Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt

-Son Tran
Chính trị

Trong chính trị hầu như luôn luôn có đối lập, nếu không muốn dùng chữ địch thủ.

Hạ sách là diệt hết địch thủ. Gọi là hạ sách là vì như trên đã nói, hầu như luôn luôn có địch, diệt hoài, còn hoài.

Thượng sách là dựng nên một hay vài địch thủ, không dựng được thì thẩm thấu vào địch, dần dần khống chế địch, nhưng vẫn giữ cái bình phong đối lập của địch. Và chỉ triệt những tổ chức địch thủ thật sự nguy hiểm.


Tổ chức địch chính mà mình nuôi sẽ là mẻ lưới gom hết cá lớn cá bé. Tất cả nằm gọn trong tay. Triệt những nhân vật nguy hiểm trong đó để trừ hậu hoạ, nuôi nhưng nhân vật không nguy hiểm để là bung xung, bình phong.

Những ai đã từng sa lưới chắc cũng thấm thía được điều này.

Tôi có cảm giác những tay độc tài Trung Đông, Bắc Phi, còn kém xa VC về nước cờ nuôi địch này.


Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt

Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình.


Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.

Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.

Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.

Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.

Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.

Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.

Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.

Dương Hoài Linh

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=57825
 — with Lê Hiền Đức and 49 others.
--
- Để rõ ràng thì đổi tên lực lượng vũ trang là quân đội/cảnh sát đảng cộng sản Việt Nam và kinh phí cấp cho lực lượng này lấy từ nguồn của đảng, không được lấy từ thuế của dân.
Trong tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có người đưa ra quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị”, cho rằng “quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”.
Thực chất của quan điểm đó là gì và vì sao không thể chấp nhận?

