Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Ván xì phé của CIA

Lữ Giang

Đài BBC ngày 4.7.2013 đã cho phổ biến bài “Ai Cập: 'Dân chủ thua một bàn đắng ngắt'” của Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai ở đại học Amsterdam, Hà Lan, nói về vụ lật đổ Tổng Thống Morsi ở Ai Cập (theo ý kiến cá nhân).  Bà tóm lược các diễn biến đã xảy ra đại khái như sau:
 Sau khi dân chúng biểu tình, Quân đội nhìn thấy khả năng đổ máu liền can thiệp, yêu cầu ông Morsi trong vòng 48 tiếng phải giải quyết cuộc khủng hoảng. Ông từ chối. Và thế là bị hất cẳng. Những người biểu tình reo mừng: "Dân chủ đã chiến thắng!"Nhưng theo ý kiến của bà: “Sự thực là: dân chủ đã thua một bàn thua đắng ngắt. Vị tổng thống đầu tiên được bầu cử nghiêm túc của Ai Cập chỉ có một năm thay vì bốn năm để lãnh đạo và sửa sai một cách dân chủ.”
Tìm hiểu về bà Nguyễn Phương Mai, chúng tôi thấy báo trong nước giới thiệu bà rất gồ ghề: sinh ngày 27.11.1976 tại phố Lò Đúc, Hà Nội, 18 tuổi trượt đại học, 23 tuổi phụ trách một tờ báo hơn 10 vạn bản, giành được học bổng thạc sĩ của 2 trường đại học châu Âu, có bằng Thạc sĩ khoa học ngành Thiết kế giáo dục và Tiến sĩ ngành Giao tiếp đa văn hóa, hiện đang là giảng viên ở đại học Amsterdam Hà Lan, đã từng đi 80 quốc gia để nghiên cứu về tôn giáo... Nhưng qua bài nhận định nói trên, chúng ta nhận thấy về phương diện chính trị, bà ít có kinh nghiệm, không hiểu nhiều về các trò ảo thuật của CIA, nên chỉ nhận định theo cảm tính và theo quốc văn giáo khoa thư. Thật sự, đây chỉ là ván xì phé của CIA (Xem "The CIA's complicated relationship with Egypt", Jeff Stein).
 


Từ năm 1985 đến nay mỗi năm Mỹ viện trở cho Ai Cập từ 1,3 đến 1,5 tỷ, trong đó phần chính là dành cho Quân Đội Ai Cập. Thí dụ dự thảo ngân sách tài khóa 2014 dự trù viện trợ cho Ai Cập 1,55 tỷ, trong đó có đến 1,3 tỷ là viện trợ quân sự. Mỹ đâu có bỏ tiền ra để “thực thi dân chủ” tại một nước Hồi Giáo?

LỊCH SỬ LẠI TÁI DIỄN
Những ai đã sống tại miền Nam Việt Nam từ năm 1963 đến 1966 đều có thể thấy những gì người Mỹ đã và đang làm tại Ai Cập bây giờ gióng hệt như họ đã làm tại miền Nam lúc đó.


Ông Ngô Đình Diệm mới về nước chấp chánh ngày 7.7.1954 thì ngày 20.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã ranghị quyết số NSC 5429/3 quyết định truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai) và thiết lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) giống Trung Hoa Quốc Dân Đảng, để chống cộng. Họ đẩy ông Diệm đi theo con đường đó. Đến năm 1962, Mỹ muốn đổ quân vào miền Nam nhưng bị ông Diệm từ chối, Mỹ liền lập các phong trào đối kháng, nhất là nhóm Caravelle, để gây rối loạn và buộc ông Diệm ra đi, nhưng không thành công, Mỹ phải dùng đến lá bài Phật Giáo. Cuộc đảo chánh do Mỹ thực hiện ngày 1.11.1963 đã thành công, nhưng Mỹ lại phải đối phó với phong trào Phật Giáo, vì khám phá ra phong trào này muốn hình thành một chính phủ Phật Giáo do giáo quyền lãnh đạo.

