-Thấy gì qua Hội thảo về Biển Đông ở New York (ĐV 25-3-13) -- Tường thuật của TS Vũ Quang Việt ◄
(ĐVO) - Hội Châu Á (Asia Society) và Trường Hành chính công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vừa phối hợp tổ chức Hội thảo về Biển Đông từ ngày 13 đến 15/3/2013 tại New York. Đây là Hội thảo có tính học thuật, nhưng qua đó có thể thấy được lập trường và chính sách của các nước liên quan.
Tàu cá Việt Nam kiên cường khi bị hải giám rượt đuổi
Tàu cá Việt Nam kiên cường trước hải giám đang trở về
Video: Đòn gió tập trận đổ bộ chiếm đảo Biển Đông
Tướng Trung Quốc: Không nước nào được chiếm đảo Biển Đông
Luật Biển và vụ kiện của Philippines
Các chuyên gia Luật quốc tế, trừ giáo sư Luật ở Đại học Thanh Hoa TQ, tham dự hội thảo cho rằng việc Philippines kiện Trung Quốc là đúng và theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS = Luật Biển), Chủ tịch Tòa án Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ phải cử ra 5 thành viên để xét xử, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia.
Yêu cầu của Philippines dựa trên Điều 287 và Phụ lục VII của UNCLOS, theo đó Tòa án Trọng tài (Arbitration Tribunal) sẽ phải được thành lập để diễn giải (interpretation) một số vấn đề mà Philippines nêu ra, trong đó đáng chú ý có:
Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines (chỉ cách đảo Luzon 50 hải lý, và cách đảo Palawan 30 hải lý) là vi phạm UNCLOS. Các hoạt động của Trung Quốc ở đây đang cản trở Philippines thực thi các quyền hợp pháp của mình. Việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa để quản lý vùng biển trong “Đường 9 đoạn”, đồng thời đòi hỏi tàu thuyền của các nước khi đi vào khu vực này phải xin phép là vi phạm UNCLOS.
Một số cấu trúc tự nhiên nằm trong và ngoài EEZ của Philippines không có EEZ của chính nó, vì khi thủy triều lên chúng bị chìm dưới nước và một số chỉ là ‘đá’ vì quá nhỏ không duy trì được sự sống tự nhiên của con người, vì vậy chỉ có hải phận 12 hải lý.
Philippines cho rằng họ đã hội đủ điều kiện theo điều 298 của UNCLOS để yêu cầu thành lập Tòa án hòa giải vì:
- Họ đã thất bại trong mọi biện pháp thương lượng trực tiếp với TQ;
- Họ không yêu cầu hoà giải liên quan đến chủ quyền hay xem xét phân chia chủ quyền trong vùng chồng lấn.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đương đầu với Hải giám Trung Quốc
Theo Phụ lục VII, nếu một bên không chịu thụ lý, bên kia vẫn có quyền yêu cầu thiết lập Tòa hòa giải, với 5 quan tòa do Chủ tịch Tòa án Luật biển chỉ định và có quyền ra phán quyết. Phán quyết coi như cuối cùng; bên bị không có quyền yêu cầu xem xét lại.
Tòa hòa giải sẽ phải qua hai giai đoạn, sau khi Philippines có yêu cầu chính thức tiếp tục thủ tục hòa giải cho dù Trung Quốc đã chính thức từ chối tham gia. Giai đoạn một là xem xét tòa có thẩm quyền giải quyết những vấn đề mà Philippines đặt ra hay không. Giai đoạn hai là xét xử và đưa ra phán quyết. Hiện vẫn chưa rõ liệu Tòa sẽ quyết định thụ lý vấn đề nào, nhưng điểm đáng quan tâm nhất là liệu Tòa có đồng ý thụ lý vấn đề “Đường 9 đoạn” hay không.
Các chuyên gia uy tín về luật quốc tế tham dự hội thảo, như GS Jerome Cohen ở Đại học New York và GS Robert Beckman ở NUS ủng hộ vụ kiện này của Philippines. Ông Cohen còn nói rằng Việt Nam cũng nên làm thế. Tuy nhiên Giáo sư người Singapore lại cho rằng việc Philippines không tham khảo ý kiến của ASEAN trước khi kiện có thể gây tổn hại cho sự thống nhất của tổ chức này. Đại sứ Philippines đã phản bác quan điểm này và cho rằng Phi phải vệ quyền lợi của đất nước họ, không thể chờ đợi ASEAN đi đến đồng thuận, điều có thể không bao giờ xảy ra.
Vai trò của ASEAN và chính sách của Mỹ
Mỹ đã từng muốn ASEAN có vai trò đi đầu trong các vấn đề liên quan tới Biển Đông, nhưng do quan điểm của các nước thành viên không thống nhất với nhau nên vai trò của ASEAN đang bị suy giảm.
Theo GS người Singapore, ASEAN chỉ là một tổ chức trung lập, đứng ra kiểm soát vấn đề xung đột, chứ không nhằm đưa ra giải pháp, nghĩa là ASEAN chỉ cố gắng tạo dựng sự hợp tác, tin cậy và khuyến khích không dùng võ lực trong giải quyết tranh chấp mà thôi. ASEAN hiện chưa có quan điểm chung về vấn đề Biển Đông, nhưng nếu Trung Quốc lấn tới ASEAN bắt buộc phải có thái độ.
Mỹ đang chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương và muốn ASEAN đi đầu trong các vấn đề an ninh khu vực. Khi đó Mỹ sẽ đứng phía sau và ủng hộ các quyết sách của ASEAN. Tuy nhiên do ASEAN chưa thống nhất được quan điểm, nên Mỹ mất chỗ dựa. Hiện nay Mỹ đang phải dựa chủ yếu vào các đồng minh, nhưng nếu Trung Quốc đi quá đà, ví dụ sử dụng vũ lực đối với đồng minh của Mỹ, Wasinhton sẽ phải hành động.
Tại hội thảo, các học giả Mỹ đã nhấn mạnh về tuyên bố Wasinhton trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và chỉ muốn bảo đảm tự do đi lại cho tàu thuyền của các nước mà thôi. Phía Mỹ nhấn mạnh rằng hiện nay Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập được quan hệ chặt chẽ, chưa thiết lập được đường dây nóng giữa các lãnh đạo cấp cao, kể cả cấp bộ trưởng quốc phòng hai nước, nên nguy cơ hiểu lầm, tính toán sai lầm, biến đụng độ nhỏ trở thành đụng độ lớn, vẫn còn cao.
Lập trường của Trung Quốc
Trái với mong mỏi của dư luận, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu), Hiệu trưởng Học viện Quốc phòng, Trường Đại học Quốc phòng, Trung Quốc cho rằng hiện không phải là thời điểm phù hợp để đi tới thoả thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ông Chu cũng nói lấp lửng rằng đa số dân chúng Trung Quốc muốn Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhưng né tránh nói rõ quan điểm của Bắc Kinh.
