Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Câu chuyện cháu nội của cố Tổng bí thư Lê Duẩn du học ở Mỹ


Câu chuyện cháu nội của cố Tổng bí thư Lê Duẩn du học ở Mỹ (P1)
Dân trí Ngay trong thời khắc chiến tranh tàn khốc nhất, bom đạn từ B.52 của Mỹ rơi khắp phố phường Hà Nội, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn xa tới sau cuộc chiến tranh. Ông xác định: “Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Việt Nam…”.
Năm 1995, Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton đã công bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau hai thập kỷ hợp tác và phát triển, 2 quốc gia cựu thù đã trở thành đối tác toàn diện. 2015 là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ. Đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, đánh giá những thành quả đạt được sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức trong những thập kỷ tới.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề này.

Ông Lê Kiên Thành (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Ông Lê Kiên Thành (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Và cháu nội của cố Tổng bí thư đã du học tại Mỹ
Trong các đời Tổng Bí thư (TBT) của Đảng ta thì cố TBT Lê Duẩn là nhà lãnh đạo gắn bó suốt đời hoạt động Cách mạng với cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh tàn khốc đã lùi xa 40 năm. Nay Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ. Nhiều con em người Việt đã đi du học ở Mỹ, trong đó có con em của nhiều cán bộ Đảng viên. Con trai của ông là cháu nội của cố TBT Lê Duẩn cũng đã từng  du học tại Mỹ. Giả sử, cố TBT Lê Duẩn còn sống, điều này có xảy ra không, thưa ông?
Ông Lê Kiên Thành: Có một số người có thể nghĩ rằng ba tôi (tức cố TBT Lê Duẩn) không thích Mỹ vì từng có thời gian dài Việt Namvà Mỹ là kẻ thù của nhau. Đó là giai đoạn mà ông giữ cương vị lãnh đạo cao nhất. Điều này hoàn toàn không đúng!
Tôi xin minh chứng nhận định của mình bằng hai câu chuyện thật, thế này:   
Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, ba tôi về Hải Phòng thăm một nhà máy dệt thảm len xuất khẩu. Cùng đi chuyến công tác này với ba tôi, có một vị lãnh đạo Sở Thương nghiệp TP.Hải Phòng và cũng là Thành ủy viên…
Vào xưởng sản xuất, ba tôi gặp một cô công nhân dệt thảm len xuất khẩu. Ông trò chuyện rồi hỏi: Cô có biết đồng đô la không? Cô gái ú ớ chưa biết trả lời thế nào thì vị lãnh đạo này đã trả lời rằng: “Thưa anh, tôi còn không biết nữa là…”. Ba tôi nghiêm mặt bảo: “Những người làm xuất khẩu phải biết và phải hiểu về đồng đô-la. Chúng ta đang đánh nhau với Mỹ, nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Việt Nam”.
Sau này, tôi có được nghe vị lãnh đạo này kể lại: Lúc ấy, bản thân vị lãnh đạo này cũng lấy làm lạ, không thể hiểu được tại sao Mỹ có thể là bạn hàng lớn của Việt Nam chứ không phải Liên Xô hay Trung Quốc sau khi chiến tranh kết thúc?
Rất nhiều người Việt Nam ta cũng không hiểu tư duy và tầm nhìn của ba tôi lúc bấy giờ!  
Chuyện thứ hai cũng rất ít người biết. Trong 26 năm ba tôi làm Bí thư thứ nhất rồi TBT Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Cu Ba Phidel Castro đã sang thăm nước ta 2 lần, lần nào ông Phidel cũng tha thiết mời ba tôi qua thăm Cu Ba.
Trong phong trào Cách mạng thế giới thì Việt Nam và Cu Ba là trường hợp vô cùng đặc biệt, giữa hai nước có mối quan hệ hữu nghị thân thương, gắn bó mật thiết với nhau không gì có thể so sánh được. Chúng ta chiến đấu vì độc lập của mình nhưng cũng có một phần vì Cu Ba anh em. Thế nhưng trong 26 năm đó, ba tôi chưa một lần sang thăm Cu Ba và kể cả sau khi kết thúc chiến tranh với Mỹ.
Ba tôi tâm sự rằng, ông không muốn Mỹ hiểu lầm Việt Nam bắt tay với Cu Ba là để chống Mỹ. Việt Nam đoàn kết với Cu Ba, chiến đấu vì Cu Ba nhưng chúng ta không chống Mỹ kiểu đó. Chúng ta phải để cho nhân dân Mỹ, người Mỹ hiểu rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta là chống lại hành động xâm lược của Mỹ chứ không hề chống lại nước Mỹ, chống lại nhân dân Mỹ. Điều này có lợi cho Cách mạng Việt Nam và cả Cách mạng Cu Ba.
Kể cả sau ngày giải phóng miền Nam, ba tôi vẫn bảo, nên chậm lại một chút để thuận lợi hơn cho công tác phục hồi ngoại giao với Mỹ. Mối tình son sắt, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam và Cu Ba không thể vì chuyện ba tôi không sang thăm mà giảm đi. Ông tin rằng Phidel và bạn bè Cu Ba hiểu được nguồn gốc sâu xa như vậy. Đó là sự khôn ngoan cần phải có khi cả hai nước anh em nhỏ bé trước một đối thủ lớn mạnh hơn gấp bội. Việt Nam và Cu Ba luôn cần có sự chia sẻ, cảm thông và ủng hộ từ những người Mỹ yêu chuộng hòa bình, công lý, từ những người Mỹ trong lòng nước Mỹ!
