Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Thông báo về trường hợp một nữ thanh niên đề nghị được ra khỏi Đảng

Lời giới thiệu của ĐHLV: Tôi vừa nhận được một lá đơn của một đảng viên dự bị tên là Nguyễn Ngọc Diễm Phượng về việc đề nghị được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xét thấy nội dung lá đơn không chỉ đề cập đến việc cá nhân của chị Phượng mà còn có mục đích sâu xa cảnh tỉnh giới chức là đảng viên của Đảng cầm quyền hiện nay đối với các vấn đề xã hội-chính trị. Được sự cho phép của tác giả, tôi xin được đăng toàn văn lá đơn này để cộng đồng mạng được tỏ tường vấn đề mà chị Phượng muốn trình bày. Quyết định kết nạp đảng viên của chị Phượng không đưa lên mạng nhằm tránh phiền phức cho những người và tổ chức liên quan sau sự việc này.
Được biết chị Phượng là người thứ 219 kí tên ủng hộ việc KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 
null
Biểu thị sự tự do. Ảnh được sự đồng ý của tác giả

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC RA KHỎI ĐẢNG
Kính gửi : Đảng bộ XXX, Chi bộ XXX
Tôi tên : Nguyễn Ngọc Diễm Phượng ; sinh ngày 16.10.1982
Quên quán : xã Bình Chánh huyện Bình Chánh, TP.HCM
Nơi công tác : Ủy ban nhân dân XXX
Ngày kết nạp Đảng : + Dự bị : 18.08.2012 ; + Chính thức :
Nơi kết nạp : Chi bộ XXX
Trước khi trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS), tôi được tổ chức quan tâm giáo dục và bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và tôi cũng tự nhận thức được rằng ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, lấy dân làm gốc.
Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 tổ chức chặt chẽ, thống nhất giữa ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thương yêu, đoàn kết với nhau. Cương lĩnh chính trị và đường lối cách mạng đều phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Thế nhưng, thực tế hiện nay, qua các sự việc diễn ra ngoài xã hội làm tôi phải suy nghĩ và nhận thấy rằng ĐCSVN hiện nay không còn thể hiện đúng giá trị và bản chất của mình nữa. Đảng ngày mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, Đảng chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được Đảng bảo về và tôn trọng. Điển hình như quyền được phát biểu chính kiến của mình, quyền được cung cấp thông tin (đặc biệt là các thông tin trái chiều) đều bị hạn chế. Kể cả việc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm, thể hiện tinh thần yêu nước cũng bị cho là làm trái pháp luật và bị hạn chế.
Đảng chưa thể hiện hết vai trò lãnh đạo của mình, lời nói và hành động của Đảng chưa nhất quán với nhau, sự yếu kém trong quản lý gây ra biết bao hậu quả cho nhân dân gánh chịu, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đời sống nhân dân chưa được nâng cao (đặc biệt là các dân tộc miền núi), các công trình dự án ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong nội bộ Đảng lại có sự tranh giành quyền lực với nhau, và những vấn đề khác đang diễn ra ngoài xã hội khiến tôi phải nghi ngờ và phân vân về con đường cách mạng và lý tưởng của Đảng.
Đó là nhận định khách quan của tôi về xã hội. Còn về tổ chức, 06 tháng là đảng viên dự bị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với tình hình hiện nay, tôi cảm thấy rằng tôi không còn nhiệt huyết, cũng như lý tưởng để phấn đấu trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản vì:
1- Khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tôi nghĩ tôi sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho Đảng, cho nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh hơn, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhưng đến nay, tôi cũng chỉ làm tròn nhiệm vụ tối thiểu của 1 đảng viên là sinh hoạt và đóng Đảng phí đầy đủ. Chưa đóng góp được gì nhiều và vẫn chưa thể hiện hết vai trò của 1 đảng viên đối với nhân dân.
2- Sau sự việc đánh giá cán bộ đảng viên theo Nghị quyết TW4, và đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, tôi nhận thấy hầu như việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, theo khuôn mẫu định sẵn. Hầu như cán bộ đảng viên chỉ đánh giá 1 cách chung chúng, công tác phê và tự phê diễn ra xuề xòa, sợ mất lòng nhau. Tôi cho rằng đó cũng chính là căn nguyên giảm tính chiến đấu trong Đảng, góp phần cho những đảng viên thoái hóa, biến chất len lỏi tới những vị trí trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, gây xói mòn niềm tin trậm trọng trong nhân dân.
3- Lý do cuối cùng để tôi quyết định viết đơn ra khỏi Đảng chỉ vì tôi muốn thể hiện tấm lòng yêu nước của mình, yêu đồng bào của mình. Tôi đã có những lời bình luận trên mạng xã hội đối với 1 trường hợp của thể liên quan đến việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước như nhiều thành viên của cộng đồng mạng. Tuy những lời bình đó có khó nghe nhưng đó cũng là những suy nghĩ thành tâm của 1 người Việt Nam nhỏ bé lo âu đến vận mệnh dân tộc, cốt yêu cũng muốn Đảng tốt hơn, đảng viên bớt tha hóa hơn. Tooichuwa từng nghĩ những lời bình đó sẽ tạo điều kiện thêm cho thế lực thù định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. Khi có quần chúng báo cáo về sự việc của tôi, đáng lẽ tổ chức Đảng ở cơ sở phải tìm hiểu và xem xét thấu đáo. Thế nhưng tổ chức đã không lưu tâm, còn qui chụp cho tôi mất quan điểm chính trị, tư tưởng không vững vàng, tạo điều kiện cho thế lực thù địch dòm ngó.
Do đó, để không làm ảnh hưởng và làm mất uy tín của Đảng, cũng như làm tổn thương danh dự của 1 người Việt yêu nước Việt, tôi tự nguyện làm đơn đề nghị được ra khỏi Đảng.
Tôi cũng xin thành thật cám ơn tổ chức và những đảng viên đã giới thiệu tôi vào Đảng trong thời gian qua đã quan tâm, giáo dục và tạo điều kiện cho tôi được trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản trong thời gian rất ngắn. Đồng thời, thông qua đơn đề nghị này, tôi thành tâm momg mỏi tổ chức Đảng ở cơ sở nói riêng và các đảng viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung hãy xem như 1 lời chia sẻ chân tình của tôi đối với Đảng, đối với những vấn đề xã hội. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người dân bình thường nhất, của những người không đảng phái để thấu hiểu, từ đó có những cách hành xử vị tha, nhân bản hơn đối với người khác quan điểm vì họ cũng là đồng bào, là anh em cùng chung sống trên đất mẹ Việt Nam.
Rất mong Chi bộ và Đảng bộ xem xét đơn đề nghị của tôi./.
XXX, ngày 04 tháng 3 năm 2013
Người làm đơn

NGUYỄN NGỌC DIỄM PHƯỢNG

null
null
null
Thông báo về trường hợp một nữ thanh niên đề nghị được ra khỏi Đảng 

- Nguyễn Hưng Quốc: Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp (VOA’s blog). -- Hiến pháp cần có một chương về Đảng (VOV). – GS Chu Hảo: Hoãn được thì nên hoãn (ĐV). - GS TSKH Phan Xuân Sơn – Học viện Chính trị Quốc gia HCM: Vì sao không nên tam quyền phân lập? (VTV). Mời xem lại – TS Cù Huy Hà Vũ: Việt Nam không thể có tam quyền phân lập khi còn chế độ độc đảng (RFI/ TAVC).
- Vũ Lịch Nguyên – Sẽ bỏ hay viết lại điều 4? (Dân Luận).
- Phạm Lê Vương Các: Xã hội dân sự và bản Hiến pháp (BBC).-- Bùi Tín: Coi dân là thù, họ sẽ sống với ai? (VOA’s blog).- - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm tiếp các nhà báo ở Đại Đoàn Kết tố cáo tổng biên tập Đinh Đức Lập (Hữu Nguyên).
- Nhiều tiêu cực ở Cty CP Dầu khí Mê Kông (TP).
- Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án hạn chế phương tiện cá nhân (TN). – Phạt xe không chính chủ: Buông quá lâu, rồi đòi phạt gấp (Infonet). – 70% người đội mũ bảo hiểm sắp bị phạt tiền? (VnM). – “Đánh” vào người đội MBH giả là có lỗi với dân! (VOV). – Cuộc chiến mũ bảo hiểm giả: Súng lệnh đã nổ, chiến sự còn dài! (DT).
- Một kiểu suy diễn ác ý (PT). Nói về bài: Cái bắt tay của ba ông lớn (SGTT).
- Anh hùng khai man thành tích? (TT).
- Nghi can cần có quyền im lặng chờ luật sư? (DV).
- Đội phó CSGT đi Camry biển giả bị kỷ luật (VNN).

- Dự án bauxite sẽ hiệu quả (?!) (NLĐ). – Vẫn dự kiến nâng công suất bauxite Tân Rai, Nhân Cơ (TBKTSG). – Hai dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ “đều có rủi ro lớn” (DT). - Dự án bauxite kém hiệu quả do giá thấp(VOV).


