Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Từ trại giam, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai thừa nhận sai

-Tin liên quan: -Tổng giám đốc tập đoàn đông dược bảo long lên tiếng tố cáo tội ác của cơ quan Công An Công Quyền
--Thư tố cáo của tập thể CBCNV Tập đoàn Y dược Bảo Long

-Từ trại giam, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai thừa nhận sai
(PetroTimes) - Theo thông tin mới nhất mà PetroTimes nhận được, ông Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long đã thừa nhận sai trong thương vụ tranh chấp với Tập đoàn Bảo Sơn. Ông Khai hiện đang bị tạm giam để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép.
Nguyễn Hữu Khai được di lý từ TP HCM ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.

Ông Khai vẫn mạnh miệng tuyên bố hợp đồng ông đã ký với Tập đoàn Bảo Sơn là không có hiệu lực và yêu cầu phía đối tác phải thanh toán thêm hàng nghìn tỷ mới chịu bàn giao tài sản. Trong một thời gian dài, mặc dù đã làm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và nhận đủ tiền nhưng ông Khai vẫn kiên quyết không bàn giao, chiếm giữ trái phép tài sản đã bán. Vụ việc kéo dài 2 năm trời, gây ra nhiều thiệt hại cho đối tác.
Với hành vi này, ngày 15/6/2013, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng với Nguyễn Hữu Khai để điều tra về hành vi “Sử dụng tài sản trái phép.”
Nguyễn Hữu Khai được di lý từ TP HCM ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
Mặc dù liên tục “nói cứng” nhưng khi đối diện với sự nghiêm minh của pháp luật, Nguyễn Hữu Khai đã không thể tiếp tục quanh co. Theo thông tin mà PetroTimes vừa nhận được, ông Khai hừa nhận hợp đồng mua bán tài sản giữa Bảo Long – Bảo Sơn là đúng và ông đã nhận hết tiền từ hợp đồng này.
Biết không thể “cù nhầy” thêm, ông Khai đã làm giấy ủy quyền cho vợ con đề bàn giao lại toàn bộ các tài sản chiếm giữ, sử dụng trái phép cho phía đối tác.
Giấy ủy quyền được ông Khai viết ngay tại trại tạm giam vào ngày 24/8 với sự chứng kiến của luật sư Nguyễn Thắng Cảnh – người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông Khai.
Ông đã ủy quyền cho vợ là Lê Thị Thúy Hằng và con gái Nguyễn Thị Ngoan thay mặt ông bàn giao tài sản lại cho đối tác là Tập đoàn Bảo Sơn toàn bộ diện tích đất, tài sản, trang thiết bị, các công trình, hạ tầng trên khuôn viên rộng 53.382,7 m2 ở thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Ông Khai cũng ủy quyền cho vợ con bàn giao lại con dấu, giấy tờ, sổ sách kế toán của Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Trưởng phổ thông võ thuật Bảo Long. Ngoài ra, giấy phép sản xuất các lô thuốc đông y cũng nằm trong danh sách bàn giao.
Sau đó 1 ngày, ngày 25/8, vợ con của ông Nguyễn Hữu Khai đã bàn giao lại tài sản cho Tập đoàn Bảo Sơn, chấm dứt hơn một năm chiếm giữ trái phép địa điểm này. Biên bản bàn giao này đồng thời thừa nhận tính hợp pháp và được khẳng định là một phần không thể tách rời của hợp đồng chuyển nhượng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ngày 03/03/2011. Hợp đồng 01 chính là “bản hợp đồng lịch sử” gây ra tranh cãi suốt 3 năm trời giữa hai tập đoàn Bảo Long và Bảo Sơn.
Cuối cùng thì sau 3 năm, thương vụ mua bán ồn ào nhất giữa 2 thương hiệu Việt đã kết thúc với việc thừa nhận sai của ông Nguyễn Hữu Khai – người đứng Tập đoàn Bảo Long một thời.

