Nếu so sánh VN với Miến Điện thì VN còn kém Miến Điện xa lắm. Năm 1990 đảng NLD đã chiến thắng với số phiếu 81%, người dân Miến Điện đã dũng cảm đi bầu để tỏ rõ chính kiến của họ. Thử hỏi VN đã có thể làm vậy chưa. Từ năm 2004, chính quyền Miến Điện đã xử Thủ Tướng vì tội làm tay sai cho Trung Quốc và đã chuẩn bị các bước đi theo con đường dân chủ. Nói so sánh mà thấy xấu hổ. (ttngbt)-Hoặc mầy chết hoặc tao chết ! (Lữ Giang)
Cách đây khoảng hai tuần, phe nổi dậy rất phấn khởi vì tin rằng Mỹ sẽ mở cuộc tấn công quân sự vào các mục tiêu của chính quyền Damascus, mở đường cho họ tổng tấn công quân của Assad và cướp chính quyền. Nhưng nay họ cảm thấy như đang bị bỏ rơi.
Dùng Hồi giáo chống Hồi giáo
Sau khi Giáo chủ Muhammad qua đời vào năm 632, đã có một sự tranh chấp về quyền hành giữa các thừa kế đưa tới sự phân chia thành hai giáo phái Sunni và Shiite. Hiện nay phái Sunni chiếm đa số, khoảng 80% khối tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Phái Shiite tuy thiểu số nhưng một số đông đã tập trung ở Iran, Iraq và Bahrain. Ngoài ra, họ còn có những cộng đồng quan trọng ở Lebanon, Yemen, Syria, Saudi Arabia và Kuwait. Giữa hai giáo phái thường có sự tranh chấp về quyền hành. Các quốc gia Tây phương đã lợi dụng sự chia rẽ này để phân rẽ khối Hồi giáo.
Trước đây Iraq là nơi phái Shiite chiếm đa số, nhưng Saddam Hussein thuộc khối thiểu số Sunni lại thống trị đất nước này bằng bàn tay sắt. Hoa Kỳ đã loại bỏ Saddam Hussein và đưa phái Shiite lên cầm quyền. Để chống lại, phái Sunni đã thực hiện những cuộc tàn sát không thương xót, nhắm vào cả các đền thờ Hồi giáo Shiite.
Tại Syria, hiện nay phái Sunni chiếm đến 74%, nhưng phái Shiite đã nắm quyền từ 1963 đến nay. Để loại bỏ Bashar al-Assad thuộc phái Shiite, thường được gọi mỉa mai là phái Alawites, Hoa Kỳ đã huy động các lực lượng thuốc phái Sunni ở trong lẫn ngoài nước, tạo thành một đoàn quân nổi dậy chống Bashar al-Assad. Đây là một cuộc chiến hổn loạn và tàn bạo ít ai tưởng tượng được.
1. Hình thành một lực lượng chính quy
Trước hết, năm 2011, Hoa Kỳ yểm trợ thành lập lực lượng “Quân đội Syria Tự do” (Free Syrian Army, viết tắt là : FSA) được Liên đoàn Ả-rập bảo trợ. Lực lượng này lúc đầu quy tụ được khoảng 15.000 quân do đại tá Riad Assad, một quân nhân của chế độ Assad bỏ ngũ, làm tư lệnh. Hoa Kỳ đã giúp huấn luyện và trang bị cho đạo quân này ở Jordan.
Từ ngày 15/3/2011, nhóm Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) nhảy vào gây ra nhiều biến loạn. Một hội nghị thống nhất quân nổi dậy được tổ chức tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bất thành. Huynh Đệ Hồi Giáo đứng ra thành lập các nhóm chiến binh riêng và triệu tập một hội nghị khác tại Bruxelles có 200 người tham dự. Các lực lượng nổi dậy của Quân đội Syria Tự do và Huynh Đệ Hồi Giáo đã chiếm được một vài thành phố và một vài khu vực trong thủ đô Damascus.
Ông Aram Nerguizian, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ, cho biết lực lượng nổi dậy hiện nay có hơn 4 lữ đoàn với từ 100.000 đến 120.000 quân, nhưng tổ chức phức tạp và thiếu thống nhất. Chúng tôi không hiểu đây là quân số của Quân Đội Syria Tự Do do Mỹ thành lập hay toàn thể các nhóm nổi dậy. Mặt Trận Giải Phóng Syria và Mặt trận Hồi giáo Syria là hai tổ chức lớn nhưng đứng ngoài Quân Đội Syria Tự Do.