Có thể nói, người đưa ra quan điểm nói trên chưa nghiên cứu kỹ về lý luận cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội; chưa hiểu rõ ngọn nguồn của quan điểm “phi chính trị hóa quân đội” xuất hiện như thế nào và với mục đích gì; nhất là chưa am hiểu sâu sắc về bản chất quân đội kiểu mới của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Về bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị để tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị nhất định. Quân đội có bổn phận bảo vệ đảng và thể chế chính trị tổ chức, nuôi dưỡng và lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Khi lợi ích của giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động thì quân đội đồng thời bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Khi quan hệ lợi ích đó mâu thuẫn gay gắt và không thể điều hòa, nhà nước của các giai cấp bóc lột sử dụng quân đội để trấn áp sự phản kháng của nhân dân, thậm chí có lúc đứng về phía quân xâm lược để đàn áp phong trào yêu nước.
Quan điểm “phi chính trị hóa quân đội” thường xuất hiện ở những nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, nhất là khi sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái chính trị diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị. Về thực chất, những người đưa ra quan điểm đó muốn quân đội đứng ngoài cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị nhằm giành quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực Nhà nước, nhưng trong thực tế không có quân đội đứng ngoài chính trị.
Trong cuốn “Đảng phái và chính trị ở Hoa Kỳ”, nhà nghiên cứu chính trị Mỹ Clinton Rossiter đã phân tích sâu sắc sự chia rẽ, tranh giành quyền lực dẫn đến những xung đột chính trị giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, coi đó là một đặc trưng của chính trường Mỹ. Dấu ấn trong bốn năm đầu của Tổng thống B.Ô-ba-ma chính là những đối đầu giữa hai đảng ở quốc hội hơn là những đạo luật và quyết sách được thông qua.
Hai năm cuối trong nhiệm kỳ đầu của B.Ô-ba-ma, chính quyền gần như tê liệt bởi đảng Cộng hòa nắm đa số ở Hạ viện đã phủ quyết hầu hết các quyết sách của Tổng thống. Trong bối cảnh đó, nhiều tướng lĩnh và chính khách đã kêu gọi “quân đội đứng ngoài chính trị”, nhưng trong thực tế cả hai đảng đều ra sức tranh giành sự ủng hộ về chính trị của quân đội.
Ở Thái Lan, mặc dù nhiều lần các chính khách yêu cầu “quân đội đứng ngoài chính trị”, có lúc cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cam kết “quân đội không can dự vào chính trường”, thậm chí Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan tuyên bố loại quân đội khỏi chính trị, nhưng trong thực tế không có điều đó. Ngày 19-9-2006, tướng Sonthi cùng một số tướng lĩnh quân đội làm đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Thaksin.
Trong 5 năm (2006-2011), các cuộc biểu tình, xung đột của các phe “Áo vàng” (PAD) và “Áo đỏ” (UDD) làm cho Thái Lan lâm vào khủng hoảng chính trị, bốn lần thay đổi chính phủ; quân đội đã tham gia trấn áp những người biểu tình ủng hộ Thaksin. Trong bầu cử tháng 7-2011, tướng Prayut Chanocha - Tổng Tham mưu trưởng liên quân tuyên bố quân đội không can thiệp vào chính trị, song lại hậu thuẫn đắc lực cho Đảng Dân chủ của cựu Thủ tướng Abhisit.
Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá độc lập dân tộc và CNXH, các thế lực thù địch ra sức truyền bá quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, về thực chất là lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng XHCN và lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội bị tha hóa, biến chất về chính trị và bị vô hiệu hóa, đồng thời làm cho Đảng, Nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa vững chắc để bảo vệ Tổ quốc. Sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và phải trả ngay những giá rất đắt nếu ngộ nhận, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa quân đội”.
Lịch sử thế giới đương đại cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhất là xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Xô-viết vào cuối năm 1991.
Mặc dù lúc đó Quân đội Liên Xô còn 3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị tha hóa, biến chất về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ được Tổ quốc XHCN.
Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là lực lượng chính trị - lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, của Tổ quốc XHCN và nhân dân. Bản chất quân đội kiểu mới thể hiện rõ nét ở sự thống nhất hữu cơ tính đảng, tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc, được biểu hiện sinh động ở lý tưởng chiến đấu, cơ sở chính trị-xã hội, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và chức năng, nhiệm vụ của quân đội.
Lý tưởng chiến đấu của quân đội ta là vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là lý tưởng chính trị-đạo đức không chỉ mang tính cách mạng và khoa học, mà còn thấm đượm tính nhân văn sâu sắc; không chỉ phản ánh sự vận động, phát triển đúng quy luật của xã hội Việt Nam đương đại, mà còn phản ánh khát vọng thiêng liêng tự giải phóng, giành quyền Độc lập - Tự do - Hạnh phúc và vươn lên làm chủ của các thế hệ người Việt Nam xuyên suốt hành trình lịch sử dân tộc. Lý tưởng chiến đấu đó thể hiện tình cảm sâu nặng và trách nhiệm chính trị-đạo đức cao của quân đội đối với Đảng, với Tổ quốc XHCN và nhân dân.
Cơ sở chính trị-xã hội của quân đội ta là phong trào cách mạng của nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và gắn bó máu thịt với nhân dân. Quân đội được xây dựng trên nền tảng vũ trang toàn dân và làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, thực sự là quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ nhân dân mà ra, các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đều được tuyển chọn từ con em các tầng lớp nhân dân lao động. Quá trình trưởng thành của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội có những đặc điểm riêng, song đều có cái chung là sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng, sự tôi luyện trong tổ chức quân sự và hoạt động quân sự, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện.
Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở. Nhà nước thống nhất quản lý đối với quân đội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức đảng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ. Trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc, toàn diện, xuyên suốt của các tổ chức đảng, trong quân đội thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên.
Các chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu rộng. Trong chiến đấu, quân đội ta thực hiện xuất sắc vai trò nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc, hỗ trợ tích cực cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng, chiến đấu ngoan cường và dũng cảm để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, xả thân hy sinh để giải phóng và bảo vệ nhân dân. Trong lao động sản xuất, quân đội ta tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh, xung kích đến những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gian khổ để xây dựng những khu kinh tế - quốc phòng, những công trình có ý nghĩa chiến lược của đất nước.
Trong thực hiện chức năng đội quân công tác, quân đội ta luôn đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, tích cực vận động và giúp dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần quan trọng xây dựng hệ thống chính trị và đời sống văn hóa ở cơ sở, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân; luôn xung kích đi đầu trong cứu hộ, cứu nạn, hết lòng giúp nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân. Có thể nói, tính chính trị và tính nhân văn gắn kết thống nhất trong bản chất và truyền thống của quân đội ta, không thể phủ nhận.
Thực tiễn cho thấy quan điểm “phi chính trị hóa quân đội” đưa ra không chỉ do phương pháp nhận thức mang tính tư biện, suy diễn một cách chủ quan, phiến diện; mà còn xuất phát từ những toan tính cơ hội, thực dụng, ngộ nhận lầm tưởng mình là “người có tài, am hiểu thời, thế”, lại thêm những bức xúc cá nhân do quá đề cao “cái tôi” nên cố tình tráo trở phương pháp, xuyên tạc tình hình, “chọc gậy bánh xe”.
Chúng ta không thể chấp nhận quan điểm đó, bởi đó sẽ là nguyên nhân làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của quân đội, dẫn đến mất ổn định chính trị-xã hội và đưa đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị.
Theo Quân đội nhân dân
'Phi chính trị hoá Quân đội' đưa đất nước lâm vào khủng hoảng ...Tiền Phong Online

