-Bóc trần đường dây rút ruột dự án quốc lộ 1A
(LĐ) - Số 50 LÂM CHÍ CÔNG - 11:53 AM, 05/03/2015
--Công an phạt hành chính người bị đất vùi khi cản trở thi công quốc lộVNExpress
Nhà chức trách kết luận, ông Thạnh đã cố tình lao vào gầm xe tải đang đổ đất thi công quốc lộ 1A. Với hành vi này, ông Thạnh có thể bị xử phạt hành chính 2 đến 3 triệu đồng.
(LĐ) - Số 50 LÂM CHÍ CÔNG - 11:53 AM, 05/03/2015
Ông Nguyễn Đức Diệm - một người dân trong diện được đền bù - nói: “Vấn đề không phải đền bao nhiêu tiền, mà là phải làm việc công bằng, công khai với dân”.
Báo cáo ngày 4.3 của cơ quan chức năng UBND huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) nói rằng, chỉ còn 0,2km đường thuộc dự án mở rộng QL1A đi qua địa bàn huyện (có tổng chiều dài 21,3km) là chưa bàn giao. Sự thật không phải như vậy. Hàng chục vị trí, hộ gia đình trên đoạn đường đang thi công này đang khiếu kiện, treo biển yêu cầu ngừng thi công vì chưa nhận tiền đền bù.
Điều tra của PV Báo Lao Động cho thấy, tình trạng tiêu cực, sai phạm nghiêm trọng trong đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) là nguyên nhân làm chậm tiến độ thi công và đội vốn công trình.
Làm giả hồ sơ đền bù
Ông Hồ Văn Thành - một nông dân ở thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị - được các cán bộ làm hồ sơ đền bù GPMB “lén lút” đưa tên vào danh sách cho các diện tích ruộng của hợp tác xã (HTX) với mục đích nhận tiền đền bù giúp cho HTX. Nhưng, đến ngày nhận tiền, người dân trong thôn râm ran rằng, nếu nhận tiền mà không được đồng nào thì nhận làm gì, với lại sau này lộ ra thì cũng phải liên đới trách nhiệm. Vậy là ông Thành sợ. Một kế hoạch rút ruột nhà nước táo bạo đã được thực hiện.
Theo khai nhận của nông dân Thành thì ông Dương - cán bộ địa chính xã Hải Chánh - đưa tới một tờ giấy trắng nói ký vào bên dưới, ông Thành hỏi: “Sao không có nội dung gì cả mà ký” thì ông Dương nói do việc gấp nên làm sau cho kịp thời. Rồi ông Dương lập thành giấy ủy quyền có nội dung ông Thành ủy quyền cho ông Ngô Khôi Việt đi nhận tiền đền bù đất ruộng đề ngày 31.10.2014 có chữ ký và triện đỏ của Chủ tịch UBND xã Hồ Đình Thái.
Tại trụ sở UBND xã Hải Chánh ngày 4.3, ông Nguyễn Văn Chương - Bí thư Đảng ủy xã, Trưởng ban GPMB QL1A xã Hải Chánh - xác nhận rằng từ giấy ủy quyền đó, ông Việt đã nhận 26.945.000 đồng tiền đền bù (2 thửa). Và ông nói thêm: “Tôi đã bắt ông Việt đem nộp lại số tiền trên cho Hội đồng đền bù GPMB huyện sáng nay rồi”. Tuy nhiên, liên quan đến tên ông Hồ Văn Thành trong danh sách đền bù, ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng thôn Mỹ Chánh - nói rằng, trong danh sách do xã lập có ở thôn thì ông Thành đứng tên 15 lô đất đền bù; mà mới nhận 2 lô, số còn lại ai quản lý?
Người dân phản đối việc đền bù không công bằng, minh bạch. |
Nhận tiền gấp hàng chục lần công khai
Anh Nguyễn Đức Diệm - một nông dân bị cụt gần hết hai bàn tay vì canh tác mưu sinh từ nhỏ trên mảnh đất giờ được đền bù do mở rộng QL1A - nói rằng, tôi đi kiện nhiều tháng nay vì sự mất công bằng và những dấu hiệu bất thường của cán bộ, cơ quan làm công tác đền bù GPMB tại địa phương này.
Trong quá trình khiếu kiện, anh Diệm đã tự thu thập được nhiều chứng cứ. Trong đơn khiếu nại gửi UBND tỉnh Quảng Trị ngày 24.2.2015, anh Diệm chỉ đơn cử một trường hợp là hộ ông Nguyễn Văn Trà - hộ liền kề tiếp giáp đất nhà anh - có đất bị thu hồi là 2.050m2; lần 1 công khai giá trị đền bù hộ ông Trà là 43.050.000đ, nhưng sau đó “bất ngờ” ông Trà được tính thêm 430.500.000đ; tổng cộng thành 473.550.000đ - nhiều gấp hơn 10 lần.