Cuộc chiến giữa các chính quyền do Mỹ dựng lên và nhóm Phật Giáo đầu tranh đã kéo dài và gây nhiều biến loạn, phải đến năm 1966, Mỹ mới bật đèn xanh cho Tướng Nguyễn Cao Kỳ dẹp. Nhưng sau đó nhóm này lại đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gây nhiều khó khăm cho miến Nam cho đến khi cuộc chiến chấm dứt.
Tại Ai Cập trong những năm qua và hiện nay, các cuộc chính biến cũng đã diễn biến tương tự như ở miền Nam VN trước 1975.
Hosni Mubarak làm Tổng Thống Ai Cập từ ngày 6.10.1981 đến ngày 11.2.2011. Trong 30 năm tại chức, ông đã bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông và được coi là con cưng của Mỹ. Nhưng vào những năm gần cuối đời, ông không đi theo sự chỉ đạo của Mỹ nữa, nên Mỹ phải tìm cách loại ông.


Cũng như ở dưới thời Tổng Thống Diệm, trước hết Mỹ cho hình thành các tổ chức đối kháng để gây xáo trộn và buộc ông phải ra đi. Theo tờ Telegraph ở London, Mỹ đã đưa một nhân vật có uy tín qua Mỹ huấn luyện rồi đưa trở về Ai Cập vào tháng 12/2008 để tổ chức và lãnh đạo các cuộc nổi dậy “đòi dân chủ”, nhưng không thành công. Mỹ phải dùng đến tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐHG), một tổ chức từ lâu vốn được coi là mục tiêu thanh toán của Mỹ. Có sự tham gia của nhóm HĐHG, phong trào đối kháng đã lên cao khiến ông Mubarak phải ra đi, nhưng Mỹ lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như ở miến Nam VN trước đây.

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội kết thúc vào đầu năm 2012, HĐHG đã nắm đa số trong Quốc Hội.
HĐHG đưa ông Muhammad Morsi Isa' al-Ayyat, một người được Mỹ huấn luyện, lên làm Chủ tịch của Đảng Tự Do và Chính nghĩa (FJP) để tranh cử với cựu Thủ Tướng Ahmed Shafiq của phe chế độ cũ. Kết quả công bố vào tháng 6/2012, ông Morsi đã thắng.
Ông Morsi đã từng du học và dạy đại học ở Mỹ nên khi lên làm Tổng Thống, người ta cứ tưởng ông sẽ đi theo đường lối của Mỹ, nhưng ông ta đã không làm như vậy, ông ta bắt chước Tướng Nguyễn Khánh của Việt Nam.
Chúng ta nhớ lại đầu năm 1964, theo sự sắp xếp của Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh đã lật đổ Tướng Dương Văn Minh và lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng kiêm Thủ Tướng, thâu tóm tất cả quyền hành. Đến tháng 8 ông ban hành Hiến Chương Vũng Tàu, cử Nguyễn Khánh làm Chủ Tịch VNCH. Nhiều cuộc bạo loạn đã xảy ra, ông đã bị “hất cẳng” theo chỉ thị của Mỹ.

Trường hợp của ông Morsi cũng tương tự như vậy. Làm Tổng Thống mới được một năm, ngày 22.11.2912 ông ban hành quyết định ngưng quyền của Tối Cao Pháp Viện Ai Cập và đặt ông lên trên các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện. Tiếp theo, ông yêu cầu Hội Đồng Lập Hiến soạn thảo một bản hiến pháp đặt Hồi Giáo làm nền tảng của quốc gia và tuyên bố sẽ đưa ra trưng cầu dân ý vào ngày 15.12.2012. Ngày 1.12.2012, khi Tối Cao Pháp Viện họp để xác định tính cách hợp pháp của Hội Đồng Lập Hiến, HĐHG huy động đoàn viên đến biểu tình, tòa phải ngưng lại. Một danh từ mới được các nhà đấu tranh và các quan truyền thông ở Ai Cập xử dụng để chỉ những việc ông Morsi đang làm, đó là “Brotherhoodization” tức Huynh đệ Hồi Giáo hóa chính quyền.Thật ra, ông muốn dành lại những quyền hành đang nằm trong tay quân đội, nhưng không thành công. Nhiều cuộc biểu tình chống ông Morsi nổi lên khắp nơi. Tình hình trở lại như dưới thời chống Mubarak.
Nhiều người tin rằng khi dùng nhóm HDHG, CIA đã tiên đoán HĐHG sẽ đi vào con đường mà họ muốn và phải làm thế nào để “hất cẳng” nhóm này đi. Mọi chuyện đã diễn ra như CIA đã sắp xếp.

