TLQ: -Nhớ về vụ án oan của Trung tướng Hữu Ước
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa nhận được 7,2 tỷ đồng bồi thường?
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Bộ Tư pháp cho biết sẽ kiểm tra vì sao đến nay số tiền đền bù án oan 7,2 tỷ đồng vẫn chưa đến tay ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trong buổi họp báo công tác tư pháp quý 3 do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 16/10 tại Hà Nội, một trong những vấn đề được các phóng viên quan tâm là trách nhiệm bồi thường nhà nước trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Đại diện Bộ Tư pháp khẳng định: Theo báo cáo, Tòa cấp cao tại Hà Nội đã chi trả cho ông Nguyễn Thanh Chấn số tiền là 7,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp sẽ kiểm tra lại xem vì sao đến nay, số tiền này vẫn chưa đến tay ông Nguyễn Thanh Chấn.
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày được xin lỗi công khai
(Ảnh: Việt Đức)
Liên quan đến việc bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Bốn xác nhận các thủ tục chi trả tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn - người bị kết án oan suốt 10 năm - đã hoàn tất. Tuy nhiên, trên thực tế, gia đình ông Chấn khẳng định, họ chưa nhận được tiền cũng như thông báo về kế hoạch chi trả bồi thường.
Giải thích về việc này, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, Bộ Tài chính báo cáo "đã cấp tiền bồi thường". Còn việc tiền chưa đến tay ông Chấn thì Bộ Tư pháp sẽ xem lại còn vướng mắc ở khâu nào.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cũng xác nhận thông tin Bộ Tài chính đã cấp tiền. Theo ông Dũng, năm 2015 có gần 100 vụ việc bồi thường được thụ lý, trong số này hơn 40 vụ đã được giải quyết. Tổng số tiền nhà nước chi trả trong các quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là hơn 16 tỷ đồng.
Ngoài ra, TAND các cấp đã thụ lý 21 vụ kiện dân sự về bồi thường nhà nước do người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan có trách nhiệm. Trong số này, ngành tòa án đã giải quyết xong 14 vụ việc với số tiền bồi thường hơn 26 tỷ đồng.
Trả lời các cơ quan báo chí về chậm giải quyết các vụ bồi thường, ông Nguyễn Văn Bốn cho biết: Nguyên nhân chủ quan là do nhận thức của một bộ phận công chức lãnh đạo cơ quan đơn vị về bồi thường nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm.
Còn khách quan là do số vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước trong năm 2015 chủ yếu là những vụ việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành. Đồng thời, trong một số trường hợp, người bị thiệt hại đưa ra yêu cầu bồi thường rất lớn, gây khó khăn khi giải quyết vụ việc.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bốn, nguyên nhân cơ bản là do những bất cập trong quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
“Quy định của Luật hiện hành là quy định theo mô hình phân tán, từ cấp xã cho đến trung ương đều là cơ quan giải quyết bồi thường. Và cơ quan gây ra thiệt hại trực tiếp giải quyết bồi thường thiệt hại với người bị thiệt hại, điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết. Bên cạnh đó, quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vẫn còn nhiều bất cập”, ông Bốn phân tích./. ...
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa nhận được 7,2 tỷ đồng bồi thường?
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Bộ Tư pháp cho biết sẽ kiểm tra vì sao đến nay số tiền đền bù án oan 7,2 tỷ đồng vẫn chưa đến tay ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trong buổi họp báo công tác tư pháp quý 3 do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 16/10 tại Hà Nội, một trong những vấn đề được các phóng viên quan tâm là trách nhiệm bồi thường nhà nước trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Đại diện Bộ Tư pháp khẳng định: Theo báo cáo, Tòa cấp cao tại Hà Nội đã chi trả cho ông Nguyễn Thanh Chấn số tiền là 7,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp sẽ kiểm tra lại xem vì sao đến nay, số tiền này vẫn chưa đến tay ông Nguyễn Thanh Chấn.
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày được xin lỗi công khai
(Ảnh: Việt Đức)
Liên quan đến việc bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Bốn xác nhận các thủ tục chi trả tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn - người bị kết án oan suốt 10 năm - đã hoàn tất. Tuy nhiên, trên thực tế, gia đình ông Chấn khẳng định, họ chưa nhận được tiền cũng như thông báo về kế hoạch chi trả bồi thường.
Giải thích về việc này, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, Bộ Tài chính báo cáo "đã cấp tiền bồi thường". Còn việc tiền chưa đến tay ông Chấn thì Bộ Tư pháp sẽ xem lại còn vướng mắc ở khâu nào.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cũng xác nhận thông tin Bộ Tài chính đã cấp tiền. Theo ông Dũng, năm 2015 có gần 100 vụ việc bồi thường được thụ lý, trong số này hơn 40 vụ đã được giải quyết. Tổng số tiền nhà nước chi trả trong các quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là hơn 16 tỷ đồng.
Ngoài ra, TAND các cấp đã thụ lý 21 vụ kiện dân sự về bồi thường nhà nước do người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan có trách nhiệm. Trong số này, ngành tòa án đã giải quyết xong 14 vụ việc với số tiền bồi thường hơn 26 tỷ đồng.
Trả lời các cơ quan báo chí về chậm giải quyết các vụ bồi thường, ông Nguyễn Văn Bốn cho biết: Nguyên nhân chủ quan là do nhận thức của một bộ phận công chức lãnh đạo cơ quan đơn vị về bồi thường nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác này chủ yếu là kiêm nhiệm.
Còn khách quan là do số vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước trong năm 2015 chủ yếu là những vụ việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành. Đồng thời, trong một số trường hợp, người bị thiệt hại đưa ra yêu cầu bồi thường rất lớn, gây khó khăn khi giải quyết vụ việc.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bốn, nguyên nhân cơ bản là do những bất cập trong quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
“Quy định của Luật hiện hành là quy định theo mô hình phân tán, từ cấp xã cho đến trung ương đều là cơ quan giải quyết bồi thường. Và cơ quan gây ra thiệt hại trực tiếp giải quyết bồi thường thiệt hại với người bị thiệt hại, điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết. Bên cạnh đó, quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vẫn còn nhiều bất cập”, ông Bốn phân tích./. ...
Vụ án oan 10 năm: "Gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn đã nhận hơn 7,2 tỷ "Tin Mới
Bộ Tư pháp nói đã trả 7.2 tỉ đồng, ông Chấn bảo chưa nhậnBáo Dân Việt
Ông Chấn đã nhận hơn 7,2 tỷ đồng tiền bồi thường oan saiBáo Dân Sinh (lời tuyên bố phát cho các báo)
VNExpress -Tuổi Trẻ -VietNamNet
-TAND Tối cao công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn--17/04/2015 08:38
(NLĐO)- Sáng nay 17-4, TAND Tối cao chính thức tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan 10 năm trong vụ án oan chấn động dư luận cả nước, ngay tại địa phương ông cư trú ở tỉnh Bắc Giang.
N.Quyết-
Tòa xin lỗi, dân vỗ tay hoan hô ông Nguyễn Thanh Chấn
Khởi tố chủ tọa toà phúc thẩm xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn
-Nghiệp vụ điều tra nhìn từ một vụ án
Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang đang mang tiếng xấu bởi đã gây ra vụ án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Cũng chính cơ quan này trước đây từng bị một người khác là Hàn Đức Long tố cáo bức cung nhục hình trong quá trình điều tra vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2005.
Ngay trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác minh lời tố cáo của Hàn Đức Long nhưng rồi đi đến kết luận là việc tố cáo không có cơ sở.
Xác minh bằng cách nào
Hàn Đức Long khai rằng trong các lần đi hỏi cung đều bị điều tra viên đánh bằng hung khí là gậy lim dài 70cm bản rộng 03 ngón tay (thước thợ xây) và cờ lê, bật lửa đốt râu, bút bi để đập bẻ ngón tay.
Để xác minh sự việc cơ quan tiến hành tố tụng đã hỏi những phạm nhân bị giam giữ cùng phòng với Long và giám thị trại giam xem có việc điều tra viên đánh Long không từ đó cho ra kết luận.
Cũng trong quá trình điều tra vụ án, để củng cố qua điểm Long là thủ phạm cơ quan điều tra đã hỏi những người từng giam giữ cùng phòng với Long, và những người này khai rằng đã từng nghe Long nói chuyện thừa nhận hành vi phạm tội.
Những lời khai đó đã được ghi lại trong biên bản lấy lời khai và trở thành chứng cứ để xác minh sự việc và kết tội bị cáo.
Trong khi đó thuộc tính quan trọng nhất của chứng cứ là tính khách quan.
Các mẫu biên bản ghi lời khai do Bộ công an ban hành đều có các mục thông tin làm rõ người được lấy lời khai có quan hệ thế nào với bị can, quan hệ thế nào với bị hại, có tư cách gì trong vụ án, đã làm gì ở đâu, sức khỏe và tinh thần có minh mẫn hay không… Để từ đó xác định xem lời khai báo có khách quan và có thể tin cậy không.
Vậy trong việc xác minh Long có bị đánh đập nhục hình không mà lại đi hỏi cán bộ quản lý trại giam là người chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng sức khỏe người bị giam giữ thì có hợp lý không?
Lâu nay dư luận vẫn đồn thổi những người phạm tội hiếp dâm thường bị bạn tù hành hạ đủ đường vì sự khinh tởm đối với loại tội phạm này. Vậy Long có tránh được số phận bị hành hạ ngược đãi không mà khi xác minh Long có bị đánh đập không lại đi tìm chứng cứ từ nguồn đó?
Những hoạt động điều tra như trên cho thấy chất lượng điều tra rất thấp, không thể tin được vào những bằng chứng được thu thập như vậy.
Đâu chỉ mỗi bức cung nhục hình
Những vấn đề tồn tại của cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang cũng chính là vấn đề đặt ra đối với hệ thống cơ quan điều tra cả nước.
Và vấn đề tồn tại của hoạt động điều tra liên quan đến chất lượng của hoạt động này không phải chỉ mỗi vấn nạn bức cung nhục hình mà trong hoạt động điều tra còn tồn tại nhiều yếu kém khác nữa.
Đừng đề vấn đề bức cung nhục hình vốn dễ gân phẫn nộ che lấp đi các vấn đề bức thiết khác.
Để thấy được điều này chỉ cần khảo sát qua các hoạt động nghiệp vụ điều tra ngay trong vụ án Hàn Đức Long.
Vụ Hàn Đức Long cơ bản như sau: Chiều tối ngày 26/6/2005 vợ chồng anh Sơn chị Liễu đi làm đồng về không thấy con gái đâu mọi người đổ xô đi tìm, sáng hôm sau người đi làm đồng sớm phát hiện thấy xác cháu bé ngoài mương nước cánh đồng. Kết quả giám định pháp y cho thấy cháu bé bị hiếp trước khi bị giết chết.
Sau gần 4 tháng điều tra không tìm ra thủ phạm, cơ quan điều tra nhận được thư tố giác của hai mẹ con bà cụ người địa phương cùng tố một người ở cùng thôn là Hàn Đức Long đã từng hiếp dâm mình. Cơ quan điều tra bắt giữ Long, Long thú nhận đã hiếp dâm hai mẹ con bà cụ và trong quá trình giam giữ lại thừa nhận mình là thủ phạm trong vụ giết hiếp cháu bé.
Cơ quan điều tra đã lấy lời khai nhiều người và đi đến kết luận chiều hôm xảy ra vụ án, Long đem ngô thóc đi xay xát, trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long đã đi sang nhà cháu bé, thấy cháu ở nhà một mình Long bắt bế đưa cháu ra cánh đồng hiếp rồi đẩy cháu ngã xuống mương nước đoạn quay trở lại quán xay xát như không có chuyện gì xảy ra.
Qua các lời khai cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi hai người phụ nữ xay xát thóc, họ đã cho thực nghiệm điều tra xem thời gian hai người phụ nữ xay xát hết bao nhiêu lâu có đủ để Long thực hiện hành vi phạm tội rồi quay trở về không.
Việc thực nghiệm điều tra tưởng chừng như hợp lý nhưng thực chất chứa đựng rất nhiều điều vô lý.
Đã qua thời gian 4 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, chỉ đến khi bắt Long cơ quan điều tra mới lật giở lại điều tra về việc làm của Long hôm đó, họ đã đi thu thập lời khai nhân chứng.
