Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Thời báo Hoàn Cầu “chụp mũ”: Việt Nam dựa vào Nga đối đầu Trung Quốc

-- Thế trận liên hoàn bảo vệ Cam Ranh (Soha).- Thời báo Hoàn Cầu “chụp mũ”: Việt Nam dựa vào Nga đối đầu Trung Quốc (GDVN).- Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam sẽ có nguồn lực, có năng lực để nhập khẩu vũ khí tiên tiến hơn, đem lại nhiều cơ hội cho các công ty Nga.

Tàu tên lửa lớp Molniya (ảnh minh họa)
Nga sẽ mở rộng chuyển nhượng công nghệ quân sự cho Việt Nam?
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 12 tháng 11 đưa tin, tại Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố: “Chúng tôi dự định mở rộng chủng loại sản phẩm hiện đại (vũ khí trang bị) xuất khẩu cho Quân đội Việt Nam”. Bộ Quốc phòng hai nước ngày 12 tháng 11 đã ký thỏa thuận liên chính phủ mới về hợp tác kỹ thuật quân sự.
Trang mạng “Đài tiếng nói nước Nga” dẫn lời chuyên gia Vasilii Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, trong thời gian Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Việt Nam, hai bên hoàn toàn chưa ký hợp đồng cung ứng vũ khí trang bị cụ thể nào, nhưng đồng thời, thông qua thỏa thuận liên chính phủ hợp tác kỹ thuật quân sự hai nước được ký kết trong quá trình chuyến thăm có thể nhìn thấy, việc ký kết loại hợp đồng này sắp được tiến hành.
Vasilii Cashin cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam có thể sẽ được tiến hành theo mô hình hợp tác mà Moscow đã từng áp dụng với Trung Quốc, tức là, từ cung ứng thành phẩm quá độ sang chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp quân sự của Việt Nam.
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
Bài báo dẫn tuyên bố của Thư ký thông tin Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, thỏa thuận mới hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt liên quan đến “vấn đề công nghệ” và “vấn đề mở rộng cung ứng chủng loại trang bị quân sự”.
Bài báo phân tích cho rằng, ý đồ phát triển công nghiệp quân sự của Việt Nam là rõ ràng, cũng phù hợp với logic. Số lượng dân số của Việt Nam đã lên tới 90 triệu người, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế, sẽ đạt khoảng 170 tỷ USD.
Ngân sách quân sự (quốc phòng) năm 2012 của Việt Nam là 3,33 tỷ USD, nhưng trong lực lượng vũ trang vẫn giữ lại rất nhiều vũ khí kiểu Nga được cung ứng từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cần được đổi mới. Cùng với sự tăng trưởng, có thể dự đoán, Quân đội Việt Nam sẽ mua nhiều trang bị mới hơn. Vì vậy, Việt Nam tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ở trong nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng tổng thể tiềm lực kinh tế, công nghiệp của Việt Nam.
Bài báo viết rằng, "Việt Nam đã đạt hiệu quả ban đầu trên phương diện này. Chẳng hạn, Việt Nam đã mua 12 tàu tên lửa lớp Molniya (Tia chớp) của Nga, trong đó 10 chiếc được sản xuất tại Việt Nam, kể cả sản xuất số lượng linh kiện nhất định của những con tàu này. Có thể suy đoán, Việt Nam sẽ còn quan tâm đến việc mở rộng danh sách sản xuất trang bị phổ thông Lục quân, đồng thời sẽ độc lập sản xuất một số vũ khí cho Hải, Không quân. Rõ ràng, thời cơ đổi mới và hoàn thiện xe tăng, xe bọc thép của Việt Nam đã chín muồi'.
Tháng 3 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thăm Việt Nam, cho biết Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm.
Trước đó, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài bình luận cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt. Ông Putin đã 3 lần đến thăm Việt Nam, chuyến thăm này là cơ hội để Nga mở ra cục diện mới cho ngoại giao châu Á-Thái Bình Dương của họ.
Theo bài báo, ngoài tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng lượng (điện hạt nhân)..., hợp tác quân sự Nga-Việt cũng tiếp tục được thúc đẩy. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhập khẩu chủ yếu của vũ khí Nga. Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm, trước năm 2016, Nga sẽ cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam.
Bài báo cho rằng, Việt-Nga không chỉ có tình hữu nghị lịch sử, mà còn có tiềm năng phát triển rất lớn, chuyến thăm Việt Nam của ông Putin tạo động lực mới cho hợp tác hai nước.
Tàu ngầm diesel lớp Kilo do Nga chế tạo, Việt Nam sắp đón tàu ngầm đầu tiên lớp này mang tên Hà Nội.
Hoàn cầu chụp Mũ: "Việt Nam dựa Nga để đối phó Trung Quốc"
Ngày 13/11/2013, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” có bài viết tuyên truyền, suy diễn với nhan đề cho rằng “Putin thăm Việt Nam bàn hợp tác quân sự nhạy cảm. Truyền thông cho rằng Việt Nam muốn dựa vào Nga đối đầu với Trung Quốc”.
Theo bài viết, hiện nay trọng điểm chính sách đối ngoại của Nga đã chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tờ “Quan điểm” Nga cho rằng, ông Putin đã thảo luận với phía Việt Nam về hợp tác quân sự, công nghệ cao. Ông Putin đề cập đến nội dung hợp tác kỹ thuật quân sự “rất nhạy cảm” với Việt Nam, còn lãnh đạo khẳng định Nga là người bạn “thân thiết nhất”. Hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ hợp tác.
Theo tuyên truyền của bài viết, "Việt Nam là một trong những khách hàng vũ khí chính của Nga. Tình hữu nghị hai bên có từ thời kỳ Liên Xô. Năm 2012, hai nước đạt được thỏa thuận, quân nhân Nga “quay trở lại căn cứ vịnh Cam Ranh”, Việt Nam sẽ cung cấp bảo đảm hậu cần cho Hải quân Nga".
Bài viết dẫn lời chuyên gia cho rằng, do Việt Nam duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ, Hải quân Nga xuất hiện ở cảng biển này sẽ không đe dọa an ninh của Trung Quốc và Mỹ, nhưng sẽ tăng “sức nặng” cho Việt Nam.
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo.
Chuyên gia Usov, Viện nghiên cứu điều tra chiến lược Nga cho rằng, Việt Nam cần Nga để “đối phó” Trung Quốc. Quân đội Nga tiến vào vịnh Cam Ranh có thể giúp Nga tiến hành theo dõi đối với Đông Nam Á, khu vực chiến lược trọng điểm, trong đó có Biển Đông.
Tờ “Đại công báo” ngày 15 tháng 11 cũng có bài viết cho rằng, trong chuyến thăm Việt Nam của ông Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đã ký kết 18 thỏa thuận hợp tác, liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực như quân sự, năng lượng, giáo dục, khoa học kỹ thuật...
Theo bài báo, thông qua tăng cường hợp tác với các nước châu Á, Nga đã tăng cường vai trò ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã phản ánh rõ chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của họ.
Bài báo cho rằng, Việt Nam có quan hệ quân sự, thượng mật thiết với Nga. Đối với Nga, Việt Nam là cửa ngõ để Nga đi vào ASEAN và Đông Nam Á, đồng thời là đối tác hợp tác năng lượng quan trọng của Nga. Việt Nam và Hàn Quốc đều đã cung cấp không gian lớn hơn cho ngoại giao Đông Á của Nga. Putin thăm Việt Nam và Hàn Quốc đã cho thấy, chính sách ngoại giao Nga tăng cường nghiêng về châu Á-Thái Bình Dương.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam, mua của Nga
Trung Quốc chưa dị nghị về việc Nga bán nhiều vũ khí cho Việt Nam?
Cũng tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 11 có bài viết nói rằng, khi trả lời phỏng vấn báo chí ngày 12 tháng 11, Makiyenko, phó chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, tuy Nga không ngừng tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam, Ấn Độ, nhưng Trung Quốc tạm thời chưa yêu cầu phía Nga hạn chế hợp tác với các nước như Việt Nam, Ấn Độ.
Ngày 12 tháng 11, tại cuộc họp báo sau khi hội đàm với nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga chuẩn bị mở rộng chủng loại sản phẩm quân sự hiện đại cung cấp cho Quân đội Việt Nam. Cùng ngày, hai nước đã ký thỏa thuận liên chính phủ mới về lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, quy định Nga còn muốn giúp đỡ đào tạo cán bộ quân sự cho Việt Nam.
Khi bình luận về triển vọng hợp tác Nga-Việt, ông Makiyenko chỉ ra, gần đây Việt Nam đang tích cực tiến hành hiện đại hóa Không quân và Hải quân của mình, đây là hai hướng được Việt Nam tập trung đầu tư nguồn lực lớn nhất, vì vậy có thể suy đoán, những nỗ lực này sẽ còn tiếp tục.