Đêm 3.7.2013, Tướng Abdul Fattah al-Sisi, Tư Lệnh Quân Đội Ai Cập, đã trực tiếp công bố trên truyền hình quyết định loại bỏ Tổng Thống Morsi và đình chỉ hiến pháp. Sau đó, nhà cầm quyền ra lệnh mở cuộc điều tra đối với ông Morsi và 8 lãnh đạo cấp cao khác của phong trào HĐHG, trong đó có lãnh tụ tối cao Mohammed Badie với cáo buộc ra lệnh sát hại người biểu tình bên ngoài trụ sở của HĐHG hôm Chủ nhật, đồng thời bắt giữ 300 viên chức khác của phong trào này. Ông Adly Mahmud Mansour, Chánh án Tòa Hiến Pháp được cử làm Tổng Thống lâm thời
Mỹ có “bật đèn xanh” cho các tướng lãnh Ai Cập loại Tổng Thống Morsi và HĐHG không? Đây là vấn đề sẽ được chúng tôi trình bày sau.


HĐHG LÀ TỔ CHỨC NÀO?
Tháng 5/2011, khi nghe tin Mỹ liên kết với HĐHG để lật đổ Mubarak, Linh mục Rafik Greich, trưởng phòng báo chí kiêm phát ngôn viên của 7 Giáo hội Công giáo tại Ai cập, tuyên bố với hãng thông tấn Asianews rằng tổ chức HĐHG còn nguy hiểm hơn cả Osama bin Laden. Thế nhưng bản tin ngày 30.6.2011 của hãng thông tấn Reuters cho biết Hoa Kỳ đã chính thức thiết lập mối quan hệ với nhóm HĐHG.


 Tổ chức HĐHG được Hassan al-Banna thành lập từ năm 1928 tại Ai Cập. Chủ trương của nhóm này được xác định như sau:
- Hồi giáo là giải pháp,
- Allah là Chúa của tôi,
- Kinh Qur'an là hướng dẫn của tôi,
- Thánh chiến là tinh thần của tôi...
Về tổ chức, đây là một tổ chức hoạt động bí mật, bị cấm hoạt động tại nhiều quốc gia A-rập và Bắc Phi, nên khó biết được một cách chính xác cơ cấu tổ chức của nhóm này. Lãnh tụ của nhóm  hiện nay là Muhammad Badie, sinh năm 1943. Hiện nhóm đã có mặt tại hầu hết các quốc gia Hồi Giáo ở Trung Đông và Bắc Phi với số đoàn viên không dưới 1 triệu…


Về đường lối, lúc đầu nhóm cũng chủ trương bạo động để đánh đuổi người Tây phương và nền văn minh Thiên Chúa Giáo ra khỏi bán đảo A-rập và các quốc gia Hồi Giáo. Nhưng sau khi xử dụng bạo động, HĐHG đã bị tàn sát tại Syria và Ai Cập, nhóm quay lại thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” và dùng chiêu bài đòi “thực hiện dân chủ và bầu cử tự do”, một chiêu bài mà Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương thường đưa cao, để tiến tới nắm chính quyền ở các quốc gia Hồi Giáo. Họ tin rằng với các cuộc bầu cử tự do, nhóm họ chắc chắn sẽ thắng.


Đôi phó với một tổ chức như thế không phải là chuyện dễ. Năm 1982, khi nhóm HĐHG tổ chức biểu tình liên tục ở Syria, Tổng Thống Hafez al-Assad đã dùng pháo binh san bằng nhiều phần của thành phố Hama, nơi tập trung của nhóm, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và bị thương.

CHUYỆN ĐÈN XANH ĐÈN ĐỎ

Phe đối lập tố cáo Tổng thống Morsi đang cố gắng bảo vệ quyền lợi riêng của mình và nỗ lực thi hành chế độ cai trị theo kiểu Hồi giáo. Dĩ nhiên là Mỹ không để cho một chế độ như vậy cầm quyền ở Ai Cập.

Bản tin của hãng thông tấn AFP ngày 18.4.2013 cho biết Ngoại Trưởng Kerry đã đề cao vai trò của Quân Đội Ai Cập. Ông khẳng định: “Tôi nghĩ rằng quân đội là khoản đầu tư tốt nhất mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong khu vực này trong nhiều năm qua” Ông nói thêm: “Thẳng thắn mà nói Quân đội Ai Cập là một người chơi có trách nhiệm lạ thường trong tấn thảm kịch này".

Nói như vậy thì cũng chẳng khác chi “bật đèn xanh” cho Quân Đội Ai Cập ra tay.


