Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Tháng Tư, chết và sống!

--Tháng Tư, chết và sống! Huy Phương
Huy Phương


Chết không phải là đã tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
(Chúc Thư)

Trong một cuộc phỏng vấn với một sĩ quan VNCH đã trải qua những giờ phút kinh hoàng trên bãi biển An Dương vào ngày 26 Tháng Ba, 1975, khi một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị kẹt lại trên bờ biển, trước mặt là biển cả chỉ có một chiếc tàu nhỏ hải quân vào đón thương binh, sau lưng là quân thù và đạn pháo, phần lớn những người lính thất trận đã bị “chết cạn” trên bờ biển tại đây hay bị bắt làm tù binh, tôi đã đặt câu hỏi với người lính còn sống sót đến hôm nay, là điều gì khiến cho ông suy nghĩ nhất, sau ba mươi tám năm dài trôi qua?

Thẻ bài tử sĩ tìm thấy trên bãi biển An Dương. (Hình: Huy Phương)

Ðiều ông nói có thể khi mới nghe qua, chúng ta ngạc nhiên, nhưng nghĩ lại nghe thật giản dị, nhưng không khỏi xót xa:


“Ðiều ân hận của tôi là đã không được chết!”

Tôi nghĩ rằng câu nói của ông, người lính già, trong giờ phút nhắc lại chuyện cả một quân đội tan rã, bao nhiêu người đã nằm lại trên những con đường lui binh, trên những bờ biển tuyệt vọng của miền Nam, là một câu nói phát xuất từ đáy lòng, không khoa trương hay đại ngôn chút nào, bởi sự sống có trăm nghìn lần khó khăn hơn sự chết!

Bản năng sinh tồn của mọi loài là cố bám lấy sự sống. Chúng ta cũng không trách ai những ngày hỗn loạn, tìm được một chỗ trên trực thăng hay ra đi với toàn bộ gia đình an toàn trên một chiến hạm ra khơi trong khi xe tăng của địch quân đã vào đến Sài Gòn. Khi những con tàu rời bến Khánh Hội, khi những chiếc trực thăng đã bốc lên cao giữa một thủ đô đang hứng chịu những quả đạn pháo kích cùng với cảnh hỗn loạn của một giờ thất thủ, ở những nơi nào đó, có những người lính đang tuân thủ lệnh chỉ huy giữ đất một phút không rời, hay thất vọng đành quàng vai ôm nhau, chia chung cái chết.

Ba mươi tám năm sau, những người còn sống sót, bằng cách này hay cách khác, lần lượt ra khỏi đất nước, đã thật sự còn sống không hay cũng như đã chết. Có những vị tướng đã chết lẫm liệt, cho những ông tướng khác sống cuộc đời tầm thường trên đất khách, ngày hai buổi sáng chiều và chết quạnh quẽ, hay thậm chí còn quay về bợ đỡ kẻ thù.

Có những người lính đã chết trong những giờ cuối cùng để cho chiến hữu họ được sống, qua ngày đoạn tháng, trở về trên những con đường tắm máu ngày xưa, nhưng đầu óc trống rỗng, ngu ngơ như những người mất trí nhớ. Có những người còn thân thể còn lành lặn nhưng tâm thần tê liệt, trở lại rong chơi giữa số phận nghiệt ngã của đồng đội què cụt quanh mình.

Trở lại câu trả lời của người lính già, ông nói ngày xưa, nếu nằm lại với anh em trên bãi biển, cái chết đến một cách thật dễ dàng, nhưng cái sống bao nhiêu năm nay quả là khó, vì không biết sống thế nào cho đáng sống, cho khỏi hổ thẹn với chính mình, nhất là khi nghĩ đến những người đã chết ngay trước mặt mình, đã chết ngay sau lưng khi mình đã may mắn được ra đi.

Sống phải chăng không dễ, vì sự sống còn mang nặng nghĩa vụ với những người đã chết.

Chúng tôi xin nhắc lại một câu chuyện cũ. Ngày 21 Tháng Sáu, 1945, khi quân đội Nhật không giữ được Okinawa, tại bộ tư lệnh của đơn vị tại Mabumi, Tướng Mitsuri Ushijima đã viết thư trình lên Thiên Hoàng Hiro Hito báo cáo về tình hình chiến sự tại Okinawa và tạ tội không giữ được đảo, trước khi tiến hành việc mổ bụng tự sát, ông đã nói với Ðại Tá Hiromichi Yahara:

“Ðại Tá Yahara, ông cũng như tôi lẽ ra phải tự sát. Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng đây là lệnh từ cấp chỉ huy của ông!”