Tiếp xúc với PV Báo Lao Động ngày 4.3, anh Diệm nói: “Tình trạng gian dối, không công khai, minh bạch trong đền bù GPMB ở Hải Chánh - Hải Lăng là rất rõ ràng. Cũng một công văn số 154/TTPTQĐ do Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện Hải Lăng (thực hiện việc đền bù GPMB) ban hành ngày 24.10.2014 nhưng lại có 2 bản có nội dung khác nhau. Một bản không có số tiền 473.550.000đ đền bù cho ông Trà, còn một bản khác thì có con số tiền nói trên. Nếu làm ăn đứng đắn thì làm sao có chuyện đó được?”.
Tiền tỉ của Nhà nước giao cho cán bộ “Không biết, không rõ, không nắm”
Một vài vụ việc nêu trên chỉ là phần nổi rất nhỏ của thực trạng đền bù GPMB QL1A đoạn đi qua huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Làm việc với PV Báo Lao Động ngày 4.3, ông Nguyễn Văn Chương - Trưởng ban GPMB xã Hải Chánh - nói, hiện còn 23 hộ chưa hoàn thành việc đền bù. Nhưng sau đó chỉ vài chục phút, tại Trung tâm PTQĐ huyện, ông Trương Nhất Linh - Phó GĐ - lại khẳng định chỉ còn 8 trường hợp chưa nhận tiền.
Hỏi: Vì sao chưa nhận tiền? Trả lời: Không rõ. Hỏi: Trung tâm có biết lý do ông Việt mang tiền đền bù nộp lại cho trung tâm? Trả lời: Không biết. Hỏi: Trung tâm có biết quy định của pháp luật về ủy quyền cho người khác nhận tiền thực hiện thế nào không? Trả lời: Không nắm. Hỏi: Tại sao trong danh sách đền bù đã được UBND tỉnh ra quyết định, ông Hồ Văn Thành có 3 thửa đất được đền bù, mà chỉ mới phát tiền 2 thửa (ông Việt nhận)? Ông Trương Nhất Linh: Không biết.
Tại trụ sở UBND xã Hải Chánh, ông Hồ Đình Thái - Chủ tịch UBND xã - người đã ký tên vào giấy ủy quyền nhận tiền đền bù giữa ông Thành và ông Việt cũng nói rằng “tôi làm theo quy định của pháp luật thôi, họ ký ủy quyền cho nhau rồi thì tôi ký xác nhận”. Nhưng ông Chủ tịch xã cũng thừa nhận rằng chữ viết trong các giấy ủy quyền là của cán bộ địa chính xã và chính người này trình ký.
Từ thực tế trên, đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị cần khẩn trương thành lập ngay một đoàn công tác để kiểm tra thực địa và toàn bộ hồ sơ đã, đang chuẩn bị giải ngân. Với các bằng chứng mà bài điều tra này cung cấp, thiết nghĩ đã đủ cơ sở để xử lý ngay những mắt xích sâu mọt trong hệ thống.
XEM VIDEO BÓC TRẦN ĐƯỜNG DÂY RÚT RUỘT DỰ ÁN QUỐC LỘ 1A
- TP.Hồ Chí Minh: Bắt băng chuyên rút ruột container, chiếm đoạt 50 tấn dầu
- Dùng 38 thẻ giả “rút ruột” hàng loạt cây ATM, khách nước ngoài lãnh án
- “Phù phép” con tàu lên 1.300 lần để rút ruột ngân sách
- Hà Nội: Khởi tố vụ án “rút ruột” Bảo hiểm y tế tại Trung tâm Cấp cứu 115
- Nghệ An: Nhà văn hóa thể thao xã bị “rút ruột”?
--Công an phạt hành chính người bị đất vùi khi cản trở thi công quốc lộVNExpress
Nhà chức trách kết luận, ông Thạnh đã cố tình lao vào gầm xe tải đang đổ đất thi công quốc lộ 1A. Với hành vi này, ông Thạnh có thể bị xử phạt hành chính 2 đến 3 triệu đồng.
Ngày 10/4, Đại tá Nguyễn Viết Lợi, Giám đốc công an tỉnh Quảng Nam, cho biết đã có kết luận việc ông Nguyễn Thạnh (56 tuổi, thôn 3, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) bị đất đá vùi lấp lên người vì cản trở thi công quốc lộ 1A ngày 4/4.