-Chuyện dài về “hình sự hóa tranh chấp kinh tế”

Trong mọi nhu cầu của con người, an toàn vẫn luôn là một nhu cầu rất căn bản, và con người - doanh nhân không phải là ngoại lệ. Trải nghiệm tù đày, hay nhẹ hơn, “đáo tụng đình” hình sự, là điều không ai muốn.

Sự kiện ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long bị khởi tố với tội danh “sử dụng tài sản trái phép”, liên quan đến tranh chấp giữa Bảo Long và Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (Bảo Sơn) về hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm, đã và đang gây chấn động giới kinh doanh miền Bắc trong vài tuần qua.


Người viết sẽ không đi sâu phân tích đây có phải là vụ việc thuần túy dân sự hay không, mà chỉ muốn đưa ra một góc nhìn về một hiện tượng đã và đang diễn ra với nhiều cung bậc khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam.

Còn cách nào khác?

Tranh chấp Bảo Long - Bảo Sơn đã diễn ra với khởi điểm hoàn toàn kinh tế. Đem câu chuyện này đến hỏi một chuyên gia hàng đầu về pháp luật kinh tế hiện công tác tại Trung tâm Trọng tài kinh tế Việt Nam, thay cho câu trả lời, ông này ngay lập tức hỏi ngược lại người viết: “Theo anh thì nếu không bắt, còn có cách nào khác không?”

Ông cho rằng, khi các bên tranh chấp vẫn đang tranh cãi về pháp lý, vẫn còn có thể áp dụng các cách thức xử lý hoàn toàn dân sự, bằng thương lượng, hòa giải thậm chí đưa ra tòa án hay trọng tài thương mại.

Vị chuyên gia này nói, nếu quá lo lắng, Bảo Sơn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo rằng tài sản tranh chấp vẫn được bảo vệ, trong khi đối tượng tranh chấp vẫn phải "ở lại" và chịu các trách nhiệm pháp lý.

Theo nhiều chuyên gia, một thực tế đang diễn ra là trong một số trường hợp, vì những nguyên nhân khác nhau mà các cơ quan điều tra, truy tố đã có sự “nhầm lẫn” giữa các tranh chấp kinh tế với hành vi phạm tội.

Hậu quả thường là gây ra những thiệt hại cho các chủ thể tham gia các tranh chấp kinh tế, đồng thời tạo ra những tiền lệ xấu đối với các quan hệ kinh tế đã được xác lập bằng hợp đồng.

Quan trọng hơn chính là việc, làm thế nào để hàng triệu chủ doanh nghiệp lớn nhỏ bình tâm làm ăn, thay vì lo lắng rằng một ngày nào đó một giao dịch dân sự của doanh nghiệp mình cũng có thể bị hình sự hóa.

Học thuật và chính sách

Cuộc dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường trong hơn hai thập kỷ đã đặt toàn dân trước trải nghiệm mới: kinh tế phát triển thì tranh chấp cũng có xu hướng tăng lên, với mọi quy mô, với nhiều góc độ.

Từ năm 2000, một hội thảo chuyên đề về “hình sự hóa tranh chấp kinh tế” đã được tổ chức, với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu về pháp lý kinh tế. Đó là thời điểm Luật Doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào cuộc sống và dù vô tình hay hữu ý, ranh giới giữa một tranh chấp hình sự và dân sự luôn không rõ ràng.

Đến nay nhìn lại, nhiều vấn đề mà các chuyên gia pháp lý đặt ra từ thời điểm năm 2000 dường như vẫn còn tính thời sự, cho dù hệ thống pháp luật kinh doanh nói riêng, hệ thống pháp luật nói chung đã đi qua một chặng đường cải cách khá dài.

“Hình sự hóa tranh chấp kinh tế” thậm chí đã trở thành đề tài nghiên cứu khoa học, đã là đề tài của những luận án, luận văn về pháp lý kinh tế.

Đáng mừng là trước thực tế này, chính sách cũng đã có những chuyển động tương ứng để hạn chế bớt những tác động xấu. 15 năm trước, ngày 31/3/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 16/TTg về việc tìm kiếm và thực thi các giải pháp chống hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế, chống oan sai và bảo vệ các hoạt động kinh doanh của người dân.