Vậy sau khoảng thời gian 4 tháng liệu những người đi xay xát thóc có nhớ được hôm đó mình đã xát bao nhiêu kg thóc không? Và họ có thể nhớ được hôm đó có những người nào xay xát thóc, nhưng liệu có nhớ nổi thứ tự lần lượt những người xay xát thóc không?
Sau 4 tháng, chủ quán xay xát khai rằng có sự khác nhau về điện áp và động cơ máy giữa hôm xảy ra vụ án và buổi thực nghiệm. Hôm xảy ra vụ án điện lưới yếu nên trong hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy từng động cơ một. Động cơ máy thì đã cũ hỏng và được thay máy mới dẫn đến tốc độ năng xuất và thời gian xay xát thóc khác nhau.
Với những dữ kiện thông tin sai lệch như thế liệu có còn nên thực nghiệm điều tra không.
Bất chấp những sự vô lý cơ quan điều tra vẫn tiến hành thực nghiệm việc xay xát thóc để từ đó cho ra kết quả thời gian xay xát của hai người phụ nữ đủ lâu để Long thực hiện hành vi phạm tội và trở về.
Không chỉ thế
Cơ quan điều tra cũng thực nghiệm cho một người ôm một vật nặng tương đương cháu bé di chuyển trên quãng đường gây án đi và về (khoảng 1,7km) xem hết bao nhiêu phút để xem lượng thời gian có phù hợp với thời gian xay xát thóc của hai người phụ nữ không.
Nhưng vấn đề là tốc độ di chuyển trong khi thực nghiệm làm sao đúng khớp với sự di chuyển khi phạm tội?
Việc di chuyển khi phạm tội sẽ lúc nhanh lúc chậm bởi hung thủ còn phải quan sát nghe ngóng và tránh người phát hiện. Cháu bé là thực thể sống giẫy đạp đâu có im lìm như đồ vật thực nghiệm.
Như thế tốc độ di chuyển khác nhau thì kết quả phép chia thời gian không thể giống nhau dù cho quãng đường không đổi.
Ngoài vấn đề di chuyển còn có giai đoạn bị can hiếp dâm và xuất tinh ra ngoài, khoảng thời gian này thì làm sao tính đếm được bao lâu để có thể tính được tổng thời gian thực hiện hành vi phạm tội là chừng nào.
Bất chấp bao nhiêu sự vô lý không thể chấp nhận, cơ quan điều tra vẫn gò ép tiến hành thực nghiệm điều tra từ đó cho ra kết quả làm căn cứ để định đoạt mạng sống người khác.
Giám định lông tóc, tinh trùng
Cơ quan điều tra thu giữ được ở hiện trường một số lông và tinh dịch nhưng lại không giám định cho ra được kết quả.
Về tinh trùng thì kết luận giám định cho rằng lượng dấu vết ít và chất lượng vết kém nên không thu giữ được gen. Về lông thì kết luận lông thu được ở hiện trường là lông người, trong đó chỉ có một sợi có gốc nhưng ít tế bào gốc nên không phân tích được gen.
Nội dung kết luận như vậy đã khiến luật sư rất đau đầu bởi chúng tôi không thể hiểu được một lượng tinh trùng ở mức nào thì mới có thể giám định được kết quả, hoặc lông người cần phải có chân lông hay bao nhiêu sợi lông mới giám định được?
Đây là những vật chứng vô cùng quan trọng giúp xác định thủ phạm có phải Long hay không thế mà lại không giám định được. Phải chăng do trang thiết bị máy móc không đủ hiện đại nên gặp khó khăn trong giám định xét nghiệm.
Nếu đây là lý do thì thiết nghĩ cần phải giải quyết ngay lập tức, ngân sách nhà nước phải cấp tiền để trang bị thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc giám định điều tra.
Vấn đề và giải pháp
Chỉ khảo sát trong một vụ án thôi mà đã bộc lộ ra rất nhiều vấn đề trong hoạt động điều tra, đó là sự yếu kém về đạo đức công vụ và trình độ chuyên môn, có thể cả thiếu thốn về thiết bị vật chất.
Cần phải chỉ ra cái đó để cho dư luận thấy được nguyên nhân gây ra oan sai không chỉ là bức cung nhục hình mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong quá trình bào chữa các vụ án luật sư đều nêu ra các bất cập của hoạt động điều tra, nhưng vấn đề đặt ra lại mang bản chất của một vấn đề vĩ mô nên không thể giải quyết trong phạm vi giải quyết một vụ án.
Nhiều trường hợp đứng trước những vô lý ngang trái nhưng người luật sư cũng nản lòng, nói ra mà chẳng hy vọng gì thay đổi được.
Nay trong bối cảnh hệ thống chính trị đang dành sự quan tâm cho mảng vấn đề tư pháp, Quốc hội đã chọn chuyên mục giám sát cho năm 2015 là tình trạng án oan sai, sâu rộng hơn là chủ trương về cải cách tư pháp. Vậy nên đây là thời điểm thích hợp để nêu ra những vấn đề tồn tại trong hoạt động điều tra để đông đảo biết được và cùng tìm giải pháp tháo gỡ.
Qua đó cũng hy vọng cơ quan điều tra của tỉnh Bắc Giang nói riêng và hệ thống cơ quan điều tra nói chung soát xét lại bản thân mình và có lộ trình nâng cấp cho phù hợp.
Để mục đích tối hậu là không được để xảy ra những vụ án oan như Nguyễn Thanh Chấn nữa.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Giám đốc Công ty luật TNHH Công chính
--Công an Bắc Giang thừa nhận sai sót vụ án oan 10 năm Đài Tiếng Nói Việt NamLãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang thừa nhận đã có sai sót trong quá trình điều tra vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, dẫn đến án oan.
Sáng 4/12, tại Hội nghị giao ban báo chí của UBND tỉnh Bắc Giang, trả lời phóng viên về các vấn đề xung quanh vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Trần Đình Hồng nói: “Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn là một vụ việc hết sức đáng tiếc trong quá trình tác nghiệp của lực lượng công an. Như đồng chí Trương Hòa Bình có trả lời trước Quốc hội, hằng năm các cơ quan tư pháp giải quyết trên 100 vụ, riêng Công an tỉnh Bắc Giang chúng tôi giải quyết gần 700-800 vụ việc. Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, rất đang tiếc là có sai sót trong quá trình tổ chức điều tra, có những nguyên nhân chủ quan dẫn đến oan. Đây là việc chúng tôi cũng thấy cần nghiêm túc kiểm điểm”.
Liên quan đến việc giải quyết vụ việc sau khi phát hiện đối tượng Lý Nguyễn Chung mới là nghi phạm gây ra vụ việc, ông Hồng cho biết, ngay từ lúc nhận được đơn kêu oan của gia đình ông Chấn vào khoảng tháng 8/2013, Công an tỉnh Bắc Giang đã tổ chức vào tận Đắk Lắk truy bắt Lý Nguyễn Chung, song không truy bắt được. Công an Bắc Giang tiếp tục truy tìm nhưng cũng không được, sau đó Chung đã ra đầu thú./....- Công an Bắc Giang thừa nhận sai sót trong vụ ông Chấn (TP). –
--Lãnh đạo Công an Bắc Giang nhận sai sót vụ án oan 10 năm
--Vụ Nguyễn Thanh Chấn: Công an thừa nhận 'kết tội' oan
--Vụ án oan 10 năm: Công an Bắc Giang thừa nhận kết tội oan ông...
-- “Việc giúp ông Chấn sớm được tuyên vô tội là quan trọng nhất” (Soha). – Ông Nguyễn Thanh Chấn chứng minh thiệt hại mới được bồi thường (ĐV).
Chánh án TANDTC trả lời chất vấn vụ án Nguyễn Thanh Chấn
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn: Công an Bắc Giang lấy làm tiếc
Huỷ hai bản án kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn
Trả tự do cho ông Nguyễn Thanh Chấn sau 10 năm ngồi tù
- Người bạn tù muốn viết tiểu thuyết về ông Nguyễn Thanh Chấn (NĐT). – Nỗi đau oan khiên (CATP).- Xử lý nghiêm cán bộ né tránh giải quyết khiếu nại, tố cáo (TTXVN).
- Vụ án oan: Không có tiền trả nợ, gia đình ông Chấn sắp ra đường (ĐS&PL).- Cuối 2014, báo cáo Quốc hội các vụ án kêu oan kéo dài (VnEco). – Người “vác tù và” kêu oan (PL&XH).- Chống bức cung, nhục hình: Cách nào? (ĐĐK). – VKSND Yên Bái “tước” quyền được bồi thường của người oan sai (ĐV).
- Một thẩm phán bị đình chỉ công tác vì bị tố cáo nhận hối lộ (DT).
- Vụ án “Huỳnh Văn Nén” kêu oan: Tòa đã rút hồ sơ để xem xét, công an vào cuộc (LĐ).
Bộ Tư pháp nói đã trả 7.2 tỉ đồng, ông Chấn bảo chưa nhậnBáo Dân Việt
Ông Chấn đã nhận hơn 7,2 tỷ đồng tiền bồi thường oan saiBáo Dân Sinh (lời tuyên bố phát cho các báo)
VNExpress -Tuổi Trẻ -VietNamNet
-TAND Tối cao công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn--17/04/2015 08:38
(NLĐO)- Sáng nay 17-4, TAND Tối cao chính thức tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan 10 năm trong vụ án oan chấn động dư luận cả nước, ngay tại địa phương ông cư trú ở tỉnh Bắc Giang.
Sau khi tự do, ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ 2 từ trái qua) vẫn tiếp tục hành trình tìm công lý cho mình
Vào 9 giờ sáng nay 17-4, TAND Tối cao tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (56 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang) trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, diễn ra tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung.
Như vậy, sau hơn 1 năm 3 tháng trở thành người vô tội, tính từ ngày 25-1-2014, khi Cơ quan điều tra (Bộ Công an) đọc quyết định đình chỉ điều tra vụ án, hôm nay 17-4, ông Nguyễn Thanh Chấn đã chính thức có được điều mình nhiều lần yêu cầu sau khi được ra tù, đó là lời xin lỗi từ cơ quan tố tụng đã làm oan, đẩy ông vào chốn lao lý suốt 10 năm.
Hội trường này là nơi ông Chấn được minh oan. Người dân vẫn nhớ đó là ngày thời tiết mưa phùn, ông Chấn đã bật khóc nức nở khi được trao quyết định đình chỉ vụ án ngày 25-1-2014.
Quyết định nêu rõ: Kết quả điều tra thấy có đủ căn cứ để xác định ông Nguyễn Thanh Chấn không liên quan đến việc sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. Do đó quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.
Nó kết thúc chuỗi đau khổ bất tận kéo dài 10 năm của ông chấn; nhưng chưa kết thúc hành trình gian nan đi tìm công lý của vợ ông và những người trong gia đình.
Ông và vợ cùng người thân vẫn tiếp tục gửi đơn khắp nơi, yêu cầu giải quyết quyền lợi cho mình, công khai xin lỗi, bồi thường cho những tháng ngày oan nghiệt mà ông và gia đình phải gánh chịu.
Trước đó, ông Chấn bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng xảy ra tại thôn Me vào năm 2003. Tuy vậy 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú. Lúc này, ông Chấn mới được minh oan.
Sau khi hung thủ thực sự ra đầu thú, cuối năm 2013, Hội đồng tái thẩm (TAND Tối cao) đã tuyên hủy bản án của 2 phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm có hiệu lực từ gần 10 năm trước. Đó là 2 phiên tòa đã tuyên ông Chấn tù chung thân về tội "giết người".
Ông Chấn bật khóc khi thành người vô tội
Gần đây nhất, ngày 17-3, ông Nguyễn Thanh Chấn đã gửi đơn lần hai tới TAND Tối cao đòi bồi thường tổng cộng 9,3 tỉ đồng. Ông đã tới Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội làm việc về việc đòi bồi thường. Buổi làm việc đầu tiên diễn ra vào 15-8-2014.
Ông Chấn cùng gia đình mong mỏi sớm được bồi thường vì cuộc sống khó khăn, nợ nần vẫn còn quá nhiều chưa trả được.
Theo đơn yêu cầu bồi thường, gia đình ông Chấn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bồi thường cho 10 năm tù oan sai là khoảng 9,3 tỉ đồng. Số tiền này bao gồm các chi phí tổn thất về tinh thần, tổn thất về sức khỏe bị giảm sút, rồi thu nhập bị mất...
Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Chấn còn viết đơn đề nghị liên quan đến việc bồi thường án oan sai của mình gửi Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đơn, ông Chấn nêu một số khó khăn trong việc cung cấp, bổ sung giấy tờ liên quan đến yêu cầu bồi thường cho cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Chấn còn đề nghị Nhà nước khen thưởng vì gia đình ông Chấn có công làm rõ vụ án oan của mình.
Trải lòng với Báo Người Lao Động, ông Chấn kể cái này đen tối làm thay đổi cuộc đời ông là chiều tối ngày 15-8-2003, thôn Me có trận đá bóng. Khoảng hơn 6 giờ chiều thì trận bóng tan, trời vẫn còn sáng. Đến lúc khách khứa vãn một chút, bà Chiến, vợ ông bảo chồng đi lấy nước.
Khoảng 18 giờ 30, ông Chấn lấy 2 cái thùng nhựa, buộc 2 bên đằng sau chiếc xe đạp, đi vào xóm đến nhà bà Viển xin nước. Trên đường đi có ngang qua nhà chị Nguyễn Thị Hoan. Lấy được nước về, ông lại quay về quán rồi sau đó về nhà ở trong làng nghỉ.
Đến 22 giờ cùng ngày, có người phát hiện chị Hoan bị giết. Ông Chấn cùng nhiều người khác bị cơ quan điều tra triệu tập để làm rõ. Từ đây, ông bị đẩy vào tù oan suốt hơn 10 năm.
Tòa xin lỗi, dân vỗ tay hoan hô ông Nguyễn Thanh Chấn
Khởi tố chủ tọa toà phúc thẩm xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn
-Nghiệp vụ điều tra nhìn từ một vụ án
"Nơi nào mà luật pháp bị xem thường thì luật sư cũng không được coi trọng. Để luật pháp và luật sư cùng được coi trọng thì mỗi luật sư bằng chính hoạt động hàng ngày của mình cần vun đắp cho hệ thống luật pháp được trở nên công minh tiến bộ".
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang đang mang tiếng xấu bởi đã gây ra vụ án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Cũng chính cơ quan này trước đây từng bị một người khác là Hàn Đức Long tố cáo bức cung nhục hình trong quá trình điều tra vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2005.
Ngay trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác minh lời tố cáo của Hàn Đức Long nhưng rồi đi đến kết luận là việc tố cáo không có cơ sở.
Xác minh bằng cách nào
Hàn Đức Long khai rằng trong các lần đi hỏi cung đều bị điều tra viên đánh bằng hung khí là gậy lim dài 70cm bản rộng 03 ngón tay (thước thợ xây) và cờ lê, bật lửa đốt râu, bút bi để đập bẻ ngón tay.
Để xác minh sự việc cơ quan tiến hành tố tụng đã hỏi những phạm nhân bị giam giữ cùng phòng với Long và giám thị trại giam xem có việc điều tra viên đánh Long không từ đó cho ra kết luận.
Cũng trong quá trình điều tra vụ án, để củng cố qua điểm Long là thủ phạm cơ quan điều tra đã hỏi những người từng giam giữ cùng phòng với Long, và những người này khai rằng đã từng nghe Long nói chuyện thừa nhận hành vi phạm tội.
Những lời khai đó đã được ghi lại trong biên bản lấy lời khai và trở thành chứng cứ để xác minh sự việc và kết tội bị cáo.
Trong khi đó thuộc tính quan trọng nhất của chứng cứ là tính khách quan.
Các mẫu biên bản ghi lời khai do Bộ công an ban hành đều có các mục thông tin làm rõ người được lấy lời khai có quan hệ thế nào với bị can, quan hệ thế nào với bị hại, có tư cách gì trong vụ án, đã làm gì ở đâu, sức khỏe và tinh thần có minh mẫn hay không… Để từ đó xác định xem lời khai báo có khách quan và có thể tin cậy không.
Vậy trong việc xác minh Long có bị đánh đập nhục hình không mà lại đi hỏi cán bộ quản lý trại giam là người chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng sức khỏe người bị giam giữ thì có hợp lý không?
Lâu nay dư luận vẫn đồn thổi những người phạm tội hiếp dâm thường bị bạn tù hành hạ đủ đường vì sự khinh tởm đối với loại tội phạm này. Vậy Long có tránh được số phận bị hành hạ ngược đãi không mà khi xác minh Long có bị đánh đập không lại đi tìm chứng cứ từ nguồn đó?
Những hoạt động điều tra như trên cho thấy chất lượng điều tra rất thấp, không thể tin được vào những bằng chứng được thu thập như vậy.
Đâu chỉ mỗi bức cung nhục hình
Những vấn đề tồn tại của cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang cũng chính là vấn đề đặt ra đối với hệ thống cơ quan điều tra cả nước.
Và vấn đề tồn tại của hoạt động điều tra liên quan đến chất lượng của hoạt động này không phải chỉ mỗi vấn nạn bức cung nhục hình mà trong hoạt động điều tra còn tồn tại nhiều yếu kém khác nữa.
Đừng đề vấn đề bức cung nhục hình vốn dễ gân phẫn nộ che lấp đi các vấn đề bức thiết khác.
Để thấy được điều này chỉ cần khảo sát qua các hoạt động nghiệp vụ điều tra ngay trong vụ án Hàn Đức Long.
Vụ Hàn Đức Long cơ bản như sau: Chiều tối ngày 26/6/2005 vợ chồng anh Sơn chị Liễu đi làm đồng về không thấy con gái đâu mọi người đổ xô đi tìm, sáng hôm sau người đi làm đồng sớm phát hiện thấy xác cháu bé ngoài mương nước cánh đồng. Kết quả giám định pháp y cho thấy cháu bé bị hiếp trước khi bị giết chết.
Sau gần 4 tháng điều tra không tìm ra thủ phạm, cơ quan điều tra nhận được thư tố giác của hai mẹ con bà cụ người địa phương cùng tố một người ở cùng thôn là Hàn Đức Long đã từng hiếp dâm mình. Cơ quan điều tra bắt giữ Long, Long thú nhận đã hiếp dâm hai mẹ con bà cụ và trong quá trình giam giữ lại thừa nhận mình là thủ phạm trong vụ giết hiếp cháu bé.
Cơ quan điều tra đã lấy lời khai nhiều người và đi đến kết luận chiều hôm xảy ra vụ án, Long đem ngô thóc đi xay xát, trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long đã đi sang nhà cháu bé, thấy cháu ở nhà một mình Long bắt bế đưa cháu ra cánh đồng hiếp rồi đẩy cháu ngã xuống mương nước đoạn quay trở lại quán xay xát như không có chuyện gì xảy ra.
Qua các lời khai cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi hai người phụ nữ xay xát thóc, họ đã cho thực nghiệm điều tra xem thời gian hai người phụ nữ xay xát hết bao nhiêu lâu có đủ để Long thực hiện hành vi phạm tội rồi quay trở về không.
Việc thực nghiệm điều tra tưởng chừng như hợp lý nhưng thực chất chứa đựng rất nhiều điều vô lý.
Đã qua thời gian 4 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, chỉ đến khi bắt Long cơ quan điều tra mới lật giở lại điều tra về việc làm của Long hôm đó, họ đã đi thu thập lời khai nhân chứng.
Vậy sau khoảng thời gian 4 tháng liệu những người đi xay xát thóc có nhớ được hôm đó mình đã xát bao nhiêu kg thóc không? Và họ có thể nhớ được hôm đó có những người nào xay xát thóc, nhưng liệu có nhớ nổi thứ tự lần lượt những người xay xát thóc không?
Sau 4 tháng, chủ quán xay xát khai rằng có sự khác nhau về điện áp và động cơ máy giữa hôm xảy ra vụ án và buổi thực nghiệm. Hôm xảy ra vụ án điện lưới yếu nên trong hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy từng động cơ một. Động cơ máy thì đã cũ hỏng và được thay máy mới dẫn đến tốc độ năng xuất và thời gian xay xát thóc khác nhau.
Với những dữ kiện thông tin sai lệch như thế liệu có còn nên thực nghiệm điều tra không.
Bất chấp những sự vô lý cơ quan điều tra vẫn tiến hành thực nghiệm việc xay xát thóc để từ đó cho ra kết quả thời gian xay xát của hai người phụ nữ đủ lâu để Long thực hiện hành vi phạm tội và trở về.
Không chỉ thế
Cơ quan điều tra cũng thực nghiệm cho một người ôm một vật nặng tương đương cháu bé di chuyển trên quãng đường gây án đi và về (khoảng 1,7km) xem hết bao nhiêu phút để xem lượng thời gian có phù hợp với thời gian xay xát thóc của hai người phụ nữ không.
Nhưng vấn đề là tốc độ di chuyển trong khi thực nghiệm làm sao đúng khớp với sự di chuyển khi phạm tội?
Việc di chuyển khi phạm tội sẽ lúc nhanh lúc chậm bởi hung thủ còn phải quan sát nghe ngóng và tránh người phát hiện. Cháu bé là thực thể sống giẫy đạp đâu có im lìm như đồ vật thực nghiệm.
Như thế tốc độ di chuyển khác nhau thì kết quả phép chia thời gian không thể giống nhau dù cho quãng đường không đổi.
Ngoài vấn đề di chuyển còn có giai đoạn bị can hiếp dâm và xuất tinh ra ngoài, khoảng thời gian này thì làm sao tính đếm được bao lâu để có thể tính được tổng thời gian thực hiện hành vi phạm tội là chừng nào.
Bất chấp bao nhiêu sự vô lý không thể chấp nhận, cơ quan điều tra vẫn gò ép tiến hành thực nghiệm điều tra từ đó cho ra kết quả làm căn cứ để định đoạt mạng sống người khác.
Giám định lông tóc, tinh trùng
Cơ quan điều tra thu giữ được ở hiện trường một số lông và tinh dịch nhưng lại không giám định cho ra được kết quả.
Về tinh trùng thì kết luận giám định cho rằng lượng dấu vết ít và chất lượng vết kém nên không thu giữ được gen. Về lông thì kết luận lông thu được ở hiện trường là lông người, trong đó chỉ có một sợi có gốc nhưng ít tế bào gốc nên không phân tích được gen.
Nội dung kết luận như vậy đã khiến luật sư rất đau đầu bởi chúng tôi không thể hiểu được một lượng tinh trùng ở mức nào thì mới có thể giám định được kết quả, hoặc lông người cần phải có chân lông hay bao nhiêu sợi lông mới giám định được?
Đây là những vật chứng vô cùng quan trọng giúp xác định thủ phạm có phải Long hay không thế mà lại không giám định được. Phải chăng do trang thiết bị máy móc không đủ hiện đại nên gặp khó khăn trong giám định xét nghiệm.
Nếu đây là lý do thì thiết nghĩ cần phải giải quyết ngay lập tức, ngân sách nhà nước phải cấp tiền để trang bị thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc giám định điều tra.
Vấn đề và giải pháp
Chỉ khảo sát trong một vụ án thôi mà đã bộc lộ ra rất nhiều vấn đề trong hoạt động điều tra, đó là sự yếu kém về đạo đức công vụ và trình độ chuyên môn, có thể cả thiếu thốn về thiết bị vật chất.
Cần phải chỉ ra cái đó để cho dư luận thấy được nguyên nhân gây ra oan sai không chỉ là bức cung nhục hình mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong quá trình bào chữa các vụ án luật sư đều nêu ra các bất cập của hoạt động điều tra, nhưng vấn đề đặt ra lại mang bản chất của một vấn đề vĩ mô nên không thể giải quyết trong phạm vi giải quyết một vụ án.
Nhiều trường hợp đứng trước những vô lý ngang trái nhưng người luật sư cũng nản lòng, nói ra mà chẳng hy vọng gì thay đổi được.
Nay trong bối cảnh hệ thống chính trị đang dành sự quan tâm cho mảng vấn đề tư pháp, Quốc hội đã chọn chuyên mục giám sát cho năm 2015 là tình trạng án oan sai, sâu rộng hơn là chủ trương về cải cách tư pháp. Vậy nên đây là thời điểm thích hợp để nêu ra những vấn đề tồn tại trong hoạt động điều tra để đông đảo biết được và cùng tìm giải pháp tháo gỡ.