Tôi còn biết một câu chuyện nữa là sau ngày giải phóng, một ông cán bộ ngoại giao của ta sang Mỹ thăm xong về báo cáo kết quả chuyến đi với ba tôi. Vị cán bộ này nói về toàn những cái xấu của nước Mỹ. Nghe được một đoạn, ba tôi ngắt lời, hỏi: “Theo anh, nước Mỹ toàn xấu vậy thì mình quan hệ ngoại giao với người ta làm gì?”.
Trong suốt thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến, kể cả những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất, ba tôi vẫn luôn nhìn thấy ở nước Mỹ như người bạn tương lai của Việt Nam, dù hiện tại là kẻ thù của nhau. Và dù hiện tại có khốc liệt đến đâu, cũng không che khuất tầm nhìn chiến lược của ông. Ông chống hành động của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc nhưng cũng rất trân trọng nước Mỹ, ông thấy được vai trò và vị trí của họ, vị thế của nước Mỹ đối với sự phát triển của thế giới  - trong đó có Việt Nam mình.
Vậy tại sao sau khi kết thúc chiến tranh vào ngày 30/4/1975, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bị đóng băng kéo dài? Đó là tại Việt Nam hay tại Mỹ? So với nước Nhật, từng là kẻ thù của Mỹ, bị Mỹ ném xuống hai quả bom nguyên tử nhưng kết thúc chiến tranh, Mỹ - Nhật nhanh chóng trở thành đồng minh gắn bó cho đến nay?
Ông Lê Kiên Thành: Lịch sử luôn có những khúc quanh và góc khuất của nó. Việt Nam có những thăng trầm của mình, có lúc bị đẩy vào hoàn cảnh không may.
Tôi đã từng hỏi những nhân vật quan trọng ở Đại sứ quán Mỹ rằng: Tại sao có mấy nghìn người bị sát hại ở một nước châu Phi, nước Mỹ nhảy vào cứu. Còn ở Campuchia, chính quyền PolPot được một số quốc gia mang tư tưởng sô vanh nước lớn đứng phía sau bảo vệ, mấy triệu người bị sát hại, Mỹ không cứu. Nhưng khi chúng tôi vào cứu thì các ông chống chúng tôi? Hai hành động của Mỹ ở châu Phi và Việt Nam ở Campuchia có gì khác nhau? Không người Mỹ nào lý giải được điều đó!
Sau chiến tranh năm 1975, khi mà Việt Nam vẫn còn muôn vàn khó khăn cần giải quyết thì đã phải nhảy vào cứu một dân tộc láng giềng đang bị họa diệt chủng. Cả thế giới ngoảnh mặt làm ngơ trước sự sống còn của một dân tộc (!?).  Mỹ còn gián tiếp ủng hộ những kẻ đang đứng sau, “hà hơi” tiếp sức cho PolPot. Đến bây giờ, chính nhiều người Mỹ đã thừa nhận đây là điều sỉ nhục của nước Mỹ.
Việt Nam đã làm một điều cao cả, để có thể ngẩng cao đầu bước lên diễn đàn của Liên hiệp quốc mà hỏi rằng: Liên hiệp quốc ở đâu khi mà cả một dân tộc bị chà đạp, bị đọa đày diệt chủng như vậy? Giờ đây, Liên hiệp quốc đã đưa nhiều tên tội phạm ra xét xử tội ác chống loài người. Bộ mặt sát nhân của chính quyền PolPot đã rõ ràng. Ai đứng sau lưng bảo kê, “hà hơi” cho những kẻ sát nhân, cả thế giới đều biết. Nhưng vai trò của Việt Nam cứu một dân tộc trước họa diệt chủng chưa ai nói cho thật rõ, thật công bằng, chưa ai “minh oan” cho Việt Nam?  
Chiến tranh ở Việt Nam dù đã kết thúc, nhưng đẩy Mỹ vào thế là bất kể Việt Nam làm gì Mỹ cũng chống. Việt Nam hy sinh xương máu, danh dự để cứu một dân tộc, Mỹ cũng chống! Ngược lại, Mỹ làm gì Việt Nam cũng chống! Đây là điều không may trong lịch sử với cả hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ mà chúng ta cần phải dũng cảm vượt qua. 
Đó là lý do tại sao dù rất mong muốn, nhưng mối bang giao Việt – Mỹ lại bị chậm, dù hai bên rất mong muốn. Nhìn lại lịch sử thì ta phải nhìn cho hết tất cả những khía cạnh của nó. Cái đó không phải là do chúng ta vì chúng ta luôn muốn hòa bình, chúng ta hi sinh và nghĩ tới cả những chi tiết nhỏ để mong muốn kiến tạo cơ hội cho hòa bình.  
Cuộc chiến tranh khốc liệt nhất thế kỷ 20 của dân tộc ta xảy ra vào một thời điểm lịch sử không may mắn. Vị trí địa lý của nước ta vào thời điểm lịch sử đó càng làm cho điều không may lớn hơn và rộng hơn nhiều. Cho nên, quá trình phục hồi lại bang giao cũng gặp nhiều trở ngại, khó khăn khiến bị chậm hơn nhiều so với mong muốn của hai bên, trong đó có ba tôi! 
Sau khi đất nước thống nhất, cố TBT Lê Duẩn tiếp tục tại vị cho đến năm 1986. Trong quãng thời gian đó cố TBT có đi thăm nước nào ngoài khối XHCN để tìm hiểu lối sống và cách điều hành xã hội của họ chưa?
Ông Lê Kiên Thành: Ba tôi rất muốn sang thăm một nước tư bản để nhìn tận mắt và hiểu cách sinh hoạt, tổ chức xã hội cũng như nhiều thứ khác của họ. Nhưng tiếc rằng giai đoạn sau 1975 có quá nhiều chuyện phải giải quyết.
Có lần TBT Đảng Cộng Sản Pháp mời ba tôi qua thăm Pháp. Ba tôi rất muốn đi. Nhưng tình hình lúc ấy còn nhiều cản trở nên Bộ Chính trị chưa cho đi.
Với nước Mỹ, dù chưa đặt chân đến nhưng qua cách suy nghĩ ta thấy được ông rất quan tâm và hiểu rất nhiều về nước Mỹ!
(Còn tiếp)
Duy Chiến - Việt Khuê thực hiện




