Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG BA-

-(Cuốn Tịnh Lặng đăng ở các Trang mạng : Chương về "Cái ngã vị kỷ" ít người đọc -so với các chương khác là giảm 50%. "Le moi est haisable" chăng? Vì nghĩ rằng ta thì biết rõ ta rồi - cần gì phải đọc ! Thiền sư Triều Chẩu /Trung Hoa đã đưa ra cái "Tâm bình thường"; thiển nghĩ Chương này cũng giúp ta TRỞ LẠI cái tâm bình thường - để đạt được sự Bình An . Khỏi phải "tu" và ngồi "thiền" mấy chục năm trời...mà chỉ nên đọc Chương này và thực thi các lời khuyên của E.Tolle mà có được sự bình an trong tâm hồn...chẳng đáng công ư !)Thân kínhSƠN.
-jacekyerka_5453543543Cái ngã vị kỷ.
***
31-
Tâm trí không ngừng tìm kiếm, không chỉ chất liệu cho trí tưởng mà còn cho căn cước chính nó – cái ngã.
Cái tôi (ngã) bắt đầu tồn vị và tiếp tục tự tái tạo (như thế).
*
32-

Mỗi lần suy nghĩ hay nói về mình, khi nói: “tôi” thông thường đề cập đến “tôi và chuyện của tôi”. Đó là tôi
- với những gì tôi thích và ghét, những nỗi sợ hãi cùng ham muốn – cái tôi không bao giờ được thỏa mãn lâu bền.
Tôi – sản phẩm tâm trí tạo nên, xuất nguồn từ quá khứ, luôn tìm cách được thỏa – trong tương lai.
Ta có thể thấy “cái tôi” này hình thành tạm thời mau chóng, tựa như gợn sóng trên mặt nước.

