-"Khi nhiều thế hệ phải hy sinh mà không được đền đáp. Đó là điều chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ.""Năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, đến việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân."
-VN và TQ: Một mô hình, hai tầm nhìnBBC
Cập nhật: 10:26 GMT – thứ ba, 22 tháng 10, 2013
Một chuyên gia người Việt trò chuyện với BBC về quá trình phát triển của Việt Nam trong ba thập niên qua.
Chậm tiến vì chiến thắng
Lợi thế của lạc hậu
Con đường tương lai
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Tên nước vẫn là CHXHCN Việt Nam (DV). - Dự thảo Hiến pháp 2013: UBTVQH có quyền giải tán HĐND (LĐ). - Phố ngập và tư duy ngập nước (LĐ).- Báo động tình trạng tài xế nghiện (PLTP).
-- China Formally Arrests Top Investor-Turned-Tweeter
-- Philippines And Vietnam In The South China Sea – Analysis
-Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam (ĐV 21-10-13) -- Bài Lê Ngọc Thống
Bong bóng bất động sản do quan có nhiều "bồ nhí" (ĐV 21-10-13) -- Lược thuật bài mà viet-studies đã đăng: The Secret Factor in China's Housing Bubble? Mistresses (Atlantic 11-10-13)
Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh mới biết bị rơi bánh (VNN 21-10-13) -- Khác với nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng: Chưa chấm dứt nhưng ai cũng biết nó ra sao rồi!
- Nợ xấu đã mua “không liên quan đến Vinashin”
--- Chính sách Obama ở Biển Đông có là nguy hiểm? Obama's Dangerous South China Sea Strategy (National Interest 21-10-13) -- Tác giả là một bình luận gia bảo thủ "hạng nhì", không ưa Obama cho lắm. Đọc cho biết nhưng không nên đánh giá quá cao ý kiến ông ta! (Tạp chíNational Interest này ngày xưa rất khá nhưng ngày càng bảo thủ, diều hâu, đến độ một thành viên trụ cột là Francis Fukuyama phải ly khai, ra lập tờ American Interest)◄
Philippin và Việt Nam ở Biển Đông: Philippines and Vietnam in the South China Sea(Diplomat 21-10-13)
--Còn tình trạng lợi dụng để giảm nhẹ trong án tham nhũng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Việc xem xét, xử lý các hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý hành chính, án treo. LIÊN QUAN. Đề nghị Quốc hội giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam · Chính phủ đã rất nỗ lực trong điều hành kinh tế-xã hội ...
Kiến nghị hạn chế áp dụng án treo với tội phạm tham nhũng
Bức tranh tham nhũng báo cáo trước Quốc hội
Phát hiện tham nhũng chủ yếu qua dư luận xã hội
-Mới chỉ phát hiện các vụ tham nhũng vặt
-- Doanh nghiệp nộp thuế lớn: Tư nhân mất dần vị thế
- ĐBQH Lê Như Tiến: Báo cáo của thanh tra thiếu “địa chỉ” tham nhũng (Infonet). - Tham nhũng: Thanh tra nhiều nhưng chỉ phát hiện rất ít (Infonet). - Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm (SGGP). - Mới xử hình sự 4 người đứng đầu vì tham nhũng (VTV/VNN). - Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong xử lý tham nhũng (TT). - Sợ trù dập không dám tố sếp thu nhập ‘khủng’ (VNN).
- Liên quan đến vụ lương ‘khủng’: Phải báo cáo trung thực về định mức lao động thực tế (TN). - Minh bạch tài sản mà không phát hiện “sếp” công ích nhận lương khủng (DT).
- Lần đầu ở Việt Nam: Quan chức nhận mình nói dối! (VEF).
- Bỏ lọt Vinalines, không thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm? (DT).
