Các quỹ bảo trợ cho người già ở đâu nhỉ? Mọi người kiểm chứng lại giùm hình như muốn đưa người vào các quỹ bảo trợ phải có chứng nhận của CA và phải đóng mấy triệu mới được vào? tiền tham nhũng thì ở đâu, dân khổ thì kêu gọi dân giúp nhau?-Hai người đàn bà uống nước ao cho... đỡ đói
(Dân trí) - Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối.
-
Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đập vào mắt chúng tôi là căn nhà nhỏ xíu, trống huếch, trống hoác với những đùm rúm của quần áo rách, bao ni lông cũ và những mảng tường đen xì, cáu bẩn. Ngồi tựa cửa một mình hướng ra ngoài sân, cụ Trung cứ run lên bần bật như lúc nào cũng trực đổ xuống. Cách đó khoảng hai mét là chị Lê Thị Hà (con gái cụ Trung) đang ngồi tự nói chuyện một mình rồi lại cười ra chiều thích thú lắm. Chốc chốc khát nước quá, cụ Trung gọi con thì ngay lập tức như một phản xạ quen thuộc chị Hà đứng phắt dậy lấy chiếc bát chạy ù ra ngoài ao múc nước mang về. Hốt hoảng không cho cụ uống, chúng tôi hỏi thì chị hồn nhiên cho biết: “Uống nước lã cho khỏi đói” rồi lại lẳng lặng đi đâu mất.
Gần 80 tuổi, mắt không nhìn thấy gì, hàng ngày cụ Trung ngồi ở bậu cửa một mình.
Dường như đã quá quen thuộc với việc làm của con gái, cụ Trung cười cho biết: “Tôi già sắp chết rồi nên lúc khát, nó lấy cho nước ao để uống cũng không việc gì cả nhưng bụng đói thì khó chịu lắm”. Dứt lời cụ cho biết thêm chồng cụ đã bỏ đi lấy vợ hai cách đây mấy chục năm nay nên ở nhà chỉ có mấy mẹ con quây quần sớm tối. Cụ có ba cô con gái thì một cô lấy chồng ở xa họa hoằn lắm mới về thăm mẹ, một cô thì chồng chết vì tai nạn, hoàn cảnh nghèo khó phải một mình chèo chống nuôi ba đứa con thơ nên gần như cũng không chăm mẹ được ngày nào, cô còn lại là chị Hà thì từ nhỏ đã dở dại không bình thường nên phải sống dựa vào mẹ.
Khó khăn, nghèo khổ, trước khi cụ còn sức khỏe cũng quần quật lam làm để đủ cái ăn cho các con nhưng giờ già rồi, mắt hoàn toàn không nhìn thấy nữa thì lại thành ra đói ăn. Thuộc diện vào hộ đặc biệt khó khăn nên mỗi năm hai mẹ con cụ Trung cũng được nhà nước cho mấy chục cân gạo nhưng: “Hôm nào các bác hàng xóm sang nấu cho thì ăn cơm chín còn cái Hà mà nấu thì toàn tro, bụi, có hôm ăn gạo sống” – cụ Trung nghẹn ngào cho biết.
Chị Hà đã 50 tuổi nhưng bị dở dại nên không biết việc gì cả.
Đã dở dại, ấy vậy nhưng chị Hà lại bị người ta hãm hiếp rồi sinh ra cháu Lê Thị Hiên. Nhớ lại ngày con gái chuyển dạ đi đẻ, cụ Trung vẫn còn hốt hoảng: “Nó có biết gì đâu, thấy bụng to lên nó hỏi vì sao rồi ngày đi sinh cháu, nó vì không biết gì nên gào ầm ĩ, bà con làng nước phải đỡ đi đẻ chứ không ngày đó chết cả mẹ cả con vì nó chẳng biết gì cả”.
Con lẩn thẩn cả ngày không giúp được cụ Trung việc gì cả.
Hiện tại cháu Hiên đã học hết cấp II và đang đi làm thuê ở trên thành phố để kiếm tiền nuôi bà ngoại và mẹ. Tình cảnh khó khăn khiến cả làng ai cũng thương cụ Trung. Cả một đời vất vả vì con, đến lúc cuối đời, mắt đã không nhìn thấy, hàng ngày cụ lại sống cảnh “bữa đói, bữa no” bên cạnh đứa con dù đã 50 tuổi đầu nhưng suy nghĩ chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 ngu ngơ, tồ dại.