Kết luận cho rằng, không có chuyện ông Thạnh bị xe tải cố tình đổ đất đá lên người mà do ông lao vào nằm dưới gầm khi xe tải khi thùng đổ cấp phối đá dăm đã được nâng lên. Ông Thạnh đã xuất viện về nhà, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, khi công an mời làm việc, gia đình ông này tiếp tục cản trở, từ chối không nhận giấy mời và đã rời khỏi địa phương.
Vợ ông Thạnh khẳng định tài xế cố tình vùi lấp chồng bà, tuy nhiên bị tài xế và nhà chức trách bác bỏ. Ảnh: Tiến Hùng.
|
Theo công an huyện Thăng Bình, đơn vị đang chờ ông Thạnh hợp tác để thông báo việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Hành vi của người này đã cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức và mức phạt từ 2 đến 3 triệu đồng.
Việc vợ ông Thạnh khẳng định bị mất 5 chỉ vàng cùng một số tiền mặt, đại tá Lợi cho rằng cần điều tra xem đây có phải là hành vi vu khống hay không.
Trước đó khoảng 10h ngày 4/4, Công ty cổ phần Xây dựng công trình 545 huy động nhiều xe tải chở đất đá cùng máy móc san lấp mặt bằng, mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua nhà hàng xóm ông Thạnh thì hai vợ chồng ông này ra ngăn cản, giằng co.
Trong lúc xe tải đổ đất đá, ông Thạnh chạy tới nằm phía sau xe và bị đất đá vùi lấp. Người dân phải đào bới chừng 15 phút mới đưa được nạn nhân ra ngoài.
Nhà chức trách sau đó có mặt để giải quyết vụ việc, đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng bị gia đình ngăn cản. Đến khoảng 13h chiều cùng ngày, sau khi được nhiều người thuyết phục, gia đình mới để ông Thạnh tới bệnh viện.
Ông Nguyễn Văn Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, cho hay hộ ông Thạnh có hai mảnh đất phía trước nhà giáp với quốc lộ 1A. Trong đó, một mảnh có sổ đỏ, phần còn lại chưa có giầy tờ. Khi thi công mở rộng quốc lộ 1A, phần đất của ông Thạnh thuộc đất hành lang an toàn giao thông nên không nằm trong diện đền bù theo quy định.
Gia đình ông Thạnh sau đó đã giăng biểu ngữ trước nhà để phản đối sự việc. Ảnh:Tiến Hùng.
|
Ông Thân Hóa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Xây dựng công trình giao thông 545 (chủ đầu tư dự án), cho biết do ông Thạnh nhiều lần cản trở thi công, gây chậm tiến độ nên phía công ty đã phải thương lượng và hỗ trợ 65 triệu đồng.
Theo chính quyền, ông Thạnh yêu cầu UBND huyện chỉnh lý sổ đỏ, đổ đất lấp hai ao rau muống trước nhà và huyện đồng ý, gia đình ông Thạnh cũng đồng ý bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, việc chỉnh lý sổ đỏ chưa được thực hiện. Đến ngày 3/4, huyện mới đổ được 6 xe đất lấp ao. Thấy công nhân đang thi công bên phần đất của hàng xóm, vợ chồng ông Thạnh sợ đơn vị thi công và huyện thất hứa việc lấp ao cho gia đình mình nên ra cản trở dẫn đến tai nạn.
Về nhóm 10 người mà gia đình ông Thạnh cho là giang hồ, ông Hóa khẳng định đó là công nhân của đơn vị thi công. Do bị cản trở, công nhân không có việc làm nhiều ngày và không có tiền công nên vào đòi lại tiền.
"Đó là tiền của đơn vị thi công, không phải tiền đền bù. Vì phải hoàn thành đoạn đường trước 30/4 nên chúng tôi nhân nhượng hỗ trợ ông Thạnh 65 triệu đồng. Nếu nhà ông Thạnh giữ lại tiền thì phải để đơn vị thi công", ông Hoá nói.
Ngăn cản thi công quốc lộ 1A, người đàn ông bị đất đá vùi lấp.
...
Xử phạt người bị “chôn sống” khi cản trở thi công QL 1AVietNamNet
Vụ 'chôn sống' người cản trở thi công QL 1A: Phạt người bị vùi lấp 3 ...Báo Nông Nghiệp Việt Nam
– Công an điều tra vụ ‘ngăn thi công, một người bị vùi lấp’ (PLO) –Tài xế “chôn sống” người cản thi công: Tôi không biết ông Thạnh phía sau (Dân Trí)-
-Ngăn cản thi công Quốc lộ 1, bị “chôn sống”
(NLĐO) - Một người đàn ông đã bị “chôn sống” dưới đống đất trong lúc ra đường ngăn cản thi công Quốc lộ 1 tại tỉnh Quảng Nam
Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng 4-4. Nạn nhân là ông Nguyễn Thạnh (56 tuổi, ngụ thôn 3, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
-Khổ quá đường ơi!