Nhưng, Việt Nam cũng có thể muốn nâng cấp hệ thống phòng không, dù sao thì lô mua sắm lớn gần đây trên lĩnh vực này cũng diễn ra vào năm 2003, phương hướng này đương nhiên cần phải tăng cường, các công ty Nga có thể sẽ có được cơ hội, tham gia cải tạo, nâng cấp hệ thống phòng không của Việt Nam.
Hệ thống phòng thủ bờ biển K300P Bastion P của Việt Nam, mua của Nga
Makiyenko cho rằng, Nga hiện nay không còn như thời kỳ Liên Xô, thông qua xuất khẩu vũ khí trang bị, tạo sự hỗ trợ chính trị cho Việt Nam. Nga thời đại hậu Liên Xô tiến hành các hoạt động hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài xuất phát từ động cơ thương mại. Các nguồn lực hiện có của Việt Nam mặc dù còn tương đối hạn chế, nhưng có xu thế phát triển rất tốt.
Nếu nói vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam mỗi năm chỉ mua 100 triệu USD vũ khí trang bị từ Nga, thì đến khoảng năm 2005, con số này đã tăng lên 300 triệu USD. Những năm gần đây, Việt Nam mỗi năm mua khoảng 1 tỷ USD vũ khí. Vì vậy, Việt Nam trong tương lai sẽ có nguồn lực, có năng lực để nhập khẩu vũ khí tiên tiến.
Đối với vấn đề quan hệ Việt-Trung phức tạp lâu dài, hợp đồng quân sự mới giữa Việt-Nga có ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Nga hay không, phó chủ nhiệm Makiyenko, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, đến nay còn chưa xuất hiện tiền lệ như vậy.

Khi phát triển quan hệ với Nga, Trung Quốc tạm thời chưa yêu cầu Nga phải hạn chế hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước khác. Trên phương diện này còn có Ấn Độ, quy mô hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ấn phải lớn hơn nhiều, nhưng, theo tờ Hoàn Cầu, "Trung Quốc tạm thời chưa đưa ra bất cứ yêu cầu nào".

- Báo Nga: Hạm đội TBD được tái trang bị, sẵn sàng trở lại Cam Ranh (Soha).
- Chuyên gia Nga: Rời Cam Ranh là sai lầm, Nga sẽ trở lại! (ANTĐ).-

- Hải quân Việt Nam cải tiến tàu đổ bộ Mỹ (KT).

- Chuyên gia quốc tế: Việt Nam sẽ không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc (Infonet).- Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn: Hướng tới tương lai (VOV).

-Cải cách tại Trung Quốc: Trung Quốc sắp “đâm sầm” vào Vạn Lý Trường Thành? (VNN).- Trung Quốc không muốn nâng cấp Kilo, lại phàn nàn Nga thiên vị Việt Nam (ANTĐ).

--'Khi người Nga trở lại Cam Ranh'BBC Tiếng Việt
Với các hợp đồng cung cấp vũ khí, khí tài và chuyển giao công nghệ quốc phòng khổng lồ, Nga đang ở vị trí không thể cạnh tranh về hợp tác quân sự với Việt Nam. Báo Nga những ngày qua tập trung sự chú ý khá lớn tới việc Nga và Việt Nam ký kết Hiệp ...
--Chuyên gia Nga: Sai lầm khi rời Cam Ranh

--Mỹ đến Philippines khiến Nga mỏi mắt nhìn về Cam Ranh

--MỸ VÀ TRUNG QUỐC ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THÁCH THỨC CHUNG

-VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC XUNG QUANH

-LỘ TRÌNH MỚI CHO QUAN HỆ MỸ-TRUNG

  • Tàu ngầm Kilo về Việt Nam: Chưa có nước nào đánh bại được 3 cường quốc
  • Tàu ngầm Kilo sẽ được đưa về Việt Nam bằng xà lan chuyên dụng
  • Tàu ngầm Kilo VN có thể vô hiệu hóa tàu sân bay chỉ bằng 1 quả tên lửa
  • Tàu ngầm Kilo sẽ về tới Cam Ranh vào đầu năm 2014
  • Ý nghĩa “họ tên thật” tàu ngầm Kilo Việt Nam
  • "Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa Club, mạnh hơn tàu ngầmTrung Quốc"
  • Video: Cả 6 tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam đã có tên đầy đủ



  • -"Khi Đồng Minh Tháo Chạy"
    -Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 13111
    "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

     Trục Xoay Về Châu Á Bị Lỏng Chốt
     

    * Tổng thống Pháp Francois Hollande đọc diễn văn trước Quốc họi Israel hôm Thứ Hai 18 *
    Bị chiếu bí ở nhà, Tổng thống Mỹ có thể đi tìm thành quả đối ngoại để chứng tỏ quyền lực của mình vì Hiến pháp cho Lập pháp nhiều quyền hạn về ngân sách và nội chính nhưng để khoảng trống về ngoại giao cho Hành pháp. Nhưng trong cơn sóng gió hiện nay về đạo luật bảo dưỡng y tế của mình, với sự thất vọng và xé rào của nhiều đảng viên Dân Chủ vì viễn ảnh thất cử năm tới, Tổng thống Barack Obama lại chỉ mong là dư luận đừng chú ý đến chuyện đối ngoại.

