Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Ngôi mộ phát ra năng lượng chữa bách bệnh ở Thanh Oai, Hà Nội

-Ngôi mộ phát ra năng lượng chữa bách bệnh ở Thanh Oai, Hà Nội
ANTĐ - Thời gian gần đây, thông tin về một ngôi mộ có “phép màu”, phát ra năng lượng kỳ lạ có khả năng chữa bách bệnh được lan truyền khắp nơi. Hàng nghìn người đã kéo đến đây với mong muốn được hấp thu nguồn năng lượng kỳ diệu này, trong đó có không ít người mắc bệnh ung thư mà y học bó tay cũng tìm đến ngôi mộ này mong khỏi bệnh…

Chỉ cần ngồi thiền cạnh mộ 
Từ Hà Đông (Hà Nội), xuôi theo Quốc lộ 21B, chúng tôi tìm về xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai. Không khó để tìm thấy ngôi mộ, vì nó được xây dựng khá lạ, trên một mảnh đất rộng tới 300m2 giữa cánh đồng với những hàng cau thẳng tắp và cây cối um tùm. Khi chúng tôi đến, một buổi sáng giữa tuần đã thấy một hàng dài ô tô, taxi đỗ trên đường dẫn vào khu mộ. Gia chủ của ngôi mộ kỳ lạ này là bà Bùi Thị Sinh, và người nằm dưới mộ chính là thân sinh của bà - cụ Trưởng Cần (Nguyễn Đức Cần). Bà Sinh là người đã trông nom, hương khói cho ngôi mộ cụ Cần suốt ba chục năm qua. Theo bà Sinh, sinh thời, cụ Trưởng Cần tham gia hoạt động cách mạng và chữa bệnh từ thiện cho người dân. Khi cụ Cần qua đời vào năm 1983, chính những người bệnh nhân từng được cụ Cần chữa khỏi đã cùng nhau đóng góp hàng trăm triệu đồng đưa linh cữu của cụ Cần về an táng vĩnh cửu tại đây. 

Lý giải về việc nhiều người tới đây cúng lễ, ngồi thiền xung quanh mộ phần của cụ Cần, bà Sinh cho biết: “Từ khi cụ nhà tôi về yên nghỉ tại đây, gia đình vẫn hàng ngày chăm nom ngôi mộ cẩn thận, mùng 1, ngày rằm đều ra thắp hương, cúng lễ. Riêng những người tới đây là vì mến mộ tài đức của cụ tôi, có người là bệnh nhân cũ, có người là bệnh nhân ở tứ xứ về đây để chữa bệnh. Gia đình không cấm đoán, ngăn cản người tới tế lễ. Đó là tấm lòng của người đã khuất với người còn sống. Giờ đây, hàng ngày chúng tôi đều có mặt để hướng dẫn họ vào tế lễ”. Bà cũng giải thích, do hôm nay là ngày thường nên số người đến còn ít, chứ vào những ngày cuối tuần thì khách đến thắp hương, thiền cả trăm người, chật cả khuôn viên. 

Khi chúng tôi có mặt thì ngay trong khuôn viên ngôi mộ, hơn chục người vẫn quây xung quanh, hướng về phía mộ phần trong tư thế ngồi thiền. Có người chắp tay khấn vái, mắt lim dim như thể đang tiếp nhận nguồn năng lượng “kỳ lạ” từ ngôi mộ. Một người đàn bà trung tuổi ở tận Nha Trang cất công ra tận Hà Nội để được ngồi trước mộ cụ Trưởng Cần nói với chúng tôi: Do có người quen đã từng đến thuê nhà ở đây, hàng ngày ra thiền tại mộ cụ thấy sức khỏe rất tốt nên bà cũng tranh thủ đến thăm mộ cụ. Bà còn bảo: “Lúc ngồi thiền, tôi thấy một vầng màu đỏ cam cứ nở bung ra như những bông hoa ấy”. Sống cách ngôi một không xa, bà Nguyễn Thị Hải (xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, bà bị tiểu đường, tim mạch, khớp… vẫn đang dùng thuốc của bệnh viện nhưng cũng tới đây để cúng lễ với mong muốn bệnh nhanh khỏi. “Cứ lúc nào đồng áng rảnh rỗi, chúng tôi lại tới đây cúng lễ, trước để tỏ lòng thành kính với tiền nhân, nhưng cũng là để thử xem bệnh tình có thuyên giảm. Chưa biết hiệu quả hay không nhưng ai cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên”. Tương tự, bà Bạch Tuyết (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết, mình bị ung thư phổi đang điều trị tây y. Từ khi nghe tin về ngôi mộ cụ Trưởng Cần có khả năng chữa bệnh, tháng vài ba lần bà lên đây. “Chưa biết mộ cụ có chữa bệnh được không, nhưng về đây, không khí trong lành cũng đã rất tốt cho sức khỏe rồi. Tôi chưa đi khám xét lại xem thật ra bệnh của mình có đỡ thật hay không, nhưng khách quan mà nói thì tôi thấy mình có khỏe hơn” - bà Tuyết cho biết. 

Trong khuôn viên ngôi mộ, một hình ảnh “lạ” cũng đập vào mắt chúng tôi, đó là một chiếc lều được căng ngay cạnh ngôi mộ, trong lều là một cô gái trẻ được mọi người cho rằng bị bệnh “lạnh suốt ngày”. Những người thường xuyên có mặt tại ngôi mộ cho biết, cô này không phải người ở đây mà nghe đâu ở tận tỉnh ngoài dù mùa đông hay mùa hè đều cảm thấy rất lạnh và phải mặc áo rét nên bố mẹ phải đưa đến đây thuê trọ, ngày ra nằm cạnh mộ đến giờ ăn uống và ngủ thì lại về nhà trọ. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ, chúng tôi được biết cô bé thực ra bị bệnh tâm thần, với biểu hiện là “sợ gió, sợ lạnh”. Gia đình cũng từng cho điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng khi nghe đến ngôi mộ thì đã bỏ cả việc điều trị để đến đây khoảng 1 tháng nay.

Người nằm dưới mộ là ai?
Theo tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được, cụ Trưởng Cần tên thật là Nguyễn Đức Cần, sinh năm 1909, được biết đến như một nhà văn hóa, nhà tâm linh nổi tiếng. Nhiều tài liệu cho rằng cụ có khả năng chữa bệnh tài tình mà không dùng đến thuốc, chỉ cần truyền năng lượng cho bệnh nhân là bách bệnh tiêu tán. Theo cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, cụ Nguyễn Đức Cần chữa bệnh bằng phương pháp rất kỳ lạ như chữa bệnh từ xa mà không cần dùng đến thuốc. Nhờ phương pháp chữa bệnh này đã có hàng trăm, hàng nghìn người khỏi bệnh mà không tốn bất kỳ một đồng nào. Cuộc đời và thân thế của ông cũng ẩn chứa nhiều điều bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Cụ Trưởng Cần sinh nhằm đúng vào đêm 30 Tết năm 1909 tại làng Đại Yên (nay thuộc Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước. Lên 8 tuổi, cụ được gia đình gửi vào học tại trường Albert Sarraut Hà Nội, 12 tuổi thì cưới vợ, và chỉ mấy ngày sau người vợ cụ đã quay về nhà ngoại ở. Đúng lúc này thì công việc làm ăn của gia đình bắt đầu thua lỗ, rơi vào kiện cáo, bố cụ đổ bệnh, chạy chữa khắp nơi không khỏi. Sau này, gia đình cụ mời được một thầy lang về chữa. Chẳng biết thầy lang đó chữa bằng cách nào, nhưng chỉ vài ngày thì bố của cụ khỏi bệnh. Không những thế, thầy lang đó bảo chỉ chữa bệnh làm phúc và không nhận tiền bạc thù lao của gia đình. Sau này thầy lang đã nhận cụ Cần theo truyền dạy phương pháp chữa bệnh, tu luyện tại đỉnh Mẫu (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Theo thầy lang kia thì đây là nơi “linh khí Việt Nam hội tụ”, rất tốt cho việc tu luyện thần nhãn, hấp thụ dương quang và truyền dạy tuệ quang…

Trước năm 1945, cụ tham gia hoạt động cách mạng tại Chiến khu Việt Bắc. Để yên tâm hoạt động cách mạng, khi lên Việt Bắc, cụ đã gửi con gái út là Bùi Thị Sinh làm con nuôi cho gia đình ông Bùi Văn Hồ ở thôn My Hạ, xã Thanh Mai. Năm 1955 từ Việt Bắc trở về, cụ sinh sống tại Ngọc Hà, Ba Đình (Hà Nội) và làm nghề trồng hoa. Khoảng những năm 1940, cụ Cần bắt đầu chữa bệnh. Đầu tiên là những người trong họ tộc thân quen, sau mở rộng ra cho những ai có nhu cầu. Theo những lời lưu truyền lại thì cách chữa bệnh của cụ rất đặc biệt: Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đến gặp cụ, nếu được cụ nhận lời, cụ cho một mảnh giấy có chữ ký của cụ mang về thì bệnh có thể khỏi. Có người đến, cụ bảo cứ về đi, thế là bệnh cũng tự khỏi. Có người thì cụ còn xé nhỏ những mảnh giấy rồi truyền năng lượng vào, đưa cho người bệnh về nhà đốt lên uống hoặc đặt lên những chỗ bị đau. Những năm đó, người bệnh từ khắp nơi đổ về xin cụ chữa. Đặc biệt, cụ chữa bệnh mà không hề lấy tiền hay quà cáp của bất cứ ai. 