TT - Như Tuổi Trẻ đã phản ánh trên số báo ra ngày 13-1 “Thi công quốc lộ 13 bầy hầy, dân dựng bảng phản đối”, Tuổi Trẻ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Dân dựng bảng phản đối việc thi công quốc lộ 13 bầy hầy
TT - Quá bức xúc việc thi công bầy hầy, chậm tiến độ quá lâu khiến khói bụi dày đặc, đi lại khó khăn... các hộ dân bên đường đã treo bảng phản đối và dọa sẽ chặn tuyến đường này.
Xử phạt người bị “chôn sống” khi cản trở thi công QL 1AVietNamNet
Vụ 'chôn sống' người cản trở thi công QL 1A: Phạt người bị vùi lấp 3 ...Báo Nông Nghiệp Việt Nam
– Công an điều tra vụ ‘ngăn thi công, một người bị vùi lấp’ (PLO) –Tài xế “chôn sống” người cản thi công: Tôi không biết ông Thạnh phía sau (Dân Trí)-
-Ngăn cản thi công Quốc lộ 1, bị “chôn sống”
(NLĐO) - Một người đàn ông đã bị “chôn sống” dưới đống đất trong lúc ra đường ngăn cản thi công Quốc lộ 1 tại tỉnh Quảng Nam
Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng 4-4. Nạn nhân là ông Nguyễn Thạnh (56 tuổi, ngụ thôn 3, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
Ông Thạnh bị đống đất từ chiếc xe tải vùi lấp hơn 10 phút
Theo thông tin từ bà Huỳnh Thị Thảo (60 tuổi, vợ ông Thạnh) cung cấp, gia đình bà có 2 mảnh đất phía trước nhà giáp với Quốc lộ 1. Trong đó, có một mảnh đất có bìa đỏ, một mảnh chưa có giấy tờ nhưng gia đình đã sử dụng vài chục năm nay. Do việc đền bù không thỏa đáng nên gia đình không cho thi công mở rộng Quốc lộ 1. Mới đây, chính quyền địa phương đã thuyết phục, đưa 65 triệu đồng và hứa đổ 2 hộc đất trước mặt nhà cho đầy và hẹn hoàn thành bìa đỏ mảnh đất còn lại. Vì thế, gia đình đã đồng ý bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan cứ hẹn mãi mà không chịu đổ đầy đất nên gia đình tiếp tục cản trở.
Chiếc xe tải đổ đất vùi lấp ông Thạnh vẫn nằm ở hiện trường
Sáng 4-4, cán bộ xã Bình Phục vào nhà hỏi thì gia đình yêu cầu đổ đất rồi mới cho làm. Sau đó, những cán bộ này ra về và hứa sẽ đổ đất trong buổi sáng cùng ngày. Tuy nhiên, sau khi các cán bộ vừa đi ra thì có một nhóm khoảng 10 người lạ mặt, xăm trổ đầy người vào trấn áp, đòi 65 triệu đồng. Sau đó, bà Thảo phản ứng nên giữa hai bên xảy ra giằng co, xô xát với nhau.
Cùng thời điểm này, ông Thạnh ra bên ngoài để cản trở việc thi công thì bị tài xế xe tải BKS 92K-9850 đổ đất chôn vùi. Sau khi phát hiện sự việc, rất đông người dân đã chạy tới đào đống đất hơn 10 phút mới kéo được ông Thạnh lên. “Ổng đứng sau xe hồi chưa đổ đất, tài xế thấy mà vẫn đổ đất chôn lấp ổng luôn” - bà Thảo thuật lại.
Gia đình không cho chở đi bệnh viện, cán bộ y tế khám, đo huyết áp cho ông Thạnh tại hiện trường
Người dân và lực lượng chức năng có mặt tại đây đã gọi xe cấp cứu đến nhưng phía gia đình nhất quyết không cho chở đi bệnh viện. Thấy ông Thạnhnằm bất động, công an huyện Thăng Bình và rất nhiều người qua lại thuyết phục người nhà chở đi bệnh viện nhưng phải đến khoảng 12 giờ 40 phút thì gia đình mới chấp nhận để xe chở ông Thạnh đi.
Có mặt tại hiện trường từ lúc 11 giờ 30 đến lúc ông Thạnh được đưa đi cấp cứu, chúng tôi ghi nhận hình ảnh người dân hết sức bức xúc trước sự việc trên. Trong khi ông Thạnh nằm thoi thóp trên đống đất thì không thấy một vị lãnh đạo nào của UBND xã Bình Phục cũng như UBND huyện Thăng Bình đến an ủi, động viên hay đứng ra chịu trách nhiệm để đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Rất nhiều người có mặt tại hiện trường theo dõi sự việc
Khi chúng tôi liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Bình Phục thì ông Phong cho biết đang có việc bận, đã có bí thư và phó chủ tịch xã tại hiện trường. Còn ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch huyệnThăng Bình thì cho biết ông đi công tác ở TP HCM, đã ủy quyền cho cấp phó xử lý các vụ việc. Tuy nhiên, không rõ những cán bộ địa phương này đứng ở đâu nhưng tại hiện trường thì không thấy một người nào.