Hôm 2.7.2013, khi ông Morsi lên đài truyền hình Ai Cập tuyên bố ông sẵn sàng đánh đổi tính mạng để bảo vệ hiến pháp, ngày hôm sau, bà Jen Psaki, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao, đáp trả ngay“Điều quan trọng đối với Tổng thống Morsi là lắng nghe người dân Ai Cập và thực hiện các bước can dự với tất cả các bên. Thật không may ... ông này đã không làm điều đó trong bài phát biểu của mình đêm qua.”
Được tin ông Morsi bị “hất cảng”, với tư cách là Tổng Thống, ông Obama phải nói rằng “chúng tôi quan tâm sâu sắc bởi quyết định của Quân Đội Ai Cập loại bỏ Tổng thống Morsi và đình chỉ hiến pháp Ai Cập. Nhưng rồi ông nói tiếp:
"Bây giờ tôi kêu gọi Quân Đội Ai Cập hành động một cách nhanh chóng và có trách nhiệm trả lại quyền hành đầy đủ cho một chính phủ dân sự được bầu một cách dân chủ càng sớm càng tốt thông qua một quá trình toàn diện và minh bạch.”
Khi được hỏi liệu việc Quân Đội Ai Cập loại bỏ quyền hành của ông Morsi có hợp pháp hay không, bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao nói: "Chúng tôi không đứng về phe nào trong vụ này” (We're not taking sides in this).


Các nhà bình luận nói rằng chính phủ Obama đã không đưa ra dầu hiệu nào chứng tỏ họ chống đối hành động của quân đội(gave no public signal it was opposed to the army's action).

TRẬN CHIẾN CÒN TIẾP TỤC

Sau khi Tướng Abdul Fattah al-Sisi tuyên bố loại bỏ ông Morsi, người đứng đầu Viện Hồi Giáo al-Azhar và Giáo chủ Giáo hội Kitô phái Coptic tuyên bố ủng hộ hành động của Tướng Sisi.
Nhóm ủng hộ ông Morsi biểu tình ở Quảng trường Rabba al-Adawiya tại thành phố Nasr để chống lại, nhưng nếu so với số người phản đối ông ở Quảng trường Tahrir ở thủ đô thì không nghĩa lý gì. Nhưng đối phó với nhóm HĐHG không phải là chuyện dễ vì đây là nhóm có tổ chức, có lãnh đạo, có nguồn tài trợ lớn, có chiến lược và chiến thuật. Có hai chiến thuật mà họ đang lựa chọn: hoặc tạo bạo loạn để đòi lại các quyền hành đã mất hoặc chuẩn bị nắm lại đa số trong quốc hội trong cử bầu cử sắp đến, từ đó củng cố lại vị thế của họ.

Cuộc “cách mạng hoa lài” mà CIA phát động đã không đem lại dân chủ cho nước nào ở Trung Đông mà chỉ làm phân hóa khối Hồi Giáo. Theo phúc trình của Trung tâm Phát triển Quốc tế (IDC) công bố ngày 24.6.2013, trong thời kỳ chống ông Mubarak, mỗi tháng có 176 cuộc biểu tình, nhưng kể từ khi ông Morsi lên cầm quyền, từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2013 đã có tổng cộng 9.427 cuộc biểu tình lớn, nhỏ. Tính từ đầu năm nay, trung bình mỗi tháng có 1.140 cuộc biểu tình. Đó là thành công của "cách mạng hoa lài"!

Hôm 9.7.2013, ông Hazem Beblawi, cựu Bộ trưởng Tài chính, đã được bổ nhiệm làm Thủ Tướng chính phủ lâm thời và ông Mohamed El-Baradei, cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, làm Phó Tổng thống kiêm Ngoại trưởng.


Tổng thống lâm thời Adly Mansour cũng đã công bố một bản Hiến Pháp Tạm Thời, bao gồm một lịch trình dự trù từ đây đến đầu năm 2014 sẽ thông qua Hiến pháp mới và tổ chức bầu cử Quốc hội. Tuy nhiên, không phải chỉ HĐHG mà một số tổ chức từng chống ông Morsi như Liên minh Mặt Trận Cứu Quốc, phong trào đấu tranh Tamarod (Nổi dậy)... cũng đã bác bỏ sắc lệnh về bầu cử. Bộ Trưởng Quốc Phòng Abdel-Fattah el-Sisi đã lên tiếng cảnh cáo các động thái nhằm cản trở cuộc chuyển giao "khó khăn" của nước này.