'Quân đội không thể trung lập'
BBC Tiếng Việt
Một đại tá quân đội viết trên website Đảng CSVN rằng kêu gọi tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng là 'phản khoa học và phản động'. 
Đại tá, Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang, người viết nhiều bài chính luận trên các báo của Đảng, vừa có bài tựa đề "Quân đội không thể và không nên trung lập – Lịch sử đã cảnh báo" đăng trên trang cpv.org.vn hôm thứ Năm 28/2.

Các bài liên quan

TBT Trọng nói về sửa đổi Hiến pháp
Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
Kiến nghị Hiến pháp bỏ Điều 4

Trong bài viết của mình, Đại tá Quang tìm cách chứng minh luận đề rằng "bản thân quân đội luôn là một lực lượng chính trị, một bộ phận đặc biệt quan trọng của chính quyền nhà nước".
Quan điểm của ông là: "Mọi điều kêu gọi trung lập, hay chia tách sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đối với quân đội đều là vô nghĩa, phản khoa học, kéo theo những tư tưởng chính trị phản động".
Đề xuất tách lực lượng vũ trang Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang được bàn tán sau khi nó được nêu lên trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của một số giới gửi lên Quốc hội.
Kiến nghị về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng tháng trước, đề xuất này được đưa ra cùng với đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng.

Lịch sử chứng minh?

Trong bài viết của mình, ông Nguyễn Văn Quang nhắc lại thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Nga cách đây hơn 100 năm, khi một số binh lính của Nga Hoàng chuyển sang phục vụ cho cách mạng.
Ông đại tá dẫn lời lãnh tụ Cộng sản Vladimir Ilych Lenin nhận định: "Ngày nay quân đội đã kiên quyết ly khai hẳn với chế độ chuyên chế".

"Dưới chế độ tư bản... mục tiêu cuối cùng cũng là lãnh đạo quân đội của giai cấp tư sản duy trì sự bóc lột giai cấp những người lao động, nô dịch, tước đoạt, độ hộ các dân tộc khác..."


Đại tá,Tiến sỹ Nguyễ́n Văn Quang

Đại tá Quang cho rằng ngay từ thời đó, "bọn tôi tớ của nền chuyên chế ấy đã tung ra những khẩu hiệu về 'tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị'. Những điểm này, ngay lập tức bị Lenin chỉ rõ là giả dối”.
Ông cũng nhắc lại quan điểm của Lenin, rằng "quân đội không thể và không nên trung lập".
Tiếp đó, Đại tá Nguyễn Văn Quang chuyển sang lịch sử Việt Nam sau 1945, khi tại miền Nam Việt Nam "các đảng phái luôn phô trương thanh thế, tìm mọi cách lôi kéo quân đội tham gia vào chính trị, gây ảnh hưởng của mình đối với chính quyền nhà nước".
Ở miền Bắc, theo ông Quang, từ 1945 đến nay, "khi chính quyền cách mạng, Nhà nước của nhân dân được thành lập, Quân đội không chỉ là một bộ phận hữu cơ của Đảng mà còn là một thành phần đặc biệt quan trọng của hệ thống chính trị, được Hiến pháp hiến định và pháp luật thừa nhận".

