Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Đề xuất trưng cầu ý dân về điều 4

Son Tran
ĐẢNG CỞI TRUỒNG
như Ông Vua cởi truồng MÀ KHÔNG BIẾT XẤU HỔ...

"MỘT LŨ QUAN LIÊU KHÔNG BAO GIỜ MẮC SAI LẦM".
*
"Tụ tập trên các Diển đàn,
Nói những lời rỗng.
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự" (Nguyễn Khoa Điềm).

Trên các diễn đàn thì nói lời rỗng, thảo luận đại sự thi đồng phục, nghĩa là chỉ có một tiếng nói. Đồng phục cả trong những chuyện đại sự, đắng lắm chứ.


Một bộ phận khác, không tin gì nữa thì quay ra lo việc riêng tư không lý gì đến chuyện quốc nước gia nhà nữa! Có phải đây cũng là một hiện thực đắng lòng không?

Chỉ có một con đường, là làm cho vua biết xấu hổ rằng mình đang cởi truồng. Ông Các Mác cũng là người sâu sắc khi nói về tình cảm xấu hổ. Ông nói xấu hổ cũng là một tình cảm cách mạng …Xấu hổ là một loại nỗi giận nhưng chỉ hướng vào bên trong. Và nếu như cả một dân tộc cảm thấy xấu hổ, thì nó sẽ giống như con sư tử thu mình laị đễ chuẩn bị nhảy. (C.Mác. Những bức thư trong Niên giám Pháp-Đức.TI NXST (bộ cũ) tr487). Ngày nay để cho “vua”biết xấu hổ có hai cách. Một là có những cận thần sáng suốt trung thực dám vạch cho vua thấy chỗ sai, dối trá.Và hai là có tự do tư tưởng, báo chí.

Hãy mở Diễn đàn Diên Hồng đại biện luận và như NKĐ nói chớ mặc đồng phục! Có nhiều ý kiến cọ xát may ra mới vỡ lẽ ra chân lý.
Chứ cứ bo bo theo dự báo của Ăng ghen làm “lũ quan liêu không bao giờ mắc sai lầm” thì vô phương...

Miệng thì nói phụng sự quần chúng, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng.”(HCM Toàn tập T6 Bài Cần tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh). Nhưng tại sao tệ nạn này kéo dài, phổ biến, ngày càng trầm trọng. Có người nói, không ai lại đi chủ trương lừa dối. Cơ mà nó đã thành cố tật, bây giờ lại gắn với quyền hành và lợi lộc. Khó bỏ. Duy trì những cái “biết” sai, cố biện luận cho nó bằng mọi thủ đoạn bất chấp hay dở, có thật văn minh đạo đức không, đang làm biến dạng tâm thức của xã hội, khiến cho những cái vốn xã hội trong sáng, lành mạnh không nảy nở được. Nguyên khí không được phát huy, thế nước đang đi xuống là nỗi lo lớn,là nguy cơ của Dân của Nước.

Trong vô vàn lối lừa dối, thủ đoạn thường được sử dụng khá có kết quả là trò đánh tráo khái niệm.

Người ta cố tình làm lẫn lộn hai khái niệm rất cơ bản. Một là những giá trị tư tưởng xã hội với cái gọi là chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội có những giá trị nhân văn của nó. Còn cái phạm trù chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa thì về lý thuyết chưa chứng minh được,về thực tiễn là mô hình Xô viết đã phá sản hoàn toàn.

Khi nhân dân có nhu cầu về một nhà nước tổ chức theo nguyên lý tam quyền phân lập, thì đánh tráo khái niệm, biến thành lý luận “có sự phân công rạch ròi giữa ba cơ quan quyền lực nhà nước. Giữa hai khái niệm phân lập và phân công hoàn toàn khác nhau về nghĩa.

Ý nghĩa của phân lập là nhấn đến cái triết lý có chiều sâu, còn nghĩa của phân công chỉ là nói cái bề nổi về chức năng của ba bộ phận cấu trúc của nhà nước mà thôi. Phân công là chuyện đương nhiên, vì chã nhẽ Quốc hội lại đi xử án! Tại sao có thể dễ dàng đánh tráo khái niệm, cái chính là đã tồn tại cái hiện thực “mê tín chính trị” trong xã hội.