Ngày 30-4-1974 các cơ quan chức năng đã tiến hành quay phim hai ca chữa bệnh của cụ với sự phản biện của các bác sỹ công nhận việc chữa bệnh của cụ đã cho kết quả ban đầu. Tuy nhiên, ngày 18-5-1974, Sở Y tế Hà Nội lại ra thông báo về việc chữa bệnh của cụ Cần và cho rằng phương pháp chữa bệnh đó là lừa bịp, mê tín dị đoan. Họ yêu cầu cụ muốn chữa bệnh phải có giấy phép. Mãi lâu sau, cụ mới quay lại chữa bệnh cho mọi người. Đến ngày 4-6-1983, sau khi chữa bệnh cho hai bệnh nhân xong, cụ nói rằng: “Công việc của tôi đến nay đã xong. Đó là công việc trị bệnh giúp đời ở cõi trần gian này. Nhưng, công việc cứu nhân độ thế của tôi mới được 50% thôi, tôi còn phải làm nốt công việc đó (trong cõi vô hình) thì mới trọn lời thề nguyện ấy, để triệu dân vui thỏa…”, rồi qua đời một cách nhẹ nhàng. 

Có thật ngôi mộ biết chữa bệnh?
Có mặt ở khuôn viên mộ cụ Trưởng Cần không lâu nhưng chúng tôi được nghe rất nhiều lời “truyền miệng” kỳ lạ về người nằm dưới mộ. Bà Nguyễn Thị Sinh cho rằng cụ Trưởng Cần không phải người thường, mà là thần, Phật hạ phàm để giúp đời, cụ chính là Thánh đời thứ hai. “Thế nên khi gặp các bậc Thần, Phật, cụ chỉ gọi là anh, chị mà thôi” - bà khẳng định. Bà cũng kể, trước khi cụ đi 11 năm đã dặn dò con cháu chọn vị trí này để hấp thu tinh khí đất trời, để lại nguồn năng lượng vĩnh hằng giúp cho hậu thế. Bởi thế rất nhiều người đến đây đã chữa khỏi bệnh. Rất tiếc chúng tôi chưa có cơ hội tiếp xúc với những người được cho là đã chữa khỏi bệnh, vì theo bà Sinh thì họ không để lại liên lạc. 

Được biết trước đây thường chỉ ngày rằm, mùng 1 mới có người đến thắp hương tại mộ cụ. Tuy nhiên khoảng 6 tháng trở lại đây, thì khách thập phương trong Nam ngoài Bắc mới kéo đến ngày một đông. Gia đình bà Nguyễn Thị Sinh cũng dựng luôn một căn nhà nhỏ cạnh mộ để bán đồ lễ, rau củ. Bà Sinh cũng phô tô những bài báo nói về cụ Trưởng Cần và khả năng chữa bệnh của ngôi mộ bán với giá 10.000 đồng. Khi chúng tôi xin phép chụp ảnh, bà Sinh cho biết đã nhiều người đến chụp nhưng cụ không cho phép nên không ai chụp được mà bị cháy hết phim. Bản thân nhà báo viết bài báo trên đang bị đau đầu dữ dội, khi thắp hương xin phép cụ thì lập tức hết đau đầu (!?)

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì trước đây, có một nhóm “nhà nghiên cứu về cảm xạ học” đã đến khu mộ cụ Trưởng Cần đo đếm rồi đưa ra kết luận rằng, chỉ số năng lượng địa sinh (Bovis) tại đây rất cao, lên tới 16.000 đơn vị. Nhóm nghiên cứu này khẳng định, nếu đúng khu mộ này có chỉ số năng lượng địa sinh cao như thế thì sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bởi, theo một số nghiên cứu gần đây thì đa số những người mắc bệnh hiểm nghèo là do họ sống tại một địa điểm có chỉ số Bovis dưới 3.000 đơn vị trong một thời gian dài. 

Được biết, chỉ số Bovis được lấy theo tên nhà vật lý Pháp Antoine Bovis. Ông đã đưa ra chỉ số này trong khi tiến hành khảo sát kim tự tháp Ai Cập trong những năm 30 của thế kỷ trước. Chỉ số Bovis dùng để đo “sức khỏe”, “sức sống” tự nhiên của vật thể hữu cơ, đo năng lượng tự nhiên, sóng dao động của quả đất. Thứ năng lượng này là cần thiết để duy trì sự sống trên quả đất. Tuy nhiên thì cho đến nay chưa có máy móc gì để đo chính xác chỉ số Bovis, ở Việt Nam cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thống nào được công bố về chỉ số Bovis. Trên thực tế, trong y học cũng đã công nhận phương pháp tác động bằng năng lượng địa sinh học (gọi là y học bổ sung) nhằm hỗ trợ cho y học chính thống. Nhiều người sống trong môi trường chật chội, ồn ào, ô nhiễm của thành phố thì sức khỏe rất kém, nhưng khi đến một vùng quê thanh bình, không khí trong lành sẽ thấy khỏe hơn, thoải mái hơn. Hay ngay việc ngồi thiền, cũng là một cách để con người tĩnh tâm, điều hòa khí huyết, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu khẳng định ngôi mộ có khả năng chữa bệnh hay không thì cần thiết phải có các cuộc điều tra, kiểm chứng bằng các phương pháp khoa học. 

Được biết một nhóm của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã về đây để nghiên cứu về địa từ trường nhằm tìm ra câu trả lời ngôi mộ trên có khả năng chữa bệnh hay không nhưng  vẫn chưa có kết quả. Nói như lời TS.KTS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), để đưa ra được kết luận cần phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm, bằng khoa học. Như vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào khẳng định, ngôi mộ trên có thể khả năng chữa bệnh.Linh Nhật - Đỗ Nguyễn


-Làm thế nào để hấp thu năng lượng chữa bệnh một cách tốt nhất
Sau loạt bài 8 kỳ về cụ Nguyễn Đức Cần đăng báo Tuổi Trẻ và Đời Sống, kỳ đầu tiên từ ngày 28/3/2013. Nay chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu bài viết mới cũng của Nhà báo Ngọc Tuệ, báo Tuổi trẻ và Đời sống, để làm rõ thêm chủ đề mà nhiều bạn đọc quan tâm "Làm thế nào để hấp thu năng lượng chữa bệnh một cách tốt nhất" tại khu mộ của cụ Trưởng Cần. 



Gần đây có nhiều người về khu mộ cụ Trưởng Cần tại Thanh Mai để chữa bệnh khá nhanh đông, có người phải mất một thời gian dài mới khỏi bệnh. Tại sao vậy lại như vậy ?

Món quà tặng của cụ Trưởng Cần

Khu mộ cụ Trưởng Cần có khả năng chữa bệnh. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh. Giáo sư,Tiến sĩ y khoa Đoàn Xuân Mượu viết "một sự thật mà ông cha ta nói rằng Âm phù, Dương trợ - cho nên cần phải kết hợp Âm – Dương trong trong việc phòng và chữa bệnh."

Cơ chế này là dựa theo lý thuyết vật lý Lượng tử là dựa trên cơ sở Sóng và Trường. Cụ Trưởng Cần sống sinh thời đã đề cập đến sóng trong thuật chữa bệnh thay cho thuốc.Ở thời điểm những năm 1940 tại một vùng ở Việt Nam, một nhà ngoại cảm đã biết dùng vai trò của sóng để chữa bệnh thì thật đáng khâm phục.

Chỉ từ khi thuyết Lượng tử mới có khái niệm vật chất ở mức hạ nguyên tử tồn tại dưới dạng sóng hoặc dạng hạt. Ở Liên Xô (cũ) vào những năm 60 của thế kỷ trước mới bắt đầu xuất hiện lý thuyết và kỷ thuật y học đa chiều của Putsko đặt trên các cơ sở lý thuyết về sóng và lấy sóng trị sóng.Mầm bệnh vô hình là những cấu trúc năng lượng thông tin tiêu cực, tồn tại dưới hình thức sóng xoắn, gọi là Soliton. Việc điều trị bệnh này xuất phát từ mục tiêu xua đuổi cấu trúc năng lượng thông tin xấu ra khỏi cơ thể.

Khu mộ của cụ Trưởng Cần tại Thanh Mai với diện tích 600m2 có sóng năng lượng sinh học của của đất rất mạnh. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn – viện trưởng viện cảm xạ học Việt Nam đã đo năng lượng trường sinh học ở đây với lọai máy tối tân nhất thế giới và ghi nhận chỉ só sóng Trường sinh học ở đây đạt hơn 17.000 đơn vị BE.

Thông thường, chỉ số này chỉ có ở những nơi như cung vua, phủ chúa hoặc những nơi sản sinh ra các hào kiệt. Khoa học đã chứng minh được rằng “Ở những mãnh đất có chỉ số BE dưới 3.000 thì con người luôn ốm đau. Nếu ở trên các mãnh đất có chỉ số BE trên 6.500 thì con người mạnh khỏe.
Người ta đã đưa những bệnh nhân nặng đến ở những vùng đất có chỉ số BE trên 6.500 thì bệnh thuyên giảm rất nhanh.

Cụ Trưởng Cần đã nhiều năm tu luyện trên đỉnh núi Tản viên. Đây là nơi hội tụ linh khí của nước Việt. trước khi qua đời, cụ đã chọn trước mảnh đất giữa cánh đồng Thanh Mai, huyện Thanh Oai để làm nơi yên nghĩ cuối cùng. Mãnh đất này xưa gọi là Đầm Chúa Thanh Mai. 

Vì đã quá hiểu thế nào là linh khí, nên cụ Trưởng Cần đã chọn mảnh đất này như một món quà tặng dành cho chúng ta bây giờ. Đây là địa linh, là khu đất có rất nhiều năng lượng có thể giúp con người chữa bệnh.

Những ai không nên đến đây?

