TLQ: -Tột cùng của tội ác: NHCSXH cấu kết với kẻ lừa đảo ăn cả xương cốt liệt sĩ
-Tranh tụng vụ "nhà ngoại cảm lừa đảo tìm mộ liệt sỹ"
-Quy định việc các TCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngày 19/11/2013, NHNN ban hành Thông tư số 23/2013/TT-NHNN quy định việc TCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tư quy định, hàng năm, các TCTD nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước.
Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, các hình thức nhận tiền gửi khác của cá nhân, tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) theo quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Các TCTD; phát hành trái phiếu để huy động vốn từ cá nhân, tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước thì các TCTD nhà nước phải bổ sung số dư tiền gửi bằng số tiền chênh lệch lớn hơn. Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước thì các TCTD nhà nước được rút bớt số tiền gửi bằng với số chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi của năm trước.
Thông tư cũng quy định cụ thể lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội; quy trình, thủ tục gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2014
-Vụ Ngân hàng CSXH tìm mộ: 'Con sâu làm rầu nồi canh'
TPO - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét về vụ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tìm mộ bằng ngoại cảm khi chốt lại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT sáng nay, 20/11.
Sau khi đánh giá cao đóng góp của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại vụ Ngân hàng CSXH vừa qua tham gia tìm mộ bằng ngoại cảm như một hiện tượng không lành mạnh, dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.
Với phần chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, những năm tới, phải tập trung hồi phục, phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kể cả trồng chọt – đặc biệt là lúa, chăn nuôi cá ba sa; chăm sóc bảo vệ và trồng rừng, nhất là rừng ven biển…
Trước vấn đề đại biểu nêu có hiện tượng nông dân trả lại đất lúa thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, “đất lúa phải có chính sách, biện pháp để trồng lúa hiệu quả như Quốc hội đã đặt ra”.
“Phải đưa ngành nông nghiệp có vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực cả về khoa học, công nghệ, mới có thể giúp nông nghiệp tăng trưởng cao, giải quyết được câu chuyện người nông dân vất vả, lam lũ mà thu nhập chưa đảm bảo. Cần có chính sách cần thiết, cho phép sự hỗ trợ, tác động của Nhà nước để khuyến khích, tác động cho ngành nông nghiệp phát triển tốt hơn” – Ông Hùng nói.
Trước đó, Thông đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, ngân hàng đã có nhiều cố gắng giúp ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian qua. Đặc biệt, ngân hàng “không thiếu một đồng, không chậm một ngày” trong cấp vốn mua trữ lúa gạo cho dân.
Liên quan vấn đề thủy điện, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân; không để có những vùng sau bao nhiêu năm làm thủy điện mà đến nay dân vẫn chưa có điện…
“Phải báo cáo ngay 1.200 con đập hiện nay, cái nào an toàn, mức độ an toàn ra sao; đặc biệt phải gia cố, đầu tư đảm bảo an toàn tuyệt đối. Phải rà soát lại các đập này như rà soát các hồ vừa qua. Tuyệt đối không được để vỡ đập” – Chủ tịch QH chốt lại.
- Phan Thị Bích Hằng đính chính về tin đồn Đại Lễ thất bại
- Tiền tỉ ngân hàng chính sách XH chi cho "cậu Thuỷ" lấy từ đâu? "Sẽ có thêm phóng sự nữa để vạch mặt nhà ngoại cảm"
--Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai?
[Vẫn chưa thấy việc xử lý tại NH CSXH ra làm sao?]- Tiền tỉ ngân hàng chính sách XH chi cho "cậu Thuỷ" lấy từ đâu? "Sẽ có thêm phóng sự nữa để vạch mặt nhà ngoại cảm"
--Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai?
-Tranh tụng vụ "nhà ngoại cảm lừa đảo tìm mộ liệt sỹ"
(Xã hội) - Trong chương trình "Trở về từ ký ức" số 22, ngày 12/10 đưa thông tin "vạch trần" bộ mặt thật của các nhà ngoại cảm, trong đó có nói đến nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa.
Theo chương trình này, bà Vũ Thị Hòa (41 tuổi), trú tại tổ 14, phường Đồng Tâm (TP. Yên Bái – tỉnh Yên Bái) đã không từ mọi thủ đoạn buôn bán những con thú là động vật hoang dã để kiếm lời. Khi công việc kinh doanh này đổ bể, bà Hòa tự “phong” cho mình là một “Nhà ngoại cảm” có biệt tài chữa bệnh và tìm mộ liệt sỹ để từ đó kiếm lời trên chính những bộ hài cốt của các chiến sỹ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và niềm khát khao tìm lại người thân của các thân nhân liệt sỹ.rn
Tiếp đến, vụ việc Nguyễn Thanh Thúy (SN 1959) và vợ hờ là Mẫn Thị Duyên (SN 1962), ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bị khởi tố về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sỹ, theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) đã khiến nhiều người bàng hoàng. Được biết, Thúy và Duyên từng có thời gian bóc lịch trong tù. Sau khi ra tù Thúy chính thức bước vào “nghề” tìm hài cốt liệt sỹ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”. Trò bịp tạo mộ giả đã đem lại cho “cậu Thủy” những khoản tiền công hậu hĩnh. Từ đó, đời sống vật chất của Thủy và vợ hờ cùng các “đồ đệ” khá hẳn lên khi hắn vung tay mua xe hơi hạng sang, xây nhà cao tầng...