Yahara do đó là sĩ quan cao cấp bên phía Nhật sống sót sau trận đánh và về sau ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Trận Ðánh Vì Okinawa.” Như vậy, sống còn phải chăng cũng là một nghĩa vụ?
Bia mộ 132 tử sĩ. (Hình: Tố Thuận)

Lòng dũng cảm không chỉ dành cho những vị anh hùng đã tự sát. Sống cũng cần lòng dũng cảm. Từ ba mươi tám năm nay có những người sống trong sợ hãi, tê cứng tứ chi và đầu óc. Họ sợ khi trở về Việt Nam bị công an làm khó dễ, họ sợ con cái của họ còn ở bên kia sẽ bị liên lụy, họ sợ sẽ không được trở về để thăm viếng người thân, nếu ở bên này họ có một cử chỉ hay lời nói nào chống lại hay gây bất lợi cho chế độ trong nước. Toàn là những cái sợ cho lợi lộc của bản thân. Chúng tôi cũng xin nói thêm đây không phải là một người dân bình thường, tình cờ một đêm nọ, có mặt trên bãi biển, là điểm hẹn của những người vượt biển, nên bị lùa xuống ghe, bất đắc dĩ phải bỏ nước ra đi, mà họ là những người quyết định chọn cái chết để tìm con đường sống, hay đã đánh đổi bằng những năm tháng tù đày khốn khổ nơi chốn rừng thiêng nước độc. Họ cũng không phải là những người lính vô danh, những người này có hoạt động trong các hội đoàn, có tên tuổi, có chức vị.

Một lần tôi có hẹn phỏng vấn với một cán bộ xây dựng nông thôn trên một chương trình truyền hình về quá trình hoạt động của đơn vị ông trước năm 1975. Trước giờ thu hình, tôi gọi điện thoại cho ông, ở đầu dây bên kia, vợ ông trả lời “ông không có nhà.” Tôi ngỡ rằng ông đang trên đường đến đài truyền hình, nhưng khi tôi xưng danh tánh, bà vợ cho tôi biết “ông đã đi xa - out of town!” Trời đất! Mới hôm qua đây, ông “ừ è” với tôi, mà chỉ trong thời gian, chưa đến 24 tiếng đồng hồ, ông đã trốn chạy một buổi phỏng vấn, cũng là trốn chạy cái dĩ vãng mà ông thường tự cho là hào hùng ngày xưa, chỉ vì một nỗi sợ hãi nào đó, mà bản thân ông không đủ can đảm nói thật với tôi là ông sợ.

Một người nữa đang sống, bề ngoài có vẻ hào hùng nhưng còn sợ hãi. Ðây là một cựu sĩ quan có chức vụ trong một hội đoàn cựu quân nhân, và vào dịp Tháng Tư năm nay, tôi muốn mời ông lên một chương trình nói về những ngày “lui binh.” Ðến giờ thu hình, không thấy ông đến, sốt ruột, tôi gọi cho ông. Ông trả lời vắn tắt, trong khi đèn đuốc, sân quay, chuyên viên và cả tôi đang chờ ông: “Tôi bận, không đến được!”

Ông biết truyền thông đi xa, có khi về tận bên kia, cẩn thận ẩn mình đi là tốt. Có điều tôi không hiểu sao ông lại dấn thân đi làm việc cộng đồng, trong khi lòng ông đầy sự sợ hãi. Ông muốn về Việt Nam chăng, hay là ông còn mẹ, còn em mà ông lấy cớ muốn bảo vệ họ, sự sợ hãi lớn lao đến dường ấy hay sao? Bây giờ mà cái bóng ma cộng sản còn lởn vởn bao trùm lên đời sống của ông, một người đã cao bay xa chạy, trong khi tuổi trẻ ở trong nước, những người dân bị phản bội, sống giữa kìm kẹp tù đày, vẫn không hề biết sợ hãi là gì!

Tướng McArthur nói: “Old soldiers never die; they just fade away - Người lính già không chết; họ chỉ phai nhạt dần đi.” Chết đã đành, sống mà phai nhạt, mờ dần trong quên lãng như cỏ cây, thì còn gì buồn hơn nữa!

Chết và sống, điều gì khó hơn?


- Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (QĐND/PT). – Bùi Hoàng Tám: Hồn dân tộc thắp sáng biển đảo Tổ quốc! (DT). - Triển lãm chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho khách quốc tế (PLTP). - Ấn tượng những tác phẩm mỹ thuật về biên giới, biển đảo (PT).

- Khánh thành công trình cổng ngõ Hải đội Hoàng Sa (ANTĐ). - Dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ Trường Sa (SGGP).

- Trung Quốc tiết lộ sẽ đóng tàu sân bay thứ 2 lớn hơn (TTXVN). - Trung Quốc không tôn trọng DOC (PLTP).

- Nhiệm vụ lớn của Thượng đỉnh ASEAN là vấn đề biển Đông (LĐ). - Biển Đông: Ai châm lửa, ai gỡ ngòi nổ? (VNN). - Trung Quốc có thật lòng? (TP).

- Nhật sẵn sàng dùng vũ lực chặn Trung Quốc (TN).