Nhiều người đến khu mộ Cụ Trưởng Cần không phải để chữa bệnh mà chỉ để tưởng nhớ tri ân. Họ đến đây chỉ để thắp hương và vái Cụ Trưởng Cần, rồi lặng lẻ ra về mà không cầu xin một cái gì cả.

Bà Nguyễn Thị Mai, 85 tuổi, ở phố Bát Đàn ở Hà Nội tuần nào cũng về đây thắp hương trước mộ cho Cụ Trưởng Cần 1-2 lần.Bà đi xe ôm đến đây thắp hương xong rồi bà đi về. Bà đã làm việc này suốt 30 năm qua. Vì bà nhớ ơn Cụ Trưởng Cần đã chữa bệnh cho con trai của bà đã khỏi hẳn bệnh điên. Cũng có một số nguời đội mâm lễ đến dâng trước mộ cụ như cúng tế một bậc sinh thành ra mình.Đó là nhũng người đã được cụ chữa khỏi bệnh nan y, coi như đã tái sinh. Đến mộ cụ với tầm lòng như thế là rất nên, vì biết tri ân là một truyền thống văn hóa của nước ta.
Song cũng có nhiều người đến đây với mục đích chữa bệnh. Có bệnh đến đây nhận năng lượng từ khu mộ của cụ để chữa trị là một việc nên làm. Vấn đề là làm như thế nào cho có hiệu quả. Như trên tôi đã nói, có một số người đến đây đã khỏi bệnh rất nhanh.Tôi (người viết bài báo này) bị bệnh đau nữa đầu đã hơn 4 năm nay và chỉ đến khu mộ của cụ 1 lần là khỏi hẳn.

Sáng ngày 27/4/2013 vừa rồi, anh Nguyễn Xuân Hòa, người làng Đại Yên quận Ba Đình Hà Nội đến khu mộ Cụ Trưởng Cần trong trạng thái 2 mắt cá chân bên trái sưng rất to, không thể lết đi được và phải nhờ bạn dìu vào. Anh Hòa đã ngồi ở đây mỗi ngày là 4 tiếng đồng hồ và đến ngày 30/4 thì anh đã khỏi hẳn và đi lại bình thường như mọi người.

Song giữa tôi và anh Nguyễn Xuân Hòa có một điểm chung là cả hai cũng đều đã học và đã được mở các Luân xa, nên không cần đến các máy móc hiện đại mà chỉ cần nhìn 4 cây Đại trồng ở 4 góc trong khu mộ của cụ cũng đủ thấy năng lượng ở mộ của cụ mạnh tới mức nào. Cả 4 cây Đại đều nghiêng và vươn hẳn về phía mộ cụ. Đến cây cỏ cũng còn biết tìm tới nguồn năng lượng quý cho mình.

Đúng như các nhà khoa học đã khẳng định, năng lượng trường sinh học ờ khu mộ cụ Trưởng Cần có thể chữa được bệnh. Nhưng chỉ những người có được mở Luân xa thì mới có điều kiện nhận được nhiều năng lượng nhất ở đây. Luân xa là những cái đại huyệt trên cơ thể con người.

Khi được mở ra, con người có thể nhận rất nhanh nguồn năng lượng Trường sinh học và chính nguồn năng Lượng này đã giúp cân bằng cơ thể và có thể làm con người khỏi bệnh. Mở Luân xa cũng giống như chúng ta mở cửa để đón gió trời. Không mở cửa thì gió vẫn vào nhà qua khe cửa nhưng vào ít.

Nhũng người không ngồi thiền, chưa được mở luân xa, đến đây chữa bệnh cũng có thể khỏi nhưng thời gian rất lâu và phải kiên trì. Bà Hòan ở phường Tứ Liên, quận Ba Đình ở Hà Nội bị bệnh rất lạ mà tôi hay hay gọi đùa là bệnh da cóc. Hai mu bàn tay của bà nổi lên nhiều nốt sắn suồi như hạt đổ tương.

Bác sĩ chẩn đoán bà bị tắt mạch máu và phải phẫu thuật, nhưng bà không phẫu thuật mà xuống mộ cụ Trưởng Cần để chữa. Bà chưa ngồi thiền và cũng chưa mở luân xa. Nhưng trong nhiều tháng, bà Hòan về đây, thắp hương viếng cụ và ngồi chơi vài tiếng trò chuyện vui vẻ với mọi người. Bây giờ da dẻ bà Hòan mịn đẹp như da con gái.

Trái lại, một bà ở phường Thanh Xuân Nam, đến mộ cụ để chữa bệnh béo phì và bệnh khớp, nhưng sau 3 lần đến đây, không thấy giảm được cân nào và khớp chân vẫn đau thì bà không đến nữa.
Một anh cán bộ Ngân hàng Quân đội tìm xuống mộ cụ để chữa bệnh xoang mũi, nhưng đến đây 1 lần thấy không khỏi thì không đến nữa. Không học Thiền chưa được mở luân xa mà muốn hấp thụ thật nhanh, thật nhiều năng lượng từ mộ cụ để chữa khỏi bệnh thì đó là ảo tưởng.

Ở khu mộ của cụ Trưởng Cần không có “Mì ăn liền” nên không thể chữa bệnh theo cách “Mì ăn liền”. Những ai nghĩ rằng đến mộ cụ một vài lần sẻ khỏi bệnh thì không nên đến, vì không có chuyện đó. Sinh thời cụ Trưởng Cần được người đời tôn là ông tiên giáng trần. Khi còn sống ông tiên đó đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người chỉ trong một vài phút.

Nhưng ông tiên đó đã về trời cách đây hơn 30 năm nay rồi. Bây giờ chúng ta đến linh phần của cụ, mảnh đất đã được cụ chọn trước, nơi đây đầy ấp sinh khí và là một món quà quý của cụ Trưởng Cần tặng chúng ta. Ai biết cách thụ hưởng món quà này thì được, ai không biết cách thì không được hoặc được ít thôi.
Cần phải phân biệt rõ điều này để quyết định đến hay không đến mộ cụ Trưởng Cần, vì có nhiều người đến đây từ rất xa, phải đi bằng máy bay.

Tôi đã có mặt ở khu mộ cụ Trưởng Cần trong nhiều ngày vừa qua. Tôi nhận thấy cuối giờ buổi chiều, người về đây đông hơn. Hầu hết họ là những người đang tuổi lao động. Sau một ngày làm việc mệt mỏi họ đến đây ngồi thư giãn một lúc để xua đi sự mệt mỏi.

Đó là một việc rất có ích. Cảm giác chung của mọi người đến đây là thấy người sảng khoái, đở mệt mỏi ngay. Ngoài nguồn năng lượng trường sinh học tới 17.000 đơn vị BE, đến đây mọi người còn được ngắm hoa và cây xanh, quả ngọt, được cảm nhận hương thơm của đồng lúa, hương thơm của hoa và tiếng chim hót trên ngọn cây.Chỉ thế thôi đã có thể khiến người ta khỏe lên rồi. Còn muốn chữa bệnh thì cần có thời gian, đến nhiều lần và ngồi lâu trong trạng thái Thiền.

Ngọc Tuệ
Báo Tuổi Trẻ và Đời Sống


-3 thập kỷ rời xa thế gian, nhưng điều kỳ diệu vẫn còn -Tuổi trẻ & Đời sống
Khi nghiên cứu về cụ Trưởng Cần, GS-TS Nguyễn Hoàng Phương đã nói rằng : “ Những người có quyền năng siêu phàm như bà Vanga và cụ Nguyễn Đức Cần, hàng nghìn năm mới xuất hiện một lần”.

Ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần

Hai người này sinh cùng thời. Cụ Trưởng Cần sinh năm 1909. Bà Vanga sinh năm 1911.
Năm 2009, kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trưởng Cần, một cuộc hội thảo về thân thế sự nghiệp của cụ đã được tổ chức ở Hà Nội. Nhiều báo cáo đã dược trình bày tại đây, nhưng những quyền năng siêu phàm của cụ Trưởng Cần chỉ được giới khoa học thực nghiệm ghi nhận chứ không thể giải thích được.

Năm 2011, kỷ niệm 100 ngày sinh Vanga, một cuộc hội thảo về Vanga cũng được tổ chức ở Bulgari. Cũng có nhiều báo cáo được trình bầy tại hội thảo này. Nhưng về dự báo chính xác tương lai của Vanga, giới khoa học thực nghiệm cũng chỉ ghi nhận chứ không thể giải thích được.
Nhân dịp kỷ niệm 30 ngày Nhà văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Cần qua đời, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin đã tái bản lần thứ 4 cuốn sách “ Nguyễn Đức Cần- Nhà văn hóa tâm linh ” do Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và NguyễnTài Đức biên soạn.. Tôi đọc hết 450 trang cuốn sách này và càng đọc , càng thấy rằng, chúng ta hiểu cụ còn quá ít. Gặp Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải trong khu mộ cụ, tôi đã trao đổi với ông cảm nhận của tôi. Ông Hải nói : Có nhiều chuyện tôi không được viết và còn nhiều tư liệu tôi chưa được công bố. quyền năng của con người là vô tận mà khoa học thực nghiệm chưa với tới được.
Sinh thời bà Hoàng Thị Thế ( con gái lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế ) nói rằng : Ở nước Nam, tôi quý nhất hai người là cụ cụ Hồ và cụ Nguyễn Đức Cần.
Trong số tư liệu về cụ Trưởng Cần, còn có lá thư của bà Hoàng Thị Thế gửi cụ Nguyễn Đức Cần
Hanoi le Septembre 1980
Cher Cần
Tôi có nhời hỏi thăm anh và gia đình, nếu được mạnh khoẻ thì tôi lấy làm mừng.
Tôi vẫn nhớ đến anh , nhưng đường xa xôi không đến được. Anh đã chữa cho tôi 4 năm trước khỏi, bây giờ nó lại về đường ruột nhiều, hơi táo bón.
Tôi vừa mới ốm hôm thứ 3 vừa rồi…sốt 4 đêm ngày liền…cả đời không bao giờ tôi ốm như vừa rồi. Tôi ở bên Pháp hơn 30 năm không bao giờ tôi đi bệnh viện .Hôm nào , tôi cố đến thăm anh, nhưng anh phải cho tôi sức khoẻ.
Chúc anh được mạnh khoẻ
Kính thơ
Hoàng Thị Thế