Tướng Chu cũng nói rằng Trung Quốc muốn “giữ hiện trạng”, nhưng nhiều người cho rằng cần phải xác định rõ “giữ hiện trạng” là gì. Ví dụ việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, đơn phương ra lệnh cấm đánh cá gần Hoàng Sa, Trường Sa có phải là “giữ hiện trạng” không? Trung Quốc đã từng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma từ tay Việt Nam năm 1988 rồi nay lại kêu gọi “giữ hiện trạng” thì có hợp lý không?
Thay lời kết
Không ai rõ ý đồ thực sự của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có thể triển khai ba ý đồ sau:
1. Làm chủ tài nguyên bằng cách xây dựng và tràn ngập Biển Đông bằng lực lượng hải quân và không quân, để bảo vệ việc khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí. Họ có thể để tầu bè các nước đi lại tự do, kể cả việc chấp nhận để lực lượng quân sự Mỹ đi lại thám thính trong vùng EEZ. Họ sẽ không khai chiến mà chỉ nhử các lực lượng yếu hơn khai chiến.
2. Triển khai điểm 1 cũng là quá trình tiến tới kiểm soát biển Đông Nam Á, qua đó trở thành bá chủ, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
3. Chỉ trong trường hợp không thể triển khai hai ý đồ trên, Trung Quốc mới có thể đi tới thỏa thuận khai thác chung tài nguyên với các nước nhỏ ở khu vực. Tuy nhiên ở đây các nước cần cảnh giác với quan điểm “Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” của Đặng Tiểu Bình đưa ra trước đây.
Chỉ hợp tác khi chấp nhận chủ quyền thuộc Trung Quốc là điều không thể triển khai được. Hợp tác giữa Philippines -Trung Quốc-Việt Nam bị hủy năm 2007 vì nơi Trung Quốc muốn hợp tác là vùng chồng lấn giữa “Đường 9 đoạn” và EEZ của nước khác.
Chưa biết Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, nhưng nếu chỉ nhằm vào khẩu hiệu “tự do đi lại trên biển” thì không đủ để đối phó với hai ý đồ lớn nói trên của Trung Quốc. Dù sao chính sách chuyển trọng tâm sang Châu Á-Thái Bình Dương cũng đã được chính quyền Obama đưa ra.
Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, khả năng Trung Quốc thua kiện là khá cao. Vụ kiện này sẽ giúp thế giới thấy rõ hơn bản chất của Trung Quốc, sẵn sàng dùng áp lực và bạo lực, bất chấp luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển mà chính họ đã tham gia. Con đường pháp lý cũng có thể là biện pháp để Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình một cách hợp pháp và hòa bình. Kiện Trung Quốc không phải là hành động thù địch. Các luật gia trong hội thảo đều khuyến khích điều này.
Việt Nam, Philippines và Brunei cũng cần giải quyết những tranh chấp giữa ba nước, vì một số đảo, đá, bãi ngầm mà các bên tuyên bố chủ quyền nằm trong EEZ của nhau.
Phụ lục VII, Điều 9:
Nếu một trong các bên tranh chấp không xuất hiện trước Tòa hòa giải, hoặc không bảo vệ được lý lẽ phản bác của mình, bên kia có quyền yêu cầu Tòa tiếp tục tiến trình xét xử và ra phán quyết. Sự vắng mặt của một bên, hoặc việc một bên không bảo vệ được lý lẽ phản bác của mình, không cản trở tiến trình xét xử của Tòa.
Phụ lục VII, Điều 11:
Phán quyết của Tòa là cuối cùng và không có phúc thẩm, trừ phi các bên tranh chấp thỏa thuận trước với nhau về thủ tục phúc thẩm. Tất cả các bên liên quan đến tranh chấp phải tuân thủ phán quyết của Tòa.
TS. Vũ Quang Việt (Nguyên chuyên viên cao cấp của LHQ)
- Thẩm phán người Ba Lan đại diện TQ trong vụ kiện với Philippines (VOA). - ‘Khả năng thua kiện của Trung Quốc khá cao’ (Sống mới). - Phỏng vấn TS Vũ Quang Việt: Hội thảo Biển Đông Asia Society: Tham vọng bá chủ của Trung Quốc lộ rõ (RFI).- Trung Quốc lập mạng dự báo biển ở Tam Sa (VOA).
- Nhật muốn có hội nghị cấp cao với Trung Quốc (NLĐ).Biển Đông: Tường thuật cuộc hội thảo về Biển Đông ở Washington DC (RFA 15, 16-3-13) ◄◄
Việt Nam đang tuột xuống vòng trôn ốc: Vietnam’s downward spiral (Phnom Penh 3-2013) --Ối giời ơi, thằng Roger Mitton nói xấu Việt nam trên báo Campuchia! ◄
Tranh chấp Biển Đông: Spratly Islands dispute defines China-Vietnam relations 25 years after naval clash (SCMP 17-3-13) -- Phân tích của Greg Torode
Thế chiến thứ III? Countdown to catastrophe (London Sunday Times 17-3-13) -- Michael Sheridan vẽ ra một kịch bản theo đó Thế Chiến thứ III có thể bắt đầu từ Triều Tiên! Đọc mà sởn tóc gáy! (Tiếc là bài này chỉ cho subscribers)
Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền[soha.vn]
-Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt
Quốc tế công nhận bằng chứng của Việt Nam với Hoàng Sa, bác bỏ đường lưỡi bò
Hàn Quốc: Việt Nam có nhiều chứng cứ thuyết phục xác định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa
‘Có cơ hội, Trung Quốc sẽ chiếm các đảo ở Biển Đông’
Một cuốn sách hữu ích về Biển Đông: Vẻ đẹp của Hoàng Sa - một phần lãnh thổ Việt Nam và phần 2 (TT 16-3-13) -- Có thể download miễn phí cuốn sách này tại đây
-Hội thảo về biển Đông tại New YorkThanh Niên
Việt Nam dự hội thảo quốc tế về vấn đề Biển ĐôngVietnam Plus
—————————
--Hội thảo về biển Đông tại New York -Thanh Niên Online
- Trường Sa – khúc bi tráng 14-3 : “Vòng tròn” ấy mãi mãi bất tử (TT). - Đặt cột mốc Trường Sa trước cửa nhà (TT). - Mỗi ngư dân bám biển Hoàng Sa là một biểu tượng anh hùng (PT).
- Nghe em hát ở Trường Sa (ĐĐK).
- “Sao cái gì cũng của Trung Quốc?” (TT). - SCMP: Hải chiến Trường Sa và bài học về tình huống bất ngờ ở Biển Đông (GDVN).
- Báo Ấn Độ: Dương Khiết Trì thay Đới Bỉnh Quốc nắm vấn đề Biển Đông (GDVN).
- Thủ tướng Singapore: Trung-Nhật có thể nổ ra xung đột (Tin tức).
- Báo Trung Quốc bàn cách đối phó chiến lược phong toả từ biển của Mỹ (GDVN).
