Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Ksor Phước: 'không được trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo của Đảng ở điều 4 Hiến pháp' *

12/05/2015 23:05
Góp ý dự thảo Luật Trưng cầu ý dân, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có điều cấm về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ

Ngày 12-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã họp cho ý kiến về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân. Tại kỳ họp QH thứ IX tới đây, QH sẽ cho ý kiến lần đầu dự luật này.

Ý dân là quyết định cuối cùng
Trình bày dự luật, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho biết trưng cầu ý dân đã được thừa nhận rộng rãi như là một trong những giá trị của dân chủ trực tiếp trong xã hội hiện đại. 167/214 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có luật hoặc các quy định pháp lý về trưng cầu ý dân.
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, kiến nghị luật cần quy định cụ thể một số vấn đề không được trưng cầu ý dân như liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vai trò lãnh đạo của Đảng ở điều 4 Hiến pháp hay lợi dụng tổ chức trưng cầu ý dân để kích động phá hoại thống nhất Tổ quốc. “Vấn đề trưng cầu thuộc thẩm quyền của QH mà QH chưa thể quyết được ngay hoặc muốn nghe ý kiến của nhân dân thì tiến hành trưng cầu để sau đó, QH quyết định và luật phải làm rõ khi nào phải trưng cầu ý dân” - ông Ksor Phước nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu ý kiến Ảnh: TTXVN
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu ý kiến Ảnh: TTXVN

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển lập luận: “Vấn đề vượt qua thẩm quyền QH thì phải xin ý kiến nhân dân, chứ thuộc thẩm quyền thì để QH quyết. Hay thuộc thẩm quyền QH nhưng vấn đề hệ trọng, QH chưa đủ sức mạnh pháp lý thì phải trưng cầu và phải theo ý kiến nhân dân”.
Ông Hiển cũng đồng tình với ông Phước về một số vấn đề không được phép trưng cầu như toàn vẹn lãnh thổ. “Lãnh thổ là ngàn đời cha ông lập dựng. Luật pháp thì phải rõ ràng, đừng mù mờ muốn hiểu sao cũng được” - ông Hiển nêu ý kiến.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thể hiện quan điểm dứt khoát: “Loại vấn đề đưa ra trưng cầu là thuộc thẩm quyền quyết định của QH nhưng QH thấy rằng cần thiết phải để dân trực tiếp quyết định như bauxite Tây Nguyênđiện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Luật Dân sự... thì sau khi trưng cầu, ý kiến nhân dân phải là quyết định cuối cùng”.
Cần quy định việc đặt tên trong luật
Cùng ngày, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về kết quả lấy ý kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thống kê đã có 7,5 triệu lượt ý kiến của người dân góp ý.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết nhiều ý kiến của người dân đã đề nghị bổ sung nội dung: “Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái”.
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, việc quy định chữ đệm, cả thế giới đang áp dụng chứ không riêng gì Việt Nam. Một số nước còn bắt buộc phải lấy tên cha làm tên đệm, vì thế cần quy định trong luật. Về người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, ông Cường giải thích: “Những trường hợp không thuộc công dân nước nào, lại sống ở Việt Nam nên phải đưa vào để quản lý theo luật của Việt Nam”.
Bộ Luật Dân sự hiện hành và dự thảo bộ luật lấy ý kiến nhân dân chỉ quy định việc xác định lại giới tính mà không quy định về chuyển đổi giới tính. Ông Hà Hùng Cường nhấn mạnh qua tổng hợp có 2 luồng ý kiến: Thứ nhất, cho rằng dự thảo bộ luật cần bổ sung quy định thể hiện chính sách chung của nhà nước đối với việc chuyển đổi giới tính để làm cơ sở cho luật khác. Thứ hai, đề nghị nhà nước không thừa nhận quyền này vì đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy chưa thể lường trước được.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung khoản 3 vào điều 36 dự thảo bộ luật với 2 phương án: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật và nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính.

