TLQ: -Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm? Thư mở gởi các trang web Bô xít và Dân Luận
-Sách Trắng Biên Giới Việt-TrungHiện nay Sách Trắng đã được upload và nằm tại địa chỉ sau:
http://www.saigonfilms.com/whitebook/whitebook.html
-Sách Trắng Biên Giới Việt-TrungHiện nay Sách Trắng đã được upload và nằm tại địa chỉ sau:
http://www.saigonfilms.com/whitebook/whitebook.html
The Diary on the Sino-Viet Border 1885- 1887
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887
The Treaties on the Sino-Viet Border
Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung
The Maps on the Sino-Viet Border
Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung
The Sino-Viet War 1979
Chiến Tranh Trên Biên Giới Việt-Trung 1979
Vì là những file pdf, quý vị thȃn hữu và các bạn sẽ chờ đợi khi file upload lên đầy đủ. Thời gian upload mất khoảng 3 phút cho máy có tốc độ cao và flow of the internet provider tốt.
Vì file quá lớn, chúng tôi sẽ cố gắng post bằng Word lên blog Quan Ɖiểmwww.quandiemvietnam.blogspot.com nếu có thể cho tất cả người Việt Nam đọc dễ dàng; tuy nhiên, các tác phẩm đọc được dễ dàng theo format của nó bằng file pdf. Lưu ý là Bảng Mục Lục (Table of Contents) Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt – Trung là những links đến từng tiểu mục hoặc chapters.
Như chúng tôi đã thưa với quý vị trước, tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 do Bác sῖ Paul Neis viết không được post trên Internet vì sẽ được in cho các em trẻ đọc và học; tuy nhiên, đã có rất nhiều phụ huynh cho biết sẽ đọc sách này cho các em nghe hằng đêm. Chúng tôi rất xúc động và muốn bật khóc. Nếu các em nhỏ hiểu được đường biên giới của tổ quốc thì việc lấy lại giang sơn có khó khăn gì. Sách Nhật Ký đã được bán trên 200 quyển.
Như chúng tôi đã thưa trước, những tác phầm này giờ đȃy tất cả mọi người Việt Nam đều có thể đọc; tuy nhiên, đường link này có thể bị Việt Cộng ngăn chận http://www.saigonfilms.com/whitebook/whitebook.html
Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tất cả người Việt Nam xem đọc được. Tuy chúng thuộc bản quyền © Copyright của chúng tôi, nhƯng ngày nay xin cống hiến đến toàn thể đồng bào thȃn thương để nghiên cứu, xem xét và học hỏi. Xin đồng báo cứ tự nhiên mà download và phổ biến.
Mở rộng tầm hiểu biết, mở rộng tầm mắt nhìn về biên giới xa xôi của tổ quốc từ điểm cực bắc là Lũng Cú có giòng sông Nho Quế, trãi dài xuống tận phía cực nam là Ɖất Mũi Cà Mau nơi mà chúng tôi từng đặt chȃn đến những tháng năm lưu đày là mở được trái tim mình lớn hơn, ý chí nghị lực sẽ nóng lên trong huyết quản.
Cám ơn quý vị và các bạn đã chú ý đến tác phẩm Sách Trắng, chúc tất cả quý vị và các bạn tìm thấy niềm hƯng phấn trong tình yêu tổ quốc khi đọc tác phẩm này.
Nếu quý vị và các bạn có câu hỏi gì xin cứ tự nhiên email cho chúng tôi viettrade_net@yahoo.com xin đừng có attach.
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
(Sông Hồng)
09292013
-Về một số chi tiết kỹ thuật trong bài của hai “học giả” quĩ Nghiên Cứu Biển Đông.Về phép chiếu Gauss-Krüger :
Tôi có viết trong bài trước về phép chiếu Gauss-Krüger :
“Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải)”.
- Về từ ngữ : tiếp xúc – tĩnh từ (tangent) hay tiếp tuyến – danh từ (tangente) ? Tôi nhìn nhận trong trường hợp này sử dụng từ “tiếp xúc” thì chính xác hơn. Tuy nhiên, cách sử dụng từ ngữ ở đây không làm thay đổi bản chất của vấn đề.
- Phép chiếu Gauss-Kruger : tác giả Phan Văn Song đã lầm lẫn giữa hai phép chiếu UTM, như đã dẫn link, với phép chiếu Gauss-Krüger. Tác giả cũng lầm lẫn phép chiếu Gauss-Kruger với phép chiếu nón (conique). Tác giả có vẻ ngạc nhiên khi tôi viết hình trụ thay vì “tiếp xúc” với đường xích đạo thì lại tiếp xúc với một đường vĩ tuyến chọn trước. Tấm hình dưới đây (nguồn American Oxford Atlas, Oxford, 1951) cho ta thấy phép chiếu không nhất thiết hình trụ phải luôn luôn tiếp xúc với đường xích đạo, mà nó có thể tiếp xúc với một đường vĩ tuyến hay một đường nghiêng (oblique) bất kỳ.
- Về trục chiếu: Trở lại phép chiếu thẳng, đường xích đạo (hình tròn), là vòng cung tiếp tuyến với hình trụ. Khi chiếu trên mặt phẳng thì đường này là đường thẳng. Ta gọi nó là trục chiếu. Nếu phép chiếu này lấy đường vĩ tuyến 22°30’ làm đường tiếp tuyến với mặt hình trụ, khi chiếu ra mặt phẳng, đường vĩ tuyến 22°30’ là đường thẳng. Tất cả các vĩ tuyến còn lại, kể cả đường xích đạo, đều là đường cong. Việc trục chiếu không phải là đường xích đạo mà là một vĩ tuyến bất kỳ, phép chiếu này gọi là phép chiếu Gauss-Krüger.
- Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung đã chọn phương pháp chiếu Gauss-Krüger nhưng không xác định vĩ tuyến chiếu. Thật ra đây là một sơ suất của tôi, nếu tôi chịu khó nhìn chăm chú hơn trên bản đồ thì sẽ biết trục chiếu là ở đâu. Các bản đồ công bố chỉ vẽ chung quanh đường biên giới, bề rộng hai bên không quá 50km. Như vậy vĩ tuyến chiếu của bản đồ ở khoảng các vĩ tuyến 22° hoặc 23°. Phép vẽ của tôi như vậy là đúng với nguyên tắc của phép vẽ bản đồ của VN và TQ.
Về sai số trên bản đồ: tác giả Dương Danh Huy dẫn ý kiến Ông Phạm Quang Tuấn, viết rằng :
“Việt Nam nằm gần xích đạo, và biên giới Việt-Trung chỉ nằm trong phạm vi 2 độ vĩ độ, cho nên sự thay đổi tỷ lệ theo vĩ độ là rất nhỏ. Theo tính toán của ông Phạm Quang Tuấn thì trong phạm vi đó sự thay đổi của tỷ lệ theo vĩ độ chỉ là 1.3% là tối đa. Đối với những điểm gần nhau (tức là cách nhau dưới 2 độ vĩ độ) thì sự thay đổi tỷ lệ còn nhỏ hơn 1.3% nhiều.”
“(Trương Nhân Tuấn, vì đã không hiểu về bản đồ Mercator và còn làm toán sai. Bản đồ của Mercator của chúng tôi là vùng biên giới VN-TQ thôi, đâu có dài xuống tới Indonesia, mà Trương Nhân Tuấn lại đi so sánh tỷ lệ ở xích đạo với tỷ lệ ở vĩ độ 22 Bắc để kết luận là có sai số 20-25%).”
Hình như hai ông Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn không biết vị trí của biên giới Việt-Trung ở đâu trên bản đồ.
Theo các dữ kiện tin tưởng được, sai số của phép chiếu thẳng, ở khoảng 20°-45°, là từ 15 đến 25% diện tích.
Bây giờ ta thử kiểm chứng.
Như đã tính trong bài vừa rồi, phép chiếu thẳng đã làm cho bản đồ VN nở ra, theo bề rộng, tại khu vực 22°30’, là khoảng 47,7km. Hình thể địa lý nước VN trải dài từ vĩ tuyến 8°27 đến 23°23. Tức trải dài một cung có biên độ khoảng 15°, tương ứng 1.666km. Để đơn giản tính toán, ta lấy độ “nở ngang” trung bình từ nam chí bắc là 20km. Vậy phép chiếu thẳng làm cho diện tích VN nở ra bề ngang, tính gọn 32.000km. Tức khoảng 10% diện tích.
Nếu tính thêm sai số do độ kéo dài (cách chiếu mercator thẳng thường kéo dài kinh tuyến ở vùng trên 25° để bản đồ được cân đối với việc sai số do bề ngang), ta có thể cộng thêm khoảng 10 đến 15% diện tích.
Bản đồ của các học giả vẽ 10 ô chiều dọc tương ứng 11 ô chiều ngang. Việc này cho thấy phương pháp vẽ của các tác giả không theo một tiêu chuẩn nào. Nó làm cho VN “lùn bớt” 10%. Nhưng cũng làm cho VN nở ra thêm, ngoài hệ quả géodésie đã tính ở trên, cộng thêm 10% (66km) độ nở dài do việc thay đổi tỉ lệ các trục. Tức là bề ngang, VN sẽ nở ra tới 113km.
Vấn đề ở đây, những sai lầm về chính tả của tôi, hay việc cho rằng, trong dấu ngoặc kép : (VN chọn đường 6° thì phải) không làm thay đổi nội dung điều đang bàn luận. Vấn đề bàn luận, là cách vẽ bản đồ và cách so sánh bản đồ của các học giả quĩ NCBD.
- Trương Nhân Tuấn – Một số phân tích, đánh giá về khía cạnh kỹ thuật bộ bản đồ mốc giới của Phan Văn Song và Dương Danh Huy [*] (Dân luận). - Phan Văn Song – Lời cuối về các bài ‘phản biện’ của ông Trương Nhân Tuấn (Dân Luận) Trong bài viết "Có thật vẽ vậy không được?" đã đăng trên trang BauxiteVN, tôi có đề ra mục đích là ‘vạch ra một số chỗ chưa đúng trong lập luận của ông Tuấn nhằm giải toả những ngộ nhận có thể có ở bạn đọc có đọc hai bài viết này' và qua đó cũng để trả lời cầu hỏi đặt ra ở tựa bài cùng câu hỏi trong bài viết của ông Trương Nhân Tuấn ("Vẽ vậy được sao?") cho bạn đọc. Bạn đọc có thể tự đánh giá bài viết của tôi có đạt được mục đích đó hay không dễ dàng qua đối chiếu với hai bài liên quan (ở đây và ở đây) của ông Trương Nhân Tuấn (TNT).
Hình 1: Phép chiếu nón có mặt nón tiếp xúc mặt cầu theo vĩ tuyến
- Dương Danh Huy và cộng sự: Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì? (BBC).
Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì? - Việt-Trung đàm phán lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển (TTXVN).
- Việt Nam xây nhà máy sửa chữa tàu chiến ở Cam Ranh? (KT). - Việt Nam sẽ xây dựng tại Cam Ranh trung tâm sửa chữa tàu của Nga (Lenta/ Kichbu). - Biển Đông: Việt Nam đánh bại đỉnh cao tên lửa YJ-12 Trung Quốc (Soha).
- Tình hình Biển Đông: Báo TQ sợ Cam Ranh cắt ‘lưỡi bò’ (ĐV). – - Cơ sở sửa tàu mua từ Nga tại Cam Ranh (BBC). - Việt Nam có trung tâm bảo trì, sữa chữa tàu ngầm vào năm 2015? (TN).