TS Lê Kiên Thành: "Chỉ khi nào vượt qua nghi kỵ, đề phòng..." (P2)
Dân trí Ông Lê Kiên Thành trăn trở: Quá khứ của quan hệ Việt – Mỹ có quá nhiều sai lầm đáng tiếc, chúng ta phải nhìn vào đó để tương lai không còn lặp lại như bi kịch của hai dân tộc…
 >>  Câu chuyện cháu nội của cố Tổng bí thư Lê Duẩn du học ở Mỹ (P1)
Tiếp theo phần I cuộc trò chuyện với Tiến sĩ (TS) Lê Kiên Thành về người cha - cố Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn và những nhận định của ông về mối quan hệ Việt Nam - Mỹ, Dân trí xin giới thiệu với bạn đọc phần II cuộc trò chuyện này, khi TS Lê Kiên Thành trả lời thẳng thắn về chuyện "ông nội đánh Mỹ, cháu nội du học tại Mỹ".
Thưa ông, trong quá khứ, triều đại nhà Nguyễn thời Minh Mạng đã gửi thư đến Tổng thống Mỹ với mong muốn mở rộng bang giao. Năm 1945, nước VNDCCH mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi thư cho Tổng thống Mỹ. Rồi đến giai đoạn cố TBT Lê Duẩn, dù rất mong muốn song diễn biến rất lâu, rất chậm. Theo ông, tại sao việc kết nối bang giao giữa hai nước lại gặp nhiều trắc trở như vậy?
Ông Lê Kiên Thành: Nhìn lại lịch sử ở vài sự kiện thì có thể thấy được một phần nguyên nhân lý giải cho việc  “khó khăn” khi ta và Mỹ “bắt tay” nhau. Bởi, Mỹ cũng đã từng không tin Việt Nam và ViệtNam cũng chưa tin Mỹ. Và giữa hai bên còn có nhiều khác biệt, tôi nghĩ thế!
Cách đây hai năm, trong một lần ngồi nói chuyện với một nhân vật quan trọng tại đại sứ quán Mỹ, trong đó có chủ đề liên quan đến sự cần thiết mở ra bang giao Việt – Mỹ, tôi hỏi ông ta: “Tại sao các ông chưa mời Tổng bí thư (TBT) của chúng tôi sang thăm Mỹ?”. Ông ta giải thích rằng, nước Mỹ còn có Quốc hội và các đảng phái khác nhau, chưa thể một sớm một chiều giải quyết cho thông suốt được. 
Tôi nói với ông ta rằng, nhiều nước khác cũng có nhiều đảng phái nhưng họ vẫn mời TBT của chúng tôi sang thăm. Các ông đã công nhận chính thể của Việt Nam thì các ông cũng phải hiểu rằng, ở Việt Nam người nắm giữ cương vị đứng đầu là TBT. Các ông đừng nhìn vào hình thức mà hãy nhìn vào thực chất. Quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia chỉ có thể kết nối nhanh chóng và mạnh mẽ nếu hai người có cương vị cao nhất của hai nước gặp nhau. Ông nhân viên đại sứ quán tỏ vẻ suy nghĩ nhiều.
Tôi rất mừng là nay Chính phủ Mỹ đã chính thức mời TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ. Đó là bước tiến rất lớn dù có chậm một chút.  
Trong nội tình nước Mỹ vẫn còn những người thù địch chống Việt Nam. Nhưng về phía Việt Nam cũng có nhiều người có hàm ý, ám chỉ về nước Mỹ. Điều đó cho thấy hai phía vẫn còn nhiều điều chưa tin cậy nhau. Chỉ khi nào hai phía vượt qua sự nghi kỵ, đề phòng thì mới vượt qua hoàn toàn được. Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước trong công cuộc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Vì sao Mỹ chưa bán vũ khí cho Việt Nam? Vì sao? Tôi cho rằng một phần là vì Mỹ và một phần là vì Việt Nam, vì niềm tin cậy giữa hai bên chưa đủ lớn.  
Có phải cả hai phía chưa “khép lại được quá khứ” để bước tới hợp tác hướng tới tương lai?
