Vượt trên tầm Tư Duy.
Con Người&điều kiện: Lạc lối trong Trí tưởng.
***
21-
Suốt cuộc đời, hầu hết ta tự giam hãm trong những ý tưởng tù túng của chính mình; chưa từng vượt lên trên cái tâm trí hạn hẹp tự tạo – cái trí tưởng bị điều kiện hóa bởi quá khứ biến thành những ngã cá thể.
Trong mỗi con người hiện sinh luôn có thức giác với tầm mức thâm sâu hơn trí tưởng – tinh túy của hiện thưc.
Gọi là hiện hữu, tỉnh giác – thức giác vô điều kiện.
Mà kinh điển gọi là Đấng Cứu Thế Trong Lòng hay Phật Tính.
Trong cuộc sống, khi tìm phương thế khả thể giải thoát ta và thế giới khỏi khổ đau, (nếu) chỉ bằng cái tôi (little me) do tâm trí tạo nên như là tất cả khả thi, thì chính ta lại ôm nỗi khổ đau vào mình và người khác.
Tình yêu, phát triển sáng tạo và an vui bền vững trong tâm – không thể đến – nếu không qua khỏangkhông vô điều kiện của thức giác.
Ngay cả đôi lúc thôi
-nếu ta có thể nhận ra được những ý tưởng đi qua tâm trí như đơn giản là những ý tưởng;
-nếu ta có thể chứng kiến từng dạng vẻ của phản ứng diễn tiến trong tâm tình
thì
Trong ta đã nổi lên tầm vóc của thức giác (biết) về những ý tưởng, cảm giác diễn biến và cả khỏang trống không thời gian nội tại – trong đó cuộc sống của ta đang dàn trải.
*
22-
Dòng tư tưởng có sức lôi cuốn ta theo.
Mỗi niệm khởi đều tự coi là quan yếu cuốn theo toàn bộ sự quan tâm.
Đây là cách thực tập mới:
Đừng chấp nhận cách nghiêm trọng những niệm khởi lên đó.
*
23-
Người ta thường vướng vào bẫy của nhà tù ý niệm hóa.
Tâm trí con người -trong ham muốn biết, hiểu và kiểm soát- lầm lẫn xác định những ý kiến và quan điểm như là sự thực.
Dù cho cuộc đời của ta ra sao, hay tác phong và cuộc sống của ai đó như thế nào – ta phải phóng khoáng mà nhận ra – đó (chỉ) là quan điễm, một trong các viễn tượng khả thể – một mớ tư duy.
Hiện thực phải là một của tổng thể mà mọi yếu tố tương tác, quyện quấn vào nhau – không có gì tự tồn tại biệt lập. Suy nghĩ biến hiện thực thành những mảnh vụn và ý niệm hóa hiện thực thành những mảng vụn, vặt vãnh.
Trí năng là khí cụ rất ích dụng.
Nhưng nó cũng rất hạn chế khi tư duy chiếm toàn bộ cuộc sống, khi không nhận ra tư duy chỉ là một khía cạnh nhỏ của thức giác (và thức giác này cũng) là ta.
Tuệ giác không phải là sản phẩm của trí tưởng. Sự nhận biết thâm sâu này (tức tuệ giác) nổi lên trong hành động đơn giản, hoàn toàn chú tâm vào vật gì hay ai đó.
Chú tâm là tiền đề cần thiết của thông minh tức chính thức giác.
Nó làm tan rã rào ngăn cách dưng nên bởi ý niệm hóa của suy tư; từ đó mà thấy được không có gì tồn tại biệt lập; từ đó nối kết chủ thể (nhận thức) và đối tượng – trên nền tảng thức giác.
Thức giác là tác nhân sửa chữa sự phân, cách.
*
24-
Mỗi khi ta bị thúc bách suy tư là lúc ta lẩn tránh hiện hữu.
Ta không muốn hiện diện tại chỗ. Nơi Đây. Lúc Này.
*
25-
Những giáo điều – tôn giáo, chính trị, khoa học – nổi lên từ tin tưởng rằng ý niệm (hóa) là bao hàm sự thật và hiện thực. Giáo điều là những nhà tù tập thể.
