Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Con dấu nhà nước và chuyện Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bị kiện ra tòa


Cần phải có nhiều vụ kiện nữa, dân bị xả lũ kiện bộ công thương, môi trường, đầu tư công sai kiện bộ đầu tư, án oan kiện bộ công an, tư pháp. Cần chỉ đích danh những kẻ phải chịu trách nhiệm và kiện họ?
Con dấu nhà nước và chuyện Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bị kiện ra tòa (GD 18-11-13) -- Bài này hay!
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bị cán bộ của chính ngành giáo dục kiện ra tòa là một sự kiện hy hữu của ngành giáo dục. Ảnh Việt Dũng/Tuổi trẻ
(GDVN) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục đang “lĩnh ấn” trong công cuộc đổi mới nền giáo dục, nhưng chính Bộ cũng đang có những biểu hiện bất thường, đó là thông qua hội đồng… để công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho ông Quế.
Rồi sau này cũng chính là một thành viên của hội đồng kiến nghị ngược, Bộ lại ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ đã cấp. Vậy là ngày hôm nay người ta nói đúng thì Bộ đồng ý là đúng, ngày mai người ta nói sai Bộ cũng đồng ý là sai? Con dấu của Bộ Giáo dục đâu thể đóng bừa phứa như vậy?

Gần sáu tháng trước, ông Hoàng Xuân Quế – Phó Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng (ĐH Kinh tế Quốc dân) bị tố cáo sao chép tới 52,5/159 trang nội dung của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng) trong một đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ đã thực hiện cách đây 10 năm.

Sau khi ra dự thảo kết luận, Bộ Giáo dục bị ông Quế phản đối kịch liệt, nhưng vào ngày 11/10, ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục đã ký quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT thu hồi bằng tiến sĩ của ông Quế.

Và từ quyết định này, Bộ trưởng Bộ GD Phạm Vũ Luận bị ông Hoàng Xuân Quế kiện ra TAND Thành phố Hà Nội. Tòa Hà Nội đã thụ lý, và ông Luận cũng đã giao quyền cho cấp dưới thay mặt giải quyết.

Có lẽ, trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam thì chuyện Bộ trưởng bị chính cán bộ ngành mình quản lý kiện ra tòa là rất hiếm. Trong vụ việc này có hai điều "hài hước", có lẽ sẽ bất lợi cho người bị kiện: Thứ nhất, ông Mai Thanh Quế (người bị coi là “nạn nhân”) đã lên tiếng khẳng định ông Hoàng Xuân Quế không “ăn cắp” nội dung luận án của mình. Thậm chí còn có văn bản gửi tới Bộ Giáo dục cho biết, đã đồng ý khi ông Hoàng Xuân Quế xin phép sử dụng một số kết quả nghiên cứu đã công bố trong luận án của mình.

Điều "hài hước" thứ hai, bà Dương Thu Hương – Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế - Ngân sách của Quốc hội (người được Bộ Giáo dục mời phản biện kín luận án của ông Hoàng Xuân Quế) cũng cho rằng, kết luận của Bộ Giáo dục luận án của ông Hoàng Xuân Quế trùng lặp nguyên văn với một số phần của ông Mai Thanh Quế là không có cơ sở.

Khoan hãy bàn đến chuyện ai đúng, ai sai, và bàn tới chuyện đó lúc này có lẽ cũng không cần thiết cho lắm, vì tòa sẽ có trách nhiệm làm rõ. Nhưng có một điều mà ai cũng thấy, đó là Bộ Giáo dục đang “ôm rơm” khi phải làm quá nhiều việc chi tiết, từ tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học, rồi tới cả việc cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tham gia cả vào việc phong hàm Phó Giáo sư, Giáo sư… Và vì vậy, chuyện Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bị kiện ra tòa cũng chẳng có gì lạ, khi mà Bộ không thể quản lý được những việc chi tiết, trong khi vẫn “ôm” tất cả.

Bình về sự kiện này, ông Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nói rằng, việc một cán bộ của ngành giáo dục đi kiện chính Tư lệnh ngành mình là một sự kiện hy hữu ở Việt Nam, qua đó có thể thấy nhiều bất cập trong công tác quản lý của ngành giáo dục.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục đang “lĩnh ấn” trong công cuộc đổi mới nền giáo dục, nhưng chính Bộ cũng đang có những biểu hiện bất thường, đó là thông qua hội đồng… để công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho ông Quế. Rồi sau này cũng chính là một thành viên của hội đồng kiến nghị ngược, Bộ lại ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ đã cấp.