Đầu năm này, tướng Salim Idriss, một vị tướng đào ngũ của quân đội Syria, đã được bổ nhiệm chỉ huy Bộ Tư lệnh Tối Cao Quân Đội Syria Tự Do thay thế đại tá Riad Assad đã bị thương, nhưng vẫn không thống nhất được lực lượng vì các nhóm đã có truyền thống hoạt động độc lập và không ai chịu phục ai.
2. Trở thành loạn quân
Tài liệu của Liên Hiệp Quốc vừa công bố cho biết hiện nay quân nổi dậy ở Syria có đến 600 nhóm, trong đó có hơn 300 nhóm mang lá cờ đen, biểu tượng của phe Thánh Chiến Hồi giáo (Jihad), nổi tiếng nhất và có tổ chức nhất là “Mặt trận al-Norsa” hay nhóm “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Trung Cận Đông”. Tổ chức này có liên hệ trực tiếp với al-Qaida, trong đó có nhiều “chiến binh ngoại quốc”. Điều cần lưu ý là quân nổi dậy ở Syria không phải chỉ là những người Syria mà còn cả những người đến từ 29 quốc gia khác nhau, đông nhất là từ Iraq.
Theo báo Daily Telegraph của Anh ngày 16/9/2013, các phần tử Thánh Chiến Hồi giáo và thành viên những tổ chức Hồi giáo cực đoan chiếm gần một nửa quân số lực lượng nổi dậy tại Syria. Nhóm Thánh Chiến Hồi giáo có khoảng 10.000 quân và nhóm Hồi giáo cực đoan có từ 30.000 đến 50.000 quân, nhưng lực lượng này lại chia ra thành gần 1000 nhóm khác nhau. Họ không những đánh quân của chính quyền Assad mà có khi còn bắn giết lẫn nhau. Hôm 20/9/2012 vừa qua, các chiến binh của nhóm “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Trung Cận Đông” đã tấn công vào thị trấn Azaz gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đánh bật quân của Quân Đội Syria Tự Do ra ngoài. Có ít nhất 5 chiến binh của quân đội này bị tử thương và khoảng 100 người khác bị bắt. Một lãnh tụ của nhóm này là Abu Louay al-Halabi tuyên bố đánh chiếm Azaz để thành lập quốc gia Hồi Giáo.
Trở lại thời Trung cổ
Một ký giả ngoại quốc cho biết : "Cuộc chiến ở Syria đã điên rồ tới mức mà một người có thể bị giết một cách không thương tiếc trước ánh mắt theo dõi đầy thích thú của hàng trăm người khác". Họ thường sử dụng máy ảnh kỹ thuật số hoặc điện thoại để chụp ảnh, quay phim hành động tra tấn, giết người dã man của mình rồi truyền tải lên mạng Internet.
Phóng viên của tạp chí Time đã chụp được những tấm ảnh về một vụ hành quyết tại Syria. Những bức ảnh này ghi lại cảnh các chiến binh Hồi giáo cắt cổ một thanh niên Syria ngay tại nơi công cộng ở thị trấn Keferghan, gần Aleppo vào ngày 31/8/2013. Đây là vụ hành quyết cuối cùng trong tổng số 4 vụ mà ông đã chụp hình và quay phim được vào ngày hôm đó. Phóng viên này kể lại câu chuyện đó đại khái như sau :
"Đám đông bắt đầu hò reo. Mọi người đều cảm thấy vui sướng. Tôi biết nếu mình cố can thiệp vào thì sẽ bị đưa đi, còn những cuộc hành quyết thì vẫn cứ tiếp diễn… Dường như trong 2 năm rưỡi, cuộc chiến tranh đã làm cho con người mất dần đi nhân tính. Trong ngày hôm đó, những người chứng kiến cuộc hành quyết đều không kiểm soát được cảm xúc, sự khao khát và tức giận của mình. Không thể nào ngăn họ lại.
Tôi không biết tuổi của nạn nhân, nhưng anh ta còn trẻ. Những kẻ nổi dậy đứng xung quanh, cầm tờ giấy đọc to tội danh của anh ta. Cậu thanh niên trẻ quỳ trên mặt đất, tay bị trói. Cậu ta dường như cứng đờ người lại.