Việc xóa bỏ dối trá, chẳng còn là của riêng ai nữa./.
(Nguyễn Khắc Mai)
Nguồn : TTHN -29/5/2013-
-Bài vừa đăng thì bị gỡ xuống: Đề xuất trưng cầu ý dân về điều 4  (VNN 28-5-13) -- Nhưng nó còn ở đây!  (Bịt miệng cả ĐBQH!) ◄◄
"Nếu trưng cầu, một câu trả lời gần như chắc chắn là đa số người dân vẫn tin tưởng vào Đảng, chúng ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Những xu hướng, tư tưởng khác sẽ không còn lý gì để tranh luận".

Khẳng định vai trò của Đảng

Thảo luận tổ dự thảo sửa đổi Hiến pháp chiều 27/5, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất đưa điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng ra trưng cầu ý dân.


Ông dẫn dắt từ quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” để nêu vấn đề: Quyền lập hiến thuộc về QH hay nhân dân.

“Đưa bản Hiến pháp cho toàn dân bỏ phiếu là không khả thi, không phải mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu, hiểu thấu đáo để bỏ phiếu cho một bản Hiến pháp cụ thể. Có lẽ vẫn phải thảo luận ở nghị trường”, ông Hùng nói. “Thế nên về mặt hình thức, QH vẫn thảo luận và bỏ phiếu thông qua Hiến pháp. Nhưng có một cấp độ nữa là một số điểm trong Hiến pháp có thể trưng cầu ý kiến nhân dân”.

“Tiếp xúc cử tri nhiều nơi, từ các cán bộ lão thành cho đến sinh viên, nhiều ý kiến đề nghị QH nghiên cứu đưa điều 4 ra trưng cầu ý dân”, ĐB Thái Nguyên phản ánh.

“Phân tích của cử tri rất nên lắng nghe: Nếu trưng cầu, một câu trả lời gần như chắc chắn là đa số người dân vẫn tin tưởng vào Đảng và chúng ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Khi ta đã lấy ý kiến dân rồi, những xu hướng, tư tưởng khác, chưa nói đến các thế lực thù địch, sẽ không còn lý gì để tranh luận nên hay không nên quy định điều này trong Hiến pháp, vì tối cao là người dân đã quyết định, không phải tranh luận nhiều”, ĐB Đỗ Mạnh Hùng phân tích.

Theo ông Hùng, lý lẽ mà UB sửa đổi Hiến pháp đang đưa ra, với 3 lý do là kế thừa Hiến pháp 1992, là tất yếu khách quan và là sự cần thiết của thực tế, chưa thật thuyết phục. “Trưng cầu để người dân quyết định sẽ khẳng định giá trị lịch sử của bản Hiến pháp này, sau này cũng không mất nhiều thời gian xử lý vấn đề này trong các văn bản pháp luật”, ĐB Thái Nguyên nói.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) và ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) chia sẻ ý kiến này: Nếu lấy được ý kiến toàn dân về điều 4 thì có thể một lần nữa khẳng định vai trò của Đảng, cũng là cơ hội gạn lọc để biết chỉ số niềm tin của dân đối với Đảng, để Đảng tiếp tục phấn đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.

Chưa thể trưng cầu vì chưa có luật

Phó đoàn chuyên trách tỉnh Tuyên Quang, ĐB Hoàng Việt Phương, lại có ý kiến khác: “Khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là đang thực hiện và cụ thể hóa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Theo ông Phương, không nên trưng cầu ý dân vì “ta đã lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, sau đó lấy ý kiến của ĐB, rồi lại lấy ý kiến dân. Khi QH thông qua rồi, nếu trưng cầu ý dân mà ý kiến không giống thì không đúng”.