- Hoa Kỳ nhắc nhở Trung Quốc về nguyên tắc không gây sự tại Biển Đông (RFI). - Trung Quốc thúc giục cải thiện quan hệ với Việt Nam (VOA). - Trung Quốc muốn “gần gũi hơn” với Việt Nam
- Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông? (The Diplomat/DTD). - Mai Thái Lĩnh: Thư ngỏ tranh luận về Thác Bản Giốc (Ba Sàm). Bổ sung lúc 14g30 ngày 27-9-2013:
Sau khi gửi “Thư ngỏ” cho báo điện tử Giáo dục Việt Nam (lúc 10h07 AM), đến chiều nay (lúc 14h30 ngày 27-9-2013) tôi truy cập trang mạng nói trên thì nhận thấy: báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã xóa mục “Góc nhìn của Ts Trần Công Trục” ở cột mục “Xã hội”.
Nay xin thông tin lại để độc giả được biết.
MTL
Từ ngày 20/9/2013 đến 22/9/2013, cả diễn đàn BấmQuân sử Việt Nam, anh Phan Văn Song và tôi đã không hẹn mà nên đã tìm thấy bộ bản đồ độ phân giải cao của biên giới Việt-Trung đăng ở BấmCông báo chính phủ Việt Nam.
Điều lạ là trong khi người Việt đang có nhiều trăn trở về biên giới Việt-Trung, nội dung công báo với một bộ bản đồ quan trọng như thế đã được ban hành từ năm 2010, hay đường dẫn đến nó, đã không được loan tải rộng rãi trên truyền thông Việt Nam.
Các bài liên quan
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới
Rainsy: 'Tất cả đảo tranh chấp là của TQ'
Kết quả là từ đó đến nay phần lớn những người quan tâm về biên giới Việt-Trung đã không biết, và khó có thể biết, biên giới nằm đâu.
Trong thời gian đó đã có những bức xúc, mà hoàn toàn có thể thông cảm được, rằng Việt Nam có chủ ý không cho biết bản đồ biên giới.
Dù sao đi nữa, bộ bản đồ này sẽ trả lời một trong hai câu hỏi nóng bỏng từ năm 1999, khi hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết, đó là “Biên giới Việt Nam-Trung Quốc nằm đâu?”
Được gì, mất gì và ở đâu?
Nhưng vẫn chưa thể trả lời câu hỏi nóng bỏng thứ nhì: “Cuối cùng thì Việt Nam đã được gì và mất gì trong cuộc đàm phán và việc phân giới cắm mốc?”
Để trả lời câu hỏi này, biết vị trí của cột mốc và biên giới là không đủ.
Từ góc độ của đàm phán, cần phải trả lời câu hỏi: “Yêu sách của Việt Nam trong đàm phán là gì?” Từ góc độ khách quan hơn, phải trả lời câu hỏi: “Theo luật quốc tế và lẽ công bằng thì Việt Nam phải được gì?”
"Để trả lời thỏa đáng về câu hỏi 'Việt Nam đã được gì, mất gì'? cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán"
Thế nhưng, không những Việt Nam chưa công bố thông tin về “Yêu sách của Việt Nam trong đàm phán là gì?”, mà cũng khó có thường dân nào có thể trả lời câu hỏi: “Theo luật quốc tế và lẽ công bằng thì Việt Nam phải được gì?” cho toàn bộ biên giới – mà có lẽ cho một số đoạn thì còn có thể được.
Vì thế, để góp một bước sơ khởi về câu hỏi “Việt Nam đã được gì và mất gì?”, gần đây anh Song và tôi đã thử một cách tiếp cận khác: so sánh vị trí của các cột mốc hiện nay với bản đồ của các bên thứ ba.
Cần nhấn mạnh rằng trong tranh chấp lãnh thổ, ngoài tòa án phân xử ra thì ý kiến của các bên thứ ba không có giá trị pháp lý.
Vì vậy việc so sánh vị trí của các cột mốc hiện nay với bản đồ của bên thứ ba chỉ có giá trị tham khảo, với nghĩa không nên kết luận dựa vào nó.
Bản đồ đầu tiên mà chúng tôi dùng cho việc so sánh này là bản đồ biên giới quốc tế từ CIA World DataBank II, một cơ sở dữ liệu được chính phủ Mỹ thiết lập vào thập niên 80, tức là trước khi có hiệp định biên giới Việt-Trung.
Sự thật là khó có thể biết biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II đã được xác định dựa trên cơ sở nào, nhưng sẽ không quá đáng nếu hy vọng rằng các cơ quan của chính phủ Mỹ đã xác định biên giới đó một cách tương đối khách quan và kỹ lưỡng, miễn đừng quên là vẫn phải dè dặt về nó.
Chúng tôi thực hiện việc so sánh này bằng cách vẽ biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II lên một bản đồ có các cột mốc mới.
Nếu nói về kỹ thuật bản đồ thì việc này khá đơn giản vì CIA World DataBank II và tọa độ của các cột mốc đều dùng cùng hệ trắc địa với nhau, và phần mềm có thể vẽ cả hai lên cùng một bản đồ một cách chuẩn xác.
Sau khi so sánh như trên thì chúng tôi mới thấy rằng độ phân giải của đường biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II là quá thấp để nói gì về những sự được-mất ở hạng km trở xuống. Đó là một điều đáng tiếc.
Nhưng dù với độ phân giải thấp của đường biên giới trong CIA World DataBank II thì cũng có thể nói rằng nếu so với đường biên giới đó thì không có sự được-mất ở hạng chục km trở lên, và đó cũng là một thông tin.
Lãnh đạo Trung - Việt trong lễ ra mắt cột mốc biên giới ở Lạng Sơn hôm 23/2/2009
Ở đây cần lặp lại và nhấn mạnh lần nữa rằng mệnh đề “không có sự được-mất ở hạng chục km trở lên” cũng chỉ có giá trị tham khảo, với nghĩa không nên kết luận dựa vào đó.
Để tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có những được-mất nào ở hạng km trở xuống?”, cần phải so sánh bản đồ biên giới mới, hay ít nhất là bản đồ với các cột mốc mới, với những bản đồ biên giới có độ phân giải cao hơn từ những nguồn khác nhau, nhất là nếu những bản đồ này có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh.
Nhưng ngay cả việc đó cũng không trả lời thỏa đáng được câu hỏi về việc được-mất cho toàn bộ biên giới.
Để trả lời thỏa đáng câu hỏi “Việt Nam đã được gì, mất gì?” cho toàn bộ đường biên giới, cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán, và các trường đại học ở Việt Nam phải có tự do, độc lập và khả năng chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu và nhận xét về câu hỏi đó.
Nhưng hiện nay chưa có đầy đủ các điều kiện đó ở Việt Nam.
Như thế, nỗi trăn trở của những người quan tâm sẽ vẫn tiếp tục, và các nhà nghiên cứu nghiệp dư Việt Nam sẽ vẫn phải làm những việc mà ở các nước Âu Mỹ thường là việc của giới chuyên nghiệp.
Nhằm lưu trữ lại những dấu vết xưa với những cột mốc và đuờng biên giới thȃn yêu mà tổ tiên ta đã dày công xȃy dựng với máu xương trong khi người lấy xác thȃn che chắn cho đất nước giang sơn yêu dấu này tồn tại đến hôm nay. Chúng tôi sẽ cố gắng giữ gìn tài liệu quý giá này bằng cách lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.
Những tác phẩm này giờ đȃy chỉ còn một số ít được lưu trữ làm kỷ niệm.
Ba tác phẩm Những Hiệp Ước Trên Biên Giới, Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới, và Chiến Tranh Trên Biên Giới sẽ được công bố trên Internet trong nay mai. Riêng Nhật Ký Trên Biên Giới sẽ không được công bố vì để dành in ấn cho thế hệ trẻ mai sau học hiểu.
Việc công bố Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung của tác giả Sông Hồng giống nhƯ công bố một Kinh Ɖiển Biên Giới Việt Trung mà tất cả người Việt Nam nên đọc để ghi nhớ trong tȃm can với giòng máu nóng của mình con đường biên giới đầy kỷ niệm thȃn yêu ấy của tổ quốc.
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
Trưởng Biên Tập Mạng Xã Hội Sàigòn
09/25/2013
Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung 1902-1987 bao gồm tất cả bản đồ khi các sῖ quan Pháp tại các quȃn khu biên giới được lịnh vẽ những bản đồ biên giới Việt Nam và Trung Hoa, gồm những bản đồ Quan Ɖội Nhȃn Dȃn Việt Nam (Việt Cộng) và các bản đồ biên giới do Hoa Kỳ vẽ khi họ đến Việt Nam. Những cột mốc được đánh số nguyên thủy và được đọc lại tọa độ trên bản đồ quȃn sự theo các trục tọa độ. Những tấm bản đồ, một số là copies trên phiên bản nguyên thủy này ngày nay đang được lưu trữ.
-
Đã nhiều lần tôi có « bút chiến » với vị giáo sư này. Thêm được một lần thì niềm vui càng tăng thêm, không sao hết. Tuy vậy, như thói quen, các điểm thắc mắc của ông PQT Tuấn thì rất nhỏ, nếu so với học hàm học vị của ông.
Một số điều quan trọng cần nhắc ở đây cho vấn đề được rõ rệt hơn. Vẽ bản đồ là một vấn đề kỹ thuật, không phải ai cũng có thể nắm bắt.
1/ Một thí dụ về hệ quả hình cầu (géodésique) lên các bản đồ vẽ trên mặt phẳng.
Hai mảnh bản đồ dưới đây thuộc bộ bản đồ Đông Dương, tỉ lệ 1/250.000, vẽ theo hệ thống géodésique. Hai bản đồ này chỉ có giá trị thông tin, nhằm so sánh độ dài hai đoạn biên giới trên hai vĩ tuyến khác nhau, có cùng một cung 15’, cùng trên một đường kinh tuyến.
Bản đồ 1 : góc bản đồ ở vĩ độ 20°, kinh tuyến 107°
Bản đồ 2 góc bản đồ ở vĩ độ 10°, kinh tuyến 107°.
Hình 3 so sánh hai cung 15’ trên hai bản đồ. Ta thấy độ dài cung ở vĩ tuyến 10° dài hơn cung ở vĩ tuyến 20°. Độ dài khoảng trên 1’.
Điều này cho thấy các đường kinh tuyến không phải là đường thẳng, ngoại trừ đường kinh tuyến được chọn làm trục chính. Các đường vĩ tuyến cũng không phải là đường thẳng. Các cung trên các vĩ tuyến khác nhau có độ góc bằng nhau nhưng chiều dài cung (arc) không bằng nhau. Cách vẽ này nhằm giảm bớt sai số géodésie đem lại do cách vẽ chiếu thẳng (Mercator direct).
Trên các bản đồ này, theo các tính chất nhận được, đã sử dụng phép chiếu Gauss-Krüger, tương tự phép chiếu của bộ bản đồ VN hiện nay. Đặc điểm của phép chiếu này là các phương hướng (đông-tây-nam-bắc) thì không chính xác. Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải).
2/ Sai số géodésie của đường biên giới Việt-Trung giữa phép chiếu thẳng và phép chiếu UTM.
Ở đây dùng phép chiếu Gauss-Krüger, lấy vĩ tuyến 22°30’ làm trục chiếu, mục đích để nhấn mạnh độ sai số géodésie của phép chiếu thẳng.
Đường biên giới Việt-Trung, cột mốc số 1 có tọa độ (22°25’48’’ – 102°09’33’’)
Cột mốc cuối có tọa độ (21°28’12’’ – 108°06’04’’)
Cột mốc ở vĩ độ cao nhất là cột số 428 (23°22’47’’ – 105°18’23’’).
Tác giả đã giản lược bớt các số lẻ.
Như vậy đường biên giới Việt-Trung trải từ kinh tuyến 102°09’33’’ đến kinh tuyến 108°06’04’’. Tức có biên độ 5°56’31’’, hoặc tính chẵn 357’.
Nếu đường biên giới này ở vĩ tuyến 0°, chiều dài của nó là : 357’ x 1,851km, tức khoảng 660km.