Cảnh báo

Đại tá Nguyễn Văn Quang khẳng định rằng "không có quân đội nào trung lập về chính trị" và "quân đội nào cũng thuộc về một giai cấp nhất định".
Ông viết: "Dưới chế độ tư bản, dù có đảng này hay đảng nọ thay nhau cầm quyền, thì mục tiêu cuối cùng cũng là lãnh đạo quân đội của giai cấp tư sản duy trì sự bóc lột giai cấp những người lao động, nô dịch, tước đoạt, độ hộ các dân tộc khác; đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động, bảo vệ quyền thống trị của giai cấp tư sản."
Theo ông Quang, các quân đội đều chịu sự lãnh đạo của một chính đảng nhất định.
"Trong mọi thời đại, quân đội luôn là yếu tố quan trọng của thượng tầng kiến trúc chính trị... Bản thân quân đội là một lực lượng chính trị, luôn tham gia vào mọi hoạt động chính trị của nhà nước; duy trì và bảo vệ các lợi ích của giai cấp và chính đảng cầm quyền."
Tác giả bài viết kết luận: "Nếu vô tình bàn đến mục đích, chức năng và nhiệm vụ của quân đội mà không chú ý tới bản chất chính trị - giai cấp của nó thì là điều vô nghĩa và là sự non kém, thiếu hiểu biết về chính trị và về quân đội".
Trong phỏng vấn của BBC hôm 28/2 với Cựu Đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, về quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Vĩnh cho rằng điều này đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh.
"Trước đây Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân."
"Gọi quân đội là quân đội nhân dân, thế thì là từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội Đảng Cộng sản."--'Quân đội không thể trung lập'
Xuất hiện tuyên bố ‘công dân tự do’ --TQ tử hình nhóm tấn công ngư dân --Hà Nội xong góp ý Hiến pháp trước 7/3

Trống, kèn và góp ý Hiến pháp

Lãnh đạo VN có vẻ thống nhất trong chuyện chống 'nói ngược'

Sự kiện được gọi là 'lấy ý kiến dân về sửa đổi Hiến pháp' ở Việt Nam đã hé lộ cho thấy một số nghịch lý trong xã hội với trên 90 triệu dân ở thập niên thứ hai của thế kỷ 21. 
Cả Tổng bí thư và Chủ tịch Quốc hội đều đã lên tiếng chỉ trích những người có quan điểm không đồng nhất với Đảng Cộng sản về một bản tân hiến pháp.
Các bài liên quan

Đảng cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp
Vụ Nguyễn Đắc Kiên gây tiếng vang
Góp ý về sửa đổi Hiến pháp 1992

Sau khái niệm "lề trái" của cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông, người đứng đầu Quốc hội đưa ra khái niệm "ngược chiều".
Ông Nguyễn Sinh Hùng có ý nói có hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" khi bình luận về những ý kiến đối lập hôm 27/2:
"Cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.
"Đó là cách làm không đúng quy định. Tôi chưa nói là vi phạm pháp luật nhưng mà không đúng quy định.
"Chúng ta phải đấu tranh."
Bản thân những bình luận này của người đứng đầu cơ quan làm luật tự thân nó cũng đã bao gồm những nghịch lý.
Ông Hùng không nói là những người có tiếng nói trái chiều đã làm sai luật nhưng lại cho rằng cần phải đấu tranh với họ.
Chỉ trong vòng bốn câu, ông nhấn mạnh tới việc phải "đấu tranh" tới hai lần.
Nếu bất cứ ai từng trải trong những cuộc lấy ý kiến theo đúng nghĩa của nó đều hiểu rằng mục tiêu là thu thập được càng nhiều ý kiến càng tốt để có cơ sở đưa ra quyết định cuối cùng bất luận chất lượng của các ý kiến đó ra sao, ít nhất ở giai đoạn mời gọi ý kiến đóng góp.
Trong một xã hội coi trọng công dân, người ta cũng không đặt vấn đề ai phải thắng ai, đảng phải thắng dân hay dân phải thắng đảng.
Vấn đề là đạt được sự hiểu biết về chủ đề đang bàn thảo cũng như hiểu biết giữa hai bên.
Điều này khó có thể đạt được nếu cả hai bên đều có mục tiêu "đấu tranh" để chiến thắng.