Hôm 8.7.20143 đã có ít nhất 51 người, hầu hết là phe ủng hộ ông Morsi, đã thiệt mạng phía ngoài trại lính nơi ông này được cho là đang bị tạm giữ. Chưa ai đoán được tình hình sẽ đi tới đâu.

Qua vụ Việt Nam và vụ Ai Cập, người Mỹ phải thấy rằng xử dụng lá bài tôn giáo bao giờ cũng đem lại sự rắc rối, mặc dầu xài xong rồi bỏ.
 

Ngày 11.7.2013
Lữ Giang-Ván xì phé của CIA


Is This The End Of The Arab Spring? – OpEd
-Egypt’s Revolutionary Reset
Tư bản chủ nghĩa hay dân chủ? The Arab Spring was a demand for capitalism, not democracy(Spectator 13-7-13) -- Bài rất lạ của Hernando de Soto


KINH ĐIỂN: Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do (NCQT 11-7-13)

Làm báo trong sự khiếp sợ: Đổ tiền "khủng" để đưa McDonald's vào Việt Nam (TT 16-7-13) - McDonald’s vào Việt Nam qua công ty của ông Nguyễn Bảo Hoàng (VnE 16-7-13) -- Không báo Việt Nam nào dám nói "doanh nhân" này là con rể Thủ tướng! Được lệnh không nói (điều mà ai cũng biết) hay tự kiểm duyệt? Làm báo hay làm gia nô?! Con rể thủ tướng 'bán Big Mac' ở Sài Gòn (BBC 16-7-13) Cả thế giới đều biết (và có vẻ tán dương ông Henry Nguyễn nữa!), chỉ có báo Việt Nam là không dám đăng: McDonald’s to bring Big Mac to Vietnam (FT 16-7-13) -- Tôi cũng tò mò: Hội Đồng Lý Luận Trung Ương của ĐCSVN đánh giá sự kiện này thế nào trong bối cảnh âm mưu "diễn biến hoà bình" của đế quốc Mỹ"? Hẵn quý vị có biết "lý thuyết chiến tranh" của nhà bình luận Tom "thế giới phẳng" Friedman: "Không bao giờ hai nước cùng có McDonald's lại đánh nhau" (No two countries that both have a McDonald's have ever fought a war against each other).




Thế lưỡng nan của Việt Nam: Theo Tàu để cứu Đảng hay theo Mỹ để cứu nước? Vietnam’s Dilemma: Follow China, Save the Party; Follow USA, Save the Country (American Interest 15-7-13) -- American Interest là một tạp chí (có khuynh hướng bảo thủ) hàng đầu của Mỹ. Một trong những ngưiời chủ xướng tạp chí này là Francis Fukuyama◄◄



Cách nào mà Mao đã vô tình đem lại cuộc cách mạng tư bản bên Tàu? How Mao unintentionally created China’s capitalist revolution (Foreign Policy 12-7-13)

- Mạng VN sẽ ‘tê liệt’ vì chiến tranh mạng? (BBC). – VN sẽ ra sao nếu có chiến tranh mạng? (BBC).. – Chiến tranh tin học, mục tiêu mới của giới quân đội (RFI).- Đã có cách xử lý virus DDoS gây nghẽn mạng (SM).- Tiến thoái lưỡng nan về sự thành công của Trung Quốc (TCPT). Dịch từ bài Dilemmas of China’s success (EAF).


Tư liệu quý hiếm, nên đọc: Tập Cận Bình “ Tôi biết làm thế nào?” (Tiền Tiêu (Hồng Công) 4-2013) -- Phát biểu (chưa được kiểm chứng) của Tập Cận Bình với các cán bộ cao cấp Trung Quốc ◄◄◄


- Trung Quốc-Việt Nam triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện – Văn kiện 2 (Hải Âu) (Thông Luận). - Lê Ngọc Thống: Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa (ĐV). – Báo Việt Nam lên tiếng thách thức Trung Quốc (RFA). - Trung Quốc muốn gì khi mua S-400 và Su-35? (TN). - Trung Quốc-Việt Nam triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện – Văn kiện 2 (Hải Âu) (Thông Luận).
--- Làng nghề Việt hay “phố Trung Quốc”? (KP)

- Các đảo do Đài Loan chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa (TTVN).-Bài này đã bị gỡ bỏ: Tác giả kịch bản phim ‘Bí mật Tam giác vàng’ bị đe dọa (NĐT). Mời xem trên báo mới.


Tổng số lượt xem trang