Trong phép chiếu thẳng, 1’ ở bất kỳ vĩ tuyến nào cũng dài như nhau : 1851m.
Chiều rộng đường biên giới Việt-Trung vẽ theo phép chiếu thẳng vì vậy là 660km.
Nếu lấy vĩ tuyến trung bình đường biên giới Việt-Trung là 22°30’ (trục chiếu), chiều dài 1’ ở vĩ tuyến này tương ứng 1710m.
Bề rộng thật của đường biên giới Việt-Trung như thế là 610km.
Sai số giữa hai cách chiếu là 50km.
3/ Xét bản đồ dưới đây của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông :
Bản đồ này vẽ theo lối chiếu thẳng, bề rộng là 660km.
Bản đồ của CIA, dĩ nhiên vẽ theo hệ thống tọa độ géodésique, phép chiếu UTM, tương tự như các bản đồ Đông Dương ở trên, có bề rộng ước chừng 610km.
Hai bản đồ chồng lên vừa khít với nhau. Sai số 50km đã đi đâu ? Chiều dài này tương ứng một cung có biên độ khoảng 29’30’’, tức khoảng 5 hoặc 6 ô vuông trên bản đồ của các học giả. Đây là khoảng cách rất lớn để mà “không thấy” trên bản đồ.
Các tác giả không thể chồng bản đồ này lên bản đồ kia khít khao như vậy mà không có phép “phù thủy”.
Phép phù thủy đó có thể là kéo bản đồ CIA phình ra, để chiều rộng hai bản đồ bằng nhau.
4/ Xét bản đồ biên giới khu vực Lào Cai của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Đường biên giới khu vực này, theo công ước Pháp Thanh 1887 và Hiệp ước biên giới Việt-Trung 1999, đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết.
Hai đường biên giới 1887 và 1999 thì trùng nhau ở đoạn biên giới này.
Những dòng sông này cố định trên quả địa cầu. Như thế, đường biên giới theo những dòng sông này cũng cố định, trên bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.
Bản đồ của các tác giả không ghi tỉ lệ, không một ghi chú bất kỳ. Nó cũng quá nhỏ để có thể so sánh. Dầu vậy ta cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA), mà đa số chiều dài đoạn này là những con sông.
Sự lệch lạc này do đâu ?
5/ Đây là bản đồ đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, tương ứng vùng đất Tụ Long mà VN đã mất cho TQ trong dịp phân định biên giới 1885-1895. Đoạn này tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009.
Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, đó là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy.
Theo HUBG 1999, « đường biên giới xuôi sông Qua Sách… đến hợp lưu sông này với sông Chảy…, biên giới theo sông cho đến hợp lưu sông này với sông Xiao Bai ».
Theo công ước 1887, « đường biên giới theo sông Qua Sách, xuôi sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Chảy (Hắc Hà), sau đó theo sông Chảy cho đến hợp lưu sông này với sông Nam-Len (Đông Nhai Hà)… »
Nếu không có gì sai lầm, sông Xiao Bai cũng là sông Nam-Len (tức Đông Nhai Hà). Như thế đoạn biên giới này, sau khi phân định lại 1999, thì không thay đổi.
Nhìn lên bản đồ ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.
Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào.
Việc lệch lạc này do đâu ?
6/ Vấn đề đổi trục: Hai bản đồ chênh lệch nhau ở chiều rộng là 50km. Các tác giả đã chia đường biên giới thành nhiều đoạn để vẽ.
Tọa độ các điểm không thay đổi. Bản đồ CIA không thay đổi. Vậy sai số 50km chạy đi đâu trên các đoạn bản đồ ?
Phép phù thủy ở đây chỉ có thể là dời đổi trục tọa độ hay dời đổi trục chiếu, sao so các sai số bị triệt tiêu. Nếu lấy một trung tuyến chuẩn thì dời trung tuyến chuẩn (là trường hợp ở đây). Nếu chiếu theo phương pháp Gauss-Krüger thì thay đổi trục chiếu. Việc làm này nhằm “tiêu hóa” sai số 50km (5 ô vuông trên bản đồ), nhưng nó làm cho các đoạn biên giới, đáng lẽ phải cố định (sông, suối biên giới), thì lại chênh lệch với nhau.
6/ Kết luận:
Theo những chi tiết đã phân tích ở trên, bản đồ này có độ sai số quá lớn để có thể được nhìn nhận là bản đồ các mốc giới. (Các trường hợp cắm mốc ở Bản Giốc, Tục Lãm, Nam Quan… tranh chấp hai bên chỉ vài chục hay vài trăm mét, tương ứng vài giây trên bản đồ, tranh chấp kéo dài hàng chục năm, cho ta thí dụ cụ thể).
Việc đo đạc của các tác giả làm lãnh thổ VN rộng thêm vài trăm cây số. Công trình vẽ bản đồ của các học giả này, nói thẳng ra là một công trình bịp bợm nhằm lường gạt dư luận. Nói là “ăn gian” hay “nói láo” vẫn còn nhẹ lắm.
Một thông tin sai, cho dầu đã có nhiều học giả lên tiếng bênh vực, thì cũng không thể thay đổi cái sai thành đúng.
Một thông tin sai, được loan truyền nhiều lần qua nhiều hình thức, là tuyên truyền.
Hy vọng Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Tuấn hiểu được thực chất của vấn đề.
- Dương Danh Huy – Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung
- Góp ý về “bộ bản đồ các mốc giới Việt-Trung”
- Về bản đồ mốc giới do Phan Văn Song và Dương Danh Huy
- - Về những chỉ trích của Trương Nhân Tuấn với bản đồ biên giới Việt Trung của Dương Danh Huy và Phan Văn Song (BoxitVN).- Tổng hợp tranh luận xung quanh bản đồ biên giới Việt-Trung của bác Dương Danh Huy và bác Phan Văn Song (Quỹ NCBĐ).
A Code of Conduct for the South China Sea?
-- “Kết nối Biển Đông” – hỗ trợ 10.000 ngư dân bám biển (ĐĐK). - Chiến sĩ bảo vệ Trường Sa 1988 vừa được vinh danh (PNT).
- Sắp khai trương tuyến du lịch trên biển từ Trung Quốc tới vịnh Hạ Long (PT).
- Truyền thông Trung Quốc bôi đậm ‘lưỡi bò’, tẩy xóa COC (SM).
- Lần đầu tiên Kết nghĩa đồn biên phòng hai nước Việt Nam và TQ (TTXVN). – Khai trương Cơ quan thường trú VTV tại Trung Quốc (TTXVN).- Việt Nam – Trung Quốc tạo điều kiện cho cư dân làm kinh tế (VOV).- - Nhiều nghi vấn về vụ tai nạn hàng hải “bí ẩn” trên Biển Đông (GDVN). - 3 ngư dân Biển Đông mất tích, trên thuyền đầy vết máu (ĐV).
- Phát hiện 16 người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo (TT).
Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào. Việc lệch lạc này chỉ có thể do từ sai số géodésie.
Bản đồ này có lẽ có tỉ lệ là 1/500.000. Độc giả thử đoán độ lệch trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu mét trên thực địa ? Vài mươi cây số phải không ? VN như thế lợi hàng chục km² đất trong khu vực này. Trong khi khu vực này có địa danh « núi Đất ». Theo ông Trần Công Trục thì đã nhượng cho TQ.
Một thí dụ khác, ở bản đồ này. Đây là bản đồ biên giới khu vực Lào Cai. Đường biên giới ở đây đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Đường biên giới là dòng sông, cố định, ở bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.
Ta thấy bản đồ này tỉ lệ quá nhỏ để có thể so sánh. Nhưng cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA). Một milimét trên bản đồ này có thể tương ứng hàng chục km trên thực địa.
Những bản đồ khác đều có chung tính cách lệch lạc như vậy.
Với số sai quan trọng như thế, việc so sánh này có giá trị gì ?
4/ Tác giả nói « không có vấn đề gì về kỹ thuật ». Theo tôi, những sai sót trên bản đồ, với cách thức so sánh, tự nó tố cáo các sai lầm sơ đẳng về kỹ thuật của các tác giả.
Các bản đồ này « cần thiết và bổ ích » cho việc chứng minh các sai lầm của các tác giả.
5/ Tác giả chỉ trích về chi tiết nội dung một đoạn viết trong bài trước của tôi, dẫn lại :
« Một thí dụ, hình dung quả địa cầu được phân chia thành nhiều đường kinh tuyến, mỗi đường cách nhau 1’. Lấy hai điểm A và B, giao điểm hai kinh tuyến kế cận với đường xích đạo, ta có khoảng cách là 1 mille (1852m). Đoạn AB tưởng là thẳng, nhưng không phải, nó cong (vì trái đất hình cầu). Người ta gọi đó là « một cung – arc » tương ứng 1’. Nếu lấy hai điểm A’ và B’ tương tự, giao điểm với đường vĩ tuyến 45°, đường này cũng tương ứng với một cung 1’. Chiều dài của cung này không phải là 1852m mà là 1852m/2 = 926m. Vì vậy, một đoạn đường tương ứng với một cung 1’ ở Cà Mau sẽ dài hơn đoạn đường tương ứng một cung 1’ ở Lạng Sơn.
Nhưng trên một mặt phẳng, hai đoạn AB và A’B’ có chiều dài bằng nhau. »
Để có thí dụ điển hình về cách mô tả của tôi, thử tưởng tượng quả địa cầu là một trái cam lột vỏ, các đường kinh tuyến chia trái cam thành nhiều múi khác nhau, mỗi múi được thành hình do hai đường kinh tuyến liền kề x° và x°+1’.
Góc được tính là góc của trục địa cầu với mặt phẳng hai đường kinh tuyến x° và x°+1’.
Trọng tâm trong thí dụ của tôi không phải là tính kích thuớc các cung AB và A’B’, mà muốn cho mọi người thấy hai đoạn này không bằng nhau trên một hình cầu nhưng chúng bằng nhau trên một mặt phẳng. Đó là hệ quả géodésique.
Vẽ bản đồ để so sánh mà không tính hệ quả géodésique thì còn đâu sự chính xác ?
Điểm khác, người ta vẽ đường kinh tuyến và vĩ tuyến thẳng chỉ trên các bản đồ thành phố (plan), các bản đồ tượng trưng. Điều tôi nói ở đây, tất cả các bản đồ (carte) trên thế giới, trong trường hợp tương tự bàn luận ở đây là để phân định biên giới. Không một ngoại lệ, tất cả các bản đồ đều áp dụng cách chiếu UTM, theo đó các đường kinh tuyến và vĩ tuyến không phải là đường thẳng, nó chỉ gần như là đường thẳng mà thôi.
Tác giả đưa ra những tính toán tìm cách bắt bẻ vài chi tiết trong bài viết của tôi. Các phương pháp tính toán này ta có thể tìm dễ dàng trên internet. Mục đích của tác giả như để phân bua rằng tác giả là người hiểu biết. Nhưng việc này trễ quá phải không ? Nếu hiểu biết thì quí vị đã áp dụng cho « công trình nghiên cứu công phu » của mình rồi !.
6/ Một tác giả khác, tác giả Tô Oanh, có bài trên Bô Xít, cũng đồng tình với cách vẽ của các « học giả » này.
Tôi cho rằng đây là sự dễ dãi quá trớn đối với một vấn đề trọng đại, liên quan đến lãnh thổ của đất nước. Có lẽ tác giả không biết mục đích vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Nhắc lại, mục đích của công trình so sánh bản đồ này, theo các tác giả, là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».
Kết quả so sánh của tác giả cho thấy VN lợi to trong việc phân định lại biên giới với TQ. Nhưng có thật thế không ?