Ông Lê Kiên Thành: Quá khứ của quan hệ Việt – Mỹ có quá nhiều sai lầm đáng tiếc, chúng ta phải nhìn vào đó để tương lai không còn lặp lại như bi kịch của hai dân tộc…
Theo tôi, khi nói “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cần nên nhìn nhận: Chúng ta phải hiểu quá khứ để xây dựng một tương lai mới. Có như vậy,  mới có một tương lai vững chắc và sâu rộng được. Lịch sử dù có đau đớn cỡ nào thì nó vẫn tồn tại, liên quan mật thiết với hiện tại và tương lai…
Qua những lần tiếp xúc với phía Mỹ, ông nhận thấy người Mỹ đã nhận ra họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam ngay từ đầu chưa? Nhiều học giả Mỹ đã phát hiện ra nguyên nhân của  những sai lầm trong quá khứ đã khiến nước Mỹ lao vào cuộc chiến tranh Việt Nam, để lại hệ quả thảm khốc cho cả hai phía?
Ông Lê Kiên Thành: Trong một lần tiếp nhân viên đại sứ quán Mỹ, họ muốn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, tôi nói với họ thế này:  “Ngày xưa theo tôi hiểu các ông đánh Việt Nam vì cho rằng chúng tôi theo Liên Xô, theo Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của Liên Xô, Trung Quốc.  Nhưng ở đây chúng tôi muốn nói rằng, chúng tôi thắng các ông là do chúng tôi không nghe theo Liên Xô và Trung Quốc. Các ông đánh chúng tôi vì lý do đó nhưng chúng tôi thắng được các ông không vì lý do đó”. 
Và, “Việt Nam đối với Mỹ chỉ là một nước nhỏ xa xôi. Liên Xô và Trung Quốc giúp Việt Nam nhưng không phải giúp để Việt Namthắng Mỹ. Khi chúng tôi thành công, đó có phải là một sai lầm lớn nhất của người Mỹ không? Các ông hiểu sai về chúng tôi ngay từ đầu. Thế nên chúng ta đừng khép lại lịch sử để đến ngày hôm nay các ông hiểu đúng về lịch sử đó, hiểu được lí do tại sao chúng tôi thành công để hai nước bước tiếp với nhau một bước vững vàng sau chiến tranh.
Ông Lê Kiên Thành (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Ông Lê Kiên Thành (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Trở lại chuyện con trai ông từng đi du học ở Mỹ. Ông đã chuẩn bị như thế nào cho con trai mình trước khi qua Mỹ, với mục đích gì? Cháu học xong tự trở về nước hay có bị sức ép gia đình phải trở về?
Ông Lê Kiên Thành: Trước ngày cháu lên đường khoảng một tháng, tôi đưa cháu ra thăm Côn Đảo, nơi ba tôi cùng hàng vạn người Cộng sản khác đã từng bị giam cầm hành hạ ở đó. Tôi không nói rõ mục đích của chuyến đi nhưng tôi muốn cho cháu chứng kiến nơi những người Cộng sản bị đày ải, đó là địa ngục của địa ngục chứ không phải địa ngục của trần gian.
Mục đích của tôi là để khi cháu qua Mỹ, tiếp xúc với những cái hay nhất của Mỹ và chủ nghĩa tư bản, cháu cũng sẽ hiểu rằng chủ nghĩa tư bản đã để lại những điều xấu xa như thế chứ không phải toàn những điều tốt đẹp. Đương nhiên, chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều thăng trầm, có những cái dở cái xấu trong lòng mà nó cũng đã và đang muốn khắc phục. 
Từ đó để chúng ta hiểu rằng, tư bản không phải tự nhiên mà như bây giờ. Nếu chỉ thấy một chiều thì tự dưng sẽ thấy hết được ý nghĩa cuộc kháng chiến, giành độc lập tự do của chúng ta.
Gia đình ông có sợ bị áp lực của dư luận rằng“ông nội đánh Mỹ, cháu nội du học ở Mỹ” không?