Lạ một nỗi là người ta lại thích vì cho cảm giác an toàn và cái “(tôi) biết” giả tạo.
Không gì gây đau khổ cho loài người hơn là những giáo điều do chính loài người tạo ra.
Thật ra không sớm thì muộn, hiện thực sẽ lột (bỏ) cái mặt (nạ) giả trá này. Nhưng – nếu không nhận biết cái ảo tưởng căn bản này thì – những giáo điều này sẽ lại được thay thế bằng những giáo điều khác.
Cái gì là ảo tưởng căn bản ?
Đó là tự đồng hóa (hoàn toàn) với trí tưởng.
*
26-
Tỉnh thức tâm linh là thức giấc khỏi cơn mộng của trí tưởng.
*
27-Lãnh vực của thức giác rộng lớn hơn những gì suy tưởng lãnh hội.
Khi không còn tin vào mọi điều mà ta suy nghĩ – ta đã vượt qua và thấy rõ chủ thể suy tưởng không phải là cái “tôi đích thực”.
*
28-
Cái trí hoạt động trong trạng thái “thiếu thốn” vì thế luôn ham thêm thắt. Khi đồng hóa với trí này ta buồn chán và không dễ ở yên. Buồn nản có nghĩa tâm trí đang “đói” sự kích thích, cần thêm nhiều “chất liệu” cho suy nghĩ. Cái thiếu thốn này không (bao giờ) thỏa.
Khi buồn chán, muốn thỏa mãn cái trí thiếu thốn, có thể ta cầm lên một tạp chí, gọi điện thoại, bật máy truyền hình, ngao du các trang mạng, đi mua sắm hay – hay việc này cũng rất thông thường, chuyển cái thiếu thốn của tâm trí cho thân xác – nghĩa là cấp thời tìm thỏa mãn bằng cái ăn.
Hoặc, vẫn buồn nản và cảm thấy bức rức – ta (hãy) quan sát cảm giác buồn nản, bức rức.
Đem tỉnh giác (soi) vào trí – thấy ngay một khoảng không tịnh lặng bao quanh cái cảm giác buồn ra riết ấy. Thoạt đầu một chút ít – nhưng khi cái khoảng không nội tâm mỗi lúc một lớn thêm – cảm giác trên bắt đầu giảm cường độ thúc bách.
Như thế – ngay cả nỗi buồn chán cũng có thể dạy cho ta biết – ta là và không phải ta là…
Ta phát giác ra người “rầu rĩ” không phải là người – tôi là.
Buồn nản chỉ là năng lực chuyển động bị điều kiện hóa trong ta.
Ta không phải là (kẻ) nổi giận, buồn rầu hay sợ sệt. Buồn chán, giận dữ hay sợ hãi không là “của ta”- không có gì thuộc về cá nhân.
Chúng là những điều kiện của tâm trí con người. Chúng đến – rồi đi.
Không đến – rồi đi là ta.
“Tôi nản quá !”. Ai biết như thế ?
“Tôi buồn, giận và sợ !”. Ai biết như vây ?
Ta biết. Không phải là điều kiện tức điều được biết.
*
29-
Thành kiến điều gì (về ai) bao hàm ta đồng hóa với trí suy tưởng.
Nghĩa là ta không thấy kẻ khác như là con người mà chỉ là khái niệm của riêng ta về người đó.
Giảm thiểu một con người sinh động thành một ý niệm – là một dạng bạo lực.
*
30-
Suy tưởng mà không bắt rễ trong tỉnh giác sẽ (hoạt động) trục trặc và trở nên vị kỷ.
Cực kỳ nguy hại khi khôn khéo mà không khôn ngoan.
Đây là trạng thái của hầu hết con người hiện thời. Khuếch đại của trí như khoa học, kỹ thuật dù căn bản không tốt, không xấu nhưng thường có những ý tưởng không bén rễ trong tỉnh giác – đã và đang trở nên tàn hại.
Bước tiến hóa kế tiếp của nhân loại là thăng hoa trí tưởng. Giờ đây là công việc khẩn thiết của chúng ta.
Không có nghĩa là đừng suy tưởng nữa
– mà đơn giản chỉ đừng tự đồng hóa và bị trí tưởng chiếm hữu hoàn toàn.