    Nhưng tứ bề thọ nạn!

    ***


    Hôm Chủ Nhật vừa qua, chuyến thăm viếng Israel của Tổng thống Pháp François Hollande giải tỏa được một nghi vấn. Nghi vấn là vì sao hôm Thứ Năm mùng tám, Ngoại trưởng Laurent Fabius lật đật qua Geneva dự hội nghị về Iran và bất ngờ xé rào khi đơn phương bước ra thông báo việc Pháp bác bỏ đề nghị hòa giải của Ngoại trưởng Mỹ mà ông gọi là "mua hớ" - marché de dupes? Lý do không chỉ vì Fabius là gốc Do Thái nên có lập trường gần gũi với Chính quyền Israel của dân Do Thái và hoài nghi lời hứa của Iran để thoát khỏi nạn cấm vận.

    Tổng thống Pháp được Chính quyền của Thủ tướng Benyamin Netanyahu và dư luận Do Thái đón tiếp như một anh hùng đã dám đơn phương chống Mỹ! Câu chuyện có nguyên do sâu xa hơn vậy.

    Chiều 31 Tháng Tám, Chính quyền Paris chuẩn bị chiến dịch can thiệp vào Syria theo kế hoạch hỗn hợp Pháp-Mỹ thì Tổng thống Hollande được ông Obama điện thoại cho biết quyết định bất ngờ: bãi bỏ việc tấn công trù tính vào đêm hôm đó, mà tìm giải pháp khác! Sau đấy là thái độ cả tin của Chính quyền Obama với Iran trong hội nghị của nhóm P5+1 (năm hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cộng với nước Đức) về kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của Iran. Vào giờ chót tại Geneva, Ngoại trưởng John Kerry lòi ra đề nghị mới tinh mà ba đồng minh Anh, Pháp, Đức chưa kịp tham khảo trước. Sau khi đọc ra, Ngoại trưởng Fabius bèn nói thẳng với báo chí về quyết định từ chối của Pháp.

    Nhưng vấn đề không chỉ là đối sách bất ngờ hoặc tráo trở vì bất lực của Tổng thống Obama.

    Trong một cuộc hội thảo hôm 13, ông Fabius công khai trình bày mối e ngại của Pháp về việc Mỹ thiệt thoái khỏi Trung Đông để tập trung vào khu vực quan yếu hơn cho quyền lợi của Hoa Kỳ, thí dụ như Á Châu. Hậu quả là nhiều quốc gia sẽ gặp bất ổn như Lebanon hay Iraq. Trầm trọng hơn vậy, thế giới không ở trong tình trạng "đa cực" multipolaire mà "vô cực" a-polaire! Chữ của ông Fabius, người đã từng là một Thủ tướng trẻ nhất của Pháp ở tuổi 37 vào năm 1984 khi ông Obama mới tập tành phát triển cộng đồng tại Chicago.

    Sau phản ứng bất ngờ của Saudi Arabia - từ chối gia nhập Hội đồng Bảo an - để bày tỏ nỗi bất mãn với Hoa Kỳ, sau những chỉ trích của Israel về chủ trương hòa dịu với Iran, sau quyết định ngưng viện trợ cho Egypt, Hoa Kỳ đang gặp sự chống đối không còn ngấm ngầm của Pháp. Khi nháo nhào tháo chạy khỏi Trung Đông, Hoa Kỳ đang mất đồng minh ở một khu vực bất ổn nhất.

    Chỉ vì muốn chuyển trục về Châu Á? Á châu lại bị oan!

    Vì phải ở nhà giải quyết vụ khủng hoảng ngân sách và nguy cơ chính quyền liên bang bị đóng cửa, hồi Tháng Chín Tổng thống Obama đã liên tục hủy bỏ các cuộc họp quan trọng với lãnh đạo của các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Philippines và cũng chẳng tham dự các Thượng đỉnh của Diễn đàn APEC (Hợp tác Á châu Thái bình dương) và Đông Á. Đây là lần lỡ hẹn thứ ba sau hai lần trước vào năm 2010 cũng vì đang thai nghén chuyện ObamaCare của mình.

    Với các nước Đông Nam Á, sự khả tín của nước Mỹ đã trở thành một vấn đề.

    Ngược với những thông báo rầm rộ của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, việc "chuyển trục về Châu Á" chưa là ưu tiên của một Tổng thống từng khoe rằng thiếu thời thì mình có quan hệ với Á châu Thái bình dương khi đã sống tại Indonesia và Hawaii. Khi vừa đắc cử cuối năm 2008, Obama từng nói như người Hà Nội, đến chuyện "đẩy sóng ra khơi, nối chân trời gần lại". Không, siêu phàm hơn vậy – "sẽ đảo ngược thủy triều".

    Trong cuộc họp báo 51 phút vào Thứ Năm 14 vùa qua, Obama nói về cái "tôi" đến 120 lần, mà cái tôi đó không chặn được làn sóng đáy tại Thái bình dương, hay trong Quốc hội Mỹ. Chỉ vì hôm đó, ông nhận được một lá thư ngỏ của 151 Dân biểu Hạ viện thuộc đảng Dân Chủ.

    Số là Hoa Kỳ có thể thức đàm phán ngoại thương theo thủ tục nhanh gọn: Hành pháp được rộng quyền thương thảo với các nước về hiệp định tự do mậu dịch, khi hoàn tất thì trình bày trọn gói cho Lập pháp biểu quyết. Đó là thủ tục "fast track", để tránh việc Quốc hội can thiệp vào từng điều khoản khi còn thương thảo. Thủ tục đó kết thúc từ năm 2007 và Hành pháp Obama đang muốn xin tái tục. Khối Dân biểu vừa gửi thư ngỏ đã yêu cầu chấm dứt trò chạy bộ một mình!

    Mà chuyện ấy liên hệ gì đến Á châu Thái bình dương?

