Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Những nghịch lý của ngành điện Việt Nam: Toàn dân trả thêm tiền, EVN lãi tiền tỷ

Ngành điện vẫn vay tiền, vẫn kêu lỗ, và vẫn tăng giá bắt dân è cổ ra chịu. Trong khi đó thì... Ngân hàng thế giới rót $449 triệu Mỹ kim, Mỹ rót $30 triệu Mỹ kim, Úc rót $8 triệu Mỹ kim, số còn lại VN lấy từ ngân sách quốc gia là $313 triệu Mỹ kim !
'Khóc' vì hóa đơn điện: Sao chất gánh nặng lên người dân?
(Doanh nghiệp) - Lo EVN phá sản thì phải nhìn lại khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào chứ tại sao lại đổ dồn gánh nặng lên vai người dân?

PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế trung ương đã chia sẻ với những bức xúc của người dân khi phải móc hầu bao trả thêm tiền điện sau khi giá điện tăng thêm. Theo ông Đoàn điện luôn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nên không thể nói ảnh hưởng không nhiều vì thu nhập trung bình của Việt Nam rất thấp.

Nói dân không ảnh hưởng nhiều là không đúng
PV: Tháng đầu tiên áp dụng giá điện mới, dư luận phản ứng vì tiền điện tăng cao, họ phải tiết kiệm chi tiêu. Trong khi đó, giải thích về vấn đề này, đại diện EVN Hà Nội cho rằng, do tháng vừa rồi nắng nóng cục bộ nên hóa đơn tiền điện mới tăng vọt như vậy. Ông có đồng tình với lý giải này không? Nếu như vậy thì trấn an giá điện tăng không ảnh hưởng nhiều tới người dân phải được nhìn nhận lại như thế nào?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Tôi thực sự không hiểu sao lại có giải thích của cơ quan quản lý là giá điện tăng không ảnh hưởng nhiều tới người dân. Nói vậy là không đúng. Ở đây người không ảnh hưởng là người nào thì ai có thể chỉ ra được?
Hiện nay nước ta chưa phải là một nước trung lưu. Năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người. Như vậy là ở Việt Nam thu nhập rất thấp nên giá điện có ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống của họ.
Trong khi đó điện của Việt Nam là do nhà nước sản xuất, tức là chủ thể công. Mà đáng ra đã là công thì phải hỗ trợ cho người tiêu dùng là chính.
Cho nên cần phải nhìn nhận khía cạnh sản xuất như thế nào? Quản lý cuối cùng, chi phí sản xuất ra sao...
Câu chuyện này tôi nghĩ Quốc hội, Chính phủ phải xem xét thì mới ra được vấn đề. Chính sách an sinh xã hội cần phải được xem xét.
PV: Có thể nhận thấy, trong mọi lần tăng giá, luôn có sự nhận định ngược nhau giữa phía quản lý và người dân. Trong khi người dân than phiền về gánh nặng giá cả thì cơ quan quản lý khẳng định “không ảnh hưởng nhiều” tới người dân. Phải hiểu sự lệch pha này như thế nào? Hay bởi tâm lý đám đông cứ thấy tăng giá là kêu?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Tôi nghĩ rằng than phiền của người dân là có cơ sở và hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Tôi đi nhiều nước thấy giá điện rẻ và người dân không phải lo lắng nhiều về giá. Vì điện liên quan trực tiếp đến sinh hoạt của người dân. Nếu giá cao sẽ làm giảm mức sống của người dân.
Đơn cử như một số nước có điện rẻ là Lào. Năm 2014 giá điện tại đây xấp xỉ 7 cent mỗi kWh, thấp hơn so với 16 cent tại Campuchia hay 10 cent ở Thái Lan.
Việc người dân thì than giá điện đắt, nhà quản lý thì bảo rẻ cũng không khó hiểu. Tuy nhiên để hai bên đi đến sự thống nhất và thỏa mãn chỉ có một cách duy nhất là minh bạch.
Giá điện phụ thuộc vào cung cầu và còn phụ thuộc vào chi phí để sản xuất ra điện. Nếu chi phí sản xuất ra điện cao thì đương nhiên giá bán ra không thể thấp được. Nếu bán thấp thì lỗ vốn.
Vậy câu chuyện ở đây là điện Việt Nam sản xuất ra là điện công và hiệu quả thấp nên dẫn đến giá cao. Đây là gốc gác của vấn đề dẫn đến người dân và nhà quản lý khó tìm được điểm chung.
Điện Việt Nam sản xuất ra là điện công và hiệu quả thấp nên dẫn đến giá cao.
Điện Việt Nam sản xuất ra là điện công và hiệu quả thấp nên dẫn đến giá cao.
Sao không để họ phá sản?
PV: - Đã có ý kiến của ngành điện cũng như giải thích của Bộ Công thương cho rằng nếu không tăng giá thì EVN sẽ phá sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trong cơ cấu điện của Việt Nam, thủy điện - vốn là loại rẻ nhất vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội. Vậy xét trên bình diện chung thì sự than phiền của người dân về chuyện giá tăng đúng ở mức độ nào?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Như tôi đã nói giá điện phụ thuộc nhiều vào chi phí sản xuất. Trong khi đó điện ở Việt Nam chủ yếu từ thủy điện - dựa vào tài nguyên rất nhiều.
Giá thành điện là giá sản xuất ra 1kWh được tính trên cơ sở giá thành vật liệu như than, dầu, khí, nước. Trong thủy điện thì bao gồm cả chi phí của rừng, thuế mặt hồ cộng vào. Tiếp đó là các chi phí về nhân công, vận hành, quản lý, khấu hao máy móc, thuế…
Thêm vào đó còn phải tính cả phí truyền tải, phí phân phối, người vận hành, tổn thất điện năng, chi phí nuôi bộ máy...
Tất cả những điều này đều được tính vào giá thành nên nếu như anh quản lý tốt, chi phí ít đi để kéo giá cho thấp xuống. Ngược lại anh quản lý kém, chi phí quá lớn thì không thể giải quyết được vấn đề.
Ở đây cơ quan nhà nước lo EVN phá sản và phải tăng giá điện như vậy thì phải nhìn lại khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào chứ tại sao lại đổ dồn gánh nặng lên vai người dân?.
Nếu nói lỗ, phá sản thì để cho họ phá sản đi. Nói như vậy nghĩa là nhà nước phải tạo ra áp lực cạnh tranh để cho họ thay được phương thức quản lý sản xuất sao cho hiệu quả tăng lên.
Hiện năng suất lao động của EVN đang thấp nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu lấy giá trị sản lượng 120 tỷ kWh điện phát ra hàng năm trên tổng số lao động là 110.000 người, thì một người trong một năm chưa đạt được 1,1 triệu kWh điện.
Câu chuyện ở đây là kinh doanh kém, độc quyền về điện thì nói sao cũng được nhưng không có căn cứ.
PV: - Đã có những giải thích cho rằng EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị nhưng sự thiếu minh bạch của EVN luôn khiến người dân nghi ngại. Theo ông, EVN cần phải làm thế nào để lấy lại niềm tin của những “thượng đế” của họ?
PGS.TS Lê Cao Đoàn: - Người dân đang phải gánh chịu cái yếu kém của các anh vì vậy điều rõ ràng là cần minh bạch hệ thống điện, đầu tư cho ngành điện từ vốn nào? Vốn ưu đãi hay từ vốn gì?
Nếu đã là vốn ưu đãi đã là rẻ, rồi chưa kể đến đa số là thủy điện thì tận dụng tài nguyên rẻ như nước, than..,
Tôi nghĩ rằng Nhà nước phải cấu trúc cả các hoạt động có tính chất quyết định tạo chuỗi sẽ thấy câu chuyện này ngày càng hiệu quả hơn.
Sự than phiền của người dân là có cơ sở và nhà nước phải nhìn nhận lại toàn bộ sản xuất của ngành điện.
Khi có lợi thì ngành điện được hưởng hết, ngược lại người dân đang phải gánh nặng của trình độ quản lý kém cỏi. 
Chuyện điều chỉnh giá sẽ có nhiều liên quan trong đó cần phải cấu trúc lại nền kinh tế để làm sao cấu trúc ấy có một năng lực hiệu quả cao, vấn đề sẽ khác hẳn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (Thực hiện)