Gia đình ông Nguyễn Đình Nhu, cán bộ về hưu ở phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh), thân nhân của liệt sỹ Nguyễn Hữu Điền hy sinh năm 1968 tại chiến trường Quảng Trị, cũng bị “ăn quả lừa” tương tự từ nhà ngoại cảm rởm. Ông Nhu được Đặng Xuân Ba (Nam Định) và Nguyễn Đình Mai (Lâm Đồng) nhận lời tìm giúp mộ em trai đã khuất. Nhờ sự chỉ dẫn của hai "nhà ngoại cảm”, gia đình ông Nhu đã nhanh chóng tìm thấy "mộ" liệt sỹ ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) qua lọ pê-ni-ci-lin trong đó có các mảnh giấy viết họ tên, quê quán liệt sỹ, kèm theo một ít xương được chôn trong “mộ”.
Sự việc diễn ra quá nhanh chóng khiến thân nhân các gia đình liệt sỹ đều tỏ ý nghi ngờ. Đoàn tìm mộ đã đề nghị ngừng đào và mời hai nhà ngoại cảm về cơ quan quân sự huyện để làm việc. Khi cơ quan chức năng kiểm tra hành lý của hai ông Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai thì phát hiện nhiều lọ pê-ni-ci-lin có chứa các mảnh giấy ghi tên người và nhiều túi ni-lông màu trắng đựng những mẩu xương vụn. Với hành vi này, tháng 10/2006, Đặng Xuân Ba đã bị Công an huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bắt về tội lừa đảo.
“Nhà ngoại cảm” cậu Thủy (x) tại lễ cất bốc hài cốt liệt sỹ tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Ảnh: Bến Hải.
Nhà ngoại cảm tự xưng Dương Văn Lâm (41 tuổi, ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) cũng bị bắt vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bằng cách đóng giả làm nhà ngoại cảm đi tìm mộ, Lâm đã “phán” trong nhà anh Huỳnh Hữu Huynh ở TP. Buôn Ma Thuột có 2 bộ hài cốt vô danh và căn nhà bên cạnh của bà Đặng Thị Hằng, mẹ ruột của anh Huynh, có đến… 8 bộ hài cốt. Hắn yêu cầu chủ nhà tiến hành đào mộ với chi phí 1 triệu/bộ hài cốt. Trong lúc đào nền nhà, Lâm đã dùng vài mảnh xương vỡ vụn để lừa chủ nhà. Ngờ rằng có dấu hiệu lừa đảo, gia đình anh Huynh đã báo ngay cho Công an TP. Buôn Ma Thuột. Tại cơ quan công an, kiểm tra "thầy" Dương Văn Lâm, cơ quan chức năng phát hiện một gói các mảnh xương nhỏ được bọc trong túi nilon.
Nhiều bạn đọc cho rằng, việc lừa gạt chiếm đoạt tài sản dựa vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa của Nhà nước là một hành động phỉ báng lên vong linh các liệt sỹ cũng như phỉ báng lên công sức, tâm đức của toàn dân tộc. Các cơ quan điều tra chức năng cần điều tra làm rõ, bắt giam hết những nhà ngoại cảm rởm để thế giới tâm linh không bị xúc phạm.
Nhiều ý kiến đưa ra là, Nhà nước cần thắt chặt cơ chế quản lý về những hoạt động mang tính tâm linh, và hoạt động của những nhà ngoại cảm. Ngăn chặn những hành vi giả mạo làm ảnh hưởng uy tín của những ngoại cảm thật và làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhân dân. Đây là một hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, phải xử lý nghiêm minh. Cũng có một số ý kiến đưa ra là phải xử thật nặng những đối tượng là nhà ngoại cảm rởm theo hình phạt là tử hình. Và nếu cơ quan chức năng xác định “cậu” Thủy là đối tượng “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì ai đó trong Ngân hàng CSXH phải chịu trách nhiệm về việc đã chi tiền cho hoạt động lừa đảo.
Tiếp tục “Thử tài tranh tụng” trong số báo này, chuyên mục đưa ra ý kiến của tác giả Đào Đức Hữu số 488 Lê Văn Hiến, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Không chỉ là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để có được cuộc sống thanh bình, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay, trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, biết bao thế hệ cha anh chúng ta đã phải nằm lại nơi xa trường lạnh lẽo. Không một tấm huân chương hay bằng khen nào có thể bù đắp được sự hy sinh lớn lao đó của các anh, chúng ta và con cháu chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Tuy nhiên, cuộc sống đâu có phải ai cũng nhận thức được vấn đề đó. Hành vi dùng xương động vật giả làm hài cốt liệt sỹ của Nguyễn Thanh Thúy và Mẫn Thị Duyên là một hành động vô liêm sỉ đáng bị lên án và trừng trị một cách nghiêm khắc. Bởi hành vi bỉ ổi đó không chỉ xúc phạm đến anh linh những người đã khuất mà nó còn ảnh hưởng đến niềm tin của những người đang sống vào chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có những nhà ngoại cảm chân chính. Dó đó, tôi đồng tình với ý kiến cho rằng, đã đến lúc Nhà nước phải có những biện pháp thắt chặt cơ chế quản lý về những hoạt động có yếu tố tâm linh nói chung và những hoạt động tâm linh của các nhà ngoại cảm nói riêng.