    Hoa Kỳ đang thương thuyết với 11 quốc gia trong vành cung Thái bình dương Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái bình dương TPP. Đây là kế hoạch lớn nhằm hạ thấp hàng rào quan thuế gần tới số không và giải tỏa luồng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và chế độ bảo vệ tác quyền, v.v.... Với sự gia nhập của Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Nam Á, mà không có Trung Quốc, kế hoạch TPP này là một phần trọng yếu và thiết thực của việc "chuyển trục".

    Nhưng ngay trong Quốc hội Mỹ, xu hướng bảo hộ mậu dịch rất mạnh đã vừa gây thêm phân hóa trong đảng Dân Chủ của ông Obama. Như trong hồ sơ ObamaCare, hậu phương Dân Chủ đã tuột đáy còn nhanh hơn lãnh tụ.

    Họa vô đơn chí, ngày 13 vừa qua, hệ thống WikiLeaks lại tiết lộ một phần quan trọng của hồ sơ TPP liên quan đến quy chế bảo vệ tác quyền. Phe chống đối kế hoạch TPP từng đả kích Chính quyền Obama là che giấu nhiều cam kết trong việc đàm phán nên vụ tiết lộ liền thổi bùng tranh luận bên trong. Kỹ nghệ điện ảnh Hollywood xưa nay vốn ưa ca tụng Obama đã vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của mình và phản đối những cam kết ngầm của Đặc sứ Thương mại trong Nội các Obama.

    Vì vậy, việc hoàn tất Hiệp định TPP nội trong năm nay chỉ là chuyện ảo. Huống hồ là các quốc gia khác cũng phải ráo riết bảo vệ quyền lợi của họ trước sự phê phán của dân chúng ở nhà. Đấy cũng là những làn sóng ngầm tại Thái bình dương....

    Nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ đang thấy các đồng minh lần lượt tháo chạy ra khỏi vòng lãnh đạo của nước Mỹ. Lời phát biểu của Ngoại trưởng Pháp về một thế giới vô cực không chỉ ứng vào Trung Đông. Chính quyền Obama nhất quyết rút khỏi Iraq và Afghanistan, thả nổi khu vực Trung Đông và nói đến quyền lực mềm của ngoại giao và kinh tế. Về ngoại giao, Mỹ mất nhiều đồng minh chiến lược. Về kinh tế để tạo ra một luật chơi khác ở Châu Á và Mỹ châu La Tinh với những đối tác mới qua hiệp định TPP thì kết quả cũng là một sự thất vọng.

    Một định nghĩa khác của "vô cực" là mất trục xoay.

    _______________________________

    Chỉ có tại nước Mỹ

    Khi Trung Quốc đang mà mắt thế giới về nỗ lực cải cách sau Hội nghị kỳ Ba của khóa 18 thì hệ thống thông tin kinh doanh Bloomberg lãnh đạn. Để khỏi phật ý Trung Quốc và khó hành nghề, Bloomberg bất ngờ hủy bài phóng sự của phóng viên điều tra Michael Forsythe về mối quan hệ giữa tỷ phú giàu nhất Trung Quốc với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Hoàng Kiến Lâm không chỉ cầm đầu tập đoàn Vạn Đạt Wanda với tài sản trị giá hơn 14 tỷ đô la mà còn là đảng viên Cộng sản có thần thế. Hãng Bloomberg không chỉ ngưng bài báo mà còn sa thải tác giả, một ký giả từng đoạt giải về điều tra. Khi bị tờ New York Times và Financial Times khui vụ này thì Bloomberg chối bay. Bloomberg là cơ sở kinh doanh của ông tỷ phú cùng tên, Thị trưởng vừa mãn nhiệm của New York. Có nên tin truyền thông của Hoa Kỳ về tình hình Trung Quốc hay chăng? Còn tùy!


    Nga trở lại Việt Nam: Russia's return to Vietnam (Pravda 4-3-13)
    -
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và dồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh 05/03/2013 (REUTERS /Kham)
    NGA - VIỆT NAM: Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và dồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh 05/03/2013 (REUTERS /Kham)
    -Nga và Việt Nam bàn về hợp đồng vũ khí, trong đó có tàu ngầm
    -Hôm nay, 05/03/2013, nhân chuyến viếng thăm tại Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Nga và Việt Nam đã thảo luận về mở rộng các hợp đồng mua vũ khí, trong đó có tàu ngầm, cũng như về việc Nga giúp Việt Nam phát triển ngành hải quân.
    Nga dự kiến là vào tháng 8 tới sẽ giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel đầu tiên trong số 6 chiếc mà Hà Nội đã ký hợp đồng mua vào năm 2009 với giá tổng cộng 2,1 tỷ đôla. Các chiếc tàu ngầm còn lại sẽ được giao từ đây đến năm 2016.

    Là một trong những nước mua vũ khí của Nga nhiều nhất, Việt Nam đang thảo luận về việc mua các phụ tùng cho những vũ khí thời Liên Xô, mua các vũ khí mới và các chiến hạm, cũng như tàu ngầm.

    Phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết là Việt Nam sẽ tiếp tục ký các hợp đồng mua vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.

    Về phần ông Sergei Shoigu thì nói là hai bên cũng đã thảo luận về việc Nga giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu, cũng như thủy thủ cho hải quân và giúp Việt Nam đóng những chiến hạm mới.

    Hôm qua, 04/03/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng đã đi thăm cảng Cam Ranh, trước đây là căn cứ quân sự của Mỹ, sau đó được sử dụng làm trung tâm bảo trì cho các chiến hạm Nga.

    Hai bên cũng đã thảo luận về việc nâng cấp các cơ sở của cảng Cam Ranh, nơi mà Việt Nam đã tuyên bố sẽ không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự nữa.-- Việt Nga bàn hợp tác ở Cam Ranh VNN
    Những người lính Nga-Xô đã hy sinh ở Cam Ranh thế nào? (VTC 4-3-13)

    Nhiều vụ tai nạn máy bay quân sự thảm khốc làm vài chục quân nhân Liên Xô/Nga và Việt Nam thiệt mạng đã xảy ra tại Căn cứ Cam Ranh của Hạm đội Thái Bình Dương.

    » Báo Trung Quốc: Quân cảng Cam Ranh lợi hại nhất châu Á

    » Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng đến chiến hạm Nga ở Cam Ranh 


    Nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trong đó ông có ghé thăm căn cứ Hải quân Cam Ranh, theo Đài Tiếng nói nước Nga, VTC News xin giới thiệu lại loạt bài "Cam Ranh, lịch sử một tượng đài" của nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, đăng trên báo này từ ngày 20/12/2009:

    Vụ tai nạn máy bay quân sự thảm khốc đầu tiên xảy ra vào tháng 2/1985. Đại tá Ermokin, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh không quân Hạm đội Thái Bình Dương, nguyên là xạ thủ phản ứng nhanh trên máy bay TU 95 (là loại máy bay cánh quạt ném bom  và mang tên lửa chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tổng công trình sư nổi tiếng Liên Xô Tupolev) đóng ở Cam Ranh kể lại chi tiết vụ này trong một hồi ức đau buồn mang tên “Những giọt sương trắng hay là buổi chiếu phim không thành”.