Ngày 4 tháng 6 năm Quý Tỵ ( 11 tháng 7 năm 2013 ) hàng nghìn người đã về khu mộ cụ Trưởng Cần, để dâng hương tưởng nhớ cụ.
Không phải khi còn sống mà cả khi cụ Trưởng Cần đã qua đời, tôi vẫn được chứng kiến nhiều chuyện kỳ lạ. Ngày mùng 4 tháng 6 vừa rồi, tôi thấy một cô gái còn rất trẻ, đến dâng hương trước mộ cụ . Trước đây cô bị bệnh , lúc nhớ lúc quên. Cô tìm đến thiếu tướng-TS Nguyễn Chu Phác nhờ giúp đỡ và được chỉ dẫn đến mộ cụ Trưởng Cần, ngồi chữa bệnh và sau gần một tháng thì khỏi bệnh, mặc dù cô không học thiền và chưa hề mở được luân xa.. Cô nói : Lạ lùng lắm, bác ạ, ngồi đây cứ nhắm mắt là cháu thấy một quầng sáng 7 sắc cầu vồng trước mặt. Cháu biết là cụ về cứu cháu. Vì thế mà cháu khỏi bệnh.
Chuyện kỳ lạ thứ hai là anh Sơn ở phố Kim Mã, Hà Nội. Mỗi ngày anh Sơn đến đây ngồi thiền. Anh nói : Tôi không còn đường lùi nữa. Tôi bị ung tuyến giáp, coi như đã lĩnh án tử hình. Vì thế, tôi phải về đây ngồi thiền, xin năng lượng của cụ và xin cụ cứu giúp. Bây giờ thì bệnh viện K, đã xét nghiệm và không tìm thấy tế bào ung thư trong tuyến giáp của tôi nữa. Nhà tôi đã tổ chức một bữa liên hoan linh đình để mừng tôi thoát “án tử hình”.
Những chuyện lạ lùng như thế về cụ Trưởng Cần rất nhiều và vì thế mà càng ngày khu mộ cụ càng đông người đến ngồi thiền để chữa bệnh.
Cụ Trưởng Cần đã về trời 30 năm rồi. Nhưng những quyền năng siêu phàm của cụ vẫn là một ẩn số mà giới khoa học phải trả lời.
Nguồn : Ngọc Tuệ - báo Tuổi trẻ& đời sống số 201 ngày 15 tháng 7 năm 2013

Lương y Nguyễn Đức Cần: Sống bí ẩn, chết cũng bí ẩn


GiadinhNet - Nhà văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Cần lúc sống là một nhân vật được người đời xem là kỳ lạ.



Cụ Nguyễn Đức Cần (ngoài cùng bên phải) đang điều khiển chữa bệnh cho bệnh nhân bị liệt tay. Ảnh: tư liệu.


Ông có khả năng chữa bệnh không dùng thuốc. Bí ẩn là thế, nhưng đó không phải là cách chữa bệnh mê tín mà có hàng ngàn người đã xem ông là vị ân nhân vì chữa khỏi bệnh cho họ. Và hơn 30 năm sau, những điều kỳ lạ về ông vẫn thu hút nhiều nghiên cứu xoay quanh ngôi mộ của ông.

Chữa bệnh như... phù thủy

Nguyễn Đức Cần là cái tên quá nổi tiếng trong những năm thập kỷ 70, 80 thế kỷ trước. Ông không chỉ là một vị lương y chữa bệnh tài tình, thương người nghèo mà còn là một nhân vật gây chú ý trong giới nghiên cứu lĩnh vực tâm linh.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã từng được ở cạnh cụ Nguyễn Đức Cần 24 năm để nghiên cứu những điều kỳ lạ xung quanh con người này. Theo ông Hải, ông được gặp cụ trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là qua sự giới thiệu của một người bạn làm giáo viên. Khi gặp ông Hải, người đó có kể cho ông nghe về một con người đặc biệt, một người chữa bệnh không dùng thuốc và anh coi đó là một sự kỳ bí. "Lúc đầu tôi nói là nếu tôi chưa được nhìn tận mắt thì tôi không tin chuyện như vậy. Anh nói nếu tôi không tin thì có thể gặp trực tiếp một người ở số 10 hay 11 phố Lãn Ông - Hà Nội, đó là Trung tá bác sỹ Vũ Hữu Hiếu", ông Hải kể lại.

Ông Hiếu cho biết, ông bị bệnh nhũn não và đã được cụ Cần chữa khỏi mà không hề dùng thuốc. "Sau đó, qua ông Hiếu, tôi biết nhà cụ ở 86 làng Đại Yên - Hà Nội, lên nhà cụ thì thấy biển ghi là không tiếp khách nhưng tôi cứ vào. Tôi lên cụ vào ngày mùng 6 Tết năm Giáp Dần. Tôi còn nhớ rõ buổi sáng hôm ấy cụ cùng một số bệnh nhân vừa đi thăm đền Và (Sơn Tây) về và người bệnh đến đang ngồi chờ cụ chữa bệnh cho họ.

Thấy tôi ngồi mãi mà không nói câu gì, không xin chữa bệnh như mọi người, cụ có quay sang tôi, nói: "Thưa ông, ông cần gì đấy ạ". Tôi trả lời: "Thưa cụ, tôi không đến để xin chữa bệnh. Tôi là một cán bộ nghiên cứu của Viện khoa học Việt Nam. Tôi có nghe người ta nói về việc chữa bệnh đặc biệt của cụ. Tôi muốn lên gặp cụ để tìm hiểu về vấn đề này. Nếu đây là một sự thực chúng tôi sẽ tìm cách giới thiệu dưới ánh sáng của khoa học".

Nghe vậy cụ tiếp tôi với một trạng thái khác và cụ trả lời: "Vâng thưa ông, tôi chữa bệnh bằng cái đầu của tôi, nhưng người ta cứ bảo tôi là phù thuỷ", nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải kể về chuyện mà người ta đồn đại cụ Nguyễn Đức Cần giống như một nhà phù thủy bởi tài chữa bệnh "không giống ai".

Sau khi cụ mất, những điều bí ẩn vẫn chưa thể lý giải bởi các nhà nghiên cứu và khoa học. Để một lần "mục sở thị", chúng tôi tìm đến ngôi mộ của cụ Nguyễn Đức Cần ven quốc lộ 21B đoạn chạy qua cánh đồng thuộc xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Người ta đồn rằng, ngôi mộ ấy có một nguồn năng lượng đặc biệt, có thể chữa bách bệnh mà không cần đến thuốc thang gì...

Từ sáng sớm, ánh sáng còn nhạt nhòa, bảng lảng trong sương giá, con đường 21B thưa thớt người qua lại. Nhưng quanh ngôi mộ giữa cánh đồng thuộc xã Thanh Mai đã có hàng chục người từ khắp nơi tề tựu. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tự giác xếp hàng theo thứ tự, nhẹ nhàng, thành kính khấn vái rồi tĩnh tâm ngồi thiền mà không cần bất kỳ ai hướng dẫn.

Theo quan sát của chúng tôi, khu mộ được xây trên nền đất cao, rộng khoảng gần 1.000m2 nằm giữa cánh đồng với những hàng cau thẳng tăm tắp, xanh mướt. Chính giữa là ngôi mộ xây với di ảnh và tấm bia khắc rõ tên húy cụ Nguyễn Đức Cần (Trưởng Cần).

Hơn 11h trưa, khách đã vãn, chúng tôi mới có dịp tiếp cận vợ chồng ông Nguyễn Văn Ảnh và bà Nguyễn Thị Sinh (bà Sinh là con gái thứ hai của cụ Nguyễn Đức Cần), người chăm lo và hương khói cho khu mộ này. Với vẻ chân chất, thật thà, hai vợ chồng ông Ảnh chia sẻ, từ năm 1983, khi cụ Cần vừa mất, ngày nào cũng có người tìm đến. Đặc biệt, vào ngày mồng Một, ngày Rằm, ngày lễ và ngày giỗ thì lượng người kéo đến đây đông lắm. Sở dĩ có chuyện này là do nhiều nguyên nhân, người thì đến để tưởng nhớ ân nhân của mình, người thì đến để "hấp thụ" nguồn năng lượng từ ngôi mộ để giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật...

Theo câu chuyện mà chúng tôi tìm hiểu được, cụ Nguyễn Đức Cần là một lang y chữa bệnh bằng phương pháp lạ như chữa bệnh từ xa mà không cần dùng đến thuốc có tiếng ở Hà Nội vào những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Nhờ phương pháp chữa bệnh này đã có hàng nghìn người khỏi bệnh mà không tốn bất kỳ một đồng nào. Cuộc đời và thân thế của cụ cũng chứa nhiều điều bí ẩn.

Cụ Nguyễn Đức Cần sinh nhằm đúng vào đêm 30 Tết năm 1909 tại làng Đại Yên (nay thuộc Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước. Cụ cưới vợ nhưng chỉ mấy ngày sau người vợ đã quay về nhà ngoại ở.