Trưởng đoàn Gia Lai, ĐB Hà Sơn Nhin, cũng lưu ý hết sức thận trọng và cân nhắc việc trưng cầu ý dân vì thực tiễn diễn biến nhanh, khó lường hết các khả năng.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường góp ý: “Theo thông lệ quốc tế, nếu đem toàn dân phúc quyết một bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung như thế này thì chỉ hỏi một câu “đồng ý hay không đồng ý" với toàn văn bản Hiến pháp. Còn nhặt ra trong Hiến pháp vấn đề gì để trưng cầu thì không phù hợp lắm”.

Chia sẻ ý kiến “nếu trưng cầu được thì tư thế sẽ rất đàng hoàng”, nhưng theo Bộ trưởng Tư pháp, lần này chưa thể trưng cầu vì chưa có luật về trưng cầu ý dân.

“Có ý kiến cho rằng QH có thể ra một nghị quyết về trưng cầu ý dân, nhưng tôi rất sợ rằng đó lại là một nghị quyết vội vàng như nghị quyết về lấy ý kiến nhân dân hay lấy phiếu tín nhiệm, đều thông qua 100% ở phiên họp cuối”, ông Cường nói.

“Tôi thiên về ý, một khi đã xác định Hiến pháp là nhân dân làm ra, QH có thông qua thì cũng chỉ thay mặt dân, cũng nên có trưng cầu ý dân, nhưng là cho những lần sau chứ chưa phải lần này, vì giờ ta chưa sẵn sàng về mặt pháp lý cho việc đó”, Bộ trưởng Tư pháp khẳng định.



(VNN)-Nhật ký nghị trường: Nghỉ sớm... VnEconomy -
Một số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”
15h30, thay vì giải lao như mọi bữa, Quốc hội kết thúc phiên họp chiều. Phần thảo luận buổi sáng ở nhiều tổ cũng “về đích” khá sớm so với thời gian biểu thông thường là 11h30.
Nếu nhìn vào nội dung cần bàn thảo thì điều này hơi khó hiểu một chút. Bởi không nhiều phiên họp tổ được bố trí thảo luận đến ba đầu việc như sáng nay. Trong đó dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp đều là hai dự án luật mới được trình tại kỳ này.

Bên cạnh đó còn có thêm việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào, cũng không dễ gì đưa ra ngay quyết định.

Buổi chiều, thời gian làm việc chỉ có 3 tiếng kể cả nghỉ giải lao (từ 14 giờ đến 17 giờ) cũng gồm hai nội dung. Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Với quy trình rút gọn, được thông qua trong một kỳ họp, những tưởng đây sẽ là dự án luật được bàn thảo, tranh luận sôi nổi. Nhưng không, chỉ có 10 đại biểu nhấn nút và hầu hết đều không sử dụng hết tiêu chuẩn 7 phút, ban soạn thảo cũng không lên tiếng.

Đem thắc mắc về không khí trầm lắng không chỉ ở phiên thảo luận chiều nay tâm tư với một vị đại biểu chuyên trách, ông nhìn nhận, có nguyên nhân từ một số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”.

Dù vậy, theo ông, nếu chịu khó chắt lọc cũng có thể tìm thấy những “viên ngọc” sáng, là những ý kiến thực sự có giá trị.

Không chỉ người viết bài này mà các đồng nghiệp trong cuộc trao đổi cũng bày tỏ đồng tình với ông.

Bởi, chả nói đâu xa, trong hai buổi thảo luận tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hôm qua đã có không ít ý kiến được cử tri đồng cảm, và rất có thể đã lay động tâm tư của nhiều vị đại biểu khác.

Nhà sử học Dương Trung Quốc mạnh mẽ “đòi” công cụ để có thể thực hiện việc trưng cầu dân ý, bởi bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả.

Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý nói, khi ban biên tập lập luận cho phương án tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì đã giải trình “rất thuyết phục”. Và thành viên ban biên tập, ông Dương Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho Quốc hội thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng không ngần ngại nói rằng việc lấy ý kiến nhân dân quá gấp gáp và "đối phó", trong khi Hiến pháp là "sản phẩm của nhân dân", Quốc hội thay mặt nhân dân để biểu quyết, xác định nhân dân là chủ thể xây dựng Hiến pháp.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, khi thảo luận ở tổ về chương trình xây dựng luật cho 2014 cũng “xung phong” tập hợp các chuyên gia xây dựng Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào chương trình năm sau..