    Những người lính Nga-Xô đã hy sinh ở Cam Ranh thế nào?
    Tàu ngầm của Hải quân Liên Xô tại quân cảng Cam Ranh 
    Dịp đó, ông được chuyển từ xạ thủ kíp bay sang làm chủ nhiệm CLB  thủy thủ của căn cứ. Ngày 12-2-1985, Ermokin  mượn được một bộ phim rất hay tên là “Những giọt sương trắng”.
    Người thì đông mà phòng chiếu phim chỉ có không đến 20 chỗ ngồi  nên CLB phải chiếu liên tục. Đêm 12 rạng ngày 13 có chuyến bay tuần tra của máy bay TU 95 nên lúc ăn tối, thiếu tá cận vệ  Krivenko - cơ trưởng chuyến bay đó đề nghị với Ermokin chuẩn bị để chiếu phục vụ cho kíp bay lúc họ trở về vào lúc khoảng 2 - 3 giờ sáng.
    Hướng bay xác định là vòng quanh biển nam Việt Nam mà các phi công Xô Viết trong căn cứ quen gọi là bay “quanh đầm lầy”. Nhưng buổi chiếu phim đặc biệt đó đã không bao giờ diễn ra vì kíp bay đã không trở về.  
    Đêm rạng sáng ngày 13-2-1985, máy bay TU 95 do thiếu tá cận vệ Spiridonov chỉ huy bay số 2 xuất phát sau máy bay số 1 nói trên mấy tiếng đồng hồ ở độ cao 15 km đã nhìn thấy ở phía dưới khoảng 300 m qua ánh đèn tín hiệu máy bay của Krivenko giảm nhanh độ cao và bay chếch sang phải.
    Trong bộ đàm vang lên tiếng kêu: “Chúng tôi bị rơi, chúng tôi bị rơi! Có ai nghe thấy không? Chúng tôi...”. Vì trời nhiều mây nên máy bay của Spiridonov không thể xác định được chính xác điểm rơi của máy bay số 1, chỉ biết vùng tai nạn nằm cách căn cứ Cam Ranh chừng hơn 1.000 cây số.
    Không tìm thấy máy bay và kíp lái nên cho đến nay vẫn không ai biết chính xác nguyên nhân của vụ tai nạn. Có giả thiết là một mà cũng có thể là cả hai động cơ của máy bay bị hỏng. Kíp bay 9 người gồm những phi công rất kinh nghiệm của hải quân Hạm đội Thái Bình Dương đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển Việt Nam.
    Chiếc máy bay gãy càng
    Vụ  tai nạn máy bay vận tải quân sự 4 động cơ cánh quạt AN-12 ngày 8-7-1989 hậu quả thảm khốc hơn. Tôi được một số người kể cho nghe về vụ tai nạn này với những tình tiết khác nhau chút ít.
    Người thứ nhất là Trung tướng Phạm Tuân - Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng phi công vũ trụ, nguyên Phó Tư lệnh chính trị Không quân Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 
    Những người lính Nga-Xô đã hy sinh ở Cam Ranh thế nào?
    Người lính Hải quân Liên Xô bên người lính Hải quân Việt Nam 
    Theo ông, chiếc AN-12 xấu số bị gãy một bên càng khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất nên buộc phải bốc trở lại lên không trung và bay về Sân bay Cam Ranh để hạ cánh.
    Người ta đã phun bọt giảm ma sát lên đường băng Cam Ranh để máy bay thu càng vào và hạ cánh bằng bụng xuống. 
    Tuy nhiên, do một chút thiếu chính xác, máy bay đã hạ xuống không phải ở đầu mà gần cuối đường băng nên bị trượt ra ngoài, gây cháy nổ.
    Người thứ hai là ông Đặng Minh Hồng - Phó Bí thư Đảng ủy Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsopetro, người đã đi rất nhiều cùng các đối tác là cựu quân nhân Nga từng phục vụ ở Cam Ranh trong quá trình xây dựng Tượng đài tưởng niệm Cam Ranh. 

    Có lẽ họ đã kể cho ông nghe chi tiết để cứu chiếc máy bay vận tải quân sự có chiều dài hơn 33 mét, sải cánh 38 mét, cao 10,5 mét, trọng lượng rỗng 28 tấn, sức chở 20 tấn có thể chở đội nhảy dù hoặc đổ bộ đường không 90 người bị gãy một bên càng này, người ta đã đặt một xe cứu hoả không cài số, không kéo phanh trên đường băng với hi vọng máy bay sẽ tựa được bên cánh bị gãy càng lên đó.

    Nhưng tiếc thay, với tốc độ hạ cánh hàng trăm cây số/giờ, chuyện đã không thành, làm 16 quân nhân Liên Xô và 7 sĩ quan, chiến sĩ Bộ Tổng Tham mưu Quân đội ta hi sinh. Ngoài ra còn có 9 phụ nữ và trẻ em là vợ, con các sĩ quan hai bên bị thiệt mạng.
    Trong số những người hi sinh có Chuẩn đô đốc V.V Devyataykin – Cố vấn quân sự của Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam, ông M.N. Nokchev - Đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới (Việt - Xô/Nga) và hai đại tá của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Ngày thảm khốc
    Vụ thứ ba xảy ra xảy ra ngày 12-12-1995, làm chấn động vì ba chiếc phản lực siêu âm SU 27 do những phi công trình diễn lừng danh lái đã đâm vào núi gần Cam Ranh vào một ngày thời tiết rất xấu.
    Hôm đó, phi đội “Những tráng sĩ Nga” 237 thuộc Trung tâm Trình diễn kỹ thuật hàng không mang tên Kojedub gồm 5 chiếc SU 27  do các phi công cận vệ điều khiển trên đường trở về căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương sau khi bay biểu diễn tại Hội chợ Hàng không ở Malaysia đã tạt qua Cam Ranh để tiếp dầu.
    Bài liên quan:
      

    Trung tướng Phạm Tuân kể: “Trời nhiều mây mù, mặt đất thông báo là khó hạ cánh vì tầm nhìn quá hạn chế nhưng phi đội tin vào sự lão luyện của các phi công và lại có một chiếc IL-76 dẫn đường nên vẫn quyết định đáp xuống. Phi đội SU 27 hạ thấp đã đi xuyên vào mây dày nên bay vượt qua sân bay. Khi phát hiện có ngọn núi ở phía trước, mệnh lệnh giải tán đội hình để ngoặt tránh gấp được phát ra thì đã muộn. Ba chiếc của phi đội đã lao vào núi”.

