ANDYLE- VCF
Người ta nói khi xa quê hương, lần đầu tiên trở lại luôn là lần có cảm giác khó tả nhất, khó tả như cái cảm giác ngồi lên máy bay nhìn xuống những căn nhà, những con đường dần dần bé xíu lại lúc rời đất nước vậy. Những buổi sáng ngồi lề đường làm cái bánh mì uống ly nước chờ xe đưa rước đi làm xa tự nhiên nó trở thành sự thèm muốn kỳ lạ, giống như các cô các bà bụng to thèm ăn chua vậy!
Rồi thì lần thứ 2, thứ 3 quay trở lại, mỗi lần lại thấy những thứ thay đổi khác nhau, gặp gỡ và trò chuyện với những vị khách đáng quí khác nhau. Và vì thế theo toán học suy ra cảm xúc nó cũng sẽ khác nhau, nó tăng hay nó giảm, nó buồn hay nó vui, nó háo hức hay nó cô lập, tất cả những thứ tưởng chừng như trái ngược ấy lại đều hiện hữu rõ ràng và đan xen như thể 2 dòng xe chen nhau khi đèn vừa bật xanh!
Tôi sống ở Sài Gòn ngót nghét hơn hai thập niên, nói thế cho nó văn chương, nhưng tôi vẫn lạc lõng khi trở về nơi mà mình đã từng lăn tới lộn lui khắp các ngả đường. Những con người tôi gặp thoáng qua trên hè phố, từ những người lao động phổ thông, đến những đôi nam nữ quần xinh áo đẹp, đều có nhiều điểm khá thú vị.
Điển hình như lần đi Bà Nà, “đi rồi mới biết ở nhà sướng hơn”, một cô gái “xông như mịnh” chen chân vào chụp ảnh, trên tay cô cầm cái khăn giấy, rồi thì cô vứt cái phẹt, cái khăn nằm im lìm dưới đất vài giây, rồi “bị gió cuốn đi” xa lắm, xa như khoảng cách giữa văn hóa bên trong và vẻ đẹp bề ngoài. Một câu chuyện khác là một anh bán đậu phộng luộc khi tôi đang ngồi la cà trên vỉa đường (vỉa hè đường phố, viết tắt vậy cho hợp “xì tai”) anh tiến đến tươi cười mời mua, tôi cũng không màng, vì tôi đâu thích ăn mấy món phải bóc vỏ, nhưng khi anh cảm ơn và bước đi, tôi nhìn theo thì thấy anh bị mất một bàn tay, và cái thúng đậu thì to đùng, tôi í ới theo gọi mua, và nói anh không phải gửi lại tiền thừa, trong mắt tôi không hề có chút vẻ thương hại, mà là tôi tôn trọng anh cũng như công việc của anh, anh cười và cảm ơn. Đời sống nó tréo ngoe thế nhỉ !
Rồi đến các quan chức ngồi xe vẫn hú còi inh ỏi như thể mắc nhà xí mà tìm chưa ra chỗ. Trong khi kẻ hấp hối thì chả ai nhường đường, nhường thế quái nào được, khi trong từ điển tiếng Việt, bộ giáo dục đã in nhầm tiếng Hoa của chữ “nhường”, thì đố bố ai đọc hiểu. Mà không trách bộ được, trách là trách anh in ấn hay anh đánh máy nhé!
Mải mê kể chuyện mà quên nói về cảm xúc bản thân của một kẻ lang thang xứ người như tôi. Đúng là nhớ cái cảm giác thức dậy cùng tiếng xe cộ đủ loại, tiếng người râm ran và chạy ù đi ăn sáng khi mặt trời mới nhú lên, ồn ào lắm, nhưng lúc yên tĩnh lại nhớ!
Hay những lúc ngồi trên xe máy phóng ào ào hít bụi rào rào, nắng rọi trên cao, đi xong về là muốn ngã nhào. Nhưng vẫn thích thế, thật kỳ lạ!
Con người ta đúng là có nhiều điều kỳ lạ, lúc sống ở thành phố thì lại muốn tìm về vùng quê yên ả. Lúc ngả lưng trên chiếc võng đong đưa dưới gốc cây của một nơi xa lắc, lại thèm cái “mùi” đặc trưng của thành phố. “Mùi” của những bến xe đen nghịt người thập phương chen chúc nằm đứng ngồi trong các dịp lễ tết, hay “mùi” của những chảo dầu chiên rán thức ăn trên hè phố, loại dầu đặc biệt vẫn vàng ươm sau bao ngày sử dụng, hay “mùi” thơm của các nhân viên nhà nước, sáng cắp cặp đi chiều quải cặp về vậy, nó chả khác mấy với mùi ở các con hẻm khuất tầm nhìn, bên trên có dòng chữ xinh xắn “cam dai bay”,mà có lần anh Tây lơ ngơ hỏi, Việt Nam ta ngoài Hạ Long Bay còn có Cam Dai Bay sao?
Viết dài quá thì lại giống mấy bài diễn văn với mở bài bất di bất dịch “kính thưa .…etc”, nên thôi thì còn vài giờ đồng hồ nấn ná chút cảm xúc cuối cùng chót bét, tôi xin gửi lời chào đến những người bạn của tôi, đến đất nước với bao kỷ niệm xưa cũ, đến những cuộc gặp gỡ tình cờ, đến cả những con người xa lạ mà tôi đã học được cách sống từ họ. (bật bài Goodbye Viet Nam lên và gọi taxi ra sân bay)
QV SG 03/23/13
Viet Nam photos
- Xin Chào và hẹn gặp lại
Người ta nói khi xa quê hương, lần đầu tiên trở lại luôn là lần có cảm giác khó tả nhất, khó tả như cái cảm giác ngồi lên máy bay nhìn xuống những căn nhà, những con đường dần dần bé xíu lại lúc rời đất nước vậy. Những buổi sáng ngồi lề đường làm cái bánh mì uống ly nước chờ xe đưa rước đi làm xa tự nhiên nó trở thành sự thèm muốn kỳ lạ, giống như các cô các bà bụng to thèm ăn chua vậy!