Trở lại vụ án Nguyễn Thanh Thúy lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Thúy đã rất rõ ràng, việc chôn cất xương động vật đã được Thúy cùng đồng bọn tính toán, bàn bạc, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Bản thân Thúy đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật về hài cốt liệt sỹ nhằm để các gia đình có hài cốt liệt sỹ đang nhờ Thúy tìm giúp tin đó là sự thật nên đã tự nguyện đưa tiền cho Thúy để Thúy chỉ nơi hài cốt đang yên nghỉ.
Như vậy, trước khi chiếm đoạt được tài sản, Thúy đã có hành vi gian dối. Hay nói cách khác, hành vi gian dối của Thúy chính là tiền đề, làm cơ sở cho hành vi chiếm đoạt tài sản sau đó. Tùy theo số tiền Thúy đã lừa đảo chiếm đoạt được mà hành vi của Thúy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản tương ứng của Điều 139 BLHS về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với các tình tiết định khung tăng nặng như: “Có tổ chức”, “Có tính chất chuyên nghiệp” với mức hình phạt nặng nhất có thể lên đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân.
Đối với ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), Cơ quan CSĐT cần phải tiếp tục điều tra làm rõ xem có hay không sự cấu kết giữa Thúy với một hay một số cá nhân nào đó trong NHCSXH. Nếu có thì đương nhiên, cá nhân đó cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng với Thúy với vai trò đồng phạm tương ứng. Ngoài ra, người đứng đầu NHCSXH nơi đã chi tiền cho Thúy còn có thể bị truy cứu hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước” theo Điều 144 BLHS hoặc tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 BLHS.
Ngày 19/11/2013, NHNN ban hành Thông tư số 23/2013/TT-NHNN quy định việc TCTD nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tư quy định, hàng năm, các TCTD nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước.
Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12 năm trước bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, các hình thức nhận tiền gửi khác của cá nhân, tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) theo quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Các TCTD; phát hành trái phiếu để huy động vốn từ cá nhân, tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước thì các TCTD nhà nước phải bổ sung số dư tiền gửi bằng số tiền chênh lệch lớn hơn. Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp nhỏ hơn số dư tiền gửi của năm trước thì các TCTD nhà nước được rút bớt số tiền gửi bằng với số chênh lệch nhỏ hơn hoặc tiếp tục duy trì số dư tiền gửi của năm trước.
Thông tư cũng quy định cụ thể lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội; quy trình, thủ tục gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/01/2014
-Vụ Ngân hàng CSXH tìm mộ: 'Con sâu làm rầu nồi canh'
TPO - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét về vụ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tìm mộ bằng ngoại cảm khi chốt lại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN&PTNT sáng nay, 20/11.
Sau khi đánh giá cao đóng góp của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại vụ Ngân hàng CSXH vừa qua tham gia tìm mộ bằng ngoại cảm như một hiện tượng không lành mạnh, dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.
Với phần chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, những năm tới, phải tập trung hồi phục, phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kể cả trồng chọt – đặc biệt là lúa, chăn nuôi cá ba sa; chăm sóc bảo vệ và trồng rừng, nhất là rừng ven biển…
Trước vấn đề đại biểu nêu có hiện tượng nông dân trả lại đất lúa thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, “đất lúa phải có chính sách, biện pháp để trồng lúa hiệu quả như Quốc hội đã đặt ra”.
“Phải đưa ngành nông nghiệp có vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực cả về khoa học, công nghệ, mới có thể giúp nông nghiệp tăng trưởng cao, giải quyết được câu chuyện người nông dân vất vả, lam lũ mà thu nhập chưa đảm bảo. Cần có chính sách cần thiết, cho phép sự hỗ trợ, tác động của Nhà nước để khuyến khích, tác động cho ngành nông nghiệp phát triển tốt hơn” – Ông Hùng nói.
Trước đó, Thông đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, ngân hàng đã có nhiều cố gắng giúp ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian qua. Đặc biệt, ngân hàng “không thiếu một đồng, không chậm một ngày” trong cấp vốn mua trữ lúa gạo cho dân.
Liên quan vấn đề thủy điện, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân; không để có những vùng sau bao nhiêu năm làm thủy điện mà đến nay dân vẫn chưa có điện…
“Phải báo cáo ngay 1.200 con đập hiện nay, cái nào an toàn, mức độ an toàn ra sao; đặc biệt phải gia cố, đầu tư đảm bảo an toàn tuyệt đối. Phải rà soát lại các đập này như rà soát các hồ vừa qua. Tuyệt đối không được để vỡ đập” – Chủ tịch QH chốt lại.