Báo cáo QH sửa điều 60 Luật BHXH
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trình bày tờ trình của Chính phủ về chỉnh lý điều 60 Luật BHXH 2014.
Theo đó, Chính phủ báo cáo Ủy ban TVQH kiến nghị QH xem xét, điều chỉnh điều 60 theo hướng: Trước mắt, cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu sau 1 năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng BHXH thì có quyền lựa chọn hưởng BHXH 1 lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng BHXH như quy định của Luật BHXH năm 2006. Nội dung này cũng sẽ được xem xét, điều chỉnh tương đồng đối với cả người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Mai Đức Chính khẳng định năm 2014, khi tham gia vào luật, cơ quan này muốn có lộ trình, tuyên truyền tốt rồi sau đó thi hành. “Tôi gặp gỡ công nhân tham gia ngừng việc vừa qua thì họ nói: “Nếu con tôi bị ốm, không có bảo hiểm một lần thì sẽ chết. Con tôi học đại học, nếu không có bảo hiểm 1 lần thì không có tiền đi học”. Vì vậy, luật cần sửa theo hướng linh hoạt để cho người lao động hưởng BHXH 1 lần” - ông Chính kiến nghị.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ và Ủy ban Về các vấn đề xã hội chuẩn bị báo cáo trước QH tại kỳ họp thứ IX để QH đưa ra kết luận cuối cùng.


-Bán vé số có thu nhập cao: Bộ trưởng Giàng Seo Phử... nói đùa?


(GDVN) - Mới đây, khi bàn về chính sách pháp luật giảm nghèo, ông Giàng Seo Phử - Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã nói “bán vé số có thu nhập cao”.
Sự thể là thế này, trong khi thảo luận về các phương án giúp dân thoát nghèo, ông Giàng Seo Phử cao hứng nói: “Chúng tôi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy tình hình đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn. Nhưng phía Bắc ngoài này đi làm như thế, vé số không ai mua, không bán vé số được và ngày mai cũng không thể xuống sông, xuống biển đi bắt được con cá để ăn, bán, vậy chính sách phải như thế nào?

Đối với đồng bằng sông Cửu Long những nghề như thế có được công nhận là một nghề không? Tôi gọi là nghề làm thuê, có thu nhập thì được công nhận là vấn đề xóa đói, giảm nghèo có được không? Bán vé số tôi cho là có thu nhập cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước rất cao, chúng ta cần phải nghiên cứu tiếp vấn đề này”.

Ông Giàng Sep Phử - Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.


Và rồi, ông Phử lại đề nghị: “Các đồng chí ở đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu xem có xóa đói, giảm nghèo không? Nếu chúng ta không tính những yếu tố này vào mà chỉ tính những tiêu chí chung như của cả nước thì đây là vấn đề bỏ qua, bị sót, trong khi đó người ta thu nhập chính từ vé số, tôi đề nghị chúng ta phải tính toán”.

Nghe phát biểu của ông Phử tại phiên thảo luận tường thuật trực tiếp tới toàn dân, nhiều ĐBQH đã bật cười. Những cái cười đầy ẩn ý. Có lẽ, vì phát biểu của ông Phử lạ quá, chẳng khác gì một phát minh của thế kỷ.

Phải nói rằng chưa bao giờ có một vị Bộ trưởng nhắc tới đời sống khổ sở của những người bán vé số ngay tại Quốc hội và động viên họ “đấy là nghề có thu nhập cao”. Nghe phát biểu của ông Phử hẳn là sẽ có nhiều người mừng đến rớt nước mắt vì chắc là “nghề bán vé số” của họ cũng còn sung sướng hơn khối những nghề khác.

Nhưng phát biểu của ông Phử cũng khiến cho nhiều người bán vé số lo lắng, bởi họ chẳng biết nghề của mình “thu nhập cao” thật hay không? Chẳng biết Bộ trưởng Phử đánh giá trên tiêu chí nào mà gọi đó là “nghề có thu nhập cao”?

Bán vé số có thu nhập cao? Ảnh: TTO.


Để bán được vài tấm vé số có khi họ phải đi bộ hàng chục ki-lô-mét mỗi ngày dưới cái nắng như thiêu như đốt. Mà mỗi tấm vé số tính ra họ chỉ được hưởng chưa tới 300 đồng. Ấy thế nên một người bán vé số có thu nhập vào loại cao nhất cũng chỉ được 100 nghìn đồng mỗi ngày. Còn trung bình cũng chỉ kiếm được sáu bảy chục nghìn. Sau khi trừ chi phí cho bản thân một cách thật tằn tiện thì giỏi lắm cũng chỉ để được ra chưa tới 1 triệu đồng mỗi tháng. Đấy là khi mọi chuyện suôn sẻ, còn nếu không thì cũng chẳng biết thế nào mà lần, bởi trong số hàng nghìn người đi bán vé số có rất nhiều người nghèo đến mức chỉ mang sức ra bán thuê.