Nhiều công trình thủy điện Việt Nam chỉ được phối như tranh vẽ (SM 21-10-13)
Cần đề nghị UNESCO vinh danh Tướng Giáp (NLĐ 21-10-13) -- Ông này có lẽ thuộc "trường phái Nguyễn Thiện Nhân" -- Vietnam’s last real hero (Phnom Penh Post 21-10-13) -- Roger Mitton
“Bí mật” của ứng cử viên Phó thủ tướng (KT 21-10-13) -- Vũ Đức Đam và Nguyễn Thiện Nhân -- PTT Nguyễn Thiện Nhân nói tâm tư của nhân dân tới QH (ĐV 22-10-13) -- Đúng là "nghề của chàng" rồi! Như bài trên báo KT viết: "Ông Nguyễn Thiện Nhân được biết đến là người có khả năng ngoại ngữ và diễn thuyết rất giỏi.. Ông có thể nói vo và rất ít khi phải cầm theo văn bản hoặc đang nói lại dừng lại nhìn vào văn bản"
Thất nghiệp nhưng vẫn... chảnh! (NLĐ 21-10-13)
- Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần (TT). - Tướng Nguyễn Nam Khánh qua đời (BBC). Phải chăng ông quá đau buồn vì sự ra đi của Tướng Giáp, trong khi những tố cáo của ông cùng đồng đội để bảo vệ vị tướng “anh Cả” này vẫn bị tảng lờ? Mời xem lại: Thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh gửi Bộ Chính Trị về vụ Tổng Cục 2. - Lê Đức Anh đòi hỏi: Đuổi Tướng Giáp, Đỗ Mười yêu cầu khai trừ tướng Nam Khánh ra khỏi đảng (Ánh Dương).- Nghẹn ngào trước ‘tượng đài” Đại tướng bằng thơ (VnM). - Dòng người vẫn đội mưa viếng mộ Đại tướng (VNN). - Ông Dương Trung Quốc: Vì sao Đại tướng không được nhắc tới trong sách giáo khoa? (GDVN). - SGK cần ghi công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Infonet). - Sách giáo khoa mới cần đề cập đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp (SGGP). - Hình ảnh Đại tướng sẽ đậm nét trong SGK sau 2015 (VNN).
- Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần (VOV).
- Bệnh viện vay 150 triệu hỗ trợ gia đình sản phụ tử vong (VNE).- Suu Kyi kêu gọi sửa đổi hiến pháp, giảm đặc quyền của quân đội (SM).- “Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam đều chạm đáy trong năm nay” (DT). - Đại biểu Trần Du Lịch: Cần xem 2 năm tới nên làm gì (DT).
- Chuẩn bị cho chặng đua nước rút thu ngân sách: Đụng đâu cũng thấy sai phạm! (SM).
- Ngân hàng đẩy mạnh cho vay cuối năm (TBKTSG). - Ngân hàng phản bác thông tin thu lãi tiền tỷ từ ATM (ĐT).
- Giật mình với tỷ giá cuối năm? (VnEco).
- Hơn 80.300 căn hộ Hà Nội chưa có sổ đỏ (VNE).
- “Gánh nặng” ngàn tỉ của đại gia Đặng Thành Tâm (PT).
- “Thị trường hàng không Việt Nam sắp tăng trưởng bùng nổ” (VnEco).
- Tránh “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” đất sản xuất (VOV).
Chính sách ngạoi giao của Tập Cận Bình: The real script in Xi's foreign hand (Asia Times 21-10-13)
Trung Quốc: Compassionate Meritocracy (Project Syndicate 9-10-13) -- Daniel Bell: "Chinese meritocracy may come to challenge Western democracy" Bài này cần phản biện! ◄
Chuyện trong làng: Karnit Flug chosen as Bank of Israel governor (FT 20-10-13) -- Chuyện bên Israel nhưng có một chi tiết thú vị: Sau khi Stan Fischer từ chức thống đốc thì ai cũng tưởng là Jacob Frenkel (mà ai học kinh tề đều biết) sẽ lên thay (Netanyahu rất " bồ" cha này). Không ngờ đổ bể ra là Frenkel đã có lần bị bắt ở phi trường Hongkong vì mua một túi xách mà...quên trả tiền! Ha Ha Ha!!!