Công an huyện Thăng Bình có mặt lập biên bản sự việc, giải thích cho gia đình...
Chiều 4-4, Thượng tá Trần Văn Xuân, Trưởng Công an huyện Thăng Bình, cho biết người nhà cũng khai báo có “giang hồ” hành hung và còn khai trong lúc giằng co thì bà Thảo bị mất một sợi dây chuyền vàng. “Tuy nhiên, chúng tôi phải điều tra mới biết được có hay không” - ông Xuân nói và nhận định có lẽ tài xế không thấy ông Thạnh chứ không ai lại đổ đất chôn sống người khác.
Ông Xuân cũng cho biết thêm, Quốc lộ 1 đi qua xã Bình Phục, huyện Thăng Bình - nơi xảy ra vụ việc do Công ty CP Xây dựng Công trình 545 thi công.
Tin-ảnh: Q.Vinh
Cản thi công QL1A, một người bị xe tải đổ đất vùi lấp Tuổi Trẻ
Cản trở thi công QL1A, một người bị xe tải đổ đất vùi lấp
TTO - Do ngăn cản xe tải chở đất thi công Quốc lộ 1A, đoạn qua phần đất nhà mình, ông Nguyễn Thạnh đã bị xe tải đổ đất đá đè vùi lấp hết người. Ông Thạnh tại hiện trường vụ việc - Ảnh: Tấn Vũ. Chiều 4-4, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vẫn ...
Người đàn ông bị đất đá vùi lấp vì ngăn cản đơn vị thi côngNgười Đưa Tin
Người đàn ông bị “chôn sống” vì ngăn thi công đườngTiền Phong Online
Ngăn cản thi công quốc lộ 1A, người đàn ông bị đất đá vùi lấpVNExpress
Báo Điện tử Dân Việt
Thi công QL 1 qua Thừa Thiên - Huế: hoàn trả mặt bằng trước 8-2 2
Thi công quốc lộ 1, tai nạn rình rập 1
Khởi công thêm một dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam
Thi công Quốc lộ 1: Dở dở ương ương!
Quy hoạch sân bay cần tầm nhìn 100 năm
Cản thi công QL1A, một người bị xe tải đổ đất vùi lấp Tuổi Trẻ
Cản trở thi công QL1A, một người bị xe tải đổ đất vùi lấp
TTO - Do ngăn cản xe tải chở đất thi công Quốc lộ 1A, đoạn qua phần đất nhà mình, ông Nguyễn Thạnh đã bị xe tải đổ đất đá đè vùi lấp hết người. Ông Thạnh tại hiện trường vụ việc - Ảnh: Tấn Vũ. Chiều 4-4, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vẫn ...
Người đàn ông bị đất đá vùi lấp vì ngăn cản đơn vị thi côngNgười Đưa Tin
Người đàn ông bị “chôn sống” vì ngăn thi công đườngTiền Phong Online
Ngăn cản thi công quốc lộ 1A, người đàn ông bị đất đá vùi lấpVNExpress
Báo Điện tử Dân Việt
Thi công QL 1 qua Thừa Thiên - Huế: hoàn trả mặt bằng trước 8-2 2
Thi công quốc lộ 1, tai nạn rình rập 1
Khởi công thêm một dự án mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam
Thi công Quốc lộ 1: Dở dở ương ương!
Quy hoạch sân bay cần tầm nhìn 100 năm
-Khổ quá đường ơi!
TT - Như Tuổi Trẻ đã phản ánh trên số báo ra ngày 13-1 “Thi công quốc lộ 13 bầy hầy, dân dựng bảng phản đối”, Tuổi Trẻ tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Vì sao người dân sống ven quốc lộ phải chịu cảnh cơ cực và các đơn vị liên quan đã, đang và sẽ làm gì trên con đường này?
Quốc lộ 13 (đoạn qua xã Thanh Phú, thị xã Bình Long, Bình Phước) đầy khói bụi - Ảnh: Hữu Khoa |
Dù đã “ngốn” của ngân sách 100 tỉ đồng nhưng dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn An Lộc - Chiu Riu của tỉnh Bình Phước vẫn bầy hầy, bị băm nát và trở thành con đường làm khổ dân.
Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư đáng lẽ phải hoàn thành dự án từ năm 2013 nhưng tới nay liên tục phá vỡ thời hạn hợp đồng.