Nhiều đứa trẻ lít nhít còn đang ở tuổi ăn, tuổi học cũng đã phải đi bán vé số phụ giúp gia đình. Chúng bán thuê vé số và cũng phải chịu nhiều áp lực, nếu không bán đủ số vé đã giao thì chẳng những không có cơm ăn mà còn phải chịu đòn. Nhặt nhạnh vài trăm đồng từ những chiếc vé số và phải chịu muôn vàn cơ cực, nhưng họ vẫn làm, vì đó là cách để tồn tại, và hơn cả, họ có lòng tự trọng, không muốn trở thành gánh nặng của xã hội.

Còn nhớ vào năm ngoái khi bàn về phương án nâng khởi điểm chịu thuế lên 7 triệu hay 9 triệu đồng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói: “Trong hoàn cảnh kinh tế như hiện nay, mức 7 hay 9 triệu đã gọi là thu nhập cao chưa? Tôi áng cỡ Chính phủ đưa ra 9 triệu là chưa cao, chỉ đủ sống thôi”.

7 triệu hay 9 triệu mặc dù chưa cao và chỉ đủ sống như lời của Chủ tịch Quốc hội, nhưng nó đã là một ước mơ xa xỉ với hàng nghìn người bán vé số. Thế nên có người bảo, Bộ trưởng Phử chỉ cao hứng nói đùa thôi. Có lẽ, Bộ trưởng đang tư duy rằng, mức thu nhập ấy là cao so với những người nghèo hơn nữa, đấy là những người đang được nhà nước chu cấp gần như tất cả.


-"Dân vi phạm 2 triệu bỏ tù, quan tham nhũng 2 tỉ án treo!?" -(PetroTimes) - Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã đưa ra nhận xét khi nói về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).
Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước



Hôm nay (18/9), Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tình hình phòng chống tham nhũng 8 tháng đầu năm 2013. Đa số ý kiến các Ủy viên UBTVQH đều tán thành mô hình và phương thức hoạt động của các lực lượng chức năng.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 8 tháng đầu năm đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó, có 4 người đã bị xử lý hình sự. Các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành trên 4.700 cuộc kiểm tra và đã xử lý hàng trăm cán bộ viên chức, trả lại quà tặng đúng quy định cho cơ quan, tổ chức với tổng giá trị 178 triệu đồng.

Về kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, Chính phủ cho hay, toàn ngành thanh tra phát hiện 73 vụ và 80 đối tượng tham nhũng. Nhiều cơ quan tập trung phát hiện và xử lý tham nhũng điển hình như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (phát hiện 21 vụ việc, xử lý 30 cán bộ).

Tuy nhiên xung quanh tình hình tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, Chủ tịch hội đồng dân tộc Ksor Phước tiếp tục đưa ra những phát biểu mạnh mẽ. Ông cho rằng, thông tin là vấn đề gây bức xúc nhất trong dư luận. Dẫn chứng từ con số 98 nghìn thông tin liên quan đến tội phạm trong năm 2013, Chủ tịch Hội đồng dân tộc thắc mắc có bao nhiêu trong số đó liên quan đến tham nhũng và cơ quan PCTN xử lý lượng thông tin trên như thế nào? Kết quả xử lý sẽ thể hiện hệ thống chính trị có quyết tâm chống tiêu cực đến nơi đến chốn hay không!?

“Ban chỉ đạo TƯ về PCTN có được biết, trong các vụ án nghiêm trọng do Ban trực tiếp chỉ đạo, hoặc cán bộ thuộc cấp ủy cấp tỉnh, thành phố quản lí, có bao nhiêu vụ có nhận chỉ đạo, can thiệp bằng miệng, bằng văn bản hay không?”. Ông Ksor Phước phát biểu: “Qua chỉ đạo, qua ý kiến có nhiều vụ án thu hẹp lại, thậm chí xẹp xuống. Thực tế cho thấy, rất nhiều đồng chí có chức quyền can thiệp vào quá trình điều tra của các lực lượng chức năng. Bộ Chính trị, các Ủy viên Bộ Chính trị cần phải nắm rõ thông tin và thể hiện rõ thái độ trước khi đưa ra Trung ương xem xét, quyết định.”