Ngày 4/7/1998, Ban Nội chính Trung ương cũng đã có công văn số 170 báo cáo Bộ Chính trị về vấn đề này, trong đó nhấn mạnh rằng “vấn đề hình sự hoá và cả phi hình sự hoá trong giải quyết các quan hệ kinh tế dân sự của các cơ quan tố tụng hiện nay, các ngành nội chính cần có sự nghiên cứu toàn diện sâu sắc….”.

Song hành với sự phát triển của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân Việt Nam, hệ thống chính sách pháp luật cũng đã được hoàn thiện từng bước để điều chỉnh vấn đề này. Đặc biệt, với quy định tại điều 2 Bộ luật Hình sự, theo đó “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, cách tiếp cận và ứng xử với tranh chấp kinh tế - dân sự đã có sự thay đổi đáng chú ý.

Một bộ luật quan trọng khác, Luật Dân sự, cũng đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Việc sửa đổi cũng được định hướng theo nguyên tắc hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào các quan hệ kinh tế.

Với góc nhìn đó, người viết hy vọng rằng trong tương lai, các tranh chấp thuần túy dân sự - kinh tế sẽ bớt bị hình sự hóa, cho dù đôi khi, ranh giới này khá mong manh, trong một môi trường kinh doanh chưa hoàn hảo và hệ thống pháp luật vẫn còn chưa hoàn thiện.

-Chuyện dài về “hình sự hóa tranh chấp kinh tế”


--Bắt ông Nguyễn Hữu Khai: Công an khám xét trụ sở TĐ Bảo Long
(GDVN) -Vào khoảng 10 giờ 45 phút sáng này (17/6), CQĐT công an TP Hà Nội đã bắt đầu các thủ tục tiến hành khám xét trụ sở của Tập đoàn Y dược Bảo Long để phục vụ công tác điều tra... Bắt ông Nguyễn Hữu Khai: 'Ân - oán' từ thương vụ Bảo Long- ...

Khám xét tập đoàn Bảo LongVNExpress



Kiếp nạn trên đường đời chủ tịch Bảo Long
Dân Trí

Được nhắc đến như một lương y, võ sư, trở thành nguyên mẫu của nhân vật trên phim truyền hình, không ai nghĩ có ngày ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt. >> Bắt Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai. Bán cả thương hiệu vì... nợ nần. Từng được ví là ...

Ân oán Bảo Long - Bảo Sơn và 'thông điệp đen'Tiền Phong Online

Toàn cảnh vụ chủ tịch tập đoàn Bảo Long bị bắtNgười Đưa Tin



Khám xét trụ sở Tập đoàn y dược Bảo LongThanh Niên

Tập đoàn Bảo Long từ đỉnh cao tới 'kết cục bi thảm'

Tiền Phong Online

Từ một tên tuổi lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, Bảo Long rơi vào cảnh lao đao sau những quyết định đầu tư dàn trải và "thiếu kinh nghiệm" của người sáng lập Nguyễn Hữu Khai. Ông Nguyễn Hữu Trường - con trai trưởng ông Nguyễn Hữu Khai.

Hàng chục nhân viên ký đơn kêu oan cho chủ tịch Bảo LongNgười Đưa Tin

Ngày kinh hoàng của cha con Chủ tịch Tập đoàn Bảo LongNgôi Sao

- Ba đặc trưng kinh tế Việt Nam hậu tái cơ cấu (Tầm nhìn). – Mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững (Tầm nhìn).

- Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng (VnEco).

- Ngân hàng chấp nhận cho vay lỗ! (NDHMoney). – Bất ổn từ phá giá lãi vay (ĐT/VOV).

- Gửi tiết kiệm vẫn hấp dẫn (TT).

- Giảm lãi suất, tăng tỷ giá, vàng trồi sụt… (SGTT).

Tổng số lượt xem trang