Chưa tính đến khả năng cắt hợp đồng
“Thà không làm đường, dân còn đỡ khổ”
Đó là lời thốt lên của chị Nguyễn Thị Thảo (ngụ xã Thanh Lương, thị xã Bình Long), nhà ngay “mặt tiền” quốc lộ 13, nơi có dự án đang triển khai. Chị Thảo lý giải: “Trước đây dù quốc lộ 13 còn nhỏ hẹp nhưng các phương tiện có thể lưu thông bình thường. Thế nhưng từ khi khởi công dự án, “các ông ấy” băm nát mặt đường rồi để đấy suốt nhiều năm trời. Máy móc thi công đã rút đi, chỉ có người dân chúng tôi ở lại với những ổ voi, ổ gà và khói bụi mịt mù. Dự án đã làm khổ người dân quá lâu nên chúng tôi rất chán nản, thà không làm đường có lẽ chúng tôi còn đỡ khổ”.
Chị Thảo chỉ cho chúng tôi những dãy nhà dọc hai bên đường phủ một màu trắng xóa của bụi đường. Nhiều nhà không chịu nổi bụi phải liên tục đóng cửa, có hộ dân còn phải dùng bạt chắn bụi ngay trước nhà mình. Đặc biệt là mấy tháng trở lại đây, khi đơn vị thi công rút máy móc khỏi công trình không làm tiếp và cũng không chịu tưới nước chống bụi cho người dân thì người dân càng thêm khổ vì bụi.
|
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư được thành lập từ bảy cổ đông, trong đó Công ty TNHH một thành viên Cao su Sông Bé (trực thuộc Tỉnh ủy Bình Phước) là cổ đông lớn nhất với 30% cổ phần.
Ngoài ra còn có các cổ đông khác như Tập đoàn Công nghiệp cao su VN và các công ty: cổ phần đầu tư xây dựng Phong Phú, xây dựng Đồng Phú, An Lộc, Phước Liên và Anh Khoa.
Ông Hồ Văn Hữu, giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Phước, cho biết ban đầu khi giao Công ty BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư thực hiện dự án thì lãnh đạo tỉnh đánh giá dự án sẽ thực hiện được do Nhà nước có hỗ trợ và bản thân các cổ đông của công ty này có thể dựa vào nguồn vốn từ việc bán mủ cao su và vốn vay ngân hàng.
Tuy nhiên sau này các kế hoạch trên bị trục trặc nên dự án cũng bị đình trệ. Cụ thể, UBND tỉnh Bình Phước chủ trương hỗ trợ Công ty BOT 100 tỉ đồng bằng cách giao 1.000ha đất rừng nghèo kiệt chuyển đổi cho Công ty Cao su Sông Bé trồng cao su. Đổi lại, Công ty Cao su Sông Bé sẽ chuyển tiền lại cho Công ty BOT.
Trên thực tế Công ty Cao su Sông Bé đã chuyển được 50 tỉ đồng thì bị Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, kết luận việc hỗ trợ này là không đúng quy định nên không thể tiếp tục chuyển 50 tỉ đồng còn lại.
Về nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng, ông Hữu cho biết từ năm 2013 tới nay giá mủ cao su giảm mạnh đã ảnh hưởng tới nguồn thu của các công ty cao su là cổ đông của Công ty cổ phần BOT.
Ngoài ra, lãi suất cao năm 2011-2012 cũng khiến các cổ đông chần chừ không vay vốn, sau này lãi suất giảm thì các cổ đông lại chờ hỗ trợ từ tỉnh rồi mới đi vay ngân hàng.
Tuổi Trẻ đặt vấn đề việc lãi suất tăng giảm thì chắc chắn khi bắt đầu đàm phán ký hợp đồng BOT đã phải tính toán, tại sao tỉnh Bình Phước không thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư trước khi ký hợp đồng?
Ông Hữu nói việc giao chủ đầu tư thực hiện dự án này là chủ trương của lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh nên không thẩm định năng lực tài chính. Về việc hủy hợp đồng với chủ đầu tư hiện tại để tìm kiếm chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án, đại diện Sở GTVT tỉnh Bình Phước cho rằng đã có thăm dò nhưng do dự án này có lưu lượng xe ít, lợi nhuận thấp nên các nhà đầu tư khác không mặn mà, vì vậy tỉnh cũng chưa tính đến khả năng cắt hợp đồng với Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư.
Hỗ trợ mới chịu làm
Ngày 13-1, UBND tỉnh Bình Phước chủ trì cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc của dự án BOT quốc lộ 13 An Lộc - Chiu Riu. Theo báo cáo của Sở GTVT Bình Phước, hiện nay dự án mới thi công được rất ít, nhiều đơn vị đã ngưng thi công. Nguyên nhân của việc chậm trễ, theo Sở GTVT, do chủ đầu tư thiếu năng lực.
