-Ngoại giao Panda-Trần Bình Nam
Năm 1971 nền ngoại giao bóng bàn giữa Hoa Kỳ và Trung quốc mở màn. Ngày 6/4/1971 đoàn lực sĩ bóng bàn Hoa Kỳ đang tham dự giải bóng bàn quốc tế lần thứ 31 tại Tokyo được phái đoàn lực sĩ Trung quốc ngỏ lời mời thăm viếng thân hữu Trung quốc. Bốn ngày sau, phái đoàn Hoa Kỳ gồm 9 lực sĩ bóng bàn và 6 viên chức từ đất Hồng Kông bước vào lục địa Trung quốc lấy máy bay đi Bắc Kinh. Đó là 15 người Mỹ đầu tiên đến lục địa Trung quốc kể từ năm 1949 khi Mao tiến quân vào Bắc Kinh và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc. Chuyến đi của đoàn lực sĩ bóng bàn được gọi là “nền ngoại giao bóng bàn” mở màn cho mối quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là một công tác ngoại giao ngoạn mục và thành công.
Theo chân Hoa Kỳ, tuy không ngoạn mục bằng, ngày 25/3/2013 chiếc chuyên cơ của công ty FedEx chở hai cô chúPanda, Da Mao và Er Shun từ Thành Đô, Trung quốc đáp xuống phi trường Pearson, Toronto thuộc tỉnh bang Ontario, Canada mở màn cho nền ngoại giao Panda. Chuyến bay là kết quả của công tác ngoại giao do đích thân thủ tướng Canada Stephen Harper và vợ thực hiện khi hai ông bà công du Trung quốc năm ngoái. Trung quốc đồng ý cho Canada thuê một cặp Panda trong 10 năm. Cô Panda 5 tuổi Er Shun và chú Panda Da Mao 4 tuổi làm bạn trai của Er Shun.
Sẽ không có chuyện thuê Panda nếu trong chuyến công tác của thủ tướng Stephen Harper trong tháng 12/2012 không có việc Canada đồng ý bán công ty khai thác dầu khí Nexen Inc. trụ sở đặt tại Calgary với giá 15.1 tỉ mỹ kim cho công ty China National Offshore Oil Company. Biết dư luận dân chúng và quốc hội Canada sẽ phản đối việc chuyển nhượng này, thủ tướng Harper tính trước và dùng nước cờ “ngọai giao Panda”. Việc thuê hai cô chú Panda cốt để cho dân chúng và báo chí Canada náo nức tạm quên vụ chuyển nhượng công ty dầu khí. Và quả vậy, tin tức tại Canada tràn ngập hình ảnh tiếp đón Da Mon và Er Shun khi chiếc chuyên cơ của công ty FedEx đáp xuống phi trường Toronto ngày 25/3 vừa qua.
Canada thuê hai cô chú Panda với giá 1 triệu mỹ kim một năm, xem như tiền Canada trợ cấp cho cơ sở nghiên cứu và bảo tồn giống Panda tại Trung quốc. Không nói ra, nhưng giới phụ trách ngành du lịch biết rằng sự hiện diện của Da Mao và Er Shun tại sở thú Toronto trong 5 năm đầu (2013 – 2017) và tại sở thú Calgary 5 năm sau (2018-2022) sẽ thu hút du khách từ Hoa Kỳ cùng với tiền lệ phí xem Panda sẽ dễ dàng bù 10 triệu mỹ kim vào ngân sách Canada. Hôm 25/3, tại Toronto, khi chiếc chuyên cơ được đặt tên là Panda Express của công ty FedEx đáp xuống, một đội nhân viên của FedEx đã túc trực lo việc đưa hai cô chú Panda rời chuyên cơ. Thủ tướng Stephen Harper, đại sứ Zhang Junsai, và một ban nhạc của học khu Ottawa chờ sẵn. Thủ tướng Harper nói: “Không phải lúc nào cũng có dịp đi đón Panda”. Đại sứ Trung quốc tại Canada Zhang Junsai phụ họa: “ Hai năm trước khi tôi đến Canada nhậm chức chỉ là một cái tin bên lề. Hôm nay long trọng đón Panda thế này, chứng tỏ quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã bước một bước khá xa.” Người Trung quốc vốn có tài khôi hài.
Chuyến bay dài 12.000 km từ Thành đô trong tỉnh Tứ Xuyên Trung quốc đến không làm cho chú Da Mao khó chịu. Đứng trong chiếc phòng di chuyển được bằng Plexiglas chú quan sát quan khách đón chú một cách thích thú.Trong khi đó “long thể” cô Er Shun bất an nên người ta che kín chiếc phòng của cô. Ngoài phi hành đoàn trên chuyên cơ của hãng FedEx còn có hai nhân viên y tế và một bác sĩ thú y chuyên ngành săn sóc Panda và chất đầy cam, táo, nước uống và nhất là lá tre. Lá tre là thức ăn hợp khẩu nhất của Panda. Hãng FedEx trang trải mọi chi phí chuyên chở.