Công việc làm ăn của gia đình bắt đầu thua lỗ, rơi vào kiện cáo, bố cụ đổ bệnh, chạy chữa khắp nơi không khỏi. Sau này, gia đình cụ mời được một thầy lang về chữa. Chẳng biết thầy lang đó chữa bằng cách nào, nhưng chỉ vài ngày thì bố của cụ khỏi bệnh. Không những thế, thầy lang đó bảo chỉ chữa bệnh làm phúc, không nhận tiền bạc của gia đình. Và cũng từ đó, cụ Nguyễn Đức Cần đã theo thầy lang kia bôn ba khắp nơi chữa bệnh làm phúc. Đến một ngày, thầy lang dẫn cụ Cần lên đỉnh Mẫu (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) để tu luyện. Theo thầy lang kia thì đây là nơi "linh khí Việt Nam hội tụ", rất tốt cho việc tu luyện thần nhãn, hấp thụ dương quang và truyền dạy Tuệ quang...

Đến khoảng những năm 1940, cụ Cần bắt đầu chữa bệnh. Đầu tiên là những người trong họ tộc thân quen, sau mở rộng ra cho những ai có nhu cầu. Cách chữa bệnh của cụ rất đặc biệt: Không dùng thuốc và có thể chữa từ xa nhưng có tác dụng tốt với nhiều loại bệnh như thần kinh, dạ dày, xơ gan, thấp khớp, liệt, câm, điếc, hen suyễn... Nhưng trên hết, cụ chữa bệnh mà không hề lấy tiền hay quà cáp của bất cứ ai. Ngoài ra, vừa chữa bệnh, cụ vừa dạy mọi người phải sống có đức, nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa sai, hướng thiện, khiến các bệnh nhân yêu mến cụ lắm. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người biết đến khả năng, tâm đức của cụ mà tìm đến mong được giúp đỡ.
Ngày 30/4/1974 có thể coi là ngày đánh dấu của khoa học ngoại cảm ở Việt Nam khi các cơ quan chức năng đã tiến hành quay phim hai ca chữa bệnh của cụ với sự phản biện của các bác sỹ công nhận việc chữa bệnh của cụ đã cho kết quả ban đầu. Đến ngày 4/6/1983, sau khi chữa bệnh cho hai bệnh nhân xong, cụ qua đời một cách nhẹ nhàng.





Nhiều người tìm về ngôi mộ để ngồi thiền chữa bệnh.


Kỳ lạ đến hư vô

Nhiều nhà nghiên cứu cảm xạ học đều cho rằng, con người là một tổng thể, sống trong môi trường phức tạp mà chỉ cần một sự mất cân đối nhỏ từ bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể phát sinh bệnh tật. Sóng địa từ trường hiện diện khắp nơi trong vũ trụ và nó có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ chúng ta. Năng lượng cảm xạ địa sinh học sẽ mang lại cho chúng ta một sự hòa hợp tốt đẹp giữa con người với môi trường xung quanh.

Chính vì thế việc hấp thụ năng lượng địa sinh ở một môi trường tốt sẽ có tác dụng với sức khoẻ của người bệnh nói riêng và mọi người nói chung. Tuy nhiên, nếu nói xung quanh ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần có "năng lượng" chữa bệnh thì vẫn chưa có kết luận chính thức.

Ông Nguyễn Văn Ảnh cho biết, trước khi qua đời, cụ đã đi nhiều nơi để tìm chỗ an nghỉ của mình. Sau một thời gian thì tìm được khu đất giữa đồng thuộc xã Thanh Mai này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều người kéo đến ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần để mong có sức khỏe, bệnh tật thuyên giảm là do ông Nguyễn Tiến Huy, trú tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai công bố "công trình nghiên cứu" của mình. Theo đó, khi ông đo năng lượng của ông lúc đến mộ cụ Cần để thiền thì những ngày đầu, mỗi hôm chỉ tăng thêm từ 2 -3BE, nhưng một thời gian sau đã tăng đột biến từ 115 - 200BE. Đặc biệt, khi ông đặt tay vào ngôi mộ thì thấy năng lượng truyền vào mình rất nhiều (!?)... Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cảm xạ thì "công trình nghiên cứu" của ông Huy không đủ sức thuyết phục.

Dư luận lại một phen "bán tín bán nghi" về tác dụng của việc thiền tại khu mộ cụ Cần khi một số nhà nghiên cứu về cảm xạ học (năng lượng địa sinh học) đo đếm rồi đưa ra kết luận rằng chỉ số năng lượng địa sinh tại đây rất cao, với chỉ số Bovis lên tới 16.000 đơn vị. Bởi, theo một số nghiên cứu gần đây thì đa số những người mắc bệnh hiểm nghèo là do họ sống tại một địa điểm có chỉ số Bovis dưới 3.000 đơn vị trong một thời gian dài.

Việc sử dụng năng lượng địa sinh học vào chữa bệnh có trên thế giới từ lâu và được gọi là Y học bổ sung. Trên thực tế, cho đến nay mọi người chưa lý giải được vì sao nhiều bệnh y học tiên tiến không thể chuẩn đoán và chữa khỏi, nhưng khi sử dụng phương pháp này lại cho kết quả (?).

Trả lời báo giới, ông Nguyễn Hồng Yên, Chủ tịch UBND xã Thanh Mai cho biết: Hiện tượng người dân tụ tập đến ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần là có thật. Tuy nhiên, khi chính quyền cử cán bộ xuống nắm tình hình thì thấy không có vấn đề gì ảnh hưởng đến an ninh, những người đến thăm viếng, ngồi thiền đều từ tấm lòng thiện tâm, không có sự vụ lợi hay truyền bá mê tín dị đoan...

Cho đến nay chưa thể khẳng định đây là hiện tượng mê tín dị đoan hay dựa trên cơ sở khoa học. Nhưng, có một thực tế rằng, ngày càng nhiều người đến với ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần, chính vì vậy thiết nghĩ chính quyền địa phương nên giám sát kỹ, tránh được những biến tướng, cũng như ảnh hưởng đến danh tiếng của một nhà văn hóa tâm linh của đất nước.

Phùng Bình

Giải mã bí mật 'ngôi mộ chữa bệnh'

Từ năm 1983 đến nay, ngôi mộ của cụ Nguyễn Đức Cần (Trưởng Cần), vị lương y lừng danh một thời ở Hà Nội, luôn có người lui đến thắp hương, mỗi dịp cuối tuần có tới hàng chục người, có khi cả trăm người, từ mọi nơi đến thăm viếng, ngồi thiền tại đây.




Ngôi mộ lạ có chỉ số địa từ trường cao





Tiết thanh minh, trời sáng, nắng ửng hồng. Ngày cuối tuần đẹp trời, tôi tìm về ngôi mộ nằm giữa cánh đồng làng Thanh Mai. Sáng sớm, chút se lạnh còn vương vấn những giọt sương đọng trên lá lúa non nhưng nhiều người đã có mặt. Trước khi ngồi thiền, họ đã làm đầy đủ thủ tục thắp hương xin phép người nằm dưới mộ.




Khoảng 10h, nắng lấp ló trên những tán lá cau thì dòng người đã về đây khoảng gần trăm người. Họ ngồi trật tự, xếp bằng, hai tay để trên gối, lưng thẳng, mắt khép hờ, tư thế thiền định như những người theo Phật. Họ ngồi tĩnh tâm như vậy hàng giờ trong không khí tĩnh lặng. Không cần người hướng dẫn, tất cả rất tự giác ai đến trước ngồi trước, đến sau tìm chỗ ngồi sau, tất cả hướng về phía ngôi mộ với sự thành kính đến lạ lùng.




Nhìn qua, đây chỉ là một ngôi mộ bình thường, người mất được cất mộ từ năm 1983 với tên huý trên văn bia là cụ Nguyễn Đức Cần (Trưởng Cần). Trong số những người ngồi thiền quanh ngôi mộ, không ít người coi người đã mất như ân nhân.

Chị Hoàng Hải Vân là người kết thúc buổi thiền sớm vui vẻ chia sẻ với tôi: "Cuối tuần, thu xếp được công việc mình lại đến đây thắp hương, ngồi thiền để được hấp thụ năng lượng. Mỗi khi đi như vậy, mình cảm thấy người khoẻ hơn, thư thái hơn mệt mỏi sau một tuần làm việc tiêu tán hết. Kỳ lạ lắm. Mình đã xuống đây nhiều lần, cuối tuần nào các bà, các bác, các cô chú... đều về đây đông như hội".




Theo chị Vân cho biết, cụ Cần là người chữa bệnh bằng phương pháp lạ. Nhiều người đã nhờ cụ mà khỏi những bệnh nan y. Đa phần những người đến đây là những bệnh nhân trước đây của cụ. Họ đến để dưỡng bệnh nhờ năng lượng phát ra từ mộ của cụ.

Còn anh Đỗ Văn Nhân (phố Sơn Tây, Hà Nội) là người đã được cụ Trưởng Cần cứu sống. Hồi nhỏ, anh bị vỡ ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng sâu tưởng không thể qua khỏi nhưng mẹ anh đã tìm đến cụ Trưởng Cần và được cứu sống như một phép lạ.

Đến bây giờ, bằng một lòng biết ơn người đã tái sinh mình, có thời gian anh lại cùng mẹ già đến thắp hương nhớ cụ. Anh nói: "Đến bây giờ tôi vẫn thiền để hấp thu địa năng. Khi ngồi thiền mở hết luân sa mình sẽ thu nhận được nguồn năng lượng lớn rất tốt cho sức khoẻ".

Cả những người già như cụ Thân hơn 80 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) cứ một tháng đôi lần lại cùng con dâu đến mộ cụ thắp hương, ngồi thiền. Cụ nói: "Thấy mạnh khoẻ hơn mỗi khi được đến ngồi trước mộ cụ Trưởng Cần"... Và có rất nhiều người đã đến đây thiền mong nhận điều kỳ diệu cho sức khỏe.