- “Sự kiện Đại tướng qua đời làm sáng tỏ rất nhiều giá trị”
Cập nhật: 10:26 GMT – thứ ba, 22 tháng 10, 2013
Một chuyên gia người Việt trò chuyện với BBC về quá trình phát triển của Việt Nam trong ba thập niên qua.
Ông Vũ Minh Khương, tiến sỹ đại học Harvard và hiện là giảng viên Đại học Quốc gia Singapore, cũng giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đạt được những thành tựu như Trung Quốc dù hai mô hình kinh tế khá giống nhau, giải thích mối liên hệ giữa xã hội dân chủ và nền kinh tế, đồng thời chỉ ra đâu là hướng đi cho Việt Nam trong tương lai giữa bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.
Chậm tiến vì chiến thắng
BBC: Vài thập kỷ sau 'Khai phóng', Trung Quốc đã vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và đang leo lên vị trí ngày càng cao trên chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng là quốc gia đã trải qua một quá trình tương tự dưới tên gọi 'Đổi Mới'. Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của Việt Nam so với Trung Quốc trong ba thập kỷ qua?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu cuộc cải cách khi mà tình thế phát triển kinh tế theo đường lối xã hội chủ nghĩa không thành công. Cho nên tính tiếp nhận một cuộc cải cách mới là rất cao trong dân chúng.
Thế nhưng đặc điểm cải cách của hai nước có những khác biệt nhất định.
Ở Trung Quốc họ có một tầm nhìn xa, muốn có một chương trình hiện đại hóa toàn diện để Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại vào trước năm 2050.
Việt Nam thì cải cách trên tình thế bí bách, bị Liên Xô cắt viện trợ và buộc phải tìm con đường đổi mới, cho nên cải cách mang tính chất thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại.
Hơn nữa, Trung Quốc thì trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa và xây dựng xã hội chủ nghĩa trước đó thì chưa để lại một thành quả gì mang tính thuyết phục trong việc nâng cao tính chính danh của đảng mình, cho nên họ buộc phải tạo nên một thành quả kinh tế kỳ vĩ.
Việt Nam thì có những chiến thắng huy hoàng trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, nên có thể ỷ lại thắng lợi của những cuộc chiến tranh này để duy trì sự chính danh của mình, cho nên nhiều khi trong cải cách không triệt để, mà chỉ cốt đủ ăn đủ sống. Điều này tạo ra những khiếm khuyết rất căn bản cho cải cách sâu rộng ở Việt Nam.
Vì các đặc điểm đó, cho nên lãnh đạo Việt Nam chưa đủ tầm để xác định một chiến lược kỳ vĩ, chẳng hạn như đưa Việt Nam trở thành một đất nước hùng cường vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của mình vào năm 2045 mà thường nặng về những xoay sở để đủ tồn tại, bởi lẽ cái chính danh của quá khứ cũng tạm đủ cho họ tồn tại trong một số thập kỷ tới.
Lợi thế của lạc hậu
"Năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, đến việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân."
"Năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, đến việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân."
BBC: Người Nhật phải mất hơn 40 năm mới có được vị trí hiện tại trên chuỗi giá trị toàn cầu. Nam Hàn mất 30 năm, trong khi Trung Quốc chỉ tốn hơn 20 năm. Theo ông yếu tố nào dẫn đến điều này, và nó có ý nghĩa thế nào với Việt Nam?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Đặc điểm của các nước đi sau đó là phát triển kinh tế rất thuận lợi. Đây gọi là lợi thế của sự lạc hậu.
Khi mình khai thác lợi thế lạc hậu này bằng cách hội nhập nhanh chóng với thế giới, tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật của thế giới để chuyển hóa vào nước mình, cộng với đầu tư nước ngoài thì có thể rút ngắn được khoảng cách phát triển rất nhanh.
Tuy nhiên vẫn rất phải coi trọng tiếp nhận kỹ thuật và tri thức công nghệ, chứ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận vốn đầu tư.