-> Vụ giả hài cốt liệt sỹ: Trái luật và quá chậm xin lỗi
- Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai? (MTG)
- Ngân hàng chính sách xã hội, anh là ai? (MTG)
Đinh Tuấn Minh và Nguyễn Văn Thịnh
Gần đây, dư luận đặt sự chú tâm vào hoạt động của ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) sau vụ ngân hàng này “trả” 7,9 tỉ đồng cho “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh “Cậu” Thủy) thực hiện hành vi lừa đảo trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
Đã có những nhận định nguyên nhân gây ra những yếu kém trong hoạt động của NHCSXH đến từ bộ máy tổ chức cồng kềnh, tốn kém. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận riêng yếu t ố quy mô thì khó có thể đánh giá khách quan rằng ngân hàng hoạt động kém hiệu bởi quy mô của ngân hàng có thể đơn giản là để đáp ứng yêu cầu của lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Để có phán xét xác đáng hơn về tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng chính sách xã hội, chúng ta trước tiên cần hiểu biết rõ hơn về bản chất và mô hình hoạt động của nó.
Ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận…
NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của ngân hàng Phục vụ người nghèo tách ra từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mục tiêu của ngân hàng là nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Để trợ cấp cho người nghèo được 8 nghìn tỉ đồng, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra tới 3,34 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 40% giá trị trợ cấp) cho chi phí trung gian.
Đến hết năm 2012, theo báo cáo thường niên [1], NHCSXH đã giúp 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận với tín dụng với mức dư nợ bình quân đạt 16 triệu đồng/khách hàng; hỗ trợ 98 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp đỡ hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay được vốn học tập; cấp vốn xây dựng 4,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh; xây dựng 484 căn nhà cho hộ nghèo…
Ngoài ra, sau hơn 10 năm hoạt động, tổng vốn của ngân hàng đã tăng trưởng liên tục, lớn hơn gấp 11,62 lần, từ mức 10.525 tỉ đồng năm 2003 tới 122.260 tỷ đồng năm 2012. Thêm vào đó, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng này chỉ chưa đầy 2% [2]trên tổng dư nợ, rất thấp so với đa số các ngân hàng thương mại khác.
Đó là một số kết quả chung mà bất cứ lãnh đạo của NHCSXH nào cũng lấy làm tự hào. Nhưng nó mới chỉ là mặt trước của tấm huy chương. Đằng sau tấm huy chương này là gì?
… nhờ được trợ cấp lớn
Với chủ trương hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, NHCSXH được ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Tuy có cùng một số nghiệp vụ, cách thức tổ chức, hoạt động song NHCSXH rõ ràng khác biệt với một ngân hàng thương mại do hoạt động phi lợi nhuận. Về bản chất, “ngân hàng” đã trở thành một công cụ trợ cấp của nhà nước.
Điều này không có gì lạ khi ta xem xét lại các hình thức cho vay điển hình của NHCSXH. Dư nợ cho vay của NHCSXH đến 31.12.2012 với đối tượng hộ nghèo là 41.650 tỉ đồng, chiếm 36,48% tổng dư nợ với lãi suất ưu đãi từ 0% đến 7,8% một năm- thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường trong cùng thời kỳ (khoảng 12-15%).
Do không bị trói buộc bởi mục tiêu lợi nhuận, và luôn được đài thọ bởi “ngân sách mềm” của nhà nước nên NHCSXH có thể thoải mái cho vay mà ít phải quan tâm đến chi phí của khoản vay. Năm 2012, NHCSXH chỉ có thể huy động 2.050 tỉ đồng từ người dân- chỉ chiếm 1,67% tổng nguồn vốn của ngân hàng này.
Phần vốn còn lại chủ yếu đến từ ngân sách (22,01%), vốn vay (27,09%) và phát hành trái phiếu ngân hàng được Chính phủ bảo lãnh (22,51%). Đáng lưu ý là các nguồn vốn vay và trái phiếu ngân hàng đều có mức lãi suất cao. Với trái phiếu kì hạn hai năm, NHCSXH phải trả mức lãi suất 10,8% cao hơn các mức cho vay mà chính ngân hàng đang áp dụng.
Kết quả là, theo báo cáo kết quả tài chính mới nhất của ngân hàng này, năm 2012, 29,67% thu nhập của NHCSXH đến từ thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí do ngân sách cấp. Nếu loại trừ khoản ngân sách mềm này ra thì tổng thu nhập của NHCSXH năm 2012 chỉ đạt mức 7.921,1 tỉ đồng- bằng 74,78% tổng chi phí. Nói cách khác, nếu không được trợ cấp thêm vốn ngân sách thì thu của ngân hàng còn rất xa mới bù đắp nổi các khoản chi.