-Dân xót ruột vì tiền điện tăng
Công nhân Công ty điện lực Hoàn Kiếm đang chốt chỉ số công tơ từng hộ dân trên phố Đường Thành, Hà Nội. Ảnh: Như ýTP - Liên tục trong tuần vừa qua, nhiều hộ gia đình, chủ quán hàng ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội “sốc” khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4 với mức tăng đột biến tới vài chục phần trăm. Dù muốn hay không, câu chuyện điều chỉnh giá điện từ 16/3/2015 đã ảnh hưởng không nhỏ tới người dân…
Công nhân Công ty điện lực Hoàn Kiếm đang chốt chỉ số công tơ từng hộ dân trên phố Đường Thành, Hà Nội. Ảnh: Như ý
Nhiều hộ nộp tăng gấp đôi
Chị Nguyễn Thị Hương, chủ quán cà phê trên đường Trương Quốc Dung, phường 10, quận Phú Nhuận, TPHCM cho biết, bình thường mỗi tháng chị đóng khoảng 600 nghìn tiền điện. Tuy nhiên, tháng này tăng gần gấp đôi so với các tháng trước. “Trước đây, tiền điện quán tôi là 1.900 đồng/kWh, nay tăng lên 2.500 đồng/kWh. Bình thường mỗi tháng đóng khoảng 600 nghìn là cao nhất, tháng vừa rồi tôi phải đóng hơn 1,1 triệu đồng. Tiền điện thì tăng lên chóng mặt mà giá bán cà phê thì không tăng nên phải cắt giảm một số chi tiêu”, chị Hương nói.
Cũng như chị Hương, anh Nguyễn Văn Cường, chủ nhà trọ thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM cho biết tiền điện tháng này của anh cũng phải đóng tăng thêm nhiều so với trước. Theo anh Cường, những tháng trước khi điện tăng giá, khu trọ của anh đóng khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Riêng tháng này, tiền điện cũng tăng thêm hơn 500 nghìn đồng.
Bà Võ Thị Xong, ngụ đường Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận cho biết, gia đình bà sử dụng nhiều thiết bị điện như máy lạnh, quạt, máy giặt và máy tính bàn nên mỗi tháng bà phải đóng khoảng 1 triệu đồng tiền điện. Riêng tháng này tiền điện nhà bà tăng vọt lên hơn 1,8 triệu đồng. “Vào cao điểm mùa nóng không biết sẽ tăng lên bao nhiêu nữa, mới tháng trước với tháng này mà đã chênh lệch gần một triệu đồng rồi”, bà Xong nói.
Anh Nguyễn Đức Tiến, ngụ quận Bình Thạnh cho biết, phòng anh trọ có hai người ở mà thường xuyên phải dùng laptop nên bình thường mỗi tháng anh phải đóng khoảng 300 nghìn đồng tiền điện. Mới đây, chủ nhà trọ thông báo tiền điện tăng thêm 1.500 đồng/kWh nữa nên số tiền phải đóng cũng tăng lên gần gấp đôi - Anh Tiến cho biết.
Còn chị Nguyễn Thị Duyên, sinh viên trọ tại quận Bình Thạnh nói: “Trước đây bọn em đóng tiền điện là 3.500 đồng mỗi số, giờ chủ trọ nhân việc tăng giá điện nên thu 5.000 đồng một số. Bình thường đã phải nhịn ăn để đóng tiền điện, nước, tiền phòng rồi giờ phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa”.
Hạn chế chi tiêu vì tiền điện tăng

Một người dân ở Hà Nội đang xem hóa đơn thanh toán tiền điện. Ảnh: Ngọc châu
Từ 16/3/2015, ngành điện bắt đầu tính cho khách hàng theo giá mới, được quy định tại Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương với mức điều chỉnh tăng 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh.
Trung tuần tháng 4 này, gia đình anh Nguyễn Huy (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận biên lai thu hóa đơn  tiền điện. So với mức giá phải trả tháng trước là 755.000 đồng (336 kWh), lần này anh phải móc hầu bao chi thêm số tiền suýt soát gần 200.000 đồng (933.000 đồng với 424 kWh). “Khi nhận hóa đơn tôi suýt kêu to khi tiền điện tháng này đột nhiên tăng gần 200 nghìn. Cô thu tiền điện có giải thích do số điện tăng và một phần điện được tính theo giá mới, tăng 7,5% so với tháng trước”, anh Huy nói.
Anh Ngô Duy Sơn (Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng tá hỏa khi nhận “trát” hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng vọt so với tháng trước đó. Cụ thể, tháng 3/2015, gia đình anh sử dụng hết 46 kWh, phải trả 70.000 đồng. Sang tháng 4, lượng điện tiêu thụ nhà anh Sơn tăng vọt lên 205 kWh, phải trả 376.000 đồng. Theo anh Sơn, rõ ràng “nhà bóng đèn” “rõ khéo” khi chọn thời điểm đúng lúc thời tiết bắt đầu nắng nóng mà tăng khiến cho người dân dù muốn tiết kiệm cũng đặng chẳng đừng. “Thu nhập giữ nguyên nhưng tiền điện tăng, gia đình tôi dĩ nhiên phải hạn chế chi tiêu khoản khác để bù đắp chi phí giá điện”, anh Sơn nói. 
Sợ nguy cơ tăng giá dây chuyền
Lý giải về hiện tượng hóa đơn tiền điện của người dân tăng vọt, đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho rằng: Nguyên nhân của hiện tượng này nhất là những hóa đơn tăng đột biến chủ yếu là do thời tiết đột ngột chuyển nóng. Thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, diễn ra nhiều đợt nắng nóng, dự kiến nền nhiệt độ trung bình tháng 4/2015 dao động từ 24 - 31oC, cộng với đó đây là tháng đầu tiên áp dụng bảng giá điện mới, EVN Hà Nội giải thích.

Sinh viên Nguyễn Thị Duyên phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa để đóng tiền điện
Cụ thể hơn, theo đơn vị này, thống kê từ 1- 8/4/2015, sản lượng điện tiêu thụ trung bình gần 38 tr.kWh/ngày, tăng 8,2% so với tháng 3/2015. EVN Hà Nội dự kiến sản lượng dùng trong sinh hoạt trung bình tháng 4/2015 đạt 13,6 tr.kWh/ngày, tăng 12,6% so với tháng 3/2015. Riêng hóa đơn tiền điện tháng 4, EVN Hà Nội cho biết đã ghi số điện 2 lần. Với 50 kWh điện sử dụng đầu tiên, trước ngày 16/3, áp dụng mức giá cũ 1.388 đồng/kWh, từ ngày 16/3 trở đi, giá tăng lên 1.484 đồng/kWh.
Trao đổi về hiện tượng hóa đơn tiền điện tăng vọt tháng 4, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: Việc tăng 7,5% giá điện là quá cao, sẽ đánh vào túi tiền và làm giảm thu nhập của người dân. Với doanh nghiệp, đặc biệt các ngành dùng nhiều điện như thép, xi măng, đông lạnh, dệt may… sẽ khiến chi phí sản xuất đội lên cao. Việc tăng giá điện này có nguy cơ tăng dây chuyền từ quả trứng đến bó rau… vì người dân phải chi thêm tiền điện và sẽ tính thêm chi phí các mặt hàng ngoài chợ. “Tôi từng đề nghị chỉ nên tăng 3% rồi cuối năm sẽ tăng thêm. Nhưng bây giờ tăng ngay một lần lên 7,5% giá điện, lại trùng hợp vào thời điểm giao mùa nên người tiêu dùng lãnh đủ và mới kêu ca”, ông Doanh nói.                         
Theo tính toán phương án tăng giá điện mà Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đưa ra trước đó, giá điện được điều chỉnh tăng 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh. Cụ thể, với hộ sử dụng 50kWh/tháng, tiền điện tăng bình quân là 4.800 đồng; với hộ sử dụng khoảng 100kWh/tháng, số tiền tăng là 9.800 đồng. Biểu giá điện lần này đã tính đến ảnh hưởng đối với một số đối tượng cụ thể nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ các hộ nghèo, hộ chính sách.
Hậu Giang: Tiền điện tăng trên dưới 60%
Ngày 17/4, ông Lý Thành An ở thị trấn Cái Tắc (Châu Thành A, Hậu Giang) cho biết, gia đình ông có 4 người dùng điện sinh hoạt, trước đây, trung bình mỗi tháng hết 230.000 đồng nhưng tháng 4 này 384.000 đồng, tăng gần 60%. Cạnh nhà ông An là nhà bà Nguyễn Thị Chính, hai vợ chồng già cũng sử dụng điện sinh hoạt, tháng này tiền điện 290.000 đồng, so tháng trước 180.000 đồng, tăng 62%. Còn chị Phượng bán thịt heo ở chợ Cái Tắc nói: “Ban ngày tôi ở ngoài chợ, trước đây, gia đình sử dụng điện trung bình mỗi tháng 320.000 đồng, tháng này gần 600.000 đồng, tăng 53%”.
Hòa Hội