- Phóng viên ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gặp lại nhân chứng sống (VNE). - Họ đã trở lại – Kỳ 2: Gặp tác giả của bộ ảnh Mỹ Lai (TN).
Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng trên biển Đông?
Đài Á Châu Tự Do
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo. Một hội thảo quốc tế về tranh chấp biển Đông do Trung tâm châu Á và toàn cầu hóa phối tổ chức với trường đại học Lý Quang Diệu, vừa diễn ra vào ngày 14 tháng 3 tại New York.
--Bắc Kinh: Đường rút an toàn của CSVN? Lý Thái Hùng - 16/02/2013 - Tướng “diều hâu” Trung Quốc: Không nước nào được chiếm đảo Biển Đông!? (GDVN). -- Trường sa – khúc bi tráng 14-3: Hai chiếc đài để lại (TTP). - Tổ quốc đón anh về với đất liền (DT). - Kiều bào ủng hộ Quỹ Vì Trường Sa thân yêu 3,3 tỉ đồng (QĐND).
Tại sao các cuộc chiến chống Trung Quốc phải đưa vào sách giáo ...
Đài Á Châu Tự Do
Trung Quốc tuyên bố công khai dạy cho Việt Nam một bài học vào năm 1979 khi san bằng 6 tỉnh phía Bắc. RFA file. RFA file. Nghe bài này. Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với các tỉnh phía Bắc của Việt Nam đã được 34 năm nhưng Bộ sách ...
Máu thịt Trường Sa và câu hỏi nhói lòngVietNamNet
Sách nhập khẩu cho trẻ em và sự trống rỗng của người lớnDân Trí
Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng ...Thanh Niên
- Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa (TT).
- Hình ảnh mới nhất về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép (GDVN).
-Lính tàu ngầm Việt Nam khổ luyện (KP 15-3-13) - Tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma (VNN). - Tự sự tháng 3 (TT). . - Hãy còn đó Hoàng Sa (ĐV). - Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết tiếp)(Nguyễn Tường Thụy). - Trường Sa – biển đảo quê hương: Những linh hồn bất tử nơi đầu sóng: Bài 1: Mãi mãi tuổi 20…; - Bài 2: Gạc Ma – Phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc; - Bài 3: Những tượng đài bất tử(HNM). - Tái bản sách về Hoàng Sa, Trường Sa (SGGP). – Kỳ Duyên: Xương máu Trường Sa và sự…hổ thẹn (Hiệu Minh). - Cần chính danh (Nguyễn Thông). - Nhật ký mở lại lần thứ 37: CÓ NỖI ĐAU NÀO ĐAU HƠN… NỖI ĐAU NÀY! (Nhát sỹ Tô Hải). - Đại gia đình Hoàng Sa (TP). - Hải quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như thế nào? (KT).
- Ngư dân đảo Lý Sơn kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn công (Sống mới). - Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa (GDVN). “- “Mắt thần” biển Đông (NLĐ). - Ông Dương Danh Dy: TQ chôn bom nổ chậm trên biển Đông (PN Today). - Tướng Thước: Chúng ta phải thẳng thắn trong mối quan hệ với Trung Quốc (GDVN).
- Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt (Sống mới). - Không có giải pháp sớm cho vấn đề tranh chấp biển Đông (RFA). - Sự gian trá và tham lam (Phi Vũ). - Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự buộc láng giềng củng cố quốc phòng (GDVN). - Lộ “gương mặt” nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc (KT)
- Trung Quốc – Nhật Bản lại khẩu chiến (PT). . - “Phép thử của Trung Quốc với Thủ tướng Nhật Bản” (TTXVN). - Nhật Bản: “Sẽ xử lý nghiêm nếu Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku” (SM). - Nhật công bố video đụng độ tàu Trung Quốc ở Senkaku (NLĐ). - Khinh hạm tối tân nhất TQ tập trận ở Hoa Đông (KT).
- Vụ quảng bá du lịch Trung Quốc: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: Tổng cục Du lịch nói ’sơ xuất [suất]’ là không hợp lý (ĐV).
Tập Cận Bình hướng Nga: Xi Pivots to Moscow (FP 14-3-13) - Quyền lực nguy hiểm của Ủy ban Hải Dương Trung Quốc (ĐV).
- Video: Những pha đương đầu Hải giám TQ ở Senkaku của CSB Nhật Bản (GDVN).
- Nhật: Năm tàu hải giám Trung Quốc tới gần Senkaku (TTXVN). - Nhật Bản lần đầu công bố video đuổi tàu Trung Quốc (TT).
- Trung Quốc đưa tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầu tiên vào hoạt động (ANTĐ).
- Tướng Đài Loan: Mỹ sẽ can thiệp khi eo biển Đài Loan có chiến tranh (GDVN).
Đài Loan phát triển tên lửa tầm trung đề phòng Trung Quốc
(Dân trí) - Đài Loan đã phát triển loại tên lửa dẫn đường tầm trung đầu tiên của hòn đảo này, vốn có thể được sử dụng để đối phó với Trung Quốc, truyền thông Đài Loan hôm qua đưa tin.
>> Đài Loan muốn mua vũ khí hiện đại đối phó với Trung Quốc
(ĐVO) - Hội Châu Á (Asia Society) và Trường Hành chính công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vừa phối hợp tổ chức Hội thảo về Biển Đông từ ngày 13 đến 15/3/2013 tại New York. Đây là Hội thảo có tính học thuật, nhưng qua đó có thể thấy được lập trường và chính sách của các nước liên quan.
Tàu cá Việt Nam kiên cường khi bị hải giám rượt đuổi
Tàu cá Việt Nam kiên cường trước hải giám đang trở về
Video: Đòn gió tập trận đổ bộ chiếm đảo Biển Đông
Tướng Trung Quốc: Không nước nào được chiếm đảo Biển Đông
Luật Biển và vụ kiện của Philippines
Các chuyên gia Luật quốc tế, trừ giáo sư Luật ở Đại học Thanh Hoa TQ, tham dự hội thảo cho rằng việc Philippines kiện Trung Quốc là đúng và theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS = Luật Biển), Chủ tịch Tòa án Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ phải cử ra 5 thành viên để xét xử, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia.
Yêu cầu của Philippines dựa trên Điều 287 và Phụ lục VII của UNCLOS, theo đó Tòa án Trọng tài (Arbitration Tribunal) sẽ phải được thành lập để diễn giải (interpretation) một số vấn đề mà Philippines nêu ra, trong đó đáng chú ý có:
Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines (chỉ cách đảo Luzon 50 hải lý, và cách đảo Palawan 30 hải lý) là vi phạm UNCLOS. Các hoạt động của Trung Quốc ở đây đang cản trở Philippines thực thi các quyền hợp pháp của mình. Việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa để quản lý vùng biển trong “Đường 9 đoạn”, đồng thời đòi hỏi tàu thuyền của các nước khi đi vào khu vực này phải xin phép là vi phạm UNCLOS.