Tấm ảnh là vật báu của cụ Trung.
Đang dở câu chuyện, sực nhớ ra điều quan trọng, cụ nhờ chúng tôi lấy trên tường bức tranh chân dung cụ chụp lâu lắm rồi mang xuống. Mắt không nhìn thấy nhưng đôi bàn tay yếu ớt run run cụ cố vuốt, lần mò từng tí trên bức tranh cho yên tâm bởi: “Tôi chỉ còn có tấm ảnh này là quý nhất thôi cô ạ. Ảnh này tôi để dành để sau này chết rồi để thờ đấy”.
Cụ Trung phải chịu cảnh nhịn đói nếu như không có sự giúp đỡ từ những người hàng xóm
Nói rồi cụ lại ngồi ôm khư khư tấm hình như một báu vật mà nghe trong bụng từng tiếng ùng ục sôi lên vì đói. Không biết là một bữa, hai bữa hay lâu hơn nữa cụ chưa được ăn gì bởi những người hàng xóm tốt bụng có việc đi vắng, còn con gái cụ chỉ biết “uống nước ao cho đỡ đói, vậy thôi”.
-Có một người khổ nhất Hà Nội(PetroTimes) - Thật khó mà tin nổi cuộc đời người đàn ông sinh năm Bính Tuất (1946) từng là lính Trường Sơn có nhà cửa, con cái nhưng về hậu vận lại chịu nhiều đắng cay đến như thế. Đã hơn 4 năm nay ông Trương Văn Tuất (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất ven sông Tô Lịch. Ban ngày ông mưu sinh bằng nghề nhặt rác, ban đêm làm bạn với mấy chén rượu, cố quên đi những nghẹn đắng lòng người...
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về cuộc sống “người rừng” Trương Văn Tuất, 67 tuổi sống 4 năm dưới bụi cây ven sông Tô Lịch, đoạn qua đường Bưởi (Hà Nội). Phóng viên PetroTimes đã có buổi tiếp xúc tìm hiểu về thân phận người đàn ông khổ cực này.
Đây là căn lều mà ông Tuất đã sống 4 năm nay trên đường Bưởi
Ngồi co ro trong căn lều rách nát, nước mắt lăn dài ông Tuất tâm sự về cuộc đời mình với rất nhiều đau khổ. Khoảng thời gian đẹp nhất đời ông là thời kỳ đi thanh niên xung phong năm 1964, làm lính thông tin thuộc Tiểu đoàn 2, Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng đồng đội xẻ dọc Trường Sơn giải phóng miền Nam.
Bi kịch gia đình đã đẩy ông Tuất rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Sau ngày giải phóng, ông lập gia đình, vợ chồng ông có với nhau 2 người con, cùng sống trong căn nhà trên đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội). Hạnh phúc chưa được bao lâu thì biến cố bắt đầu xảy ra khiến cả gia đình ông ly tán. Mà nguyên nhân chính là vợ con ông làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất khiến ông đành phải bán nhà cửa đi. Ông đâm ra buồn chán, lao vào uống rượu.
“Con trai tôi cũng khó lắm, hiện nay nó cũng sống ẩn dật dưới Hà Đông, con gái đã đi lấy chồng, còn vợ thì ở nhờ dưới đường Hoàng Hoa Thám. Thỉnh thoảng chúng nó cũng qua đây đưa cơm cho tôi, có thằng con rể rủ tôi về nhưng tôi không chịu. Già rồi, ra đây ở cho thoải mái, đỡ phiền hà đứa nào”, ông Tuất tâm sự.
Việc nhặt rác mưu sinh hàng ngày của ông Tuất hôm được, hôm không. Có hôm, giỏi lắm cũng chỉ kiếm được 10 nghìn đồng là coi như may mắn. Miếng cơm, manh áo hàng ngày ông phải đi xin, có hôm đói quá ông còn nhặt cả thức ăn người ta đổ đi để mang về đun lại rồi ăn qua ngày.