Sau một tháng cách li để nhân viên sở thú Toronto theo dõi sức khỏe và sự thích ứng môi trường mới của hai cô chú Panda, từ tháng 5/2013 du khách có thể vào xem Da Mao và Er Shun.
Panda là một loại thú hiếm. Theo hội Panda Quốc tế (Panda International) hiện trên thế giới có 1600 con Panda còn sống ngoài thiên nhiên và 325 con được nuôi, đa số tại Trung quốc. Panda ít sinh nở khi được nuôi. Cặp Da Mao và Er Shun là cặp Panda có nhiều triển vọng sinh con đẻ cái trong thời gian 10 năm tạm trú tại Canada. Thời gian ở Canada, lá tre cho hai cô chú Panda sẽ được chở thẳng từ tỉnh Tứ Xuyên tới.
Panda dáng hiền lành mềm mại và là nguồn cảm hứng cho bất cứ ai thấy chúng, nhất là người Tây phương vốn yêu thú vật. Nếu đã yêu thích chó và mèo thì không ai có thể không chiêm ngưỡng Panda đến độ sùng bái!
Bộ lông Panda chỉ có hai màu đen như mun quanh chân và mắt, phần còn lại của thân thể trắng như tuyết. Các nhà sinh vật học giải thích rằng bộ lông Panda chỉ có hai màu trắng và đen là để thích ứng với môi trường núi đá và tuyết là nơi Panda sinh sống hằng triệu năm qua.
Nhưng truyền thuyết của Trung quốc thích tin rằng nguyên thủy lông Panda tuyền trắng. Một ngày kia một cô bé xinh đẹp vì cứu một chú Panda mà bị một con báo hung dữ cắn chết. Chú Panda cảm động vì ơn cứu tử đã nhúng chân vào tro và khóc than cô bé. Chân và viền mắt Panda trở thành màu đen.
Cô Panda nổi tiếng thế giới là cô Minh Minh của Trung quốc qua đời tháng 5/2011 sống 34 năm tuổi. Trong thời gian sống Minh Minh du hành qua London, Dublin và Thành Đô sau khi về hưởng tuổi già tại sở thú Xiangjiang tại tỉnh Quảng Đông.
Ngoài lá tre, Panda thích quậy nước tìm thức ăn dưới đáy áo hồ và uống nước. Sinh ra Panda sống với Mẹ trong 3 năm. Sau đó thích sống riêng biệt một mình trong rừng tre, chỉ đi ra ngoài vào mùa xuân để tìm bạn giải quyết nhu cầu sinh lý và sinh nở để tồn tại.
Người Trung quốc biết dùng Panda làm vũ khí ngoại giao từ đời nhà Đường trong thế kỷ thứ 7. Một vị vua Đường đã gởi tặng hoàng đế Nhật một cặp Panda. Năm 1972 Mao Trạch Đông tặng tổng thống Nixon hai con.
Thủ tướng Stephen Harper may mắn hơn thủ tướng Pierre Trudeau. Năm 1973 thủ tướng Trudeau tặng Bắc Kinh một cặp hải ly (beaver) có bộ lông nàu nâu tuyền tuyệt đẹp, hy vọng Trung quốc đáp lễ bằng Panda. Nhưng Trung quốc chỉ tặng lại một con lương bự thôi! Năm 1985 Trung quốc cho sở thú Toronto mượn cặp Panda Quinn Quinn và Sha Yan trong 3 tháng, giúp ngành du lịch Canada tăng thu khá nhiều.
Cho đến nay các sáng kiến ngoại giao đều đến từ Trung quốc. Sau ngoại giao bóng bàn (ping pong diplomacy) với Hoa Kỳ, ngoại giao Panda (Panda diplomacy) với Canada, người ta chờ đợi ngoại giao tàu chiến (gunboat diplomacy) với Việt Nam.
Vụ này sẽ làm thế giới nhức đầu nhất!
Trần Bình Nam
Apr. 11, 2013
--- “Vấn đề biển Đông thuộc quan tâm chung của ASEAN” (TT).
- Thăm Hải Nam, lãnh đạo TQ bắn ‘tín hiệu’ với Biển Đông (VNN). - Chủ tịch Trung Quốc ra lệnh quân đội sẵn sàng chiến đấu (TP).
- Trung Quốc vạch kế hoạch chiếm biển Đông (TT)-
- Yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ kế hoạch đưa khách du lịch tới Hoàng Sa (CP) - Philippines: ASEAN cần Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (VOA). - ASEAN, Trung Quốc sắp họp về Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (VOA). - Biển Đông là vấn đề thuộc quan tâm chung của ASEAN (QĐND).
- Ngư dân TQ đối mặt án tù tại Philippines (BBC). - Xử ngư dân TQ mắc cạn ở Tubbataha(BBC). - Xâm phạm lãnh hải Philippines, ngư dân Trung Quốc đối diện với bản án nặng nề(RFI).