Tổng công ty Điện lực miền Nam bảo đảm cung cấp điện ổn định ...Nhân Dân
Điện lực miền Nam đảm bảo cấp điện ổn định mùa khô 2015Đài Tiếng Nói Việt Nam
Hóa đơn tiền điện tăng đột biến do thời tiết?BizLIVE
Nguồn Zing News
Dân xót ruột vì tiền điện tăng
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Liên tục trong tuần vừa qua, nhiều hộ gia đình, chủ quán hàng ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội “sốc” khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4 với mức tăng đột biến tới vài chục phần trăm. Dù muốn hay không, câu chuyện điều chỉnh giá điện từ 16/3/2015 đã ảnh hưởng ...
Tổng công ty Điện lực miền Nam bảo đảm cung cấp điện ổn định ...Nhân Dân

...

-Tăng giá điện: toàn dân trả thêm tiền, EVN lãi tiền tỷĐài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Tuy nhiên, theo EVN, mức lãi này chỉ xử lý được trên 926 tỉ đồng trong khoản lỗ tỉ giá 8.800 tỷ đồng còn “treo” chưa tính vào giá điện. 

Từ ngày 16/3 tới, giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng 7,5%, lên mức khoảng 1.622 đồng/kWh. Việc điều chỉnh giá điện lần này đã được Chính phủ cân nhắc xem xét, đưa giá điện tiệm cận cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm bảo khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát lạm phát mức 5%. Với mức tăng lần này, giá điện đang rất gần với mức trần tăng giá điện được Chính phủ phê duyệt. Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với việc tăng giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần minh bạch về giá thành, chi phí sản xuất cũng như nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất điện năng… để tránh tác động làm tăng giá điện.


Câu chuyện minh bạch chi phí, giá thành sản xuất điện... được nhắc nhiều nhưng vẫn rất "tù mù"



Ngay từ cuối năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất phương án tăng giá điện. Lý do được đưa ra là các chi phí đầu vào đã tăng hơn 12%. Theo đó, giá khí tăng trong gần hai năm qua khiến chi phí tăng trên 4.000 tỉ đồng. Giá than cũng tăng hơn 4.400 tỉ đồng. Thuế tài nguyên nước tăng cũng từ 2% lên 4%...Tổng cộng chi phí đầu vào đã tăng tới 8.833 tỉ đồng. Đặc biệt là khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá của những năm trước còn “treo” chưa tính vào giá điện trên 8.800 tỉ đồng.

Một lý do khác để đề xuất tăng giá, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực cho biết, Công ty mẹ EVN tự sản xuất chỉ chiếm 15–17% tổng sản lượng, tương đương khoảng 27 tỷ kwh trong tổng số sản lượng điện mua và sản xuất 161 tỷ kWh. Như vậy, sản lượng 83% còn lại EVN mua theo hợp đồng với các nhà máy thủy điện với giá cố định, còn nhà máy nhiệt điện than và khí, phụ thuộc vào chi phí biến đổi theo giá nhiên liệu. Do đó, giá bán lẻ điện là kết quả của việc mua 83% sản lượng đó với chi phí biến động như thế nào.

Ông Đinh Quang Tri cho biết: “Hiện EVN phải mua điện của tất cả các nhà máy điện, và bán cho 5 Tổng công ty điện lực và các công ty này bán điện cho người dân và các hộ tiêu thụ theo giá quy định của Bộ Công Thương. EVN ở trong tình trạng là mua điện của các nhà máy điện thì theo giá thị trường, theo hợp đồng, khi giá nhiên liệu thay đổi thì EVN phải thanh toán theo giá thay đổi. Nếu giá bán lẻ không điều chỉnh mà giá mua điện tăng lên thì đương nhiên là lỗ. Thời gian qua giá bán lẻ cố định trong 1 thời gian dài còn các thông số đầu vào tăng liên tục. Thực tế EVN phải chịu phần lỗ cho độ vênh giữa mua – bán.”

Theo EVN, nếu tính đủ chi phí và đảm bảo có lợi nhuận cho Tập đoàn thì giá điện phải tăng gần 13%. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ đồng ý cho phép EVN tăng ở mức 7,5%.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã kiểm tra đầy đủ thông số đầu vào của giá điện. Chính phủ cũng đã xem xét, đánh giá tác động tới đời sống nhân dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp. Việc tăng giá điện nằm trong lộ trình đưa giá điện tiệm cận với giá thị trường. Khoản lợi nhuận từ việc tăng giá điện giành một phần để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại, mà vẫn đảm bảo tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát trong năm 2015…

Trong tuần này, Bộ Công Thương sẽ công bố cụ thể mức giá điện với từng nhóm đối tượng. Các hộ tiêu dùng, kinh doanh sẽ được áp mức giá điện tăng dưới 7,5%; còn các hộ sản xuất áp dụng mức tăng trên 7,5%. Theo Bộ Công Thương, các hộ sử dụng điện dưới 100 kWh/tháng chỉ phải trả thêm tiền điện 6.000 đồng/tháng; với các hộ sử dụng điện từ 100 - 300 kWh/tháng sẽ phải trả thêm khoảng 18.900 đồng/tháng và với các hộ sử dụng trên mức này sẽ trả thêm ít nhất 59.064 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn nói: “Trong những năm qua, một chủ trương nhất quán là điều chỉnh thị trường hóa các mặt hàng, trong đó có mặt hàng điện. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã lập tổ kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán. Hiện nay chúng tôi đã công khai các thông số ảnh hưởng đến giá điện trên trang web của Bộ. Thời gian tới, Bộ sẽ xem xét ban hành biểu giá với bậc thang đơn giản hơn, giảm dần bù chéo. Giá điện cho khối kinh doanh dịch vụ thu hẹp khoảng cách với sản xuất. Với hộ nghèo, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước.”

Như vậy, dù ít dù nhiều, tới đây, người dân, doanh nghiệp đều phải trả thêm tiền điện. Còn với EVN, lần tăng giá này sẽ giúp tăng doanh thu khoảng 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo EVN, mức lãi này chỉ xử lý được trên 926 tỉ đồng trong khoản lỗ tỉ giá còn “treo” chưa tính vào giá điện trong tổng số hơn 8.800 tỉ đồng. Vì vậy, vẫn còn hơn 7.800 tỉ lỗ phải xử lý trong các năm sau. Đáng chú ý, lần tăng giá này đưa giá điện tiến tới bằng 86%-87% so với mức trần giá điện bán lẻ đã được Chính phủ phê duyệt là 1.835 đồng/kwh. Như vậy giá điện vẫn còn biên độ tăng khoảng 12%-13%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thực tế EVN vẫn có thể giảm tác động tăng giá điện. Bởi hiện nay năng suất lao động của ngành điện quá thấp, quản trị kém, tổn thất điện năng vẫn ở mức cao… khiến chi phí tăng, góp phần đẩy giá điện tăng.

Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài Chính) cho rằng: “Hiện nay, giá truyền tải tương đối ổn định, còn giá phát điện phải xem xét lại chi phí đã phù hợp với khu vực chưa. Còn vấn đề quan trọng nữa là khâu phân phối, năng suất lao động rất thấp, số lượng lao động còn rất lớn nên chi phí vào khâu này rất lớn, chiếm khoảng 250 đồng/kwh điện. Tổn thất điện năng mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn lớn, nó cũng đưa vào giá thành. Những cái này mà giảm được thì sẽ là một trong những điều kiện để ổn định hoặc giảm giá điện.”

