Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng thần kỳ?

-ttngbt: Trong lúc đọc bài này, không được chửi thề !!! (thế mà cũng viết được)?
Nếu chỉ đơn giản vậy thì con đường ngắn nhất để những nước tụt hậu như Việt Nam rút ngắn khoảng cách về thu nhập bình quân sẽ là việc tạo ra lạm phát cao trong khi áp dụng một tỷ giá chính thức ổn định hoặc biến động không đáng kể trong nhiều năm.
-(ĐVO) - Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2010 đã tăng gấp 12,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2007, đồng thời bỏ xa các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á.
TS. Phan Minh Ngọc, Ngân hàng Sumitomo Mitsui, Chi nhánh Singapore đã chỉ ra rằng: thực ra thời gian cần thiết để lấp đầy khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực không thực sự lớn như vẫn được biết đến (chẳng hạn WB cho rằng cần 145 năm để Việt Nam đuổi kịp Singapore).
Theo bảng trên thì TNBQĐN của Việt Nam tăng tới 12,5 lần trong khoảng 1900-2010, bỏ xa các nước khác trong bảng. Trong khi đó, trong 20 năm này GDP thực của Việt Nam (tính bằng đồng theo giá cố định) chỉ tăng ở mức 4,4 lần. Và bởi vì mức tăng dân số trong 20 năm này là 1,3 lần, nên rốt cuộc mức tăng TNBQĐN tính bằng đồng theo giá cố định chỉ còn 3,4 lần.
Nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng thần kỳ này là do chỉ số giảm phát GDP của Việt Nam tăng quá nhanh (bởi lạm phát cao), tới 11,3 lần trong 20 năm, làm cho GDP tính bằng đồng theo giá hiện tại tăng tới 49,7 lần, trong khi tỷ giá tiền đồng tăng chậm hơn nhiều, 3 lần, trong 20 năm.
Nói cách khác, chính lạm phát cao trong khi tiền đồng bị phá giá với tốc độ nhỏ hơn nhiều (tức tiền đồng lên giá thực rất mạnh) là nguyên nhân chính làm cho GDP bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ/người ở Việt Nam đã tăng một cách thần kỳ.
"So sánh thu nhập bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện tại, và dự tính mức tăng của nó giữa các nước khác nhau để thấy được khoảng cách tụt hậu giữa các nước thực ra sẽ không mang lại kết quả có ý nghĩa lắm, khi tốc độ lạm phát và phá giá bản tệ không được tính đến (controlled). Nếu chỉ đơn giản vậy thì con đường ngắn nhất để những nước tụt hậu như Việt Nam rút ngắn khoảng cách về thu nhập bình quân sẽ là việc tạo ra lạm phát cao trong khi áp dụng một tỷ giá chính thức ổn định hoặc biến động không đáng kể trong nhiều năm.
Với cách thức này, thậm chí Việt Nam có khi chỉ cần chừng chục năm để đuổi kịp Singapore, chứ không phải là 158 năm hay 45 năm như người ta chỉ ra" - TS. Ngọc cho biết.

Thu nhập đầu người của Việt Nam đạt 10.000 USD trong thập kỷ tới
Theo dự đoán của Ernst & Young, trong năm 2013, với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5%, GDP Việt Nam sẽ đạt con số 154,6 tỷ USD và GDP đầu người sẽ tăng lên 1.705,8 USD từ mức 1.555 USD năm 2012. Trong khi đó, lạm phát sẽ là 7,8%.
Duyên Duyên (Tổng hợp theo DNSG, DT)-

- Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng thần kỳ? (ĐV).- “Chìa khóa” của nền kinh tế (DĐDN). - Giá không rẻ để mua sự tiện lợi (DĐDN). - Tái cơ cấu nền kinh tế: Gian nan “vượt dốc” (HQ).
--Sai phạm tại VCCI: “Đang giao Thanh tra Chính phủ làm rõ” (VnE 27-4-13)
‘Con số đẹp’ của Ngân hàng nhà nước và ‘món nợ’ TPP (SM 27-4-13)
Huy động nhiều, cho vay ít, vốn đi đâu? (TN 27-4-13)
- Nợ xấu Hà Nội tăng cao so với năm ngoái (NĐT). - Xem xét quy định trần lãi suất cho vay (TT).
- Khuyến cáo qua việc tái cơ cấu 2 Tập đoàn DNNN (HQ).
- Chứng khoán tuần mới: Xác suất giảm vẫn chiếm ưu thế (ĐTCK).

- GDP chỉ đạt 5,2%

GDP 9 tháng đầu năm tăng 4,74%

- Thực trạng nợ công: Nhìn lại báo cáo của Chính phủ (SM).

- Đầu tư PPP vẫn bị “tắc” (TQ).

- ACB: Quyết kéo lại vốn từ vàng (VnMedia).

- Địa ốc ế ẩm, môi giới “bu bám”, giật trộm khách (VTC/DT). - Tuyên bố chấm dứt tranh luận bất động sản của Alan Phan (VietQ/GDVN).

- Đến 2017, lương đảm bảo mức sống tối thiểu liệu có khả thi? (VOV).

- Tăng trưởng kinh tế 5 Thành phố lớn sụt giảm mạnh (Infonet).

- Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: “Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình nợ đọng BHXH” (GDVN).

- Xi măng trong cơn khủng hoảng thừa: Vì đâu nên nỗi? (PT).
Tài sản đại gia TQ bằng GDP của Hàn Quốc+ Đài Loan
DARA: Việt Nam có thể mất 11% GDP bởi biến đổi khí hậu






Tổng số lượt xem trang