Trung Quốc họ hơn mình ở cái đó. Họ rất chú trọng vấn đề nhập khẩu kỹ thuật .Nếu tính về tỷ lệ nhập khẩu kỹ thuật trên GDP thì Trung Quốc đã vượt Mỹ trong thập kỷ vừa rồi.
Còn Việt Nam hầu như không có số liệu, không coi trọng vấn đề này và chỉ loay hoay thu hút đầu tư nước ngoài ở bất kể dạng gì, thiếu một tầm chiến lược xa.
Cho nên ở Việt Nam, có những thành quả trong phát triển kinh tế rất đáng trân trọng, nhưng để có một tầm trỗi dậy của một dân tộc thì chưa có.
Dân chủ và kinh tế
BBC: Trở lại với câu chuyện thành công của Trung Quốc, khi Triệu Tử Dương tiến hành cải cách kinh tế, ông tin rằng cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách về chính trị. Ông có đồng tình với góc nhìn của Triệu Tử Dương hay không? Và theo ông, một nền dân chủ tác động tới nền kinh tế như thế nào?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Tôi nghĩ Triệu Tử Dương có những ý rất đúng. Nhưng tôi vẫn khâm phục Đặng Tiểu Bình bởi tầm nhìn của ông. Bởi vì ưu tiên chiến lược là phải biến Trung Quốc thành một cường quốc, các ý tưởng cụ thể thì có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên cải cách kinh tế phải luôn đi đôi với cải cách xã hội và cải cách chính trị thì mới đảm bảo cho kinh tế phát triển lâu dài, còn những bước đi cụ thể của từng nước thì cái đó là do từng nước quyết định.
Nhưng tôi nghĩ dân chủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển. Nước Nhật từ thời cải cách Minh Trị đã nhận ra vấn đề đó. Người dân phải có tiếng nói quyết định trong tất cả những vấn đề trọng đại của đất nước. Có như vậy họ mới gắn bó với công cuộc phát triển, có như vậy đất nước mới thu hút được nhân tài, có như vậy đất nước mới trỗi dậy được.
Thiếu dân chủ giống như một đền thờ thiếu ánh sáng, sẽ có nhiều chuột bọ lúc nhúc trong đó, không thể nào có một sức hút lớn cho một dân tộc, mà nhất là dân tộc có truyền thống văn hiến lâu dài như Việt Nam ta.
"Khi nhiều thế hệ phải hy sinh mà không được đền đáp. Đó là điều chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ."
BBC: Nhân nói về dân chủ, ông đã sống và làm vệc ở đây nhiều năm. Singapore là một nền kinh tế thành công, quốc gia với GDP bình quân trên đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Nhưng mặt khác, Singapore cũng bị chỉ trích là không có tự do báo chí, không có tự do biểu tình. Một số ý kiến gọi Singapore là "nền dân chủ kiểu phương Đông". Ông có bình luận gì về khái niệm "nền dân chủ kiểu phương Đông" này, và ông có cho rằng đây là mô hình mà Việt Nam muốn áp dụng trong tương lai không?
"Khi nhiều thế hệ phải hy sinh mà không được đền đáp. Đó là điều chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ."
BBC: Nhân nói về dân chủ, ông đã sống và làm vệc ở đây nhiều năm. Singapore là một nền kinh tế thành công, quốc gia với GDP bình quân trên đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Nhưng mặt khác, Singapore cũng bị chỉ trích là không có tự do báo chí, không có tự do biểu tình. Một số ý kiến gọi Singapore là "nền dân chủ kiểu phương Đông". Ông có bình luận gì về khái niệm "nền dân chủ kiểu phương Đông" này, và ông có cho rằng đây là mô hình mà Việt Nam muốn áp dụng trong tương lai không?
Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Tôi đã sống ở Singapore hơn sáu năm. Từng ngày tôi đều cố gắng ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm và học hỏi.
Singapore không phải là hoàn hảo, nhưng có rất nhiều điều cho Việt Nam học tập.