Từ năm 2007 đến nay, đã có 9 lần tăng giá điện, trong đó 4 lần tăng liên tiếp trong 2 năm qua đều ở mức 5% mỗi lần tăng. Mức tăng 7,5% lần này được đánh giá là khá cao, tác động không nhỏ đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong khi ngành điện vẫn còn độc quyền như hiện nay, dư luận mong muốn có những đánh giá đầy đủ về nguyên nhân thua lỗ của Tập đoàn này. Đồng thời, EVN cần giải quyết những tồn tại như kinh doanh yếu kém, đầu tư dàn trải, quản trị yếu, hiệu quả tiết giảm chi phí kinh doanh chưa cao…để không còn “điệp khúc” tăng giá điện do thua lỗ hay tăng chi phí đầu vào./.

-Giá điện tăng 7,5%, những ai hưởng lợi? (VTC 8-3-15)
(VTC News) – Giá điện vừa tăng khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn vì chi phí đầu vào bị đội lên nhưng vẫn có một số ít đại gia hưởng lợi.

» 'Tăng giá điện 7,5% là vô lý'

» Vì sao EVN tăng giá điện?

» Việt Nam: Giá điện cao, thu nhập thấp


Trong tuần này, tất cả các thị trường đều đón nhận một thông tin rất quan trọng. Đó là giá điện bình quân năm 2015 sẽ tăng 7,5% lên mức 1.622,05 đồng/kWh. Bảng giá mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 16/3 tới.
Đánh giá của chuyên gia, các con số lỗ từ Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN là không rõ ràng, vì vậy việc tăng giá điện 7,5% lần này là quá vô lý. 

Tuy nhiên, theo các thành viên Chính phủ, với mức tăng này Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ sớm bù được khoản lỗ do chênh lệch về tỷ giá của các năm trước (khoảng 8.000 tỷ đồng) và đảm bảo không bị lỗ thêm trong năm nay.

Giá điện tăng khiến nhiều người lo ngại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi chi phí đầu vào bị đội lên. Thông tin này ít nhiều tác động lên thị trường chứng khoán, góp phần khiến VN-Index nhiều thời điểm chìm trong sắc đỏ.
Giá điện tăng 7,5%, những ai hưởng lợi?
PPC, cổ phiếu của Công ty Nhiệt điện Phả Lại tăng đáng kể trong tuần 
Chứng khoán gặp khó vì nhà đầu tư tin rằng đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất sẽ bị thiệt thòi. Nhưng “nhà đèn” thì khác. Giá điện tăng đồng nghĩa với việc các công ty cung ứng điện có thêm doanh thu.

Ngay từ khi có tin đông tăng giá điện, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành điện đã rục rịch tăng giá sau khoảng thời gian dài biến động chậm chạp. Dù không tăng rầm rộ nhưng cổ phiếu ngành điện là ngành đi lên khá vững chắc trong tuần VN-Index điều chỉnh mạnh.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) là gương mặt được chú ý nhất trong ngành này. PPC tăng 700 đồng/CP lên 25.800 đồng/CP. Cổ phiếu PPC khiến vốn hóa thị trường Nhiệt điện Phả Lại tăng 228,36 tỷ đồng.

Đây là sự bứt phá đáng kể vì từ cuối năm 2014 tới cuối tuần trước (27/2), cổ phiếu PPC giao dịch kém lạc quan khi giảm 1.300 đồng/CP. Điều đó đồng nghĩa với việc vốn hóa thị trường của Nhiệt điện Phả Lại giảm tới 424 tỷ đồng.

Có thể thấy, kể từ khi có tin đồn tăng giá điện, PPC đã “lội ngược dòng” và mang về cho công ty Nhiệt điện Phả Lại số tiền không hề nhỏ.

NT2 thậm chí còn làm được nhiều điều hơn PPC. Sau 1 tuần giao dịch, NT2 tăng 2.200 đồng/CP. Tuần này, NT2 chỉ có một phiên giảm điểm, cả 4 phiên còn lại NT2 đều có tốc độ đi lên rất mạnh. Sự bứt phá này của NT2 giúp vốn hóa thị trường Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 tăng 563,2 tỷ đồng.

CHP là cổ phiếu thường xuyên  giao dịch ảm đạm trên sàn Hà Nội. Vì vậy, dù chỉ đạt tốc độ tăng khiêm tốn trong tuần nhưng những gì CHP đạt được cũng đáng khích lệ. Sau 5 phiên, CHP tăng 500 đồng/CP và chốt tuần ở mức 15.900 đồng/CP.

Đà tăng khiêm tốn này của CHP cũng đủ giúp Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung có thêm 60 tỷ đồng vào vốn hóa thị trường.

Giống như nhiều cổ phiếu ngành điện khác, HJS là mã có thanh khoản rất thấp, thậm chí trong một vài phiên, không có bất cứ cổ phiếu HJS nào được chuyển nhượng. Suốt thời gian qua, HJS thường xuyên rơi vào tình trạng đóng cửa ở mức giá tham chiếu.

Tuần này, tình hình của SJC được cải thiện hơn chút ít. Chốt tuần, HJS tăng 400 đồng/CP lên 12.200 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu có thêm 6 tỷ đồng. Con số này không lớn nhưng vẫn khả quan hơn so với khoảng thời gian trước khi thông tin điện tăng giá “rò rỉ”.

Cụ thể, tính từ cuối năm 2014 đến 27/2, vốn hóa thị trường của Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu giảm 3 tỷ đồng vì HJS giảm nhẹ.

TBC cũng nằm trong danh sách dài các cổ phiếu thủy điện chốt tuần trong sắc xanh. TBC tăng 500 đồng/CP lên 26.000 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà tăng gần 32 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn có một vài cổ phiếu điện đứng ngoài sự tác động của giá điện tăng. NLC của Công ty Cổ phần Thủy điện Nà Lơi giảm nhẹ. DRL của đứng giá ở mức 38.000 đồng/CP.

Bảo Linh
-Tăng giá điện: Trăm dâu đổ đầu người tiêu dùng
Thông tin giá điện sắp tăng 7,5% từ ngày 16/3 khiến người dân và nhiều doanh nghiệp nhấp nhổm không yên. Các doanh nghiệp có lượng tiêu thụ điện năng lớn như sản xuất thép, cao su, xi măng, siêu thị… cho biết, đang tính toán lại chi phí sản xuất kinh doanh để điều chỉnh giá bán cho phù hợp.