7/ Nếu quí vị hài lòng với cách vẽ này, không thấy có nhu cầu cần thiết phải rút « công trình công phu » này xuống, chấp nhận những phi lý, phi khoa học của nó, thì tôi không thể làm gì khác, ngoài việc tôn trọng quyết định của quí vị. Tuy vậy, thái độ của quí vị cũng giải tỏa một thắc mắc từ lâu nay của tôi. Chế độ độc tài đảng trị CSVN, sự hiện hữu của nó có thể phi lý đối với nhiều người khác sống trong thế giới văn minh, nhưng nó lại thích hợp với nhiều người VN. Chấp nhận một cách dễ dàng việc phi lý này thì cũng dễ dàng chấp nhận những phi lý khác.
- Phan Văn Song : Có thật vẽ vậy không được? (Boxitvn). Tranh luận quan chuyện bản đồ giữa Dương Danh Huy và Phan Văn Song với Trương Nhân Tuấn. - Tô Oanh: Đôi điều muốn nói nhân đọc bài của ông Trương Nhân Tuấn và ông Dương Danh Huy về mốc giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Nga có cần VN trong chiến lược khu vực? (BBC). . - Chuyên viên Mỹ: Nga muốn tăng cường quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam (VOA).-- Why is China Turning Against the United Nations?
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887
The Treaties on the Sino-Viet Border
Những Hiệp Ước Trên Biên Giới Việt-Trung
The Maps on the Sino-Viet Border
Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung
The Sino-Viet War 1979
Chiến Tranh Trên Biên Giới Việt-Trung 1979
Vì là những file pdf, quý vị thȃn hữu và các bạn sẽ chờ đợi khi file upload lên đầy đủ. Thời gian upload mất khoảng 3 phút cho máy có tốc độ cao và flow of the internet provider tốt.
Vì file quá lớn, chúng tôi sẽ cố gắng post bằng Word lên blog Quan Ɖiểmwww.quandiemvietnam.blogspot.com nếu có thể cho tất cả người Việt Nam đọc dễ dàng; tuy nhiên, các tác phẩm đọc được dễ dàng theo format của nó bằng file pdf. Lưu ý là Bảng Mục Lục (Table of Contents) Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt – Trung là những links đến từng tiểu mục hoặc chapters.
Như chúng tôi đã thưa với quý vị trước, tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 do Bác sῖ Paul Neis viết không được post trên Internet vì sẽ được in cho các em trẻ đọc và học; tuy nhiên, đã có rất nhiều phụ huynh cho biết sẽ đọc sách này cho các em nghe hằng đêm. Chúng tôi rất xúc động và muốn bật khóc. Nếu các em nhỏ hiểu được đường biên giới của tổ quốc thì việc lấy lại giang sơn có khó khăn gì. Sách Nhật Ký đã được bán trên 200 quyển.
Như chúng tôi đã thưa trước, những tác phầm này giờ đȃy tất cả mọi người Việt Nam đều có thể đọc; tuy nhiên, đường link này có thể bị Việt Cộng ngăn chận http://www.saigonfilms.com/whitebook/whitebook.html
Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tất cả người Việt Nam xem đọc được. Tuy chúng thuộc bản quyền © Copyright của chúng tôi, nhƯng ngày nay xin cống hiến đến toàn thể đồng bào thȃn thương để nghiên cứu, xem xét và học hỏi. Xin đồng báo cứ tự nhiên mà download và phổ biến.
Mở rộng tầm hiểu biết, mở rộng tầm mắt nhìn về biên giới xa xôi của tổ quốc từ điểm cực bắc là Lũng Cú có giòng sông Nho Quế, trãi dài xuống tận phía cực nam là Ɖất Mũi Cà Mau nơi mà chúng tôi từng đặt chȃn đến những tháng năm lưu đày là mở được trái tim mình lớn hơn, ý chí nghị lực sẽ nóng lên trong huyết quản.
Cám ơn quý vị và các bạn đã chú ý đến tác phẩm Sách Trắng, chúc tất cả quý vị và các bạn tìm thấy niềm hƯng phấn trong tình yêu tổ quốc khi đọc tác phẩm này.
Nếu quý vị và các bạn có câu hỏi gì xin cứ tự nhiên email cho chúng tôi viettrade_net@yahoo.com xin đừng có attach.
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
(Sông Hồng)
09292013
-Về một số chi tiết kỹ thuật trong bài của hai “học giả” quĩ Nghiên Cứu Biển Đông.Về phép chiếu Gauss-Krüger :
Tôi có viết trong bài trước về phép chiếu Gauss-Krüger :
“Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải)”.
- Về từ ngữ : tiếp xúc – tĩnh từ (tangent) hay tiếp tuyến – danh từ (tangente) ? Tôi nhìn nhận trong trường hợp này sử dụng từ “tiếp xúc” thì chính xác hơn. Tuy nhiên, cách sử dụng từ ngữ ở đây không làm thay đổi bản chất của vấn đề.
- Phép chiếu Gauss-Kruger : tác giả Phan Văn Song đã lầm lẫn giữa hai phép chiếu UTM, như đã dẫn link, với phép chiếu Gauss-Krüger. Tác giả cũng lầm lẫn phép chiếu Gauss-Kruger với phép chiếu nón (conique). Tác giả có vẻ ngạc nhiên khi tôi viết hình trụ thay vì “tiếp xúc” với đường xích đạo thì lại tiếp xúc với một đường vĩ tuyến chọn trước. Tấm hình dưới đây (nguồn American Oxford Atlas, Oxford, 1951) cho ta thấy phép chiếu không nhất thiết hình trụ phải luôn luôn tiếp xúc với đường xích đạo, mà nó có thể tiếp xúc với một đường vĩ tuyến hay một đường nghiêng (oblique) bất kỳ.
- Về trục chiếu: Trở lại phép chiếu thẳng, đường xích đạo (hình tròn), là vòng cung tiếp tuyến với hình trụ. Khi chiếu trên mặt phẳng thì đường này là đường thẳng. Ta gọi nó là trục chiếu. Nếu phép chiếu này lấy đường vĩ tuyến 22°30’ làm đường tiếp tuyến với mặt hình trụ, khi chiếu ra mặt phẳng, đường vĩ tuyến 22°30’ là đường thẳng. Tất cả các vĩ tuyến còn lại, kể cả đường xích đạo, đều là đường cong. Việc trục chiếu không phải là đường xích đạo mà là một vĩ tuyến bất kỳ, phép chiếu này gọi là phép chiếu Gauss-Krüger.
- Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung đã chọn phương pháp chiếu Gauss-Krüger nhưng không xác định vĩ tuyến chiếu. Thật ra đây là một sơ suất của tôi, nếu tôi chịu khó nhìn chăm chú hơn trên bản đồ thì sẽ biết trục chiếu là ở đâu. Các bản đồ công bố chỉ vẽ chung quanh đường biên giới, bề rộng hai bên không quá 50km. Như vậy vĩ tuyến chiếu của bản đồ ở khoảng các vĩ tuyến 22° hoặc 23°. Phép vẽ của tôi như vậy là đúng với nguyên tắc của phép vẽ bản đồ của VN và TQ.
Về sai số trên bản đồ: tác giả Dương Danh Huy dẫn ý kiến Ông Phạm Quang Tuấn, viết rằng :
“Việt Nam nằm gần xích đạo, và biên giới Việt-Trung chỉ nằm trong phạm vi 2 độ vĩ độ, cho nên sự thay đổi tỷ lệ theo vĩ độ là rất nhỏ. Theo tính toán của ông Phạm Quang Tuấn thì trong phạm vi đó sự thay đổi của tỷ lệ theo vĩ độ chỉ là 1.3% là tối đa. Đối với những điểm gần nhau (tức là cách nhau dưới 2 độ vĩ độ) thì sự thay đổi tỷ lệ còn nhỏ hơn 1.3% nhiều.”
“(Trương Nhân Tuấn, vì đã không hiểu về bản đồ Mercator và còn làm toán sai. Bản đồ của Mercator của chúng tôi là vùng biên giới VN-TQ thôi, đâu có dài xuống tới Indonesia, mà Trương Nhân Tuấn lại đi so sánh tỷ lệ ở xích đạo với tỷ lệ ở vĩ độ 22 Bắc để kết luận là có sai số 20-25%).”
Hình như hai ông Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn không biết vị trí của biên giới Việt-Trung ở đâu trên bản đồ.
Theo các dữ kiện tin tưởng được, sai số của phép chiếu thẳng, ở khoảng 20°-45°, là từ 15 đến 25% diện tích.
Bây giờ ta thử kiểm chứng.
Như đã tính trong bài vừa rồi, phép chiếu thẳng đã làm cho bản đồ VN nở ra, theo bề rộng, tại khu vực 22°30’, là khoảng 47,7km. Hình thể địa lý nước VN trải dài từ vĩ tuyến 8°27 đến 23°23. Tức trải dài một cung có biên độ khoảng 15°, tương ứng 1.666km. Để đơn giản tính toán, ta lấy độ “nở ngang” trung bình từ nam chí bắc là 20km. Vậy phép chiếu thẳng làm cho diện tích VN nở ra bề ngang, tính gọn 32.000km. Tức khoảng 10% diện tích.
Nếu tính thêm sai số do độ kéo dài (cách chiếu mercator thẳng thường kéo dài kinh tuyến ở vùng trên 25° để bản đồ được cân đối với việc sai số do bề ngang), ta có thể cộng thêm khoảng 10 đến 15% diện tích.
Bản đồ của các học giả vẽ 10 ô chiều dọc tương ứng 11 ô chiều ngang. Việc này cho thấy phương pháp vẽ của các tác giả không theo một tiêu chuẩn nào. Nó làm cho VN “lùn bớt” 10%. Nhưng cũng làm cho VN nở ra thêm, ngoài hệ quả géodésie đã tính ở trên, cộng thêm 10% (66km) độ nở dài do việc thay đổi tỉ lệ các trục. Tức là bề ngang, VN sẽ nở ra tới 113km.
Vấn đề ở đây, những sai lầm về chính tả của tôi, hay việc cho rằng, trong dấu ngoặc kép : (VN chọn đường 6° thì phải) không làm thay đổi nội dung điều đang bàn luận. Vấn đề bàn luận, là cách vẽ bản đồ và cách so sánh bản đồ của các học giả quĩ NCBD.
- Trương Nhân Tuấn – Một số phân tích, đánh giá về khía cạnh kỹ thuật bộ bản đồ mốc giới của Phan Văn Song và Dương Danh Huy [*] (Dân luận). - Phan Văn Song – Lời cuối về các bài ‘phản biện’ của ông Trương Nhân Tuấn (Dân Luận) Trong bài viết "Có thật vẽ vậy không được?" đã đăng trên trang BauxiteVN, tôi có đề ra mục đích là ‘vạch ra một số chỗ chưa đúng trong lập luận của ông Tuấn nhằm giải toả những ngộ nhận có thể có ở bạn đọc có đọc hai bài viết này' và qua đó cũng để trả lời cầu hỏi đặt ra ở tựa bài cùng câu hỏi trong bài viết của ông Trương Nhân Tuấn ("Vẽ vậy được sao?") cho bạn đọc. Bạn đọc có thể tự đánh giá bài viết của tôi có đạt được mục đích đó hay không dễ dàng qua đối chiếu với hai bài liên quan (ở đây và ở đây) của ông Trương Nhân Tuấn (TNT).