Ai thấy được điều trên? Ai nhận ra sự thành hình mau chóng cả thể chất lẫn tâm lý này? Tôi Đó (I Am). Đó là cái Tôi thâm sâu không dính dáng chi với quá khứ & vị lai.
*
33-
Sau những nỗi sợ cùng ham muốn, liên quan đến hoàn cảnh sinh sống đầy vấn nạn – điều gì sẽ để lại khiến bạn quan tâm hơn cả?
Một gạch ngang (khoảng 1 hay 2 phân) giữa ngày sinh và ngày chết trên mộ bia của bạn?
-Đối với cái ngã vị kỷ, đó là một ý tưởng về sự sa đọa.
-Đối với ta, giải thoát.
*
34-
Ta đồng hóa với tiếng nói trong đầu, mỗi khi (có) ý tưởng nào đó thu hút được hoàn toàn chú tâm của ta.
Lúc ấy – ý tưởng bèn trở thành cái ngã. Đây là ngã (ego) tức “tôi” (me) – sản phẩm của tâm trí. Cái ngã do tâm lý tạo nên này cảm thấy sơ khai & không đầy đủ nên sợ hãi và ham muốn luôn là cảm xúc và động lực tiên khởi (để hành động).
Khi nhận ra tiếng nói trong đầu ra vẻ “ta đây” và nói không ngưng nghỉ…là ta thức tỉnh, không tự đồng hóa vô thức với suy tưởng miên man.
Khi chú ý vào tiếng nói ấy ta nhận ra không là chính tiếng nói ấy (kẻ suy tưởng) – mà là người hiểu biết .
Biết mình tỉnh thức đàng sau tiếng nói – là tự do.
*
35-
Cái ngã vị kỷ luôn lao vào sự tìm kiếm. Kiếm thêm cái này hay điều kia (để) gom vào khiến cho ngã cảm thấy đầy đủ hơn. Điều này cắt nghĩa sự bức thiết khiến ngã bận bịu cho tương lai.
Mỗi khi nhận ra mình đang sống cho khoảng khắc kế tiếp
– ta đã sẵn sàng bước ra khỏi khuôn mẫu của cái ngã tâm trí
– giúp ta chú tâm toàn bộ vào khoảng khắc hiện tiền với mọi lựa – chọn liên tiếp khả thi.
Sự thông minh, lớn rộng hơn cái ngã vị kỷ, xâm nhập vào đời sống khi hoàn toàn chú tâm vào giây phút này đây.
*
36-
Sống qua ngã, ta luôn luôn giảm định hiện tại như là cách thế của một kết cuộc. Ta (lại) sống với tương lai, rồi đạt được (mục đích nào đó cũng) không làm ta thỏa mãn dài lâu.
Khi chú tâm vào hiện tại hơn chỉ vì kết quả cho tương lai – ta phá luôn khuôn định cố hữu của ngã.
Việc ta làm, không những hiệu quả hơn, còn hoàn tất một cách thích thú, bền lâu.
*
37-
Gần như mọi ngã đều chứa đựng một thành tố – ta có thể gọi – “cái tôi, nạn nhân”. Đôi người, ảnh tượng nạn nhân quá mạnh trở thành cốt tủy chính ngã của họ. Bất mãn và ưu phiền, thành tố chính của (tâm) thân.
Cho dù hoàn toàn được “xác nhận” chăng nữa – như thể thiết lập riêng cho mình một nhà tù bằng trí tưởng mang dạng những chấn song bằng sắt thép.
Thay vì dùng trí tưởng, hãy nhìn nhận – xem ta đang làm gì cho ta.
Hãy cảm được xúc động quyện chặt vào câu chuyện nạn nhân (tự đặt vào ta) mà trở nên tỉnh thức trước xung động bức thiết (muốn) nghĩ về hay kể lại.
Hãy chứng kiến – như là nhân chứng – hiện diện trong nội tâm.
Không làm gì hơn khác.
Chuyển hóa và tự do sẽ đến với tỉnh giác (tự tại).
*
38-
Than phiền và phản ứng, khuôn định mà tâm trí thích biểu lộ hầu củng cố cái ngã.
Đối với nhiều người, một phần lớn hoạt động tâm trí & cảm xúc gồm phiền trách, chống lại điều này hay điều kia. Làm như thế để biến một hoàn cảnh, hay người khác là sai – và ta, tự thị đúng. Đúng nên thấy trên “cơ”; càng tăng cưỡng thế thượng phong cho cái ngã. Dĩ nhiên, tăng cường ảo tưởng đối với thực tế mà thôi.
Có thể quán sát (tình trạng) tương tự như thế ngay trong chính ta – nhận ra tiếng nói trong đầu – than phiền điều gì ?
*
39-
Tính vị kỷ của ngã luôn cần sự tranh chấp.
Vì càng chống lại điều này sự việc kia càng tăng mạnh cái ngã ngăn cách khi biểu thị (cái) đó là tôi (me), cái đó không phải tôi (me).
Không phải không thông thường khi nhiều bộ tộc, quốc gia và tôn giáo lấy sự so sánh (với kẻ thù chung) để nhấn mạnh bản sắc (khác biệt) của cộng đống mình.
Có chăng khi “có người tin” mà lại có “kẻ không tin” ?
*
40-
Trong giao tế – có thể (tự) nhận ra – người nào ta coi trên ta, người nào là kẻ dưới ta ?
Hãy nhìn vào cái ngã – cái ngã tồn tại bằng sự so sánh.
Ghen tị là sản phẩm của ngã. Ngã cảm thấy xuống “giá” nếu có sự gì tốt xảy ra cho ai đó hay (thấy) ai đó sở hữu nhiều hơn, hoặc có thể làm được nhiều hơn. Vị thế của ngã tùy thuộc vào so sánh và được bơm thêm, tiếp sức.
Ngã sẽ vớ lấy mọi thứ. Nếu lại không được, ngã sẽ tưởng tượng bị đời đối xử bất công, tồi tệ hơn cả – so với bất cứ ai.
Ta sẽ kể những chuyện tưởng tượng nào đó khiến cái ngã (là ta ?) được xác định ?
*
41-
Kết cấu của ngã (cần) đối nghịch, phản ứng lại và gạt bỏ đi (đối kháng) hầu duy trì sự biệt lập và sự sinh tồn của ngã. Vì thế mà có “tôi”(me) chống lại “kẻ khác”(other) và “chúng ta” nghịch với “bọn họ”(them).
Ngã luôn cần tình trạng tranh chấp với cái gì đó hay ai đó.
Điều này giải thích tại sao ta mưu tìm hòa bình, vui vẻ với tình yêu – nhưng lại không ôm ấp lâu dài.
Ta nói : Cần hạnh phúc. Nhưng lại (nghiện) sự bất hạnh của ta.
Nỗi bất hạnh đó – căn bản không khỡi lên từ những trạng huống trong cuộc đời – mà từ tâm trí điều kiện (hóa) của ta.
*
42-
Mang mặc cảm lỗi lầm về điều gì đã làm hay đã không làm được trong quá khứ ?
Tích cực hay tiêu cực chẳng nghĩa lý gì với ngã.
Điều đã làm hay không làm là biểu hiện của vô thức nhân loại – nhưng ngã lại nhân cách lên và nói “tôi đã làm” (hay “đã không làm”) – thế là ta mang hình ảnh (tâm lý) về ta như là (kẻ) xấu.
Không kể xiết – bao vụ bạo lực, tàn ác gây thương tổn cho nhau xuyên suốt lịch sử nhân loại. Và vẫn tiếp tục như thế.
Tất cả đều bị kết án: có tội ?
Hay những hành động trên đơn giản chỉ là những biểu hiện của vô thức.
Nay chúng ta (đang) “lớn lên” (nhận biết) nên bước ra khỏi giai đoạn tiến hóa này ?
Lời của Chúa Jesus “Xin tha thứ vì họ không biết điều họ làm” cũng áp dụng cho chính chúng ta.
*
43-
Nếu tìm kiếm giải thoát, thêm phần quan trọng hay thăng hoa cho những mưu cầu vị kỷ thì dù có đạt cũng không thỏa mãn.
Xác định mục tiêu; nhưng nên biết – đến đích (hay không) không hoàn toàn quan trọng.
Khi điều gì đó khởi lên từ hiện hữu – nghĩa là giờ đây không phải là cách thế của hồi kết – nghĩa là sự đầy đủ đang tự hoàn tất trong từng giây phút.
Nghĩa là ta không còn giản lược Hiện Tại là kết cuộc của cái thức vị kỷ.
*
44-
“Không ngã. Không có vấn đề”
Một Thiền Sư đã nói như thế – khi được hỏi về tinh túy của Phật Giáo.
(CÒN TIẾP…)
-CHƯƠNG BỐN -Hiện Tại.-TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG BA-

Tổng số lượt xem trang