Cụ thể, Công ty BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư thiếu vốn và cũng chưa thực hiện vay ngân hàng để thực hiện dự án như cam kết trong hợp đồng. Ngày 7-1, công ty này tổ chức đại hội cổ đông và đưa ra yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước phải tiếp tục hỗ trợ 50 tỉ đồng mới tiếp tục góp vốn, thực hiện vay ngân hàng. Do chưa đạt được thỏa thuận này nên công ty tiếp tục bỏ bê dự án, không chịu thi công.
Trong các năm từ 2011 tới nay, tỉnh Bình Phước đã chuyển 100 tỉ đồng cho Công ty BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư (gồm 50 tỉ đồng từ ngân sách, 50 tỉ đồng do Công ty Sông Bé chuyển sang). Số tiền này công ty đã nhận và giải ngân hết.
Thế nhưng, tới nay khối lượng đã hoàn thành của dự án mới chỉ khoảng 180 tỉ đồng, nếu trừ đi 100 tỉ đồng nói trên thì số tiền đóng góp của các cổ đông công ty chỉ còn 80 tỉ đồng.
Điều đáng chú ý, các cổ đông góp vốn thành lập Công ty BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư cũng chính là các đơn vị thi công dự án, vì vậy số tiền họ đóng góp chủ yếu là khối lượng thi công, còn tiền mặt thì rất ít.
Theo hợp đồng BOT, Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư phải “có trách nhiệm tự thu xếp để bố trí vốn thực hiện đầu tư và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng”. Thế nhưng rõ ràng tới nay chủ đầu tư đã vi phạm điều khoản này.
Ngoài ra, hợp đồng BOT còn quy định “trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký kết, chủ đầu tư phải ký hợp đồng tín dụng vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án...”.
Thế nhưng tới nay đã sau năm năm, chủ đầu tư lấy lý do “lãi suất cao” và chờ đợi các ưu đãi từ UBND tỉnh Bình Phước nên vẫn chưa hề ký hợp đồng vay vốn ngân hàng, dẫn tới dự án không có tiền để thực hiện. Trong khi đó, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng theo kế hoạch ban đầu chiếm tới 80% nguồn vốn đầu tư.
Người đi xe máy trên quốc lộ 13 phải dừng xe vào bên lề đường tránh bụi - Ảnh: Hữu Khoa, Xuân An |
Người dân dùng các nhánh cây làm chướng ngại vật trên đường - Ảnh: Hữu Khoa, Xuân An |
Quán bida ở ấp Thanh Xuân, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long phải đóng cửa do bụi - Ảnh: Hữu Khoa, Xuân An |
Quốc lộ 13 đầy ổ gà, ổ voi và chưa có đèn đường - Ảnh: Hữu Khoa, Xuân An |
Đường bê bối vẫn tính chuyện thu phí
Dự án BOT quốc lộ 13 từ An Lộc tới Chiu Riu dài 32,5km; lúc đầu dự kiến mở rộng thành 24m (sau này giảm còn 19m), với tổng vốn đầu tư 685 tỉ đồng.
Theo phương án mới được Bộ Tài chính đồng ý, dự án BOT quốc lộ 13 An Lộc - Chiu Riu sẽ được đặt một trạm thu phí tại km 105+700, thuộc xã Thanh Phú, thị xã Bình Long. Vị trí này cách trạm thu phí tại km 90+300 của dự án BOT quốc lộ 13 Tham Rớt - Bình Long (đã thu phí) chưa đầy 30km.
Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư còn đang đề nghị và đã được UBND tỉnh Bình Phước đồng ý, kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Tài chính cho đặt thêm một trạm thu phí nữa tại cuối dự án, sau khi đã vận hành trạm thu phí tại km 105+700 một thời gian.
Trong khi quy định của Bộ Tài chính yêu cầu hai trạm thu phí BOT phải cách nhau tối thiểu 70km thì tại Bình Phước sẽ có ít nhất 3-4 trạm thu phí trong vòng chưa đầy 70km của quốc lộ 13, từ cầu Tham Rớt (giáp Bình Dương và Bình Phước) tới Chiu Riu (huyện Lộc Ninh, Bình Phước).
|
Chủ đầu tư “không nghe lời”
Ông Hồ Văn Hữu thừa nhận trách nhiệm của sở trong việc để dự án quốc lộ 13 quá bê bối. “Tôi hiểu nỗi khổ của người dân. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri người dân có phản ảnh, đường bụi quá nhiều người dân cũng gọi cho tôi. Thế nhưng có khi Sở GTVT đôn đốc nhưng chủ đầu tư không nghe” - ông Hữu nói.