********



TLQ:
Phạm Đình Trọng – Lời cuối với Đảng

Bản tự kiểm điểm

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GTVT            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN CHUYÊN NGÀNH CẦU HẦM                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------------------------                                    ---------------------------------------

Hà Nội, ngày 27/09/2010

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi : Ông Giám đốc viện Chuyên ngành Cầu Hầm


Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, hiện đang công tác tại phòng Cầu, viện chuyên ngành Cầu-Hâm, viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Sau khi nhận được công văn số 80/VCH của viện Cầu-Hầm về việc đề nghị tôi phải viết bản tự kiểm điểm tôi xin trình bầy những công việc chuyên môn, việc chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.và tư tưởng của tôi.

1)      Công tác chuyên môn.

Sau khi về viện CN Cầu Hầm từ 1/1/2009 cho tới nay tôi đã làm được các việc sau:

-Phụ trách phòng thí nghiêm: Xáp xếp và bảo dưỡng các thiết bị.. Tôi đã làm tương đối tốt công việc này. Sau khi tôi bị gẫy chân , công việc này đã chuyển cho người khác

-Tham gia kiểm định cầu Mẹt, cầu Gò Găng. Đã hoàn thành tốt các công việc được giao

- Được cử đi học lớp kiểm tra cấu kiện Thép và Bê tong bằng phương pháp không phá hủy đã đạt bằng giỏi.

Sau khi viết bức thư gửi BCH TƯ ĐCSVN, tháng 3/2010 tôi bị tai nạn giao thông lần hai vào đúng đùi trái mà tôi đã bị gẫy đùi trái do tai nạn giao thông lần một hồi tháng 9/2009. Cho đến nay, tôi phải chống gậy suốt đời mới đi lại được.

-Tôi được phân làm chủ nhiệm đề tài:”Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thay cáp xiên trong cầu dây văng và dây treo trong cầu treo dây võng đang khai thác ở Việt Nam”. Mã số: DT103011

Vì bị gẫy chân nên tôi đã xin phép ban giám đốc cho tôi được tập trung làm đề tài này và không tham gia công tác khác của phòng Cầu và viện CN Cầu Hầm

Đề tài của tôi cho đến nay vẫn chưa hoàn thành xong các thủ tục giấy tờ do hoàn cảnh khách quan (Cho đến nay viện trưởng vẫn chưa ký giấy ủy quyền cho CNĐT ký hợp đồng với các chuyên gia) cũng như chủ quan (Lần đầu tiên phải lo thủ tục giấy tờ nên còn bỡ ngỡ) . Tuy nhiên về chuyên môn tôi đã viết xong thuật toán và đang lập trình cho trường hợp cầu dây văng khi bị đứt cáp xiên và sự phân bố nội lực trong cầu, cơ sở quan trọng bậc nhất trong công nghệ thay cáp cầu dây Văng

2) Tinh thần chấp hành pháp luật



-         Tôi luôn luân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của viên CN Cầu-Hâm và viện Khoa học và Công nghệ GTVT.

3) Tư tưởng



Tôi nghĩ đây là vấn đề chủ yếu khiến tôi phải viết bản kiểm điểm này do đó tôi sẽ viết ngắn gọn. Toàn bộ tư tưởng của tôi được phản ánh trong bức thư gửi BCH TƯ ĐCSVN  hồi tháng 3/2010 mà tôi sẽ tóm tắt như sau:

-         Trong thời gian bao cấp, Đảng ta đã thực hiện chính xác CN Mác-Lênin. một cách không chê vào đâu được, nhưng chính vì thế nên đã kéo lùi lại lịch sử dân tộc đến 20 năm.

-         Thời đổi mới là thời mà thực chất là chúng ta giám đánh đổ những nguyên lý cơ bản nhất của CN Mác-Leenin nên đất nước mới được như ngày nay. Giờ đây chúng ta càng tiến hành đổi mới thì về thực chất chúng ta càng “phản bội” lại CN Mác-Lênin

-         Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế quái gở được các nhà lý luận Mác-Leenin cố tình tạo ra một cách thiếu căn cứ khoa học đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho bọn tham nhũng hoành hoành. Tiền lương của cán bộ công nhân viên chức nhà nước không đủ để sống nên nạn tham nhũng trở thành quốc nạn vì nếu không nhận “phong bì” thì họ không sống nổi. Cho dù chính phủ đang tiến hành công tác cải cách hành chính tốt đến mức nào mà không cải cách chế độ tiền lương thì tôi khẳng định nạn tham nhũng không những không bị đẩy lùi mà nó còn sâu sắc hơn.

-         ………………..

-         Với tất cả những phân tích trên, tôi đề nghị vứt bỏ CN Mác-Leenin ra khỏi nền tảng tư tửng của Đảng và thay vào đó là CN Dân Tộc của HCM; vứt bỏ mô hình XHCN ở Việt Nam và thay vaò đó là mô hình của CNTB. Nền kinh tế Việt Nam phải đi theo nền kinh tế TBCN

-         ……………

Tóm lại tư tưởng của tôi là như thế. Nếu BCH TƯ ĐCS VN bỏ ngoài tai những ý kiến chân thành của tôi trong đại hội lần thứ 11 này thì tôi rất lấy làm tiếc vì hậu quả rất khó lường.

NGƯỜI VIẾT KIỂM ĐIỂM



Đỗ Xuân ThọNói chuyện với người định đốt thẻ Đảng BBC

Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ, một trí thức ở Hà Nội, nói ông đang trở thành mục tiêu của một "chiến dịch bôi nhọ thanh danh".

Ông Thọ, 56 tuổi, là người hồi tháng 3/2010 từng gửi thư cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, yêu cầu từ bỏ học thuyết Mác - Lênin và thay vào đó bằng chủ nghĩa dân tộc.

Mới đây, ông cũng tuyên bố ý định đốt thẻ Đảng nếu như đại hội Đảng XI vẫn giữ nguyên lý tưởng Mác-Lênin.

Ông nói với BBC rằng hiện thẻ ngân hàng ATM của ông đã bị chặn, "không hiểu vì lý do gì".

"Sắp tới đảng bộ cơ quan tôi (Viện Khoa học Công nghệ Giao thông-Vận tải) thu thẻ Đảng để kiểm tra. Không rõ họ có trả lại thẻ cho tôi hay không."

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, cơ quan an ninh đã tung nhiều tin thất thiệt về ông, rằng ông "bị bệnh hoang tưởng", khiến vợ chồng ông "đã phải tính chuyện ly dị để không liên lụy tới vợ con tôi".

Tuy nhiên Tiến sỹ Thọ cũng khẳng định sẽ không từ bỏ việc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc để thay thế cho chủ nghĩa Mác-Lê, mà ông cho là "sai lầm về cơ bản".

"Nếu không làm như vậy, thì tôi sẽ là kẻ đạo đức giả, trái với lương tâm của tôi."


- Vì sao một Đảng viên dự tính đốt thẻ Đảng? (RFA)
Cách nay 6 tháng, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ đã từng khiến dư luận xôn xao, khi ông đề nghị “loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc”.
Mới đây, trả lời phỏng vấn của RFA, tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ cho biết ông
“tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Tôi sẽ đốt thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không cực đoan của Hồ Chí Minh làm một bước đệm quan trọng.
Nếu không có điều kiện đốt thẻ Đảng của tôi trước hàng ngàn sinh viên thì tôi có thể chụp ảnh, quay phim cảnh tôi đốt thẻ và tôi sẽ viết cho những sinh viên Việt Nam, những thanh niên Việt Nam.
Tôi phải nói điều đó vì người ta sẽ cho tôi vào Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai và quay phim, chụp ảnh rằng: “Đấy là một thằng tâm thần”. Họ đã chuẩn bị sẵn sàng tất cả những kế hoạch đó. Tôi được biết tất cả những kế hoạch đó thông qua một người bạn của tôi ở Bộ Công an.”
Được biết, sau khi trả lời phỏng vấn trên RFA hồi tháng 2 năm nay, chi bộ Đảng Hầm Cầu đã yêu cầu Đảng viên Đỗ Xuân Thọ làm kiểm điểm với lý do “thể hiện tư tưởng trái với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, trái với Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Vào tháng 3, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ viết “Bức thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”, trong đó có đoạn,
“Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguyên nhân sâu xa gây nên sự mất đoàn kết trong Đảng do đó là nguyên nhân gây nên sự mất đoàn kết trong nhân dân. CN Mác-Lênin là tấm lá chắn cho bọn quan lại tham nhũng.”
Và ông tuyên bố,
“thề sẽ vẫn kiên trì thuyết phục và đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để loại bỏ CN Mác-Lê nin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta và thay vào đó là CN Dân Tộc. Tôi tin tưởng rằng có 80% đảng viên trong Đảng ủng hộ tôi.”
Sắp đại hội Đảng, Đảng Cộng Sản Việt Nam rất cần có những ý kiến tâm huyết của những người Đảng Viên Chân Chính, góp ý với Đảng về hiện tình đất nước cũng như cách giải quyết những khó khăn trên con đường đi tới của Dân Tộc với mục đích:  DÂN GIÀU,,NƯỚC MẠNH, XàHỘI DÂN CHỦ,VĂN MIMH.Được sự đồng ý của Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ, kytrungtran.com đăng toàn văn bức thư của Tiến sỹ gửi lên BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Bức thư cũng là một tiếng nói để chúng ta thấy rằng, bên cạnh những kẻ lợi dụng chữ" Đảng Viên" để đục khoét, phá hoại đất nước, vẫn còn rất nhiều những người Đảng Viên chân chính có những suy nghĩ, hành động đau đáu về sự trường tồn của một dân tộc, một đất nước mà quên đi lợi ích bản thân.

