua là một “tai nạn” do cha mẹ làm ra, bản thân mỗi người đâu có trách nhiệm gì. Bất ngờ sống tại thế giới này, chịu đựng đủ mọi thứ trói buộc: trói buộc của xã hội, của cộng đồng, của gia đình và ngay của cả chính mình nữa, có lúc nào là được tự do thật sự đâu!
Một số người khác cho rằng cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi con người cố gắng làm cho đời mình càng ngày càng tươi đẹp về mọi phương diện, cả vật chất lẫn tâm linh.  Nhưng phái khác bảo rằng chỉ nghĩ đến mình thôi là ích kỷ, phải tận tâm tận lực tạo hạnh phúc cho chính mình đồng thời cho tha nhân nữa.
Lại có nhóm chủ trương rằng cuộc đời ngắn ngủi như kiếp phù du, tội gì mà vất vả cực nhọc, cần phải tìm cách hưởng thụ về mọi mặt cho thỏa chí v.v...
Phật tử chúng ta nghĩ thế nào?
Đối với Phật tử, cuộc đời này chỉ có ý nghĩa khi được mở trí huệ, trí huệ nói đây là trí huệ bát-nhã; không phải là sự hiểu biết, trí thông minh thông thường mà chúng ta vẫn đề cập đến hàng ngày, mà là sự hiểu biết cùng tột do tu hành, để đưa đến giác ngộ và giải thoát, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.  Sự tu hành ấy đặt trên căn bản tam học là giới, định, huệ và tam tuệ là văn, tư, tu để diệt tam độc là tham, sân, si và đạt được tình trạng vô ngã, giác ngộ và giải thoát.
Đứng trước cái chết, nhiều người chép miệng “quả là vô thường!”.  Thật ra, khi nói đến vô thường thì phải bước thêm một bước nữa, đó là tự hỏi ta cần nghĩ gì, cần làm gì.  Vô thường là một định luật thiên nhiên, không ai cưỡng lại được.  Có vô thường mới có biến đổi.  Mà đã biến đổi thì có thể theo chiều hướng này hay chiều hướng kia, có thể trở thành tốt hay thành xấu.  Phật tử chúng ta cương quyết nhắm về hướng thiện, hướng tốt và luôn luôn tự nhủ rằng “con quỉ vô thường đang rình rập chúng ta”, chúng ta phải can đảm và tỉnh táo nhìn vào sự thật và chuẩn bị.
Phái duy vật chủ trương rằng chết là hết.  Khi vật chất đã tan rã rồi, khi thân xác đã chết thì chẳng có linh hồn nào để tồn tại, chẳng có gì lên thiên đường, chẳng có gì xuống địa ngục, nghĩa là chẳng có thưởng phạt chi cả, chết là hết! Lành dữ, hay dở, tốt xấu ... đến lúc chết là xong.
Ngược lại, một số đông cho rằng ngoài thân xác, con người có linh hồn, một linh hồn trường cửu bất biến.  Khi chết, hình hài trở về cát bụi, linh hồn hoặc là lên thiên đường, hoặc là xuống địa ngục.  Lại có một số khác nghĩ rằng sau khi cái hồn rời khỏi thân xác thì nó sẽ hiện hữu tại một cảnh nào đó gọi là âm cảnh, mãi mãi sinh hoạt ở đó. Người  ta  lại tưởng tượng thêm ra rằng sinh hoạt ở cõi âm cũng tương tự như ở nơi trần thế này, “dương sao, âm vậy!”
Lười biếng nhất có lẽ là những ai có lập trường rằng chẳng thể nào biết được sau khi chết, có những việc gì xẩy ra, có tái sinh hay không, có đầu thai hay không, hay là chỉ còn “hư vô”.  Đã không biết thì chẳng cần nói, chẳng cần bàn làm chi cho mệt, sống cái đã!
Phật tử chúng ta nghĩ sao?  Nghĩ như sau này:
Một là con người gồm có thân và tâm tức là sắc và danh.  Con người có thần thức, nhưng đó không phải là một linh hồn trường cửu, bất biến.  Gọi là hồn, là vong linh, hương linh, thức ... không quan trọng, cái quan trọng là “không trường cửu, bất biến”.