Ông Tuất bảo: “Sống thế này nó quen rồi. Cuộc đời bất hạnh thì mình gắng chịu, không thể trách ai. Sống ngày nào hay ngày đấy. Có chết thì nhà nước cũng lo chỗ chôn cất cho mình, chẳng phiền đến con”.
Có lẽ đây là chuỗi ngày cơ cực nhất của ông khi phải chống chọi với cái rét dưới 10 độ C. Tất cả vải vóc, chăn màn, quần áo cũ mà người ta bỏ đi ông Tuất đều lượm về để che chắn chống rét trong căn lều rách nát.
Ông Tuất có hoàn cảnh được nhiều người dân xung quanh khu vực cảm thông, thấu hiểu.
Qua tìm hiểu từ một số người dân ở dốc 376 đường Bưởi và khu 7,2 ha Vĩnh Phúc (gần nơi ông Tuất ở) có khá nhiều người xác nhận việc gia đình ông Tuất từng thuê nhà sống ở đây là có thật. Còn việc nhặt rác, xin ăn của ông bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây mà nguyên nhân chính là sự tan vỡ trong gia đình.
“Vợ chồng bỏ nhau, con gái thì lo phận nhà chồng, đứa con trai thì không có khả năng nuôi bố nữa, ông ấy còn biết nương tựa vào ai? Nghĩ mà cũng tội vì ông rất hiền lành, ai cho gì cũng vui vẻ nhận. Trước đây ông hay đi cùng một người phụ nữ lượm nhặt phế liệu, nay thì không thấy. Cuộc sống trong bụi cây của ông ấy đã diễn ra hơn 4 năm rồi”, bà D. số nhà 104, dốc 376 đường Bưởi cho hay.
Theo nguồn tin riêng của PetroTimes, nhiều khả năng trước Tết nguyên đán ông Tuất được chính quyền đưa vào trung tâm chăm sóc người neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn
"Nếu nhà nước lo cho tôi đến cuối đời vậy là cũng mãn nguyện lắm rồi. Nhờ các anh nhắn với chúng nó (con ông Tuất-PV) đừng mang cơm đến đây và đừng tìm tôi làm gì nữa" , ông Tuất nhắn nhủ.
T.Minh - N.Kiên
-Clip: Sống như 'người rừng' giữa Thủ đô Tiền Phong Online
TPO - Ba người đàn ông sống trong những túp lều lụp sụp như “người rừng”, hàng ngày đi nhặt đồng nát kiếm sống giữa lòng Thủ đô hào nhoáng, tấp nập. Túp lều lụp sụp ven đường được dựng lên tạm bợ che mưa nắng. Họ sống trong những túp lều làm ...
3 gia đình lay lắt sống "trên cây" giữa... Thủ đô
Nghe chuyện "người rừng" nói về việc sống trên cây giữa thủ đô
'Người rừng' bị câm dựng lều giữa Thủ đô... sợ máy ảnh
- "Người rừng" sống "trên cây" giữa Thủ đô từng là đại gia?-Khổ quá nên sinh đổ đốn VƯƠNG-TRÍ-NHÀN
Theo Từ điển tiếng Việt, tha hóa có hai nghĩa 1/ con người đánh mất dần phẩm chất đạo đức, trở nên xấu xa tồi tệ 2/ con người biến chất và trở nên xấu hẳn đi, trở thành một cái gì khác đối nghịch lại với chính mình.
Nghĩa thứ nhất là phổ biến và cũng là nghĩa chúng tôi dùng trong bài này.
Nguyên nhân dễ thấy nhất của sự tha hóa (=xấu xa hư hỏng ) ở xã hội VN hôm nay trong phần lớn trường hợp chỉ là vì con người đã khổ quá , không biết làm sao tồn tại nếu không làm bậy.
Tuy nhiên đây cũng là điều quan sát thấy trong lịch sử.