Chính suy nghĩ và việc làm của họ làm cho chúng ta tin hơn về tương lai tốt đẹp của dân tộc.

Một lần nữa kytrungtran.com xin cảm ơn Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ và giới thiệu bức thư này đên với bạn đọc.



ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Kính gửi:

- Chi bộ viện Chuyên ngành Cầu Hầm,

- Đảng Ủy Viện Khoa học và Công nghệ GTVT

- Đảng Bộ Bộ GTVT

- Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam

Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, đảng viên thuộc chi bộ viện chuyên ngành Cầu Hầm thuộc đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Sau hàng chục năm suy nghĩ, nghiền ngẫm về Dân Tộc, về Đảng tôi viết lá thư này cho ban chấp hành Trung ương Đảng để trình bầy ý kiến của tôi về việc xây dựng Đảng ta thật sự vững mạnh. Kính mong các đồng chí đọc, suy nghĩ và xem xét.

Theo tôi cần loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân Tộc.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một thanh gươm, một thứ vũ khí mạnh hơn nghìn lần vũ khí hạt nhân mà Bác Hồ vô cùng kính yêu của chúng ta chọn vào lúc xu thế của thời đại là tiến lên CNXH để giải phóng dân tộc. Thanh gươm đó đã được Đảng ta kết hợp một cách nhuần nhuyễn với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí dành độc lập của nhân dân ta. Hai đế quốc to là Pháp và Mỹ đã bị đánh bại trên mảnh đất hình chữ S này. Mãi mãi, đời đời con cháu của đất Việt ghi lòng tạc dạ điều này. Đó là bài học kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Thời đó tất cả các đảng viên xin vào Đảng chủ yếu vì lòng yêu nước vì máu dân tộc.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào xây dựng đất nước, CN Mác-Lênin đã bộc lộ các sai lầm ở cấp độ các tiên đề. Suốt trong thời bao cấp Đảng ta đã tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình của CN Mác- Lênin một cách chính xác, không chê vào đâu được và chính vì thế nên đã kéo lùi lịch sử của dân tốc lại 20 năm! Đó là thời kỳ đen tối nhất của dân tộc…Tôi nghẹn lời không kể xiết những đau khổ mà những người dân đã phải trải qua….

Để xây dựng một cây cầu, chúng tôi phải tính toán thiết kế theo một Quy Trình nào đó. Nếu cây cầu đổ thì việc đầu tiên phải xem xét các kỹ sư đã thiết kế và thi công đúng Quy Trình chưa? Xem xét các viện khác, các cơ quan khác áp dụng cùng Quy Trình đó cầu có đổ không? Nếu xem xét thấy đội ngũ kỹ sư đã làm đúng Quy Trình mà cầu vẫn đổ; Nếu thấy các cơ quan khác cũng áp dụng quy trình đó và cầu cũng đổ thì theo một logic hiển nhiên rứt khoát phải đi đên một khẳng định là Quy Trình đó sai!!! Cũng như vậy, thời bao cấp Đảng ta đã làm đúng CN Mác-Lênin mà đất nước vẫn lầm than; các nước XHCN khác cũng đã làm chính xác mô hình của CN Mác-Lênin mà đất nước vẫn khủng hoảng!! Chúng ta cần dũng cảm chỉ ra rằng CN Mác-Lênin là sai!

Nhận ra sai lầm đó Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới…. Đất nước bừng sáng…. Công cuộc đổi mới thực chất là công cuộc mà trong đó chúng ta giám đánh đổ những tiên đề của CN Mác-Lênin như đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản với giai cấp địa chủ, tư sản v.v… Chính vì chúng ta đang “phản bội” lại CN Mác-Lênin mà đất nước mới được như bây giờ. Giai cấp tư sản, địa chủ không nhưng không bị tiêu diệt mà còn được tôn vinh như những người anh hùng, những người bằng tài năng của mình đã mang lại hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động. Chính họ đóng thuế cho nhà nước nhiều nhất. Chính họ là nội lực của dân tộc. Ở đây quy luật giá trị thặng dư của Mác đã sai toét vì Mác chưa tính đến tiền được làm ra bởi tài năng, trí tuệ của nhà tư sản…. Đảng viên cũng được khuyến khích “bóc lột” (mà thực chất là tổ chức, quản lý người lao động) để làm giầu cho bản thân và cho xã hội… Từ một đất nước đói ăn chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới… Không thể kể xiết những thắng lợi to lớn của đất nước từ khi Đảng ta “phản bội” lại CN Mác-Lênin lãnh đạo dân tộc tiến hành công cuộc đổi mới….

Không chỉ phát triển kinh tế mà đời sống tinh thần của nhân dân ta cũng được Đảng ta lãnh đạo để “phản bội” lại CN Mác-Lênin, một chủ nghĩa vô thần, một chủ nghĩa cho rằng mình là duy vật triệt để nhất. (Thời bao cấp chúng ta đã phá tan các đền chùa… Trong nhà các đảng viên không có bàn thờ tổ tiên). Cuộc sống tinh thần của nhân dân đã trở về đúng quỹ đạo đó là cuộc sống tinh thần phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Những đền, miếu thờ những vị anh hùng dân tộc đã được khôi phục… các lễ hội tâm linh đã trở lại…. đạo Phật, đạo Thiên Chúa…. được tôn trọng… Chúng ta có thể kết nạp cả những người đi đạo vào Đảng… Ca Trù, dân ca quan họ Bác Ninh, cồng chiêng Tây Nguyên.. đã được thế giới công nhận là các di sản văn hoá nhân loại. Hàng loạt văn nghệ sỹ yêu nước nồng nàn và đầy tài năng hồi bao cấp bị trù dập vì có tư tưởng trái với CN Mác-Lênin đã được khôi phục danh dự… “Bọn Tiểu tư sản trí thức” được Đảng ta dần dần coi là bộ não của dân tộc…

Chúng ta đã “phản bội” lại chủ nghĩa Mác-Lênin để đặt quan hệ ngoại giao với các nước” đế quốc sài lang” như Mỹ, Nhật, Pháp,… Chúng ta đang hoà nhập nhưng không hoà tan. Bạn bè quốc tế ngày càng làm ăn với Việt Nam nhiều hơn…

Đất nước đang bừng sáng… Lòng dân yên ổn và hướng về Đảng…. Kinh tế đang phát triển… Dù không nói ra nhưng toàn thể Đảng viên hiểu rằng chúng ta cần gạt CN Mác-Lênin đi và thay thế bằng CN Dân Tộc.

Công cuộc đổi mới của Đảng ta lẽ ra sẽ đạt được những thành tựu còn to lớn hơn rất nhiều lần nếu như không có những đảng viên có chức, có quyền, có bằng Tiến sỹ (về CN Mác-Lênin), những người bảo thủ, kiên trì bảo vệ CN Mác-Lênin cản đường tiến lên của dân tộc. Họ vu cáo những người yêu nước nồng nàn chống lại Mác-Lênin là chống lại Đảng ta. Họ làm cho giai cấp Công, Nông nghĩ rằng chỉ có CN Mác-Lênin là đem lại quyền lợi cho Công nhân Nông dân nhưng giai cấp Công,Nông Việt Nam đã trải qua thời bao câp và họ đã quá hiểu cơ chế XHCN như thế nào rồi… Thôi mà, hỡi những người Macxit, đừng to mồm bảo Đảng ta ngu xi không hiểu được tư tưởng “vĩ đại” của Mác nên đã làm sai ý Mác trong thời bao cấp!!! Đảng ta rất thông minh và sáng suốt và chính vì thông minh và sáng suốt nên Đảng ta đã “phản bội” lại Mác-Lênin để tiến hành công cuộc đổi mới long trời lở đất đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam!!! Họ bảo vệ CN Mác-Lênin là bảo vệ cái ghế của mình. Họ đã làm cho Đảng ta nhiều lúc xác định mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam một cách sai lầm. Sau đây tôi sẽ chứng minh những nguy hại nếu còn đặt nền tảng tư tưởng của Đảng ta vào CN Mác-Lênin.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguyên nhân sâu xa gây nên sự mất đoàn kết trong Đảng do đó là nguyên nhân gây nên sự mất đoàn kết trong nhân dân. CN Mác-Lênin là tấm lá chắn cho bọn quan lại tham nhũng.

Toàn Đảng toàn dân đang hướng vào mục tiêu: Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đê l àm được điều này thì công cuộc đổi mới càng phải được đẩy mạnh. Việc này đồng nghĩa với việc đẩy mạnh “phản bội” CN Mác-Lênin. Điều này tất yếu dẫn đến Đảng ta bị chia làm hai phe:

1) Phe Dân Tộc bao gồm những người không quan tâm tới việc thắng thua của một học thuyết nào đó, kể cả học thuyết Mác-Lênin. Tất cả chỉ quan tâm tới việc xây dựng đất nước Hùng Mạnh, tất cả vì Dân tộc Việt Nam.

2) Phe Bảo Thủ bao gồm những người kiên trì bảo vệ CN Mác-Lênin. Trong phe này có:

a) Những kẻ bảo vệ CN Mác-Lênin chỉ vì lợi ích cá nhân như những người đã trót làm TS về chủ nghĩa Mác-Lênin (vin quy bái tổ ở quê hương rồi) nay phải giữ thể diện, phải giữ ghế, giữ nghề kiếm cơm,

b) Những tên tham nhũng khét tiếng vì trong cơ chế XHCN chúng vơ tiền của nhân dân vào túi dễ nhất

c)Nhưng cũng có những người tin tưởng mù quáng vào CN Mác-Lênin như một số rất ít các vị lão thành cách mạng. Những bác này đồng nghĩa việc bảo vệ Đảng với việc bảo vệ CN Mác-Lênin. Đồng nghĩa việc yêu nước với yêu CNXH.