Mục tiêu của hiến pháp

Cách lái tranh luận về hiến pháp ở Việt Nam có vẻ cũng đi ngược lại những giá trị phổ quát mang tính quốc tế, điều mà chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lập ra nước Việt Nam hiện đại, từng đưa vào ngay những dòng đầu của Tuyên ngôn Độc lập 1945.
"Hỡi đồng bào cả nước,
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
"Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

"Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ."
Lời mở đầu Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ

"Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ."
Trong bối cảnh thảo luận về sửa đổi hiến pháp, người ta cũng có thể nhìn vào mục tiêu mà những cha đẻ của Hoa Kỳ đề ra cho bản khế ước xã hội này ngay trong Bấmlời mở đầu của Hiến pháp 1787:
"Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ."
Trải qua hơn hai thế kỷ, toàn bộ bảy điều trong Hiến pháp 1787 vẫn được giữ nguyên và 27 sửa đổi đều được ghi kèm theo dưới dạng các tu chính án.
Bảy điều này lần lượt quy định về ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, quan hệ giữa các bang, các khoản nợ quốc gia và phê chuẩn hiến pháp.
Toàn bộ bảy điều đều không nhắc gì tới đảng phái mặc dù liên quan tới quân đội Hiến pháp quy định: "Tổng thống sẽ là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dự bị ở một số bang."
Khi Hiến pháp được thông qua, ngành hàng không chưa tồn tại và sau này mặc dù quân đội Hoa Kỳ có thêm không quân, điều này không được bổ sung vào Hiến pháp.

Vai trò quân đội

Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 của Việt nam mà theo đó quân đội phải trung với Đảng trước nhất sau đó mới tới tổ quốc và nhân dân đã gây ra nhiều tranh luận.
Đề nghị sửa đổi được đưa ra sau các biến cố Mùa Xuân Arab mà trong đó quân đội Ai Cập đã đứng nhìn nhà độc tài Hosni Mubarak sụp đổ sau 30 năm thay vì chạy lại nâng đỡ ông trước các cuộc biểu tình phản kháng của người dân.



Đảng muốn quân đội trung thành với đảng trước rồi mới đến tổ quốc và nhân dân

Điều này trái với những gì xảy ra tại biến cố Thiên An Môn cũng bắt đầu vào mùa xuân năm 1989 khi quân đội đã xả súng vào người biểu tình tại thủ đô Bắc Kinh làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Khác với Việt Nam, chủ tịch nước ở Trung Quốc vừa là người đứng đầu đảng, vừa là người đứng đầu nhà nước và quân đội.
Trong bối cảnh quốc tế hóa như hiện nay, một số nhà lý luận thậm chí còn gợi ý rằng người dân, và suy rộng ra cũng bao gồm cả quân đội, cần trung thành với tình đồng loại và lý trí thay vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay kể cả tình yêu nước, vốn cũng bị xem là có thể được dùng làm cái cớ để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người trên hành tinh và trà đạp lên quyền lợi của những nhóm khác.
Nhìn vào ba cuộc chiến gần đây với Hoa Kỳ, Khmer Đỏ và Trung Quốc của Việt Nam, người ta có thể thấy tinh thần dân tộc và ở chừng mực nào đó, lòng yêu nước đã bị một trong hai, hoặc cả hai phía của chiến trận khích động nhằm gây ra sự giết chóc trong quá trình dùng sức mạnh vũ lực để giải quyết xung đột.