    Những người hy sinh là đại tá cận vệ B.M. Grigoryev và ba thiếu tá cận vệ  A.N Syrovoy, N.A. Grechanov, N.B. Kordyukov. Những con chim ưng của không lực Nga ra đi khi còn rất trẻ, đại tá Grigoryev nhiều tuổi nhất cũng mới chỉ 38, ba người còn lại mới ngoài ba mươi.
    Từ tấm bia kỷ niệm…
    Tượng đài Cam Ranh uy nghi bây giờ có “tiền thân” là một cột bia do các quân nhân Nga dựng lên vào năm 1986 ở căn cứ Cam Ranh để ghi tên tưởng niệm 9 thành viên trong kíp bay TU 95 của thiếu tá cận vệ Krivenko hi sinh ngày 13-2-1985.
    Mười năm sau, cột bia trở thành giống như một đài tưởng niệm nhỏ khi được bổ sung thêm mô hình chiếc máy bay SU-27 để tưởng nhớ sự hi sinh của các phi công trình diễn trong đội bay “Những tráng sĩ Nga”. Tên tuổi của họ cũng được khắc ghi lên cột bia.
    Năm 2002, căn cứ Cam Ranh của Hải quân Nga chấm dứt sự tồn tại, phía Nga đã bàn giao lại cho Việt Nam cơ sở này. Cột bia nằm trong khu vực sân bay dân sự Cam Ranh.
    Cuối năm 2004, trước sự kiện đoàn tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm Việt Nam, một nhóm cán bộ của Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsopetro) gồm cả người Việt và người Nga (những người là cựu binh Nga từng phục vụ tại căn cứ Cam Ranh) đã có sáng kiến tu sửa lại cột bia.
    Từ sau sự kiện này, cột bia được biết đến rộng rãi và được thăm viếng, tưởng niệm, hương khói nhiều, đặc biệt là vào các dịp  Cách mạng tháng Mười Nga (7-11) và Chiến thắng phát xít Đức (9-5). Cũng từ việc tu sửa trên mà ý tưởng về việc xây dựng mới một khu tưởng niệm ở Cam Ranh đã ra đời.
    Khi đài tưởng niệm mới được xây dựng xong, cột bia kỷ niệm cũ được tháo gỡ đưa về lưu giữ vĩnh viễn trong Bảo tàng truyền thống của Hạm đội Thái Bình Dương ở thành phố Vladivostok.
    …Đến tượng đài
    Một ngày hè năm nay, trên một con tàu du lịch chạy trên biển Nha Trang, tôi đã được gặp ba nhân vật chủ chốt của dự án tượng đài Cam Ranh là ông Đặng Minh Hồng – Phó Bí thư Đảng ủy Vietsopetro, ông A. Chmyr – nguyên phó Chánh văn phòng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro và nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng – tác giả của tượng đài.
    Alexandr Vladimirovich Chmyr là một người đàn ông cao lớn, có bộ râu rất đẹp hơi giống kiểu nhà văn Chekhov. Ông nguyên là đại tá Hải quân Nga, từng phục vụ ở Cam Ranh. Sau khi về hưu, ông làm việc cho Vietsopetro.  
    Những người lính Nga-Xô đã hy sinh ở Cam Ranh thế nào?
    Tượng đài tưởng niệm những quân nhân Nga và Việt Nam đã hi sinh ở khu vực Cam Ranh và miền Trung nước ta vì hoà bình và sự ổn định trong khu vực 
    Ông còn là một trong những người chủ trương và xây dựng trang web Cựu binh Cam Ranh bằng tiếng Nga (địa chỉ www.camranh.ru) chuyên đưa các thông tin liên quan đến căn cứ Cam Ranh và những cựu binh từng phục vụ ở đó.
    Còn Nguyễn Quốc Thắng (sinh năm 1949) là một nghệ sĩ Cách mạng nòi, quê Bình Dương, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, từng làm Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật  TP Hồ Chí Minh cho đến tháng 10-2009. Ông là tác giả của nhiều tượng đài mang tính sử thi hoành tráng dựng tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.  
    Hai bên Tượng đài Cam Ranh có những tấm bia ghi danh 44 quân nhân Liên Xô/Nga và 176 cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hi sinh tại Cam Ranh và khu vực miền Trung vì hoà bình và ổn định khu vực. Đứng đầu danh sách bên phía Việt Nam là các liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ trang đã hy sinh ngày 14-3-1988 khi bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại khu vực các bãi, đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao (Trường Sa): Trung tá Trần Đức Thông, Trung úy Trần Văn Phương, Đại úy Vũ Phi Trừ…
    Cả ông Chmyr và ông Thắng đều kiệm lời nên người chủ yếu nói cho chúng tôi nghe về chuyện xây dựng tượng đài là ông Hồng, một người từng tham gia các hoạt động hỗ trợ các đơn vị bạn và ta đóng ở Cam Ranh hồi còn làm Chánh Văn phòng Vietsopetro. 
    Ông kể rằng sau khi Vietsopetro có sáng kiến xây dựng lại bia kỷ niệm thành tượng đài và đề nghị của Sứ quán Nga tại Hà Nội về việc hỗ trợ di chuyển bia ra khỏi khu vực Sân bay Cam Ranh được Bộ Ngoại giao ta và các cơ quan hữu quan ủng hộ, đầu năm 2006, ông bạn Chmyr rủ ông cùng tham gia nhóm công tác tới Nha Trang để tìm cách thực hiện việc di dời. 
    Sau khi tới một số cơ quan để xin đất di chuyển bia kỷ niệm, họ gặp thuận lợi khi tiếp xúc với Giám đốc sân bay Cam Ranh Lương Văn Thảnh - người nói ngay quan điểm của mình ủng hộ việc di chuyển bia và cần xây lại cho nó có tầm cỡ.
    Nhưng cấp ông Thảnh không giải quyết được chuyện xin đất  trong sân bay. Phải tiếp cận lãnh đạoCục Hàng không Việt Nam. Được Ban lãnh đạo Vietsovpetro đồng ý với ý tưởng xây mới tượng đài tưởng niệm, khoảng một tháng sau đó, nhóm công tác đã gặp được thiếu tướng Nguyễn Sâm - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
    Ông Sâm nhiệt thành ủng hộ và đồng ý bố trí đài tưởng niệm tại khu vực đã quy hoạch để xây dựng các công trình văn hóa của Cảng hàng không Cam Ranh.
    Tháng 7 năm 2006, nhóm công tác về tượng đài gặp điêu khắc gia Nguyễn Quốc Thắng đề nghị ông tham gia sáng tác hình mẫu tượng đài. Tháng 5 năm 2007, Hội đồng hỗn hợp Nga - Việt chọn mẫu  đã quyết định lựa chọn 1 trong 6 phác thảo mà Nguyễn Quốc Thắng thực hiện trong gần một năm trời.
    Phác thảo tượng đài gồm phần đài và phần tượng. Phần đài là mũi tàu với cột buồm thẳng đứng tượng trưng cho dải khói trắng của chiếc máy bay MIG-21 đang bay vút lên nâng hai lá cờ Việt Nam và Liên bang Nga. Phần tượng gồm 3 nhân vật: chiến sỹ hải quân Việt Nam, phi công Liên Xô/Nga và em bé nâng con chim hòa bình.
    Tháng  10 năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp giấy phép xây dựng tượng đài «Tưởng niệm những người Liên Xô/Nga và Việt Nam hy sinh tại bán đảo Cam Ranh vì hòa bình, ổn định khu vực» và đúng vào ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11) năm đó, lễ đặt viên đá đầu tiên cho công trình được tiến hành. 
    Ngày 10-12-2009, gặp lại ông Hồng ở Cam Ranh khi tượng đài bằng đá granit nặng 760 tấn, cao 21 m vươn lồng lộng lên nền trời xanh ven biển Cam Ranh khánh thành, tôi chúc mừng Vietsopetpo và cả cá nhân ông đã làm xong một việc lớn, ông cười mà rằng có lẽ hồn thiêng của những người đã hy sinh ở Cam Ranh luôn thầm lặng phù hộ, giúp đỡ các ông trong suốt quá trình thực hiện dự án này. 
    Lê Xuân Sơn