Ở đây chúng ta cần hết sức tỉnh táo để không bị rơi vào hoả mù của phe Bảo Thủ và rơi vào bẫy của bọn phản động muốn lật đổ sự lãnh đạo độc tôn của Đảng ta. Chúng ta không được nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để giải phóng dân tộc, Bác Hồ xem giải phóng dân tộc là mục đích tối thượng và CN Mác-Lênin là phương tiện, là vũ khí để thực hiện mục đích đó (vì thế mà Người đã bị Quốc Tế Cộng Sản III khai trừ). Thanh gươm Mác-Lênin lúc đó là thứ vũ khí vô địch của các nước thuộc địa vì nó chính là sức mạnh của thời đại-Thời đại XHCN. Thanh gươm đó chỉ dùng để giải phóng dân tộc và nói thẳng chỉ dùng được vào thời đại đó. Giờ đây chúng ta xây dựng đất nước, bằng thực tế thất bại xương mắu của thời bao cấp thời mà chúng ta thực hiện không chê vào đâu được mô hình CNXH, bằng thực tế thắng lợi không thể chối cãi của thời đổi mới, thời mà chúng ta kiên quyết vất bỏ những tiền đề cốt lõi của CN Mác-Lênin, chúng ta nhận ra rằng CN Mác-Lênin là sai!!! Thời đại cũng đổi thay :CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ theo đúng quy luật tất yêu của nó làm chúng ta càng khẳng định CN Mác-Lênin sai lầm ở cấp độ các tiên đề, sai lầm ở mức hệ thống. Chúng ta hãy dũng cảm nhìn sào sự thật: 80% đảng viên không tin hoặc không biết gì về CN Mác-Lênin!!! Chúng ta phải dũng cảm loại bỏ CN Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta và thay vào đó là CN Dân Tộc nếu chúng ta không muốn lừa dối 3 triệu đảng viên, không muốn nói dối hàng triệu sinh viên Việt Nam trong các bài giảng về CN Mác-Lênin, không muốn làm các nhà tư sản trong và ngoài nước phải rón rén đề phòng có ngày Đảng sẽ kích động giai cấp Công Nông “đào mồ” chôn họ. không muốn Đảng ta bị chia rẽ. Nếu lấy CN Dân Tộc làm nền tảng tư tưởng thì chúng ta sẽ có một tư duy vô cùng mạch lạc để lãnh đạo dân tộc ta tiến lên. Lúc đó Đảng ta sẽ trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc. Vì không còn lệ thuộc vào tính giai cấp nữa nên chúng ta sẽ chọn được cán bộ lãnh đạo là các “nguyên khí quốc gia” và trung thành tuyệt đối với tổ quốc với nhân dân với Đảng… Không thể kể hết những lợi ích khi chúng ta thật sự thành thật.

Trong khi đó những người Bảo Thủ coi sự thống trị của CN Mác-Lênín quan trọng gấp nghìn lần sự hùng cường của Dân tộc. Họ ép Đảng ta phải xây dựng một nền kinh tế hết sức quái thai, hết sức mù mờ:” Nền Kinh tế Thị trường định hướng XHCN”. Đối với quân đội ta chúng cố gắng nèo kéo thêm một nhiệm vụ mơ hồ: chiến đấu vì CNXH. Chúng lập lờ giữa kẻ thù của Dân Tộc với kẻ thù của ý thức hệ Macxit. Chính vì chỉ quan tâm tới sự thống trị của CN Mác-Lênin chúng đã làm Đảng ta không phân biệt được bạn và thù. Chúng có thể bán những mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc cho Trung Quốc kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam (như Tổng bí thư Lê Duẩn khẳng định) chỉ vì chúng cùng ý thức hệ Macxit với chúng và đàn áp thâm độc những người yêu nước cháy bỏng nhưng chống Trung Quốc chống CN Mác-Lênin… Vì lẫn lộn giữa kẻ thù của dân tộc và kẻ thù ý thức hệ nên 10 tỉnh đã cho Trung Quốc thuê đất rừng, thuê bờ biển với diện tích bằng một tỉnh của nước ta trong thời hạn 50 năm… Chúng càng ngày càng thấy rằng cái cơ chế XHCN này là môi trường vơ tiền của nhân dân vào túi dễ nhất… Tuy nhiên chúng cũng thấy rằng không ai còn tin vào CN Mác-Lênin nữa nên chúng phải đem vị thánh của dân tộc, Bác Hồ vô cùng kính yêu làm tấm lá chắn cho CNMác-Lênin… Chúng ép Đảng ta phải ghi vào điều lệ Đảng rằng: Nền tảng tư tưởng của Đảng là CN Mác-Lênin để dễ bề quy kết các đảng viên trung thực, hết lòng vì Đảng vì dân tộc Việt Nam nhưng chống CN Mác-Lênin là chống Đảng.

Bằng các lập luận trên chúng ta khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguyên nhân sâu xa gây nên sự mất đoàn kết trong Đảng do đó là nguyên nhân gây nên sự mất đoàn kết trong nhân dân cần loại bỏ.

Lấy CN Dân Tộc làm nền tảng tư tưởng của Đảng là con đường duy nhất đúng đắn làm Đảng ta trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn của 84 triệu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S và xứng đáng là người cầm lái độc tôn đối với dân tộc Việt Nam đưa dân tộc Việt Nam tiến lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc 5 châu.

Một câu hỏi tất yếu sẽ được đặt ra: CN Dân Tộc là CN như thế nào?

Sẽ tốn rất nhiều giấy mực để mô tả đầy đủ về CN Dân Tộc Việt Nam nên tôi chỉ nói vắn tắt các nét chính của CN này.

- CN Dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam suốt từ thời các vua Hùng đến nay, đặc biệt là giai đoạn chống Pháp chống Mỹ và chống Trung Quốc xâm lược để giải phóng dân tộc; giai đoạn đổi mới để xây dựng đất nước.

- CN Dân tộc Việt Nam là sự tiếp thu có chọn lọc những chủ nghĩa Dân tộc đã xuất hiện trên thế giới như ở Đức, Nhật, Do thái, Hàn Quốc v.v…

Tóm lại CN Dân tộc Việt Nam coi 84 triệu người VN như một cơ thể hoàn chỉnh. Trong đó bộ não bao gồm những người lao động chủ yếu bằng đầu như các nhà chính trị, các tướng lĩnh các trí thức, các chủ doanh nghiệp, văn nghệ sỹ v.v…; chân, tay là công nhân, nông dân, bộ đội, công an; Trái tim là CN Dân Tộc VN….

Trên đây là các nét chính, việc hoàn thiện nó là nhiệm vụ của các nhà Triết học Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta không nên cầu toàn. Chúng ta sẽ hoàn thiện dần… Rồi đây chúng ta còn phải xây dựng một triết học của chính dân tộc mình, một triết học “Made in Vietnam”….

Khi đặt CN Dân Tộc làm nền tảng tư tưởng, Đảng ta sẽ khơi dạy dòng mắu dân tộc mạnh mẽ của 84 triệu người dân VN. Vì đã loại bỏ tính giai cấp, chúng ta luôn luôn chọn được những người giỏi nhất, đức độ nhất vào các vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Đảng viên sẽ là những người giỏi nhất trong toàn dân (chứ không chỉ ở giai cấp Công,Nông)… Lúc đó Đảng là dân tộc và dân tộc chính là Đảng!

Vì chỉ còn quan tâm tới lợi ích, tới sự tồn vong của dân tộc, Đảng ta sẽ có một cái nhìn mạch lạc và thấu đáo để xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ Quốc. Chúng ta sẽ dễ dàng chỉ ra Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam (như Tổng Bí thư Lê Duẩn nói), dễ ràng nhìn thấy Nga, Mỹ, Nhật, EU là các đồng minh có thể giúp ta về kinh tế và quân sự khi chúng ta bị Trung Quốc xâm lược mặc dù các nước đó là “đế quốc sài lang”. Chúng ta sẽ dễ dàng kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại… Chúng ta sẽ dễ dàng chỉ ra rằng để có nền kinh tế hùng cường chúng ta không thể dàn hàng ngang tiến lên mà phải tập trung vào những mũi nhọn như CN Thông tin, Đóng Tầu v.v…. và rằng nông nghiệp không phải là mũi nhọn, và rằng phải ngăn chặn triệt để hàng lậu từ Trung Quốc… rằng mô hình kinh tế của nước ta phải là mô hình của CN Tư bản…

…….

Không thể kể hết những ưu thế tuyệt đôi khi lấy CN Dân Tộc làm nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chính vì những lẽ trên Đảng ta phải

Đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Lao Động Việt Nam; đổi tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thành nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như Bác Hồ đã chọn.

Đảng ta cần phải làm những điều trên ngay trong đại hội lần thứ XI này để Đảng ta thật sự vững mạnh, để dân tộc Việt Nam thật sự đoàn kết, để bạn bè quốc tế thật sự hiểu về ta và giúp đỡ ta, để cho nạn tham nhũng bị mất đi, để cho các cán bộ Đảng và Nhà nước là những người tài giỏi nhất, hết lòng vì dân vì nước và cuối cùng là để Việt Nam mau chóng trở thành một cường quốc.