Doanh nghiệp thép, xi măng lo sốt vó
Dù biết giá điện sẽ tăng nhưng nhiều doanh nghiệp xi măng, thép khẳng định không thể xoay xở điều chỉnh kịp kế hoạch sản xuất kinh doanh với thời gian chỉ có đúng 10 ngày.
Một lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, cả ngành xi măng, còn khoảng 8 - 9 triệu tấn xi măng được sản xuất từ các nhà máy thuộc dòng công nghệ tiêu tốn điện năng. Ngành điện nên có lộ trình dài hạn về tăng giá điện để doanh nghiệp có thể điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh. Tăng giá, ngành điện có thể thu thêm vài trăm tỷ đồng nhưng ngành xi măng cũng mất đi từng đó. Trong khi đó, ngành xi măng không dám tăng giá bán vì hiện cung đang vượt cầu, xuất khẩu không ổn định.
“Việc đột ngột tăng giá điện đã làm đảo lộn kế hoạch sản xuất, kinh doanh của nhiều đơn vị thuộc Vicem. Tất cả kế hoạch về sản xuất - kinh doanh đã được các đơn vị thành viên xây dựng sát với thị trường, nên tăng giá điện làm Vicem mất khoảng gần 100 tỷ đồng trong năm 2015. Các đơn vị ngành xi măng đã lỗ nay càng lỗ hơn”, vị này nói.
Lãnh đạo một nhà máy xi măng ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho hay, hiện đang mùa thấp điểm của tiêu thụ xi măng nên nhà máy phải sản xuất cầm chừng và có thể sắp tới sẽ tạm nghỉ một vài dây chuyền. “Mỗi tháng hơn 5 tỷ tiền điện, giờ lại tăng nữa trong khi giá vẫn đứng yên, doanh nghiệp làm sao chịu thấu” - vị lãnh đạo ngành xi măng than thở.
Ông Nguyễn An, Tổng giám đốc Nhà máy thép Thái Bình Dương (Đà Nẵng) cho biết, theo giá cũ, mỗi tháng nhà máy chi khoảng 7 - 8 tỷ cho tiền điện. Nay tiền điện sẽ “nhảy” lên gần 10 tỷ đồng/tháng. Đến khoảng tháng 5 - 6, số tiền chi vào điện sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Các doanh nghiệp Thép cho biết sẽ phải tăng giá bán trong thời gian tới. Ảnh: Nam Cường.
Thủy sản, da giày lo khó cạnh tranh
Chủ các vuông nuôi tôm cũng như chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đón nhận thông tin giá điện tăng với tâm trạng đầy lo âu. Ông Đặng Hòa Hợp nuôi hơn 2 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Tân Hưng Đông (Cái Nước, Cà Mau) cho biết, hiện tiền điện mỗi tháng gần 30 triệu đồng. Giá điện tăng kéo theo nhiều thứ đầu vào tăng theo, từ giống đến vật tư nuôi trồng, cả tiền vận chuyển. Hiện nay, tôm loại 100 con/kg chỉ có giá 100.000 đồng/kg, mức lãi rất thấp.
“Năm 2013, nuôi tôm thẻ chân trắng có lãi khá, còn từ đầu năm 2014 đến nay lời ngày càng thấp vì giá bán giảm mà giá đầu vào liên tục tăng, nuôi giỏi cũng đã gặp nhiều khó khăn. Nay tăng giá điện sẽ đẩy đầu vào tăng nữa thì chưa biết thế nào”, ông Hợp bày tỏ.
“Hiện có những sai lệch trong điều hành về giá.  Về giá điện, vấn đề không phải tăng bao nhiêu mà ở chỗ cách thức họ muốn tăng giá. Bộ Công Thương bảo vệ đề xuất tăng giá của EVN, thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, người dân sẽ phải gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ KH-ĐT) nói.
Còn ông Dương Việt Thắng, Phó GĐ Cty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam chuyên chế biến cá tra xuất khẩu ở khu công nghiệp Trà Nóc-Cần Thơ, thở dài “tới đâu hay tới đó”. Năm 2014, Cty Miền Nam là một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá tra, hiện tiêu thụ một tháng gần 1 tỷ đồng tiền điện.
Giá điện tăng ước sẽ đội giá thành sản phẩm thêm 1-2%, làm giảm sức cạnh tranh của cá tra trên thị trường vốn đang có nhiều bất lợi. “Các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm điện trong chế biến cá tra đều đã được thực hiện. Giờ giá điện lại tăng, chỉ còn giải pháp bớt nhân sự quản lý, tiết kiệm vật tư để bù đắp chi phí tăng thêm, cố xoay xở để tồn tại”, ông Thắng nói.
Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch, TGĐ Công ty Cổ phần giày Gia Định (Giày Gia Định) cho rằng, giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3 sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đầu vào của tất cả các doanh nghiệp. Khi giá điện tăng sẽ tác động dây chuyền tới các mặt hàng khác, kéo theo các sản phẩm tăng giá theo, dẫn tới lợi nhuận giảm.
Theo ông Trung, các doanh nghiệp vừa phục hồi sản xuất từ cuối năm 2014, lợi nhuận kiếm được trong tình hình hiện nay 10% đã rất khó khăn. Việc tăng giá điện thực sự là bài toán khó cho doanh nghiệp. Dĩ nhiên là mỗi doanh nghiệp sẽ phải tự bươn chải chứ biết dựa vào ai, lựa chọn giải pháp phù hợp, cắt giảm cái này, cái kia, chẳng hạn cắt giảm phúc lợi, giảm lợi nhuận, thậm chí chấp nhận lỗ. “Vừa bước vào năm mới đã có quyết định điều chỉnh tăng lương, nay lại thêm chi phí tăng giá điện. Theo tôi, nay chưa phải là thời điểm thích hợp để tăng giá điện, nên lùi thời gian áp dụng tăng giá điện lại khoảng tháng 6, tháng 7 để doanh nghiệp có sự chuẩn bị”- ông đề xuất.
Với do đặc thù là ngành sản xuất tiêu thụ lượng điện năng nhiều, nhiều ngành dệt may khẳng định phải chịu thiệt hại rất lớn. “Với những đơn đặt hàng ký trước khi giá điện tăng sẽ làm chi phí tăng cao, đành cắt giảm công nhân, thậm chí đóng cửa công ty”, ông Lê Xuân Dương, Phó Tổng giám đốc Cty may Phương Nam (Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) nói.

Doanh nghiệp xi măng lo sốt vó vì giá điện cao. Ảnh: Như Ý.
Rập rình tăng giá
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Giám đốc siêu thị Coopmart Hà Đông chia sẻ, hiện mỗi tháng, siêu thị trả 600 triệu tiền điện. Hệ thống điện trong siêu thị chạy cả ngày và đêm. Nếu giá điện tăng 7,5% thì giá bán các mặt hàng sẽ điều chỉnh tăng tương ứng.
“Thông tin tăng giá điện vào giữa tháng 3 khiến doanh nghiệp hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi không thể ngay lập tức điều chỉnh tăng ngay. Trong bối cảnh sức mua yếu, siêu thị nội đang phải oằn mình cạnh tranh với siêu thị ngoại thì với giá điện tăng, chúng tôi phải chấp nhận chịu lỗ thời gian đầu. Điều chúng tôi lo lắng nhất là các đơn vị sản xuất sản phẩm sẽ tăng chi phí đầu vào. Như vậy, giá các mặt hàng chắc chắn sẽ tăng trong thời gian tới”, bà Dung nói.
Ông Trịnh Cẩm Phong, Trưởng phòng hành chính siêu thị Lotte Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi tháng siêu thị trả gần 1 tỷ đồng tiền điện. Ngoài hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát các mặt hàng đông lạnh ngốn tiền điện nhất. Thực sự chúng tôi chưa hề biết thông tin sẽ tăng giá điện sau 10 ngày nữa. Với mức tăng mới khiến mỗi tháng chúng tôi trả thêm gần 100 triệu tiền điện. Đây là một con số lớn với một siêu thị mới thành lập. Chúng tôi sẽ cân nhắc việc tăng giá bán các mặt hàng ở mức người tiêu dùng có thể chấp nhận được”.
Đồng quan điểm, ông Vũ Văn Hậu, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Geleximco (đơn vị sản xuất giấy) cho biết, hiện doanh nghiệp đang chạy 2 dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp công suất 140.000 tấn/năm, chi phí tiền điện mỗi tháng 30 tỷ đồng. Giá tăng, doanh nghiệp bị đội chi phí hơn 2 tỷ đồng/tháng. “Hiện nguyên liệu bột giấy nước ngoài đang tăng cao, nay thêm tiền điện khiến doanh nghiệp rất khó khăn. Chúng tôi phải cân đối để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhà nước nên chia sẻ với doanh nghiệp chứ đừng để doanh nghiệp chịu hết sức ép này đến sức ép khác”, ông Hậu nói.
Cũng theo ông An, chuyện tăng giá điện là do Nhà nước quyết định, người dân và doanh nghiệp chỉ còn biết chấp nhận. Điện tăng giá, sắp tới giá các mặt hàng cũng sẽ tăng, đặc biệt hàng xây dựng như thép, xi măng… “Theo lộ trình, phải mất khoảng 3 - 5 tháng mới có thể tăng giá thép, vì thế trong khoảng thời gian này, DN phải tiếp tục bù vào khoảng 3 - 5 tỷ đồng/tháng khi điện tăng. Tất nhiên là người tiêu dùng phải gánh chịu vì doanh nghiệp không thể nào gánh lỗ khoản này được”- ông An nói.
Không riêng gì ngành thép, xi măng mà ngay cả ngành giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Lãnh đạo một trường mầm non tư thục ở quận Liên Chiểu cho hay, trung bình mỗi ngày nhà trường phải chi khoảng 2 triệu cho tiền điện. Nếu vào mùa hè, tất cả 25 phòng học phải bật điều hòa cả ngày, số tiền sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3. “Nếu giá điện tăng, tất nhiên nhà trường sẽ phải nghiên cứu cân đối lại học phí. Tuy nhiên, sẽ tăng sao cho phù hợp với tinh thần nhà trường gánh một nửa, phụ huynh một nửa khoản phần trăm tăng giá điện” - bà U. - lãnh đạo trường mầm non N.Đ nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, nếu EVN thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ giảm bớt hao hụt đường dây, nâng cao năng suất lao động, giảm biên chế, sẽ bớt lỗ. Làm được như vậy, giá điện sẽ ít bị tăng. Theo ông Doanh, giá điện được điều chỉnh tăng 7,5% (tương ứng với giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh) sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện như thép, xi măng. Ngoài ra, việc tăng giá điện cũng sẽ làm tăng thêm chi phí của người dân và góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3/2015 và các tháng tiếp theo.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1105470#ixzz3Thb7oTMd
doc tin tuc www.xaluan.com



-Vietnam, World Bank Signs Credit to Provide Vietnamese With Better Quality and More Reliable Electricity
November 8, 2012

Ha Noi, November 8, 2012 - The Electricty of Vietnam, Power Companies and the World Bank today signed a credit agreement to fund the Vietnam Distribution Efficiency Project, which aims to provide electricity users across Vietnam with better quality and reliable electricity services, and to reduce greenhouse gas emissions through efficiency improvements.