Hai kẻ nổi dậy thì thầm gì đó vào tai cậu ta, cậu ta đáp lại, trông buồn bã và vô tội, nhưng tôi không thể hiểu cậu ta nói gì vì tôi không biết tiếng Ả-rập.
Khi hành quyết, những kẻ nổi dậy túm lấy cổ cậu ta. Chàng thanh niên trẻ phản kháng lại. Ba hoặc bốn kẻ nổi dậy đè cậu ta xuống. Cậu ta cố gắng dùng hai tay vẫn bị trói chặt để che cổ. Cậu ta cố gắng chống cự nhưng quân nổi dậy khỏe hơn và họ cắt cổ cậu ta. Họ giơ đầu cậu ta lên trên không. Mọi người vẫy súng và hoan hô. Tât cả đều vui sướng vì cuộc hành quyết đã diễn ra.
Cảnh tượng này ở Syria lúc đó giống như ở thời Trung Cổ - thứ mà bạn tìm được trong các cuốn sách lịch sử. Cuộc chiến ở Syria đã lên tới mức mà một người có thể bị giết một cách không thương tiếc trước ánh mắt theo dõi đầy thích thú của hàng trăm người khác".
Mục tiêu của nhóm Thánh Chiến Hồi giáo không chỉ là lật đổ chế độ Assad, mà còn muốn áp đặt sự thống trị của Hồi giáo lên toàn xã hội. Đây là nhóm nổi tiếng tàn bạo với các vụ hành quyết thường dân sau các “phiên tòa” mà họ tự lập ra và xử theo “luật của Hồi giáo”. Những ai không theo quan điểm tôn giáo của họ đều bị trừng phạt, nhẹ nhất là phạt đòn, và trong những trường hợp tồi tệ nhất, nhiều người bị chặt đầu một cách hết sức dã man.
Tổ chức Human Rights Watch lên án một đoạn video chiếu cảnh một tay súng nổi dậy moi tim một lính chính phủ và cắn vào quả tim. Trong video, một người tự nhận là Abu Sakkar, lãnh đạo đơn vị Omar al-Farouq al-Mustakila, đè lên thi thể một người lính và nói : “Chúng ta thề trước Thượng đế là sẽ ăn tim gan bọn bây”. Người này đứng lên, một tay cầm dao, tay kia cầm trái tim đặt vào mồm trước khi đoạn phim dừng đột ngột. Theo Human Rights Watch, người trong phim có vẻ thuộc một đơn vị quân nổi dậy ở tỉnh Homs, đã từng bắn bừa vào các làng ở Lebanon đầu năm nay.
Tờ The Daily Mail ngày 19/9/2013 kể lại một chiếc trực thăng của Syria bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vì bị cho là đã xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Đoạn phim cho thấy chiếc trực thăng này đã rớt xuống Lattakia thuộc lãnh thổ của Syria, viên phi công đã bị các tay súng nổi dậy Syria bắt và chặt đầu ngay tại chỗ. Tuần trước tạp chí Paris Match cũng đã công bố một đoạn băng ghi hình các tay súng nổi dậy chặt đầu một người ủng hộ chính quyền al-Assad tại thị trấn miền bắc Keferghan, v.v. Những chuyện như thế còn dài, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ kể tiếp.
Không làm chủ được cuộc chiến
Chuyên gia Yezid Sayigh thuộc Trung tâm Trung Đông Carnegie nói rằng quân nổi dậy đang thất bại vì (1) không có định hướng chính trị rõ rệt, (2) không có hệ thống chỉ huy và liên lạc thống nhất, và (3) thiếu những người chỉ huy giỏi, có tầm nhìn chiến lược.
Nhưng có một yếu tố quan trọng mà chuyên gia Sayigh không nói đến, đó là quân nổi dậy không phải là những người làm chủ cuộc chiến. Mặc dầu tinh thần của quân nổi dậy hăng say đến mức trở thành cuồng tín : “Hoặc mầy chết hoặc tao chết !”, họ cũng chỉ là một con bài của ván bài Hồi giáo Trung Đông.
Thỏa ước hủy bỏ vũ khí hóa học tại Syria giữa Mỹ và Nga đã làm hai nhóm người thất vọng, đó là quân nổi dậy Syria và các tay lái súng.