Và sáng nay, góp ý về dự án Luật sửa đổi điều 170 của Luật Doanh nghiệp, một vị đại biểu đã đề nghị cơ quan trình dự án này cần phải thể hiện sự tôn trọng Quốc hội hơn nữa, phải làm rõ những vấn đề mà cơ quan thẩm tra đã yêu cầu thì Quốc hội mới có thể biểu quyết được....

Vẫn không quá khó để bắt gặp các ý kiến thẳng thắn và tâm huyết, chất lượng. Nhưng chừng nào mà số các vị đại biểu khi đã đến nghị trường chỉ đặt mình ở vị trí đại diện cho dân - như tâm sự của Trung tướng Trần Văn Độ- chưa chiếm tuyệt đại đa số thì Quốc hội sẽ vẫn có những phiên nghỉ sớm, dù thời gian cho mỗi kỳ họp luôn được “cân đong” kỹ càng.

Nếu không phải Quốc hội thì ai sẽ nói lên nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, vị đại biểu chiều nay nán lại trò chuyện cùng cánh phóng viên đã không đặt dấu chấm hỏi cuối câu này. Dường như ông tự nhắc mình, dù cho đến hôm nay ông vẫn là một trong số không nhiều các vị đại biểu mang tiếng “nói nhiều” ở nghị trường.


Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai? (RFI 27-5-13)◄

Nhân sĩ trí thức thất vọng về việc tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp (RFI 27-5-13) -- P/v GS Tương Lai

“Đổi tên nước sẽ tốn kém trăm bề” (VnE 27-5-13) -- 'Chỉ tiểu thương mới quan tâm đến đổi tên nước' (VnEx 27-5-13)

Sẽ đổi tên nước thành... "Việt Nam Cộng hoà"? Chính thể Việt Nam là cộng hòa (VnEx 27-5-13) -- Ông Phan Trung Lý khẳng định.

Bán dâm hay bán máu? Đông A

Với nhà giáo khi đồng lương không đủ sống ngoài bán dâm còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách nào khác? Dậy thêm thì không được vì bộ Giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã cấm giáo viên dạy thêm. Đó là chưa nói đến chuyện không phải giáo viên nào cũng có thể dạy thêm, bởi vì học sinh chỉ học thêm những môn quan trọng phải thi hay nâng cao kỹ năng sống. Nhà giáo là người được đào tạo với nghề nghiệp chỉ để dạy học, cho nên ngoài dạy thêm họ không còn con đường kiếm sống nào khác ngoài những thứ mà bản thân họ đã có sẵn. Ngay cả khi người thầy có thể làm được những công việc khác như cửu vạn, buôn bán nhỏ ... để tăng thu nhập thì dư luận xã hội lại phê phán những công việc đấy làm xấu hình ảnh người thầy trong mối quan hệ với học trò, bởi vì học trò nhìn thấy thầy cô lê la ngoài chợ hay học trò có thể là chính thượng đế của thầy cô. Do vậy để tăng thu nhập, người thầy chỉ còn con đường hoặc bán dâm hoặc bán máu. Bán những thứ này có thể làm kín, không sợ va chạm hay tiếp xúc với học trò, và do vậy vẫn giữ được hình ảnh người thầy trong mắt học trò.

Trong tập truyện Rừng xưa xanh lá, Bùi Ngọc Tấn kể chuyện Dương Tường, Mạc Lân, Châu Diên bán máu để có tiền trang trải cho một số công việc trong cuộc sống. Tôi bỗng nhiên muốn đặt câu hỏi, với Dương Tường chẳng hạn: nếu có thể bán dâm thì ông sẽ lựa chọn bán dâm hay bán máu? Tất nhiên câu hỏi này chỉ là giả định, bởi vì tôi nghĩ thể trạng của ông Dương Tường có muốn bán dâm cũng khó. Song ngay cả khi câu hỏi này chỉ là giả định, tôi vẫn mong muốn được biết đáp án từ người đã từng bán máu. Liệu có một thang chuẩn đạo đức ở đây không: bán máu đạo đức hơn bán dâm? Cái chuẩn đạo đức đó là gì nếu nó có?