Tuy tôi không đối thoại trực tiếp với ông nhưng với tư cách là một bạn đọc của trang BauxiteVN chắc hẳn ông Trương Nhân Tuấn đã đọc được những gì tôi viết, từ đó có thể rút kinh nghiệm tìm tòi, học hỏi để viết lách tử tế, chính xác hơn. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục ‘điếc không sợ súng’, phát biểu bừa trong khi tung hoả mù bằng một loạt các bản đồ, thuật ngữ, khái niệm để đánh lừa bạn đọc cả tin về sự ‘thông thái’ của ông. Trong bài viết này và cũng là bài cuối cùng về đề tài này, tôi xin được vạch ra tiếp một vài sai lầm điển hình trong các bài viết mới của ông để cho thấy rằng đã quá đủ, bạn đọc và tôi có lẽ không cần phải theo dõi các bài viết như thế nữa vì chúng hoàn toàn chưa ‘sạch nước cản’ về mặt trình bày và nhất là về mặt kiến thức, chưa nói đến mặt văn hoá tranh luận. Sau đây là một vài sai lầm điển hình:
1. Ngay ở tựa bài, vốn là ‘mặt tiền’ của bài viết “Thử xét tính "cần thiết và bổ ích" của công trình…” mà ông cũng đã cẩu thả đi trích dẫn sai. Trong bài trước tôi viết ‘…cần thiết và có ích…’thì khi trích dẫn ông chuyển thành "cần thiết và bổ ích". Trong tiếng Việt ai cũng biết hai từ này có nghĩa không hoàn toàn như nhau (có ích với nghĩa trung tính, có ích lợi trong chừng mực nào đó bao nhiêu cũng được; bổ ích với nghĩa tích cực, có ích lợi rất nhiều) thế mà ông ta đã sửa từ ngữ mà vẫn đưa vào như trích dẫn (để trong ngoặc kép). Đó là một hành động sai trái khó thể chấp nhận cho một nhà nghiên cứu như ông.
2. Trong bài mới nhất, để ‘phản biện’ ông Phạm Quang Tuấn, ông viết “…đã sử dụng phép chiếu Gauss-Krüger…Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (Việt Nam chọn đường 6° thì phải)…” Chỉ trong đoạn trích ngắn này, ngoài sai sót nhỏ về dùng từ (dùng danh từ‘tiếp tuyến’ thay vì động từ ‘tiếp xúc’) ông vướng ít ra 2 cái sai trầm trọng hơn về kiến thức:
Thứ nhất, ông Trương Nhân Tuấn đã sai khi nói mặt trụ trong phép chiếu Gauss – Krüger tiếp xúc với mặt cầu theo vĩ tuyến [chọn trước]!?? Chỉ với óc tưởng tượng không gian tối thiểu, ai cũng có thể thấy được là một mặt trụ thì không thể nào tiếp xúc mặt cầu theo một vĩ tuyến, trừ khi vĩ tuyến đó là xích đạo (hay thay mặt trụ đó thành mặt nón [xem hình 1], mặt nón cụt hay một mặt tròn xoay đặc biệt nào đó!). Thế mà ông Trương Nhân Tuấn phán ngon ơ rằng mặt trụ tiếp xúc mặt cầu theo vĩ tuyến 6°!???
(Hình vẽ này cũng cho thấy các vĩ tuyến trên bản đồ là các cung tròn đồng tâm còn các kinh tuyến là 1/2 đường [đoạn] thẳng, - không phải là đường cong như ông Trương Nhân Tuấn khẳng định sai ở bài trước)
Thứ hai là cái sai liên quan đến vĩ tuyến 6° này. Trước nhất, vĩ tuyến 6° chẳng dính dáng gì tới Việt Nam (nằm trong các vĩ độ từ 8°27’ tới 23°23’) và càng không dính dáng tới biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, như tôi đã có nêu trong bài trước là người ta thường dùng phép chiếu Gauss – Krüger để vẽ bản đồ từng múi rộng 6° của trái đất (3° phía Đông và 3° về phía Tây của kinh tuyến mà theo đó mặt trụ tiếp xúc mặt cầu – kinh tuyến này được gọi là kinh tuyến trung ương). Lí do là càng xa kinh tuyến trung ương vị trí các điểm trên bản đồ sai lệch rất xa so với thực tế. Ông Tuấn không hiểu gì về phép chiếu này nên ‘ép’ mặt trụ phải tiếp xúc cho được mặt cầu trái đất theo vĩ tuyến 6°!?? Trên thực tế, vì biên giới phía Việt – Trung nằm từ kinh tuyến 102° tới hơn 108°, nên người ta đã chọn kinh tuyến 105° làm kinh tuyến trung ương, sử dụng phép chiếu Gauss – Krüger cho múi trái đất 6° với kinh tuyến trung ương 105° thì sẽ vẽ được gần như toàn bộ biên giới Việt – Trung. Với những địa điểm có kinh độ lớn hơn 108°, người ta dùng thêm phép chiếu Gauss – Krüger với kinh tuyến trung tâm 111°.
3. Cũng trong bài mới nhất, ông ta viết "…phép chiếu Gauss-Krüger, lấy vĩ tuyến 6° làm trục chiếu….”. Phần trích chỉ khoảng 10 chữ nhưng ông Trương Nhân Tuấn đã sai phạm mấy lỗi nặng vể từ ngữ và kiến thức.
Thứ nhất, khi nói tới ‘trục’ thì chỉ có trục thẳng chẳng bao giờ có trục cong mà ông Trương Nhân Tuấn lại ‘phát minh’ ra cả loại trục là đường tròn [vĩ tuyến]!??
Hình 2: Phép chiếu Gauss – Krüger là phép chiếu có tâm chiếu là tâm trái đất, chiếu các điểm từ mặt cầu trái đất thành những điểm trên mặt trụ (tiếp xúc với mặt cầu theo [2] kinh tuyến [đối nhau])
Thứ hai, phép chiếu Gauss – Krüger, như đã mô tả, là một phép chiếu phối cảnh có tâm chiếu là tâm trái đất, không hề có khái niệm phương chiếu (giả định ông Trương Nhân Tuấn hiểu phương chiếu là trục chiếu) trong phép chiếu này. Chỉ có phép chiếu song song (bất cứ ai đã từng học phổ thông đều biết dùng phép chiếu này như khi muốn tìm hoành độ, tung độ của một điểm trong một mặt phẳng toạ độ chẳng hạn) mới có phương chiếu, và hơn nữa phương chiếu bao giờ cũng là đường thẳng (từ ‘chiếu’ mượn từ đời thường: chiếu một tia sáng phát ra từ một điểm hướng về điểm khác) chứ không hề có khái niệm phương chiếu cong (ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng, ngoại trừ khi truyền trong cáp quang hay bị một tác động vật lí nào đó). Giả sử có một phép chiếu với phương chiếu là đường tròn vĩ tuyến thì tia sáng cứ chạy vòng trong đường tròn làm sao gặp được mặt trụ mà có được hình chiếu!??
Thứ ba, đó là cái sai liên quan tới số đo 6° mà tôi đã bàn ở trên.
Tôi nghĩ với bấy nhiêu sai lầm nghiệm trọng như vậy có lẽ chẳng cần điểm thêm tới những cái sai khác trong các bài mới của ông. Không rành bốn phép tính số học cơ bản thì làm sao trông mong bàn luận đúng về phương trình. Và thực tế ông cũng phạm sai lầm đầy rẫy trong những phần khác.
Với mấy bài viết mà ông mắc những sai lầm nghiêm trọng như tôi đã vạch ra, có lẽ không thể có kết luận nào khác là ông Trương Nhân Tuấn chưa có đủ kiến thức cần thiết về đề tài này để có thể thảo luận một cách nghiêm túc và tử tế. Tôi nghĩ trang BauxiteVN, Dân Luận hay bất cứ các trạng mạng nào khác đều có lí do chính đáng để từ chối đăng những bài gieo rắc cho bạn đọc những điều sai lầm như thế. Không ai có thể phí chỗ để đăng những bài sai lầm về kiến thức, phí công và thời giờ để theo dõi và làm việc khử trừ các nọc độc kiến thức mà ông phát tán cho bạn đọc. Cứ để ông và các fan tin ông vô điều kiện về đề tài này (nếu có) ‘tự sướng’ với các nọc độc đó.
Thấy người thì cũng ngẫm đến mình. Bạn đọc tinh ý có thể đã phát hiện bài viết trước của tôi có một lỗi về lập luận (không phải về kiến thức). Tôi đã phạm một sai lầm về lập luận khi viết "có thể nói theo Nghị Định Thư này thì phép chiếu Gauss – Krüger chỉ dùng để chuyển đổi từ toạ độ địa lí sang toạ độ vuông góc mặt phẳng của các cột mốc, chứ không phải để vẽ bản đồ như ông Tuấn ngộ nhận". Điều này không đúng ở chỗ Nghị Định Thư không nói thì không có nghĩa bản đồ không được phép vẽ theo phương pháp này. Trên thực tế, 35 bản đồ chi tiết các cột mốc biên giới đã được vẽ theo phép chiếu Gauss – Krüger. Do nóng lòng muốn công bố bài viết sớm tôi đã không rà soát lại kĩ và để phạm lỗi này, xin thành thật xin lỗi bạn đọc cùng trang BauxiteVN và xin được đính chính về sai sót này như vừa nêu.
Phan Văn Song
- Dương Danh Huy và cộng sự: Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì? (BBC).
Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì? - Việt-Trung đàm phán lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển (TTXVN).
- Việt Nam xây nhà máy sửa chữa tàu chiến ở Cam Ranh? (KT). - Việt Nam sẽ xây dựng tại Cam Ranh trung tâm sửa chữa tàu của Nga (Lenta/ Kichbu). - Biển Đông: Việt Nam đánh bại đỉnh cao tên lửa YJ-12 Trung Quốc (Soha).
- Tình hình Biển Đông: Báo TQ sợ Cam Ranh cắt ‘lưỡi bò’ (ĐV). – - Cơ sở sửa tàu mua từ Nga tại Cam Ranh (BBC). - Việt Nam có trung tâm bảo trì, sữa chữa tàu ngầm vào năm 2015? (TN).
- Hoa Kỳ nhắc nhở Trung Quốc về nguyên tắc không gây sự tại Biển Đông (RFI). - Trung Quốc thúc giục cải thiện quan hệ với Việt Nam (VOA). - Trung Quốc muốn “gần gũi hơn” với Việt Nam
- Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông? (The Diplomat/DTD). - Mai Thái Lĩnh: Thư ngỏ tranh luận về Thác Bản Giốc (Ba Sàm). Bổ sung lúc 14g30 ngày 27-9-2013:
Sau khi gửi “Thư ngỏ” cho báo điện tử Giáo dục Việt Nam (lúc 10h07 AM), đến chiều nay (lúc 14h30 ngày 27-9-2013) tôi truy cập trang mạng nói trên thì nhận thấy: báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã xóa mục “Góc nhìn của Ts Trần Công Trục” ở cột mục “Xã hội”.
Nay xin thông tin lại để độc giả được biết.
MTL
Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Cập nhật: 08:59 GMT – thứ năm, 26 tháng 9, 2013
Từ ngày 20/9/2013 đến 22/9/2013, cả diễn đàn BấmQuân sử Việt Nam, anh Phan Văn Song và tôi đã không hẹn mà nên đã tìm thấy bộ bản đồ độ phân giải cao của biên giới Việt-Trung đăng ở BấmCông báo chính phủ Việt Nam.
Điều lạ là trong khi người Việt đang có nhiều trăn trở về biên giới Việt-Trung, nội dung công báo với một bộ bản đồ quan trọng như thế đã được ban hành từ năm 2010, hay đường dẫn đến nó, đã không được loan tải rộng rãi trên truyền thông Việt Nam.
Các bài liên quan
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
'Sòng phẳng' khi đàm phán biên giới
Rainsy: 'Tất cả đảo tranh chấp là của TQ'
Kết quả là từ đó đến nay phần lớn những người quan tâm về biên giới Việt-Trung đã không biết, và khó có thể biết, biên giới nằm đâu.
Trong thời gian đó đã có những bức xúc, mà hoàn toàn có thể thông cảm được, rằng Việt Nam có chủ ý không cho biết bản đồ biên giới.