Cách đây khoảng hai tuần, phe nổi dậy rất phấn khởi vì tin rằng Mỹ sẽ mở cuộc tấn công quân sự vào các mục tiêu của chính quyền Damascus, mở đường cho họ tổng tấn công quân của Assad và cướp chính quyền. Nhưng nay họ cảm thấy như đang bị bỏ rơi.
Chính quyền Syria hình như biết trước kịch bản sẽ diễn ra như thế nào, nên đã lợi dụng thời cơ đẩy mạnh chiến dịch loại trừ quân nổi dậy.
Có lẽ sau khi thấy áp dụng chiến thuật "quân nổi dậy" ở Syria không thành công, Hoa Kỳ đang đổi chiến thuật khác. Nhưng dù áp dụng chiến thuật nào, "quân nổi dậy" cũng chi là một công cụ, một con bài thí.
Lữ Giang (26/9/2013)
--Tổng thống Miến Điện Thein Sein là người có tư tưởng ôn hòa và hành động cải cách vì dân chủ.
27.09.2013
Khi nói chuyện chính trị mà không muốn áp đặt chuyện của nước này phải cần giống nước khác trong trò chơi chính trị thì người ta thường nói Mỹ là Mỹ và Việt Nam là Việt Nam.
Nhưng khi nói đến chuyện nhanh chóng chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ trong số các nước ASEAN, thì ai cũng muốn mang Miến Điện ra làm thí dụ. Do vậy đừng so sánh với Mỹ làm gì, mà chỉ cần xem Việt Nam có cầu thị trong việc tiến đến dân chủ theo mô hình Miến Điện hay không?
Quan chức trong bộ máy chính quyền Việt Nam sẽ không ngần ngại nói rất ta đây là Miến Điện là Miến Điện và Việt Nam là Việt Nam với hàm ý không nên mơ tưởng đến việc dân chủ hóa đất nước Việt Nam theo kiểu Miến Điện.
Nhưng với một bộ phận không nhỏ người Việt Nam khát khao dân chủ thì việc nhìn sang Miến Điện để hy vọng việc chuyển đổi từ độc tài toàn trị sang dân chủ đích thực là điều hoàn toàn có cơ sở vì mô hình này là điều dễ thực hiện nhất.
Miến Điện chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ
Hoa Kỳ đã kiên nhẫn trong việc thuyết phục lãnh đạo Miến Điện chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ suốt trong hơn một thập niên qua. Thật vậy, Miến Điện vốn là một nước thuộc địa Anh cho nên có nền móng dân chủ, tự do theo kiểu phương Tây trong thập niên 60, nhưng sau đó đã chuyển sang độc tài cho đến gần hết thế kỷ 20. Tuy nhiên nước này may mắn có nhà đấu tranh cho dân chủ nổi tiếng thế giới là bà Aung San Suu Kyi.
Ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh, lên nắm quyền năm 2007 và trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên từ sau cuộc đảo chánh năm 1962. Là người có tư tưởng ôn hòa và hành động cải cách vì dân chủ. Ông được quân đội ủng hộ. Vào thời điểm đó bà Aung San Suu Kyi vẫn còn bị quản thúc và chúng ta còn nhớ ngay đến các nhà sư Miến Điện cũng phải xuống đường biểu tình – và bị đàn áp đẫm máu. Trong khi Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và EU kiên nhẫn đàm phán để thuyết phục Miến Điện trở lại con đường dân chủ, thì Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhất vì đã đầu tư vào Miến Điện rất nhiều…
Cải cách kinh tế hay cải cách chính trị trước?
Với tổng thống dân cử Thein Sein và lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, Miến Điện đã chọn con đường cải cách chính trị trước khi có cải cách kinh tế. Giống như Nga và các nước Đông Âu đã chọn căn cứ vào tình hình chính trị nước nhà. Nó không giống Trung Quốc và Việt Nam - cả hai nước đang chọn con đường cải cách kinh tế TRƯỚC cải cách chính trị.
Nhìn Trung Quốc thay da đổi thịt từ 1980 và nhìn Việt Nam cũng thay đổi từ 1986 cho đến nay, nhiều người nghĩ đó là sự lựa chọn đúng đắn. Có thể nói chính vì sự lựa chọn đó mà các nhà lãnh đạo của hai đất nước này khó bước đi tiếp theo đến cải cách chính trị vì họ nghĩ rằng, chính nhờ họ mà đất nước được phồn vinh và họ kéo dài thời gian cải cách kinh tế thay vì phải chuyển hướng sang cải cách chính trị.