Khoản trợ cấp cho cấp bù lãi suất và phí do nhà nước cấp lên tới 3.340 tỉ đồng vào cho năm 2012 là cái giá để để duy trì bộ máy hoạt động của NHCSXH phủ dày từ cấp trung ương tới địa phương. Theo Báo cáo thường niên năm 2012 của NHCSXH thì tính đến 31. 12.2012, ngân hàng đã có trên toàn hệ thống 63 chi nhánh cấp tỉnh, 618 phòng giao dịch cấp huyện, 10.861 điểm giao dịch xã, phủ tới 97,6% trên tổng số 11.118 xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Đây cũng là cái giá để duy trì cơ cấu tổ chức của các hội sở, chi nhánh ngân hàng gồm nhiều ban bệ như đặc thù của một cơ quan nhà nước. Tại mỗi cấp của NHCSXH đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Bộ máy quản trị gồm: hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở trung ương; ban đại diện hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp gồm: Hội sở chính ở trung ương, sở giao dịch, trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin.
Nếu lấy số dư nợ của NHCSXH vào cuối năm 2012 là 113,92 nghìn tỉ đồng và nếu giả sử mức trợ cấp lãi suất cho người nghèo so với mức lãi suất thương mại là khoảng 7% thì để trợ cấp cho người nghèo được tám nghìn tỉ đồng, ngân sách nhà nước đã phải bỏ ra tới 3,34 nghìn tỉ đồng (tương đương hơn 40% giá trị trợ cấp) cho chi phí trung gian.
Đó là chưa kể các khoản trợ cấp ngầm cho NHCSXH như đề cập ở trên. Đây rõ ràng là một khoản chi phí không nhỏ để thực thi chính sách xã hội.
Tìm thêm các mô hình tài chính hỗ trợ cộng đồng khác
Như vậy, bản chất mô hình hoạt động của NHCSXH là một công cụ trợ cấp của nhà nước. Cơ chế trợ cấp này là tương đối tốn kém do phải tạo ra một bộ máy cồng kềnh từ trung ương tới địa phương nhằm bao phủ toàn bộ các đối tượng có nhu cầu trợ cấp và giám sát các hoạt động trợ cấp đúng đối tượng chính sách.
Để mô hình NHCSXH đỡ cồng kềnh, nhà nước có thể tạo điều kiện pháp lý để cho các quĩ hỗ trợ xã hội và tổ chức tài chính vi mô do tư nhân điều hành được dễ dàng hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Chính phủ có thể hỗ trợ người nghèo thông qua các quĩ phát triển xã hội và tổ chức tài chính vi mô này thay vì chỉ qua kênh NHCSXH. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quĩ xã hội và tổ chức tài chính vi mô do tư nhân điều hành là chìa khóa then chốt trong việc hỗ trợ phát triển cộng đồng nghèo tại các nước đang phát triển một cách bền vững.
Người Đô Thị
Ảnh: “Nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh “Cậu” Thủy), người đã “moi” được 7,9 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội. Ảnh TL
-
Ngân hàng Nhà nước nói về vụ “cậu Thủy” và Ngân hàng Chính sách
-Chà đạp lên niềm tin là tội ác
- Vì sao bà Phan Thị Bích Hằng yêu cầu báo chí phải cải chính? (VTC)..
- Tiết lộ cách kiểm tra khả năng của Phan Thị Bích Hằng (NĐT).Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho "cậu Thủy": “Đẻ” lắm ghế, ngân sách nào gánh nổi? (infonet 8-11-13)- Những phát ngôn gây tranh cãi trong vụ tìm hài cốt tướng Kiên (PLĐS).-Bà Bích Hằng kể vong dẫn đường tìm thủ cấp LS Phùng Chí Kiên
- Video: Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng (VTV).- Tin hay không tin vào khả năng ngoại cảm? (SK&ĐS). - ‘Tướng Phùng Chí Kiên không có cháu đích tôn’ (NĐT).
- Dịch “ngoại cảm” và thử nghiệm DNA (ĐCV). - Lượn Đi Cho Nước Nó Trong (Bautx).
--Vietnamese man arrested for faking remains of missing soldiers
- Hình ảnh “áp vong liệt sĩ” của “cậu Thủy” tại Bình Phước (Infonet).- Những nhà ngoại cảm, họ là ai ? (RFI).
- Đại biểu Quốc hội nói gì về nông nghiệp, nông thôn? (VOV).- Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm nhiệm vụ (TBKTSG). - NHNN sắp mua vàng vào, đảm bảo không lỗ(ĐT).- Cố tăng trưởng tín dụng: Ngân hàng cho vay sẽ phải quỳ và đi đòi nợ sẽ phải nằm (CafeF). – Video:Nguy cơ tăng tín dụng ảo cuối năm (VTV).- 50% DN khó tiếp cận vốn ngân hàng (PLTP).-- Doanh nghiệp khó tìm “tín” cho tín dụng
- Bán cổ phiếu cho nông dân (TN).- Thanh Hóa: Khổ vì đàn dê dự án (DV).Linh hoạt chính sách tiền tệ (NLĐ 18-11-13)- Hỗ trợ nông dân đầu tư công nghệ sau thu hoạch (DV).
- IMF kêu gọi ngừng trợ cấp giá gạo cho nông dân Thái Lan (DV).