Cái dân chủ tự do ở trong xã hội châu Á này thì phải hiểu rằng là tạo cho con người cái tự do phát huy cao nất năng lực của mình. Cái dân chủ nghĩa là nếu người ta mong muốn làm việc gì đó cho đất nước của mình thì họ hoàn toàn có quyền lập hội, lập tổ chức, thậm chí trở thành đảng đối lập hoặc tham gia vào chính đảng cầm quyền.
Cái hay trong xã hội dân chủ ở đây, là đảng cầm quyền - Đảng Hành động Nhân dân (PAP), rất lo bị mất ghế trong Quốc hội, cho nên luôn luôn tìm kiếm tài năng để thu nhập vào đảng của mình. Nếu để đảng đối lập giành được người đó thì họ phải có người giỏi hơn để có thể thắng cử được. Cho nên trọng dụng nhân tài, chiến lược phát triển và tranh thủ lòng dân là ý thức rất cao trong từng quan chức chính phủ ở Singapore, cho từng cán bộ đảng PAP ở đây.
Yếu tố dân chủ mà theo định nghĩa đó, thì tôi thấy rất mạnh mẽ ở Singapore này. Và cái đó, tôi mong từng ngày sẽ được người Việt Nam ta nghiên cứu, áp dụng. Đó sẽ là khởi đầu cho dân tộc Việt Nam trỗi dậy trong tình thế khó khăn và thách thức hiện nay.
Con đường tương lai
Tiến sỹ Vũ Minh Khương cho rằng Việt Nam vẫn còn thua Trung Quốc rất xa về tầm nhìn
BBC: Hai khó khăn chính của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là khu vực ngân hàng và khối doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, chính phủ đang phải cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa khu vực ngân hàng, thậm chí có thể phải giảm bớt sở hữu tại các ngân hàng thương mại để thu hút vốn ngoại. Đây có phải là xu hướng cho thấy trong tương lai, chính phủ sẽ phải giảm đáng kể sự kiểm soát đối với nền kinh tế? Điều này có ý nghĩa gì cho tương lai Việt Nam?
Tôi nhìn lại các điểm hạn chế trong phát triển của Việt Nam thì tôi thấy có ba điểm phải chú ý, hơn là mình nhìn vào một vài vấn đề kỹ thuật mang tính chất ngắn hạn hoặc là rất cụ thể như doanh nghiệp nhà nước hoặc là hệ thống ngân hàng.
Tôi nhìn thấy những vấn đề rất lớn, rất nổi trội mà Việt Nam thua kém rất xa so với Trung Quốc và với nhiều nước khác.
Thứ nhất là không có một chiến lược phát triển dài hạn để nhìn thấy đâu là sức mạnh của dân tộc mình, đâu là cơ hội và thách thức trên thế giới, đâu là mục tiêu mà chúng ta sẽ đi tới trong vòng vài thập kỷ nữa. Tất cả đều không rõ.
Thứ hai là năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, trong việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, trong việc liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân.
Những đặc điểm đó làm đất nước mình ngày càng tụt lùi.
Khi năng lực học hỏi được nâng lên, khi chiến lược phát triển kinh tế được hoạch định sắc bén và triệt để thì đất nước sẽ trỗi dậy. Khi đó những bài toán cụ thể như cải cách ngân hàng ra sao, cải cách doanh nghiệp nhà nước thế nào, hoặc thậm chí những vấn đề rất đơn giản như chống lại chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài, thì mình đều có những tổ công tác đánh giá trên cái nhìn toàn cầu là tại sao lại như vậy? Ta có thể biến khó khăn thành cơ hội như thế nào ở đất nước mình?
Những điều này tôi nghĩ chúng ta phải nghiên cứu thấu đáo, trên tầm nhìn chiến lược, với năng lực học hỏi rất cao, mà cái cốt lõi là phải thu hút được nhân tài ở khắp nơi.