Dù sao đi nữa, bộ bản đồ này sẽ trả lời một trong hai câu hỏi nóng bỏng từ năm 1999, khi hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết, đó là “Biên giới Việt Nam-Trung Quốc nằm đâu?”
Được gì, mất gì và ở đâu?
Nhưng vẫn chưa thể trả lời câu hỏi nóng bỏng thứ nhì: “Cuối cùng thì Việt Nam đã được gì và mất gì trong cuộc đàm phán và việc phân giới cắm mốc?”
Để trả lời câu hỏi này, biết vị trí của cột mốc và biên giới là không đủ.
Từ góc độ của đàm phán, cần phải trả lời câu hỏi: “Yêu sách của Việt Nam trong đàm phán là gì?” Từ góc độ khách quan hơn, phải trả lời câu hỏi: “Theo luật quốc tế và lẽ công bằng thì Việt Nam phải được gì?”
"Để trả lời thỏa đáng về câu hỏi 'Việt Nam đã được gì, mất gì'? cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán"
Thế nhưng, không những Việt Nam chưa công bố thông tin về “Yêu sách của Việt Nam trong đàm phán là gì?”, mà cũng khó có thường dân nào có thể trả lời câu hỏi: “Theo luật quốc tế và lẽ công bằng thì Việt Nam phải được gì?” cho toàn bộ biên giới – mà có lẽ cho một số đoạn thì còn có thể được.
Vì thế, để góp một bước sơ khởi về câu hỏi “Việt Nam đã được gì và mất gì?”, gần đây anh Song và tôi đã thử một cách tiếp cận khác: so sánh vị trí của các cột mốc hiện nay với bản đồ của các bên thứ ba.
Cần nhấn mạnh rằng trong tranh chấp lãnh thổ, ngoài tòa án phân xử ra thì ý kiến của các bên thứ ba không có giá trị pháp lý.
Vì vậy việc so sánh vị trí của các cột mốc hiện nay với bản đồ của bên thứ ba chỉ có giá trị tham khảo, với nghĩa không nên kết luận dựa vào nó.
Bản đồ đầu tiên mà chúng tôi dùng cho việc so sánh này là bản đồ biên giới quốc tế từ CIA World DataBank II, một cơ sở dữ liệu được chính phủ Mỹ thiết lập vào thập niên 80, tức là trước khi có hiệp định biên giới Việt-Trung.
Sự thật là khó có thể biết biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II đã được xác định dựa trên cơ sở nào, nhưng sẽ không quá đáng nếu hy vọng rằng các cơ quan của chính phủ Mỹ đã xác định biên giới đó một cách tương đối khách quan và kỹ lưỡng, miễn đừng quên là vẫn phải dè dặt về nó.
Chúng tôi thực hiện việc so sánh này bằng cách vẽ biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II lên một bản đồ có các cột mốc mới.
Nếu nói về kỹ thuật bản đồ thì việc này khá đơn giản vì CIA World DataBank II và tọa độ của các cột mốc đều dùng cùng hệ trắc địa với nhau, và phần mềm có thể vẽ cả hai lên cùng một bản đồ một cách chuẩn xác.
Sau khi so sánh như trên thì chúng tôi mới thấy rằng độ phân giải của đường biên giới Việt-Trung trong CIA World DataBank II là quá thấp để nói gì về những sự được-mất ở hạng km trở xuống. Đó là một điều đáng tiếc.
Nhưng dù với độ phân giải thấp của đường biên giới trong CIA World DataBank II thì cũng có thể nói rằng nếu so với đường biên giới đó thì không có sự được-mất ở hạng chục km trở lên, và đó cũng là một thông tin.
Lãnh đạo Trung - Việt trong lễ ra mắt cột mốc biên giới ở Lạng Sơn hôm 23/2/2009
Ở đây cần lặp lại và nhấn mạnh lần nữa rằng mệnh đề “không có sự được-mất ở hạng chục km trở lên” cũng chỉ có giá trị tham khảo, với nghĩa không nên kết luận dựa vào đó.
Để tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có những được-mất nào ở hạng km trở xuống?”, cần phải so sánh bản đồ biên giới mới, hay ít nhất là bản đồ với các cột mốc mới, với những bản đồ biên giới có độ phân giải cao hơn từ những nguồn khác nhau, nhất là nếu những bản đồ này có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh.
Nhưng ngay cả việc đó cũng không trả lời thỏa đáng được câu hỏi về việc được-mất cho toàn bộ biên giới.
Để trả lời thỏa đáng câu hỏi “Việt Nam đã được gì, mất gì?” cho toàn bộ đường biên giới, cần phải có thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ về cuộc đàm phán, và các trường đại học ở Việt Nam phải có tự do, độc lập và khả năng chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu và nhận xét về câu hỏi đó.
Nhưng hiện nay chưa có đầy đủ các điều kiện đó ở Việt Nam.
Như thế, nỗi trăn trở của những người quan tâm sẽ vẫn tiếp tục, và các nhà nghiên cứu nghiệp dư Việt Nam sẽ vẫn phải làm những việc mà ở các nước Âu Mỹ thường là việc của giới chuyên nghiệp.
Bài gửi về diễn đàn của BBC Tiếng Việt thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện sống tại Oxford, Anh Quốc. Quý vị có thể xem cuộc tranh luận của tác giả và ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam Bấmtại đây.
Kính:Nhằm lưu trữ lại những dấu vết xưa với những cột mốc và đuờng biên giới thȃn yêu mà tổ tiên ta đã dày công xȃy dựng với máu xương trong khi người lấy xác thȃn che chắn cho đất nước giang sơn yêu dấu này tồn tại đến hôm nay. Chúng tôi sẽ cố gắng giữ gìn tài liệu quý giá này bằng cách lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.
Những tác phẩm này giờ đȃy chỉ còn một số ít được lưu trữ làm kỷ niệm.
Ba tác phẩm Những Hiệp Ước Trên Biên Giới, Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới, và Chiến Tranh Trên Biên Giới sẽ được công bố trên Internet trong nay mai. Riêng Nhật Ký Trên Biên Giới sẽ không được công bố vì để dành in ấn cho thế hệ trẻ mai sau học hiểu.
Việc công bố Sách Trắng Biên Giới Việt-Trung của tác giả Sông Hồng giống nhƯ công bố một Kinh Ɖiển Biên Giới Việt Trung mà tất cả người Việt Nam nên đọc để ghi nhớ trong tȃm can với giòng máu nóng của mình con đường biên giới đầy kỷ niệm thȃn yêu ấy của tổ quốc.
Trȃn trọng,
Hoàng Hoa
Trưởng Biên Tập Mạng Xã Hội Sàigòn
09/25/2013
Nhật Ký
Trên Biên Giới Việt-Trung
1885-1887
Tác giả Dr. P. Neis (1888)
Sơ lược tác phẩm
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887 (NKTBGVT) in nǎm 2002 là ấn bản Việt ngữ lần đầu tiên do Sông Hồng www.viettrade.net dịch từ tác phẩm Anh ngữ The Sino-Vietnamese Border Demarcation 1885-1887 người dịch Dr. Walter E. J. Tips thuộc nhà xuất bản Sen Trắng in nǎm 1998 tại Thái Lan. Bản dịch Anh ngữ từ nguyên tác Pháp ngữ Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 của Bác sĩ P. Neis in trong tuyển tập Le Tour du Monde Vol. 55, pp. 321-112, in nǎm 1888 tại Pháp.
NKTBGVT là một tác phẩm vǎn học sử đặc biệt quan trọng. Nó là một áng vǎn chương lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã mô tả bằng chứng cứ cụ thể việc hình thành đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa trong các nǎm 1885-1887. Chính tác phẩm cho chúng ta biết vì sao đường biên giới Việt-Trung được vẽ như thế và nó mô tả một cách khách quan chi tiết những sự ký kết hiệp định và những biến cố đã xãy ra trong gần suốt chiều dài biên giới. Nó cũng cho thấy những chi tiết quan trọng là những đầu mối những suy tư và tìm hiểu mới về các vấn đề biên giới Việt-Trung. Nó cũng chính là một bản báo cáo đặc biệt gồm 6 bản báo cáo nhỏ liên quan đến toàn biên giới. Tác phẩm còn có thể được xem là một tường trình đặc biệt quan trọng dẫn đến sự ký kết Hiệp Định Biên giới tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 nǎm 1887.
NKTBGVT là một tác phẩm vǎn học sử vì nó chính là một áng vǎn chương trữ tình, đầy kịch tính phiêu lưu và dân tộc tính Việt Nam do một người Pháp viết. Trong rất nhiều trường hợp Bác sĩ P. Neis đã nói về những tình cảm riêng tư của mình hoặc đôi lúc xen lẫn lòng yêu nước của những người An Nam, Bác sĩ P. Neis còn mô tả những chiều mưa trên biên giới, có khi nắng đẹp chan hòa, nhưng cũng có những đêm mưa như trút thác, giòng sông Hồng có lúc êm ái trôi, có lúc chảy xiết như thác đỗ, ở một số nơi tác giả còn mô tả cảnh sống nghèo khổ bình dị của các cư dân An Nam vùng biên giới. Ông cũng đã thể hiện một số nét nhân bản của một vị bác sĩ khi tỏ ra quan tâm đến sức khoẻ của các phu khuân vác người An Nam như ông đã viết: “Các dân quân người An Nam đã đến từ Châu thổ cũng không hữu ích trong lúc nhiệt độ thời tiết như thế này; họ ǎn mặc nhẹ, chỉ có một áo khoác che người như bộ đồ ngủ, chẳng bao lâu họ bị sốt và sưng phổi rất nhiều và trong lúc không có bác sĩ quân y, tôi đề nghị Thiếu tá Servière thiết lập một trạm quân y và cán đáng việc này trong khi công việc của tôi là một Ủy viên của Ủy ban Phân định Biên giới cho tôi có thì giờ. Ngoài ra, những bệnh nhân đặc biệt từ Lạng Sơn đến Thất Khê là các lao công khuân vác đi từ Lạng Sơn đến Thất Khê qua ngõ Ðồng Ðǎng để cung cấp tiếp tế cho quân trú phòng. Tôi đã chǎm sóc họ tới hết khả nǎng tôi, trong các cǎn lều trống tứ bề, trong đó có các kệ làm bằng tre được dành làm giường bệnh, nhưng tôi đã mất một số người trước cuộc tấn công của bệnh sốt cảm lạnh chết người này.”[1] Nhiều lần Bác sĩ P. Neis còn nói về những nét đặc biệt của người Việt Nam vùng biên giới, những thói quen và cách sinh hoạt của họ giữa thời buổi Việt Nam bị Pháp xâm lǎng: “Làng An Nam Phaisam tọa lạc khoảng một cây số rưỡi cách cổng Trung Hoa Chima; chính tại đó chúng tôi phải thu xếp cho chúng tôi trong các trại có hố chiến đấu Trung Hoa. Gần với cổng làng, một người trưởng lão An Nam, ông huyện truởng người có ảnh hưởng lớn trong vùng, dẫn theo khoảng hai mươi người dân quân trang bị khá nghèo nàn và đi sau một lá cờ của chính quyền bảo hộ, nền vàng có chiếc du thuyền Pháp.”[2]Sau đó ông mô tả một vài người Man thuộc dân tộc Việt Nam ra sao: “Khi chúng tôi trở lại Phaisam, mưa đã ngừng và Vi-Van-Li mang đến cho chúng tôi vài người Man từ Mẫu Sơn đi kèm theo một người đàn bà.