Vậy là ngày hôm nay người ta nói đúng thì Bộ đồng ý là đúng, ngày mai người ta nói sai Bộ cũng đồng ý là sai? Con dấu của Bộ Giáo dục đâu thể đóng bừa phứa như vậy?

Trong câu chuyện này, hội đồng đã chấm luận án tiến sĩ của ông Quế gồm những ai, và ai sẽ phải chịu trách nhiệm thì chưa thấy nói? Về mặt quản lý, Bộ Giáo dục và những cá nhân được giao trách nhiệm quản lý ở mảng này sẽ chịu trách nhiệm thế nào thì cũng không đề cập?

Ông Cương đưa ra một so sánh khá thú vị cho thấy ở ta thường làm ngược với các quốc gia tiên tiến. Thí dụ, chuyện công nhận một khách sạn đạt hạng mấy sao cũng phải thông qua Tổng cục du lịch, và như vậy thì hoàn toàn có khả năng dẫn tới chuyện “chạy sao”, trong khi các nước là do Hiệp hội du lịch tự đánh giá, tất cả đều rất rõ ràng và công khai chứ không tù mù như ở ta.

Với câu chuyện cấp bằng cũng vậy, Bộ Giáo dục đang làm hết tất cả, trong khi đáng lẽ phải có sự phân cấp, phân quyền cho các cơ quan chuyên môn đánh giá và chịu trách nhiệm, mà cụ thể là các Viện nghiên cứu, các trường đại học… còn nếu Bộ đã giành quyền này thì chính Bộ cũng phải chịu trách nhiệm nếu như không kiểm soát được sự việc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tiếp tục phát hiện ra hàng trăm bằng thạc sĩ, tiến sĩ đạo văn, sao chép? Điều đó chẳng phải là vai trò quản lý Nhà nước của Bộ đang có lỗ hổng quá lớn hay sao?/.

- Kiểm điểm theo kết luận thanh tra, “tra tấn” người ngay thẳng, kéo bè cánh, vinh danh người sai phạm (NCT). – Liên quan đến vụ thu hồi học vị Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế: Chân dung GS,TS Nguyễn Văn Nam, người tố cáo trong vụ việc này.- Liên quan đến vụ việc luận án Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế ở Trường ĐHKTQD: Phải trả lại sự công bằng, danh dự cho ông Hoàng Xuân Quế (NCT). --Vụ thu hồi bằng Tiến sĩ: Người trong cuộc lên tiếng

- Vụ xà xẻo suất ăn của học trò: Xem xét xử lý sai phạm tại trường Tiểu học Tân Lập 1 (TP).- Kinh doanh sân trường ép học sinh “nhịn” chơi (SM).

-“Tình trạng lũng đoạn ngân hàng vẫn còn khá lớn”
-Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ vào dân?Đất Việt 18/11/2013

- Đầu tư công sai, ai chịu trách nhiệm?XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Đại biểu Quốc hội cho rằng, tham nhũng ở đầu tư công rất nhiều. Nếu không kiểm soát được điều này là có tội với người dân, với cử tri. Tiền ngân sách bị đầu tư tràn lan, lãng phí. Chiều 18/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật đầu tư công.

Ngăn ngừa lãng phí trong đầu tư công

Quốc hội thảo luận Luật Đầu tư công: Miễn nhiệm nếu đầu tư sai

Đầu tư công sai, cấp nào chịu trách nhiệm?

-Ngổn ngang sau lũThanh Niên
Hôm qua tại Quảng Ngãi, sau nhiều ngày huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ nỗ lực tìm kiếm, đến chiều 18.11 mới tìm thấy thi thể chị Đinh Thị Híp (32 tuổi, ở xã Sơn Dung, H.Sơn Tây) bị vùi lấp dưới lớp đất đá. Lực lượng chức năng đang ...