Tôi rất cảm kích trong đợt lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy đây là một cuộc biểu dương lực lượng của vũ khí chiến lược Việt Nam, đó là tinh thần dân tộc người Việt Nam rất lớn. Đây chỉ là sự thể hiện một phần, một cuộc diễu binh lớn, một sự thể hiện để chứng mình rằng nếu chúng ta không xứng đáng với khát vọng lớn của dân tộc, chúng ta sẽ thất bại.
Đó là cái giá rất đắt, khi nhiều thế hệ phải hy sinh mà không được đền đáp. Đó là điều chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ.
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Tên nước vẫn là CHXHCN Việt Nam (DV). - Dự thảo Hiến pháp 2013: UBTVQH có quyền giải tán HĐND (LĐ). - Phố ngập và tư duy ngập nước (LĐ).- Báo động tình trạng tài xế nghiện (PLTP).
-- China Formally Arrests Top Investor-Turned-Tweeter
-- Philippines And Vietnam In The South China Sea – Analysis
-Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam (ĐV 21-10-13) -- Bài Lê Ngọc Thống
Bong bóng bất động sản do quan có nhiều "bồ nhí" (ĐV 21-10-13) -- Lược thuật bài mà viet-studies đã đăng: The Secret Factor in China's Housing Bubble? Mistresses (Atlantic 11-10-13)
Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh mới biết bị rơi bánh (VNN 21-10-13) -- Khác với nhiệm kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng: Chưa chấm dứt nhưng ai cũng biết nó ra sao rồi!
- Nợ xấu đã mua “không liên quan đến Vinashin”
--- Chính sách Obama ở Biển Đông có là nguy hiểm? Obama's Dangerous South China Sea Strategy (National Interest 21-10-13) -- Tác giả là một bình luận gia bảo thủ "hạng nhì", không ưa Obama cho lắm. Đọc cho biết nhưng không nên đánh giá quá cao ý kiến ông ta! (Tạp chíNational Interest này ngày xưa rất khá nhưng ngày càng bảo thủ, diều hâu, đến độ một thành viên trụ cột là Francis Fukuyama phải ly khai, ra lập tờ American Interest)◄
Philippin và Việt Nam ở Biển Đông: Philippines and Vietnam in the South China Sea(Diplomat 21-10-13)
--Còn tình trạng lợi dụng để giảm nhẹ trong án tham nhũng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Việc xem xét, xử lý các hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý hành chính, án treo. LIÊN QUAN. Đề nghị Quốc hội giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam · Chính phủ đã rất nỗ lực trong điều hành kinh tế-xã hội ...
Kiến nghị hạn chế áp dụng án treo với tội phạm tham nhũng
Bức tranh tham nhũng báo cáo trước Quốc hội
Phát hiện tham nhũng chủ yếu qua dư luận xã hội
-Mới chỉ phát hiện các vụ tham nhũng vặt
-- Doanh nghiệp nộp thuế lớn: Tư nhân mất dần vị thế
- ĐBQH Lê Như Tiến: Báo cáo của thanh tra thiếu “địa chỉ” tham nhũng (Infonet). - Tham nhũng: Thanh tra nhiều nhưng chỉ phát hiện rất ít (Infonet). - Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm (SGGP). - Mới xử hình sự 4 người đứng đầu vì tham nhũng (VTV/VNN). - Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong xử lý tham nhũng (TT). - Sợ trù dập không dám tố sếp thu nhập ‘khủng’ (VNN).
- Liên quan đến vụ lương ‘khủng’: Phải báo cáo trung thực về định mức lao động thực tế (TN). - Minh bạch tài sản mà không phát hiện “sếp” công ích nhận lương khủng (DT).
- Lần đầu ở Việt Nam: Quan chức nhận mình nói dối! (VEF).
- Bỏ lọt Vinalines, không thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm? (DT).