Trong ngày 12-1, hàng chục hộ dân hai bên đường đã treo băngrôn phản đối, dọa sẽ chặn xe vì đường quá bụi. Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 12-1, đại diện Sở GTVT tỉnh Bình Phước nói đã yêu cầu chủ đầu tư ngay trong ngày 13-1 phải xuống tưới nước trong thời gian chờ thi công để tránh bụi cho người dân.
Thế nhưng tới cuối giờ chiều 13-1, các đoạn đường của quốc lộ 13 vẫn chưa hề có máy móc hay người của đơn vị thi công tới tưới nước theo chỉ đạo của Sở GTVT.
Đại diện Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư, chủ đầu tư dự án, trả lời Tuổi Trẻ trong ngày 13-1 rằng sau cuộc họp sáng cùng ngày, UBND tỉnh Bình Phước cam kết sẽ hỗ trợ chủ đầu tư 50 tỉ đồng từ vốn ngân sách nên sắp tới công ty sẽ thi công trở lại, tiến hành thảm nhựa một bên đoạn từ thị trấn An Lộc (thị xã Bình Long) tới xã Lộc Hưng (huyện Lộc Ninh) để người dân đi lại bớt khó khăn.
|
TT - Quá bức xúc việc thi công bầy hầy, chậm tiến độ quá lâu khiến khói bụi dày đặc, đi lại khó khăn... các hộ dân bên đường đã treo bảng phản đối và dọa sẽ chặn tuyến đường này.
Người dân xã Thanh Lương (Bình Long, Bình Phước) viết những câu cầu cứu lên tấm bảng cắm giữa đường - Ảnh: Xuân An |
Ngày 12-1, hàng chục hộ dân sống cạnh quốc lộ 13 đoạn qua xã Thanh Lương (huyện Bình Long, Bình Phước) đã dùng các bao tải đất, cành cây... làm chướng ngại vật ngăn không cho xe cộ đi lại vì phải hứng chịu cảnh thi công dang dở suốt bốn năm qua.
Người dân tại đây còn viết các dòng chữ kêu cứu trên tấm bảng cắm ngay giữa đường cùng với một băngrôn in dòng chữ cảnh báo: “Ngày 17-1-2015, toàn dân sẽ chặn đường quốc lộ 13, các xe xin lưu ý: vì đường quá bụi”...
Theo ghi nhận, quốc lộ 13 đoạn qua xã Thanh Lương đang thi công dang dở, giữa quốc lộ có nhiều ụ đất đá nổi lên cao, nhiều thân cây nằm ngổn ngang trên đường.
Mỗi lần xe đi qua bụi bay mù mịt cả đoạn đường, cách 10m cũng không nhìn thấy đường, trong khi lượng xe tải, xe khách qua lại thường xuyên.
Bức xúc trước việc thi công quốc lộ 13 kéo dài gây ô nhiễm, cản trở giao thông, người dân dựng bảng kêu cứu và cảnh báo sẽ phong tỏa tuyến đường này - Ảnh: Xuân An |
Dọc hai bên đường, nhiều hộ dân kinh doanh đã phải đóng cửa vì quá bụi, các tiệm tạp hóa phải che bạt kín, cây cối gần như đã chuyển thành màu bạc từ gốc lên ngọn. Mỗi ngày người dân phải quét nhà không dưới ba lần.
Bà Phạm Thị Hường (53 tuổi, ngụ thị xã Bình Long) cho biết nhà bà hầu như không có chỗ nào không bị bám bụi, phải đóng cửa suốt ngày lẫn đêm.
“Chưa ăn xong bữa cơm bụi đã bám đầy cả mâm rồi” - bà Hường giãi bày. Điều đáng nói là người dân đã làm đơn gửi lên các cấp chính quyền phản ảnh tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Ông Hồ Văn Hữu - giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Phước - cho biết dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 được giao cho Công ty cổ phần BOT quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư làm chủ đầu tư theo hình thức BOT.
Dự án này khởi công từ năm 2010, đáng lẽ phải hoàn thành từ năm 2013 nhưng do “năng lực của nhà đầu tư kém” nên tới nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết khi nào hoàn thành.
Vừa qua, do khó khăn về vốn nên chủ đầu tư tạm ngừng thi công, cũng không tưới nước khiến nhiều đoạn đường khói bụi quá mù mịt, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Về hướng giải quyết, ông Hữu cho biết trước mắt ngay trong ngày đã yêu cầu chủ đầu tư dùng xe tưới nước chống bụi cho người dân.
Dự kiến hôm nay (13-1), UBND tỉnh Bình Phước tổ chức cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT quốc lộ 13 này.