Những người thuộc bộ lạc núi này đã nhận sự thẩm quyền của người An Nam thì nhỏ con và thấp - người đàn bà chỉ khoảng 1 thước 40 - lực lưỡng, các bắp chân đã phát triển, vai rộng, mặt trông giống khuôn mặt người Thô, nhưng với chiếc mũi không cao và nước da nhạt hơn. Giống như người Thô họ đã sống trong các cǎn nhà dựng cột, nhưng luôn luôn bên trong dẫy núi. Người ta chỉ có thể tới họ bằng phương tiện những lối đi rất dốc: cũng như họ không có ngựa hay trâu; họ mang các khối nặng trên lưng trong những chiếc giỏ tương tự như người bộ lạc núi Ðông Dương, tức là, giữ trên lưng với hai ây đai luồn qua vai và chiếc đai thứ ba đi qua phía trước như cái đai đầu.”[3]
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887)
Bản dịch Việt ngữ: Sông Hồng
Những Bản Ɖồ Trên Biên Giới Việt-Trung 1902-1987 bao gồm tất cả bản đồ khi các sῖ quan Pháp tại các quȃn khu biên giới được lịnh vẽ những bản đồ biên giới Việt Nam và Trung Hoa, gồm những bản đồ Quan Ɖội Nhȃn Dȃn Việt Nam (Việt Cộng) và các bản đồ biên giới do Hoa Kỳ vẽ khi họ đến Việt Nam. Những cột mốc được đánh số nguyên thủy và được đọc lại tọa độ trên bản đồ quȃn sự theo các trục tọa độ. Những tấm bản đồ, một số là copies trên phiên bản nguyên thủy này ngày nay đang được lưu trữ.
Đã nhiều lần tôi có « bút chiến » với vị giáo sư này. Thêm được một lần thì niềm vui càng tăng thêm, không sao hết. Tuy vậy, như thói quen, các điểm thắc mắc của ông PQT Tuấn thì rất nhỏ, nếu so với học hàm học vị của ông.
Một số điều quan trọng cần nhắc ở đây cho vấn đề được rõ rệt hơn. Vẽ bản đồ là một vấn đề kỹ thuật, không phải ai cũng có thể nắm bắt.
1/ Một thí dụ về hệ quả hình cầu (géodésique) lên các bản đồ vẽ trên mặt phẳng.
Hai mảnh bản đồ dưới đây thuộc bộ bản đồ Đông Dương, tỉ lệ 1/250.000, vẽ theo hệ thống géodésique. Hai bản đồ này chỉ có giá trị thông tin, nhằm so sánh độ dài hai đoạn biên giới trên hai vĩ tuyến khác nhau, có cùng một cung 15’, cùng trên một đường kinh tuyến.
Bản đồ 1 : góc bản đồ ở vĩ độ 20°, kinh tuyến 107°
Bản đồ 2 góc bản đồ ở vĩ độ 10°, kinh tuyến 107°.
Hình 3 so sánh hai cung 15’ trên hai bản đồ. Ta thấy độ dài cung ở vĩ tuyến 10° dài hơn cung ở vĩ tuyến 20°. Độ dài khoảng trên 1’.
Điều này cho thấy các đường kinh tuyến không phải là đường thẳng, ngoại trừ đường kinh tuyến được chọn làm trục chính. Các đường vĩ tuyến cũng không phải là đường thẳng. Các cung trên các vĩ tuyến khác nhau có độ góc bằng nhau nhưng chiều dài cung (arc) không bằng nhau. Cách vẽ này nhằm giảm bớt sai số géodésie đem lại do cách vẽ chiếu thẳng (Mercator direct).
Trên các bản đồ này, theo các tính chất nhận được, đã sử dụng phép chiếu Gauss-Krüger, tương tự phép chiếu của bộ bản đồ VN hiện nay. Đặc điểm của phép chiếu này là các phương hướng (đông-tây-nam-bắc) thì không chính xác. Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải).
2/ Sai số géodésie của đường biên giới Việt-Trung giữa phép chiếu thẳng và phép chiếu UTM.
Ở đây dùng phép chiếu Gauss-Krüger, lấy vĩ tuyến 22°30’ làm trục chiếu, mục đích để nhấn mạnh độ sai số géodésie của phép chiếu thẳng.
Đường biên giới Việt-Trung, cột mốc số 1 có tọa độ (22°25’48’’ – 102°09’33’’)
Cột mốc cuối có tọa độ (21°28’12’’ – 108°06’04’’)
Cột mốc ở vĩ độ cao nhất là cột số 428 (23°22’47’’ – 105°18’23’’).
Tác giả đã giản lược bớt các số lẻ.
Như vậy đường biên giới Việt-Trung trải từ kinh tuyến 102°09’33’’ đến kinh tuyến 108°06’04’’. Tức có biên độ 5°56’31’’, hoặc tính chẵn 357’.
Nếu đường biên giới này ở vĩ tuyến 0°, chiều dài của nó là : 357’ x 1,851km, tức khoảng 660km.
Trong phép chiếu thẳng, 1’ ở bất kỳ vĩ tuyến nào cũng dài như nhau : 1851m.
Chiều rộng đường biên giới Việt-Trung vẽ theo phép chiếu thẳng vì vậy là 660km.
Nếu lấy vĩ tuyến trung bình đường biên giới Việt-Trung là 22°30’ (trục chiếu), chiều dài 1’ ở vĩ tuyến này tương ứng 1710m.
Bề rộng thật của đường biên giới Việt-Trung như thế là 610km.
Sai số giữa hai cách chiếu là 50km.
3/ Xét bản đồ dưới đây của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông :
Bản đồ này vẽ theo lối chiếu thẳng, bề rộng là 660km.
Bản đồ của CIA, dĩ nhiên vẽ theo hệ thống tọa độ géodésique, phép chiếu UTM, tương tự như các bản đồ Đông Dương ở trên, có bề rộng ước chừng 610km.
Hai bản đồ chồng lên vừa khít với nhau. Sai số 50km đã đi đâu ? Chiều dài này tương ứng một cung có biên độ khoảng 29’30’’, tức khoảng 5 hoặc 6 ô vuông trên bản đồ của các học giả. Đây là khoảng cách rất lớn để mà “không thấy” trên bản đồ.
Các tác giả không thể chồng bản đồ này lên bản đồ kia khít khao như vậy mà không có phép “phù thủy”.
Phép phù thủy đó có thể là kéo bản đồ CIA phình ra, để chiều rộng hai bản đồ bằng nhau.
4/ Xét bản đồ biên giới khu vực Lào Cai của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Đường biên giới khu vực này, theo công ước Pháp Thanh 1887 và Hiệp ước biên giới Việt-Trung 1999, đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết.
Hai đường biên giới 1887 và 1999 thì trùng nhau ở đoạn biên giới này.
Những dòng sông này cố định trên quả địa cầu. Như thế, đường biên giới theo những dòng sông này cũng cố định, trên bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.
Bản đồ của các tác giả không ghi tỉ lệ, không một ghi chú bất kỳ. Nó cũng quá nhỏ để có thể so sánh. Dầu vậy ta cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA), mà đa số chiều dài đoạn này là những con sông.
Sự lệch lạc này do đâu ?
5/ Đây là bản đồ đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, tương ứng vùng đất Tụ Long mà VN đã mất cho TQ trong dịp phân định biên giới 1885-1895. Đoạn này tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009.
Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, đó là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy.
Theo HUBG 1999, « đường biên giới xuôi sông Qua Sách… đến hợp lưu sông này với sông Chảy…, biên giới theo sông cho đến hợp lưu sông này với sông Xiao Bai ».
Theo công ước 1887, « đường biên giới theo sông Qua Sách, xuôi sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Chảy (Hắc Hà), sau đó theo sông Chảy cho đến hợp lưu sông này với sông Nam-Len (Đông Nhai Hà)… »
Nếu không có gì sai lầm, sông Xiao Bai cũng là sông Nam-Len (tức Đông Nhai Hà). Như thế đoạn biên giới này, sau khi phân định lại 1999, thì không thay đổi.
Nhìn lên bản đồ ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.
Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào.
Việc lệch lạc này do đâu ?
6/ Vấn đề đổi trục: Hai bản đồ chênh lệch nhau ở chiều rộng là 50km. Các tác giả đã chia đường biên giới thành nhiều đoạn để vẽ.
Tọa độ các điểm không thay đổi. Bản đồ CIA không thay đổi. Vậy sai số 50km chạy đi đâu trên các đoạn bản đồ ?
Phép phù thủy ở đây chỉ có thể là dời đổi trục tọa độ hay dời đổi trục chiếu, sao so các sai số bị triệt tiêu. Nếu lấy một trung tuyến chuẩn thì dời trung tuyến chuẩn (là trường hợp ở đây). Nếu chiếu theo phương pháp Gauss-Krüger thì thay đổi trục chiếu. Việc làm này nhằm “tiêu hóa” sai số 50km (5 ô vuông trên bản đồ), nhưng nó làm cho các đoạn biên giới, đáng lẽ phải cố định (sông, suối biên giới), thì lại chênh lệch với nhau.
6/ Kết luận:
Theo những chi tiết đã phân tích ở trên, bản đồ này có độ sai số quá lớn để có thể được nhìn nhận là bản đồ các mốc giới. (Các trường hợp cắm mốc ở Bản Giốc, Tục Lãm, Nam Quan… tranh chấp hai bên chỉ vài chục hay vài trăm mét, tương ứng vài giây trên bản đồ, tranh chấp kéo dài hàng chục năm, cho ta thí dụ cụ thể).
Việc đo đạc của các tác giả làm lãnh thổ VN rộng thêm vài trăm cây số. Công trình vẽ bản đồ của các học giả này, nói thẳng ra là một công trình bịp bợm nhằm lường gạt dư luận. Nói là “ăn gian” hay “nói láo” vẫn còn nhẹ lắm.
Một thông tin sai, cho dầu đã có nhiều học giả lên tiếng bênh vực, thì cũng không thể thay đổi cái sai thành đúng.
Một thông tin sai, được loan truyền nhiều lần qua nhiều hình thức, là tuyên truyền.
Hy vọng Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Tuấn hiểu được thực chất của vấn đề.
- Dương Danh Huy – Về các bản đồ mốc giới Việt-Trung
- Góp ý về “bộ bản đồ các mốc giới Việt-Trung”
- Về bản đồ mốc giới do Phan Văn Song và Dương Danh Huy
- - Về những chỉ trích của Trương Nhân Tuấn với bản đồ biên giới Việt Trung của Dương Danh Huy và Phan Văn Song (BoxitVN).- Tổng hợp tranh luận xung quanh bản đồ biên giới Việt-Trung của bác Dương Danh Huy và bác Phan Văn Song (Quỹ NCBĐ).
A Code of Conduct for the South China Sea?
-- “Kết nối Biển Đông” – hỗ trợ 10.000 ngư dân bám biển (ĐĐK). - Chiến sĩ bảo vệ Trường Sa 1988 vừa được vinh danh (PNT).
- Sắp khai trương tuyến du lịch trên biển từ Trung Quốc tới vịnh Hạ Long (PT).
- Truyền thông Trung Quốc bôi đậm ‘lưỡi bò’, tẩy xóa COC (SM).
- Lần đầu tiên Kết nghĩa đồn biên phòng hai nước Việt Nam và TQ (TTXVN). – Khai trương Cơ quan thường trú VTV tại Trung Quốc (TTXVN).- Việt Nam – Trung Quốc tạo điều kiện cho cư dân làm kinh tế (VOV).- - Nhiều nghi vấn về vụ tai nạn hàng hải “bí ẩn” trên Biển Đông (GDVN). - 3 ngư dân Biển Đông mất tích, trên thuyền đầy vết máu (ĐV).
- Phát hiện 16 người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo (TT).
-Thử xét tính « cần thiết và bổ ích » của công trình vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông.Đồng tác giả « công trình nghiên cứu công phu », bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc, ông Phan Văn Song lên tiếng trên Bô xít biện hộ rằng bản đồ do các tác giả này vẽ như thế là « cần thiết và bổ ích », « không có vấn đề gì về kỹ thuật ». Không thấy tác giả biện luận thế nào về các điểm mà tôi đặt ra trong bài trước. Nội dung bài viết chỉ nói chung quanh về các chi tiết kỹ thuật về một cách vẽdo tôi đề cập tới.