The credit was approved by the World Bank Board of Director on September 11, 2012.


“The efficiency and modernization investments under this project will improve the reliability of energy supply to industries and households and contribute to Vietnam’s socio-economic development, said Victoria Kwakwa, the World Bank Country Director for Vietnam.“Successful implementation of this project will contribute to strengthen Vietnam’s competitiveness and environmental sustainability, which are also key pillars of the World Bank’s strategy for Vietnam in the 2012 – 2016 period."


“Reliable electricity supply will further reduce the need of households to use alternative and often more polluting fuels, such as coal and kerosene, to meet their domestic energy needs and should have positive gender and poverty impacts, said Hung Tien Van, Senior Energy Specialist and Task Team Leader for the project.

The project will contribute to meeting the objectives of the National Energy Development Strategy to 2020 by reducing investment needs in the power sector, strengthening energy security and contribute to climate change mitigation. The project covers the construction and reinforcement of electricity distribution networks, the introduction of smart grid technologies in distribution and a technical assistance and capacity building facility for the Electricity Regulatory Authority of Vietnam (ERAV) and the five power companies (NPC, CPC, SPC, HCMPC and HHNPC) to develop efficient electricity tariffs and design effective energy demand programs.

The total project cost is US$800 million. The World Bank contributes US$449 million and US$30 million comes from the Clean Investment Fund (CTF) to support the implementation of smart grid technologies. The Australian Agency for International Development (AusAID) provides US$8 million in grants for technical assistance and capacity building. The remaining investment of US$313 million will come from the Government of Vietnam in counterpart funds.

The World Bank has closely collaborated with the Government of Vietnam over the last decade to expand the power network and to provide electricity to all parts of the country. As a consequence, access to electricity has increased from 50% in 1996 to about 97% in 2011. Today the focus of World Bank assistance has shifted from providing new electricity connections to improving the quality of services to consumers.

Funding from the World Bank comes from International Development Agency (IDA), the concessional lending window for blend IDA countries, an interest rate of 1.25%, a service charge of 0.75% and a 25 year repayment period with 5 year grace period. The loan from the Clean Technology Fund (CTF) has a service charge of 0.75 percent per annum, a maturity period of 20 years and 10-year grace period.



-Giá điện tăng thêm 7,5% từ 16/3
Việc tăng giá điện lần này có mục đích quan trọng là nhằm bù lỗ cho EVN từ các năm trước.
Chính phủ đồng ý tăng giá điện 7,5%, tương ứng giá bán bình quân 1.622,05 đồng/kWh từ ngày 16/3/2015...
Chiều 5/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Bộ Công Thương báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015. 


Sau khi nghe Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo các phương án điều chỉnh giá điện, Thủ tướng cùng các Phó thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận và nhất trí việc điều chỉnh tăng giá bán điện. 

Theo đó, Chính phủ đồng ý điều chỉnh giá bán điện tăng 7,5%, tương ứng giá bán bình quân 1.622,05 đồng/kWh và thời điểm áp dụng là từ ngày 16/3/2015. 

Lần điều chỉnh giá điện gần đây nhất là từ ngày 1/8/2013 với mức tăng 5%, từ 1.437 đồng/kWh lên 1.508,85 đồng/kWh.

Theo tính toán của các bộ, ngành, với mức tăng 7,5%, việc điều chỉnh giá điện lần này đảm bảo các yêu cầu EVN không bị lỗ bởi nếu không điều chỉnh, năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng; dành một phần để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại hiện còn khoảng 8.000 tỷ đồng; đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2%; và bảo đảm kiểm soát lạm phát khoảng 5%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, EVN tổ chức tuyên truyền và thông tin sâu rộng về việc điều chỉnh tăng giá điện lần này trong nhân dân. 

Cùng với đó, EVN phải tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, trong đó năm 2015 phấn đấu giảm tổn thất điện năng từ 8,49% xuống 8%; nâng năng suất lao động toàn Tập đoàn tăng trên 9%.


-Vì sao giá dầu giảm mà giá điện Việt Nam vẫn tăng?SONG HÀ
“Giá dầu giảm mạnh, nhưng các yếu tố đầu vào khác tác động đến cấu thành giá điện thì vẫn tăng, nên gần như chắc chắn giá điện cũng sẽ tăng trong thời gian tới”.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/3, trước câu hỏi của báo giới: “Tại sao giá điện lại tăng trong khi giá dầu giảm mạnh?”.


Theo đại diện Bộ Công Thương, với những mặt hàng thiết yếu và có thể nói là nhạy cảm, Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng đã có những chỉ đạo hết sức rõ ràng. Gần đây nhất là Thủ tướng đã trực tiếp chủ trì cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Tài chính và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để bàn về vấn đề này.

Qua báo cáo của các bộ, ngành và các doanh nghiệp, liên quan đến giá điện, Thủ tướng đã chỉ đạo rõ, đây là một trong những mặt hàng chúng ta phải kiên quyết tiến dần đến giá thị trường.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, trước Tết, mặc dù đã có đầy đủ những điều kiện để có thể điều chỉnh giá điện, nhưng xét đến việc có thể ảnh hưởng tâm lý người dân, đến các doanh nghiệp, Thủ tướng đã có chỉ đạo chưa tăng giá điện.

Còn sau Tết, theo đề xuất của EVN, tùy theo thẩm quyền nếu tăng từ 7-10%, Bộ Công Thương sẽ có xem xét và quyết định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2015.

Nếu trên 10% thì EVN trước tiên sẽ báo cáo Bộ Tài chính, sau khi có ý kiến của EVN và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét.

Theo ông Hải: “Có điều rất đáng tiếc, sản lượng điện sản xuất qua xăng dầu chỉ chiếm có 0,55% sản lượng điện cả nước. Như vậy, gần như có thể nói giá dầu trên thế giới giảm, nhưng không tác động đến yếu tố cấu thành giá điện”.

Trong khi đó, có nhiều mặt hàng, yếu tố làm ảnh hưởng đến giá điện, ví dụ như giá than tăng đến 22% tính đến 22/7/2014 (so với 1/8/2013), trong khi lượng điện được sản xuất bằng nhiệt điện chiếm tới 32,37%. Giá khí đốt cũng tăng nhiều lần.

Nhiều yếu tố khác cấu thành giá điện cũng tăng, như thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4%.

Về dư luận so sánh giá điện của Việt Nam và các nước khác liệu có đúng như những nhà tư vấn và kiểm toán quốc tế đã nêu ra là dưới giá thành hay không, Thứ trưởng Hải khẳng định,  điện sinh hoạt Việt Nam trước đây có mức giá khoảng 6,27 cent/kWh điện, hiện nay mới tăng lên được 7,7 cent/kWh điện. Trong khi ở Philippines là gần gấp ba: 21,72 cent/kWh điện, Singapore là 21,3 cent/kWh điện, Thái Lan cũng là 10,65 cent/kWh điện, Malaysia là 7,29 cent/kWh điện.

Giá điện thương mại ở các nước khác cũng gấp đôi, gấp ba điện ở Việt Nam.

“Việc sắp tới giá điện có sự thay đổi thế nào theo đề xuất của EVN, chúng tôi cũng xin được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ và theo thẩm quyền của Bộ Công Thương. Trong tháng 3, chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng, và sau khi có ý kiến của Thủ tướng thì chắc chắn báo chí sẽ được biết hết sức chi tiết về vấn đề này”, ông Hải cho biết.

Tăng giá điện để bù đắp thua lỗ cho EVN?
“Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”...