- Khủng bố (Phi Vũ 2). - Những người Mỹ sau cùng rút ra khỏi Việt Nam (TCPT). - Ai được hưởng lợi từ sự bất ổn trong Hậu phương nước Mỹ? (VLB).

-- Ngư dân ngày càng yên tâm vươn khơi, bám biển (QĐND). - Công nhận di sản quốc gia Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (PLTP). - ‘Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể’ (VNE). - Khởi công xây hai ngôi chùa tại quần đảo Trường Sa (TTXVN).

- Tướng Nguyễn Chí Vịnh đang mơ giữa ban ngày (Người lót gách). - ASEAN tìm cách giải quyết tranh chấp Biển Đông (VOA). - Bộ luật ứng xử ở Biển Đông : Thượng đỉnh ASEAN ít hy vọng có đột phá (RFI). - ASEAN cần thống nhất về vấn đề biển Đông (NLĐ). - ASEAN quyết liệt với Trung Quốc về Biển Đông (VnM).

- Mỹ tìm cách ổn định ảnh hưởng ở Châu Á (VOA). - Việt-Mỹ giao lưu hải quân (VOA). - Khu trục hạm Hoa Kỳ vào Đà Nẵng (BBC). - Hình ảnh tàu chiến Mỹ cập cảng Tiên Sa(BBC). - Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với hải quân Việt Nam (RFA).

- Đài Loan thông báo tập trận bằng đạn thật tại Trường Sa (RFI). - Đài Loan bắn pháo và cối ở Trường Sa (BBC). - Phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa (TTXVN).

- TQ điều hải quân ‘đánh dấu lãnh thổ’ (VNN).

- Chạy đua vũ trang ở châu Á: mạnh chi cho hải quân (TQ). - Châu Á tăng cường hải quân (NLĐ).

- Các đài Phát thanh-Truyền hình Trung Quốc nhận lời mời tham gia cuộc thi Người dẫn chương trình toàn quốc Việt Nam (CRI).

- Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa sẽ có quy mô lớn chưa từng có (LĐ). - Trường Sa sắp có thêm hai ngôi chùa (VOV).

- 17 lần bị bắt, vẫn bám biển Hoàng Sa, Trường Sa (TP).- Diễn tập phòng thủ tại đảo Lý Sơn (TN).

- Chuẩn đô đốc Mỹ: Hải quân Việt Nam rất chuyên nghiệp (VnMedia).

- Đài Loan tập trận phi pháp ở Trường Sa (TN). - Đài Loan bắn đạn thật ở Trường Sa, Việt Nam (PN Today). - Đài Loan tập trận bắn đạn thật trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa(GDVN).

- ASEAN nỗ lực xây dựng đoàn kết (PLTP). - ASEAN tìm cách giải quyết tranh chấp Biển Đông (KT). - Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ kêu gọi thông qua COC (PLVN).

- Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á (Infonet). - Trung Quốc thiết lập hệ thống quốc gia theo dõi biển đảo (KT).

- Ngư dân Philippines “tố” Trung Quốc chiếm Biển Đông (VnMedia).

- Thêm nguy cơ làm bùng phát căng thẳng Nhật-Trung (TTXVN). – Thủ tướng Nhật Bản tặng cây cho đền chiến tranh: Trung Quốc, Hàn Quốc nổi giận (TP).

- Trung Quốc cũng đang ‘xoay trục’ ngoại giao? (TVN). - Báo quân đội TQ e ngại trước khả năng tác chiến ven bờ liên hợp của Mỹ (GDVN). - Mỹ nói Trung Quốc: “Đừng quá lo lắng!”(PT).

- Tâm sự người 17 lần bị bắt vẫn bám biển Hoàng Sa (TP/VTC).

- Lý Sơn diễn tập đánh địch đổ bộ vào đảo (PN today).

- Mít tinh kỉ niệm 38 năm giải phóng quần đảo Trường Sa (GD&TĐ). - Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: Người Việt Nam không chia rẽ (TN).

- Triển lãm về Hoàng Sa đón du khách nước ngoài (VNN). - Khách quốc tế sẽ được thấy chứng cứ Hoàng Sa là của Việt Nam (DV).

- Bên trong tàu khu trục Mỹ ở Đà Nẵng (ĐV). - Nga xong trung tâm huấn luyện tàu ngầm VN ngay năm 2013’ (PN today).

- Trung Quốc thiết lập hệ thống giám sát đảo (TP). - Trung Quốc có hệ thống quốc gia theo dõi, giám sát các đảo (VOA). - Lãnh đạo Đông Nam Á nỗ lực hàn gắn rạn nứt về hàng hải (VOA).

- Ngăn đụng độ Biển Đông – tâm điểm Cấp cao ASEAN (VNN).