Thứ hai là sau kiếp sống này, sẽ còn một kiếp khác, nghĩa là Phật giáo chấp nhận có sự tái sinh.  Sống chết, chết sống ... nối tiếp nhau như những đợt sóng nhô lên, thụt xuống, liên miên như vậy.  Tuy thế, cái quá trình liên miên ấy có thể được chấm dứt khi đã đạt được quả vị thánh, vượt ra khỏi sinh tử luân hồi.
Thứ ba là nói về “cái gì đi đầu thai, đi tái sinh?”  Thần thức vô hình của mỗi người sẽ mang cái nghiệp của người đó để đi vào một kiếp mới.  Cái nghiệp này quyết định kiếp mới này sẽ sung sướng hay khổ sở, yên vui hay sóng gió v.v...  Kiếp mới này sẽ diễn ra ở một trong sáu cảnh giới: địa ngục, ngã quỹ, súc sinh, a-tu-la, nhân, thiên.  Đối với những vị tu hành đắc đạo thì sẽ “lên” một trong bốn thánh đạo gồm thanh văn, duyên giác, bồ-tát, Phật, hết sinh tử luân hồi.
Thứ tư, đối với đại thừa, trừ hai trường hợp (những kẻ bị đày địa ngục hoặc các vị được lên hàng thánh) đi ngay sau khi tắt thở, còn đa số thì sau khi bỏ cái thân tiền ấm (thân cũ) sẽ mang thân trung ấm (vô hình) tối đa 49 ngày, sau đó sẽ có thân hậu ấm (kiếp mới).  Trong vòng 49 ngày đó thì sẽ tùy nghiệp mà tái sinh vào cảnh giới mới.  Thiện đạo là a-tu-la, nhân, thiên.  Ác đạo là địa ngục, ngã quỉ, súc sinh.
 Lẽ dĩ nhiên không ai muốn sa vào nẻo ác.
Trong số các đường thiện thì cõi thiên sung sướng hơn cả; tuy vậy vì sung sướng quá nên khó tu hoặc là quên tu, đến lúc hết phước báo lại phải chịu luân hồi.  Vào cõi a-tu-la cũng khó tu vì a-tu-la hay sân hận.  Vào cõi người, nếu gặp Phật, gặp Pháp thì dễ tu, đã tu thì có hi vọng giải thoát.  Nhưng chúng ta cần nhớ rằng được làm người rất là khó. Trong kinh có kể thí dụ sau này: “Có một con rùa mù sống ở đại dương, hàng trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần.  Trên mặt nước, có một cái bọng nổi bồng bềnh.  Con rùa nổi lên trúng vào cái bọng, thử hỏi việc này dễ hay khó.  Khó vô cùng!  Được tái sinh vào làm kiếp người cũng khó như là con rùa mù trồi lên mặt nước biển mà đâm trúng vào cái bọng vậy!”
Trong việc tái sinh, động cơ chính là cái nghiệp vô hình.  Con người tuy chết đi, nhưng cái nghiệp vô hình còn đó. Người ta hay nói đến thường nghiệp tức là cái nghiệp từ thân, khẩu, ý hàng ngày, do thói quen tích lũy, thí dụ y sĩ thì quen chữa bệnh, đồ tể thì quen mổ heo, mổ bò ... Trọng nghiệp là cái nghiệp nặng như giết người, phá tăng đoàn ... Cận tử nghiệp là cái nghiệp gây ra vào lúc gần chết, cận tử nghiệp đáng sợ ở chỗ nó quyết định nơi tái sinh.  Phải nói thêm là thường nghiệp và trọng nghiệp ảnh hưởng lớn tới cận tử nghiệp.
Vì muốn cho con người có toàn những niệm lành vào lúc hấp hối ngõ hầu cận tử nghiệp được lành, nên Tịnh độ tông dạy chúng ta pháp môn niệm Phật, cầu vãng sinh Tây phương Cực lạc của đức Phật A-Di-Đà.  Mục đích của pháp môn “niệm Phật cầu vãng sinh” là dồn các chủng tử lành vào trong tâm thức.  Vào lúc lâm chung, đầu óc không còn bị vướng vào của cải, danh vọng, gia đình, bạn bè ... , không bị mắc vào sân hận, thù hằn ... , trong tâm chỉ toàn là những niệm (nhớ nghĩ) về Phật mà thôi, đó là những niệm lành trấn áp tất cả các niệm ác, niệm tạp.