Chỉ số địa từ trường cao có tác dụng tốt với sức khoẻ?




Vợ chồng bà Nguyễn Thị Sinh là người hương khói, chăm lo cho ngôi mộ giữa cánh đồng làng Thanh Mai. Bà Sinh là con gái thứ ba của cụ Cần. Bà Sinh cho biết: "Khi còn sống, ông cụ thân sinh của tôi chữa khỏi bệnh nan y cho nhiều người. Họ đến đây để nhớ đến cụ. Còn chuyện năng lượng từ nơi này phát ra là tôi và mọi người đều thấy các nhà khoa học nghiên cứu mà nói vậy".


Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về cảm xạ học (năng lượng địa sinh học) đo đếm và đưa ra kết luận khá đặc biệt: Cụ Nguyễn Đức Cần đã mất gần 30 năm, nhưng khu vực này, được một số nhà cảm xạ học đo đạc cho thấy chỉ số năng lượng địa sinh rất cao, chỉ số bovis lên tới 16.000 đơn vị. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì chỉ số năng lượng này người thường hấp thụ được sẽ có khả năng cải thiện sức khoẻ. Bởi sức khoẻ của mỗi người liên quan trực tiếp đến năng lượng địa sinh.


Theo nhà nghiên cứu Dư Quang Châu (bộ môn cảm xạ học, ĐH Hồng Bàng), ngày nay con người càng quan tâm đến sức khoẻ và nơi ở. Đó là cơ sở của khoa học địa sinh học hình thành. Thực tế, chúng ta ghi nhận đa số những người mắc bệnh hiểm nghèo đều có những điểm giống nhau: Đó là nơi họ ngủ phần nhiều là những điểm có chỉ số địa từ trường xấu chỉ số bovis dưới 3.000.
Toàn bộ khuôn viên ngôi mộ nhìn từ phía ngoài



Chỉ cần thay đổi chỗ ngủ hoặc chuyển đi nơi khác có chỉ số địa từ trường tốt chỉ số bovis trên 6.500 thì bệnh giảm rõ rệt. Chính vì lẽ đó, với chỉ số bovis đo được ở khu vực mộ cụ Nguyễn Đức Cần là 16.000 đơn vị được công bố đã khiến nhiều người bệnh (chỉ số địa sinh học thấp), và ngay cả với người có sức khoẻ bình thường vẫn mong được đến mộ cụ Cần ngồi thiền để .. hấp thụ năng lượng.


Nhìn nhận về năng lượng địa sinh học, ông Châu cũng khẳng định: “Một sự tiếp cận mới gần đây khuyến cáo ta cần phải quan tâm đến việc mỗi người đều có liên quan mật thiết đến nơi ở của mình. Và phải làm thế nào để có thể thuần hoá các địa điểm trên đang bị chi phối bởi những sức mạnh hiện diện một cách vô hình: Các trường hay bức xạ khác nhau, năng lượng, khí hậu sinh học, thuỷ thổ".




Nhiều nhà nghiên cứu cảm xạ học đều cho rằng, con người là một tổng thể, sống trong môi trường phức tạp mà chỉ cần một sự mất cân đối nhỏ từ bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể phát sinh bệnh tật. Sóng địa từ trường hiện diện khắp nơi trong vũ trụ và nó có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ chúng ta. Năng lượng cảm xạ địa sinh học sẽ mang lại cho chúng ta một sự hòa hợp tốt đẹp giữa con người với môi trường xung quanh.




Năng lượng địa sinh học là phương pháp chữa bệnh có tên gọi Y học bổ sung





Bác sĩ Kim Loan, khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Quốc tế Việt - Pháp cho biết: Chúng tôi được biết đến phương pháp tác động bằng năng lượng địa sinh học. Đây là một phương pháp khá lạ nhưng không mới. Người ta gọi chữa bệnh bằng cách này là Y học bổ sung.




Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã đưa y học bổ sung vào hỗ trợ cho y học tiên tiến chính thống. Bởi trên thực tế, có nhiều căn bệnh lạ, thuộc tâm bệnh thì y học hiện đại không thể chẩn đoán được bệnh và không thể chữa được.
Chính vì thế việc hấp thụ năng lượng địa sinh ở một môi trường tốt sẽ có tác dụng với sức khoẻ của người bệnh nói riêng và mọi người nói chung. Nhiều người sau khi ra khỏi phố thị chật chội, ồn ào, đến với một vùng quê thanh bình, không khí trong lành sẽ thấy khoẻ hơn. Điều này sẽ tốt cho sức khoẻ của mọi người.
Từ những lý thuyết và thực tế như vậy, khiến ngôi mộ cụ Cần, nơi được coi có trường năng lượng cao đã được các nhà nghiên cứu quan tâm theo dõi. Bà Sinh cho biết: "Nói trường năng lượng từ mộ cụ phát ra, tôi cũng chỉ nghe người ta nói vậy. Còn với những người biết tiếng mà đến viếng thăm nơi cụ yên nghỉ thì gia đình cũng trân trọng lắm".

Tôi đem thắc mắc về việc người dân thập phương vẫn về ngồi thiền ở ngôi mộ của cụ Trưởng Cần đến chính quyền địa phương, ông Nguyễn Hồng Yên, Chủ tịch xã Thanh Mai cho biết: "Tôi không biết chuyện năng lượng phát ra từ ngôi mộ ấy có đúng hay không, chỉ biết rằng, ngày càng có nhiều người đến thăm viếng, ngồi thiền quanh khu mộ ấy. Họ đến với một lòng thiện tâm, không có gì gọi là truyền bá mê tín dị đoan, không gây ảnh hưởng gì cho an ninh của địa phương nên chúng tôi cũng không có ý kiến gì".
(Theo Nguoiduatin)