Trên đây là những ý kiến vô cùng tâm huyết của tôi, một đảng viên 30 tuổi Đảng, một cựu chiến binh đã chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị năm 1972 và được kết nạp vào Đảng ngay trên mâm pháo năm 1973, một người tuyệt đối trung thành với dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, luôn luôn đau đáu những suy tư về đất nước, về Đảng để nghĩ cách làm cho dân tộc ta hùng mạnh. Tuy nhiên tôi không ít lần bị các đồng chí công an quy là phản động, là bất mãn với chế độ, là công thần vì cậy bố là người có công nuôi các lãnh tụ như Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt… Mặc dù vậy tôi thề sẽ vẫn kiên trì thuyết phục và đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để loại bỏ CN Mác-Lê nin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta và thay vào đó là CN Dân Tộc. Tôi tin tưởng rằng có 80% đảng viên trong Đảng ủng hộ tôi.

Kính mong các đồng chí đọc kỹ và xem xét.

Hà Nội, ngày 16-3-2010

Người viết

ĐỖ XUÂN THỌ

Email: tsdoxuantho@gmail.com

Điện thoại: 0914119002

Địa chỉ cơ quan: Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, 1252 Đường Láng

Đống Đa Hà Nội

Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 12 ngõ 1142 Đường La Thành Hà Nội

- BỨC THƯ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN DÁM NÓI THẬTlà một tiếng nói để chúng ta thấy rằng, bên cạnh những kẻ lợi dụng chữ” Đảng Viên” để đục khoét, phá hoại đất nước, vẫn còn rất nhiều những người Đảng Viên chân chính có những suy nghĩ, hành động đau đáu về sự trường tồn của một dân tộc, một đất nước mà quên đi lợi ích bản thân“ (blog Trần Kỳ Trung)

------

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Đảng Bộ Viện KH&CN GTVT      ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chi bộ Viện CN Cầu-Hầm

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, đảng viên hiện đang sinh hoạt tại chi bộ Viện Chuyên Ngành Cầu Hầm thuộc Đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Sau khi đọc xong thông báo số 02/TB-CBCH ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chi bộ Cầu Hầm tôi xin trình bầy một số ý kiến sau đây:

Chi bộ khẳng định rằng những ý kiến và quan điểm của tôi trong lá thư gửi BCH TƯ ĐCSVN và cuộc trả lời phỏng vấn của tôi với đài RFA là trái với tư tưởng Mác-Lênin, trái với cương lĩnh chính trị và điều lệ Đảng. Tuy nhiên tôi thấy rằng toàn bộ TƯ ĐCSVN đã phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng  khi cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, tôn vinh những nhà Tư sản.cho các lễ hội dân tộc mê tín dị đoan phát triển v.v…sao không đem ra kỷ luật trước đã

Thôi mà, với tất cả sự chân thành, tôi khuyên các đồng chí hãy nhìn thẳng vào sự thật và nhận ra những điều tôi viết trong thư là đúng. Nếu bắt tôi kiểm điểm, tôi sẽ dễ dàng chứng minh TBT Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  là những tên PHẢN BỘI lại CN Mác-Lênin  còn tệ hại hơn Khơ-rút-xôp ở Liên xô cũ…

Thật sự đã đến lúc cần thay con ngựa, già ốm yêu , bệnh tật- CN Mác-Lênin bằng một con rồng hùng mạnh có khả năng quy tụ tất cả sức mạnh của con cháu vua Hùng đó là CN Dân tộc rồi các đồng chí ạ….

Thọ lại khóc rồi vì những người đồng đội xưa đang bắn vào nhau…..

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2010

Người viết

Đỗ Xuân Thọ

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

----------

Biết nói gì hơn, khi mà vẫn còn thế này Công An Nhân Dân: “Chỉ biết còn Đảng, còn mình”

và dù sao thì hình như điều lệ Đảng là phải chấp hành hay sao đó, cho dù có nghĩ là sai thì chỉ được báo cáo lên trên thôi .

--------

Lao Động số 63 Ngày 22/03/2010 Cập nhật: 8:16 AM, 22/03/2010
(LĐ) - Năm 2009, UBND TPHCM đã ban hành quyết định tặng thưởng trên 15.000 bằng khen cho hơn 4.000 tập thể và hơn 11.000 cá nhân, trong đó bằng khen cho cán bộ lãnh đạo chiếm khoảng 90%, nhân dân 3%, còn lại là cán bộ không giữ chức vụ…

Đọc những con số này phát ra từ một cuộc tọa đàm mới đây, chợt nhớ đến câu ẩn dụ thời bao cấp: “Cuốc xẻng từ dưới phát lên, đường sữa từ trên phát xuống”, mà thấy chua xót.

Khen thưởng là cần thiết, nhưng phải khen đúng người và thưởng đúng việc thì mới thực sự có ý nghĩa và phát huy được tác dụng tích cực. Phàm đã là người có chức có quyền, giữ trọng trách quan trọng, thì có điều kiện phát huy vai trò và làm được nhiều việc cho dân, cho nước.

Đó là hướng nhìn tích cực. Song trên thực tế, còn rất nhiều trường hợp các cá nhân lãnh đạo ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón, hoặc bất tài kém năng lực, trở thành vật cản đi lên của đơn vị. Thế nhưng, những vị ấy vẫn nghiễm nhiên trở thành những người có công đầu trong tập thể sau khi kết thúc một chiến dịch hay một đợt thi đua.

Còn có tình trạng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước cứ “đến hẹn lại lên” từng quý, từng sáu tháng hay kết thúc năm, các vị có chức có quyền ngồi lại nói là đánh giá bình bầu, nhưng thực chất lại công kênh, bầu chọn cho nhau. Khen thưởng không xác đáng xuất phát từ thực tế đánh giá không công bằng, thậm chí bè phái, dùng thủ đoạn tổng kết đánh giá, bầu chọn để triệt hạ nhau. Trong môi trường như thế, nhiệt huyết đóng góp của những người công nhân viên chức bình thường bị nguội lạnh dần, bào mòn các nỗ lực cống hiến trong xã hội.

Không hẳn là sai, nhưng tỉ lệ khen thưởng cán bộ lãnh đạo chiếm đến 90% thì không thể gọi là ổn và hợp lý được. Không lẽ CBCNV nói chung trong các cơ quan, đơn vị không có gì đóng góp đáng kể, hay mọi thứ đều do một tay các vị lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm? Lại thêm một giác độ cần làm rõ: Lãnh đạo tập thể không khuấy động được mọi người tham gia các phong trào; không nuôi dưỡng, vun đắp được nhiều hạt giống có tinh thần xung phong và trách nhiệm cao trong đơn vị, thì lãnh đạo đó hoàn thành trách nhiệm được giao hay chưa mà được nhận bằng khen nhiều đến thế?

Một khi các phong trào trong quần chúng chưa được khuấy động sâu rộng, tạo nên đòn bẩy thúc đẩy xã hội, thì việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của người cán bộ của dân-đặc biệt là người lãnh đạo, đứng đầu-cũng không thể nói là đã trọn vẹn.

Cán bộ là người phải biết lo trước nỗi lo của dân. Nếu những người lãnh đạo sống theo phương châm như thế, “đường sữa” sẽ được phân phát công bằng, thậm chí “từ dưới phát lên” nhằm kịp thời động viên người dân. Cán bộ lãnh đạo biết sống và làm việc như thế, sao người dân có thể quên!
Thẩm Hồng Thụy
Nên khen dân nhiều hơn

-----------

Tin liên quan:

Thí điểm bầu trực tiếp bí thư, phó bí thư phường
Hôm qua, Đại hội đại biểu Đảng bộ P.Thảo Điền (Q.2, TP.HCM) bước sang ngày làm việc thứ hai với phần thí điểm trực tiếp bầu Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư phường.
"Việt Nam nguyện kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".
TT - Sáng 21-4, lễ mittinh kỷ niệm 140 năm ngày sinh V.I. Lênin (22-4-1870 - 22-4-2010) đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
-------------
Người xưa nói về sử dụng nhân tài

Thưa chư vị,Chúng tôi xin giới thiệu ở đây bài văn làm trong kỳ thi Đình (làm tại sân triều đình) - do nhà vua ra đề bài, chấm bài, để phân hạng các tiến sĩ. Người đỗ đầu (đủ 10 phân) là Trạng nguyên. Đề bài thường hỏi về các vấn đề lớn của đất nước và về việc trị nước. Bài thi đó gọi là Sách văn đình đối.Bài văn dưới đây là sách văn đình đối đã mang lại lại danh hiệu Trạng Nguyên cho Nguyễn Trực (1417 - 1473) trong kỳ thi Đình năm Nhâm Tuất (1442), niên hiệu Đại Bảo thứ 3. Nguyễn Trực là vị Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Tấm bia ghi về khoa thi này là tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, được dựng năm 1484.