- 11 tàu Hải giám Trung Quốc chia quân 4 cánh gấp rút kéo ra Senkaku (GDVN). - Trung Quốc: Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung-Mỹ (ĐV). - Tàu Trung Quốc thua đau trên đất Thái Lan (Infonet).

- Mỹ – Ấn – Nhật – Úc lập liên hoàn trận ‘nhốt rồng’(TP). - Mỹ “để dành” cho châu Á – Thái Bình Dương hơn 1 vạn quả tên lửa (ANTĐ).-

- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ, CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ ÝTHỨC HỆ (Ba Sàm).
- Dâng hương tưởng nhớ các liệt sỹ tại Trường Sa (TTXVN). - Mít tinh kỷ niệm 38 năm Giải phóng quần đảo Trường Sa (VTV). - Dưới biển Trường Sa (ND). - Triển lãm ảnh “Biển đảo xa mà gần” (VTV).

- ASEAN ra sức phục hồi đoàn kết tại hội nghị thượng đỉnh (VOA). - Tranh chấp Biển Ðông: Ðề tài chính của Thượng đỉnh ASEAN (VOA). - Tướng Martin Dempsey thăm Trung Quốc (BBC). - Mỹ khẳng định chiến lược « xoay trục » sang châu Á (RFI). - Hải quân Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật cứu hộ biển (VTC).
- Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion (KT). - Những rung chấn quanh Việt Nam với P-3C ORION của Mỹ (ĐV).

- Hội nghị Cấp cao ASEAN 22: DOC khó lột xác thành COC (SGTT). - Thủ tướng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam dự hội nghị cấp cao ASEAN (VOV). - Thủ tướng Singapore đi Hội nghị ASEAN bằng máy bay thương mại (TN).

- Quan hệ Nhật-Trung lại nóng vì quần đảo tranh chấp (QĐND).- 8 tàu hải giám Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku/Ðiếu Ngư (VOA). - Tám tàu hải giám Trung Quốc đến Senkaku (RFI). - Tàu Nhật và TQ bám nhau ở biển Hoa Đông (BBC).


Tướng Vịnh:Chọn ’chốn đông người’’ để tránh bị thỏa hiệp trên lưng (PN Today). - Ảnh: Lính đảo Việt Nam tập đẩy đuổi địch đổ bộ (PN Today). - Thợ lặn Hải quân Việt Nam học được gì từ Mỹ? (Infonet).- 15 ngư dân đang trôi dạt ở Hoàng Sa (TN).
Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa (KP).Báo HongKong: Các láng giềng chẳng còn ai tin Trung Quốc (Infonet). - Trung Quốc thiết lập hệ thống giám sát đảo (PT).
Tổng thống Philippines lạc quan về COC tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 22 (PT). - Philippines lạc quan về tiến trình đàm phán COC (SM). - Biển Đông – một nội dung chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN (VOV).

8 tàu Hải giám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản (LĐ). - 8 tàu Trung Quốc kéo ra Điếu Ngư/Senkaku (TP). - Abe: Nhật sẽ dùng vũ lực để bảo vệ Senkaku (SM). - Nhật sẽ dùng vũ lực nếu Trung Quốc đổ bộ lên đảo tranh chấp (DV). - Nhật thề dùng vũ lực chống Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Nhật đồng loạt “ra quân” khẳng định chủ quyền Senkaku(SM). - Tàu Trung Quốc đuổi tàu Nhật ra khỏi vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Thêm nhiều nghị sỹ Nhật Bản tới thăm đền Yasukuni (VOV). - Ngoại giao… gấu trúc (PT).

--Japanese and Chinese Boats Converge on Contested Islands NYT- Beijing and Tokyo sent vessels to monitor a flotilla of boats carrying Japanese nationalists that sailed near islands in the East China Sea that both nations claim as their own.
-Assessing the Relevance of Southeast Asia’s MonarchiestheDiplomat.com


-Đài Loan tập trận bắn đạn thật trái phép ở Trường Sa
VNExpress
Đài Loan tập trận bắn đạn thật trái phép ở Trường Sa. Đài Loan vừa tổ chức diễn tập bắn đạn thật trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. > Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ thăm dò dầu khí ở Trường Sa. Đảo Ba Bình, rộng 0,49 ...