    -Những vũ khí Nga của quân đội Việt NamTiền Phong Online -
    Việt Nam và Nga có lịch sử hợp tác quốc phòng lâu dài suốt nhiều năm qua, trong đó nổi bật là những vũ khí khí tài hiện đại như các tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm hay hệ thống tên lửa phòng không. 

    -Clip Su-27 VN tác chiến diệt địch trên Biển Đông
    Bay sát biển, tiếp cận mục tiêu, tránh radar, tên lửa của địch, cơ động bắn hạ mục tiêu... là những hình ảnh mô phỏng, hợp đồng tác chiến của máy bay Su - 27. Thế giới 24h: Ráp nối tàu ngầm Kilo thứ 3 cho VN
    (VTC News) - Nga phê chuẩn dự án mẫu máy bay ném bom mới; tàu ngầm kilo thứ 3 cho Việt Nam đã thành hình;… là những tin đáng chú ý trong ngày 5/3.
    Thế giới 24h: Quan Trung Quốc thuê côn đồ đập xe dân
    Thế giới 24h: Giả có bầu để được đi tàu
    -

    Trung Quốc : Ngân sách quốc phòng tăng 10,7%

    -Trung Quốc chi bao nhiêu cho ngân sách quốc phòng?-China boosts defence spending by 10.7% (Financial Times)-China has announced a double digit increase in defence spending as territorial disputes with some of its neighbours add to regional tensions -Trung Quốc ngang nhiên đưa trực thăng ra Trường Sa(VnMedia) - Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – Tân Hoa xã dẫn lời Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông đưa tin, nước này hôm qua (5/3) đã lần đầu tiên thực hiện một chuyến tuần tra bằng trực thăng ở Biển Đông. Trực thăng của Trung Quốc đã ...
    Trung Quốc tăng động thái phi pháp ở biển ĐôngThanh Niên
    Trung Quốc sắp đưa tàu lặn Giao Long ra Biển ĐôngDân Trí
    Tàu hộ tống hạm tàng hình TQ tuần tra Biển ĐôngĐài Á Châu Tự Do
    On Eve of People’s Congress in China, Vows of Change and Raised Hopes
    NYT -Prime Minister Wen Jiabao delivered a sometimes gloomy assessment of the state of Chinese society in his final annual work report to the national legislature.

    China Leader, Wen, Is Regretful but Defensive 
    NYT-Wen Jiabao is expressing regrets in his final days as China’s prime minister for falling short of achieving genuine political and economic reforms, but he is also defending his integrity.

    -Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm Cam Ranh vietnamdefence-Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thăm chính thức Cộng hòa liên bang Myanmar ngày 2-3/3, sau đó sẽ thăm CHXHCN Việt Nam ngày 4-5/3/2013.
    Đại tướng Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga
    Trong chuyến thăm Myanmar và Việt Nam từ ngày 2-5/3, ông Shoigu sẽ thảo luận về tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

    Chuyến thăm chính thức Myanmar của Bộ trưởng Quốc phòng Nga bắt đầu hôm thứ bảy, 2/3 và kéo dài 2 ngày.
    “Trong thời gian thăm Myanmar, sẽ diễn ra cuộc gặp của ông Sergei Shoigu với Phó Tổng thống Myanmar Nyan Tun. Cũng sẽ có hội đàm với Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar Phó Thống tướng Min Aung Hlaing”, thông báo cho hay.
    Trong cuộc gặp và hội đàm, dự định thảo luận tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện trạng và triển vọng hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa hai nước.
    Sau đó, ngày 4-5/3, Shoigu sẽ thăm CHXHCN Việt Nam.
    Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Shoigu sẽ được tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
    “Hai bên sẽ trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề an ninh khu vực, sẽ thảo luận các hướng tiếp tục phát triển hợp tác song phương trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
    Phái đoàn quân sự Nga cũng sẽ thăm quân cảng Cam Ranh của Việt Nam.