Qua đó cũng hy vọng cơ quan điều tra của tỉnh Bắc Giang nói riêng và hệ thống cơ quan điều tra nói chung soát xét lại bản thân mình và có lộ trình nâng cấp cho phù hợp.
Để mục đích tối hậu là không được để xảy ra những vụ án oan như Nguyễn Thanh Chấn nữa.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Giám đốc Công ty luật TNHH Công chính
--Công an Bắc Giang thừa nhận sai sót vụ án oan 10 năm Đài Tiếng Nói Việt NamLãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang thừa nhận đã có sai sót trong quá trình điều tra vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, dẫn đến án oan.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tạ do sau 10 năm ngồi tù (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Cũng theo ông Hồng, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang đã mời các cơ quan tư pháp đến kiểm tra, kiểm điểm việc của thực hiện nhiệm vụ của mình, yêu cầu các cá nhân liên quan xem xét trách nhiệm.
“Riêng đối với Công an tỉnh, việc này chúng tôi đã tổ chức ngay cuộc họp của các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh. Thứ hai là chúng tôi yêu cầu cán bộ trước đây tham gia giải quyết vụ ông Chấn viết tường trình. Thứ ba là tích cực phối hợp với Bộ công an tổ chức điều tra, xem xét lại vụ việc hiện nay thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan điều tra cấp trên” – Ông Hồng cho biết.
--Lãnh đạo Công an Bắc Giang nhận sai sót vụ án oan 10 năm
--Vụ Nguyễn Thanh Chấn: Công an thừa nhận 'kết tội' oan
--Vụ án oan 10 năm: Công an Bắc Giang thừa nhận kết tội oan ông...
-- “Việc giúp ông Chấn sớm được tuyên vô tội là quan trọng nhất” (Soha). – Ông Nguyễn Thanh Chấn chứng minh thiệt hại mới được bồi thường (ĐV).
Chánh án TANDTC trả lời chất vấn vụ án Nguyễn Thanh Chấn
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn: Công an Bắc Giang lấy làm tiếc
Huỷ hai bản án kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn
Trả tự do cho ông Nguyễn Thanh Chấn sau 10 năm ngồi tù
- Người bạn tù muốn viết tiểu thuyết về ông Nguyễn Thanh Chấn (NĐT). – Nỗi đau oan khiên (CATP).- Xử lý nghiêm cán bộ né tránh giải quyết khiếu nại, tố cáo (TTXVN).
- Vụ án oan: Không có tiền trả nợ, gia đình ông Chấn sắp ra đường (ĐS&PL).- Cuối 2014, báo cáo Quốc hội các vụ án kêu oan kéo dài (VnEco). – Người “vác tù và” kêu oan (PL&XH).- Chống bức cung, nhục hình: Cách nào? (ĐĐK). – VKSND Yên Bái “tước” quyền được bồi thường của người oan sai (ĐV).
- Một thẩm phán bị đình chỉ công tác vì bị tố cáo nhận hối lộ (DT).
- Vụ án “Huỳnh Văn Nén” kêu oan: Tòa đã rút hồ sơ để xem xét, công an vào cuộc (LĐ).
-
-Điều tra viên, kiểm sát viên khiến chúng tôi tù oan bị xử lý gì không?(NLĐO) - Đó là thắc mắc của ông Dương Phúc Thịnh (quận Long Biên, Hà Nội) - 1 trong 8 công dân đã bị cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang truy tố oan và phải ngồi tù gần 1.000 ngày.
3 năm sau khi được thả tự do tại tòa, ông Thịnh mới đòi được tiền bồi thường từ VKSND tỉnh Bắc Giang
Ông Dương Phúc Thịnh (nhân vật trong bài Thêm 8 người bị giam oan ở Bắc Giang trên BáoNgười Lao Động) cho biết hàng ngày vẫn đọc báo để theo dõi thông tin liên quan tới các vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Hàn Đức Long và bà Đỗ Thị Hằng cùng ở Bắc Giang.
Mỗi lần đọc báo, ký ức về gần 1.000 ngày bị ngồi tù oan, bị đánh đập, ép cung ở trại giam Kế (Bắc Giang) khiến cuộc sống của ông cũng như những công dân khác rẽ sang một hướng khác, đau khổ hơn bội phần, lại ùa về, như xát muối vào những vết thương lòng nhiều năm nay.“Nếu họ bị oan và được giải oan thì tôi cũng mong báo chí giám sát, theo dõi chặt chẽ việc xử lý đối với những cán bộ ở cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án Bắc Giang đã gây ra những nỗi oan sai tày trời ấy, không thể mù mờ như vụ án năm nào của chúng tôi được” - ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, sau vụ việc 8 công dân (trong đó có ông) được minh oan trong vụ án trộm cắp cổ vật rùm beng những năm 2003 - 2006, không ai rõ những cán bộ tham gia điều tra, truy tố, xét xử bị xử lý thế nào.
Tới phiên tòa thứ 4 diễn ra vào tháng 6-2006, TAND tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội, trả tự do ngay tại tòa thì công dân Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh cũng không được làm rõ.
Ông Thịnh cho biết, sau đó, quá trình đòi lại công bằng mới thực sự gian nan.
Sau phiên tòa 2 tháng, ngày 18-8-2006, Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, mới ban hành Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với ông Dương Phúc Thịnh.
Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với ông Dương Phúc Thịnh vào tháng 8-2006 (trái) và Quyết định đình chỉ điều tra bị can tháng 2-2007
Bức xúc vì số phận pháp lý vẫn bị treo, chưa chính thức được giải oan, ông Dương Phúc Thịnh đã cùng 6 công dân khác gửi đơn thư khiếu nại khắp các cơ quan tỉnh Bắc Giang và ở trung ương. Phải tới ngày 13-2-2007, Thượng tá Lê Văn Dũng mới tiếp tục ký Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Dương Phúc Thịnh.
Việc công khai xin lỗi ở nơi cư trú và xem xét bồi thường oan sai vẫn bị các cơ quan Bắc Giang lờ đi khiến các công dân này tiếp tục phải “đội đơn” kêu cứu khắp nơi.
Hơn 1 năm sau đó, tháng 7-2008, VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xin lỗi ông Thịnh ở nơi cư trú. Quá trình đòi bồi thường oan sai sau đó tiếp tục gặp vô vàn khó khăn vì VKSND tỉnh Bắc Giang luôn “cò kè bớt một thêm hai”, buộc ông Thịnh phải khởi kiện ra TAND quận Long Biên, Hà Nội.
Tới cuối tháng 5-2009, mức bồi thường mới được “chốt” lại. “Tôi yêu cầu họ bồi thường 5 tỉ đồng nhưng cuối cùng vì quá mệt mỏi nên đã đồng ý nhận hơn 300 triệu đồng cho xong chuyện. Những công dân khác do không có nghề nghiệp ổn định nên chỉ nhận được mức bồi thường có mấy chục triệu đồng thôi” - ông Thịnh nhớ lại.
Ông Thịnh cho biết gần đây đọc báo ông mới biết Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khi ấy, chính là người trực tiếp điều tra vụ ông Nguyễn Thanh Chấn và vừa rồi cũng thuộc những cán bộ điều tra phải làm bản giải trình nhưng đã phủ nhận việc ép cung ông Chấn.
“Pháp luật rất nghiêm minh, công bằng. Những người bị oan sai như chúng tôi chỉ mong rằng pháp luật cũng phải có hình thức xử lý thích đáng đối với những cán bộ đã đè lên mọi nguyên tắc chuẩn mực của pháp luật để kết tội cho người dân vô tội” - ông Thịnh nói.
Bắc Giang: Thêm án nghi oan
Án oan sẽ làm “nóng” nghị trường!
6 điều tra viên cùng phủ nhận đánh đập, ép cung ông Chấn
Tù nhân oan 10 năm: “Không khai thì cho chết”
- Về tranh chấp tại 24 Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội: Cần khởi tố người giả mạo giấy tờ xin cấp sổ đỏ (NCT).
- Viết tiếp loạt bài về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh: Hành xử bất công với nhiều gia đình có công với nước (NCT).
Long An: Bất công với gia đình liệt sĩ, ưu tiên “đại gia” (LĐ 18-11-13)- Nghiệt ngã án oan – Bài 1: Chờ chết khổ hơn chết (PNTP).
- Làm sao lại chỉ có một Cách duy nhất để chống ép cung ? (TVN).
- Quyền tố cáo của công dân (SGGP).
- Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: UB Tư pháp Quốc hội sẽ giám sát (Infonet). - Thân phận con người (TN). - Bồi thường và xin lỗi… chưa đủ (?!) (PT).
- Trở về sau 3 năm tù oan: “Tôi đã từng nghĩ đến việc phải trả thù” (GDVN).
- Phó giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa bị đánh vì đụng đến công ty của Hạnh ‘nhỏ’ (TN). - Hạnh ‘nhỏ’ đích thân dẫn quân đánh phó giám đốc sở (TP).
- Vụ 10 năm oan sai: Vợ ông Chấn lại phải vào viện tâm thần để điều trị (LĐ).
-Điều tra viên và một số tất yếu Cầu Nhật Tân 17/11/2013
Với sự đổi mới trong công tác tổ chức điều tra hình sự thì vai trò của Điều tra viên (ĐTV) cũng được tăng cường theo hướng chủ động tấn công tội phạm. Từ chỗ chỉ làm công tác xét hỏi một cách thụ động trên hồ sơ, giờ đây vai trò của ĐTV được nâng cao. ĐTV là diễn viên chính thực hiện việc đánh án bắt đầu từ các khâu đầu tiên như khám nghiệm hiện trường vụ án, thu thập chứng cứ, xét hỏi khai thác đối tượng cho tới khâu lập hồ sơ vụ án để sếp của anh ta ký chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát đưa đối tượng ra truy tố. Áp lực lên diễn viên này là rất lớn: áp lực chính trị, áp lực xã hội đòi hỏi phá án, ĐTV có thẩm quyền rất lớn (không bị chế ngự), cộng với nhiều yếu kém khiến điều tất yếu phải xảy ra.
Hàng năm, số vụ trọng án xảy ra trên địa bàn cả nước lên tới con số hàng chục nghìn (chưa kể án tồn đọng từ năm trước kéo sang năm sau). Do quy định trong Bộ Luật hình sự và Tố tụng hình sự nên cơ quan thụ lý điều tra chủ yếu là Công an cấp tỉnh với chủ công là lực lượng Điều tra viên tại các Cơ quan cảnh sát điều tra.
Sau khi có quy định chuẩn hóa đội ngũ của Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ CA, số lượng Điều tra viên cao cấp tại cấp tỉnh không nhiều, thực tế là quá ít nếu so với số lượng các vụ án xảy ra trên địa bàn. ĐTV thì khá hổ lốn. Số người được đào tạo chính quy tại khoa điều tra khá ít. Nhiều anh tốt nghiệp khoa điều tra ra do không có “cửa” hoặc “cửa” không sáng lại bị phân đi gác cổng hoặc coi tù. Khối anh chân ướt chân ráo vừa đánh được vài vụ ma túy dưới huyện, như có phép thần, nhảy vụt ngay lên cơ quan điều tra tỉnh trong khi nghiệp vụ điều tra gần như con số 0. Các tỉnh khó khăn thì số lượng ĐTV cao cấp còn ít nữa. Để giải quyết vấn đề “chuẩn hóa”, người ta đưa ra sáng kiến “đi tắt, đón đầu”, tức là mời cơ sở đào tạo của Bộ như Học viện CSND, Học viện ANND mở các lớp đào tạo ĐTV theo hệ “vừa học vừa làm” hoặc “hoàn thiện nghiệp vụ” tại địa phương.
Lớp học thì diễn ra tại hội trường CA tỉnh. Tổ chức lớp học thì giống một cuộc họp chính trị. Thầy đứng ở bục tận trên cao cứ thao thao bất tuyệt đọc qua micro. Hàng trăm điều tra viên tương lai ngồi dưới, kẻ thì gọi điện, người nhắn tin, anh thì đọc báo hay tranh thủ trao đổi với đồng nghiệp. Không sao. Toàn bộ tài liệu đã được phô tô phát tận tay rồi còn gì. Thi thố, kiểm tra thì đã có Ban tổ chức lo liệu với phần “đóng góp” tích cực của học viên trên cơ sở phương châm: đã có quyết định cử đi học là đỗ. Chạy được quyết định cử đi học của Phòng Tổ chức CA tỉnh là quan trọng nhất, mệt hơn cả việc học tập. Có được quyết định coi như đã có thẻ ĐTV. Con đường đi lên ĐTV với nhiều đồng chí cũng rất vòng vo. Từ lính nghĩa vụ, học sơ cấp, rồi trung cấp, sau đó làm quả ĐTV vừa học vừa làm mở tại tỉnh hệ đại học. Các đồng chí này lấy đâu ra IQ để đấu trí với tội phạm cho nên thường phải sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”.