Sơn mài Việt tại Đài LoanThể thao văn hóa

Đài Loan thông báo tập trận bằng đạn thật tại Trường SaRFI

Phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa. Sự Kiện ...XãLuận.com



China says Japan activists' trip to disputed islands is "illegal"
April 23, 2013 3:29 PM
BEIJING (REUTERS) - A trip by Japanese activists to a series of tiny islands at the centre of a dispute between Beijing and Tokyo is "illegal" and "troublemaking", the Chinese Foreign Ministry said on Tuesday

**************


-Tướng Vịnh nói về quốc phòng và chủ quyền lãnh thổTiền Phong Online
Đâu là những đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách quốc phòng Việt Nam sau 38 năm ngày thống nhất đất nước? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng). 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: V.D
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: V.D.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Sau chiến tranh, không dễ để tất cả cùng nhìn về một hướng. Nhưng cho đến hôm nay, nhìn non sông liền một dải, nhìn chiến thắng 30-4 là chiến thắng chung của mọi người dân Việt Nam, mỗi người dù xuất phát từ hoàn cảnh nào tự nhiên sẽ xích lại gần nhau hơn”.
Người Việt xích lại gần nhau hơn
Thưa ông, chúng tôi muốn bắt đầu cuộc trò chuyện từ cảm nghĩ của ông - một trong số thế hệ tướng lĩnh quân đội trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất - về sự kiện lịch sử 30-4-1975?
- Mỗi người từ hoàn cảnh cụ thể của mình sẽ có cảm nghĩ riêng, tuy nhiên có một điểm chung: đây là chiến thắng của dân tộc Việt Nam và chúng ta tự hào vì đã vượt qua một cuộc chiến tranh gian khổ bằng sức mạnh của toàn dân tộc. Chiến thắng này đã kiến tạo nền hòa bình lâu dài, cũng là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển đất nước.
Để đi đến ngày chiến thắng, chúng ta đã phải trả giá rất đắt, bao nhiêu người đã ngã xuống. Có lẽ ngay sau chiến thắng 30-4, ít người nghĩ rằng gần 40 năm sau và có lẽ còn xa hơn nữa, đất nước ta tiếp tục phải nỗ lực hết sức để khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại.
Trước hết là hậu quả về tâm lý, tình cảm. Ngoài ra, chiến tranh còn để lại nhiều hậu quả khác như vấn đề chất độc da cam, vấn đề bom mìn, vấn đề tìm kiếm liệt sĩ mất tích... Những công việc này không chỉ cần 30-40 năm mà chắc rằng lâu hơn nữa chúng ta còn phải tiếp tục.
Một cuộc diễn tập bảo vệ chủ quyền trên biển - Ảnh:Trọng Thiết
Một cuộc diễn tập bảo vệ chủ quyền trên biển - Ảnh:Trọng Thiết.