Ai phải chịu trách nhiệm để tình trạng những người thầy phải bán dâm, văn nghệ sĩ phải bán máu để tăng thu nhập xảy ra? Không ai khác, chính là Đảng Cộng sản! Ngay ở điểm này, Đảng Cộng sản cũng không phải là một khái niệm chung chung, mà là từng người Đảng viên một. Từng Đảng viên một phải là người phải chịu trách nhiệm để tình trạng những người thầy phải bán dâm, văn nghệ sĩ phải bán máu để cải thiện cuộc sống, bởi vì chính họ là những người ủng hộ và tiếp tay cho chính sách của Đảng Cộng sản dẫn tới tình trạng như vậy của đất nước.



Nhận tài trợ nước ngoài để làm khoa học - cấm “phạm” an ninh Dân Trí

Dự thảo Luật Khoa học công nghệ sửa đổi (KHCN) trình xin ý kiến Quốc hội ngày 25/5 quy định cụ thể: “Nhà nước bảo đảm chi cho KHCN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển khoa học và công ...

Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho Khoa học và Công nghệThanh Tra

Thông cáo số 5, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIIINhân Dân

Thông cáo số 5, kỳ họp thứ 5, Quốc hội hóa XIIIBaotintuc.vn





Đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo viên bán dâm để cải thiện cuộc sống Đông A

Theo báo Người lao động, gần đây đã xuất hiện trường hợp giáo viên nam giới bán dâm để cải thiện cuộc sống do quá khó khăn. Vào năm 2006, ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và hứa đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lương. Nhưng cho đến năm nay, năm 2013, lương cho người lao động vẫn chưa đủ sống, theo báo cáo tại hội thảo "Mức sống tối thiểu và những vấn đề đặt ra đối với việc xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động". Không biết có phải do thành tích thất hứa mà ban Chấp hành TW Đảng đã bầu ông Nguyễn Thiện Nhân vào bộ Chính trị trong hội nghị vừa qua. Lương không đủ sống thì giáo viên không bán dâm thì cạp đất mà ăn à? Dù sao đi nữa, bán dâm vẫn còn lương thiện chán so với bán miệng, bán lương tâm. So sánh như vậy để thấy rằng trong những tiêu chí nhất định, nghề mại dâm còn lương thiện và trong sạch rất nhiều so với những ngành nghề khác như nghề dư luận viên, nhà báo...

Trong suốt lịch sử 4000 năm sử sách chưa bao giờ ghi nhận một trường hợp nào người thầy phải bán dâm để cải thiện cuộc sống quá khó khăn. Kể từ khi đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã xuất hiện người thầy phải bán dâm để cải thiện cuộc sống. Trước đây đã từng có những câu chuyện văn nghệ sĩ phải bán máu để sống. Có lẽ cũng sẽ chẳng bất ngờ nữa nếu có những giáo sư tiến sĩ, nhà khoa học bán dâm, bán máu để cải thiện cuộc sống, bởi vì đất nước đang được Đảng lãnh đạo. Đảng ta vạn tuế (!)


7 người Việt bị bắt sau khi vượt trại tị nạn ở Úc

Thanh Niên

(TNO) Ít nhất 12 người đã bị bắt giữ sau khi 7 người Việt trốn thoát khỏi một trại tị nạn ở bán đảo Cape York thuộc bang Queensland (Úc) vào hôm 23.5. Theo báo The Daily Telegraph của Úc, 7 người Việt trên được cho đã leo khỏi tường rào của trại tị nạn ...