Một số cấu trúc tự nhiên nằm trong và ngoài EEZ của Philippines không có EEZ của chính nó, vì khi thủy triều lên chúng bị chìm dưới nước và một số chỉ là ‘đá’ vì quá nhỏ không duy trì được sự sống tự nhiên của con người, vì vậy chỉ có hải phận 12 hải lý.
Philippines cho rằng họ đã hội đủ điều kiện theo điều 298 của UNCLOS để yêu cầu thành lập Tòa án hòa giải vì:
- Họ đã thất bại trong mọi biện pháp thương lượng trực tiếp với TQ;
- Họ không yêu cầu hoà giải liên quan đến chủ quyền hay xem xét phân chia chủ quyền trong vùng chồng lấn.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đương đầu với Hải giám Trung Quốc
Theo Phụ lục VII, nếu một bên không chịu thụ lý, bên kia vẫn có quyền yêu cầu thiết lập Tòa hòa giải, với 5 quan tòa do Chủ tịch Tòa án Luật biển chỉ định và có quyền ra phán quyết. Phán quyết coi như cuối cùng; bên bị không có quyền yêu cầu xem xét lại.
Tòa hòa giải sẽ phải qua hai giai đoạn, sau khi Philippines có yêu cầu chính thức tiếp tục thủ tục hòa giải cho dù Trung Quốc đã chính thức từ chối tham gia. Giai đoạn một là xem xét tòa có thẩm quyền giải quyết những vấn đề mà Philippines đặt ra hay không. Giai đoạn hai là xét xử và đưa ra phán quyết. Hiện vẫn chưa rõ liệu Tòa sẽ quyết định thụ lý vấn đề nào, nhưng điểm đáng quan tâm nhất là liệu Tòa có đồng ý thụ lý vấn đề “Đường 9 đoạn” hay không.
Các chuyên gia uy tín về luật quốc tế tham dự hội thảo, như GS Jerome Cohen ở Đại học New York và GS Robert Beckman ở NUS ủng hộ vụ kiện này của Philippines. Ông Cohen còn nói rằng Việt Nam cũng nên làm thế. Tuy nhiên Giáo sư người Singapore lại cho rằng việc Philippines không tham khảo ý kiến của ASEAN trước khi kiện có thể gây tổn hại cho sự thống nhất của tổ chức này. Đại sứ Philippines đã phản bác quan điểm này và cho rằng Phi phải vệ quyền lợi của đất nước họ, không thể chờ đợi ASEAN đi đến đồng thuận, điều có thể không bao giờ xảy ra.
Vai trò của ASEAN và chính sách của Mỹ
Mỹ đã từng muốn ASEAN có vai trò đi đầu trong các vấn đề liên quan tới Biển Đông, nhưng do quan điểm của các nước thành viên không thống nhất với nhau nên vai trò của ASEAN đang bị suy giảm.
Theo GS người Singapore, ASEAN chỉ là một tổ chức trung lập, đứng ra kiểm soát vấn đề xung đột, chứ không nhằm đưa ra giải pháp, nghĩa là ASEAN chỉ cố gắng tạo dựng sự hợp tác, tin cậy và khuyến khích không dùng võ lực trong giải quyết tranh chấp mà thôi. ASEAN hiện chưa có quan điểm chung về vấn đề Biển Đông, nhưng nếu Trung Quốc lấn tới ASEAN bắt buộc phải có thái độ.
Mỹ đang chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương và muốn ASEAN đi đầu trong các vấn đề an ninh khu vực. Khi đó Mỹ sẽ đứng phía sau và ủng hộ các quyết sách của ASEAN. Tuy nhiên do ASEAN chưa thống nhất được quan điểm, nên Mỹ mất chỗ dựa. Hiện nay Mỹ đang phải dựa chủ yếu vào các đồng minh, nhưng nếu Trung Quốc đi quá đà, ví dụ sử dụng vũ lực đối với đồng minh của Mỹ, Wasinhton sẽ phải hành động.
Tại hội thảo, các học giả Mỹ đã nhấn mạnh về tuyên bố Wasinhton trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và chỉ muốn bảo đảm tự do đi lại cho tàu thuyền của các nước mà thôi. Phía Mỹ nhấn mạnh rằng hiện nay Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập được quan hệ chặt chẽ, chưa thiết lập được đường dây nóng giữa các lãnh đạo cấp cao, kể cả cấp bộ trưởng quốc phòng hai nước, nên nguy cơ hiểu lầm, tính toán sai lầm, biến đụng độ nhỏ trở thành đụng độ lớn, vẫn còn cao.
Lập trường của Trung Quốc
Trái với mong mỏi của dư luận, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu), Hiệu trưởng Học viện Quốc phòng, Trường Đại học Quốc phòng, Trung Quốc cho rằng hiện không phải là thời điểm phù hợp để đi tới thoả thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ông Chu cũng nói lấp lửng rằng đa số dân chúng Trung Quốc muốn Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhưng né tránh nói rõ quan điểm của Bắc Kinh.
Tướng Chu cũng nói rằng Trung Quốc muốn “giữ hiện trạng”, nhưng nhiều người cho rằng cần phải xác định rõ “giữ hiện trạng” là gì. Ví dụ việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, đơn phương ra lệnh cấm đánh cá gần Hoàng Sa, Trường Sa có phải là “giữ hiện trạng” không? Trung Quốc đã từng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma từ tay Việt Nam năm 1988 rồi nay lại kêu gọi “giữ hiện trạng” thì có hợp lý không?
Thay lời kết
Không ai rõ ý đồ thực sự của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh có thể triển khai ba ý đồ sau:
1. Làm chủ tài nguyên bằng cách xây dựng và tràn ngập Biển Đông bằng lực lượng hải quân và không quân, để bảo vệ việc khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí. Họ có thể để tầu bè các nước đi lại tự do, kể cả việc chấp nhận để lực lượng quân sự Mỹ đi lại thám thính trong vùng EEZ. Họ sẽ không khai chiến mà chỉ nhử các lực lượng yếu hơn khai chiến.
2. Triển khai điểm 1 cũng là quá trình tiến tới kiểm soát biển Đông Nam Á, qua đó trở thành bá chủ, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.
3. Chỉ trong trường hợp không thể triển khai hai ý đồ trên, Trung Quốc mới có thể đi tới thỏa thuận khai thác chung tài nguyên với các nước nhỏ ở khu vực. Tuy nhiên ở đây các nước cần cảnh giác với quan điểm “Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” của Đặng Tiểu Bình đưa ra trước đây.
Chỉ hợp tác khi chấp nhận chủ quyền thuộc Trung Quốc là điều không thể triển khai được. Hợp tác giữa Philippines -Trung Quốc-Việt Nam bị hủy năm 2007 vì nơi Trung Quốc muốn hợp tác là vùng chồng lấn giữa “Đường 9 đoạn” và EEZ của nước khác.