* Nhắc đến hậu quả chiến tranh là để thấy rõ hơn giá trị của hòa bình?
- Hòa bình là vô giá, đó là cuộc sống yên bình cho người dân, là cơm no áo ấm, là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tiếng cười trẻ thơ, là không còn những người mẹ mất con... Với những ý nghĩa giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng như vậy cũng đủ thấy rằng hòa bình là tất cả cuộc sống với chúng ta.
Từ chiến thắng 30-4, chúng ta tự hào, tự tin vào khả năng bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo rằng dân tộc Việt Nam sẽ đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng chúng ta phải hết lòng, hết sức giữ cho được nền hòa bình lâu dài của đất nước. Một nền hòa bình trên cơ sở độc lập tự chủ, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, một nền hòa bình mà nhân dân ta tự quyết định vận mệnh của mình.
Mọi cuộc chiến tranh đều hướng đến hòa bình, nhưng đó là hòa bình trong lệ thuộc hay hòa bình trong độc lập, tự do? Chúng ta chọn hòa bình mà dân tộc Việt Nam được quyền hưởng, đó là hòa bình trong độc lập, tự do.
Mọi thứ có thể đánh đổi để có hòa bình, nhưng có một giá trị không thể đánh đổi là chủ quyền đất nước, là quyền được sống trong độc lập tự do. Hơn nữa, muốn nền hòa bình ấy bền vững thì phải có độc lập tự do, nếu chúng ta lệ thuộc thì nền hòa bình ấy không thể dài lâu, càng không thể đem lại hạnh phúc cho nhân dân mình.
* Những khó khăn hôm nay có thể khiến ai đó nản lòng và đặt câu hỏi hoặc trăn trở liệu đất nước có thể phát triển đủ để tránh sự tụt hậu, đủ để giữ vững chủ quyền lãnh thổ?
- Trong những ngày này, nhìn vào chiến thắng 30-4, nhìn vào tinh thần dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, chúng ta có niềm tin sâu sắc rằng đất nước sẽ vượt qua mọi thử thách để đi lên. Chiến tranh lâu dài và gian khổ như vậy mà chúng ta còn vượt qua được.
Hiện nay dẫu có khó khăn nhưng rõ ràng là thuận lợi nhiều hơn. Tôi không đồng tình khi có người cho rằng người dân và nhất là lớp trẻ giờ đây ít quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước. Hoàn toàn không phải như vậy. Vấn đề là chúng ta phải thông tin đầy đủ, khách quan về tình hình đất nước cho người dân, cả về những thuận lợi cũng như khó khăn để tạo sức mạnh đồng thuận.
Cơ chế thị trường tác động đến con người theo nhiều chiều khác nhau, tích cực và tiêu cực, một mặt chúng ta phải chấp nhận đặc điểm ấy của sự phát triển và hội nhập, mặt khác chúng ta phải công khai, minh bạch để người dân có định hướng đúng.
Khi có chiến tranh, lớn lên cầm súng ra chiến trường là cống hiến, là hi sinh cho đất nước, nhưng ngày nay chúng ta cần nói với lớp trẻ cống hiến là gì. Khi trò chuyện với con mình, tôi thường nói rằng với con người thì quan trọng nhất là lao động.
Vấn đề của những người đi trước là tạo điều kiện để lớp trẻ được lao động cống hiến đúng với khả năng, trình độ và lòng say mê của mình. Như vậy chắc chắn dân tộc ta là một dân tộc có phúc phận, những gì thế hệ cha anh đã làm được thì nhất định lớp trẻ sẽ giữ gìn và phát triển lên.
* Cho dù hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế lớn, nhưng ngay trong khu vực của chúng ta vẫn đang tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, sức mạnh dân tộc sẽ được nhân lên nhiều lần nếu chúng ta thực tâm khoan dung và hòa hợp như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói?
- Nhân dân ta có truyền thống nhân hậu, khoan dung. Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xóa bỏ mặc cảm, hận thù, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Như tôi đã nói, mỗi người dân Việt Nam dù xuất phát từ hoàn cảnh riêng nào đều có chung một điểm đến là lợi ích quốc gia dân tộc.
Đại đoàn kết dân tộc phải lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác biệt, nhưng không trái với lợi ích dân tộc. Tự mỗi người khi nhìn vào lợi ích quốc gia dân tộc sẽ thấy và sẽ làm cho những điểm tương đồng ngày càng nhiều hơn.
Có dịp trao đổi với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tôi vẫn thường nói rằng mong muốn lớn nhất của tôi là khi bà con trở về cảm thấy rằng đất nước tạo mọi điều kiện để họ đoàn tụ gia đình và làm ăn kinh tế. Chúng ta không một chiều kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho đất nước, trước hết đất nước phải dang rộng vòng tay với bà con mình đã.
Mua vũ khí chỉ để bảo vệ Tổ quốc
* Thưa ông, khát vọng hòa bình được thể hiện rõ trong chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ của ta. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn trong khu vực vừa qua vẫn có những ý kiến xung quanh việc Việt Nam mua máy bay, tàu ngầm... Ông nghĩ sao?
- Một quốc gia mua sắm vũ khí trang bị để phòng vệ ở mức độ vừa phải là chuyện hoàn toàn bình thường, sự mua sắm ấy phù hợp với tiềm lực kinh tế của đất nước.
Việt Nam không là ngoại lệ. Nếu tiếp cận việc mua sắm vũ khí trang bị của ta theo góc độ quân sự, có hai đặc điểm cần chú ý: Thứ nhất là ta mua sắm với một tỉ lệ vừa phải, tương xứng với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ hai, chúng ta mua sắm vũ khí trang bị chỉ vừa đủ để bảo vệ Tổ quốc mình. Chúng ta từng bước hiện đại hóa quân đội. Khi hiện đại hóa quân đội phát triển ở mức cao thì nó sẽ quay lại giúp phát triển kinh tế đất nước, ví dụ khoa học công nghệ quốc phòng phát triển thì có điều kiện chia sẻ nguồn lực cho các lĩnh vực khác.
* Theo các thông tin được công khai trên báo chí, mọi người nhận thấy Việt Nam đã thỏa thuận mua tàu ngầm, máy bay và thiết bị kỹ thuật quân sự với sự trợ giúp phù hợp của Nga. Điều này chỉ đơn giản phản ánh Nga là nhà xuất khẩu vũ khí có uy tín hay còn điều gì khác, thưa ông?
- Điều này phản ánh rằng do lịch sử để lại, chúng ta đã quen với vũ khí Liên Xô trước đây và hiện nay là Liên bang Nga. Lựa chọn loại vũ khí đã quen thuộc cùng một hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật thì thuận lợi hơn rất nhiều so với trang bị vũ khí ở các hệ khác.
Ngày nay chuyện mua bán vũ khí trang bị là chuyện bình thường, công khai minh bạch không có gì giấu giếm. Chúng ta có thể mua của tất cả các nước và nhiều nước sẵn sàng bán cho ta.
Cũng phải nói rằng việc mua bán vũ khí trang bị dù thế nào đi chăng nữa cần có sự tin cậy giữa người mua và người bán. Giữa ta và Nga đã có quá khứ như vậy, hướng phát triển chiến lược của Nga hiện nay không có xung đột lợi ích đối với Việt Nam. Nga đang là đối tác chiến lược rất tin cậy với Việt Nam. Lòng tin ấy giúp chúng ta gửi gắm việc mua sắm vũ khí trang bị của Nga, ngược lại phía Nga khi bán cho ta thì cũng tin rằng không bao giờ chúng ta dùng những vũ khí trang bị ấy để làm điều gì đi ngược với lợi ích của họ.