Australia: Bắt 7 người Việt trốn trại giamTin tức 24h

7 người Việt vượt ngục chấn động AustraliaZing News

7 người Việt vượt ngục ở ÚcDân Trí





Bộ Công an chỉ đạo làm rõ dàn xe 'hộ tống' Nick Vujicic

Zing News

Chiều 24/5, Thứ trưởng, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, đã chỉ đạo Cục CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM và Công an TP.Hà Nội khẩn trương làm rõ vụ việc vệ sĩ vung gậy dẹp đường đón Nick Vujicic.

Nhiều mô-tô "khủng" hộ tống Nick Vujicic bị tạm giữ, điều traAn ninh thủ đô

Xử phạt dàn xe hộ tống Nick Vujicic trái phépTuổi Trẻ

Bộ Công an chỉ đạo làm rõ vụ vệ sĩ vung gậy dẹp đường đón Nick ...Thanh Niên

Các chuyên gia kinh tế "đấu nhau" về quản lý kinh tế (TN 27-5-13) -- Nguyễn Đức Thành, Lê Đăng Doanh. Kinh tế Việt Nam 'Trên đường gập ghềnh tới tương lai' (Petrotimes 27-5-13)

Vốn điều lệ 500 tỷ, VAMC giải quyết 500.000 tỷ nợ xấu bằng cách nào? (GD 27-5-13) -- Dễ ợt: đem 500 tỷ (đổi ra đô la) mua vé số Powerball của Mỹ, nếu trúng độc đắc thì sẽ giải quyết 500.000 tỷ nợ xấu ngay! Khỏe re!

"Ca ve kể chuyện, con nghiện trình bày": "Báo cáo không tô hồng và Chính phủ luôn trung thực" (SM 27-5-13) -- và... "chính phủ báo cáo"

Bộ Y tế không có tiền xây bệnh viện (VNN 27-5-13) -- Bộ trưởng Y tế nói huỵch tẹt. (Ai giàu thì đi Sing, ai nghèo thì về nhà mà chuẩn bị... hậu sự!)

Kết quả nghiên cứu về nhận phong bì (ĐV 27-5-13) -- "Phong bì là hậu quả của hệ thống y tế bị cấu trúc lệch lạc, vận hành lệch lạc trong môi trường văn hóa lệch lạc .. Nó là sản phẩm đặc trưng của hệ thống y tế công thời nay." Ông này nói nghe mà ghê!

Cầu nghìn tỷ bị đe doạ: Kịch bản không lường (VTC 27-5-13) Vung ngàn tỉ, giờ bỏ không (TT 27-5-13)

Người phát ngôn sắc sảo (NLĐ 27-5-13) -- Bà Hồ Thế Lan (phu nhân ông Vũ Khoan)

Bi kịch không được nghèo (VnEx 27-5-13)

Ôtô nhập khẩu tháng 5 tăng cao nhất từ đầu năm (SM 27-5-13)

Economist: Nợ công Việt Nam tăng 5 lần sau 1 thập kỷ -Nợ công tăng khiến hiện tại mỗi người Việt Nam gánh 817 USD nợ công, tăng so với mức 177 USD năm 2003.


- VEPR : Kinh tế Việt Nam còn “trên đường gập ghềnh” (ND).

- Các chuyên gia kinh tế “đấu nhau” về quản lý kinh tế (TN).

- Chuyên gia: Sẽ mất cả thập kỷ để giải quyết nợ xấu (TBKTSG). - Nợ xấu ngân hàng có thể tới 300 nghìn tỷ (SM). - Nợ xấu có thể “ngốn” 50% GDP (NLĐ). - VAMC dọn nợ, ngân hàng có thể kiệt sức (ĐT). - Nhiều DN sẽ được cơ cấu lại nợ đến tháng 6/2014 (TTXVN). - Lùi thời hạn phân loại nợ của các ngân hàng (VnM). - Giãn Thông tư 02: Cơ hội dưỡng sức trước đại phẫu (VnEco). - Thông tư 02 được lùi một năm (ĐT).


- Những quy định bị bỏ quên về thị trường xăng dầu (GTVT).