EVN đã trình Bộ Công Thương đề án tăng giá điện trong năm 2015, với mức tăng xấp xỉ 10%.NGUYỄN LÊ
Có thể Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được. Đây là phản biện của Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung tại một báo cáo kinh tế vĩ mô vừa được công bố.
Vấn đề trật tự thị trường, Bộ Công Thương, EVN và giá điện là một phần rất được chú ý tại báo cáo này.

Như VnEconomy đã thông tin, EVN đã trình Bộ Công Thương đề án tăng giá điện trong năm 2015, với mức tăng xấp xỉ 10%.

Nhưng, vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu mà là cách thức họ tăng giá, chuyên gia Nguyễn Đình Cung bình luận.

Đáng chú ý, theo phân tích của ông Cung, Bộ Công Thương lại bảo vệ đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN.

Bộ đồng ý tăng giá để bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp. “Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, ông Cung nhìn nhận.

Cách thức hợp lý trước mắt, theo ông Cung, đáng ra là Bộ phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện, tham vấn chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan, qua đó, kiểm soát giá điện bảo vệ lợi ích chung người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của riêng EVN.

Và nhất là không thể có những tuyên bố mang tính thách đố và mặc cả như không tăng giá, EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện!

Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được, chứ không phải kéo theo sụp đổ ngành điện, ông Cung phản biện.

Báo cáo của Viện trưởng CIEM cho rằng, về trung và dài hạn, cần tách EVN thành nhiều phần, tách riêng sản xuất và phân phối với chuyển tải điện.

Liên quan đến điện, Bộ Công Thương phải tách làm ba, chính sách điện, sở hữu EVN và các đơn vị trực thuộc và cơ quan điều tiết điện lực quốc gia; thành lập thị trường cạnh tranh về điện, báo cáo nêu rõ.

Vẫn liên quan đến trật tự thị trường, ông Cung còn đề cập đến giá xăng và giá cước vận tải.

Nêu thực tế giá xăng giảm mạnh, liên tục và nhiều lần nhưng giá cước vận tải bị coi là không giảm tương ứng, ông Cung đặt câu hỏi liệu cách quản lý là Bộ, sở hai ngành giao thông và tài chính tiến hành thanh tra, kiểm tra giá yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải giảm giá, nếu không sẽ bị phạt thích đáng có người còn dọa rút giấy phép có phù hợp?

Cách quản lý hành chính áp đặt đó có lẻ không còn phù hợp, chỉ làm thị trường méo mó và kém công bằng hơn, cần xem xét, thay đổi tư duy và cách thức quản lý, ông Cung nêu quan điểm.

Viện trưởng CIEM nhấn mạnh vấn đề ở đây là cấu trúc thị trường và kiểm soát độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Công cụ quản lý là chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; không phải là kiểm soát, thanh tra giá; không phải là can thiệp và mệnh lệnh hành chính.

Theo Viện trưởng CIEM, cơ quan thực hiện đáng ra phải là Cục Quản lý cạnh tranh, chứ không phải Cục Quản lý giá.

Để khắc phục các méo mó thị trường hiện nay, ông Cung cho rằng cần cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý các doanh nghiệp sân trước, sân sau và thân hữu.


- Thái Bình: Những nghịch lý của ngành điện Việt Nam (Boxitvn)Đợt tăng giá điện ngày 01/08/2013 vừa qua đổ gánh quá nặng lên đầu dân và doanh nghiệp. Dân ta, đông nhất là nông dân, tiếp theo là người làm công ăn lương, vô cùng cực khổ. Với nông dân, giá đầu vào liên tục tăng như giống, phân bón, xăng dầu, điện… nhưng đầu ra không những không tăng mà có lúc có nơi giảm và nghịch cảnh được mùa rớt giá liên tục xảy ra khiến nhiều nông dân lâm cảnh bần cùng. Người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp mấy năm qua kinh tế suy thoái, công ăn việc làm bấp bênh, thu nhập không ổn định; từ tháng 4/2012 đến 7/2013 điều chỉnh tăng lương 9,5%, nhưng sau 15 tháng giá cả sinh hoạt đã tăng rất nhiều (giá điện tăng 3 lần: 01/07/2012, 22/12/2012, 01/08/2013).


Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 7/2013, Người Phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Có một loạt giá đang tiến dần đến cơ chế thị trường, trong đó quan trọng là giá điện. Chủ trương chung của Nhà nước là nhất quán giá thành tiến tới theo cơ chế thị trường”.
Bộ trưởng cho biết: Đầu vào giá điện có than, nhưng giá than bán cho điện hiện nay thấp hơn giá than bán cho xã hội và các ngành khác. Từ đó, có tình trạng buôn lậu than bán cho nước ngoài. Nếu giá điện của Việt Nam thấp, tất cả dự án đầu tư sẽ không thiên về đầu tư công nghệ để tiết kiệm điện. Như vậy dẫn đến nước ta sẽ có nền sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước không thể đầu tư mãi vào điện nên cần phải kêu gọi đầu tư từ xã hội nhưng giá điện thấp quá thì đầu tư không có lãi sẽ không thu hút được đầu tư.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói nền kinh tế thị trường đương nhiên giá cả phải theo thị trường, nhưng có rất nhiều hàng hóa của ta hiện nay đắt hơn thế giới và khu vực, liệu đó có phải kinh tế thị trường? Hơn nữa, có một số hàng hóa quan trọng như đất đai thu hồi của dân sao cơ quan công quyền áp đặt giá rẻ mạt? Giá hàng hóa đặc biệt “sức lao động” cũng không thấy quan chức có trách nhiệm đề cập phải theo thị trường mà đang bị khống chế bởi lương tối thiểu? Ở các nước có nền kinh tế thị trường người ta có luật chống bán phá giá, còn ở ta ngược lạ giá cả liên tục tăng.
Ông Đam nói bán than cho điện giá thấp nên có tình trạng buôn lậu than. Lý giải này của ông Vũ Đức Đam thiếu thuyết phục. Người dân đóng thuế để nuôi cả bộ máy chống buôn lậu từ trung ương đến địa phương làm gì?
Ông Đam nói giá điện thấp không khuyến khích đầu tư công nghệ tiết kiệm điện, đây là giải thích mang tính bao biện. Trong kinh tế thị trường, nếu không có công nghệ tiên tiến, sản phẩm làm ra chất lượng kém, giá thành cao, liệu những doanh nghiệp đó có tồn tại? Mặt khác ta có rất nhiều cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển khoa học và công nghệ.
Cuối cùng ông Đam cho rằng giá điện thấp không thu hút vốn đầu tư cho ngành điện. Đánh giá này của ông Vũ Đức Đam hoàn toàn trái ngược với thực tế vì một số nhà máy sản suất điện cho hay ngành điện không mua hết lượng điện của họ hoặc mua với giá rất thấp. Nhà máy điện Phả Lại cho biết công suất thiết kế của nhà máy 3,9 tỷ KW/năm, nhưng năm 2012 ngành điện chỉ mua 3,2 tỷ khiến họ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Báo Đất Việt ngày 05/06/2013 đưa tin với tiêu đề
“Nghịch lý khi EVN vẫn mua điện tối đa từ Trung Quốc”
“Năm 2012 được đánh giá là năm “thừa điện” nhưng nhập khẩu điện từ Trung Quốc vượt mốc 2,5-2,8 tỷ KWh. EVN còn dự kiến mua khoảng 3,6 tỷ KWh điện từ Trung Quốc trong năm 2013.
Trong khi các nhà máy thủy điện đua nhau mọc lên, sản lượng điện tăng khá mạnh thì điện Trung Quốc vẫn “làm mưa làm gió” ngay tại sân nhà Việt Nam. Đáng lưu ý hơn, EVN mua điện nội địa với mức giá thấp còn điện Trung Quốc bán cho Việt Nam với mức giá cao, có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2011, giá điện nhập khẩu từ Trung Quốc là 5,8 cent/KWh, tăng lên 6,08 cent/KWh (khoảng 1.300 đồng/KWh) trong năm “thừa điện” 2012.
Trái lại, giá điện nội địa từ các nhà máy thủy điện nhỏ vẫn chỉ ở mức khoảng 800 – 900 đồng/KWh, có khi xuống mức 500 – 600 đồng/KWh. Giá nhiệt điện than có phần nhỉnh hơn nhưng cũng chỉ khoảng 1.280 – 1.300 đồng/KWh.
Chính cơ chế mua bằng hình thức bao tiêu, ký hợp đồng từ đầu năm với Trung Quốc, trong khi lượng cung điện trong nước chưa có dự báo tốt khiến lượng điện nội địa thất thường đã khiến điện Việt Nam “thừa vẫn mua” và chua xót hơn là phải mua điện với giá cao hơn điện tự sản xuất”.
Như vậy đã rõ hai lý do chính đưa ra để tăng giá điện lần này hoàn toàn áp đặt, không thuyết phục. Một là tăng giá để bù chi phí kinh doanh tăng? Ta thấy rằng giá điện lần này tăng lên 1.508,85 đ/KW; với giá này ngành điện thu siêu lợi nhuận vì lúc này các nhà máy thủy điện vận hành tối đa công suất với giá thành rất rẻ và giá mua rất thấp ( 500 – 600 đồng/KWh), EVN mua với giá này mà các nhà máy thủy điện nhỏ vẫn chịu đựng được thì với những nhà máy thủy điện cực lớn của EVN như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Đồng Nai… giá thành còn rẻ hơn, như vậy không thể có chuyện phải bù chi phí kinh doanh tăng. Lý do thứ hai để thu hút vốn đầu tư thì cũng không có cơ sở, bởi ngành điện chưa mua hết số điện do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Nghịch lý tiếp theo của ngành điện Việt Nam: Trong khi tất cả các hàng hóa mua càng nhiều giá càng giảm, thì điện sinh hoạt của dân sinh mua càng nhiều giá càng cao, một hộ dùng điện thành phố dùng khoảng 500kw/tháng giá phải mua điện trên 2000đ/1kw. Điều đáng chú ý là những hộ sử dụng điện khoảng 500kw/tháng trở lên chủ yếu sử dụng điều hòa nhiệt độ vào giờ thấp điểm từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau.
Nghịch lý tiếp theo nữa: Tất cả hàng hóa có tăng có giảm giá, nhưng riêng ngành điện lâu lắm rối chỉ có tăng không giảm.
Làm sao xoá bỏ những nghịch lý trên của ngành điện Việt Nam? Chỉ có một con đường: xóa bỏ độc quyền của EVN.
Hà Nội Ngày 04/08/2013
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN--Những nghịch lý của ngành điện Việt Nam
-Cú đập mạnh lên thị trường xăng dầu