Nhờ nguyện lực của đức Phật A-Di-Đà, người quá vãng được đón về Tây Phương Tịnh độ. Tới đó được gặp chư Phật, chư bồ-tát, chư thượng thiện nhân nên dễ tu hành tinh tiến để lên cõi trên, không bị thoái chuyển.  Đó là bước đầu của giải thoát.
Nghe vậy thì có vẻ dễ nhưng trên thực tế công việc không đơn giản.  Tu theo pháp môn Tịnh độ, phải chú ý đến ba yếu tố tín, nguyện, hành; đó là ba cái chân của một cái đỉnh, thiếu một là hỏng. Tín là tin: tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào nguyện của đức A-Di-Đà, tin có tịnh độ, tin lý nhân quả nghiệp báo.  Nguyện là nguyện bỏ cõi ta-bà đau khổ, nguyện sinh về Tây Phương Cực lạc để tu học thành Phật.  Hạnh là niệm Phật chuyên cần, chăm chú, cương quyết cho đến mức nhất tâm bất loạn.  Ngoài ra phải trồng thiện căn, gieo nhân phước đức vì kinh A-Di-Đà có nói: “Không thể vì một chút thiện căn phước đức nhân duyên mà sinh sang nước kia được”.  Tin sâu, nguyện chắc, hành siêng, hàng ngày thanh tịnh thân khẩu ý, có thế mới gọi là đủ hành trang để lên đường về Quê được!
Kính chúc quý đạo hữu có đầy đủ ba điều tín, nguyện, hành. □
PHỤ LỤC. Trí Húc đại sư (1599-1655) tự là Ngẫu Ích (còn gọi là Linh Phong đại sư, gọi theo nơi trụ trì là núi Linh Phong) đã viết hơn 40 bộ sách, trong đó có cuốn “Phật thuyết A-Di-Đà kinh yếu giải”.  Lời kết luận của sách đó có đoạn sau này: (chép theo bản dịch của Tuệ Nhuận)
“Khi Húc mới xuất gia, tự phụ là Thiền Tông, khinh miệt các giáo môn khác, dám nói càn rằng: ‘phép trì danh niệm Phật chỉ để dành cho người  trung căn và hạ căn’.  Về sau nhân vì ốm nặng nên mới phát tâm cầu về Tây Phương, mới chịu nghiên cứu các sách, mới biết phép ‘niệm Phật tam-muội’ thực quý giá vô ngần, mới chịu hết lòng chấp trì danh hiệu Phật với một sức mạnh bằng vạn con trâu kéo không lại ...”  Kinh Phật nói rằng: ‘Đời mạt pháp, ức vạn người tu hành, ít có một người tu đắc đạo, chỉ còn nhờ phép niệm Phật mới được độ thoát’.  Than ôi! nay chính là đời mạt pháp rồi, mà bỏ pháp môn niệm Phật này, thì còn có pháp nào tu học được nữa”.
Sách ấy có ghi mấy câu sau đây của Vĩnh Minh Thọ thiền sư (còn gọi là Diên Thọ hay Trí Giác thiền sư) sống vào thế kỷ thứ 10 bên Trung Quốc:
1/ Có Thiền Tông, có Tịnh Độ, Như thêm sừng cho mãnh hổ. Đời hiện tại làm thầy người, Đời vị lai làm Phật Tổ.
2/ Có Thiền Tông, không Tịnh Độ,  Mười người tu, chín người đổ. Ấm cảnh nếu thấy hiện ra,  Chỉ chớp mắt là theo nó.
3/ Không Thiền Tông, có Tịnh Độ, Vạn người tu, vạn người đỗ. Đã được thấy Phật Di-Đà,  Còn lo gì chẳng khai ngộ.
4/ Không Thiền Tông, không Tịnh Độ,, Địa ngục đêm ngày đau khổ. Muôn đời nghìn kiếp còn lâu, Nhờ cậy ai, ai tế độ?


Tổng số lượt xem trang