- Xung quanh vấn đề “nông dân bỏ ruộng”: Ngóng đợi điều chỉnh chính sách (DV).
- Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản? (VOV).
--Lay lắt số phận nông lâm trường (NNVN 18-11-13)
Nông dân túc trực ngưỡng nghèo (SGTT 18-11-13)Tôi luôn thấy mình mắc nợ với nông dân (TT 18-11-13)
- Sở hữu chéo giữa các TCTD: Chỉ lo khi bị lạm dụng (TBNH).
- “Phá băng” tín dụng, phải làm sao? (DT).
- Thái Lan lại đề xuất thành lập Hiệp hội gạo ASEAN (TTXVN). - Chương trình trợ giá gạo của Thái Lan lỗ hơn 11 tỷ USD.
- “Bí quyết” của ngân hàng đi tiên phong về bán lẻ (VnEco). - Gửi tiết kiệm thế nào cho phù hợp (TN).-- Làm thế nào để một ngân hàng an toàn hơn?
- Sẽ thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam (LĐ). - Chủ tàu chây ì trả cước xếp dỡ cảng biển (GTVT).
- Giá lúa không ổn định, nhà nông lo lắng (DV).
- “Đại gia” lan ngọc điểm, thu hàng tỷ đồng/năm (DV).- Giữ thế trận cho tiêu Việt Nam (NCĐT).
- Bắt tay làm hoa xuất khẩu (TN).
- Báo động an ninh lương thực (Lương Kháu Lão). “Nông dân Việt Nam, một thời là đội quân chủ lực của cách mạng ‘thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người’ nay cay đắng trở thành ‘đối tượng’ bị ‘cách mạng’ do Đảng lãnh đạo tước đoạt hết quyền lợi từ cái cơ bản nhất là quyền sở hữu mảnh ruộng của họ“.
- Làm gì để bảo vệ quyền lợi nông dân? (ĐBND). - Nông dân lại nói làm lúa vụ 3 hại nhiều hơn lợi (TBKTSG).
- Chiến lược mới cho cà phê Việt Nam (HQ).- Xuất khẩu cà phê: Tự kiểm để thay đổi (TT).
- Nguy cơ đổ vỡ ngành cà phê (NLĐ). - “Bàn tay” vô hình đang thao túng giá cà phê (TQ).- DN cà phê cần chiến lược mới (PLTP). - Cần hành động hơn hô hào (TT).
- Tiêu thụ lúa gạo trông chờ thương lái (CT). - 3kg thóc chưa bằng 1kg ốc bươu: Nông dân bỏ ruộng (ĐV).
- ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 6: Đua lãi suất (TN). - Nguồn lực ngân sách dàn trải, phân tán (VOV). - “Đề nghị Thống đốc vi hành” (VnEco).
- Cacao giá thấp, nhà vườn đốn bỏ (SGTT/CafeF).
- Video: Xây dựng nông thôn mới – 9/11/2013: Những vấn đề đặt ra khi ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất (VTV).
Xuất khẩu gạo: Nông dân làm, thương lái hưởng lợi (MTG 2-11-13)
- Đại gia ôm nợ, 20 cán bộ ngân hàng bị khởi tố (LĐ).
- Đắc Lắc: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của dân
ĐBSCL: Kỳ vọng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp Nhìn lại chính sách tiền tệ sau những năm "doanh nghiệp uống thuốc độc giải khát".
Ngân hàng Nhà nước nói về vụ “cậu Thủy” và Ngân hàng Chính sách
Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng của Chính phủ, hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra xác định, nên chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra.
Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên về những thông tin nóng dư luận việc Ngân hàng chính sách xã hội thuê “cậu Thủy” đi tìm hài cốt liệt sĩ trong thời gian qua.Phó Thống đốc NHNN cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng của Chính phủ, hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra xác định, nên chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra. Còn để nói về câu chuyện đó thì rất dài.
Xung quanh vụ việc “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy bị bắt vì hành vi lừa đảo trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ ở Quảng Trị, trang thông tin của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đăng ý kiến của ông Đoàn Văn Khải – Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng, đơn vị tham gia chương trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ đã nhờ ông Thúy tìm kiếm hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp tâm linh.
Theo lời ông Khải, lý do mà Công đoàn NHCSXH tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là xuất phát từ việc cán bộ NHCSXH là Cựu chiến binh chiến đấu ở mặt trận phía Nam đã có bức tâm thư gửi Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc và Ban Thường vụ Công đoàn NHCSXH bày tỏ nguyện vọng được hỗ trợ tìm kiếm đồng đội đã hy sinh còn nằm lại ở chiến trường.
Ban Thường vụ Công đoàn NHCSXH thấy đây là nguyện vọng rất đáng quan tâm, phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, chủ trương của Đảng và chính sách đối với người có công của Nhà nước. Do đó, Công đoàn NHCSXH đã báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Tổng giám đốc về việc tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ và được đồng ý, giao cho Công đoàn NHCSXH tổ chức thực hiện.