Nguyễn Trực dẫn đầu đoàn sứ bộ sang sứ nhà Minh vào năm 1444 cùng với Phó sứ Trịnh Thiết Tràng. Giữa triều đình phương Bắc, Nguyễn Trực đã hoàn thành sứ mệnh bằng kiến thức uyên bác, tài ứng đối nhạy bén, sắc sảo, sự vững vàng cứng cỏi và trên hết là ý thức tự hào dân tộc rất chính đáng của mình, khiến vua tôi nhà Minh phải kiêng nể. Năm 1457 viên sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián sang ta. Lê Nhân Tông đã triệu Nguyễn Trực về triều để tiếp sứ Tàu. Hoàng Gián vặn vẹo đủ điều, nhưng điều nào cũng được Nguyễn Trực giảng giải phân minh, khiến cho vị “thiên sứ” nọ phải thán phục thốt lên "Quốc hữu nhân tài”(nước (Việt) có người tài).

Tài năng và phẩm chất của Nguyễn Trực được Lê Thánh Tông đánh giá cao. Mặt khác, vốn rất coi trọng sự nghiệp đào tạo nhân tài, Lê Thánh Tông đã tìm thấy ở Nguyễn Trực một nhà giáo xuất sắc, mẫu mực, và cử ông làm Quốc tử giám tế tửu. Nguyễn Trực tham gia hiệu đính, phê duyệt bổ “bách khoa toàn thư” của thời ấy: Thiên Nam dư hạ tập. Gia phả ghi rằng bộ Thiên Nam dư hạ tập theo lệnh của Lê Thánh Tông, phải mang đến tận nhà để Nguyễn Trực phê duyệt mới được xuất bản.

Bản dịch bài văn sách thi Đình đem lại danh hiệu Trạng nguyên cho Nguyễn Trực do Hoàng Hưng dịch. Hoàng Hưng là bút danh của TS Hoàng Văn Lâu (1940 - 2003). Ông sinh năm 1940 tại Đông Hưng, Thái Bình, trong một gia đình gia giáo, trọng thi thư. Năm 1986 ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về bộ sách Việt Sử cương mục tiết yếu của sử gia Đặng Xuân Bảng. Ngày 8 tháng 8 năm 2003, ông đi xe máy đèo một người bạn đi thăm một người bạn đang nằm viện và bị tai nạn giao thông, mất ngay tại chỗ, cách nhà vài trăm mét. Hưởng dương 63 tuổi.

Ôi! Người xưa của ngày xưa!



BÀI VĂN SÁCH THI ĐÌNH CỦA TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC

Hoàng Hưng dịch

Trong kho sách Hán Nôm có một khối lượng khá lớn văn bản ghi lại những bài văn hay của các ông nghè, ông cử làm trong các dịp thi Hội, thi Hương. Nhìn chung, loại văn thơ thi cử, làm theo một khuôn khổ gò bó, ít sáng tạo lớn. Nhưng ở một số bài văn sách, nhất là các bài văn sách nói về đường lối xây dựng đất nước đương thời lại có những giá trị sử liệu nhất định.

Bài văn sách thi Đình của Trạng nguyên Nguyễn Trực làm trong dịp thi Đình năm 1442, là một luận văn xuất sắc trong thi cử thời ấy. Bài văn nói về đường lối dùng người, kiến nghị các biện pháp để “tiến cử bậc quân tử, lui bỏ kẻ tiểu nhân”, là một tư liệu lịch sử quí có thể giúp ta tìm hiểu đường lối dùng người ở buổi đầu của nhà Lê, do vậy chúng tôi dịch và giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo.

Nguyên bản được ghi lại trong tác phẩm Bối Khê trạng nguyên đình đối sách văn; ký hiệu: A.1225, thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

[ĐỀ BÀI]

Trẫm nghĩ: Trị nước phải lấy nhân tài làm gốc. Thời Đường Ngu, nhân tài có nhiều, nhưng các quan được dùng, ngoài Tứ nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục(1) ra, không thấy còn ai nữa; Sao nhan tài khó tìm vậy! Đến Đề Nghiêu sáng suốt hiểu người là thế, mà trong triều vẫn còn lũ Tứ hung(2). Sao tiểu nhân khó biết vậy! Cái nạn Giáng thủy, cái hoạ Hoài sơn(3) dân chúng thời ấy, tai vạ thực không ít. Cổn thị thủy đến 9 năm, gây biết bao tai hoạ cho dân; Sao trừ bỏ tiểu nhân muộn vậy! Đời Chu được Kinh thi ca ngợi là “kẻ sỹ đông đúc”. Văn Vuơng dựa vào họ mà dẹp yên đất nước. Nhưng đến đời Vũ Vương, chỉ còn thấy nhắc tới Thập loạn(4). Như vậy, bảo là nhân tài khó kiếm, há chẳng đúng sao? Quản Thúc, Sái Thúc phao tin đồn nhảm, khiến Chu Công phải lận đận, Vương thất suýt sụp đổ(5); sao bọn tiểu nhân gian hiểm đến thế, không thời đại nào là không có chúng!

Đức Thái tổ Cao hoàng đế ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai trúng tuyển, trong khi ấy thì bọn Hãn, bọn Xảo (6) ngầm nuôi mưu gian. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mở thăm thẳm; bọn Ngân, bọn Sát(7) lại gian ngoan chúa ác. Sao người quân từ khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy?

Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét.

[BÀI LÀM]

Thần trả lời:

Thần nghe nói: Xưa nay, bậc thánh nhân trị nước, dẫu sự nghiệp có khác nhau, nhưng tầm lòng của họ, trước sau vẫn là một. Tiến cử người quân tử, lui bỏ kẻ tiểu nhân, ấy là bản tâm của bậc thánh nhân trị nước. Còn như người quân tử bị lui bỏ, mà kẻ tiểu nhân được tiến cử thì đâu phải là nguyện vọng của Thánh nhân.

Xem như đời Đường Ngu, đức sáng lớn lao mà không khinh suất trong việc dùng người: Đặt quan chỉ dùng người giởi, trao việc chỉ chọn tài năng, cũng như mục đích tìm người giỏi, dùng người tài của triều ta, đều là phép dùng người quân tử, trừ bỏ tiểu nhân vậy?

Hoàng thượng(8) kế thừa nghiệp lớn, trị nước giữ dân, sớm tối cầu hiền để giúp nên cơ nghiệp. Rồi lại đặt khoa thi chọn kẻ sỹ, mở rộng đường cho hiền giả tiến thân, tiến cử bọn thần ở giữa triều đình, hỏi về đạo trị nước và đạo quân tử, tiểu nhân khác biệt. Thần là kẻ ngu muội, đâu dám xét bàn trước bề trên, nhưng đã thẹn vâng chiếu sáng, dám đâu không trung thực phi bầy để đáp lại mệnh lớn của thiên tử.

Thần cúi đọc lời sách vấn của Thánh thượng hỏi rằng: Trẫm nghĩ: Trị nước phải lấy nhân tài làm gốc. Thời Đường Ngu, nhân tài có nhiều, nhưng các quan được dùng, ngoài Từ nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục ra không thấy còn ai nữa; Sao nhân tài khó tìm vậy! Đến Đế Nghiêu sáng suốt hiểu người là thế, mà trong nước vẫn còn lũ Tứ hung; Sao tiểu nhân khó biết vậy “Cái nạn Giáng Thủy, cái hoạ Hoài Sơn, dân chúng thời ấy, tai vạ thực không ít. Cổn trị thủy đến 9 năm, gây biết bao tai hoạ cho dân; Sao trừ bỏ tiểu nhân muộn vậy!

Thần cho rằng: Trị nước lấy nhân tài làm gốc, dùng người lấy chữ tín làm đầu Thời Đường Ngu, nhân tài có nhiều, nhưng các quan được dùng, chỉ thấy sách ghi là “hỏi ở Tứ nhạc” “nghe ở Thập nhị mục”. Tứ nhạc là người coi chung chư hầu bốn phương. Thập nhị mục là các đầu mục của Chín châu, cùng với Vũ là Tư không, Khí là Hậu tắc, Tiết là Tư đồ, Cao Dao là Sỹ sư. Thùy là Công công, Ích là Ngu quan, Bá Di là Trật tôn, Qùy là Điển nhạc, Long là Nạp ngôn, gọi là Cửu quan. Ngoài ra thì không thấy còn ai nữa. Kinh Thư nói: Đường Ngu đặt trăm quan. Lại có chỗ ghi: Người có đức được sử dụng, kẻ có tài được trao chức, trăm quan làm khuôn phép, trăm việc đều kịp thời. Chốn miếu đường bàn bạc việc chung, nơi điện bệ lời ca vang dội. Người người đều có đức hạnh của bậc sỹ quân tử; nhà nhà đều có phong tục đẹp đáng nêu khen. Cho đến nhân tài muôn mước đều là thần dân của Hoàng đế. Như vậy, phải đâu là nhân tài khó thấy? Còn như đế Nghiêu sẵn đức văn võ thánh thần, có tài hiểu người sáng suốt nhưng trong triều vẫn còn lũ Tứ hung là bởi sao?

Bởi đạo của kẻ tiểu nhân dễ tiến mà khó lui, dễ dùng mà khó bỏ. Đại gian như trung, đại nịnh như tín, chúng vào hùa kết đảng thậm chí dẫn dắt tiến cử lẫn nhau.

Nhưng đâu phải Đế Nghiêu sáng suốt không biết điều đó. Xem như câu: Dùng lời nói khéo để trái mệnh vua, giả cách kính nhường để gây tội ác(9), và câu: Hỡi ôi, bỏ mệnh Tiền Vương, gây tai hoạ cho dòng họ(10) thì có thể thấy rõ điều đó. Như thế, đâu phải kẻ tiểu nhân khó biết, mà chỉ là chưa trừ bỏ sớm thôi!