Ông Lê Kiên Thành: Có một số ý kiến rất vô vị rằng, chúng ta đánh Mỹ xong giờ lại “bắt tay” với Mỹ. Nói như vậy là chưa hiểu hết lịch sử và những khúc quanh thăng trầm nhưng rất logic của lịch sử. Hiểu như thế thì làm sao giải thích được nước Mỹ đánh bại nước Nhật, ném bom nguyên tử xuống Nhật mà giờ hai nước trở thành đồng minh của nhau. Lịch sử luôn vận hành theo logic của lịch sử như vậy. 
Nhật với Mỹ là đồng minh, rất tin cậy nhau nhưng người Nhật vẫn hướng về nỗi đau, cả nước Nhật nguyền rủa hành động đó. Thủ tướng Nhật gõ tiếng chuông ngân vang gọi hồn những người đã mất và để những người còn sống đừng quên nỗi đau thương, mất mát to lớn đó.  Nước Mỹ đồng minh của Nhật biết rằng họ đã sai lầm.
Nước Mỹ còn đồng tình như vậy thì tại sao một số người trong chúng ta lại không hiểu hết giá trị của cuộc kháng chiến của chúng ta? Hoặc muốn quên đi những cuộc chiến tranh như chiến tranh biên giới phía Bắc? 
Sau thời gian du học ở Mỹ, ông nhận thấy con trai mình có cái nhìn như thế nào về đất nước này?
Ông Lê Kiên Thành: Tôi có hỏi con trai mình, sau thời gian du học ở Mỹ, con có muốn học thêm gì nữa không? Cháu trả lời không! Cháu cho biết không muốn sống ở nước Mỹ vì cháu đã được trải nghiệm ở một nơi có nhiều người da trắng giàu, nên phần nào đã hiểu được sự phân biệt rất lớn. Mỗi khi  cháu đi ra đường, cảnh sát gặp lập tức hỏi rằng: “Mày vào đây để làm gì?”. Sự phân biệt đối xử hãy còn trong lòng nước Mỹ. Dù nước Mỹ đã có vị Tổng thống da đen đầu tiên là ông Barack Obama nhưng còn rất lâu mới hoàn thiện là quốc gia đa chủng tộc. Nước Mỹ nhìn từ xa rất lung linh, đẹp đẽ. Nhưng sống trong lòng nước Mỹ thì sẽ nhận thức được rằng còn nhiều điều nước Mỹ phải khắc phục.
Sau nhiều cuộc tiếp xúc, trò chuyện với người Mỹ, tìm hiểu văn hóa Mỹ, ông có thể rút ra điều gì khi mở rộng hợp tác, bang giao với nước Mỹ ?
Ông Lê Kiên Thành: Chúng ta bắt tay với Mỹ nhưng phải hiểu được nước Mỹ như nó vốn đang tồn tại, có cái tốt đẹp để chúng ta học hỏi, nhưng cũng có những điều cần phải tiếp tục hoàn thiện. Chính người Mỹ nhận ra sâu sắc điều đó hơn chúng ta rất nhiều.  Cho nên khi nhìn vào một sự việc hay một đất nước, chúng  ta nên cố gắng nhìn hết vào các chiều của nó. Và chúng ta cũng phải hiểu hết những khía cạnh của chúng ta và đối tác của chúng ta. Có hiểu thế thì sẽ rất dễ đến với nhau, học hỏi nhau những điều đáng học, chấp nhận ở nhau những cái chúng ta còn có thể chấp nhận được, đấu tranh với nhau những cái mà chúng ta phải đấu tranh. Như vậy mới quan trọng, như thế sẽ có một tình hữu nghị bền vững lâu dài được.
Chúng ta nên xuất phát từ lợi ích của hai dân tộc. Ba tôi có câu nói mà tôi thích và nhớ mãi, đó là: Trong cuộc đời ông đi làm Cách mạng, để mọi người hiểu và đi theo ông, thì phải biết chờ đợi lẫn nhau. Chỉ thế thôi, có thể họ không hiểu mình cái gì đó, mình phải nhẫn nại chờ đợi để điều chỉnh suy nghĩ của nhau ...
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn lại chính mình để tự điều chỉnh, thay đổi theo hướng đi lên. Chứ nếu chúng ta yếu kém mãi thì cũng khó ai chơi được với chúng ta. Vì hợp tác là xuất phát từ lợi ích hai bên. Ta quá kém thì làm sao đem lại lợi ích cho đối tác của mình, phải không?
(Còn tiếp)
Duy Chiến – Việt Khuê thực hiện