Chính quyền Việt Nam dường như đã tự hào một cách vô lối về sự kiện ở Việt Nam không có đối lập – Họ nói rằng phía chống đối không có ai đáng làm đối trọng với họ như kiểu Miến Điện có Aung San Suu Kyi. Họ quên rằng, dưới sự cai trị sắt đá, toàn trị thì mọi đối lập đã bị triệt tiêu, mọi nhân vật chủ trương cải cách đã bị tù đày, mọi hoạt động vì quyền con người của các nhà cải cách trẻ như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định đều đã bị hình sự hóa.
Lực lượng cải cách
Nếu chỉ nhìn vào khoảng trống chính trị của Việt Nam hiện nay, mọi người sẽ dễ bi quan và nghi ngờ thiện chí cải cách chính trị của Đảng cầm quyền. Nghĩ như vậy cũng có phần đúng và không đúng - không đúng vì đất nước Việt Nam còn các đối trọng khác xem ra còn mạnh hơn cả thành phần đối lập. Họ là ai? Xin nói ngay đó là các Nhân Sĩ Trí Thức và khối người Việt hải ngoại lúc nào cũng đau đáu về đất nước nơi đó có người thân họ sinh sống mà không được dân chủ đích thực. Cần nói rằng khối Nhân Sĩ Trí Thức trong nước hiện nay đã “nối kết” được rất nhiều trí thức hải ngoại qua việc hợp tác và trao đổi tri thức chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật và khoa học xã hội. Do vậy chúng ta vui mừng thấy rằng trong các kiến nghị cải cách gửi chính quyền, trí thức trong và ngoài nước đã cùng nhau ký và lên tiếng về các vấn đề trọng đại của đất nước như: làm đường cao tốc, bauxite ở Tây Nguyên, hay điện hạt nhân ở Ninh Thuận… Người dân nên lấy làm mừng là Nhân Sĩ Trí Thức Việ Nam ở hải ngoại đã luôn cống hiến trí tuệ, tim óc cho dân tộc, đất nước, bất chấp sự khắc nghiệt của thể chế chính trị luôn dị ứng với mọi kiến nghị, góp ý. Chính quyền chỉ muốn lợi dụng chất xám của họ… nhưng về điều hành đất nước… thì đã có Đảng Cộng sản lo liệu tất. Thế còn đất nước và dân tộc này so với đất nước khác về cả về tiềm năng kinh tế và niềm tự hào đích thực, các nhà lãnh đạo Việt Nam tự họ có làm được không? Chắc chắn là không!
Như vậy nói về đối trọng thay cho đối lập, nếu Miến Điện có Aung San Suu Kyi và các đảng khác thì Việt Nam đã có khối Nhân Sĩ Trí Thức và khối người Việt hải ngoại thay thế. Vần đề còn lại là ở chỗ phía chính quyền và Đảng cầm quyền đã sẵn sàng xúc tiến cải cách chính trị hay chưa, trong khi quả bong đang nằm trên phần sân của họ. Ở Miến Điện có Thein Sein, còn Việt Nam thì có ai? Mới đây, khi trả lời báo chí tại Đan Mạch và Hungary, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói một cách yếu ớt rằng, “chúng tôi” - tức Đảng cầm quyền – “ cũng đang nghĩ về cải cách thể chế…”. Nếu điều đó là đúng thì rõ ràng họ đang loay hoay và do vậy cần thiết phải giúp họ tháo gỡ về tư duy chính trị - điều mà Đảng Cộng sản khi tiến hành cải cách ở cuối thập niên 80 và suốt cả thập niên 90 và ngay cả thập niên đầu của thế kỷ 21 cũng vẫn chưa học hết được “Know how” của Tây Phương.
Và đó mới là điều khác biệt then chốt – và cũng là duy nhất – giữa Miến Điện và Việt Nam hiện nay.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhưng khi nói đến chuyện nhanh chóng chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ trong số các nước ASEAN, thì ai cũng muốn mang Miến Điện ra làm thí dụ. Do vậy đừng so sánh với Mỹ làm gì, mà chỉ cần xem Việt Nam có cầu thị trong việc tiến đến dân chủ theo mô hình Miến Điện hay không?