Nguyễn Trãi từng thay Lê Lợi viết trong Tờ tấu cầu phong, nhắc lại tội ác của quan lại nhà Minh để giải thích về hành động khởi nghĩa:
Quan lại thương dân chúng thì tuyệt không có ai mà xem dân như cừu thù thì đều như thế cả. Càng ngày càng tệ, dân sống không yên như đắm nước sâu như thui lửa nóng. Khốn nỗi trời thì cao mà triểu đình thì xa, tình dưới không kêu thấu được. Song đói rét thiết thân thì không còn đoái gì lế nghĩa, bèn đem nhau để giết quan lại, đó là thế bất đắc dĩ trong nhất thời để mong bớt chút khổ cực ở trong nước lửa mà thôi. ( Trích theo Nguyễn Trãi toàn tập , nxb Khoa học xã hội H. 1976, tr, 146)
Công thức tóm lại của Nguyễn Trãi ở đây là: khổ quá thì không thể có lễ nghĩa, kỷ cương, văn hóa.
Đây cũng là ý nghĩ của nhiều người chúng ta hôm nay, và tôi đã thử diễn tả quá trình đó trong một trường hợp cụ thể dưới đây.
KIẾM SỐNG VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO !
Thời tiết oi ả, đang nóng bỗng lạnh đang lạnh bỗng nóng, nhiều nhà đêm trước vừa mở điều hoà,đêm sau đã phải lôi chăn mùa rét ra đắp, khí trời năm nay ở đồng bằng sông Hồng độc quá ! Chẳng những con người nhoai ra mà đến cả các giống vật cũng khó sống : ở vùng ngoại ô tôi đang ở, sáng sáng trên mặt hồ vô khối cá chết nổi lềnh bềnh. Có cá chết là có người đi vớt, bởi thứ cá này đun lên còn cho lợn cho chó ăn được.
Mấy người dạy sớm lại chuẩn bị sẵn vợt, cá vớt được dễ đến cả rổ. Đến lượt một ông già nọ, lộc giời chẳng còn bao nhiêu, đi lui đi tới ngắm nghía mãi mới thấy một hai con sót lại. Cá thì nằm khá xa mà trong tay ông không có lấy một cái que cái sào nào cả. Nhưng ông không chịu ! Thoạt đầu thấy ông nhặt gạch hòn to hòn nhỏ vun thành đống lùm lùm tôi chưa hiểu để làm gì. Bỗng nghe tũm tũm gạch ném xuống nước, thì ra ông lấy gạch để lái cho cá trôi dần vào bờ. Liên tiếp, có đến vài chục viên gạch được sử dụng. Khi mùi cá chết nồng nặc xông lên thì cũng là lúc tôi nghe cái túi ni - lông trong tay ông gìa sột soạt. Có thế chứ ! Thoát làm sao được khỏi tay ta, hỡi những chú cá không biết mới chết đêm qua hay từ hôm kia mà thân hình đã mủn cả ra trên mặt nước!
Tôi đứng nhìn ông già lấy gạch dồn cá mà nghĩ đến cách kiếm sống của con người hiện nay. Nào ông có khác với nhiều thanh niên trai trẻ háo hức vào đời, nhất là những thanh niên nông thôn đang đổ lên đô thị: Tay trắng lập nghiệp. Nghề ngỗng chẳng có. Đồ nghề không tức là công cụ không. Có miếng ngon miếng sốt thì lớp người đi trước dành hết cả rồi. Thành thử có gì là lạ khi họ chỉ còn cách lăn xả vào bất cứ việc gì người ta thuê mướn dù là mồ hôi đổ ra nhiều mà đồng bạc thu về chẳng khác mấy con cá trôi nổi trên mặt hồ.
Thế nhưng cái đáng sợ nhất vẫn là cái “triết lý” toát lên từ cái việc kiếm sống đơn giản này.
Nhìn đống gạch được ném xuống nước, tôi cứ định nói với ông già rằng như thế tức là trực tiếp phá huỷ môi trường.
Ai cũng thích thì làm, hôm nay mươi viên mai vài chục viên ném xuống hồ, hỏi còn gì là cái mặt nước thân yêu ?
Chẳng phải là chỉ mấy năm nay nước hồ đã đen dần vì nước cống, lòng hồ đã bồi cao lên vì các loại phế thải xây dựng và rác rưởi ?
Nhưng tôi không mở miệng nổi.
Từ cái việc mà ông già thản nhiên và hào hứng theo đuổi, tự nó đã toát ra một lời tuyên bố: để kiếm sống, con người ta có quyền làm bất cứ việc gì họ có thể làm, bất kể là có hại cho người chung quanh hoặc tàn phá môi trường sống chung quanh đến như thế nào.