Sự thật về ngôi mộ “biết” chữa bệnh

(Petrotimes) - Lúc sinh thời, cụ Nguyễn Đức Cần vốn đã là một thầy thuốc nổi danh chữa bệnh theo những phương pháp rất khác người. Cụ Cần đã qua đời hơn 30 năm rồi nhưng khả năng ấy vẫn không mất đi. Người ta đồn rằng, chỉ cần đến trước mộ cụ ngồi thiền hàng ngày, hấp thụ năng lượng vào người thì bách bệnh sẽ tiêu tan. Và, đã hơn 5 năm nay, nhiều người dân quanh vùng vẫn chữa bệnh như vậy.
Điều gì đã xảy ra ở ngôi mộ kỳ lạ này?  
Thần y hay phù thủy?
Xuôi theo Quốc lộ 21B về xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, chẳng cần phải tinh mắt cũng trông thấy một ngôi mộ rất đặc biệt. Ngôi mộ nằm giữa đồng, trên một khu đất rộng, vuông vắn với những hàng cau thẳng tắp. Ai không biết sẽ rất dễ lầm tưởng đó là cơ ngơi của một “phú hộ” nào đó vậy. Lúc ấy là buổi sáng sớm, người dân khắp vùng đã lục tục hương đèn kéo về đây. Không ai bảo ai, họ ngăn nắp xếp hàng khấn vái và ngồi thiền sát cạnh ngôi mộ một cách nghiêm cẩn.
Hỏi ra mới biết, có nhiều người ngày hai bận đến đây thiền tịnh đã thành nếp trong nhiều năm qua. Họ mong hấp thu được năng lượng sinh học rất mạnh phát ra từ ngôi mộ này để trị bệnh, tăng cường sức khỏe. Và nghe nói nhiều người đã khỏi bệnh.
Anh Bùi Văn Ngợi, một người dân sống gần đó đã quả quyết với chúng tôi: “Cụ Cần là cao nhân xứ này, cụ một đời ân đức, chữa bệnh cứu đời. Mộ cụ thiêng lắm, chẳng cần khấn vái dềnh dang làm gì, chỉ cần ngồi thiền tịnh bên cạnh thì tự nhiên khí huyết điều hòa, người dễ chịu. Thiền đều hàng ngày thì bệnh có thể khỏi, sức khỏe tăng cường. Chẳng nói đâu xa, như tôi đây, trước bị viêm khớp, mỗi lúc trái gió trở trời là đau buốt lắm. Vậy mà, tôi ngồi thiền trước mộ cụ Cần được hai năm, bệnh khớp giờ đã khỏi tiệt, sức khỏe cải thiện hẳn”.
Ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần nhìn từ xa và được xây cất tương đối bề thế và quy củ (ảnh nhỏ)
Anh Ngợi liến láu kể chuyện với thái độ phấn khởi thực sự. Anh còn lần giở cho chúng tôi xem bệnh án của anh trước và sau khi chữa bệnh tại ngôi mộ có công năng đặc dị này. Quả thực, chuyện anh Ngợi kể chẳng có lời nào không đúng.
Hôm đó, chúng tôi cũng gặp anh Đỗ Văn Nhân (phố Sơn Tây, Hà Nội) là người đã được cụ Trưởng Cần cứu sống. Hồi nhỏ, anh bị vỡ ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng sâu tưởng không thể qua khỏi nhưng mẹ anh đã tìm đến cụ Trưởng Cần và anh được cứu sống như một phép lạ.
Đến bây giờ, bằng một lòng biết ơn người đã tái sinh mình, có thời gian anh lại cùng mẹ già đến thắp hương nhớ cụ. Anh nói: “Đến bây giờ tôi vẫn thiền để hấp thu địa năng. Khi ngồi thiền mở hết luân xa mình sẽ thu nhận được nguồn năng lượng lớn rất tốt cho sức khỏe”.
Cả những người già như cụ Thân hơn 80 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) cứ một tháng đôi lần lại cùng con dâu đến mộ cụ thắp hương, ngồi thiền. Cụ nói: “Thấy mạnh khỏe hơn mỗi khi được đến ngồi trước mộ cụ Trưởng Cần”... Và còn có rất nhiều người đã đến đây thiền mong nhận điều kỳ diệu cho sức khỏe.
Hơn 11 giờ, khách đã vãn, chúng tôi mới có dịp trò chuyện với vợ chồng ông Nguyễn Văn Ảnh và bà Nguyễn Thị Sinh (bà Sinh là con gái thứ hai của cụ Nguyễn Đức Cần), người chăm lo hương khói cho khu mộ này.
Với vẻ chân chất, thật thà, ông Ảnh kể lại: Không phải 5 năm gần đây đâu mà từ năm 1983, khi cụ Cần vừa mất, ngày nào cũng có người tìm đến đây. Đặc biệt, vào ngày mồng một, ngày rằm, ngày lễ và ngày giỗ thì lượng người kéo đến đây rất đông. Sở dĩ có chuyện này là do nhiều nguyên nhân, người thì đến để tưởng nhớ ân nhân của mình, người thì đến để hấp thụ nguồn năng lượng từ ngôi mộ để giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật… Người ta thường nói, xác người mới chết hoặc hơi khí mồ mả thường độc, người nào tiếp xúc nhiều thì mệt mỏi, u uất. Thế nên, người ta đến mộ cụ Cần thụ khí chữa bệnh âu cũng là sự kỳ dị.
Cuộc đời của cụ Nguyễn Đức Cần cũng kỳ dị và bí ẩn không kém. Lúc sinh thời, cụ là một lang y nổi tiếng. Cách chữa bệnh từ xa mà không cần dùng đến thuốc ở Hà Nội đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Nhờ phương pháp chữa bệnh này đã có rất nhiều người khỏi bệnh mà không tốn bất kỳ một đồng nào.
Rất đặc biệt, cụ Nguyễn Đức Cần sinh nhằm đúng vào đêm 30 tết năm 1909 tại làng Đại Yên (nay thuộc Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) trong một gia đình tương đối khá giả. Thế nên, lên 8 tuổi, cụ đã được gia đình gửi vào học tại Trường Albert Sarraut Hà Nội, 12 tuổi bố mẹ ông cưới vợ cho ông và chỉ mấy ngày sau người vợ ấy đã quay về nhà ngoại ở.
Cũng đúng thời điểm ấy, công việc làm ăn của gia đình cụ bắt đầu thua lỗ, rơi vào kiện cáo, bố cụ đổ bệnh, chạy chữa khắp nơi không khỏi. Tình cờ, gia đình cụ mời được một thầy lang rất lạ về chữa bệnh. Chẳng biết thầy lang đó chữa bằng cách nào, nhưng chỉ vài ngày thì bố cụ khỏi bệnh. Không những thế, thầy lang đó bảo chỉ chữa bệnh làm phúc và nhất quyết không nhận tiền bạc thù lao của gia đình. Cảm khái trước ơn đức của người thầy lang này, như duyên định, cụ Nguyễn Đức Cần đã quỳ xuống lạy và xin theo thầy lang bôn ba khắp nơi vừa học nghề, vừa chữa bệnh làm phúc. Đến một ngày, thầy lang dẫn cụ Cần lên đỉnh Mẫu (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) để tu luyện. Đây là nơi “linh khí Việt Nam hội tụ”, rất tốt cho việc tu luyện thần nhãn, hấp thụ dương quang và truyền dạy tuệ quang…
Phóng viên trò chuyện với ông Ảnh - người con rể đang trông coi ngôi mộ của cụ Cần
Đến khoảng năm 1940, cụ Cần bắt đầu tự ra chữa bệnh. Đầu tiên là những người trong họ tộc thân quen, sau mở rộng ra cho những ai có nhu cầu. Cách chữa bệnh của cụ như đùa: Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đến gặp cụ, nếu được cụ nhận lời, hoặc cụ cho một mảnh giấy có chữ ký của cụ mang về thì bệnh có thể khỏi. Cụ chữa bệnh không dùng thuốc và có thể chữa từ xa nhưng có tác dụng tốt với nhiều loại bệnh như điên, ung thư, dạ dày, xơ gan, thấp khớp, vẩy nến, liệt, câm, điếc, hen xuyễn… Nhờ đó, không biết bao nhiêu bệnh nhân, trong đó cả những trường hợp thập tử nhất sinh, vô phương cứu chữa đã khỏi bệnh. Nhưng trên hết, cụ chữa bệnh mà không hề lấy tiền hay quà cáp của bất cứ ai. Ngoài ra, vừa chữa bệnh, cụ vừa dạy mọi người phải sống có đức, nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa sai, hướng thiện, khiến các bệnh nhân yêu mến cụ lắm. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người biết đến khả năng, tâm đức của cụ mà tìm đến mong được giúp đỡ.
Ngày 30/4/1974 có thể coi là ngày đánh dấu của khoa học ngoại cảm ở Việt Nam khi các cơ quan chức năng đã tiến hành quay phim hai ca chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần với sự phản biện của nhiều nhà khoa học. Hội đồng Khoa học đã công nhận việc chữa bệnh của cụ đã cho kết quả khả quan ban đầu.
Tuy nhiên, ngày 18/5/1974, Sở Y tế Hà Nội lại ra thông báo về việc chữa bệnh của cụ Cần và cho rằng phương pháp chữa bệnh đó là lừa bịp, mê tín dị đoan. Họ đòi hỏi cụ muốn chữa bệnh phải có giấy phép… Đến ngày 19/5/1974, hôm ấy cụ Cần đóng cửa đi chơi, một bệnh nhân đến không gặp và chết ngay tại cổng. Ngay sau đó một bài báo có tít “Lão phù thủy và nhà khoa học” với những lời châm biếm gay gắt, cùng với câu thơ:
Lão Trưởng Cần không cần tiền
Lão chỉ cần cứu nhân độ thế