Về nguồn tiền để thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, ông Đoàn Văn Khải khẳng định nguồn hình thành Quỹ là do đoàn viên Công đoàn toàn hệ thống NHCSXH tự nguyện đóng góp. Tổng số tiền mà đoàn viên Công đoàn và những nhà hảo tâm khác tự nguyện đóng góp cho chương trình này là hơn 9,5 tỷ đồng.
Việc lựa chọn ông Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu Thủy”) thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là qua thông tin từ một số gia đình là thân nhân của liệt sỹ đã được ông Thúy giúp đỡ tìm kiếm hài cốt liệt sỹ thành công, lãnh đạo Công đoàn NHCSXH đã họp và thống nhất nhờ ông Thúy giúp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp tâm linh.
Khi tìm được hài cốt liệt sỹ, Công đoàn NHCSXH đều đã ký biên bản bàn giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) các tỉnh. Trên cơ sở đó, Công đoàn NHCSXH mới chi trả cho ông Thúy số tiền 75 triệu đồng/hài cốt liệt sỹ (bằng nguồn quỹ như nói trên).
Theo Infonet.vn
Khẩn trương làm rõ các nghi vấn
Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 khẳng định số liệt sĩ được khắc tên tại nhà bia tưởng niệm ở cầu 110 không có tên trong danh sách liệt sĩ của Mặt trận Tây Nguyên – Quân đoàn 3
Ngày 30-10, tiếp tục tìm hiểu thông tin về Nguyễn Thanh Thúy, phóng viên tìm đến thân nhân của liệt sĩ Mẫn Bá Phùng – một trường hợp cũng do “cậu Thủy” tìm kiếm hài cốt với sự tài trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Mong được xét nghiệm ADN
Liệt sĩ Mẫn Bá Phùng quê ở xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc (nay là thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), hy sinh ngày 30-2-1968, hiện an táng tại nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Chờ.
Ông Mẫn Bá Tiện, em trai liệt sĩ Phùng, hiện ngụ thôn Trác Bút, kể: Cuối năm 2012, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam mời gia đình cùng đi Tây Nguyên tìm mộ liệt sĩ Phùng, chi phí do ngân hàng đài thọ. Hơn 40 năm khát khao mong chờ nên dòng họ của ông rất vui.
“ Kể từ khi đưa anh tôi về đây, gia đình rất năng ra nghĩa trang để hương khói. Coi như là bù đắp phần nào trong suốt hơn 40 năm anh ấy nằm lạnh lẽo giữa rừng sâu. Thế mà cơ sự lại thế này”- ông Tiện than thở và cho biết chỉ đến khi cơ quan công an về Trác Bút bắt giữ vợ chồng “cậu Thủy”, rồi báo chí đưa tin thì gia đình mới biết họ đã lừa rất nhiều thân nhân liệt sĩ.
“Bây giờ, gia đình có nguyện vọng là cơ quan chức năng đưa hài cốt anh tôi đi xét nghiệm AND. Nếu chính xác thì để đó, không thì phải di dời ra khỏi nghĩa trang”- ông Tiện nói.
Khẩn trương xác minh
Ngày 30-10, bà Mai Hoan Niê K’dăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk – cho biết để làm rõ những nghi vấn xung quanh 73 bộ hài cốt liệt sĩ do ông Thúy quy tập tại khu vực cầu 110 trên Quốc lộ 14, hiện an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh đã giao Sở LĐ-TB-XH có văn bản gửi Cục Người có công (Bộ LĐ-TB-XH) để lấy mẫu giám định AND; giao các ngành chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ các nghi vấn.
Trước đó, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại khu vực cầu 110 dưới sự chỉ dẫn của ông Thúy. Sau 7 đêm khai quật, kết quả tìm thấy nhiều xương vụn và ông Thúy cho là hài cốt của 73 liệt sĩ thuộc Mặt trận Tây Nguyên hy sinh năm 1968. Ông Nguyễn Quang Trường, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đắk Lắk, cho biết quá trình quy tập và cả khi an táng, sở đề nghị lấy mẫu giám định AND nhưng chưa được cơ quan chức năng chấp thuận.
Theo Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, tư liệu lịch sử không thấy ghi chép có đơn vị và trận đánh nào của Mặt trận Tây Nguyên tại khu vực cầu 110. Hồ sơ liệt sĩ của Mặt trận Tây Nguyên – Quân đoàn 3 từ năm 1964 đến 1975 cũng không có liệt sĩ nào hy sinh và mai táng tại đây. Số liệt sĩ được khắc tên tại nhà bia tưởng niệm ở cầu 110 cũng không có tên trong danh sách liệt sĩ của Mặt trận Tây Nguyên – Quân đoàn 3.
N.L.Đ
- Vì sao bà Phan Thị Bích Hằng yêu cầu báo chí phải cải chính? (VTC)..
- Tiết lộ cách kiểm tra khả năng của Phan Thị Bích Hằng (NĐT).Từ vụ Ngân hàng chính sách chi tiền cho "cậu Thủy": “Đẻ” lắm ghế, ngân sách nào gánh nổi? (infonet 8-11-13)- Những phát ngôn gây tranh cãi trong vụ tìm hài cốt tướng Kiên (PLĐS).-Bà Bích Hằng kể vong dẫn đường tìm thủ cấp LS Phùng Chí Kiên
- Video: Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng (VTV).- Tin hay không tin vào khả năng ngoại cảm? (SK&ĐS). - ‘Tướng Phùng Chí Kiên không có cháu đích tôn’ (NĐT).