Nhiều công trình thủy điện Việt Nam chỉ được phối như tranh vẽ (SM 21-10-13)
Cần đề nghị UNESCO vinh danh Tướng Giáp (NLĐ 21-10-13) -- Ông này có lẽ thuộc "trường phái Nguyễn Thiện Nhân" -- Vietnam’s last real hero (Phnom Penh Post 21-10-13) -- Roger Mitton
“Bí mật” của ứng cử viên Phó thủ tướng (KT 21-10-13) -- Vũ Đức Đam và Nguyễn Thiện Nhân -- PTT Nguyễn Thiện Nhân nói tâm tư của nhân dân tới QH (ĐV 22-10-13) -- Đúng là "nghề của chàng" rồi! Như bài trên báo KT viết: "Ông Nguyễn Thiện Nhân được biết đến là người có khả năng ngoại ngữ và diễn thuyết rất giỏi.. Ông có thể nói vo và rất ít khi phải cầm theo văn bản hoặc đang nói lại dừng lại nhìn vào văn bản"
Thất nghiệp nhưng vẫn... chảnh! (NLĐ 21-10-13)
- Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần (TT). - Tướng Nguyễn Nam Khánh qua đời (BBC). Phải chăng ông quá đau buồn vì sự ra đi của Tướng Giáp, trong khi những tố cáo của ông cùng đồng đội để bảo vệ vị tướng “anh Cả” này vẫn bị tảng lờ? Mời xem lại: Thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh gửi Bộ Chính Trị về vụ Tổng Cục 2. - Lê Đức Anh đòi hỏi: Đuổi Tướng Giáp, Đỗ Mười yêu cầu khai trừ tướng Nam Khánh ra khỏi đảng (Ánh Dương).- Nghẹn ngào trước ‘tượng đài” Đại tướng bằng thơ (VnM). - Dòng người vẫn đội mưa viếng mộ Đại tướng (VNN). - Ông Dương Trung Quốc: Vì sao Đại tướng không được nhắc tới trong sách giáo khoa? (GDVN). - SGK cần ghi công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Infonet). - Sách giáo khoa mới cần đề cập đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp (SGGP). - Hình ảnh Đại tướng sẽ đậm nét trong SGK sau 2015 (VNN).
- Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần (VOV).
- Bệnh viện vay 150 triệu hỗ trợ gia đình sản phụ tử vong (VNE).- Suu Kyi kêu gọi sửa đổi hiến pháp, giảm đặc quyền của quân đội (SM).- “Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam đều chạm đáy trong năm nay” (DT). - Đại biểu Trần Du Lịch: Cần xem 2 năm tới nên làm gì (DT).
- Chuẩn bị cho chặng đua nước rút thu ngân sách: Đụng đâu cũng thấy sai phạm! (SM).
- Ngân hàng đẩy mạnh cho vay cuối năm (TBKTSG). - Ngân hàng phản bác thông tin thu lãi tiền tỷ từ ATM (ĐT).
- Giật mình với tỷ giá cuối năm? (VnEco).
- Hơn 80.300 căn hộ Hà Nội chưa có sổ đỏ (VNE).
- “Gánh nặng” ngàn tỉ của đại gia Đặng Thành Tâm (PT).
- “Thị trường hàng không Việt Nam sắp tăng trưởng bùng nổ” (VnEco).
- Tránh “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” đất sản xuất (VOV).
Chính sách ngạoi giao của Tập Cận Bình: The real script in Xi's foreign hand (Asia Times 21-10-13)
Trung Quốc: Compassionate Meritocracy (Project Syndicate 9-10-13) -- Daniel Bell: "Chinese meritocracy may come to challenge Western democracy" Bài này cần phản biện! ◄
Chuyện trong làng: Karnit Flug chosen as Bank of Israel governor (FT 20-10-13) -- Chuyện bên Israel nhưng có một chi tiết thú vị: Sau khi Stan Fischer từ chức thống đốc thì ai cũng tưởng là Jacob Frenkel (mà ai học kinh tề đều biết) sẽ lên thay (Netanyahu rất " bồ" cha này). Không ngờ đổ bể ra là Frenkel đã có lần bị bắt ở phi trường Hongkong vì mua một túi xách mà...quên trả tiền! Ha Ha Ha!!!
- “Sự kiện Đại tướng qua đời làm sáng tỏ rất nhiều giá trị”