Tìm thấy thi thể người vợ trong vụ lở núi

Núi lở vùi lấp ngôi nhà có 2 vợ chồng đang trú ẩn

Tìm thấy xác người vợ bị vùi sâu, cách nhà 400 m
- -



-- Bịt miệng đại biểu quốc hội rồi khoe đang “hết mình”
- Bắc Giang: Thêm án nghi oan (NLĐ). - Án oan ám cả kiếp người. – Minh Diện: LƯỚI TRỜI (Bùi Văn Bồng). – Võ Văn Tạo: Chối tội bức cung, họ tự kết án (Bùi Văn Bồng). - Ký Công ước chống tra tấn, Việt Nam phải sửa nhiều luật (RFI).- Nhân vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn: Điều tra kiểu bức cung – nhục hình, không oan mới lạ (GDVN). - Náo loạn công đường vì… không được ly hôn (PLTP).

- Việt Nam tuyên án tử hình 2 cựu quan chức ngân hàng tham nhũng (VOA).- Làm ăn bi bét, ai cắt lương sếp DNNN (VNN).- Xử mạnh tay các nhà thầu gian dối (TP). - Cầu, đường xuống cấp nghiêm trọng: Lỗi của ai? (VTC).
- Đầu tư công sai, cấp nào chịu trách nhiệm? (TT). - Đầu tư lãng phí là có tội với dân! (NLĐ). - Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư: Tôi cần minh bạch, không cần chạy chọt (TN). - ‘Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình’(VNN).- Tại sao chúng ta ‘đầu tư lôm côm’ ? (TN). - “Vội vã soạn thảo nên đọc lên không biết nói gì” (PLTP). - Ngăn ngừa lãng phí trong đầu tư công (ANTĐ). - Đầu tư công sai, ai chịu trách nhiệm? (DT). - Chuẩn bị xử “đại án” tham nhũng Vifon: Lợi dụng cổ phần hóa chiếm đoạt tiền tỉ (DT). - ‘Kế’ xóa nạn phong bì, biến tướng (VNN).



Quá nhiều quân sư: 'Chúng ta cần nhiều Minh Sư, Chân Sư" (VNN 18-11-13)
Hồ sơ Trương Tửu: Nhà văn Trương Tửu- từ sáng tác đến nghiên cứu, phê bình văn nghệ (VHQN 18-11-13) -- Bài Nguyễn Hữu Sơn

Phân bổ giáo sư, phó giáo sư bất hợp lí (GD 18-11-13)

Tắc đường vì… “giáo sư” (SM 18-11-13) -- Ha ha ha!!!

Tuyên dương các nhà giáo tiêu biểu (ND 18-11-13) -- Thấy cái tít này, nghĩ trong bụng: chắc có Nguyễn Thiện Nhân lò mò đến! Quả y chang!!!

Tân GS trẻ nhất 2013: Nhận chức danh cao quý nhưng lòng trĩu buồn… (DT 18-11-13)

Quyết liệt chuẩn hóa chức danh để hội nhập với giáo dục tiên tiến (CAND 18-11-13) -- Ngòai việc dẹp lọan, chống biểu tình, khủng bố, công an còn mất ăn mất ngủ vì học hàm học vị. Để tạo môi trường tốt cho công an yên tâm mà bảo vệ Đảng ta, xin đề nghị cấp bằng Tiến Sĩ, Giáo Sư cho tất cả công an cấp tướng, và Phó Giáo Sư cho tất cả công an cấp tá.

Xã hội vô giai cấp đây rồi: Khởi tố các giảng viên đánh bạc (TTVH 18-11-13) -- Đọc tin này lại thấy mừng: Lãnh đạo ngồi đánh bạc với lái xe! Còn gì thân mật, đầm ấm hơn? (Nhưng nếu các GS TS Tài chính mà bị lái xe vét túi thì hơi bị nhục!)

Không Luận văn, các sinh viên có thật sự là “Hàng VN chất lượng cao"?
Chất lượng đa số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ kém, lỗi tại ai?
Thầy mất chức vì sao chép luận văn của trò
Công khai "bán buôn, bán lẻ" luận văn, đồ án trực tuyếnNhà số 15 (TP 18-11-13) -- Lê Minh Khuê viết về báo Tiền Phong

Đột nhập những "phim chuồng" giữa lòng Hà Nội (PN Today 18-11-13)

New Prize Goes to Author of Book on Vietnam (NYT 18-11-13) -- Fredrik Logewall đuợc giải cho cuốn "Embers of War"

Tổng số lượt xem trang