Chưa biết Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, nhưng nếu chỉ nhằm vào khẩu hiệu “tự do đi lại trên biển” thì không đủ để đối phó với hai ý đồ lớn nói trên của Trung Quốc. Dù sao chính sách chuyển trọng tâm sang Châu Á-Thái Bình Dương cũng đã được chính quyền Obama đưa ra.
Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, khả năng Trung Quốc thua kiện là khá cao. Vụ kiện này sẽ giúp thế giới thấy rõ hơn bản chất của Trung Quốc, sẵn sàng dùng áp lực và bạo lực, bất chấp luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển mà chính họ đã tham gia. Con đường pháp lý cũng có thể là biện pháp để Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình một cách hợp pháp và hòa bình. Kiện Trung Quốc không phải là hành động thù địch. Các luật gia trong hội thảo đều khuyến khích điều này.
Việt Nam, Philippines và Brunei cũng cần giải quyết những tranh chấp giữa ba nước, vì một số đảo, đá, bãi ngầm mà các bên tuyên bố chủ quyền nằm trong EEZ của nhau.
Phụ lục VII, Điều 9:
Nếu một trong các bên tranh chấp không xuất hiện trước Tòa hòa giải, hoặc không bảo vệ được lý lẽ phản bác của mình, bên kia có quyền yêu cầu Tòa tiếp tục tiến trình xét xử và ra phán quyết. Sự vắng mặt của một bên, hoặc việc một bên không bảo vệ được lý lẽ phản bác của mình, không cản trở tiến trình xét xử của Tòa.
Phụ lục VII, Điều 11:
Phán quyết của Tòa là cuối cùng và không có phúc thẩm, trừ phi các bên tranh chấp thỏa thuận trước với nhau về thủ tục phúc thẩm. Tất cả các bên liên quan đến tranh chấp phải tuân thủ phán quyết của Tòa.
TS. Vũ Quang Việt (Nguyên chuyên viên cao cấp của LHQ)
Sài Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào? (TVN 25-3-13)
Tôi đã nghĩ là Trung Quốc chiếm hộ rồi trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều người trong Nam vẫn nghĩ những người cộng sản Trung Quốc và những người cộng sản miền Bắc là anh em với nhau.
Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu bản đồ Nguyễn Đình Đầu về quá trình xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Lợi dụng giải giáp quân Nhật, Trung Quốc bắt đầu chiếm Biển Đông
Theo nghiên cứu của ông, các thế hệ cầm quyền ở Trung Hoa lục địa đã bắt đầu quá trình chiếm hữu Biển Đông từ bao giờ?
Có lẽ câu chuyện chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, như họ đang chiếm giữ bây giờ, thực tế chỉ bắt đầu khi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, với tư cách là một nước trong phe Đồng Minh, giải giáp quân đội Nhật chiếm đóng trên đó. Và, từ đó, để hợp pháp hoá việc chiếm hữu, họ đã cho vẽ trên bản đồ cái "đường lưỡi bò".
Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 có dính đến Á Đông, bởi Nhật Bản ở Á Châu trong phe trục, nên ở Á Châu phe Đồng Minh đã kéo Trung Quốc (Trung hoa Dân quốc), tuy là nước lớn nhưng non yếu, tham gia liên minh kháng Nhật. Chính vì vậy, Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch trở thành một trong 5 cường quốc, sau khi Chiến tranh Thế giới Thứ Hai kết thúc, thuộc bên chiến thắng.
Trước đó, khi Pháp xâm chiếm nước ta, họ đã điều đình với triều đình Nhà Thanh để quốc gia phương Bắc này thôi không coi Việt Nam là nước phải triều cống. Đổi lại, Nhà Thanh đã lợi dụng đòi cắt một số phần đất ở phía Bắc của chúng ta. Tuy rằng hiện nay chúng ta vẫn công nhận cái biên giới lịch sử do Pháp và Nhà Thanh quyết định với nhau, nhưng phải khẳng định rằng khúc đó mất khá nhiều.
Tại sao ông lại đoan chắc như vậy?
Tôi đã nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc này, mà ta quen gọi là Nam Tiến. Đặc biệt là từ 1611, khi Nguyễn Hoàng đặt ra phủ Phú Yên. Cho đến 1698, các Chúa Nguyễn nâng diện tích nước mình lên gấp đôi.
Nhưng chính trong thời gian nội chiến, khoảng 300 năm, nước mình rất là phát triển. Nghiên cứu các bản đồ đó với các bản đồ sau này, nước ta thời đó to hơn nước ta trên bản đồ Đông Dương của người Pháp. Chúng ta phải tôn trọng biên giới lịch sử, nhưng trước khi có biên giới lịch sử ấy, nước ta to hơn nhiều.
Đến năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng, phe Đồng Minh phân công quân đội Tưởng Giới Thạch giải giáp quân đội Nhật ở bắc vĩ tuyến 16, còn Anh ở nam vĩ tuyến 16. Tưởng Giới Thạch nhân cơ hội đó thực hiện mưu đồ chiếm các hòn đảo trên Biển Đông, bởi vì tham vọng chiếm lãnh thổ trên đất liền không thực hiện được.
Nhà nghiên cứu bản đồ Nguyễn Đình Đầu. Ảnh: Huỳnh Phan
|
Lý do?
Lúc đó, người Pháp đã thoả thuận với người Anh để quay trở lại Đông Dương, và tiếp tục chiến tranh.
Sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, nước Việt Nam đã bị tạm chia làm 2 phần, theo Hiệp định Geveva 1954. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà quản lý. Trong khoảng thời gian đó, việc thực thi chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hoà như thế nào?
Ngay từ đầu, ông Ngô Đình Diệm có ý thức rất lớn về lãnh thổ, lãnh hải. Ngay khi lên cầm quyền, năm 1956 ông Ngô Đình Diệm đã thực hiện ngay việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, thay thế cho Chính phủ Bảo Đại. Ông cho quân đội khai thác phân chim ở Hoàng Sa. Cùng năm đó, quân đội Sài Gòn cũng đến đóng ở Trường Sa.
Hãy quay ngược lại thời kỳ chiến tranh chống Pháp, khi cụ Hồ Chí Minh còn ở An toàn khu, có một hội nghị quốc tế ở San Fransisco vào năm 1951. Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, do Pháp bảo trợ, là Trần Văn Hữu công bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Không có nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Tức là chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa được công nhận theo luật pháp quốc tế.
Đến đầu năm 1973, hiệp định Paris được ký, để Mỹ rút quân, và thực hiện hoà giải hoà hợp dân tộc. Năm sau, Trung Quốc chiếm nốt nhóm đảo Hoàng Sa của quần đảo này. Rồi sự kiện đầu năm 1988, khi họ lại tiếp tục dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thì chắc anh rõ rồi, tôi không phải nhắc lại nữa.
Tôi từng nghĩ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa cho Bắc Việt Nam
Hồi năm 1974, trong Sài Gòn nhìn nhận cuộc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc như thế nào?