Một lý do quan trọng nữa cần kể đến là hệ vũ khí của Nga mang tính chất phòng thủ là chủ yếu. Và nhìn chung vũ khí trang bị của Nga đều rất bền, đã được thử thách qua thời gian.
Một đất nước có nền kinh tế như Việt Nam thì cần “ăn chắc mặc bền”. Chúng ta không thể đổi vũ khí liên tục được, một lần mua về phải dùng nhiều chục năm vẫn tốt, điều này vũ khí trang bị của Nga đáp ứng được. Cuối cùng, đã nói mua bán thì phải nói về giá cả, chúng ta phải tìm một người bán với giá chấp nhận được.
“Ba không” của quốc phòng Việt Nam
Trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ toàn vẹn lãnh thổ
“Muốn có hòa bình bền vững thì phải có đủ khả năng để bảo vệ Tổ quốc, cả về khả năng tổng hợp của đất nước cũng như khả năng đặc trưng của quốc phòng. Chúng ta tin tưởng đảm bảo khả năng ấy bằng chiến lược xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Trong bất cứ thời điểm nào chúng ta luôn luôn phải đảm bảo khả năng tự vệ, giữ toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải đợi có vũ khí hiện đại mới đảm bảo như vậy. Việc mua sắm thêm vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân là để ta trả giá ít nhất, trong thời gian ngắn nhất nếu có vấn đề xảy ra với Tổ quốc”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
* Giới quan sát nhận xét các hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam thời gian gần đây trở nên sôi động hơn nhiều. Trong quá trình đó, có nước nào đặt vấn đề mời Việt Nam tham gia các tổ chức liên minh quân sự hoặc đặt căn cứ quân sự tại nước ta không, thưa ông?
- Cho đến bây giờ chưa có bất cứ quốc gia nào đặt vấn đề mong muốn Việt Nam tham gia liên minh quân sự hoặc bày tỏ mong muốn đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng nguyên nhân đầu tiên của sự im lặng đó là do chính chúng ta đã chủ động tuyên bố mạnh mẽ và rất nhất quán: Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại các nước khác; Việt Nam cũng không ngả theo nước này để chống nước kia.
Đó là “ba không” của quốc phòng Việt Nam. Khi đã tuyên bố như thế rồi, tôi tin dù ai có muốn đi nữa cũng không đặt vấn đề với chúng ta làm gì.
* Vậy quan điểm của Việt Nam về việc tham gia tập trận chung với các nước thì sao?
- Không nên dùng từ “tập trận”, dùng từ “diễn tập” chính xác hơn. Trong hợp tác quốc phòng hiện nay có nhiều cái “tập” mà không có “trận”, ví dụ diễn tập chung chống khủng bố, diễn tập bảo vệ an ninh biển, diễn tập tìm kiếm cứu nạn...
Đó là những sự hợp tác mang tính chất nhân đạo, hòa bình và xây dựng, chúng ta sẵn sàng và từng tham gia, ví dụ như tuần tra chung trên biển với một số quốc gia láng giềng và trong khu vực.
Chúng ta không tham gia các cuộc diễn tập mang tính chất quân sự, mang tính chất tiến công hoặc đe dọa đến nước thứ ba. Nếu là những cuộc diễn tập phục vụ hòa bình, tự vệ thì ta tham gia.
* Việc đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng trong vài năm trở lại đây có phải chúng ta đang tìm kiếm những người bạn mới trong lĩnh vực này?
- Mục đích của đối ngoại quốc phòng trước hết là để tham gia vào mặt trận đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước. Đặc trưng của đối ngoại quốc phòng là tạo tin cậy giữa các quốc gia với nhau. Các quốc gia có thể có rất nhiều lĩnh vực hợp tác, nhưng khi hợp tác về quốc phòng thì độ tin cậy tăng lên rất nhiều. Chính sự tin cậy ấy sẽ quay lại phục vụ hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Một đặc trưng nữa của đối ngoại quốc phòng nằm ở chỗ trực tiếp giải quyết những nguy cơ về quốc phòng và xung đột quân sự, cho nên ta tham gia và mở rộng đối ngoại quốc phòng để ngăn chặn phòng ngừa từ xa.
Hoạt động đối ngoại quốc phòng cũng trực tiếp phục vụ mục tiêu hiện đại hóa quân đội, tiếp thu kiến thức mới để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chiến sĩ của ta.
Tuy nhiên, cần thấy rằng hoạt động đối ngoại quốc phòng phải trên cơ sở đất nước ổn định về chính trị, tự ta xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ để bảo vệ đất nước thì mới có cái để đem ra nói chuyện với các nước.
Hai nguyên tắc đàm phán COC
* Vừa qua, có thông tin quân đội Việt Nam sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Ông có thể cho biết cụ thể hơn nội dung này?
- Cho đến nay, quá trình chuẩn bị đã hoàn tất và nếu không có gì thay đổi, Việt Nam sẽ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ vào thời gian gần nhất. Mục đích của chúng ta khi tham gia là thực hiện chủ trương Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Về nguyên tắc tham gia thì có nhiều, nhưng có hai nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, hoạt động nào thật sự là giữ gìn hòa bình thì chúng ta tham gia theo yêu cầu của LHQ, không tham gia vào những khu vực không phải là xây dựng hòa bình.
Ví dụ các khu vực có chiến tranh thì không tham gia, khu vực còn xung đột thì không tham gia, chúng ta chỉ tham gia vào các hoạt động tái thiết sau xung đột hoặc khắc phục hậu quả chiến tranh.
Thứ hai, chúng ta tham gia ở đâu, mức độ nào, làm gì, bao giờ tham gia... là do chúng ta quyết định. Đây cũng là nguyên tắc do LHQ đặt ra.
Như vậy có nghĩa rằng không phải hôm nay chúng ta tuyên bố Việt Nam chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thì ngày mai sẽ gửi quân đi. Trong bước đi đầu tiên, chúng ta lựa chọn những hoạt động mang tính nhân đạo, có thể cử quan sát viên, tham gia trong lĩnh vực công binh, quân y...
* Thưa ông, trong cuộc họp gần đây nhất vào đầu tháng 4-2013 tại Bắc Kinh, ASEAN và Trung Quốc đã thấy rằng cần phải tích cực tham vấn quá trình chuẩn bị để có thể sớm khởi động đàm phán chính thức Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Ông nghĩ sao?
- Đây là một tín hiệu tốt giữa ASEAN và Trung Quốc. Chúng ta hưởng ứng tích cực đối với động thái mới đó cũng như thái độ xây dựng của các bên liên quan.
Tất nhiên, vấn đề quan trọng ở chỗ COC sẽ tải được nội dung gì, các bên tham gia đàm phán COC có thực hiện đúng những gì mình nói hay không. Những người thật sự mong muốn có hòa bình, ổn định ở biển Đông chờ đợi nội dung COC sẽ có những điều khoản ràng buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng những gì mình cam kết.
Nói như vậy để thấy trước mắt còn rất nhiều công việc phải làm. Cá nhân tôi nghĩ rằng có hai nguyên tắc quan trọng: một là luật pháp quốc tế, hai là bình đẳng giữa các quốc gia.
Trong khởi động đàm phán xây dựng COC, cần khẳng định và cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc DOC. Bên cạnh đó cần chỉ ra những tồn tại của DOC, những nước nói mà không làm, làm không đúng điều mình cam kết.
Theo Tuổi Trẻ