Nhưng đời Đường ngu, dùng phép Tam khảo(11) để bình xét công trạng của các quan. Cho nên, Nghiêu phải dùng Cổn tới 9 năm. Khi xét thấy Cổn không hoàn thành công việc rồi mới phế bỏ, chứ đâu phải là bỏ không sớm? Sau đó, Thuấn theo lệnh Nghiêu giết Cổn mà thiên hạ đều phục, như vậy, phải đâu tiểu nhân khó trừ. Xem thế thì thời Đường Ngu tuy có tiểu nhân, nhưng chúng không làm hại được công cuộc trị nước của Nghiêu Thuấn.

Thần cúi đọc lời sách vấn hỏi rằng: Đời Chu được Kinh Thi ca ngợi là “kẻ sỹ đông đúc”. Văn Vương dựa vào họ mà dẹp yên đất nước. Nhưng đến đời Vũ Vương, chỉ còn thấy nhắc tới Thập loạn. Như vậy, bảo là nhân tài khó kiếm, há chẳng đúng sao! Quản Thúc, Sái Thúc phao tin đồn nhảm, khiến Chu Công phải lận đận, Vương thất suýt sụp đổ; Sao bọn tiểu nhân gian hiểm đến thế, không thời đại nào là không có chúng.

Thần nghe rằng: Văn Vương hiểu rất rõ ý nghĩa và tác dụng của đạo “Tam hữu”(12) nên nhân tài đông đảo. Đó là điều tốt đẹp của nhà Chu. Đến đời Vũ Vương, chỉ có 10 người bề tôi dẹp loạn là Chu Công Đán, Thiệu Công Thích, Thái Công Vọng, Tất Công, Vinh Công, Thái Điên, Hoằng Yên, Tản Nghi Sinh Năm Cung Quát và một người là Ấp Khương. Cho nên Khổng Tử nói “Nhân tài khó kiếm” chẳng đúng thế sao! Từ thời Đường Ngu đến lúc này là có nhiều người tài giỏi. Nhưng trong 10 người ấy, có một là đàn bà(13) còn lại chỉ có 9 người thôi.

Nhưng xét kỹ phẩm chất biết dùng người hiền của Văn Vương trong bài thơ Vực phác(14) và niềm vui bồidưỡng nhân tài trong bài thơ Tinh nga(15) cùng những lời ngợi a như “ba ngàn kẻ sỹ, chỉ một tấm lòng...” thi nhân tài đời Chu không phải là không nhiều. Nói là nhân tài khó kiếm, chỉ có là không bằng thời Đường Ngu thôi, đâu phải ngoài 9 người ra, không còn ai khác. Ôi, nhân tài đông đúc như vậy, nhưng đương lúc Thành Vương mới lên ngôi, Quản Thúc, Sái Thúc là người ruột thịt trong Vương thất, ép Vũ Canh chống lại nhà Chu, nên đã phao tin để mê hoặc lòng người, khiến Thành Vương nghi ngờ Chu Công, làm cho Chu Công phải lận đận chạy về Đông Đô.

Bởi lúc ấy, Vũ Vương đọc thơ nhưng vẫn chưa tỉnh ngộ. Sự nghiệp của Văn Vương, Vũ Vương như ngàn cân treo sợi tóc. Nếu như trời không nổi gió mưa sấm sét để phô bày tội ác của Tạm giám(16) để tỏ rõ công đức của Chu Công thì ai có thể thức tỉnh và phù trì Thành Vương? Tuy nói kẻ tiểu nhân gian hiểm, không thời đại nào là không có, nhưng xem câu “kẻ có tội phải chịu tội” thì cũng thấy là tội ác của bọn tiểu nhân rốt cuộc không thể thắng được người quân tử.

Thần cúi đọc sách vấn của thánh thượng hỏi rẳng: Đức Thái tổ Cao hoàng đế ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiển mà không có một ai ứng tuyển, trong khi ấy thì bọn Hãn, bọn Xảo ngầm nuôi mưu gian. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mờ thăm thẳm; bọn Ngân, bọn Sát lại gian ngoan chúa ác... Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy?

Thần trộm nghĩ: Thái tổ Cao hoàng đế, theo trời mở vận, khai sáng cơ đồ; sẵn thiên tư thần vũ anh minh, là bậc chúa dựng nền ban phúc, luôn nhớ nỗi gian nan sáng nghiệp, luôn nhớ điều giữ nước khó khăn, đã nhiều phen xuống chiếu cần hiền, mong tìm được nhân tài trị nước, thế mà không có một ai ứng tuyển là bởi cớ làm sao?

Ôi, một xóm nhỏ có mười gia đình, thế nào cũng có người trung tín; một mảnh vườn mươi thước, thế nào cũng có loại cỏ thơm. Huống chi cả nước rộng lớn, có ức triệu người mà lại không có lấy một người tài giỏi há sao?

Thần nghĩ rằng: Tấm lòng của Thái tổ Cao hoàng đế, tức là tấm lòng sáng suốt hiểu người của vua Nghiêu, là tấm lòng khéo biết chọn người của vua Thuấn, cũng là ý đẹp gây dựng người hiền bằng mọi cách của Thành Thang, là phép hay không sót người gần, không quên kẻ xa của Vũ Vương. Bởi lo bậc hiền tài ẩn náu chốn hang cùng, nên hạ chiếu cầu hiền nhiều bận; bởi lo người tài giỏi lánh trong hàng tăng, đạo, nên đặt khoa thi để lựa chọn nhân tài. Thế mà chưa có kết quả là vì sao?

Là bởi tự mình chọn người, là đạo người làm vua, nhưng tiến cử tài năng cho đất nước, lại là chức trách của bậc đại thần. Bọn Hãn, bọn Xảo ngầm nuôi mưu gian ghen ghét hiền tài cất nhắc bè lũ. Bản thân chúng đã chả ra gì, thì làm sao tiến cử được nhân tài! Xem thế, dẫu Thái tổ Cao hoàng đế có nguyện vọng cầu hiền, nhưng bị bọn Hãn, Xảo che lấp hiền tài, nên không tìm được. Người xưa có câu: Ai tiến cử nhân tài, sẽ được ban thưởng mức cao nhất. Kẻ nào che lấp tài năng, phải bị trị tội nặng. Vì thế, bọn Hãn, Xảo đã không thoát khỏi sự trừng phạt của Thái tổ Cao hoàng đế. Bọn chúng cũng là lũ Tứ hung đời Ngu, lại Tam giám đời Chu đó! Nhưng dù có bọn tiểu nhân như chúng, vẫn không thể làm hỏng được công cuộc trị nước bấy giờ.

Bệ hạ nối chí trị nước, giữ vững cơ đồ. Công bằng lựa chọn thẩy đều là cựu thần của Thái tổ; tỳ hư dũng mãnh, thẩy đều là nghĩa sỹ của Cao Hoàng(17). Đương buổi đầu lên ngôi, đã xuống chiếu mở khoa thi, muốn chọn nhân tài để dựng nền thịnh trị. Thế mà hiệu quả được người vẫn xa vời thăm thẳm; Chân thành cầu hiền, vẫn chưa được ai xứng đáng. Há không phải bọn Ngân, bọn Sát gian ngoan chúa ác gây nên hay sao?

Thần cho rằng: Bọn Ngân, bọn Sát lừa dối bề trên, hãm hại hiền tài, lấy bọn theo mình làm giỏi, lấy bọn múa mép làm tài, mua quan bán tước, hối lộ ngang nhiên, đầy Cầm Hổ ra chân xa, bãi chức quan của Thiên Tước(18). Những việc như vậy, đâu phải vì nước tiến cử nhân tài, vì vua lựa chọn bề tôi? Do vậy mà người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết.

Nhưng có thực là kẻ tiểu nhân khó biết hay không? Kìa bọn tiểu nhân Ngân, Sát, đã không thoát lưới của bệ hạ, mà quyết định sáng suốt của bệ hạ như Ngu, như Chu, như Thái tổ Cao hoàng đế, tấm lòng ưa thiện, ghét ác đều được thoả đáng mà khắp thiên hạ đều khâm phục vậy.

Ôi, quân tử và tiểu nhân hoàn toàn trái ngược nhau. Đạo quân tử mạnh thì đạo tiểu nhân suy; đạo quân tử suy thì đạo tiểu nhân mạnh. Như âm với dương, như ngày với đêm không thể cùng song song vận hành; như nước với lửa, như thơm với thối, không thể cùng chứa trong một rọ. Cho nên bậc bề trên, mỗi lúc dùng người phải bình tĩnh, phải chuyển tâm, phải thử thách, phải thận trọng mới được.

Thần cúi đọc lời sách vấn của thánh thượng hỏi rằng: Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, Trẫm sẽ đích thân xem xét. Thần tài năng chưa được bác cổ thông kim, dẫu hàng ngày ngu dốt, vẫn muốn được bề trên soi xét. Huống nay được dịp trình bầy, dám đâu không dốc hết hiểu biết của mình kính cẩn trả lời.