Chủ tịch Hội đồng dân tộc đưa ra rất nhiều viện dẫn về tính minh bạch của công tác PCTN. “Có nhiều vụ việc kéo dài, đúng sai như thế nào, điều tra, xử lý đến đâu… không được thông tin công khai đã làm giảm lòng tin của nhân dân, của cán bộ, Đảng viên. Mỗi khi các vụ việc liên quan đến cán bộ… "im im" như vậy là lúc lòng dân bất an. Tôi cho rằng còn ý kiến can thiệp vào quá trình điều tra thì chúng ta còn không thể giải quyết được tham nhũng. Mập mờ, ngay cả những cán bộ TƯ như tôi còn băn khoăn thì ở dưới như thế nào?”

Xung quanh vấn đề minh bạch, ông Ksor Phước dẫn chứng người dân phạm tội 2-3 triệu đồng thì bỏ tù, trong khi cán bộ Nhà nước tham nhũng mấy tỉ đồng thì hưởng án treo. Đau xót hơn, gần đây tham nhũng diễn ra ở cả những vấn đề an sinh xã hội, như vấn đề người có công, công tác dân tộc, xóa đói giảm nghèo, phòng chống lụt bão… “Chất lượng cuộc đấu tranh PCTN là vấn đề cực lớn. ĐBQH nhận sức ép rất lớn từ nhân dân và cử tri cả nước, các đồng chí có trả lời được vì sao để tình hình vẫn căng thẳng không?”
Lê Tùng
-"Dân vi phạm 2 triệu bỏ tù, quan tham nhũng 2 tỉ án treo!?"


- Vụ ‘nhân bản’ nhà tình nghĩa: Xin lỗi 2 gia đình liệt sĩ (VNN).

- Dân không muốn tố cáo tham nhũng vì… chán (ĐĐK).

- “Sử dụng tài nguyên, đất đai còn yếu kém, lãng phí” (Infonet). - Tập đoàn, tổng công ty lãng phí tài nguyên được ưu ái (TN). - Dự án ngàn tỷ đứt gánh giữa đường thành bãi “chông sắt” (SM). - Công trình bạc tỉ thi công ì ạch (LĐ).

- Tình trạng lãng phí vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực (SGGP). - “Tôi tin rằng lãng phí còn lớn hơn rất nhiều” (VOV). - 6 tháng đầu năm, cơ quan Nhà nước chi gần 220 tỷ đồng mua ô tô (DV).

- Về đề án thí điểm Chính quyền đô thị TP.HCM: Đảm bảo phục vụ dân tốt hơn (DV). - Chính quyền đô thị TPHCM: Phù hợp tính chất đặc biệt (SGĐT).
.- Đại học Bách Khoa Hà Nội: Thu sai hàng chục tỷ đồng chỉ bị cảnh cáo (DV).- Vận động chính sách hay đi đêm chính sách? (Diễn ngôn). Tham nhũng lớn là người có chức, có quyền (ĐV 8-9-13)

-Phó chủ tịch nước: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp quân đội (QĐND 10-9-13) -- Đảng bổng phát giác những "hủ nếp" còn chưa vơ hết?

Tướng lãnh công an: Ai phong cho ai? Phong, thăng tướng CAND sẽ chặt hơn (infonet 10-9-13) -- Thú nhận là phong, thăng tướng CAND hiện nay là quá lỏng lẻo! Quy định chặt việc phong tướng (PLTP 10-9-13) -- Quy định mới về hạn tuổi sĩ quan chỉ huy trong lực lượng công an (Petrotimes 10-9-13) -- Có một sự giành giật quyền lực nào đó đàng sau nhưng quy định này!

Chuyện sai phạm và chất lượng Bia Hà Nội

Sửa đổi Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam-Quá lãng phí!

--Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai (VNN 8-9-13) -- Ông Nguyễn Phú Trọng lại tự giương cái bẫy để sự bất lực, bất tài của ông rồi sẽ lộ rõ hơn.