Mafiovi có cách viết thật lạ.
- Mafiovi:  I said: He was much more great than you all can see.
Với Lê Duẩn, hạt nhân của tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là việc giải phóng mọi xích xiềng đối với con người, ...
...xây dựng con người với những phẩm chất yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải, nắm vững quy luật của tự nhiên và cuộc sống, có khả năng vươn lên làm chủ thiên nhiên làm chủ bản thân, chiếm lĩnh được cái đúng cái tốt và cái đẹp để xây dựng một cuộc sống xứng đáng nhất với con người.

..... chỉ lúc nào chúng ta độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn của đất nước, từ lợi ích của dân tộc, lúc ấy chúng ta mới thắng lợi;  lúc nào chúng ta lệ thuộc, giáo điều sao chép của người ta, lúc ấy cách mạng phải trả giá nặng nề. Chúng ta không được quên điều đó,....
Đã là một người thì phải có cái riêng của con người, không thể có một con người siêu hình, không thể phá đơn vị con người.
"Đến bao giờ thì lịch sử lại sản sinh ra những con người như vậy? Bao giờ?"
- Now. Everyone of us must be a Le Duan
Cái này Lê Duẩn nói rồi (từ năm 1962): Không thể phá bỏ Đơn-vị Con-Người, và hoàn toàn trùng với Trần Đức Thảo.
An universe that may have neither purpose nor creator, may hurt someone's self-love. But the universe should be - you guys - exactly the one.
In other words: The idea on an universe that should have purpose & creator is nothing more than a remnant of Slavery's mindset. Ha ha.......
Ergo "Con người hãy thống trị thiên nhiên như lời dạy của Thượng đế.." có lẽ chỉ là bài ca của chú học trò sau khi học xong ...bảng chữ cái.
Ha ha....Đừng có cố gắng chống lại chúng ta, I said.
Vì sao?
Vì muốn thắng Vietcong phải:
- Yêu nước hơn VC
- Phải hiến dâng nhiều Máu xương cho Tổ Quốc và Dân tộc hơn VC
- Phải tìm đc một chỗ đứng trong Trái tim Nhân dân Vietnam hơn VC
- Phải chịu khổ chịu đói chịu đau cho Nhân dân hơn VC
...What you have not, guys.
Các người có gì?
- Một thứ thôi: cái mồm.