Riêng tôi, tôi nghĩ là Trung Quốc chiếm hộ rồi trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều người trong Nam vẫn nghĩ những người cộng sản Trung Quốc và những người cộng sản miền Bắc là anh em với nhau, giữa những người cộng sản với nhau tình thương còn hơn giữa những người cùng một nước, tức là tình đồng chí còn cao hơn tình đồng bào.
Thế đến bao giờ thì ông mới ngã ngửa ra rằng Bắc Kinh họ cướp Hoàng Sa không phải cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?
Khá lâu. Giải phóng xong rồi, dân chúng vẫn không được thông tin công khai là Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Chỉ đến khi xảy ra hiệp định hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, và cuộc chiến biên giới phía Bắc đầu năm 1979, thì lúc đó tôi mới hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Lúc bấy giờ tôi mới hiểu thực ra Trung Quốc đã quay lại chủ nghĩa Đại Hán ngày xưa. Tức là họ lại muốn bành trường.
Tôi có nói chuyện với một số cựu phóng viên chiến trường Mỹ, trong đó có một người quen của ông là Mike Morrow (một trong hai sáng lập viên của Dispatch News Service - hãng tin đầu tiên phanh phui ra vụ thảm sát Mỹ Lai - TG). Họ đều nói rằng chỉ khi Mao Trạch Đông bắt tay Nixon ở Thượng Hải, họ mới thực sự tin rằng cuộc chiến tranh do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành là để thống nhất đất nước, chứ không phải là một cuộc chiến tranh được uỷ nhiệm bởi Liên Xô và Trung Quốc.
Hồi đó, thấy báo chí đưa tin về cái bắt tay lịch sử này, ông có suy nghĩ gì không?
(Cười) Tất nhiên, hồi 1972, tôi cũng có một mối lo ngại nào đó, nhưng mơ hồ thôi. Nhưng đến ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hoà thì có một sự việc khiến tôi thấy nghi ngờ mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Anh còn nhớ cái vai trò nho nhỏ của tôi trong những ngày đó chứ gì?
Vâng ạ. Ông đã được Tổng thống Dương Văn Minh cử vào trại David để thương thảo chuyện ngừng bắn với phía bên kia.
Sáng 30.4.1975, tôi và ông Huyền (Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền) đến gặp ông Dương Văn Minh tại Phủ Thủ tướng tại số 5 đường Lê Duẩn bây giờ. Lúc đó, Tướng Pháp Francois Vanussème, Tuỳ viên Quốc phòng và An ninh của Toà Đại sứ Pháp tại Sài Gòn, cũng có tới gặp ông, và hỏi rằng liệu có thể giữ được trong vài ngày không, bởi đã có đường dây liên lạc với Bắc Kinh, ngay tại toà đại sứ Pháp, để người Trung Quốc can thiệp, ngăn cản Bắc Việt giải phóng Sài Gòn.
Ông Minh đã trả lời rằng "ngày xưa đã bán đất cho Mỹ, nay lại còn bán đất cho Trung Cộng nữa à?"
Ảnh minh họa
|
Tôi muốn khẳng định lại là ông chứng kiến chuyện đó, hay nghe ông Dương Văn Minh kể lại?
Tôi có mặt ở đó mà.
Trong tay của ông, những bản đồ của Trung Quốc không có phần Hoàng Sa và Trường Sa trên đó được vẽ vào thời gian nào?
Khoảng từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20. Ngay chính Đô đốc Trịnh Hoà dong buồm đi về cũng nói rằng đây là nước Giao Chỉ, biển này là biển Giao Chỉ.
Tôi có trong tay đầy đủ bản đồ mới dám tuyên bố công khai như vậy chứ. Đây là chuyện khoa học mà.
Nghe nói có hai lần ông tổ chức triển lãm bản đồ cổ, trong đó có những bản đồ cổ về Biển Đông?
Đúng vậy. Tôi tổ chức triển lãm mang tính khoa học, để cho mọi người biết là cho đến đầu thế kỷ 20, điểm cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam.
Trung Quốc lợi dụng cách gọi của phương Tây
Gần đây, trên báo chí, ông có khẳng định lại là nguyên gốc của từ "Đông Dương" không phải là "Indochine", như cách người Pháp giải thích. Xin ông giải thích rõ ràng hơn.
Đông Dương chính là Biển Đông. Trong bản đồ Trung Quốc vẽ về Việt Nam, vẽ năm 1842, thì đề là Đông Dương Đại Hải. Trước nữa thì có những bản đồ gọi Biển Đông là Đông Hải, Giao Chỉ Hải, hay Giao Chỉ Dương. Như ông cha mình gọi người phương Tây là người Tây Dương (Biển Tây), còn Việt Nam là Đông Dương (Biển Đông).
Nhưng khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam, họ không nói tới biển, mà nói tới đất. Từ đó người ta không hiểu Đông Dương là Biển Đông nữa, mà Đông Dương là gồm 3 nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia. Người Pháp lại không dịch Đông Dương là Biển Đông nữa mà dịch là Indochine (tức là Ấn Độ - Trung Quốc), tức là vùng tiếp giáp giữa hai nền văn hoá lớn này.
Chính cái cách dùng từ của người Phương Tây rất là tai hại, khiến cho ông Tàu ông ấy lợi dụng. Chẳng hạn, ông ấy bảo rõ ràng Tây bảo Biển Đông là Biển Trung Hoa, rồi cụ thể hơn là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).
Thực ra, những người phương Tây đầu tiên gọi Biển Đông là Biển Giao Chỉ phía Trung Hoa (Cochichine Sea), suốt mấy thế kỷ liền. Trong đó, Giao Chỉ là chủ từ, còn gần Trung Hoa là túc từ, để chỉ cho rõ Giao Chỉ nằm ở đâu. Sau đó, chữ Giao Chỉ bị ăn bớt đi và chỉ còn chữ Trung Hoa (China Sea).
Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.
Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam.
Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Tại sao Giao Chỉ lại phiên sang tiếng Tây là Cochi?
Hình như bắt đầu từ người Nhật Bản nghe mang máng, rồi gọi Giao Chỉ là Cochi. Mã Lai cũng có địa danh Cochi, rồi Ấn Độ cũng có một thành phố tên là Cochin. Và thế là để phân biệt, họ gọi Việt Nam là Cochichine (Giao Chỉ phía Trung Quốc) để phân biệt, với hàm nghĩa cả nước Việt Nam.
Thế rồi, sau đó, họ gọi Đàng Trong (mới đến Phú Yên) là Cochichine. Đến thời Pháp Thuộc Cochichine có nghĩa là Nam Kỳ, Trung Kỳ là An Nam, còn Bắc Kỳ là Tonkin.
Đến bao giờ thì chữ Cochi bị mất đi trong bản đồ Tây Phương?
Thế kỷ 19, nhưng lác đác thôi. Vẫn còn có những bản đồ đề đó là biển Hoàng Sa - Trường Sa, gọi chung là Paracel Sea. Trong trên một trăm bản đồ tôi có đều ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tôi phỏng đoán có khoảng 1000 bản đồ cổ như vậy chứ không phải ít.