Công tác đào tạo chuẩn hóa có bất cập là: nội dung phần lớn là lý thuyết được các thầy lĩnh hội từ thời còn Liên Xô với Đông Đức, chủ yếu về tính chuyên chính, trấn áp trong hoạt động của Công an. Nội dung thực hành vốn đã quá ít ỏi, lại còn bị bỏ qua vì CA tỉnh thì lấy đâu ra trang thiết bị mà thực nghiệm, mô phỏng. Bi kịch tất yếu bắt đầu từ đây.
Khám nghiệm hiện trường: Điều tra viên bước vào khâu đầu tiên của vụ án với kiến thức vô cùng ít ỏi về công tác này. Ngay kiến thức cơ bản nhất như vật liệu nổ, đường đạn, vũ khí mà đa số các đồng chí đều mít tịt, nói chi tới những kiến thức cao siêu hơn phục vụ phá án. Trang thiết bị khám nghiệm thì sơ sài. Hành trang bước vào đánh án chỉ có cái va li khám nghiệm. Trong va li có gì? Kính lúp cầm tay, chổi lông, ít bột hóa học, thước dây, máy ảnh, giấy và bút. Án thì phức tạp lên nhiều nhưng va li khám nghiệm 50 năm nay vẫn y nguyên, không có gì mới. Bộ năm nào cũng có đề án tăng cường trang thiết bị nhưng chỉ thấy tăng cường ở đâu đâu.
Thu thập chứng cứ: chứng cứ được quan niệm là tồn tại khách quan. Do công tác khám nghiệm hiện trường rất sơ sài nên vẫn chấp nhận tồn tại khái niệm “tạo chứng cứ” trong giới điều tra nhằm có được “chứng cứ” từ nhiều nguồn khác, nôm na là thế trận an ninh nhân dân. Trước hết, đặc tình. Mạng lưới đặc tình hiện chủ yếu là dân tù tội, tiền án tiền sự hoặc giới làm ăn mà hiệu quả hoạt động lệ thuộc vào lòng thương của các anh CA. Thế nên nhiều chứng cứ là không có thật, cố được nặn ra để chứng tỏ lòng thành với các anh. Hoặc đặc tình bịa ra để mượn tay CA triệt nhau. Các ĐTV không phải là không biết. Nhiều khi vẫn nhắm mắt để dựng hồ sơ vì án đã đến ngày đến giờ. Dân lương thiện thì càng ngày càng ngại thông tin cho CA phá án bởi đã có nhiều nhân chứng của các vụ án bị đối xử không công bằng. Có lúc, có nơi, nhân chứng bị ĐTV tiện tay nhập luôn cả vào kho bởi “không phạm tội sao mày biết rõ thế” hoặc nếu chứng cứ không “nhạc và lời” với hồ sơ do ĐTV dựng thì bị dọa “khai báo gian dối”.
Mạng lưới chính thống hỗ trợ thông tin thì rất yếu và nhiêu khê. Cơ sở dữ liệu tội phạm rất manh mún. Thế nên mới có chuyện cả một chuyên án lớn của Bộ tốn bao tiền của và thời gian mới ngã ngửa người ra rằng đối tượng truy tìm đang ung dung thụ án rất ngoan ngoãn trong một trại giam của Bộ dưới một tội danh ít nghiêm trọng. Việc chia sẻ thông tin tội phạm giữa các đơn vị thì càng ít. Có tội phạm giết người để lại vân tay tại tỉnh này mà CA chịu không lần ra được thủ phạm. Do ngẫu nhiên, người ta biết được tên đó qua rà soát hồ sơ tiền sự do CA tỉnh bên lập từ lâu.
Khai thác đối tượng: thuật ngữ đấu tranh được ĐTV sử dụng phổ biến. Anh vào tay tôi tức là anh đã có tội. ĐTV mang nặng tư duy trấn áp chuyên chính nên thường triển khai phá án theo hướng suy đoán có tội chứ không phải suy đoán vô tội. Hình thức đấu tranh kiên quyết, hiệu quả nhất, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm là phải “dạy” cho mấy chưởng. Cũng có thể gửi xuống trại để “nhờ” các lái xe, bộ đội trong buồng giam bắt đối tượng phải “thành khẩn” khai báo. Có khi là dựng đối tượng dậy đi cung triền miên vào ban đêm và ban ngày thì sai bọn phạm quấy không cho ngủ. Khoảng một tuần như vậy thì đối tượng nào cũng phải “thành khẩn” hết. Bi hài nhất là có tay chuyên đột nhập, sau khi đã thành khẩn khai báo thì bị ĐTV tiện tay quy luôn cho một loạt vụ phá khóa khác (hai “chuyên ngành” này vốn khá mâu thuẫn với nhau). Đối tượng giãy nảy: nếu cháu phá được khóa thì dại gì đột nhập nữa. À, ngoan cố chối tội hả. Sau khi tung mấy “nghiệp vụ sắc bén”, ĐTV đã buộc đối tượng phải ngoan ngoãn cúi đầu nhận một loạt các vụ phá khóa kia.
Hiện, việc trích xuất người bị tạm giữ ra khỏi cơ sở tạm giữ rất lỏng lẻo tạo điều kiện cho bức cung, nhục hình. Cảnh “ra đi trai tráng khi về bủng beo”, hoặc, “lúc anh đi không người đưa tiễn, lúc anh về ba bốn thằng khiêng” là chuyện vặt. Luật sư, trên thực tế, chưa được tham gia vào các phiên xét hỏi.
Bình phong vững chắc của các ĐTV: Trọng án xảy ra, việc điều tra, truy tố, xét xử đều phải được chỉ đạo chặt chẽ từ cấp ủy (thường vụ tỉnh ủy) mà Công an (hơn hẳn Viện và Tòa) là có chân trong Thường vụ. Tiếng nói của đồng chí Giám đốc CA mang tính quyết định. Thế nên, quan điểm trong hồ sơ do ĐTV dựng lên thường có được vị trí vững chắc trong các buổi họp án. Đó là chưa nói, lãnh đạo Viện Kiểm sát và Tòa án nhiều địa phương do lãnh đạo CA chuyển sang nên tư duy nể nang là khó tránh. Đảm bảo lợi ích cục bộ địa phương, giữ vững uy tín như thành tích thi đua v.v cũng có khi khiến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phải nhắm một mắt miễn sao anh em “làm cho êm”. Thực tế là vai trò của các cơ quan tư pháp khác là thứ yếu và chịu nhiều áp đặt trong các buổi họp chỉ đạo án. Tính độc lập, khách quan của các cơ quan này do đó bị ảnh hưởng.
Là diễn viên chính của các vở, song Điều tra viên lại may mắn không bị pháp luật ràng buộc phải tham gia vở cuối – vở này mới là quyết định, tức phiên xét xử. Hãn hữu, có vụ trọng án gây tranh cãi lớn tại Thủ đô, Tòa buộc phải triệu tập ĐTV ra đối chất thì ĐTV lại nương vào các quy định về đảm bảo chế độ mật để từ chối cung cấp thông tin làm rõ. Thế nên, dù luật sư và bị cáo (thậm chí cả bị hại) có kêu oan tới đâu thì cũng chỉ là thông tin một chiều và ít được quan tâm một khi hồ sơ đã dựng, án đã đóng, công trạng đã báo cáo lên trên.
Cuối cùng, việc ĐTV và cơ quan điều tra được giao sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm lại là một bất cập nữa bởi chẳng ai ngu gì đi lột áo cho người xem lưng và những sai phạm mang tính tất yếu của ĐTV vẫn tiếp tục mà không có điều kiện khắc phục, sửa chữa.Điều tra viên và một số tất yếu Cầu Nhật Tân 17/11/2013
- Điều tra viên và một số tất yếu (Cầu Nhật Tân). - Quy trình đẻ ra án oan và cơ chế minh oan cho người vô tội (MTG). - Nhiều câu hỏi dành cho Chánh án TAND Tối cao (NLĐ). - Án oan sẽ làm “nóng” nghị trường! - Chất vấn về giải pháp khắc phục án oan (PNTP). - Trung Quốc: đa số án oan do bức cung (TT).- Bùi Hoàng Tám: Gửi các điều tra viên vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (DT). - Vụ ông Chấn và Hàn Đức Long: Nghi vấn về “ý tưởng” và những lá thư? (GDVN). - Kỳ án ‘trộm cắp cổ vật’: Những chuyện giờ mới kể (TP).- Nguyễn Thanh Chấn: ‘Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu’ (NĐT). - Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa thoát khỏi “ách” bị can? (MTG). - Ông Nguyễn Thanh Chấn có đối mặt với tội danh vu khống mới? (Giadinh.net).
- Tranh chấp vườn đào ở Mũi Né: Án dân sự thắng thua như bóng đá (MTG).
- Những “tiêu cực” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (PT). - Vì những người yếu thế (ĐĐK). - Việt Nam trở thành thành viên HĐ Nhân quyền LHQ: Vị thế, uy tín của đất nước!- Sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng (LĐ).
- Vụ án oan 10 năm: Khi hỏi cung tại sao không có luật sư? (ĐS&PL). - Ông Nguyễn Thanh Chấn nhận hàng chục bức thư mỗi ngày (Infonet).
- Lật lại vụ án oan Đỗ Thị Hằng ở Bắc Giang: Lời kêu oan chìm trong vô vọng (LĐ).
- Gia Lai: Dân tố công an đánh người sai quy định (LĐ).- Vụ đốt xe CSGT ở Bình Thuận: Triệu tập nhân chứng, củng cố hồ sơ khởi tố điều tra (LĐ).- Ân xá Quốc tế tổ chức cuộc đua vinh danh Nguyễn Tiến Trung (VOA).
- Phương Hà: Vì sao Hồi đồng thẩm phán TANDTC xử tái thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn? (Quê Choa). - Đoành Ngoặc Nguyễnh: Thư ngỏ gửi các vị bỏ tù công dân Nguyễn Thanh Chấn - LS Nguyễn Trường Sơn: Ông Chấn rồi sẽ … “không oan” ?! (Quê Choa).- “Thuyết nhân quả” trong vụ án oan tại Bắc Giang? (TN).
- Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn vụ án Hàn Đức Long (NLĐ). - Nỗi đau đáu của người đầu tiên được minh oan (VNE).- Nguyễn Thanh Chấn: Tù 10 năm số phận lại treo lơ lửng (VNN). - Ông Chấn tố điều tra viên ép cung: Vụ việc có bị rơi vào quên lãng? (GDVN).- Đừng lãng quên một cái chết! (Dòng đời/DV). -Ông Nguyễn Thanh Chấn: Tôi hỏi, cán bộ tha tôi thì khi nào bắt lại ? - Infonet 11/11/2013 -
- Vụ 10 năm oan sai: Không biết làm gì để sống qua ngày (LĐ).- Minh bạch: quyền của người bệnh (PLTP).- Vụ đốt xe CSGT ở Bình Thuận: Triệu tập nhiều nhân chứng để điều tra (TN).
- Blogger khai thác sự kiện Việt Nam là thành viên UNHRC (Người Việt). - Cái chân hương lý, cái ghế nhân quyền (Blog RFA). - MẤY NÉT VỀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN – 10 THÁNG 12 (Nhân Quyền). - Café sáng thứ 7 (#21): Công quyền và nhân quyền (Bautx).
- Bàn luận cuối tuần: Nhân quyền há phải đồ trang sức (Boxitvn). - Hà Nội: Bao vây ủy ban, đấu tranh cho dân chủ – nhân quyền (DLB).
- Phỏng vấn ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT): Truyền thông về nhân quyền: Cần có những đổi mới (QĐND). - Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng tại Việt Nam là rõ ràng. - - Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi (RFI). – Cao Huy Thuần: Nhà nước: Ông là ai ? (Diễn Đàn).- TS Trần Nhơn – Lịch sử sẽ xá tội ghi công (Dân Luận).- 202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn (VnEco). - Băn khoăn về cách chọn bộ trưởng trả lời chất vấn (NLĐ). - Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình “trả bài” Quốc hội: Vượt mọi chỉ tiêu (VnEco).