    -Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ thăm Cam Ranh
    --
    Giúp ngư dân bám biển, bảo vệ biên giới hải đảo
    Thanh Niên
    Ngày 1.3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác T.Ư đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Bình. Đến thăm tổ hợp tác đánh cá Hồng Hà, xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Quảng Bình cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho ...
    Chủ tịch nước thăm, làm việc tại Quảng BìnhĐài Tiếng Nói Việt Nam
    Chủ tịch nước: Phải đưa dân về đúng vị trí chủ thểTiền Phong Online
    Thăm và làm việc tại Quảng Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ...Sài gòn Giải Phóng
    Nhân Dân
    -Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Bình Nhân Dân
    TTXVN - Thực hiện chương trình thăm và kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền trung, ngày 1-3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung .
    - Ngư dân mong được trên hỗ trợ vốn để đóng tàu lớn như tàu Trung Quốc (FB Cu Làng Cát). - Giúp ngư dân bám biển, bảo vệ biên giới hải đảo (TN).  – Chủ tịch nước: Phải đưa dân về đúng vị trí chủ thể (TP).
    - Huấn luyện tốt để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo (PLTP).  - “Bác sĩ” cứu tàu ở Trường Sa (LĐ). – TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH “VÌ HỌC SINH TRƯỜNG SA THÂN YÊU”: Hết lòng vì ngôi trường cho đảo xa (PLTP). –Festival biển 2013: Sẽ có nhiều hoạt động hướng về Trường Sa (Sống mới).
    - Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trong Hiến pháp (TP).  - Tịch thu sổ, lịch in sai chủ quyền Việt Nam (TN). – Giới Thiệu Sách “Công Lý và Hoà Bình Trên Biển Đông” (TNCG).
    -  - Kỳ Duyên: Thái độ trước sự thật… (TVN)- Tuyên bố chủ quyền biển đảo trong Hiến pháp (VNN). – Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người (VOV).  - Tranh chấp Biển Đông: Chỉ có thể giải quyết bằng lòng tự trọng quốc gia (TVN).  - Lê Ngọc Thống: Đòn phản công vào ’tử huyệt’ của hải quân địch (ĐV). - Kiểm soát chặt hàng hóa xuyên tạc chủ quyền (TT).
    - Không chỉ là chuyện gỡ tấm bảng (LĐ).
    - Hải tuần Trung Quốc đã xâm nhập trái phép Hoàng Sa, sắp ra Trường Sa (GDVN). – Đài Loan ‘nối gót’ Trung Quốc, tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa (Infonet).
    - Những bước di chuyển đe dọa của quân đội Trung Quốc  (Sống mới).
    - SCMP: Tham vọng bành trướng lãnh thổ Trung Quốc càng về sau càng lớn (GDVN).  - Tàu TQ ngang ngược chở trực thăng ra Trường Sa (ĐV).  - Trung Quốc đưa đội tàu ra tuần tra Biển Đông (VOA). - Trung Quốc có thể đưa tàu tàng hình xuống biển Đông (TN). - Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng nhịp với tranh chấp lãnh thổ (VOA). – Bí ẩn lực lượng Hải quân ngầm của Trung Quốc (VnMedia).
    - Đài Loan thông báo tập trận tại đảo Ba Bình (RFI). – Đài Loan sắp diễn tập đạn thật ở Trường Sa (VOA).  – Đài Loan lại ngang nhiên tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa (VnMedia).
    - Tiệm ăn Trung Quốc gây phẫn nộ giới trẻ Việt Nam (VOA).  - Tiệm ăn Bắc Kinh cho gỡ bảng kỳ thị khách Việt (VOA). - 2 điểm đáng suy nghĩ về tấm biển kỳ thị tại Bắc Kinh (DT).
    - Bộ Quốc phòng tăng cường trách nhiệm trong tuyển sinh quân sự 2013 (GD&TĐ). – Binh sĩ Trường Sa được ưu tiên vào trường khối quân sự (Zing). – Trường quân đội sẽ công bố điểm thi ngay sau khi chấm xong (DT). – Người dân nghĩ gì về nghị định thi hành nghĩa vụ quân sự (RFA).
    - Ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ: Quan hệ Việt – Mỹ cần những người “nói ít, hiểu nhiều” (LĐ).
    China’s Strategy For The Philippines – Analysis
    - Phát triển nghệ thuật tác chiến đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng trời trong điều kiện mới (QĐND). - Phát huy sức mạnh toàn dân để bảo vệ vững chắc biên giới (VOV).
    - TS Trần Công Trục: Kỳ thị dân tộc là điều tối kỵ trong thế giới văn minh (PT). - Treo biển kỳ thị: Gậy Trung Quốc đập trúng lưng Trung Quốc (Soha).
    - Hải tuần Trung Quốc đang kéo xuống Trường Sa, Việt Nam (PN Today).
    - Tàu khu trục tàng hình mới của Trung Quốc có thể tuần tra ở Biển Đông (PT).
    - Mỹ – Nhật tiếp tục tập trận chung (Sống mới).
    - Ấn Độ tăng ngân sách quốc phòng trong đối sánh với TQ (ĐV). - TQ không thể làm suy yếu vai trò chiến lược của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương (GDVN).- Cựu Giáo hoàng Benedict XVI làm gì trong ngày đầu “tự do”? (DT). - Sôi sục đánh bạc với Chúa Trời (VNE). - Vấn đề phát sinh khi Giáo hoàng thoái vị (BBC). – Đức giáo hoàng đóng tài khoản Twitter sau khi thoái vị (VOA).
    - Phạm Duy Nghĩa: Đọc Bùi Mẫn Hân về sự cai trị của ĐCSTQ.- Trung Quốc : Biểu tình tại Quảng Đông chống bán đất (RFI). - Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng vì tin tặc (SGGP).
    - Trung Quốc : Chống nạn ô nhiễm nước ngầm với Internet (RFI).
    - Ngoại giao Trung Quốc có thể mềm hơn với Nhật-Mỹ-Triều Tiên (Sống mới). – Ngoại giao bóng rổ Mỹ- Bắc Triều Tiên(RFI). – Nam Triều Tiên kêu gọi Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân (VOA). – Mỹ- Hàn tập trận trên quy mô lớn(RFI). - Rodman gọi các lãnh tụ Bắc Triều Tiên là “vĩ đại’ (VOA).  – Người Anh đầu tiên làm việc ở Triều Tiên (TP).
    - Tác giả “Hãy Phẫn Nộ” Stéphane Hessel qua đời (RFA).
    - Mục đích của Chính phủ là gì?  (Buzzle/ Gốc sân).
    - Hacker Mỹ ồ ạt tấn công mạng Trung Quốc? (TT).
    - Trung Quốc tham vọng thống lĩnh công nghiệp hạt nhân toàn cầu (Sống mới). - Triều Tiên thử hạt nhân vào mùa hè? (TP). – ‘Cuộc chiến bị lãng quên’ – 60 năm nhìn lại (VNE). – Kim Jong-un được mời tới Mỹ (VNE).
    -Về Lý Quang Diệu: Lee Kuan Yew, Grand Master of Asia [National Interest 1-3-13)
    Ngày tàn của Trung Quốc? The End of China? (American Conservative 28-2-12) -- Đọc chơi một bài của Pat Buchanan, tay tổ bảo thủ cổ lổ sĩ của Mỹ
    Đàng sau "Amazon.com": Amazon's human robots: They trek 15 miles a day around a warehouse, their every move dictated by computers checking their work. Is this the future of the British workplace? (Daily Mail 28-2-13) -- Có nhiều ảnh "kho hàng" của Amazon.
    Nguyễn Thị Minh Thái: Lần đầu chạm mặt sân khấu Nga xô-viết (viet-studies 1-3-13)

    Tổng số lượt xem trang