Trọng tâm của vấn đề bàn luận là được hay không được, « vẽ bản đồ và so sánh bản đồ » như cách mà các tác giả đã làm, chứ không phải là việc giải trình kỹ thuật về một cách vẽ không liên quan. Nếu cần, ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác, như để kiểm chứng VN có mất hay không mất đất, là thí dụ.
Bài này thử xét việc vẽ bản đồ và so sánh bản đồ như thế có thật sự « cần thiết và bổ ích » hay không ? và nó « không có vấn đề gì về kỹ thuật » như tác giả khẳng định hay không ? Những chi tiết khác đã nói, ở đây không nhắc lại.
1/ Trở lại cách vẽ của các tác giả. Tôi đã viết và tôi khẳng định lại :
« Các bản đồ được các tác giả gọi là « bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc » đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế « cartographie – vẽ bản đồ » nào. Cách vẽ của các tác giả là cách vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu. »
Các tác giả cho rằng cách vẽ này là cách vẽ « Mercator », theo nhận định ban đầu của tôi trong một comment trên facebook. Thật ra cách vẽ này không phải là phương pháp mercator (direct), tức phương pháp chiếu thẳng các điểm thuộc một hình cầu lên một hình trụ có cùng đường kính, như các tác giả tự nhận (và tôi ngộ nhận). Cách vẽ của các tác giả là một cách vẽ tự tiện.
Thật vậy, trên bản đồ của các tác giả (Hình 1), các đường kinh tuyến và vĩ tuyến được trình bày cùng một cách thức như nhau, bằng nhau, cách đều nhau.
Hình 1.
Trong khi, vẽ theo phương pháp Mercator direct, khoảng cách các đường vĩ tuyến trên mặt phẳng khôngbằng nhau. Các đường vĩ tuyến này được sắp xếp, ở gần xích đạo, hợp cùng các đường kinh tuyến thành hình vuông, càng xa xích đạo các đường vĩ tuyến cách xa nhau, tạo với các đường kinh tuyến những ô hình chữ nhật.
Hình 2 : nguồn internet, có ghi chú trên bản đồ.
Cách vẽ này nhằm mục đích giảm thiểu sai số gây ra do hệ quả géodésie, càng về phía hai cực sai số càng lớn.
Cách vẽ của các tác giả, với các ô « ca-rô » bằng nhau thể hiện trên bản đồ, không thể nói nó được thực hiện theo phương pháp mercator.
2/ Bản đồ của các tác giả thiếu những ghi chú không thể thiếu : tỉ lệ và phương pháp vẽ. Trong khi các ghi chú về kinh tuyến và vĩ tuyến thì lu mờ, không thể nhận diện được cái gì. Không có tỉ lệ thì làm sao so sánh ?
3/ Về các bản đồ của « công trình », ta sẽ lần lược khảo sát. Xét bản đồ này :
Đây là đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009. Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy, tương ứng các nơi ghi chú các mốc giới (?) 165, 170 và 175. Ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.
Trọng tâm của vấn đề bàn luận là được hay không được, « vẽ bản đồ và so sánh bản đồ » như cách mà các tác giả đã làm, chứ không phải là việc giải trình kỹ thuật về một cách vẽ không liên quan. Nếu cần, ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác, như để kiểm chứng VN có mất hay không mất đất, là thí dụ.
Bài này thử xét việc vẽ bản đồ và so sánh bản đồ như thế có thật sự « cần thiết và bổ ích » hay không ? và nó « không có vấn đề gì về kỹ thuật » như tác giả khẳng định hay không ? Những chi tiết khác đã nói, ở đây không nhắc lại.
1/ Trở lại cách vẽ của các tác giả. Tôi đã viết và tôi khẳng định lại :
« Các bản đồ được các tác giả gọi là « bản đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc » đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc tế « cartographie – vẽ bản đồ » nào. Cách vẽ của các tác giả là cách vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu. »
Các tác giả cho rằng cách vẽ này là cách vẽ « Mercator », theo nhận định ban đầu của tôi trong một comment trên facebook. Thật ra cách vẽ này không phải là phương pháp mercator (direct), tức phương pháp chiếu thẳng các điểm thuộc một hình cầu lên một hình trụ có cùng đường kính, như các tác giả tự nhận (và tôi ngộ nhận). Cách vẽ của các tác giả là một cách vẽ tự tiện.
Thật vậy, trên bản đồ của các tác giả (Hình 1), các đường kinh tuyến và vĩ tuyến được trình bày cùng một cách thức như nhau, bằng nhau, cách đều nhau.
Hình 1.
Trong khi, vẽ theo phương pháp Mercator direct, khoảng cách các đường vĩ tuyến trên mặt phẳng khôngbằng nhau. Các đường vĩ tuyến này được sắp xếp, ở gần xích đạo, hợp cùng các đường kinh tuyến thành hình vuông, càng xa xích đạo các đường vĩ tuyến cách xa nhau, tạo với các đường kinh tuyến những ô hình chữ nhật.
Hình 2 : nguồn internet, có ghi chú trên bản đồ.
Cách vẽ này nhằm mục đích giảm thiểu sai số gây ra do hệ quả géodésie, càng về phía hai cực sai số càng lớn.
Cách vẽ của các tác giả, với các ô « ca-rô » bằng nhau thể hiện trên bản đồ, không thể nói nó được thực hiện theo phương pháp mercator.
2/ Bản đồ của các tác giả thiếu những ghi chú không thể thiếu : tỉ lệ và phương pháp vẽ. Trong khi các ghi chú về kinh tuyến và vĩ tuyến thì lu mờ, không thể nhận diện được cái gì. Không có tỉ lệ thì làm sao so sánh ?
3/ Về các bản đồ của « công trình », ta sẽ lần lược khảo sát. Xét bản đồ này :
Đây là đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009. Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy, tương ứng các nơi ghi chú các mốc giới (?) 165, 170 và 175. Ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.
Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào. Việc lệch lạc này chỉ có thể do từ sai số géodésie.
Bản đồ này có lẽ có tỉ lệ là 1/500.000. Độc giả thử đoán độ lệch trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu mét trên thực địa ? Vài mươi cây số phải không ? VN như thế lợi hàng chục km² đất trong khu vực này. Trong khi khu vực này có địa danh « núi Đất ». Theo ông Trần Công Trục thì đã nhượng cho TQ.
Một thí dụ khác, ở bản đồ này. Đây là bản đồ biên giới khu vực Lào Cai. Đường biên giới ở đây đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết. Đường biên giới là dòng sông, cố định, ở bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.
Ta thấy bản đồ này tỉ lệ quá nhỏ để có thể so sánh. Nhưng cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA). Một milimét trên bản đồ này có thể tương ứng hàng chục km trên thực địa.
Những bản đồ khác đều có chung tính cách lệch lạc như vậy.
Với số sai quan trọng như thế, việc so sánh này có giá trị gì ?
4/ Tác giả nói « không có vấn đề gì về kỹ thuật ». Theo tôi, những sai sót trên bản đồ, với cách thức so sánh, tự nó tố cáo các sai lầm sơ đẳng về kỹ thuật của các tác giả.
Các bản đồ này « cần thiết và bổ ích » cho việc chứng minh các sai lầm của các tác giả.
5/ Tác giả chỉ trích về chi tiết nội dung một đoạn viết trong bài trước của tôi, dẫn lại :
« Một thí dụ, hình dung quả địa cầu được phân chia thành nhiều đường kinh tuyến, mỗi đường cách nhau 1’. Lấy hai điểm A và B, giao điểm hai kinh tuyến kế cận với đường xích đạo, ta có khoảng cách là 1 mille (1852m). Đoạn AB tưởng là thẳng, nhưng không phải, nó cong (vì trái đất hình cầu). Người ta gọi đó là « một cung – arc » tương ứng 1’. Nếu lấy hai điểm A’ và B’ tương tự, giao điểm với đường vĩ tuyến 45°, đường này cũng tương ứng với một cung 1’. Chiều dài của cung này không phải là 1852m mà là 1852m/2 = 926m. Vì vậy, một đoạn đường tương ứng với một cung 1’ ở Cà Mau sẽ dài hơn đoạn đường tương ứng một cung 1’ ở Lạng Sơn.
Nhưng trên một mặt phẳng, hai đoạn AB và A’B’ có chiều dài bằng nhau. »
Để có thí dụ điển hình về cách mô tả của tôi, thử tưởng tượng quả địa cầu là một trái cam lột vỏ, các đường kinh tuyến chia trái cam thành nhiều múi khác nhau, mỗi múi được thành hình do hai đường kinh tuyến liền kề x° và x°+1’.
Góc được tính là góc của trục địa cầu với mặt phẳng hai đường kinh tuyến x° và x°+1’.
Trọng tâm trong thí dụ của tôi không phải là tính kích thuớc các cung AB và A’B’, mà muốn cho mọi người thấy hai đoạn này không bằng nhau trên một hình cầu nhưng chúng bằng nhau trên một mặt phẳng. Đó là hệ quả géodésique.
Vẽ bản đồ để so sánh mà không tính hệ quả géodésique thì còn đâu sự chính xác ?
Điểm khác, người ta vẽ đường kinh tuyến và vĩ tuyến thẳng chỉ trên các bản đồ thành phố (plan), các bản đồ tượng trưng. Điều tôi nói ở đây, tất cả các bản đồ (carte) trên thế giới, trong trường hợp tương tự bàn luận ở đây là để phân định biên giới. Không một ngoại lệ, tất cả các bản đồ đều áp dụng cách chiếu UTM, theo đó các đường kinh tuyến và vĩ tuyến không phải là đường thẳng, nó chỉ gần như là đường thẳng mà thôi.
Tác giả đưa ra những tính toán tìm cách bắt bẻ vài chi tiết trong bài viết của tôi. Các phương pháp tính toán này ta có thể tìm dễ dàng trên internet. Mục đích của tác giả như để phân bua rằng tác giả là người hiểu biết. Nhưng việc này trễ quá phải không ? Nếu hiểu biết thì quí vị đã áp dụng cho « công trình nghiên cứu công phu » của mình rồi !.
6/ Một tác giả khác, tác giả Tô Oanh, có bài trên Bô Xít, cũng đồng tình với cách vẽ của các « học giả » này.
Tôi cho rằng đây là sự dễ dãi quá trớn đối với một vấn đề trọng đại, liên quan đến lãnh thổ của đất nước. Có lẽ tác giả không biết mục đích vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Nhắc lại, mục đích của công trình so sánh bản đồ này, theo các tác giả, là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên giới trên bộ ».
Kết quả so sánh của tác giả cho thấy VN lợi to trong việc phân định lại biên giới với TQ. Nhưng có thật thế không ?
7/ Nếu quí vị hài lòng với cách vẽ này, không thấy có nhu cầu cần thiết phải rút « công trình công phu » này xuống, chấp nhận những phi lý, phi khoa học của nó, thì tôi không thể làm gì khác, ngoài việc tôn trọng quyết định của quí vị. Tuy vậy, thái độ của quí vị cũng giải tỏa một thắc mắc từ lâu nay của tôi. Chế độ độc tài đảng trị CSVN, sự hiện hữu của nó có thể phi lý đối với nhiều người khác sống trong thế giới văn minh, nhưng nó lại thích hợp với nhiều người VN. Chấp nhận một cách dễ dàng việc phi lý này thì cũng dễ dàng chấp nhận những phi lý khác.
- Nga có cần VN trong chiến lược khu vực? (BBC). . - Chuyên viên Mỹ: Nga muốn tăng cường quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam (VOA).-- Why is China Turning Against the United Nations?