- Dịch “ngoại cảm” và thử nghiệm DNA (ĐCV). - Lượn Đi Cho Nước Nó Trong (Bautx).
--Vietnamese man arrested for faking remains of missing soldiers
- Hình ảnh “áp vong liệt sĩ” của “cậu Thủy” tại Bình Phước (Infonet).- Những nhà ngoại cảm, họ là ai ? (RFI).
- Đại biểu Quốc hội nói gì về nông nghiệp, nông thôn? (VOV).- Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm nhiệm vụ (TBKTSG). - NHNN sắp mua vàng vào, đảm bảo không lỗ(ĐT).- Cố tăng trưởng tín dụng: Ngân hàng cho vay sẽ phải quỳ và đi đòi nợ sẽ phải nằm (CafeF). – Video:Nguy cơ tăng tín dụng ảo cuối năm (VTV).- 50% DN khó tiếp cận vốn ngân hàng (PLTP).-- Doanh nghiệp khó tìm “tín” cho tín dụng
- Bán cổ phiếu cho nông dân (TN).- Thanh Hóa: Khổ vì đàn dê dự án (DV).Linh hoạt chính sách tiền tệ (NLĐ 18-11-13)- Hỗ trợ nông dân đầu tư công nghệ sau thu hoạch (DV).
- IMF kêu gọi ngừng trợ cấp giá gạo cho nông dân Thái Lan (DV).
- Xung quanh vấn đề “nông dân bỏ ruộng”: Ngóng đợi điều chỉnh chính sách (DV).
- Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản? (VOV).
--Lay lắt số phận nông lâm trường (NNVN 18-11-13)
Nông dân túc trực ngưỡng nghèo (SGTT 18-11-13)Tôi luôn thấy mình mắc nợ với nông dân (TT 18-11-13)
- Sở hữu chéo giữa các TCTD: Chỉ lo khi bị lạm dụng (TBNH).
- “Phá băng” tín dụng, phải làm sao? (DT).
- Thái Lan lại đề xuất thành lập Hiệp hội gạo ASEAN (TTXVN). - Chương trình trợ giá gạo của Thái Lan lỗ hơn 11 tỷ USD.
- “Bí quyết” của ngân hàng đi tiên phong về bán lẻ (VnEco). - Gửi tiết kiệm thế nào cho phù hợp (TN).-- Làm thế nào để một ngân hàng an toàn hơn?
- Sẽ thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam (LĐ). - Chủ tàu chây ì trả cước xếp dỡ cảng biển (GTVT).
- Giá lúa không ổn định, nhà nông lo lắng (DV).
- “Đại gia” lan ngọc điểm, thu hàng tỷ đồng/năm (DV).- Giữ thế trận cho tiêu Việt Nam (NCĐT).
- Bắt tay làm hoa xuất khẩu (TN).
- Báo động an ninh lương thực (Lương Kháu Lão). “Nông dân Việt Nam, một thời là đội quân chủ lực của cách mạng ‘thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người’ nay cay đắng trở thành ‘đối tượng’ bị ‘cách mạng’ do Đảng lãnh đạo tước đoạt hết quyền lợi từ cái cơ bản nhất là quyền sở hữu mảnh ruộng của họ“.
- Làm gì để bảo vệ quyền lợi nông dân? (ĐBND). - Nông dân lại nói làm lúa vụ 3 hại nhiều hơn lợi (TBKTSG).
- Chiến lược mới cho cà phê Việt Nam (HQ).- Xuất khẩu cà phê: Tự kiểm để thay đổi (TT).
- Nguy cơ đổ vỡ ngành cà phê (NLĐ). - “Bàn tay” vô hình đang thao túng giá cà phê (TQ).- DN cà phê cần chiến lược mới (PLTP). - Cần hành động hơn hô hào (TT).
- Tiêu thụ lúa gạo trông chờ thương lái (CT). - 3kg thóc chưa bằng 1kg ốc bươu: Nông dân bỏ ruộng (ĐV).
- ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 6: Đua lãi suất (TN). - Nguồn lực ngân sách dàn trải, phân tán (VOV). - “Đề nghị Thống đốc vi hành” (VnEco).
- Cacao giá thấp, nhà vườn đốn bỏ (SGTT/CafeF).
- Video: Xây dựng nông thôn mới – 9/11/2013: Những vấn đề đặt ra khi ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất (VTV).
Xuất khẩu gạo: Nông dân làm, thương lái hưởng lợi (MTG 2-11-13)
- Đại gia ôm nợ, 20 cán bộ ngân hàng bị khởi tố (LĐ).
- Đắc Lắc: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của dân
ĐBSCL: Kỳ vọng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp Nhìn lại chính sách tiền tệ sau những năm "doanh nghiệp uống thuốc độc giải khát".