Thần nghe nói: Trị nước lấy được người làm gốc, dùng người lấy sửa mình làm đầu. Truyện viết: Trị nước ở người, lấy người do mình. Lại có câu: Nghiêu Thuấn sáng suốt nhưng không biết hết mọi điều; hãy làm việc cần kíp trước; Nghiêu Thuấn nhân từ, nhưng không yêu khắp mọi người, hãy gần gũi người tài trước. Bệ hạ muốn học tập Nghiêu Thuấn thì đạo Nghiêu Thuấn còn đó; muốn học tập Thái tổ, thì phép Thái tổ còn kia. Bệ hạ muốn học Nghiêu, Thuấn, hãy quyết định đạo hiểu người, yêu dân phải làm trước, đạo dùng hiền, trừ gian phải làm kíp. Như vậy thì quân tử tiến và tiểu nhân lùi vậy.

Bệ hạ muốn học Thái tổ hãy tưởng nhớ qui mô sáng nghiệp truyền dòng, phép tắc cầu hiền dùng người. Như vậy thì quân tử tiến và tiểu nhân lùi vậy.

Bệ hạ muốn quân tử tiến, tiểu nhân lùi thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sỹ chính trực để họ đưa vua đi đúng đường đặt vua vào chỗ không lầm lỗi. Cho nên, Mạnh Tử nói: Không thể chỉ trách cứ người mình dùng, không thể chỉ chê bai việc chính sự. Duy bậc Đại nhân mới biết sửa lỗi lầm của vua. Vua có nhân, không ai không có nhân; Vua có nghĩa, không ai không có nghĩa; Vua chân chính, không ai không chân chính. Trước hết, vua chân chính rồi cả nước sẽ bình yên (19).

Thần xin bệ hạ hãy đích thân tiến cử hiền thân để bố trí ở quanh mình, như Thuấn tiến của Cao Dao mà kẻ bất nhân lìa xa. Thành Thang tiến cử Y Doãn mà trăm quan đều thuần nhất; Cao Tông được Phó Duyệt mà tâm trí mở mang: Thành Vương được Chu Công mà cậy nhờ giúp dân. Được như vậy thì chốn dân dã không sót nhân tài mà muôn cõi yên ổn, bản thân mình được hưởng mệnh trời mà triệu dân sinh sôi. cùng là sớm tối nghe lời khuyên can để giúp đức dân, kinh dinh bốn phương để giữ yên đất nước. Như thế thì lo gì quân tử không được tiến cử, tiểu nhân không bị đẩy lùi.

Dẫu vậy, hãy nhớ ba điều Tri, Nhân, Dũng là đạt đức của thiên hạ. Không có Trí thi không thể hiểu người; không có Nhân thì không thể chọn người; không có Dũng thì không thể dùng người. Lấy Trí hiểu người thì có thể hiểu biết rõ ràng và đầy đủ tài năng của họ. Lấy Nhân chọn người thì không bỏ người tài khi họ cùng khốn và chọn được người hết lòng trung thành. Lấy Dũng dùng người thì tin dùng không nghi ngờ và chuyên tâm nghe hết mọi điều. Nếu có cả ba điều TRí, Nhân, Dũng này thì lẽ dùng, bỏ rõ ràng, lòng yêu, ghét chính đáng. Đó chính là ý nghĩa của câu “Chỉ có người nhân mới biết yêu người, biết ghét người” vậy.

Chuyện Hãn, Xảo, Ngân, Sát đã qua rồi. Nay các quan trong triều đình, kẻ sỹ chốn dân đã thực có thể lựa chọn kỹ, sử dụng chuyên, tin cậy chắc. Lại ban phép khảo xét công trạng. Trải đủ ba kỳ khảo xét kỹ rồi mới quyết định thăng hay giáng, khen hay chê. Người nào tốt, kẻ nào xấu, người nào liêm khiết, tài giỏi, siêng năng, mẫn cán, kẻ nào ngu dốt, tham lam, lơ là, lười biếng, giữ ghế ăn hại, không đức, bất tài, gian ngoan chứa ác, đều bộc lộ rõ ràng. Như vậy thì trăm quan đông đảo, đều giữ phong cách người quân tử có đáng lo gì bọn tiểu nhân!

Thần thẹn được gội ân thánh dạt dào đã mấy năm nay, ơn sâu nghĩa dầy, gượng theo kẻ sỹ, kính đối trước triều đình. Thần đau đáu tấm lòng khuyển mã, xiết ba xúc động, dám xin mạo muội thưa trước uy thần. Cúi mong bệ hạ tha thứ cho tội ngông cuồng này.

HOÀNG HƯNG dịch

Theo sách Chu quan thì Sách là những lời của vua phát ra, như Sách mênh, Điển sách ... Từ đời Hán trở đi, mới lấy bài văn sách để thi học trò. Có hai thể văn sách.

1. Chế sách: vua hỏi về nguồn gốc trị loạn xưa nay và điều hay điều dở của chính sự đương thời, học trò theo hiểu biết của mình mà trả lời, gọi là Đối sách. 2. Thí sách: Vua hoặc quan thay mặt vua ra đầu bài hỏi về nghĩa lý của các sách Kinh điển đạo Nho. Người làm vận dụng những điều học được mà trả lời, gọi là lối văn Xạ sách.

CHÚ THÍCH

(*) Nguyễn Trực (1417-1474) tự Công Dĩnh hiệu Hu Liêu, người xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, đạo sơn Nam, nay là người thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh oai, Hà Sơn Bình, đỗ Trạng Nguyên khoa Nhâm Tuất, năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông.
(1) Tứ nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục: xem giải thích ở phần sau.

(2) Tứ hung: 4 tên quan hung ác thời cổ là Hồn Đôn, Cùng Kỳ, Đào Ngột và Thao Thiết.

(3) Nạm Giáng thủy, hoạ Hoài sơn: chỉ hai nạn lụt lớn xảy ra thời nghiêu Thuấn.

(4) Thập loạn: 10 người bề tôi giỏi, dẹp loạn yên dân (xem thêm phần dưới).

(5) Chu Công, tên là Đán, con Chu Văn Vương làm tướng cho Vũ Vương đánh Trụ, Vũ Vương chết, Thành Vương còn nhỏ, Chu Công nhiếp chính. Quản Thúc, Sái Thúc là người tông thất, âm mưu làm phản, phao tin là Chu Công định cướp ngôi vua. Chu Công viết bài thơ cho Thành Vương, Thành Vương không tỉnh ngộ, nên phải lánh ra ở Đông Đô.

(6) Hãn là Trần Nguyên Hãn, Xảo là Phạm Văn Xảo, là hai công thần khia quốc của Lê Lợi. Sau khi dẹp xong giặc Minh, hai ông bị kết tội là ngầm kết bè đảng để làm phản, cả hai đều bị giết.

(7) Ngân là Lê Ngân, Sát là Lê Sát, là hai võ tướng có nhiều công lao giúp Lê Lợi khởi nghĩa và chiến thắng giặc Minh. Đến đời Thái Tông, hai ông bị kết tội là chuyên quyền; ngầm mưu làm phản và đều bị giết.

(8) Hoàng thượng ở đây chỉ Lê Thái Tông, người ra bài sách vấn này yêu cầu người thi trả lời.

(9) Lời của Kinh Thư. Nguyên văn: “Tĩnh ngôn duy vi, tượng cung thao thiên”.

(10) Lời của Kinh Thư. Nguyên văn: “Hu hất phương mệnh, tị tộc chi loạn”.

(11) Phép Tam khảo: Phương pháp khảo xét công trạng của các quan thời Nghiêu Thuấn.

(12) Đạo Tam hữu: Sách Luận ngữ có câu: “Ích giả Tam hữu, Tồn giả tam hữu”, tức là gần gũi với ba loại người: Trung trực, độ lượng và hiểu biết thì có lợi, ngược lại, gần gũi với ba hạng người nhỏ nhen, nhu nhược và xiểm nịnh thì có hại.

(13) Tức là bà Ấp Khương, bà hậu của Chu Vũ Vương, con gái của Thái Công Vọng, mẹ của Chu Thành Vương.

(14) Vực phác: là tên một bài thơ trong phần Đại nhã của Kinh thi, ca ngợi hiền tài đông đúc.

(15) Tinh nga: là gọi tắt của Tinh tinh giả nga, là tên 1 bài thơ trong phần Tiểu nhã của Kinh Thi, ca ngợi niềm vui bồi dưỡng nhân tài.

(16) Tam giám: Vũ Vương diệt Ân, lập người con của Trụ là Lộc Phụ, sai ba người em là Quản Thúc, Sái Thúc và Hoắc Thúc giám sát, gọi là Tam giám.

(17) Thái tổ, Cao hoàng ở đây đều chỉ Lê Lợi. Lê Lợi mất có miếu hiệu là Thái tổ Cao hòng đế.

(18) Cầm Hổ tức Bùi Cầm Hổ, làm quan Ngự sử, vì mâu thuẫn với Lê Sát, bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Thiên Tước, tức Phan Thiên Tước trước làm quan Ngự sử, sau bị đổi ra ngoài làm Chuyển vận phó sứ huyện Đa Cẩm, sau lại bị bãi chức, sung quân.

(19) Đây là một đoạn trong thiên Ly Lâu thượng sách Mạnh Tử. Nguyên văn: “Nhân bất túc dữ thích dã, chính bất túc giám dã, duy đại nhân vi năng cách quân tâm chi phi; Quân nhân, mạc bất chính. Nhất chính quân nhi quốc định hỹ”.

Nguồn: Tạp chí Hán Nôm số 1 (6)- 1989, trang 51-55.

-------------




Tổng số lượt xem trang