- Nợ của doanh nghiệp nhà nước đe dọa nợ công Việt Nam (VOV). - Nợ công đã lên tới 95% GDP? (DT). - Nợ công và bài học từ châu Âu (ĐĐK).

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và việc chế tạo UAV Việt Nam (Petrotimes 8-5-13) -"Với những ai đã từng làm việc với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng thì chẳng lạ gì chuyện là cho đến nay, đối với điện thoại di động, ông vẫn chưa… thạo cách lập danh bạ, không rành chuyện nhắn tin, điện thoại đối với ông chỉ có mỗi hai nhiệm vụ là nghe và gọi; ông cũng không rành sử dụng máy tính…"

Các quốc gia tư bản chủ nghĩa đều sắp mất nước hết rồi? Củng cố chế độ XHCN để bảo vệ chủ quyền quốc gia (QĐND 5-5-13)

Tái cấu trúc thì phải chỉnh đốn mọi bộ phận (ĐV 8-5-13)

Bẫy thu nhập trung bình – làm sao thoát? (SGTT 8-5-13)

-Hội chứng vung tiền cho đường cao tốc, cầu vượt nội đô (PN Today 8-5-13)

Thống đốc Nguyễn Văn Bình (BBC/ BS). Bài của Nhà báo-TS Kinh tế Phạm Chí Dũng. - Sự thật đằng sau việc NHNN liên tục bán vàng (Nguyễn Vạn Phú). – Phiếm: Màu lạ (SGTT).

EVN yêu cầu mua điện tối đa từ Trung Quốc (TT). - “Thuỷ điện Đăk Mi 4 chuyên nói dối”? (Infonet). Giá trị hạt gạo: Bao giờ được nâng cao? (ĐĐK). - Hàng trăm tỉ đồng nợ thuế khó đòi do DN gia công bỏ trốn (HQ). - Thu mua lá xoài ở Khánh Hòa: Lệnh cấm nhiều tranh cãi (DV). - Ôm nợ vì giống bí Trung Quốc (DV). - Thâm nhập hang ổ gà lậu Trung Quốc: Nhận diện các “trùm” gà lậu (DV). – Giao thương với Trung Quốc: Đừng để “cơ đồ đắm biển sâu”! (DT). - Từ chuyện lãnh đạo Trung Quốc vào siêu thị Việt… (Infonet).

- Gà siêu rẻ là loại dùng làm phân bón của Trung Quốc (SM). - Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập: chẳng ngành nào muốn giữ trách nhiệm (NLĐ/SM).

“Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay? (VnE 6-5-13)'Chênh giá vàng là có lợi cho dân' (BBC 6-5-13) -- Thật không hiểu nổi (FB Nguyễn Vạn Phú 6-5-13) -- Té ra không chỉ THD là "xây xẩm mặt mày" vì phát biểu của ông Bình.

'Lãi suất 0% doanh nghiệp cũng không vay được’ (VnEx 7-5-13)

Quá nhiều tác động xấu từ thủy điện: Hậu quả từ đánh giá sơ sài (TN 7-5-13)

Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y (NĐT 7-5-13)

Đến Việt Nam: Nỗi ám ảnh mang tên ‘chặt chém’ (VEF 7-5-13)

Ăn theo Plaza, Tower: Quán càng to càng lỗ nặng (VEF 7-5-13)

Chân dung người Việt tỵ nạn: Vietnam’s Legacy (In These Times 30-5-13) - Bài hay của Andrew Lam◄

Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam: Một đại hoạ mới: A new apocalypse now: Vietnam's conservation tale (New Scientist 7-5-13) Xẻ thịt” rừng Sóc Sơn (NLĐ 7-5-13)

Sự trổi dậy của Trung Quốc chỉ là cái vỏ bề ngoài, rỗng ruột: Asia’s Real Challenge: China’s “Potemkin” Rise (Diplomat 7-5-13) -- Bài Minxin PeiTrung Quốc sau 1979: China: Year Zero (FP 7-5-13) -- 1979 and the birth of an economic miracle.


Tổng số lượt xem trang