- Chủ tịch hiệp hội năng lượng phát biểu vô lối, bất nhất về việc tăng giá điện(Dân Luận). – Tăng giá điện: Không còn lựa chọn khác (CT). – Minh Diện:GIÁ ĐIỆN TĂNG, XĂNG KHÔNG GIẢM (Bùi Văn Bồng). – Xăng dầu vẫn… lỗ!(NLĐ). –Giá xăng dầu sẽ giảm, nếu… (VnEco). – Thu hẹp nhập siêu xăng dầu(VEN). –Hài hòa lợi ích trong quản lý giá xăng, dầu (ND). - Giá xăng, điện tăng gây áp lực lên sức mua (HQ). - Nhân dân cũng tâm trạng, thưa bộ trưởng! (LĐ). – “Tâm trạng dễ tả” của dân (NNVN). – Tăng giá điện, Bộ Công thương ‘tảng lờ’ câu hỏi của báo chí (VOV). – Tăng giá điện: “Không giải thích thêm nữa!” (VnEco). –Thực phẩm đồng loạt tăng giá (TN).

Kinh tế đang rơi vào vòng xoáy dữ dội? (VEF 6-8-13) – Chuyện Lạm Phát Và Thống Kê – Lies, damn lies and statistics (PN Today/ VNN/ BBC/ Alan Phan)
Nông dân trả lại ruộng, vì đâu? (VnE 6-8-13) – Bộ Công Thương thông tin về buôn lậu, xăng dầu và tồn kho (PT).

- Phó Thủ tướng chỉ đạo truy quét cá tầm, gà lậu (Tầm nhìn).

- 3.000 thùng sữa nghi nhiễm độc chưa thu hồi (KP).Đến năm 2020 chúng ta có nhà máy in tiền lớn tầm khu vực (Thời Báo Ngân Hàng 6-8-13) — Please tell me that this doesn’t mean what I think it means!
Tiểu thư đại gia, đọ tiền tỷ trên sàn chứng khoán (VNN 6-8-13)
- Đại sứ quán Việt Nam bị cáo buộc hành động khiêu khích (Interfax/ Kichbu).
Quan chức phải ‘thắt cà-vạt’ nói về mại dâm? (TVN 6-8-13) — Tôi thì nghĩ trái lại: Các quan chức này chỉ thắt cà vạt mà thôi.
Đủng đỉnh như ở công sở (SGGP 6-8-13) - Việt Nam nỗ lực cải thiện và đảm bảo quyền con người (SGGP). – Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (VOV). – Lấy ý kiến dân về báo cáo nhân quyền quốc gia (VNN).


Bộ trưởng Quốc phòng nói về Cam Ranh trước khi sang Nga (ĐV 6-8-13)
Mỹ – Việt: The US–Vietnam comprehensive partnership: key issues and implications (East Asia Forum 6-8-13) — Bài Lê Hồng Hiệp
Mỹ chỉ trích Nghị Định 72: US criticizes Vietnam new Internet control decree (AP 6-8-13) U.S. Assails New Limits on Internet in Vietnam (NYT 6-8-13) New Vietnam law criticized by Internet companies and rights groups (IDG 6-8-13) –Điều 88 Bộ luật Hình sự phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam (Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phúc – Thạc sĩ Hoàng Thế Nhân) (Thông Luận). . –Liêm sỉ ở đâu khi so Điều 88 Bộ Luật Hình Sự CHXHCN Việt Nam với Luật Hình Sự của Mỹ và Đức???(Dân Luận).







- ĐSQ Mỹ ở VN: Nghị định về Nội dung Internet (US Embassy). – Mỹ chỉ trích Nghị định 72 hạn chế Internet tại Việt Nam (RFI). – Hoa Kỳ ‘quan ngại sâu sắc về nghị định Internet của Việt Nam (VOA). –Hoa Kỳ ‘quan ngại’ về Nghị định 72(BBC)



Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai (RFI 5-8-13) — P/v nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên



- Trần Hải – Khánh Trâm: Nhân ngày giỗ lần thứ 11 tướng quân Trần Độ(BoxitVN). – Lê Diễn Đức: Người cộng sản phản tỉnh kiên hùng (RFA’s blog). –TRẦN ĐỘ – Nhật ký Rồng Rắn – Phần 2 (tiếp theo) (Bùi Văn Bồng). – VÕ VĂN KIỆT: MẤY Ý KIẾN VỀ VIỆC XUẤT BẢN SÁCH “CHUYỆN TƯỚNG ĐỘ” (Nguyễn Trọng Tạo).– Dương Tử Thành: HỎI CHUYỆN TÁC GIẢ “CHUYỆN TƯỚNG ĐỘ”(Nguyễn Trọng Tạo).

Cổ vật Việt Nam không lẫn vào đâu được (TT 6-8-13)
Triệt phá lò làm giả đủ các loại bằng theo đặt hàng (KT 6-8-13) — Tôi có giả thuyết này, mong được các nhà khoa học kiểm chứng: Những người đi đâu, làm gì cũng tự xưng là “tiến sĩ” có nhiều khả năng là tiến sĩ giả hơn là tiến sĩ thật!
Thơ ơi là thơ! (TP 6-8-13)





Vụ án Bạc Hi Lai: Cannes Villa Is Expected to Play Role in Bribery Case Against Chinese Ex-Official (NYT 5-8-13) — Tại sao nhiều người Trung Quốc vẫn còn thích Bạc Hi Lai: Why Do Some Chinese Still Love Bo Xilai?(Diplomat 6-8-13)
Sóng ngầm ở Trung Quốc: Beneath the Surface, China Simmers (FPIP 6-8-13)
Larry Summers sẽ thay Ben Bernanke? Larry Summers, Anger Translator (FP 6-8-13) — Now here’s a persuasive argument for having Summers as Fed chairman. Imagine the scene when he testifies to Congress — losing his patience, slapping his forehead, uttering audible groans, saying what he really thinks of the questions he’s asked: “I don’t mind explaining stuff. I like explaining stuff. That’s why I teach. But if I explain stuff three times. And people still don’t get it. I start to lose confidence” HAHAHA!!!

Tổng số lượt xem trang