-Kiên Giang: Truy tố để… “vô tội”? 15/11/2013
Lạm bàn về "án bỏ túi" (Petrotimes 15-11-13)-- Lạm bàn về “án bỏ túi” (PT).
- Chợ Long Khánh: UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại sao chỉ quan chức nói, mà không nghe dân nói? (DCCT).
- Đánh giá kết quả bảy đoàn giám sát án tham nhũng (DT).
- Hoãn phiên tòa vì nghi điều tra viên mớm cung (ĐS&PL).
- Hàng trăm hành khách bị chậm chuyến bay do lỗi hệ thống dữ liệuDân Trí
(Dân trí) - Sự cố trục trặc kỹ thuật hệ thống check in (làm thủ tục vào sân bay) tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) xảy ra từ tối 14/11 đến sáng nay 15/11 khiến 5 chuyến bay bị chậm. Hệ thống check in làm thủ tục bị lỗi khiến hành khách phải chờ ...
Hơn chục hành khách dùng tên giả đi máy bay Vietnam Airlines
Trao đổi với báo chí, Phó cục trưởng Cục Hàng không Lưu Thanh Bình cho biết hiện tượng này có một phần nguyên nhân là đại lý "lách luật" để bán vé giá rẻ.
Theo đó, khi các hãng hàng không tung vé khuyến mãi, đại lý đã "om hàng" trước bằng cách mua một loạt rồi đăng ký dưới tên bất kỳ. Sau đó khi tìm được khách mua, đại lý đã đi xin giấy xác nhận nhân thân có ảnh của khách, nhưng lại là tên trùng với tên họ đã đặt mua trước đó. Giấy xác nhận nhân thân này thường chỉ được cấp tạm thời khi một người bị mất giấy tờ tùy thân.
"Không loại trừ khả năng có sự móc ngoặc giữa các đại lý vé và nơi cấp giấy xác nhận này", Phó cục trưởng Lưu Thanh Bình nói.
Nhiều chuyến bay bị chậm do trục trặc kỹ thuật
-Vietnam Airlines chậm chuyến như hàng không giá rẻ
--- Cư dân đô thị Dương Nội tố “bị dọa ăn đạn”: Công an Hà Đông lên tiếng (Infonet). - Vụ bốn người đàn bà đội đơn ở Bình Thuận: Tỉnh và Bộ từ chối đối thoại, vì sao? (NCT). - Cần làm rõ việc cấp sổ đỏ cho 3 hộ dân ở xã Mai Đình? (NCT). - Dự án đường Phan Đình Phùng nối dài của TP.Quảng Ngãi: Đền không đủ bù (TN).
- Đề nghị truy tố một cán bộ CSGT tỉnh Khánh Hòa (PLTP/DV).
- Chuyện ở một UBND xã làm việc “chẳng giống ai” (DT).
- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Cần làm rõ đối tượng cầm đầu (LĐ).
- Da nâu ở Hà Tĩnh (LĐ).
-Điều tra viên, kiểm sát viên khiến chúng tôi tù oan bị xử lý gì không?(NLĐO) - Đó là thắc mắc của ông Dương Phúc Thịnh (quận Long Biên, Hà Nội) - 1 trong 8 công dân đã bị cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang truy tố oan và phải ngồi tù gần 1.000 ngày.
3 năm sau khi được thả tự do tại tòa, ông Thịnh mới đòi được tiền bồi thường từ VKSND tỉnh Bắc Giang
Ông Dương Phúc Thịnh (nhân vật trong bài Thêm 8 người bị giam oan ở Bắc Giang trên BáoNgười Lao Động) cho biết hàng ngày vẫn đọc báo để theo dõi thông tin liên quan tới các vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Hàn Đức Long và bà Đỗ Thị Hằng cùng ở Bắc Giang.
Mỗi lần đọc báo, ký ức về gần 1.000 ngày bị ngồi tù oan, bị đánh đập, ép cung ở trại giam Kế (Bắc Giang) khiến cuộc sống của ông cũng như những công dân khác rẽ sang một hướng khác, đau khổ hơn bội phần, lại ùa về, như xát muối vào những vết thương lòng nhiều năm nay.“Nếu họ bị oan và được giải oan thì tôi cũng mong báo chí giám sát, theo dõi chặt chẽ việc xử lý đối với những cán bộ ở cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án Bắc Giang đã gây ra những nỗi oan sai tày trời ấy, không thể mù mờ như vụ án năm nào của chúng tôi được” - ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, sau vụ việc 8 công dân (trong đó có ông) được minh oan trong vụ án trộm cắp cổ vật rùm beng những năm 2003 - 2006, không ai rõ những cán bộ tham gia điều tra, truy tố, xét xử bị xử lý thế nào.
Tới phiên tòa thứ 4 diễn ra vào tháng 6-2006, TAND tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội, trả tự do ngay tại tòa thì công dân Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh cũng không được làm rõ.
Ông Thịnh cho biết, sau đó, quá trình đòi lại công bằng mới thực sự gian nan.
Sau phiên tòa 2 tháng, ngày 18-8-2006, Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, mới ban hành Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với ông Dương Phúc Thịnh.
Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với ông Dương Phúc Thịnh vào tháng 8-2006 (trái) và Quyết định đình chỉ điều tra bị can tháng 2-2007
Bức xúc vì số phận pháp lý vẫn bị treo, chưa chính thức được giải oan, ông Dương Phúc Thịnh đã cùng 6 công dân khác gửi đơn thư khiếu nại khắp các cơ quan tỉnh Bắc Giang và ở trung ương. Phải tới ngày 13-2-2007, Thượng tá Lê Văn Dũng mới tiếp tục ký Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Dương Phúc Thịnh.
Việc công khai xin lỗi ở nơi cư trú và xem xét bồi thường oan sai vẫn bị các cơ quan Bắc Giang lờ đi khiến các công dân này tiếp tục phải “đội đơn” kêu cứu khắp nơi.
Hơn 1 năm sau đó, tháng 7-2008, VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xin lỗi ông Thịnh ở nơi cư trú. Quá trình đòi bồi thường oan sai sau đó tiếp tục gặp vô vàn khó khăn vì VKSND tỉnh Bắc Giang luôn “cò kè bớt một thêm hai”, buộc ông Thịnh phải khởi kiện ra TAND quận Long Biên, Hà Nội.
Tới cuối tháng 5-2009, mức bồi thường mới được “chốt” lại. “Tôi yêu cầu họ bồi thường 5 tỉ đồng nhưng cuối cùng vì quá mệt mỏi nên đã đồng ý nhận hơn 300 triệu đồng cho xong chuyện. Những công dân khác do không có nghề nghiệp ổn định nên chỉ nhận được mức bồi thường có mấy chục triệu đồng thôi” - ông Thịnh nhớ lại.
Ông Thịnh cho biết gần đây đọc báo ông mới biết Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khi ấy, chính là người trực tiếp điều tra vụ ông Nguyễn Thanh Chấn và vừa rồi cũng thuộc những cán bộ điều tra phải làm bản giải trình nhưng đã phủ nhận việc ép cung ông Chấn.
“Pháp luật rất nghiêm minh, công bằng. Những người bị oan sai như chúng tôi chỉ mong rằng pháp luật cũng phải có hình thức xử lý thích đáng đối với những cán bộ đã đè lên mọi nguyên tắc chuẩn mực của pháp luật để kết tội cho người dân vô tội” - ông Thịnh nói.
Bắc Giang: Thêm án nghi oan
Án oan sẽ làm “nóng” nghị trường!
6 điều tra viên cùng phủ nhận đánh đập, ép cung ông Chấn
Tù nhân oan 10 năm: “Không khai thì cho chết”
- Về tranh chấp tại 24 Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội: Cần khởi tố người giả mạo giấy tờ xin cấp sổ đỏ (NCT).
- Viết tiếp loạt bài về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh: Hành xử bất công với nhiều gia đình có công với nước (NCT).
Long An: Bất công với gia đình liệt sĩ, ưu tiên “đại gia” (LĐ 18-11-13)- Nghiệt ngã án oan – Bài 1: Chờ chết khổ hơn chết (PNTP).
- Làm sao lại chỉ có một Cách duy nhất để chống ép cung ? (TVN).
- Quyền tố cáo của công dân (SGGP).
- Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: UB Tư pháp Quốc hội sẽ giám sát (Infonet). - Thân phận con người (TN). - Bồi thường và xin lỗi… chưa đủ (?!) (PT).
- Trở về sau 3 năm tù oan: “Tôi đã từng nghĩ đến việc phải trả thù” (GDVN).
- Phó giám đốc Sở GTVT Khánh Hòa bị đánh vì đụng đến công ty của Hạnh ‘nhỏ’ (TN). - Hạnh ‘nhỏ’ đích thân dẫn quân đánh phó giám đốc sở (TP).
- Vụ 10 năm oan sai: Vợ ông Chấn lại phải vào viện tâm thần để điều trị (LĐ).
-Điều tra viên và một số tất yếu Cầu Nhật Tân 17/11/2013
Với sự đổi mới trong công tác tổ chức điều tra hình sự thì vai trò của Điều tra viên (ĐTV) cũng được tăng cường theo hướng chủ động tấn công tội phạm. Từ chỗ chỉ làm công tác xét hỏi một cách thụ động trên hồ sơ, giờ đây vai trò của ĐTV được nâng cao. ĐTV là diễn viên chính thực hiện việc đánh án bắt đầu từ các khâu đầu tiên như khám nghiệm hiện trường vụ án, thu thập chứng cứ, xét hỏi khai thác đối tượng cho tới khâu lập hồ sơ vụ án để sếp của anh ta ký chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát đưa đối tượng ra truy tố. Áp lực lên diễn viên này là rất lớn: áp lực chính trị, áp lực xã hội đòi hỏi phá án, ĐTV có thẩm quyền rất lớn (không bị chế ngự), cộng với nhiều yếu kém khiến điều tất yếu phải xảy ra.
Hàng năm, số vụ trọng án xảy ra trên địa bàn cả nước lên tới con số hàng chục nghìn (chưa kể án tồn đọng từ năm trước kéo sang năm sau). Do quy định trong Bộ Luật hình sự và Tố tụng hình sự nên cơ quan thụ lý điều tra chủ yếu là Công an cấp tỉnh với chủ công là lực lượng Điều tra viên tại các Cơ quan cảnh sát điều tra.
Sau khi có quy định chuẩn hóa đội ngũ của Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ CA, số lượng Điều tra viên cao cấp tại cấp tỉnh không nhiều, thực tế là quá ít nếu so với số lượng các vụ án xảy ra trên địa bàn. ĐTV thì khá hổ lốn. Số người được đào tạo chính quy tại khoa điều tra khá ít. Nhiều anh tốt nghiệp khoa điều tra ra do không có “cửa” hoặc “cửa” không sáng lại bị phân đi gác cổng hoặc coi tù. Khối anh chân ướt chân ráo vừa đánh được vài vụ ma túy dưới huyện, như có phép thần, nhảy vụt ngay lên cơ quan điều tra tỉnh trong khi nghiệp vụ điều tra gần như con số 0. Các tỉnh khó khăn thì số lượng ĐTV cao cấp còn ít nữa. Để giải quyết vấn đề “chuẩn hóa”, người ta đưa ra sáng kiến “đi tắt, đón đầu”, tức là mời cơ sở đào tạo của Bộ như Học viện CSND, Học viện ANND mở các lớp đào tạo ĐTV theo hệ “vừa học vừa làm” hoặc “hoàn thiện nghiệp vụ” tại địa phương.
Lớp học thì diễn ra tại hội trường CA tỉnh. Tổ chức lớp học thì giống một cuộc họp chính trị. Thầy đứng ở bục tận trên cao cứ thao thao bất tuyệt đọc qua micro. Hàng trăm điều tra viên tương lai ngồi dưới, kẻ thì gọi điện, người nhắn tin, anh thì đọc báo hay tranh thủ trao đổi với đồng nghiệp. Không sao. Toàn bộ tài liệu đã được phô tô phát tận tay rồi còn gì. Thi thố, kiểm tra thì đã có Ban tổ chức lo liệu với phần “đóng góp” tích cực của học viên trên cơ sở phương châm: đã có quyết định cử đi học là đỗ. Chạy được quyết định cử đi học của Phòng Tổ chức CA tỉnh là quan trọng nhất, mệt hơn cả việc học tập. Có được quyết định coi như đã có thẻ ĐTV. Con đường đi lên ĐTV với nhiều đồng chí cũng rất vòng vo. Từ lính nghĩa vụ, học sơ cấp, rồi trung cấp, sau đó làm quả ĐTV vừa học vừa làm mở tại tỉnh hệ đại học. Các đồng chí này lấy đâu ra IQ để đấu trí với tội phạm cho nên thường phải sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”.