- Chủ tịch TQ đến Hải Nam khi Biển Đông “nóng hầm hập” (KT). - Chủ tịch TQ kêu gọi ‘sẵn sàng chiến đấu’ (BBC).
- Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông hơn Điếu Ngư (TQ).
- Nước Mỹ gõ cửa châu Á – châu Á gõ cửa nước Mỹ (TQ).
- Big C Thăng Long lại tiếp tục dán cờ Trung Quốc 6 NGÔI SAO lên trái cây (TTXVA).
- Tin mới Hơn 132 triệu đồng góp gạch xây nhà cho cựu binh Gạc Ma (Cu Làng Cát).
- Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa khách du lịch tới Hoàng Sa (TTXVN/PT). - Lập quy hoạch phát triển hải dương, Trung Quốc âm mưu vét cạn tài nguyên Biển Đông(PT).
- Lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng (TN).
- Đài Loan sẽ đuổi tàu cá Trung Quốc (PLTP). - Nhật Bản không để Biển Đông thành ‘ao nhà của Bắc Kinh’ (TP). - NB không để Biển Đông thành “ao nhà của Bắc Kinh” (TTXVN).
- Ngoại giao Panda (Trần Bình Nam) (Thông luận).
- Hải quân Mỹ-Philippines tập trận bắn đạn thật (Sống mới). - Xem lính Mỹ, Philippines tập trận “Vai kề vai” (KT).
- Trung Quốc diễn tập báo động không kích sát biên giới Triều Tiên (TN). - Trung Quốc sẽ làm gì để ‘kiềm chế’ Triều Tiên? (VTC). - H-5 của Trung Quốc đậu kín sân bay quân sự Triều Tiên(ĐV). - Mỹ hối thúc Trung Quốc kiên quyết với Triều Tiên (Sống mới). - Mỹ kiên nhẫn tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên (Infonet). - Mỹ: Triều Tiên “phạm sai lầm lớn” nếu thử tên lửa (DT).
- Ngoại trưởng Mỹ công du 3 nước Đông Bắc Á (VOA). - Tổ chức nhân quyền kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền với TQ (VOA). - Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Ngoại trưởng Kerry nêu vấn đề Tây Tạng khi đi thăm TQ. - Ngoại trưởng Kerry dạo “nhạc khúc hòa bình”? (RFA). - Nạn nhân trại lao cải kiện chính quyền TQ (BBC).
- Bắc Hàn ‘có thể có tên lửa hạt nhân’ (BBC). - Mỹ yêu cầu TQ giúp kiềm chế Bắc Hàn(BBC). - Tổng thống Obama: Bắc Triều Tiên nên chấm dứt thái độ hiếu chiến (VOA). - Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo ý định phóng tên lửa của Bình Nhưỡng (RFI). - Bình Nhưỡng thực hiện thêm một cuộc thử nghiệm phi đạn sẽ là ‘sai lầm lớn’ (VOA). - Mỹ và Hàn Quốc nghi ngờ khả năng Bình Nhưỡng có tên lửa hạt nhân (RFI). - Lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên : Một ẩn số đối với cộng đồng quốc tế (RFI).
- Kerry yêu cầu Trung Quốc mạnh tay hơn nữa với Triều Tiên (TT). - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Triều Tiên “sẽ phạm sai lầm lớn” (TN). - Ngoại trưởng ASEAN sẵn sàng hòa giải căng thẳng liên Triều (VOV). - Sau lên gân, Kim Jong Un bắt đầu “chùn tay” (VnM). - Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân Nhật (TN). - Tướng Mông Cổ bán phế liệu MiG-21 cho Triều Tiên?(TTXVN).- Hội nghị G8 kết thúc với thông cáo chung lên án Bắc Triều Tiên (VOA).
- – Lãnh tụ Fidel Castro vẫn mạnh khỏe và minh mẫn (ND). - Lãnh tụ Fidel Castro xuất hiện trước công chúng (TTXVN/TT).
- Tại sao người Nga luôn cảm thấy bị cô lập và tỏ ra thù địch với thế giới bên ngoài? (Boxitvn/ The Moscow Times). - Nga yêu cầu Mỹ không công bố danh sách giới chức Nga vi phạm nhân quyền (VOA). - Nga cảnh báo Hoa Kỳ về danh sách Magnitski (RFI).- Triều Tiên dọa tấn công Nhật (PLTP). - Triều Tiên không được lợi từ hành động khiêu khích(VOV). - Ngoại trưởng Mỹ đến Hàn Quốc trấn an đồng minh (TN). - Nhìn Bắc Triều Tiên thương thay cho dân tộc Việt Nam! (VLB). - Ai chống lưng cho Bắc Triều Tiên? (Kichbu).- Hàn Quốc: Thiếu nghiêm trọng hầm trú ẩn khẩn cấp giáp biên Triều Tiên (GDVN).