Lão chỉ cần chữa bệnh bằng trỏ tay
Bịp bợm kiếm ăn sao quá dễ
Lão chỉ cần vài chú cò mồi
Nhà khoa học gà mờ quá tệ
Ngay sau khi cụ Cần bị cấm hoạt động chữa bệnh người dân đều thể hiện sự tiếc nuối, gửi thư động viên cụ. Nhưng phải một thời gian dài sau cụ mới tiếp tục quay lại chữa bệnh cho mọi người. Đến ngày 4-6-1983, sau khi chữa bệnh cho hai bệnh nhân xong, cụ nói rằng: “Công việc của tôi đến nay đã xong. Đó là công việc trị bệnh giúp đời ở cõi trần gian này. Nhưng, công việc cứu nhân độ thế của tôi mới được 50% thôi, tôi còn phải làm nốt công việc đó (trong cõi vô hình) thì mới trọn lời thề nguyện ấy, để triệu dân vui thỏa…”, rồi qua đời một cách nhẹ nhàng.
Theo lời ông Nguyễn Văn Ảnh thì, trước khi cụ qua đời, cụ đã đi nhiều nơi để tìm chỗ an nghỉ của mình. Sau một thời gian thì cụ tìm được khu đất giữa đồng thuộc xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai. Và cũng từ đấy, sau gần 30 năm, người dân từ khắp nơi vẫn không ngừng đến mộ cụ để thăm viếng cũng như đến “hấp thụ” năng lượng chữa bệnh.
Bí ẩn chỉ số địa từ trường cao bất thường
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều người kéo đến ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần để mong có sức khỏe, bệnh tật thuyên giảm là do ông Nguyễn Tiến Huy, trú tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai công bố “công trình nghiên cứu” của mình. Theo đó, khi ông đo năng lượng của ông khi đến mộ cụ Cần để thiền thì những ngày đầu, mỗi hôm chỉ tăng thêm từ 2-3BE, nhưng một thời gian sau đã tăng đột biến từ 115-200BE. Đặc biệt, khi ông đặt tay vào ngôi mộ thì thấy năng lượng truyền vào mình rất nhiều (!?)… Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cảm xạ thì “công trình nghiên cứu” của ông Huy không đủ sức thuyết phục.
Dư luận lại một phen “bán tín bán nghi” về tác dụng của việc thiền tại khu mộ cụ Cần khi một số nhà nghiên cứu về cảm xạ học (năng lượng địa sinh học) đo đếm rồi đưa ra kết luận rằng, chỉ số năng lượng địa sinh tại đây rất cao, với chỉ số Bovis lên tới 16.000 đơn vị.
Những ngày lễ, có rất nhiều người về trước mộ cụ Cần chữa bệnh
Nếu đúng khu mộ này có chỉ số năng lượng địa sinh cao như thế thì sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bởi, theo một số nghiên cứu gần đây thì đa số những người mắc bệnh hiểm nghèo là do họ sống tại một địa điểm có chỉ số Bovis dưới 3.000 đơn vị trong một thời gian dài. Nếu những người bệnh này biết sớm, thay đổi chỗ ở, nơi có chỉ số Bovis trên 6.500 đơn vị thì bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Chúng ta cũng cần hiểu sơ qua về chỉ số Bovis. Chỉ số Bovis được lấy theo tên nhà vật lý Pháp Antoine Bovis. Ông đã đưa ra chỉ số này trong khi tiến hành khảo sát kim tự tháp Ai Cập trong những năm 30 của thế kỷ trước. Chỉ số Bovis dùng để đo “sức khỏe”, “sức sống” tự nhiên của vật thể hữu cơ, đo năng lượng tự nhiên, sóng dao động của quả đất. Năng lượng này được gọi là “biophoton” tức là phân tử ánh sáng mắt không nhìn thấy được. Thứ năng lượng này là cần thiết để duy trì sự sống trên quả đất. Ðó là sự cân đo trực giác của những nhà cảm nhận năng lượng, của những người có công năng bẩm sinh hoặc rèn luyện công phu. Muốn đo được chính xác bằng phương pháp trực giác (intuition), người đó phải vô thức hoàn toàn, thực hiện nguyên lý của lão tử “không mà có”, các nhà cảm nhận năng lượng đã thực hiện một phương pháp rất hiệu quả đó là phương pháp lập trình hệ thống cảm nhận năng lượng chính xác tối đa.
Nói về hiện tượng này, bác sĩ Kim Loan, Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Quốc tế Việt - Pháp cho biết: “Chúng tôi được biết đến phương pháp tác động bằng năng lượng địa sinh học. Đây là một phương pháp khá lạ nhưng không mới. Người ta gọi chữa bệnh bằng cách này là y học bổ sung”.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã đưa y học bổ sung vào hỗ trợ cho y học tiên tiến chính thống. Bởi trên thực tế, có nhiều căn bệnh lạ, thuộc tâm bệnh thì y học hiện đại không thể chẩn đoán được bệnh và không thể chữa được. Chính vì thế việc hấp thụ năng lượng địa sinh ở một môi trường tốt sẽ có tác dụng với sức khỏe của người bệnh nói riêng và mọi người nói chung. Nhiều người sau khi ra khỏi phố thị chật chội, ồn ào, đến với một vùng quê thanh bình, không khí trong lành sẽ thấy khỏe hơn. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của mọi người.
Trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Yên, Chủ tịch xã Thanh Mai cho biết: Hiện tượng người dân tụ tập đến ngôi mộ cụ Nguyễn Đức Cần là có thật. Tuy nhiên, khi chính quyền cử cán bộ xuống nắm tình hình thì thấy không có vấn đề gì ảnh hưởng đến an ninh, những người đến thăm viếng, ngồi thiền đều từ tấm lòng thiện tâm, không có sự vụ lợi hay truyền bá mê tín dị đoan… Đối chiếu với việc nhiều người đã cải thiện sức khỏe khi ngồi thiền tại đây có thể thấy rằng, việc giải thích và khẳng định sự thực về những hiện tượng tại ngôi mộ này là rất cần thiết. Không những cần thiết cho nền khoa học tâm linh ở Việt Nam vốn đã rất phong phú mà còn cần thiết cho cộng đồng.
Cho đến nay chưa có máy móc gì để đo chính xác chỉ số Bovis. Các nhà khoa học đã dùng một số liệu pháp cộng hưởng song song với hình ảnh của Cropcircle cũng không thu được kết quả tốt. Một điều đáng ghi nhận là gần đây có nhóm nhà cảm xạ học người Pháp đo chỉ số Bovis một vật thể (khu đất, ngôi nhà) từ xa cho kết quả rất khả quan. Chỉ số năng lượng Bovis đo năng lượng tự nhiên của quả đất được tính từ 0 đến vô tận.
Đối với con người thì chỉ số Bovis càng cao thì sức khỏe càng tốt. Nếu một người chỉ có chỉ số Bovis dưới 5.000 thường là sức khỏe yếu, bệnh tật. Năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người từ 6.500 đến 10.000 Bovis hay hơn chút ít. Một người trung bình phát ra 15.000 Bovis nhưng nếu có công phu luyện tập chỉ số Bovis có thể lên tối đa 40.000 Bovis, điều đó nói lên khả năng trị liệu ở mức độ cao.
Chỉ số Bovis:
Từ 0 đến 1.000 ung thư;
Từ 1.000 đến 3.000 bệnh nặng;
Từ 3.000 đến 5.000 sức khỏe yếu, bệnh tật;
Từ 5.000 đến 6.400 dưới bình thường một ít;
Từ 6.000 đến 6.500 bình thường;
Từ 6.500 đến 9.000 khá tốt;
Từ 9.000 đến 14.000 xúc cảm, thuận lợi sức khỏe;
Từ 14.000 đến 18.000 trí tuệ;
Từ 18.000 đến 20.000 khí lực tốt;
Từ 20.000 có công năng rất tốt.

Phóng sự của Vũ Minh Tiến

*********

ANDYLE- VCF
-
Người ta nói khi xa quê hương, lần đầu tiên trở lại luôn là lần có cảm giác khó tả nhất, khó tả như cái cảm giác ngồi lên máy bay nhìn xuống những căn nhà, những con đường dần dần bé xíu lại lúc rời đất nước vậy. Những buổi sáng ngồi lề đường làm cái bánh mì uống ly nước chờ xe đưa rước đi làm xa tự nhiên nó trở thành sự thèm muốn kỳ lạ, giống như các cô các bà bụng to thèm ăn chua vậy!

Rồi thì lần thứ 2, thứ 3 quay trở lại, mỗi lần lại thấy những thứ thay đổi khác nhau, gặp gỡ và trò chuyện với những vị khách đáng quí khác nhau. Và vì thế theo toán học suy ra cảm xúc nó cũng sẽ khác nhau, nó tăng hay nó giảm, nó buồn hay nó vui, nó háo hức hay nó cô lập, tất cả những thứ tưởng chừng như trái ngược ấy lại đều hiện hữu rõ ràng và đan xen như thể 2 dòng xe chen nhau khi đèn vừa bật xanh!
Tôi sống ở Sài Gòn ngót nghét hơn hai thập niên, nói thế cho nó văn chương, nhưng tôi vẫn lạc lõng khi trở về nơi mà mình đã từng lăn tới lộn lui khắp các ngả đường. Những con người tôi gặp thoáng qua trên hè phố, từ những người lao động phổ thông, đến những đôi nam nữ quần xinh áo đẹp, đều có nhiều điểm khá thú vị.
Điển hình như lần đi Bà Nà, “đi rồi mới biết ở nhà sướng hơn”, một cô gái “xông như mịnh” chen chân vào chụp ảnh, trên tay cô cầm cái khăn giấy, rồi thì cô vứt cái phẹt, cái khăn nằm im lìm dưới đất vài giây, rồi “bị gió cuốn đi” xa lắm, xa như khoảng cách giữa văn hóa bên trong và vẻ đẹp bề ngoài. Một câu chuyện khác là một anh bán đậu phộng luộc khi tôi đang ngồi la cà trên vỉa đường (vỉa hè đường phố, viết tắt vậy cho hợp “xì tai”) anh tiến đến tươi cười mời mua, tôi cũng không màng, vì tôi đâu thích ăn mấy món phải bóc vỏ, nhưng khi anh cảm ơn và bước đi, tôi nhìn theo thì thấy anh bị mất một bàn tay, và cái thúng đậu thì to đùng, tôi í ới theo gọi mua, và nói anh không phải gửi lại tiền thừa, trong mắt tôi không hề có chút vẻ thương hại, mà là tôi tôn trọng anh cũng như công việc của anh, anh cười và cảm ơn. Đời sống nó tréo ngoe thế nhỉ !
Rồi đến các quan chức ngồi xe vẫn hú còi inh ỏi như thể mắc nhà xí mà tìm chưa ra chỗ. Trong khi kẻ hấp hối thì chả ai nhường đường, nhường thế quái nào được, khi trong từ điển tiếng Việt, bộ giáo dục đã in nhầm tiếng Hoa của chữ “nhường”, thì đố bố ai đọc hiểu. Mà không trách bộ được, trách là trách anh in ấn hay anh đánh máy nhé!
Mải mê kể chuyện mà quên nói về cảm xúc bản thân của một kẻ lang thang xứ người như tôi. Đúng là nhớ cái cảm giác thức dậy cùng tiếng xe cộ đủ loại, tiếng người râm ran và chạy ù đi ăn sáng khi mặt trời mới nhú lên, ồn ào lắm, nhưng lúc yên tĩnh lại nhớ!
Hay những lúc ngồi trên xe máy phóng ào ào hít bụi rào rào, nắng rọi trên cao, đi xong về là muốn ngã nhào. Nhưng vẫn thích thế, thật kỳ lạ!
Con người ta đúng là có nhiều điều kỳ lạ, lúc sống ở thành phố thì lại muốn tìm về vùng quê yên ả. Lúc ngả lưng trên chiếc võng đong đưa dưới gốc cây của một nơi xa lắc, lại thèm cái “mùi” đặc trưng của thành phố. “Mùi” của những bến xe đen nghịt người thập phương chen chúc nằm đứng ngồi trong các dịp lễ tết, hay “mùi” của những chảo dầu chiên rán thức ăn trên hè phố, loại dầu đặc biệt vẫn vàng ươm sau bao ngày sử dụng, hay “mùi” thơm của các nhân viên nhà nước, sáng cắp cặp đi chiều quải cặp về vậy, nó chả khác mấy với mùi ở các con hẻm khuất tầm nhìn, bên trên có dòng chữ xinh xắn “cam dai bay”,mà có lần anh Tây lơ ngơ hỏi, Việt Nam ta ngoài Hạ Long Bay còn có Cam Dai Bay sao?
Viết dài quá thì lại giống mấy bài diễn văn với mở bài bất di bất dịch “kính thưa .…etc”, nên thôi thì còn vài giờ đồng hồ nấn ná chút cảm xúc cuối cùng chót bét, tôi xin gửi lời chào đến những người bạn của tôi, đến đất nước với bao kỷ niệm xưa cũ, đến những cuộc gặp gỡ tình cờ, đến cả những con người xa lạ mà tôi đã học được cách sống từ họ. (bật bài Goodbye Viet Nam lên và gọi taxi ra sân bay)

QV SG 03/23/13
Viet Nam photos





- Xin Chào và hẹn gặp lại

Tổng số lượt xem trang