'Hãy nói đi'

"Hãy nói đi! Tiếng nói khiến bạn tự do," là lời của Phó giáo sư Jennifer Petersen ở Hoa Kỳ khi bình luận về tự do biểu đạt, vốn được quy định trong điều 1 của 10 điều sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua hồi năm 1791.
Điều sửa đổi đầu tiên này quy định: "Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình."
Với sửa đổi hiến pháp đầu tiên, quyền tự do biểu đạt những gì người dân suy nghĩ được xem là quyền "tối cao, xuyên suốt thời gian và bất khả xâm phạm."

"[P]hát biểu sơ sót là điều không thể tránh khỏi trong tranh luận tự do, và ... phải được bảo vệ nếu như muốn đảm bảo 'không gian sống' cho tự do biểu đạt."
Thẩm phán Brennan của Tòa Tối cao Hoa Kỳ

Nhờ sửa đổi hiến pháp này mà báo New York Times hồi năm 1964 đã thắng trong vụ bị một quan chức kiện vì đã làm ông này mất thanh danh cho dù báo thừa nhận một quảng cáo tố cáo cảnh sát mà báo này đăng đã có những sai sót.
Trong án lệ đi vào lịch sử New Yor Times v Sullivan, Thẩm phán Brennan của Tòa Tối cao nói ông đã xem xét vụ kiện "trong bối cảnh của cam kết quốc gia to lớn đối với nguyên tắc mà theo đó thảo luận về các vấn đề công cần phải không hạn chế, sôi nổi và hoàn toàn cởi mở.
Ông Brennan cũng nhấn mạnh rằng "phát biểu sơ sót là điều không thể tránh khỏi trong tranh luận tự do, và ... phải được bảo vệ nếu như muốn đảm bảo 'không gian sống' cho tự do biểu đạt".
Dựa vào những lý lẽ này, Tòa Tối cao đã đồng loạt quyết định rằng các quan chức chính phủ sẽ chỉ được bồi thường cho thanh danh bị ảnh hưởng xấu nếu họ chứng minh được rằng báo chí cố ý (chứ không phải vô tình) đưa tin sai sự thật và báo chí hoàn toàn ý thức được rằng tin họ đưa là sai vào lúc đăng tin.
Ở một chừng mực nào đó điều có thể coi là 'Điều 88' của Hoa Kỳ đã hoàn toàn được gỡ bỏ vào năm 1964 cho dù Hoa Kỳ vào thời điểm đó chỉ bắt báo chí hoặc đương sự bồi thường trong các vụ kiện phỉ báng chứ không áp dụng hình thức tù giam giữ mà Việt Nam hiện vẫn còn áp dụng cho việc "tuyên truyền chống nhà nước".

'Thuộc địa hóa'

Những hạn chế tự do biểu đạt ở Việt Nam thể hiện qua màn lấy ý kiến cho hiến pháp thực tế chỉ là ví dụ tiêu biểu của một xu hướng chung mà nhiều nhà tư tưởng đã cảnh báo.
Triết gia người Đức Jürgen Habermas nói ngay từ đầu thập niên 1980 rằng các bộ máy hành chính đang "thuộc địa hóa" đời sống chính trị.
Ông nói việc thuộc địa hóa này đã khiến người dân mất dần tính chất công dân và ngày càng trở thành người tiêu dùng.
Sự tồn tại của họ là để phục vụ cho thị trường tiêu thụ hơn là cho các chức năng dân chủ mà họ thực hiện.
Và đây có lẽ là điều trớ trêu lớn nhất ở Việt Nam.
Tại một đất nước vẫn tự coi mình là cộng sản và đang tiến lên một xã hội ưu việt hơn cả thế giới tư bản, người dân không chỉ bị 'bóc lột sức lao động' bởi những người sở hữu 'tư liệu sản xuất' như Marx nói mà còn bị giam cầm về tư duy bởi những người đang nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông và cả ba hệ thống hành pháp, lập pháp và tư pháp.
-- ‘Phi chính trị hóa quân đội’ là luận điệu phản động (VTV/TP).-Quân đội có phải trung thành với Đảng? --

Tổng số lượt xem trang