Thời của đồ phế thải? (SGTT 8-9-13) -- Bài của Ngân HàViệt kiều hết thời: “Luộc” ngàn độ vẫn ra… bà vợ (DNSGCT 7-9-13) --"gần đây mác Việt kiều đã chìm xuống nhường cho các đại gia, thiếu gia nổi lên ở trong nước, ăn tiêu “tàn bạo” hơn nhiều…"

- Vì sao NHNN ngăn báo chí tiếp xúc ông Nguyễn Bá Thanh? (VTC). - Xử án tham nhũng: T.Ư không nghiêm nên rất khó làm gương cho địa phương (TN). - Bao nhiêu vụ tham nhũng đã bị can thiệp xử nhẹ? (VnEco). - Chống tham nhũng phải “bủa lưới bắt cá lớn” (ĐT). - Tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm (HNM). - Việc xử lý tham nhũng chưa tương xứng với tình hình (TTXVN). - Vụ lương khủng chứng tỏ kê khai thu nhập “đơ” trước tham nhũng (DT).- Vụ lương “khủng”: Dối trên, lừa dưới! (NLĐ).

- “Bộ phận không nhỏ” làm giảm sút niềm tin (VnEco). - Một bộ phận cán bộ chức quyền có biểu hiện bảo kê cho doanh nghiệp (DT).

- Phó bí thư thành ủy chỉ đạo trách nhiệm vụ lương khủng (ĐV). - Từ vụ “lương khủng”: Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước (ĐĐK).

- Vụ chôn thuốc trừ sâu: Phó tổng giám đốc khuyên các giám đốc khai thành khẩn (LĐ). - Chỉ đạo làm rõ vụ lâm trường “đầu độc” 6.000 dân bằng thuốc diệt cỏ (DT).

- Vụ chôn thuốc sâu: Đã có kết quả phân tích mẫu của người dân (DT).

- Quặng… vịt trời (NNVN).

- Tiếp bài: “Tập đoàn dầu khí Việt Nam – Những bất cập tại dự án 1,2 tỷ USD”: Nhà thầu liên danh từng vướng bê bối (Giadinh.net). - Cận cảnh “bãi chông sắt” hoen gỉ khổng lồ tại TTTM Ciputra Hanoi Mall (CafeF). - Dự án ngổn ngang vì “một thửa đất, hai lần đền bù”? (PLVN).

- Cấp dưới áp dụng bài thuốc ‘trảm tướng’ của Bộ trưởng Thăng (PNT). - Làm đường kém chất lượng, hàng loạt cán bộ mất việc (TT). - Số đen bị bắt sai làn: Sở GTVT “tiếp tục phân làn”, CSGT “khó khăn xử phạt” (L;Đ).

- Phú Quốc, những âu lo (TT).- Phó Giám đốc bệnh viện bán giấy khám sức khỏe “siêu tốc” (DT). - Bắt một nhân vật “danh tiếng” về tội lừa đảo (TT).

- Lấy ý kiến về chính quyền đô thị: phải xác định rõ khó khăn (VOV).

- Thí điểm mô hình chính quyền đô thị: Thành phố trong thành phố (TP). - Chính quyền đô thị: Kiến nghị thực hiện từ tháng 10-2013 (TT). - Địa phương làm tốt thì trung ương nên giao (PLTP).


- TỪ THỰC TRẠNG NHÀ KHÔNG PHÉP: Phải tạo thuận lợi để dân có chỗ ở hợp pháp (PLTP). - Tạm giam 2 người gây rối tại trụ sở UBND huyện (TN). - Công dân 2 lần thắng kiện chính quyền (TN). - VỤ THANH TRA GIAO THÔNG LONG AN CỨU XE VI PHẠM: Kiểm điểm nhiều cá nhân, tổ chức liên quan (NLĐ).

- Bán đất trên giấy (NLĐ). - Hà Nội: Sở Tài nguyên Môi trường “vô cảm” với nỗi đau tột cùng mang tên sổ đỏ (DT).

- AI THANH TRA… AI KIỂM TRA AI? (Bùi Văn Bồng).

- NGƯỜI TỐ CÁO LẠI BỊ KHỦNG BỐ, CƯỚP GIẬT (Lê Anh Hùng).

- Bí thư xã “chửi” dân ngu nói gì trước sự phẫn nộ của người dân? (Soha).- Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực (TVN). – Vụ Bí thư xã “chửi” dân “ngu và bố láo”: Ông Vũ Quốc Hùng: “Bí thư xã chửi dân ngu cần bị cách chức ngay” (Soha).