Công tác đào tạo chuẩn hóa có bất cập là: nội dung phần lớn là lý thuyết được các thầy lĩnh hội từ thời còn Liên Xô với Đông Đức, chủ yếu về tính chuyên chính, trấn áp trong hoạt động của Công an. Nội dung thực hành vốn đã quá ít ỏi, lại còn bị bỏ qua vì CA tỉnh thì lấy đâu ra trang thiết bị mà thực nghiệm, mô phỏng. Bi kịch tất yếu bắt đầu từ đây.
Khám nghiệm hiện trường: Điều tra viên bước vào khâu đầu tiên của vụ án với kiến thức vô cùng ít ỏi về công tác này. Ngay kiến thức cơ bản nhất như vật liệu nổ, đường đạn, vũ khí mà đa số các đồng chí đều mít tịt, nói chi tới những kiến thức cao siêu hơn phục vụ phá án. Trang thiết bị khám nghiệm thì sơ sài. Hành trang bước vào đánh án chỉ có cái va li khám nghiệm. Trong va li có gì? Kính lúp cầm tay, chổi lông, ít bột hóa học, thước dây, máy ảnh, giấy và bút. Án thì phức tạp lên nhiều nhưng va li khám nghiệm 50 năm nay vẫn y nguyên, không có gì mới. Bộ năm nào cũng có đề án tăng cường trang thiết bị nhưng chỉ thấy tăng cường ở đâu đâu.
Thu thập chứng cứ: chứng cứ được quan niệm là tồn tại khách quan. Do công tác khám nghiệm hiện trường rất sơ sài nên vẫn chấp nhận tồn tại khái niệm “tạo chứng cứ” trong giới điều tra nhằm có được “chứng cứ” từ nhiều nguồn khác, nôm na là thế trận an ninh nhân dân. Trước hết, đặc tình. Mạng lưới đặc tình hiện chủ yếu là dân tù tội, tiền án tiền sự hoặc giới làm ăn mà hiệu quả hoạt động lệ thuộc vào lòng thương của các anh CA. Thế nên nhiều chứng cứ là không có thật, cố được nặn ra để chứng tỏ lòng thành với các anh. Hoặc đặc tình bịa ra để mượn tay CA triệt nhau. Các ĐTV không phải là không biết. Nhiều khi vẫn nhắm mắt để dựng hồ sơ vì án đã đến ngày đến giờ. Dân lương thiện thì càng ngày càng ngại thông tin cho CA phá án bởi đã có nhiều nhân chứng của các vụ án bị đối xử không công bằng. Có lúc, có nơi, nhân chứng bị ĐTV tiện tay nhập luôn cả vào kho bởi “không phạm tội sao mày biết rõ thế” hoặc nếu chứng cứ không “nhạc và lời” với hồ sơ do ĐTV dựng thì bị dọa “khai báo gian dối”.
Mạng lưới chính thống hỗ trợ thông tin thì rất yếu và nhiêu khê. Cơ sở dữ liệu tội phạm rất manh mún. Thế nên mới có chuyện cả một chuyên án lớn của Bộ tốn bao tiền của và thời gian mới ngã ngửa người ra rằng đối tượng truy tìm đang ung dung thụ án rất ngoan ngoãn trong một trại giam của Bộ dưới một tội danh ít nghiêm trọng. Việc chia sẻ thông tin tội phạm giữa các đơn vị thì càng ít. Có tội phạm giết người để lại vân tay tại tỉnh này mà CA chịu không lần ra được thủ phạm. Do ngẫu nhiên, người ta biết được tên đó qua rà soát hồ sơ tiền sự do CA tỉnh bên lập từ lâu.
Khai thác đối tượng: thuật ngữ đấu tranh được ĐTV sử dụng phổ biến. Anh vào tay tôi tức là anh đã có tội. ĐTV mang nặng tư duy trấn áp chuyên chính nên thường triển khai phá án theo hướng suy đoán có tội chứ không phải suy đoán vô tội. Hình thức đấu tranh kiên quyết, hiệu quả nhất, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm là phải “dạy” cho mấy chưởng. Cũng có thể gửi xuống trại để “nhờ” các lái xe, bộ đội trong buồng giam bắt đối tượng phải “thành khẩn” khai báo. Có khi là dựng đối tượng dậy đi cung triền miên vào ban đêm và ban ngày thì sai bọn phạm quấy không cho ngủ. Khoảng một tuần như vậy thì đối tượng nào cũng phải “thành khẩn” hết. Bi hài nhất là có tay chuyên đột nhập, sau khi đã thành khẩn khai báo thì bị ĐTV tiện tay quy luôn cho một loạt vụ phá khóa khác (hai “chuyên ngành” này vốn khá mâu thuẫn với nhau). Đối tượng giãy nảy: nếu cháu phá được khóa thì dại gì đột nhập nữa. À, ngoan cố chối tội hả. Sau khi tung mấy “nghiệp vụ sắc bén”, ĐTV đã buộc đối tượng phải ngoan ngoãn cúi đầu nhận một loạt các vụ phá khóa kia.
Hiện, việc trích xuất người bị tạm giữ ra khỏi cơ sở tạm giữ rất lỏng lẻo tạo điều kiện cho bức cung, nhục hình. Cảnh “ra đi trai tráng khi về bủng beo”, hoặc, “lúc anh đi không người đưa tiễn, lúc anh về ba bốn thằng khiêng” là chuyện vặt. Luật sư, trên thực tế, chưa được tham gia vào các phiên xét hỏi.
Bình phong vững chắc của các ĐTV: Trọng án xảy ra, việc điều tra, truy tố, xét xử đều phải được chỉ đạo chặt chẽ từ cấp ủy (thường vụ tỉnh ủy) mà Công an (hơn hẳn Viện và Tòa) là có chân trong Thường vụ. Tiếng nói của đồng chí Giám đốc CA mang tính quyết định. Thế nên, quan điểm trong hồ sơ do ĐTV dựng lên thường có được vị trí vững chắc trong các buổi họp án. Đó là chưa nói, lãnh đạo Viện Kiểm sát và Tòa án nhiều địa phương do lãnh đạo CA chuyển sang nên tư duy nể nang là khó tránh. Đảm bảo lợi ích cục bộ địa phương, giữ vững uy tín như thành tích thi đua v.v cũng có khi khiến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phải nhắm một mắt miễn sao anh em “làm cho êm”. Thực tế là vai trò của các cơ quan tư pháp khác là thứ yếu và chịu nhiều áp đặt trong các buổi họp chỉ đạo án. Tính độc lập, khách quan của các cơ quan này do đó bị ảnh hưởng.
Là diễn viên chính của các vở, song Điều tra viên lại may mắn không bị pháp luật ràng buộc phải tham gia vở cuối – vở này mới là quyết định, tức phiên xét xử. Hãn hữu, có vụ trọng án gây tranh cãi lớn tại Thủ đô, Tòa buộc phải triệu tập ĐTV ra đối chất thì ĐTV lại nương vào các quy định về đảm bảo chế độ mật để từ chối cung cấp thông tin làm rõ. Thế nên, dù luật sư và bị cáo (thậm chí cả bị hại) có kêu oan tới đâu thì cũng chỉ là thông tin một chiều và ít được quan tâm một khi hồ sơ đã dựng, án đã đóng, công trạng đã báo cáo lên trên.
Cuối cùng, việc ĐTV và cơ quan điều tra được giao sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm lại là một bất cập nữa bởi chẳng ai ngu gì đi lột áo cho người xem lưng và những sai phạm mang tính tất yếu của ĐTV vẫn tiếp tục mà không có điều kiện khắc phục, sửa chữa.Điều tra viên và một số tất yếu Cầu Nhật Tân 17/11/2013
- Điều tra viên và một số tất yếu (Cầu Nhật Tân). - Quy trình đẻ ra án oan và cơ chế minh oan cho người vô tội (MTG). - Nhiều câu hỏi dành cho Chánh án TAND Tối cao (NLĐ). - Án oan sẽ làm “nóng” nghị trường! - Chất vấn về giải pháp khắc phục án oan (PNTP). - Trung Quốc: đa số án oan do bức cung (TT).- Bùi Hoàng Tám: Gửi các điều tra viên vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (DT). - Vụ ông Chấn và Hàn Đức Long: Nghi vấn về “ý tưởng” và những lá thư? (GDVN). - Kỳ án ‘trộm cắp cổ vật’: Những chuyện giờ mới kể (TP).- Nguyễn Thanh Chấn: ‘Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu’ (NĐT). - Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa thoát khỏi “ách” bị can? (MTG). - Ông Nguyễn Thanh Chấn có đối mặt với tội danh vu khống mới? (Giadinh.net).
- Tranh chấp vườn đào ở Mũi Né: Án dân sự thắng thua như bóng đá (MTG).
- Những “tiêu cực” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (PT). - Vì những người yếu thế (ĐĐK). - Việt Nam trở thành thành viên HĐ Nhân quyền LHQ: Vị thế, uy tín của đất nước!- Sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng (LĐ).
- Vụ án oan 10 năm: Khi hỏi cung tại sao không có luật sư? (ĐS&PL). - Ông Nguyễn Thanh Chấn nhận hàng chục bức thư mỗi ngày (Infonet).
- Lật lại vụ án oan Đỗ Thị Hằng ở Bắc Giang: Lời kêu oan chìm trong vô vọng (LĐ).
- Gia Lai: Dân tố công an đánh người sai quy định (LĐ).- Vụ đốt xe CSGT ở Bình Thuận: Triệu tập nhân chứng, củng cố hồ sơ khởi tố điều tra (LĐ).- Ân xá Quốc tế tổ chức cuộc đua vinh danh Nguyễn Tiến Trung (VOA).
- Phương Hà: Vì sao Hồi đồng thẩm phán TANDTC xử tái thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn? (Quê Choa). - Đoành Ngoặc Nguyễnh: Thư ngỏ gửi các vị bỏ tù công dân Nguyễn Thanh Chấn - LS Nguyễn Trường Sơn: Ông Chấn rồi sẽ … “không oan” ?! (Quê Choa).- “Thuyết nhân quả” trong vụ án oan tại Bắc Giang? (TN).
- Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn vụ án Hàn Đức Long (NLĐ). - Nỗi đau đáu của người đầu tiên được minh oan (VNE).- Nguyễn Thanh Chấn: Tù 10 năm số phận lại treo lơ lửng (VNN). - Ông Chấn tố điều tra viên ép cung: Vụ việc có bị rơi vào quên lãng? (GDVN).- Đừng lãng quên một cái chết! (Dòng đời/DV). -Ông Nguyễn Thanh Chấn: Tôi hỏi, cán bộ tha tôi thì khi nào bắt lại ? - Infonet 11/11/2013 -
- Vụ 10 năm oan sai: Không biết làm gì để sống qua ngày (LĐ).- Minh bạch: quyền của người bệnh (PLTP).- Vụ đốt xe CSGT ở Bình Thuận: Triệu tập nhiều nhân chứng để điều tra (TN).
- Blogger khai thác sự kiện Việt Nam là thành viên UNHRC (Người Việt). - Cái chân hương lý, cái ghế nhân quyền (Blog RFA). - MẤY NÉT VỀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN – 10 THÁNG 12 (Nhân Quyền). - Café sáng thứ 7 (#21): Công quyền và nhân quyền (Bautx).
- Bàn luận cuối tuần: Nhân quyền há phải đồ trang sức (Boxitvn). - Hà Nội: Bao vây ủy ban, đấu tranh cho dân chủ – nhân quyền (DLB).