Quan chức trong bộ máy chính quyền Việt Nam sẽ không ngần ngại nói rất ta đây là Miến Điện là Miến Điện và Việt Nam là Việt Nam với hàm ý không nên mơ tưởng đến việc dân chủ hóa đất nước Việt Nam theo kiểu Miến Điện.
Nhưng với một bộ phận không nhỏ người Việt Nam khát khao dân chủ thì việc nhìn sang Miến Điện để hy vọng việc chuyển đổi từ độc tài toàn trị sang dân chủ đích thực là điều hoàn toàn có cơ sở vì mô hình này là điều dễ thực hiện nhất.
Miến Điện chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ
Hoa Kỳ đã kiên nhẫn trong việc thuyết phục lãnh đạo Miến Điện chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ suốt trong hơn một thập niên qua. Thật vậy, Miến Điện vốn là một nước thuộc địa Anh cho nên có nền móng dân chủ, tự do theo kiểu phương Tây trong thập niên 60, nhưng sau đó đã chuyển sang độc tài cho đến gần hết thế kỷ 20. Tuy nhiên nước này may mắn có nhà đấu tranh cho dân chủ nổi tiếng thế giới là bà Aung San Suu Kyi.
Ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh, lên nắm quyền năm 2007 và trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên từ sau cuộc đảo chánh năm 1962. Là người có tư tưởng ôn hòa và hành động cải cách vì dân chủ. Ông được quân đội ủng hộ. Vào thời điểm đó bà Aung San Suu Kyi vẫn còn bị quản thúc và chúng ta còn nhớ ngay đến các nhà sư Miến Điện cũng phải xuống đường biểu tình – và bị đàn áp đẫm máu. Trong khi Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và EU kiên nhẫn đàm phán để thuyết phục Miến Điện trở lại con đường dân chủ, thì Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhất vì đã đầu tư vào Miến Điện rất nhiều…
Cải cách kinh tế hay cải cách chính trị trước?
Với tổng thống dân cử Thein Sein và lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, Miến Điện đã chọn con đường cải cách chính trị trước khi có cải cách kinh tế. Giống như Nga và các nước Đông Âu đã chọn căn cứ vào tình hình chính trị nước nhà. Nó không giống Trung Quốc và Việt Nam - cả hai nước đang chọn con đường cải cách kinh tế TRƯỚC cải cách chính trị.
Nhìn Trung Quốc thay da đổi thịt từ 1980 và nhìn Việt Nam cũng thay đổi từ 1986 cho đến nay, nhiều người nghĩ đó là sự lựa chọn đúng đắn. Có thể nói chính vì sự lựa chọn đó mà các nhà lãnh đạo của hai đất nước này khó bước đi tiếp theo đến cải cách chính trị vì họ nghĩ rằng, chính nhờ họ mà đất nước được phồn vinh và họ kéo dài thời gian cải cách kinh tế thay vì phải chuyển hướng sang cải cách chính trị.
Chính quyền Việt Nam dường như đã tự hào một cách vô lối về sự kiện ở Việt Nam không có đối lập – Họ nói rằng phía chống đối không có ai đáng làm đối trọng với họ như kiểu Miến Điện có Aung San Suu Kyi. Họ quên rằng, dưới sự cai trị sắt đá, toàn trị thì mọi đối lập đã bị triệt tiêu, mọi nhân vật chủ trương cải cách đã bị tù đày, mọi hoạt động vì quyền con người của các nhà cải cách trẻ như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định đều đã bị hình sự hóa.