Chữ Indochine xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Bán đảo Đông Dương bao gồm 5 nước là Việt Nam, Lào Căm-pu-chia, Miến Điện và Mã Lai. Còn Đông Dương thuộc Pháp thì chỉ còn ba nước.
Xin cảm ơn ông.
Huỳnh Phan
- Thẩm phán người Ba Lan đại diện TQ trong vụ kiện với Philippines (VOA). - ‘Khả năng thua kiện của Trung Quốc khá cao’ (Sống mới). - Phỏng vấn TS Vũ Quang Việt: Hội thảo Biển Đông Asia Society: Tham vọng bá chủ của Trung Quốc lộ rõ (RFI).- Trung Quốc lập mạng dự báo biển ở Tam Sa (VOA).
- Nhật muốn có hội nghị cấp cao với Trung Quốc (NLĐ).Biển Đông: Tường thuật cuộc hội thảo về Biển Đông ở Washington DC (RFA 15, 16-3-13) ◄◄
Việt Nam đang tuột xuống vòng trôn ốc: Vietnam’s downward spiral (Phnom Penh 3-2013) --Ối giời ơi, thằng Roger Mitton nói xấu Việt nam trên báo Campuchia! ◄
Tranh chấp Biển Đông: Spratly Islands dispute defines China-Vietnam relations 25 years after naval clash (SCMP 17-3-13) -- Phân tích của Greg Torode
Thế chiến thứ III? Countdown to catastrophe (London Sunday Times 17-3-13) -- Michael Sheridan vẽ ra một kịch bản theo đó Thế Chiến thứ III có thể bắt đầu từ Triều Tiên! Đọc mà sởn tóc gáy! (Tiếc là bài này chỉ cho subscribers)
Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền[soha.vn]
-Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt
Vân Du- 16/03/2013 – 14:46
Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông diễn ra từ 13-15/3 do Asia Society và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) đồng tổ chức ở New York, Mỹ đã thu hút các học giả quốc tế từ Mỹ, Singapore, Philippines và Việt Nam. Riêng Trung Quốc đã cử một trung tướng đến tham dự và đưa ra những phát ngôn mập mờ về một thứ lợi ích cốt lõi đầy đe dọa tại Biển Đông.
Quốc tế công nhận bằng chứng của Việt Nam với Hoàng Sa, bác bỏ đường lưỡi bò
Hàn Quốc: Việt Nam có nhiều chứng cứ thuyết phục xác định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa
‘Có cơ hội, Trung Quốc sẽ chiếm các đảo ở Biển Đông’
Chủ đề trong Hội thảo Biển Đông đã tập trung vào các nhân tố nòng cốt đưa ra giải pháp hòa bình tại Á-Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc tranh chấp tại khu vực này đã được đưa ra mổ xẻ theo các chủ đề chính như nguồn gốc của tranh chấp ở Biển Đông; quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông; vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; quan điểm của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình và an ninh khu vực và các bài học, đề xuất chính sách.
Ngay bài phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ tại Singapore ông J. Stapleton Roy đã đưa ra tình huốngnan giải của Mỹ khi rơi vào thế: vừa giữ trung lập tại Biển Đông nhưng cũng không thể không can thiệp vào những vấn đề của Philippines đang phải đối mặt với Trung Quốc tại Trường Sa và vùng biển phụ cận châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, vị đại sứ cũng nhắc đến vấn đề cấp thiết của Quy tắc ứng xử Biển Đông COC cũng như những trở ngại đế từ thái độ khiêu khích “tiêu cực” của chính quyền Bắc Kinh.
Trong khi đó, cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương ông Christopher Hill đã đưa ra một biểu tượng nguy hiểm mà chính quyền Bắc Kinh mắc phải đó là trộn lẫn vấn đề tranh chấp lãnh hải với ngủ nghĩa dân tộc, trong đó biểu hiện rõ nhất là cuộc biểu tình chống Nhật trong tháng năm 2012.
Trong diễn giải chi tiết về tình trạng tranh chấp tại Biển Đông, ông Henry Bensurto đến từ Bộ Ngoại giao Philippines đã nhấn mạnh đến mối quan hệ lịch sử ngàn năm với Trung Quốc là một vốn liếng quan hệ nền tảng, tuy nhiên, chỉ trong 100 năm, tình thế đã xấu đi. Trong đó, việc cô lập từng nước vào thế tranh chấp song phương đang khiến tình trạng tồi tệ hơn. “Nếu như hơn 2 thập niên trước, giữa Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp, chúng tôi im lặng, vì đó là vấn đề song phương, thì bây giờ, đó lại là vấn đề mà chúng tôi đang phải đối mặt” – ông Henry nói. Về COC, ông Henry cũng đã nhấn mạnh đến nội dung và tính pháp lý mới là nhân tố quyết định chứ không phải chỉ là một bản thỏa thuận được lập ra như một giải pháp tình thế.
Vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng được ông Hoàng Tinh – Giáo sư trường ĐH Chính sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh như một sự kiện cho thấy Trung Quốc sẽ không thể lảng tránh, bởi đây đã là một vấn đề quốc tế.
Trong khi đó, đại diện của Trung Quốc, Trung tướng thuộc Học Viện quốc phòng Trung Quốc ông Chu Thành Hổ đã có 1 bài phát biểu gây tranh cãi nhất trong ngày đầu tiên diễn ra hội thảo và… biến mất trong các hội nghị thảo luận chi tiết 2 ngày sau đó. Vẫn với giọng điệu mập mờ, ông Chu vẫn kêu gọi hợp tác Mỹ – Trung, cùng tôn trọng lợi ích cốt lõi của hai bên. Ông này cũng hùng hồn tuyên bố rằng Trung Quốc không hề muốn gây hấn hay tạo bất ổn trên Biển Đông, có chăng chỉ là bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước này. Cho đến nay, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Biển Đông vẫn chưa được làm rõ trước cộng đồng quốc tế bằng các luận cứ pháp lý và xuất hiện dưới hình dạng một chiếc lưỡi bò bao trùm lên các khu vực trọng yếu của vùng biển này.
Về phía Việt Nam, trình bày quan điểm của mình tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hà,Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại cho biết tình huống “khó xử” giữa Việt Nam và Trung Quốc tai Hoàng Sa và nhấn mạnh COC – một văn bản làm nền tảng cho các giải pháp xử lý tranh chấp tại Trường Sa giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đang gặp khó bởi thái độ “đã sẵn sàng” nhưng “chờ thời điểm chín muồi” mà Bắc Kinh đưa ra.
Hầu hết câu hỏi dành cho ban cử tọa đều nhắc đến sự phi lý của “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và đại biểu Philippines đã đưa ra được những luận cứ chắc chắn, thuyết phục về COC trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Riêng một câu hỏi Việt Nam liệu có đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đã làm không, bà Hà cho biết đây không phải chỉ là một con đường duy nhất mà còn có nhiều cách khác. Cho đến nay, biện pháp Ngoại giao của Việt Nam trước hành động leo thang của Trung Quốc vẫn là các phản đối ngoại giao đơn lẻ và chưa có hoạt động nào gây sự chú ý của công luận quốc tế như những gì Philippines đã đạt được.