-Mafiovi
He was Le Duan.....
...cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn.
- quân Nguyên?
- Đúng
- quân Thanh?
- Đúng
- quân Minh nữa, phải không?
- Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không? Ha ha.......
That's who my Dads were, guys
*************************************

 Webb urges US action (photo: Reuters)
An ominous China vs a Vietnam with its new cozy relationship with Washington (and links with Russia and India)

Warning: China is changing its tactic? "China on Tuesday pledged not to resort to the use of force in the tense South China Sea, as neighbours with rival border claims stepped up their complaints over Beijing's assertive maritime posture"
I'll say some words on this......, guys.  As for China's "pledge", you can know without me, don't you? Ha ha.....
Vietnam loves Peace and needs in it, per se, but Vietnam Boyz are alive and it is incontestable, guys.
My Vietnam!  
Thời này không còn Rùa Vàng đâu, nên không ai đem đến cho chúng ta Nỏ Thần; đừng ngồi đó mà chờ. Mỗi chúng ta hãy là một NỎ THẦN
Còn tên? 
- thì mua, nhưng hãy nhìn cái này, để biết mà sắm những thứ tên gì:
Tầm bắn của các tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc.
I said, guys: Chúng ta phải có đủ vũ khí để tấn công kẻ thù bất kể nơi đâu chúng ta muốn, chứ không phải chờ chúng đánh ta đâu thì ta đánh trả nơi đó.
Bởi khi giao chiến, nếu Rợ biết là hậu phương của chúng hoàn toàn an toàn trước những vũ khí ta có trong khi - ngược lại - chúng có thể đánh toàn thân ta, chỗ nào chúng muốn, thì ta cầm chắc thua rồi. Cũng chính vì lẽ đó, cái thế trận mà ta muốn có có thể cải thiện rất nhiều nếu chúng ta có cái con khỉ I call as "link", guys.
Dẫu rằng.....
....nhiều người dân Trung Hoa là những người tốt.
Nhân dân Trung Hoa - nói chung - cần cù, chịu khó.
Nhưng trong toàn bộ lịch sử của họ , kể cả sau 1949 đến tận ngày nay, ít nhất là hơn 98% trong số họ luôn là thứ đồ chơi của bọn cầm quyền Trung Hoa, là thứ phương tiên để chúng nó sống, và thậm chí, để chúng nó chết.
Và nếu Beijing bắt buộc chúng ta - Vietnam Boyz - phải cầm súng, thì họ, chính họ - những người dân lao động hiền lành chất phác của Trung Hoa - sẽ là những nạn nhân đầu tiên của chính những kẻ đang coi họ chỉ là thứ đồ chơi không mất tiền mua.
Và tiện đây, tôi xin gửi đến những người Dân Lao dộng Trung Hoa vài lời:
Sau nhiều thế kỷ bị vùi dập, đói khát và chết chóc, sau hơn 30 lầm than dưới thời Mao, khi mà cuộc sống của các bạn - mỗi ngày - chỉ là cơn ác mộng; nay các bạn - dù cuộc sống còn khó khăn - cũng đã có cái ăn, có cái để.
Nhưng hình như những kẻ đang chễm chệ ở Trung Nam Hải thấy rằng: với các bạn, thế là đã quá đủ.
Họ muốn các bạn lại - một lần nữa, như hàng trăm ngàn lần trong Lịch Sử hàng ngàn năm bi thương của các bạn - chết cho họ.
Thời buổi này khác rồi, các bạn ạ.
Mỗi người có quyền sống cho họ, cho đứa con họ, cho đứa cháu của họ theo cách mà họ muốn, trong Hòa bình và Hữu Nghị, trong Tự do và Phẩm giá.
Không ai có quyền ra lệnh cho các bạn phải chết cho hắn.  
Và ai, ai đầu tiên sẽ phải chết cho bọn ngồi ở Trung nam Hải?
Có phải đó là giọt máu duy nhất của bạn không?
Có phải đó là đứa con trai duy nhất sẽ coi sóc phần mộ của Tổ tiên Cha Ông bạn khi bạn - đến lượt mình - về với họ không?  
Vậy thì,  có phải chính những kẻ đang chễm chệ ở Trung Nam Hải - về thực chất - đang muốn Tru di Tam tộc bạn không?
Hơn ai hết, các bạn nhớ lịch sử Trung Hoa...
Hãy nhìn lại coi: trong hàng ngàn năm ấy, cứ mỗi khi các bạn phải lao vào binh lửa, thì các bạn được gì hay chỉ là những vòng khăn tang trên đầu vợ con cha mẹ các bạn; của cải, đất đai  - nếu các bạn , bằng máu của mình, có cướp được - đâu phải của các bạn? nó thuộc về những kẻ đã biến con các bạn thành kẻ mồ côi và cha mẹ các bạn thành người không đâu nương tựa. 
Trước mỗi cuộc binh đao đó, giấc mơ của các bạn là nồi cơm, sau binh đao, giấc mơ của vợ con các bạn cũng chỉ vậy: nồi cơm, chỉ khác có một điều thôi: cạnh mâm cơm, họ không còn bạn nữa.
Các bạn nghĩ coi: Tôi có đúng không?
Greg Autry: hành động này của Việt Nam là hoàn toàn hợp lý.