Lại nhớ nhà văn Nga Tchékhov (1860 – 1904) từng có một đoản thiên kể chuyện một người mugich hồn nhiên tháo đinh bù loong trên đường sắt về rèn mấy cái đinh thúc ngựa. Sắt ê hề ra đấy mà làm gì, tháo một vài cái có sao, không tàu hoả thì đi bộ đã chết ai ? --ông ta lý sự.
Còn ở ta những năm chiến tranh có những người coi kho phá cả một cỗ máy để lấy mấy cái vít.
Xét về mặt lý lẽ mà người trong cuộc đưa ra để biện hộ, giữa cái hành động của ngườimugich Nga thế kỷ XIX với việc người Việt thế kỷ XXI đã và đang làm
rải đinh trên đường cao tốc,
bán đủ các loại rau quả vừa phun thuốc trừ sâu,
đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ,
rồi chặt phá rừng vô tội vạ, rồi mua bán bằng cấp và chức sắc, rồi kê đơn cho bệnh nhân toàn những thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng,
rồi đưa ma tuý vào trường học rủ rê con nhà lành vào con đường nghiện ngập cốt bán được ít hàng quốc cấm...
các hành động ấy bắt nguồn từ những ý nghĩ có khác nhau là bao?
Ở đâu thì cũng cùng một lý lẽ ấy, lý lẽ của ông già ném gạch dồn cá, vốn đã bắt rễ trong tiềm thức nhiều người chúng ta hôm nay.
Khi độ nguy hiểm của nó ta còn chưa cảm thấy rõ ràng thì làm sao đủ sức để chống lại?
Đã in Nhân nào quả ấy 2004
*******************************
-Xoay xở trong bất lực (VƯƠNG-TRÍ-NHÀN)
Ở tuổi sắp sửa về hưu, hè năm ngoái ông T. bạn tôi có đứa con được gọi vào mấy trường đại học, mà không thấy vui. Sau hỏi lại mới biết cả năm qua con ông chỉ học mấy môn linh tinh, học về cứ thở dài sườn sượt, mà lại chơi bời hư thêm.
Tình cảnh thế này từ lâu ông T. đã đoán ra mà cựa không nổi. Ông giải thích:” Con tôi thế nào tôi biết chứ. Thành thử từ lúc nó học phổ thông, nhìn tôi đã sợ. Vớ vẩn thế mà cũng học sinh giỏi thì còn ra thế nào. Trông đứa con thấy như mua phải thứ hàng giả. Thích ứng với hoàn cảnh hôm nay đấy, nhưng chắc là không có chỗ đứng trong tương lai. Buồn! Nhưng chẳng lẽ cho nó ở nhà ?”
Chắc không có nước nào có chuyện làm ăn như nước mình thật.Thiếu cán bộ có trình độ đại học ư? Thì cho phép thả cửa mở ra vài trăm trường. Nhưng trường không có thầy, thầy không biết dạy, cơ sở nửa đời nửa đoạn, tiên thiên bất túc. Bây giờ tranh nhau lôi kéo, miễn sao dụ được đám học sinh các trường trung học phổ thông vừa tháo khóan đỗ tốt nghiệp gần 100% mỗi năm vào để thu học phí cao.
Thế tại sao các trường đó vẫn được mở?
Cấp trên thì được cái tiếng là chú trọng giáo dục, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hội nhập. Địa phương thì thấy oai là tỉnh mình cũng có đại học, nay mai quan chức trong tỉnh cũng bằng cấp hết, có khi lại tiến sĩ cả một lượt chứ không tú tài cử nhân loàng xoàng gì!
Các ông thừa tiền thì tìm thấy chỗ đầu tư và trước hết có lý do xin đất giá rẻ. Ngay các nhà giáo cũng sung sướng bởi thấy mình lên hương, tha hồ đòi thêm cho các giờ giảng và chạy xô ăn tiền.
Làm kinh tế thì còn khó, chứ văn chương là một, giáo dục là hai, nước mình ai mà chả biết làm? Có lúc ông T. bảo không chừng đây là vụ Vinashin trong giáo dục vì tạo ra một món nợ rất lớn với tương lai đất nước, chẳng qua vì huy động vốn xã hội, ngấm ngầm móc túi người trong nước, nên trong cơn bất lực, người ta đành chịu thế thôi.