- Phỏng vấn ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT): Truyền thông về nhân quyền: Cần có những đổi mới (QĐND). - Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng tại Việt Nam là rõ ràng. - - Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi (RFI). – Cao Huy Thuần: Nhà nước: Ông là ai ? (Diễn Đàn).- TS Trần Nhơn – Lịch sử sẽ xá tội ghi công (Dân Luận).- 202 đại biểu Quốc hội không tham gia chọn người chất vấn (VnEco). - Băn khoăn về cách chọn bộ trưởng trả lời chất vấn (NLĐ). - Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình “trả bài” Quốc hội: Vượt mọi chỉ tiêu (VnEco).
****************
-Kiên Giang: Truy tố để… “vô tội”? 15/11/2013
Báo Người cao tuổi số 76 ngày 26/6/2013 đưa tin TAND tối cao tại TP Hồ Chí Minh tuyên hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2013/HSST ngày 08/4/213 của TAND tỉnh Kiên Giang (xử bị cáo Đoàn Hữu Hậu 02 năm tù; buộc bồi thường 29 triệu đồng); chấp nhận kháng nghị của VKSND tối cao; trả hồ sơ điều tra xét xử lại từ đầu. Tuy nhiên …
Kết luận điều tra “tiền hậu bất nhất”!
Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ra Kết luận điều tra số 03/KLĐT-PC46 ngày 13/6/2012 (Trích):“ Đoàn Hữu Hậu nhận tiền của bà Đinh Ngọc Diễm và Bùi văn Tạo tổng cộng 98.000.000 đồng. Sau đó Hậu tìm đến những người có chức vụ quyền hạn nhờ những người này giảm nhẹ hình phạt cho Bùi văn Tạo, xử cho bà Đinh Ngọc Diễm thắng kiện. Việc ông Tạo không được giảm nhẹ hình phạt, bà Diễm không thắng kiện là kết quả ngoài ý muốn của Đoàn Hữu Hậu. Hành vi nói trên của bị can phạm vào tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, được quy định tại Điều 291 của Bộ luật Hình sự”
Ngày 03/9/2013, Cơ quan CSĐT ra Bản kết luận điều tra số 09/KLĐT-PC46, với nhận xét và đề nghị: “Đoàn Hữu Hậu dùng lời nói gian dối như hứa giúp cho Tạo được án treo, hứa giúp cho Diễm được thắng kiện; giới thiệu Tạo và Diễm gặp ông Trương Thanh Hùng để tạo lòng tin với Tạo và Diễm. Vì tin nhầm Hậu có thể lo giúp được mình nên khi Hậu yêu cầu Bùi Văn Tạo và Đinh Ngọc Diễm đưa tiền cho Hậu để Hậu chạy án thì Tạo và Diễm đưa tiền ngay cho Hậu. Từ đó Hậu đã chiếm đoạt Tạo và Diễm số tiền 98.000.000 đồng . Hành vi nói trên của Đoàn Hữu hậu đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 139 BLHS …”
Rõ ràng, chân lí trong vụ việc này thì chỉ có một, nhưng hai bản kết luận điều tra trên đây đã có nội dung “Tiền hậu bất nhất”!
Có làm thì không thể coi là lừa đảo
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Đoàn Công Thiện, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang, cho biết: Theo Điều 139 BLHS, yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là phải có ý định chiếm đoạt tài sản trước và bằng thủ đoạn gian dối (hứa hẹn sẽ làm việc này, việc nọ, … ) để người khác tin và giao tài sản, nhưng lại không làm gì. Cơ sở khoa học giữa tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”, không có mối liên hệ, mà là gần như đối lập nhau. Nếu có dấu hiệu của tội danh này, thì không phạm tội danh kia. Trong vụ án này, bà Diễm, ông Tạo đã chủ động tìm đến bị cáo Hậu trình bày nhờ giúp đỡ, chứ không phải bị cáo Hậu tìm gặp trực tiếp hai người này để gạ gẫm, đặt vấn đề. Cả hai sự việc bị cáo Hậu đều có thực hiện theo tinh thần đôi bên giao ước, chứ không phải nhận tiền mà không làm. Trường hợp bà Diễm, cơ quan tố tụng không đủ chứng cứ chứng minh rằng bị cáo Hậu nhận tiền mà không làm; Cơ quan Điều tra cũng chưa làm rõ, kết luận về số tiền bà Diễm gửi bị cáo Hậu trả nợ cũ, hay là đưa tiền “chạy án”; nếu là đưa tiền chạy án, thì bà Diễm cũng phạm tội. Về trường hợp ông Tạo, mức độ hoàn thành công việc không như giao ước, bị cáo Hậu đã gửi trả tiền lại bằng phân nửa số tiền. Do vậy, không thể coi bị cáo Hậu lừa đảo. Bị cáo Hậu gặp những người có chức vụ, quyền hạn để đặt vấn đề hướng dẫn làm thủ tục pháp lí đó là bị cáo Hậu đã có hành động làm. Mà bị cáo Hậu có làm thì không thể coi là bị cáo Hậu lừa đảo. Xin nói rõ thêm: Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có ý thức từ đầu, dùng thủ đoạn gian dối để lấy tiền người khác, mà không làm.
Như vậy, dư luận có cơ sở đặt vấn đề cơ quan tố tụng không có đủ căn cứ buộc tội bị cáo Đoàn Hữu Hậu theo Nguyên tắc suy đoán vô tội, nên đã lúng túng trong việc xác định tội danh; nay đang truy tố để … “vô tội” (không phải bồi thường thiệt hại cho người đã bị kết án sơ thẩm)?
Dự kiến, TAND tỉnh Kiên Giang xét xử tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Đoàn Hữu Hậu vào ngày 18/11/2013. Chúng tôi sẽ kịp thời thông tin đến bạn đọc kết quả xét xử của phiên Tòa này
Thành Nguyên
Vô tội phải xử cho có tội vì dám chống quan tham ăn đất của dân
Trường hợp của nhà báo Đoàn Hữu Hậu từng được công luận lên tiếng trên nhiều trang báo như Dân Làm Báo, Người Cao Tuổi… Nhưng đối với các cơ quan tố tụng của tỉnh Kiên Giang vẫn bằng mọi giá đưa “xét xử” nhà báo chống tham nhũng với những tội danh thiếu chứng cứ.
Theo các tài liệu thu thập như băng ghi âm, tờ tường trình từ các nhân chứng thì đây là một thỏa thuận về dân sự không liên quan gì đến vụ án hình sự. Tuy nhiên các cơ quan tố tụng của tỉnh Kiên Giang đã cố tình “biến hóa” những thỏa thuận giữa những người dân với nhau để trở thành vụ án hình sự, mục đích để trả thù nhà báo Đoàn Hữu Hậu bằng bản án tù để cảnh báo cho những nhà báo khác hay bất cứ một công dân nào dám chống tham nhũng.
Trong các loạt bài viết trên Dân Làm Báo, báo Người Cao Tuổi… cũng cho thấy các chứng cứ mà cơ quan điều tra tỉnh Kiên Giang đưa ra không có gì khác với 2 phiên “xét xử” trước đó.
Ngày 08/04/2013, phiên tòa sơ thẩm đã kết án vụng về vi phạm luật tố tụng, nhưng cũng không quên tròng vào cổ với mức án 02 năm tù giam cho nhà báo Đoàn Hữu Hậu. Anh Hậu kháng án đến tòa án tối cao, bản án phúc thẩm vào ngày 24/06/2013 đã hủy toàn bộ án sơ thẩm.
Việc hủy án sơ thẩm của tòa án tối cao cũng không đồng nghĩa với việc là anh Hậu “vô tội” bởi cái cơ chế “đảng trị” của các cơ quan luật pháp ở VN hiện nay luôn bảo vệ uy tín cho đảng cộng sản, dù biết đó là điều sai trái. Cho nên tòa án tối cao cũng phán thêm “trả lại hồ sơ xét xử lại từ đầu”, đây cũng là điều kiện cho các cơ quan điều tra của tỉnh Kiên Giang “xử” lại và cải biên tội danh cho nhà báo Đoàn Hữu Hậu tiếp tục có bản án mới để vào tù.
Anh Đoàn Hữu Hậu tuy là một nhà báo hoạt động dưới đảng cộng sản VN nhưng… luôn đi ngược lại để bảo vệ quyền lợi cho người dân ở các tỉnh miền Tây nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Anh đã từng viết bài phanh phui nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải tỏa như Xây dựng trung Tâm thương mại huyện An Minh – tỉnh Kiên Giang vào năm 2006. Anh đã viết loạt bài “Lấn Biển hay Lấn đất của dân” đăng trên các báo Pháp Luật & Đời Sống với bút danh là Thế Hiển và một số tờ báo khác trong nước. Loạt bài này được các báo, đài lề Dân đánh giá cao, cũng từ đó dư luận đặc biệt quan tâm đến việc các quan chức tỉnh Kiên Giang dùng nhiều thủ đoạn lấn đất của dân trong dự án lấn biển Rạch Giá, nhiều người dân đã tố cáo các quan tham, được đăng tải trên RFA do PV Thanh Quang thực hiện và các kênh truyền thông khác cũng vào cuộc.
Ngày 18 /11/ 2013 vào lúc 7 giờ 30 sáng (thứ Hai) tới đây tòa án tỉnh Kiên Giang sẽ đem anh Đoàn Hữu Hậu ra “xét xử” lại trong phiên sơ thẩm (mới). Cho đến nay thì các nhân chứng phía anh Hậu đã nộp bản tường trình làm chứng đến cơ quan điều tra và các cơ quan tố tụng nhưng chưa được tòa án gởi giấy triệu tập nhân chứng nào. Đây là điều bất lợi cho nhà báo Đoàn Hữu Hậu trong phiên tòa sắp tới.
Hy vọng trong phiên tòa này những người dân oan từng bị bọn quan tham cướp nhà, cướp đất một cách oan khuất tại Kiên Giang hãy đến dự phiên tòa công khai và cổ vũ cho nhà báo Đoàn Hữu Hậu vô tội.
- Chợ Long Khánh: UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại sao chỉ quan chức nói, mà không nghe dân nói? (DCCT).
- Đánh giá kết quả bảy đoàn giám sát án tham nhũng (DT).
- Hoãn phiên tòa vì nghi điều tra viên mớm cung (ĐS&PL).
- Hàng trăm hành khách bị chậm chuyến bay do lỗi hệ thống dữ liệuDân Trí
(Dân trí) - Sự cố trục trặc kỹ thuật hệ thống check in (làm thủ tục vào sân bay) tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) xảy ra từ tối 14/11 đến sáng nay 15/11 khiến 5 chuyến bay bị chậm. Hệ thống check in làm thủ tục bị lỗi khiến hành khách phải chờ ...
Hơn chục hành khách dùng tên giả đi máy bay Vietnam Airlines
Trao đổi với báo chí, Phó cục trưởng Cục Hàng không Lưu Thanh Bình cho biết hiện tượng này có một phần nguyên nhân là đại lý "lách luật" để bán vé giá rẻ.
Theo đó, khi các hãng hàng không tung vé khuyến mãi, đại lý đã "om hàng" trước bằng cách mua một loạt rồi đăng ký dưới tên bất kỳ. Sau đó khi tìm được khách mua, đại lý đã đi xin giấy xác nhận nhân thân có ảnh của khách, nhưng lại là tên trùng với tên họ đã đặt mua trước đó. Giấy xác nhận nhân thân này thường chỉ được cấp tạm thời khi một người bị mất giấy tờ tùy thân.
"Không loại trừ khả năng có sự móc ngoặc giữa các đại lý vé và nơi cấp giấy xác nhận này", Phó cục trưởng Lưu Thanh Bình nói.
Nhiều chuyến bay bị chậm do trục trặc kỹ thuật
-Vietnam Airlines chậm chuyến như hàng không giá rẻ
--- Cư dân đô thị Dương Nội tố “bị dọa ăn đạn”: Công an Hà Đông lên tiếng (Infonet). - Vụ bốn người đàn bà đội đơn ở Bình Thuận: Tỉnh và Bộ từ chối đối thoại, vì sao? (NCT). - Cần làm rõ việc cấp sổ đỏ cho 3 hộ dân ở xã Mai Đình? (NCT). - Dự án đường Phan Đình Phùng nối dài của TP.Quảng Ngãi: Đền không đủ bù (TN).
- Đề nghị truy tố một cán bộ CSGT tỉnh Khánh Hòa (PLTP/DV).
- Chuyện ở một UBND xã làm việc “chẳng giống ai” (DT).
- Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm: Cần làm rõ đối tượng cầm đầu (LĐ).
- Da nâu ở Hà Tĩnh (LĐ).