*
31-
Hãy cảm được năng lực bên trong (con người) – cái trí ồn ào sẽ lập tức khựng lại và dừng hẳn. Hãy cảm thấy năng lực đó trong đôi bàn tay, chân cẳng, trong bụng và ngực. Cảm thấy ta là sinh lực của sự sống chuyển động toàn thân.
Tạm nói – thân xác trở thành cửa ngỏ dẫn vào cảm giác sống thực sâu thẳm – trên đó cảm xúc và suy nghĩ chập chờn gợn sóng.
32-
Có một sự sống động – hiện sinh – trong toàn bộ con người.
Không phải chỉ ở trong đầu. Không cần ta suy nghĩ – từng tế bào vẫn sinh, sống động và hiện diện.
Tuy nhiên, dù trong trạng thái như thế nếu vì mục đích thực tiễn nào đó đòi hỏi phải suy nghĩ thì mọi sự vẫn sẵn sàng.
Tâm trí hoạt động và nó hoạt động tuyệt vời vì Tinh Khôn (tức You are) hiển lộ và điều khiển.
*
33-Cho đến nay, trong đời sống, chúng ta vẫn không quan tâm những khoảng khắc ngắn ngủi trong đó chúng ta nhận biết nhưng lại không mảy may suy tư gì.
(Như) những lúc tham gia hoạt động chân tay, bước ngang, qua phòng ốc, hay chờ đợi tại quầy bán vé máy bay : suy nghĩ thông lệ giảm dần, thay thế bằng tỉnh thức (có mặt).
Hay – tự dưng ta phát hiện đang ngắm nhìn bầu trời, nghe ai đó (nói) mà (nội tâm) không một chút bình phẩm. Nhận thức rõ rêt trong sáng như pha lê – không ý tưởng nào làm cho vẩn đục.
Đối với trí tưởng – những chuyện kể trên đều vô nghĩa vì có nhiều việc “quan trọng hơn” để suy tư. Những chuyện kể trên cũng không cần ghi nhớ; và đó là lý do tại sao ta bỏ qua mà không (lý) tới chuyện vừa đang xảy ra (trước mắt).
Điều có ý nghĩa nhất – thật ra có thể xảy ra cho bạn : khởi đầu tiến cấp từ suy tư lên tỉnh thức hiện diện.
*
34-
Hãy thoải mái với trạng thái “không biết”.
Sự thoải mái này đưa ta vượt lên trên suy nghĩ tức cái trí của luôn muốn kết luận và giải thích (mọi sự).
Đừng sợ “không biết”.
Vượt qua như thế, ta biết được sâu sắc hơn mà không cần ý niệm.
*
35-
Sáng tạo nghệ thuật, thể thao, khiêu vũ, dạy học hay tư vấn – làm chủ được bất cứ đam mê nào trong các lãnh vực này có nghĩa là cái trí không còn được dùng đến hay ít ra cũng chỉ chi phối một cách thứ yếu.
Một thế lực mạnh mẽ và thông minh lớn (đồng thời cùng một tinh chất với ta) thay vào đảm nhận; không có tiến trình nào (tìm cho ra) quyết định; hành động thích ứng đột xuất mà không phải “ta” làm.
Làm chủ sự sống đối nghịch hẳn với điều khiển (sự sống). Ta đồng hành với thức giác vỉ đại – thức giác hành động, nói năng và làm mọi việc.
*
36-
Một khoảnh khắc hiểm nghèo có thể tạm thời đình chỉ dòng suy tưởng.
Và cho ta hương vị của khẩn thiết hiện diện và tỉnh giác.
*
37-
Cái trí tưởng chưa từng lãnh hội hết và gói trọn được chân lý.
Trí tưởng (cũng) không thể đóng khung được sự thật.
Ít ra chỉ có thể cho thấy (khái niệm) sự thật.
Ví dụ:
Mọi vật là (một) tương quan, tương thích nhau. Ta hiểu (bằng) cảm được (feeling) tận đáy lòng là đúng như thế.
(CÒN TIẾP…)
http://bagan3.me/
-CHƯƠNG BA -
Cái ngã vị kỷ.-TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG HAI-