> Bên cột mốc chủ quyền đảo Sơn Ca

- Bắt một tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam (TN). 

Bắt tàu nước ngoài trên vùng biển Thanh HóaBáo Đất Việt

- Hải quân Việt Nam có thể mua 6 máy bay tuần tiễu Mỹ để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc(RFI). - Tàu Hải quân Hoa Kỳ tới Đà Nẵng (BBC).

- “Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông” (Thứ hai 22/04/2013 GDVN). - Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới ở biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng (GDVN).

- Bắt tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam (TN).- Góp sức trẻ cho lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (TN).

-- Bắt tàu nước ngoài trên vùng biển Thanh Hóa (ĐV).- Trung Quốc đưa tàu thám trắc không người lái xuống Biển Đông (PT).

- Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ cập cảng Đà Nẵng (Infonet). - Tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Đà Nẵng (QĐND). - “Mỹ phản đối sử dụng hay đe dọa bằng vũ lực trên biển Đông” (Infonet). - Hải quân Việt - Mỹ hợp tác phi tác chiến (TT).

- Trung Quốc lo lắng trước cái bắt tay xuyên đại dương Nhật Bản – NATO (ANTĐ).
- Tàu hải quân Mỹ cập cảng Đà Nẵng (TN). – Tại Đà Nẵng ngày 21.4: Bắt đầu các trao đổi chuyên môn của hải quân Việt Nam và Mỹ (LĐ). - Khúc quanh mới trong bang giao quốc tế? (SGTT).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mưu toan cho “ngư ông đắc lợi” (PT). - Sự thật ‘diều hâu tỉnh táo’ Tướng La Viện tự phong (ĐV).

- Trung Quốc lập căn cứ “săn” tàu ngầm ở Biển Đông (KT).

- Mã Anh Cửu: Chưa phải lúc “nói chuyện chính trị” với Trung Quốc (GDVN).

- Shinzo Abe: Nhật Bản tuần tra Senkaku trong mọi điều kiện thời tiết (GDVN).

Tổng số lượt xem trang