Thiếu cái gì thì lại hay nói về cái đó
Một trong những lý do khiến nhà giáo Trần Quốc Vượng còn sống được anh em trong nghề chúng tôi yêu mến là những khái quát giầu chất trực giác, đại khái như có lần ông bảo rằng nước mình bây giờ cứ nơi nào đang nói đoàn kết đó chính là nơi đang có lắm phe phái hoặc đang mải đấu đá.
Trực giác của cụ Vượng linh ứng thật. Tìm đâu cũng thấy minh họa. Ví dụ ai cũng cảm nhận thấy văn hóa VN quá nhiều yếu tố học đòi từ nước ngoài, thế là ra sức đề cao bản sắc, dù thực chất vẫn chẳng hiểu bản sắc là gì.Trong lúc ngành nào cũng kêu làm ăn tự phát không kiểm sóat nổi, thì có những bệnh viện đưa ra chỉ tiêu một năm phải cấp cứu từng này người, chụp chiếu cho từng này người, còn các trường học thì từ lâu đã có chỉ tiêu là bao nhiêu phần trăm khá giỏi.
Ở cái xứ coi thường trí thức như hiện nay, từ trên xuống dưới lại rất sính bằng cấp.
Không ai bảo ai, một thứ thói quen chi phối lối ứng xử như thế với yếu kém đã hình thành. Trên đại thể, thứ nhất, các chủ thể rất nhạy cảm với cái gì không có hoặc đang thiếu. Thứ hai, ta hiểu rằng cái đó rất cần cho chúng ta, thiếu là không khá lên được. Thứ ba, cũng rất nhanh, ta tự hiểu không biết bao giờ mới có . Thì lấy hàng giả thay thế. Làm thật to thật ồn. Người hiện đại bảo thiếu cái gì thì lại hay nói về cái đó. Dân gian khái quát: Câm hay nói què hay đi!
Cái chết của lối ứng xử nói trên là nó tạo ra một hiệu ứng giả tạo, chỉ biết số lượng, còn như không cần biết thực chất sự vật là gì. Như đi đêm. Như buôn lậu. Làm trong tư thế liều lĩnh, đối phó. Tự mình nhắm mắt lừa mình trước khi lừa người khác.
Bất lực và nháo nhào đi tìm giải thóat
Câu chuyện của ông T. bạn tôi xem ra không tìm thấy cái kết có hậu. Nhưng ông không chịu.
Theo mốt, ông tính chuyện cho con du học . Nhưng mấy người trong họ và bạn bè sớm cho ông một bài học, dạo này du học sinh người Việt ở các nứớc mất giá lắm, đám trẻ sang bên đó cứ vón cục lại chơi bời đàn đúm chứ có học hành gì đâu. Mấy đại học nước ngoài được mở tại chỗ nhiều cái cũng chỉ lo liếm tiền nên chiều nịnh mình người mình cho xong. Bí vẫn hoàn bí!
Chưa hội nhập đã sợ hòa tan, hóa ra người ta nước đường nước suối, sỏi đá như mình hòa tan sao nổi. Đám trẻ được gửi đi một cách bừa bãi nay mai quay về lại du nhập thêm về những thói xấu.
Còn một giải pháp nữa liên quan đến cách giải quyết sự bất lực bạn tôi đã thử mà chưa thoát là chuyển sang cầu cúng.
Lướt sóng chứng khóan. Mua bán đất. Con cái đi học đi làm. Những vụ việc kỳ cục giữa tình trường cay đắng ...Những người như ông T. đang mang tất cả chuyện cuộc đời ôi oai và bế tắc đó đặt vào tay thần thánh và gọi nó là nét đẹp văn hóa.
Khi tính chuyện hội nhập, người ta bắt đầu hiểu lý do bất lực là ở quá khứ. Nhưng cầu cúng thì lại là sự thú nhận rằng một chút tin ở tương lai nay sao khó kiếm quá.