SCO: "new geopolitical reality" or China's new national emblem?
Tibet, East Turkestan, Taiwan, South Mongolia and elsewhere. I said: Beijing fears all and every.

And It's not China's rise but her wolf instinct makes new friends from old enemies, guys. However, maybe we have nothing to do, let's watch on an elephant riding a bicycle – fine so long as it keeps going, but if it slows? - I said, guys:
 Phụ nữ 
đánh tới cái lai quần
Đàn ông
cởi truồng cũng đánh

nên
Mày có giỏi thì vặn cổ bẻ tay quân xâm lược, bởi dẫu là sài lang cũng không cắn cổ đồng bào.
Hỡi Sông Hồng tiếng hát 
mấy ngàn năm
Tổ Quốc đã bao giờ 
đẹp thế này chăng?
Basam
SCMP, Asia Sentinel, WSJ via viet-studies
AFP, nguyenxuandien, ttngbt Blogs
RFA, Voice of Russia
Diplomat, FT, baodatviet

*********************************

It's beyond your capacity, Pele


- ta phải về thôi, xa em thôi
con mụ kia nó biết mất rồi
thôi đành vậy, em ơi, đành vậy
dẫu mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi
thôi em ơi, chia tay Hoàng Hôn
thôi em ơi, chia tay cành cây
gửi lại cho em tim ta bốc lửa
gửi lại cho em một nửa...
- ...Về ngay!
- anh có nghe thấy gió nói gì...
- ...chưa.
- anh có nghe thấy em nói gì...
- ....không.

- em vẫn thương nhớ gửi vào trong gió...
- đôi lúc bên em được nghe em nói với anh
- cơn gió nào đi bên cuộc đời, nói với em rằng anh lẻ loi
- anh biết rồi, em ơi, chuyện thường, gió hay không thì anh vẫn thế ế ê ê...
- và gió sẽ bay qua vườn chiều làm lá khô rơi rụng nhiều, rồi gió sẽ mang đi bao điều, kéo  theo mùa Thu đi...?
- Gió sẽ nói rằng em luôn nhớ anh, gió sẽ nói là em muốn có anh, gió sẽ nói là Em yêu Anh, thiết tha.
it's that certainly, guys.
 ttngbt Blog

Tổng số lượt xem trang