Lực lượng cải cách
Nếu chỉ nhìn vào khoảng trống chính trị của Việt Nam hiện nay, mọi người sẽ dễ bi quan và nghi ngờ thiện chí cải cách chính trị của Đảng cầm quyền. Nghĩ như vậy cũng có phần đúng và không đúng - không đúng vì đất nước Việt Nam còn các đối trọng khác xem ra còn mạnh hơn cả thành phần đối lập. Họ là ai? Xin nói ngay đó là các Nhân Sĩ Trí Thức và khối người Việt hải ngoại lúc nào cũng đau đáu về đất nước nơi đó có người thân họ sinh sống mà không được dân chủ đích thực. Cần nói rằng khối Nhân Sĩ Trí Thức trong nước hiện nay đã “nối kết” được rất nhiều trí thức hải ngoại qua việc hợp tác và trao đổi tri thức chuyên ngành về khoa học, kỹ thuật và khoa học xã hội. Do vậy chúng ta vui mừng thấy rằng trong các kiến nghị cải cách gửi chính quyền, trí thức trong và ngoài nước đã cùng nhau ký và lên tiếng về các vấn đề trọng đại của đất nước như: làm đường cao tốc, bauxite ở Tây Nguyên, hay điện hạt nhân ở Ninh Thuận… Người dân nên lấy làm mừng là Nhân Sĩ Trí Thức Việ Nam ở hải ngoại đã luôn cống hiến trí tuệ, tim óc cho dân tộc, đất nước, bất chấp sự khắc nghiệt của thể chế chính trị luôn dị ứng với mọi kiến nghị, góp ý. Chính quyền chỉ muốn lợi dụng chất xám của họ… nhưng về điều hành đất nước… thì đã có Đảng Cộng sản lo liệu tất. Thế còn đất nước và dân tộc này so với đất nước khác về cả về tiềm năng kinh tế và niềm tự hào đích thực, các nhà lãnh đạo Việt Nam tự họ có làm được không? Chắc chắn là không!
Như vậy nói về đối trọng thay cho đối lập, nếu Miến Điện có Aung San Suu Kyi và các đảng khác thì Việt Nam đã có khối Nhân Sĩ Trí Thức và khối người Việt hải ngoại thay thế. Vần đề còn lại là ở chỗ phía chính quyền và Đảng cầm quyền đã sẵn sàng xúc tiến cải cách chính trị hay chưa, trong khi quả bong đang nằm trên phần sân của họ. Ở Miến Điện có Thein Sein, còn Việt Nam thì có ai? Mới đây, khi trả lời báo chí tại Đan Mạch và Hungary, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói một cách yếu ớt rằng, “chúng tôi” - tức Đảng cầm quyền – “ cũng đang nghĩ về cải cách thể chế…”. Nếu điều đó là đúng thì rõ ràng họ đang loay hoay và do vậy cần thiết phải giúp họ tháo gỡ về tư duy chính trị - điều mà Đảng Cộng sản khi tiến hành cải cách ở cuối thập niên 80 và suốt cả thập niên 90 và ngay cả thập niên đầu của thế kỷ 21 cũng vẫn chưa học hết được “Know how” của Tây Phương.
Và đó mới là điều khác biệt then chốt – và cũng là duy nhất – giữa Miến Điện và Việt Nam hiện nay.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
- Nhóm Bô Lão quốc tế kêu gọi ngưng bạo động chống người Hồi giáo ở Miến Điện (VOA). - Người Karen tỵ nạn sợ phải trở về Miến Ðiện. - Lãnh đạo đối lập Miến Điện thúc giục sửa đổi Hiến pháp (RFI).- Ai Cập: phe Hồi giáo tiếp tục biểu tình (VOV).
- Fascism On The Rise In Crisis Riven Greece – OpEd
-- Egypt turmoil hits tour operators
-PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: CÓ PHẢI NGUYỄN TẤN DŨNG ĐÃ RA LỆNH BẮT BỚ BLOGGER Ở HÀ NỘI
-Quan hệ Việt Mỹ lạnh lẽo vì nhân quyền: Vietnam Rights Record Cools U.S. Ties (WSJ 29-9-13)Cờ đỏ vẫn tung bay? Jamie Dunkley: The red flag is still flying high but Vietnam is back on the growth path (Independent 27-9-13) -- Ugh! Thằng này là thằng nào, đui điếc hay sao mà bợ đít Đảng dữ vậy?
- Sơn Diệu Mai: Tìm sự mở đầu bằng hai kết thúc (I) (DCVO).