Vân Du
- Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt (SM). Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt (SM 16-3-13)Một cuốn sách hữu ích về Biển Đông: Vẻ đẹp của Hoàng Sa - một phần lãnh thổ Việt Nam và phần 2 (TT 16-3-13) -- Có thể download miễn phí cuốn sách này tại đây
-Hội thảo về biển Đông tại New YorkThanh Niên
Việt Nam dự hội thảo quốc tế về vấn đề Biển ĐôngVietnam Plus
—————————
--Hội thảo về biển Đông tại New York -Thanh Niên Online
- Trường Sa – khúc bi tráng 14-3 : “Vòng tròn” ấy mãi mãi bất tử (TT). - Đặt cột mốc Trường Sa trước cửa nhà (TT). - Mỗi ngư dân bám biển Hoàng Sa là một biểu tượng anh hùng (PT).
- Nghe em hát ở Trường Sa (ĐĐK).
- “Sao cái gì cũng của Trung Quốc?” (TT). - SCMP: Hải chiến Trường Sa và bài học về tình huống bất ngờ ở Biển Đông (GDVN).
- Báo Ấn Độ: Dương Khiết Trì thay Đới Bỉnh Quốc nắm vấn đề Biển Đông (GDVN).
- Thủ tướng Singapore: Trung-Nhật có thể nổ ra xung đột (Tin tức).
- Báo Trung Quốc bàn cách đối phó chiến lược phong toả từ biển của Mỹ (GDVN).
- Phóng viên ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gặp lại nhân chứng sống (VNE). - Họ đã trở lại – Kỳ 2: Gặp tác giả của bộ ảnh Mỹ Lai (TN).
Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng trên biển Đông?
Đài Á Châu Tự Do
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo. Một hội thảo quốc tế về tranh chấp biển Đông do Trung tâm châu Á và toàn cầu hóa phối tổ chức với trường đại học Lý Quang Diệu, vừa diễn ra vào ngày 14 tháng 3 tại New York.
--Bắc Kinh: Đường rút an toàn của CSVN? Lý Thái Hùng - 16/02/2013 - Tướng “diều hâu” Trung Quốc: Không nước nào được chiếm đảo Biển Đông!? (GDVN). -- Trường sa – khúc bi tráng 14-3: Hai chiếc đài để lại (TTP). - Tổ quốc đón anh về với đất liền (DT). - Kiều bào ủng hộ Quỹ Vì Trường Sa thân yêu 3,3 tỉ đồng (QĐND).
Tại sao các cuộc chiến chống Trung Quốc phải đưa vào sách giáo ...
Đài Á Châu Tự Do
Trung Quốc tuyên bố công khai dạy cho Việt Nam một bài học vào năm 1979 khi san bằng 6 tỉnh phía Bắc. RFA file. RFA file. Nghe bài này. Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với các tỉnh phía Bắc của Việt Nam đã được 34 năm nhưng Bộ sách ...
Máu thịt Trường Sa và câu hỏi nhói lòngVietNamNet
Sách nhập khẩu cho trẻ em và sự trống rỗng của người lớnDân Trí
Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng ...Thanh Niên
- Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa (TT).
- Hình ảnh mới nhất về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép (GDVN).
-Lính tàu ngầm Việt Nam khổ luyện (KP 15-3-13) - Tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma (VNN). - Tự sự tháng 3 (TT). . - Hãy còn đó Hoàng Sa (ĐV). - Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết tiếp)(Nguyễn Tường Thụy). - Trường Sa – biển đảo quê hương: Những linh hồn bất tử nơi đầu sóng: Bài 1: Mãi mãi tuổi 20…; - Bài 2: Gạc Ma – Phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc; - Bài 3: Những tượng đài bất tử(HNM). - Tái bản sách về Hoàng Sa, Trường Sa (SGGP). – Kỳ Duyên: Xương máu Trường Sa và sự…hổ thẹn (Hiệu Minh). - Cần chính danh (Nguyễn Thông). - Nhật ký mở lại lần thứ 37: CÓ NỖI ĐAU NÀO ĐAU HƠN… NỖI ĐAU NÀY! (Nhát sỹ Tô Hải). - Đại gia đình Hoàng Sa (TP). - Hải quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như thế nào? (KT).
- Ngư dân đảo Lý Sơn kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn công (Sống mới). - Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa (GDVN). “- “Mắt thần” biển Đông (NLĐ). - Ông Dương Danh Dy: TQ chôn bom nổ chậm trên biển Đông (PN Today). - Tướng Thước: Chúng ta phải thẳng thắn trong mối quan hệ với Trung Quốc (GDVN).
- Hội thảo Biển Đông: Việt Nam thể hiện yếu ớt (Sống mới). - Không có giải pháp sớm cho vấn đề tranh chấp biển Đông (RFA). - Sự gian trá và tham lam (Phi Vũ). - Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự buộc láng giềng củng cố quốc phòng (GDVN). - Lộ “gương mặt” nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc (KT)
- Trung Quốc – Nhật Bản lại khẩu chiến (PT). . - “Phép thử của Trung Quốc với Thủ tướng Nhật Bản” (TTXVN). - Nhật Bản: “Sẽ xử lý nghiêm nếu Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku” (SM). - Nhật công bố video đụng độ tàu Trung Quốc ở Senkaku (NLĐ). - Khinh hạm tối tân nhất TQ tập trận ở Hoa Đông (KT).
- Vụ quảng bá du lịch Trung Quốc: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: Tổng cục Du lịch nói ’sơ xuất [suất]’ là không hợp lý (ĐV).
Tập Cận Bình hướng Nga: Xi Pivots to Moscow (FP 14-3-13) - Quyền lực nguy hiểm của Ủy ban Hải Dương Trung Quốc (ĐV).
- Video: Những pha đương đầu Hải giám TQ ở Senkaku của CSB Nhật Bản (GDVN).
- Nhật: Năm tàu hải giám Trung Quốc tới gần Senkaku (TTXVN). - Nhật Bản lần đầu công bố video đuổi tàu Trung Quốc (TT).
- Trung Quốc đưa tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầu tiên vào hoạt động (ANTĐ).
- Tướng Đài Loan: Mỹ sẽ can thiệp khi eo biển Đài Loan có chiến tranh (GDVN).
Đài Loan phát triển tên lửa tầm trung đề phòng Trung Quốc
(Dân trí) - Đài Loan đã phát triển loại tên lửa dẫn đường tầm trung đầu tiên của hòn đảo này, vốn có thể được sử dụng để đối phó với Trung Quốc, truyền thông Đài Loan hôm qua đưa tin.
>> Đài Loan muốn mua vũ khí hiện đại đối phó với Trung Quốc