Rồi thì lần thứ 2, thứ 3 quay trở lại, mỗi lần lại thấy những thứ thay đổi khác nhau, gặp gỡ và trò chuyện với những vị khách đáng quí khác nhau. Và vì thế theo toán học suy ra cảm xúc nó cũng sẽ khác nhau, nó tăng hay nó giảm, nó buồn hay nó vui, nó háo hức hay nó cô lập, tất cả những thứ tưởng chừng như trái ngược ấy lại đều hiện hữu rõ ràng và đan xen như thể 2 dòng xe chen nhau khi đèn vừa bật xanh!
Tôi sống ở Sài Gòn ngót nghét hơn hai thập niên, nói thế cho nó văn chương, nhưng tôi vẫn lạc lõng khi trở về nơi mà mình đã từng lăn tới lộn lui khắp các ngả đường. Những con người tôi gặp thoáng qua trên hè phố, từ những người lao động phổ thông, đến những đôi nam nữ quần xinh áo đẹp, đều có nhiều điểm khá thú vị.
Điển hình như lần đi Bà Nà, “đi rồi mới biết ở nhà sướng hơn”, một cô gái “xông như mịnh” chen chân vào chụp ảnh, trên tay cô cầm cái khăn giấy, rồi thì cô vứt cái phẹt, cái khăn nằm im lìm dưới đất vài giây, rồi “bị gió cuốn đi” xa lắm, xa như khoảng cách giữa văn hóa bên trong và vẻ đẹp bề ngoài. Một câu chuyện khác là một anh bán đậu phộng luộc khi tôi đang ngồi la cà trên vỉa đường (vỉa hè đường phố, viết tắt vậy cho hợp “xì tai”) anh tiến đến tươi cười mời mua, tôi cũng không màng, vì tôi đâu thích ăn mấy món phải bóc vỏ, nhưng khi anh cảm ơn và bước đi, tôi nhìn theo thì thấy anh bị mất một bàn tay, và cái thúng đậu thì to đùng, tôi í ới theo gọi mua, và nói anh không phải gửi lại tiền thừa, trong mắt tôi không hề có chút vẻ thương hại, mà là tôi tôn trọng anh cũng như công việc của anh, anh cười và cảm ơn. Đời sống nó tréo ngoe thế nhỉ !
Rồi đến các quan chức ngồi xe vẫn hú còi inh ỏi như thể mắc nhà xí mà tìm chưa ra chỗ. Trong khi kẻ hấp hối thì chả ai nhường đường, nhường thế quái nào được, khi trong từ điển tiếng Việt, bộ giáo dục đã in nhầm tiếng Hoa của chữ “nhường”, thì đố bố ai đọc hiểu. Mà không trách bộ được, trách là trách anh in ấn hay anh đánh máy nhé!
Mải mê kể chuyện mà quên nói về cảm xúc bản thân của một kẻ lang thang xứ người như tôi. Đúng là nhớ cái cảm giác thức dậy cùng tiếng xe cộ đủ loại, tiếng người râm ran và chạy ù đi ăn sáng khi mặt trời mới nhú lên, ồn ào lắm, nhưng lúc yên tĩnh lại nhớ!
Hay những lúc ngồi trên xe máy phóng ào ào hít bụi rào rào, nắng rọi trên cao, đi xong về là muốn ngã nhào. Nhưng vẫn thích thế, thật kỳ lạ!
Con người ta đúng là có nhiều điều kỳ lạ, lúc sống ở thành phố thì lại muốn tìm về vùng quê yên ả. Lúc ngả lưng trên chiếc võng đong đưa dưới gốc cây của một nơi xa lắc, lại thèm cái “mùi” đặc trưng của thành phố. “Mùi” của những bến xe đen nghịt người thập phương chen chúc nằm đứng ngồi trong các dịp lễ tết, hay “mùi” của những chảo dầu chiên rán thức ăn trên hè phố, loại dầu đặc biệt vẫn vàng ươm sau bao ngày sử dụng, hay “mùi” thơm của các nhân viên nhà nước, sáng cắp cặp đi chiều quải cặp về vậy, nó chả khác mấy với mùi ở các con hẻm khuất tầm nhìn, bên trên có dòng chữ xinh xắn “cam dai bay”,mà có lần anh Tây lơ ngơ hỏi, Việt Nam ta ngoài Hạ Long Bay còn có Cam Dai Bay sao?
Viết dài quá thì lại giống mấy bài diễn văn với mở bài bất di bất dịch “kính thưa .…etc”, nên thôi thì còn vài giờ đồng hồ nấn ná chút cảm xúc cuối cùng chót bét, tôi xin gửi lời chào đến những người bạn của tôi, đến đất nước với bao kỷ niệm xưa cũ, đến những cuộc gặp gỡ tình cờ, đến cả những con người xa lạ mà tôi đã học được cách sống từ họ. (bật bài Goodbye Viet Nam lên và gọi taxi ra sân bay)
QV SG 03/23/13
Viet Nam photos
- Xin Chào và hẹn gặp lại