-Kinh tế tư nhân cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ (RFA 27-9-13) Kinh tế tụt hậu, DNNN đồng thanh cầu cứu (
Điều gì cản bước Việt Nam phát triển? (TVN 28-9-13) -- Ý kiến TS Lê Đăng Doanh
Bốn này nhưng không Bốn kia: Hiến pháp còn bốn vấn đề lớn có ý kiến khác nhau (TT 28-9-13) --Tổng bí thư: ‘Đề phòng thế lực muốn xoá bỏ điều 4 Hiến pháp’(VnE 28-9-13) . - Cảnh giác luận điệu của bọn thế lực thù địch và phản động! (DLB).- Cách hành xử của cán bộ nhà nước (RFA). - Công dân tỉnh Bình Dương tố cáo quan chức tỉnh (Lê Hiền Đức). - Sẽ trình Quốc hội 3 bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (QĐND). – Thêm vài ý kiến về QH và ĐBQH trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ĐBND).Dân ngày càng nghèo, quan ngày càng giàu: Dân nghèo khổ, quan lại cứ lên chức là đổi nhà, đổi xe (infonet 28-9-13)
Không phãi ung thư, chỉ như ghẻ ngứa: Tổng Bí Thư: “Tham nhũng như ngứa ghẻ” (VNN 27-9-13) -- Nhiều người so sánh tham nhũng với ung thư, TBT coi nó chỉ như ghẻ ngứa.
A lô, a lô! Bá Thanh lưu ý: Chống tham nhũng giỏi nhất là gái mại dâm (PN Today 27-9-13) - TPHCM sẽ xử lý dứt điểm những vụ tham nhũng phức tạp (SGGP). - Vĩnh Phúc: Quan xã bị kỷ luật vẫn tại vị! (Tầm nhìn). - 103 năm tù cho nhóm đối tượng tham nhũng ở Vĩnh Long (Tầm nhìn).
- PCT Đà Nẵng buông lời: “Báo chí nói cho nó nghiêm túc!” (Infonet).
Hởi các nhà bất đồng chính kiến: Muốn ở tù, nên đi Bắc Âu: Why Scandinavian Prisons Are Superior(Atlantic 24-9-13)
- Hồi ký của Khurusev: Cái chết của stalin (6) (Dân luận). - Từ những bài học trong quá khứ đến nhiệm vụ bảo vệ quyền con người ở Đức (Boxitvn).
- Tại sao Giáo phận Vinh – Tại sao Đức Cha Hợp? (DLB).
- Về bài báo “về những điều chưa hiểu đúng về hội đồng hiến pháp” của tác giả Bùi Ngọc Sơn (ANTĐ).
- Đối tác Pháp – Việt Nam: Chúng ta không được quên các quyền tự do của các công dân Việt Nam (Le Monde/ Boxitvn).- Lý Quang Diệu: VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa (DĐXHDS). - Đảng tổng kết lý luận thực tiễn qua 30 năm Đổi Mới (TTXVN). - Phỏng vấn LS Trần Quốc Thuận: Diễn đàn XHDS Việt Nam hy vọng người cầm quyền “quay về với Dân tộc” (RFI/ DĐXHDS). - Chỉ có thể chế nhà nước đa đảng, tam quyền phân lập và xã hội dân sự mới đưa được lãnh đạo trở về với dân tộc (FB Bang Tran). - Lê Thanh Quang: Mong Diễn đàn sẽ là một Tập Hợp Chính trị Dân chủ (DĐXHDS). – Một cựu chiến binh: Mấy lời với 16 vị trong Bộ Chính trị ĐCSVN.
– Bang Tran: Hãy học Myanma, Campuchia – đang đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự.
--: Đã đến lúc chín muồi cho người dân thành lập những tổ chức, đảng phái của riêng mình hay chưa?
- TS Jonathan London phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín, 22/9/2013 (DĐXHDS). – - SOS: Công an tấn công nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy (DCCT). - TƯỜNG TRÌNH CHI TIẾT VỀ SỰ VIỆC CÔNG AN TẤN CÔNG TƯ GIA BLOGGER NGUYỄN TƯỜNG THỤY (FB Nguyễn Thùy Trang). - TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NHỮNG HÀNH XỬ HẾT SỨC CÔN ĐỒ CỦA NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI (Bùi Hằng). – Video: Phản đối công an Thanh Trì bắt người vô tội (Nguyen Trinh). - Công an bắt giữ Blogger Nguyễn Tường Thụy và gia đình (RFA). - Nhiều blogger bị bắt giữ vô cớ ở Hà Nội (RFI).
- Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tiếp tục từ chối gặp người thân và tiếp tế của gia đình (DCCT). - Kêu gọi bảo vệ luật sư dân quyền Lê Quốc Quân (DCCT). -
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 4 (Bùi Văn Bồng).