- Đề án chính quyền đô thị – Lợi ích người dân là trọng tâm của phát triển đô thị: “Không có chỗ cho các cán bộ công chức ngồi không ăn lương” (GDVN).

- Quyền Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn: “Nếu làm thủy điện này, tôi sẽ từ chức!” (SGGP).

- Giải pháp căn cơ (TN).
- Một người dân 15 năm bị “giam lỏng” (DV).

- Bắt trưởng công an xã che giấu tội phạm (PLTP).

- Vụ quy chụp DN trốn thuế ở Vĩnh Long: Cục Thuế vẫn không sửa sai (LĐ).

- Thảm bê tông nhựa dưới trời mưa to – bảo sao không chóng hỏng (SM).

Học Michael Porter chấm điểm năng lực cạnh tranh quốc gia (VNN 11-9-13) -- Do ông Nguyễn Thiện Nhân "đặt hàng".

91.000 tỷ địa phương nợ chưa tính vào nợ công? (ĐV 11-9-13) --P/v TS Lê Đăng Doanh Giật mình với 91.000 tỉ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản (TT),- Cá tra Việt Nam: Ăn xổi phá hỏng thị trường (SGTT). - Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra (VnEco).

- Địa phương nợ 91.000 tỉ đồng: Vẫn chưa đúng thực tế? (ĐV). - TPHCM: Đến cuối tháng 8, dư nợ với lĩnh vực ưu tiên tăng 47% (CafeF).

- Dự toán thu nội địa năm 2014 tăng 12-13% (ĐT).

- Chuyện nợ nần của doanh nghiệp FDI vắng chủ (ĐT).- Đáng tiếc cho Trọng Tấn!? (DT).- Khi sinh viên được trao ‘sân chơi lớn’ (TN).

Chuyện lạ ở Thủ đô: Thu hồi đất chả biết làm gì? (VNN 9-9-13)

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Dân phải biết lý do tăng vốn lên 40.000 tỷ cho SCIC (ĐV 9-9-13)

Bộ Tư pháp hợp tác với GS Ngô Bảo Châu tìm cách giảm thủ tục hành chính (TTVH 11-9-13) -- Bộ Ngoại giao cũng nên mời GS Châu đến để dạy cách áp dụng toán vào ngoại giao...
Ông Nguyễn Bá Thanh: Anh em nói vui Hà Nội không vội được đâu, thôi thì cũng biết thế (TN 11-9-13) -- Ông Thanh mới nhận ra điều này? Mỹ có câu: Too little, too late (quá ít, quá trễ)
- Cơ quan chức năng “mất tích” sau vụ cháy trung tâm thương mại? (DT). - CHÁY CẢ NIỀM TIN – thơ Nguyễn Duy Xuân (Nguyễn Duy Xuân).- Mãnh thú xuất hiện gần sân bay, tàn sát gia cầm (Soha).

- Hà Nội: Thuê taxi tải chở đồng hồ cổ nhập lậu (DT).

- Giám đốc thuê đàn em Dung Hà giết “phó tướng” bị tuyên án tử hình (DT).- Luôn luôn tích cực (Đọt chuối non).

- Tiếp tục tranh cãi chuyện chậm dự án 5.000 tỷ đồng (DV).- Không có chuyện “bôi trơn” hơn 18 tỉ đồng tại dự án chợ Kim Nỗ (DV).
- Bỏ tên cha, mẹ trên giấy chứng minh nhân dân (LĐ).
- Tầm nhìn xa của Đảng về vai trò của văn hóa (TTVH). - Mở ngành y đơn giản như… mua bánh mì (TT). - Loay hoay bài toán chất lượng hay số lượng bác sĩ (DT).

- Học lớp 1 đã lo “chạy chức” (NLĐ).

- Không thể đồng thời thay ngay một lúc toàn bộ sách giáo khoa (SGGP).

- Quá tải “heo vàng”, học sinh phải luân phiên nghỉ học (DT).

- Yêu cầu báo cáo về trường học bỏ hoang (GD&TĐ).

- Đường HCM vì sao không ai đi? (DLB).

- 2 x Hitler (pro&contra).

Tổng số lượt xem trang