Đã in trên TBKTSG số ra 28-4-11
--Lỗi chính tả tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Lỗi tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất VNExpress
Lỗi tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tại một biển chỉ đường ở sân bay Tân Sơn Nhất, chữ "information" bị viết thành "infomation", thiếu chữ "r". Thông tin bị dịch là. >> Xem thêm: Panô chào mừng tiếng Anh-Việt 'đá' nhau ở Lạng Sơn. Pham Chuan ...Lỗi chính tả tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtThanh Niên
Vợ Bí thư xã truy sát chủ nợ có nhiều sổ hộ khẩu
(Dân trí) – Không chỉ dùng chiêu chơi trội, lợi dụng thanh thế của chồng, vợ Bí thư xã Kim Long còn có nhiều sổ hộ khẩu giao cho chủ nợ để lấy lòng tin. >> Vợ bí thư xã nhiều lần mưu sát chủ nợ? >> Khám xét vườn nhà vợ Bí thư xã, phát hiện xương, tro, hài ...
Nhiều uẩn khúc vụ vợ bí thư 'đốt xác phi tang'VietNamNet
'Tro cốt trong khu vườn có thể của thú vật'VNExpress
Vợ bí thư xã giết người dã man, đốt xác phi tangĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đồng Nai: phá ổ bạc lớn gần trụ sở công an tỉnh
TTO - Vào khoảng 16g ngày 19-3, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã triệt phá một tụ điểm đánh bạc dưới hình thức đá gà, đánh bài quy mô lớn nằm đối diện, cách trụ sở Công an tỉnh Đồng Nai khoảng 60m. Cơ quan công an đưa con bạc lên xe về trụ sở ...
Phá ổ bạc đối diện Công an tỉnh Đồng NaiThanh Niên
Sòng bạc trước trụ sở công an tỉnhVNExpress
Vây bắt 22 "quý bà" đánh bạc trong căn nhà trốngNgười Lao Động
Ban giám hiệu “ăn chặn” hơn 1,3 tỉ đồng tiền của học sinhcand.com
Cả Ban Giám hiệu trường THCS Cao Bá Quát, thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên (An Giang) vừa bị Công an huyện Tịnh Biên khởi tố, bắt tạm giam để điều tra làm rõ số tiền trên 1,3 tỷ đồng “ăn chặn” của học sinh. Vụ việc xảy ra tại Trường THCS Cao Bá ...
Xén bớt học bổng, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bị bắt giamDân Trí
Ăn chặn học bổng, hiệu trưởng bị bắt giamTuổi Trẻ
“Ăn” cả học bổng, tiền thưởng học sinh. Giáo dục học tậpXãLuận.com
Sĩ số lớp vượt quy định, có thể phạt đến 20 triệu đồng
TTO - Mức phạt này được Bộ GD-ĐT đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục được công bố trong hội thảo ngày 19-3 tại Hà Nội. Phạt từ 15-20 triệu đồng đối với lớp có số lượng học sinh vượt quá mức quy định từ ...
Sẽ tăng cường xử phạt đối với dạy thêm trái phépĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đe dọa nhà báo có thể phạt 50 triệu đồngTin tức 24h
Nhà báo can thiệp trái luật có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Nhà ...XãLuận.com
Tạm giam cán bộ Sở LĐ-TB&XH nhận hối lộ (Dân trí) - Khoảng 13 giờ ngày 18/3/2013, Cơ quan CSĐT về tội phạm kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Cà Mau đã bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Trung Tâm, nguyên Phó phòng Tài chính - kế hoạch, Sở LĐ-TB&XH tỉnh, để điều tra hành vi nhận hối ...
Vụ hối lộ tại Sở LĐ-TB&XH Cà Mau: Bắt thêm 1 đối tượngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nhận hối lộ, một nguyên phó phòng bị bắtThanh Niên
Bắt phó phòng Sở nhận 200 triệu đồng hối lộTin tức 24h
--Viện hàn lâm VN: Sao không có viện sỹ? (KP 19-3-13) -- Miếng ăn là miếng nhọc nhằn...
“Báo chí khắc phục thương mại hóa, thoát ly tôn chỉ” (VN+ 19-3-13) -- Ông Đinh Thế Huynh yêu cầu
NS Dương Thụ: Muốn vực lại văn hóa phải biết xấu hổ (PN Today 19-3-13)
Họ trẻ, họ viết, và họ lên mạng... (LĐ 19-3-13)
Showbiz Việt và kỹ nghệ “lót”, “lát” (Petrotimes 19-3-13)