-1104 - DÂN VIỆT TỪ HỒ ĐỒNG ĐÌNH TỚI SÔNG HỒNG -http://www.danhgiactau.com
[Nb : Bài nầy là Phần 2 và Phần 5 của bài Tộc Việt thời Khởi Nguyên].
1.1 Vùng Hồ Đồng Đình.
Tộc Việt khởi nguyên ở vùng Hồ Đồng Đình khoảng năm 5000 ttl, cách đây 7000 năm.*1
Cũng như nhiều tộc dân khác trong lịch sử nhân loại, Tộc Việt và Văn hóa Việt khởi nguyên từ khi một cộng đoàn thể hiện và kiện toàn một nếp sống cá nhân và xã hội với những nét đặc trưng Việt.*2
Theo thời gian và điều kiện sinh sống, dòng tộc Việt dần dần tăng triển, lan rộng và ảnh hưởng tới các vùng chung quanh.
* *
1.2 Cư Dân Địa Phương.
Sự khởi nguyên của Tộc Việt và của Văn hóa Việt không có nghĩa là Tổ Tiên ta xuất hiện ở những chỗ không người. Cùng với các Ngài và chung quanh các Ngài, còn có những nhóm người cư dân lâu đời, với những nét đặc thù địa phương.
Tuy nhiên, theo đà phát triển đông đúc của dân Việt và của Văn hóa Việt, sau một thời gian, những đặc tính văn hóa và huyết thống của cư dân bản địa đã dần dần bị pha loãng, và đã không còn ở một tỷ lệ đáng kể.*3
* * * *
Thời Khởi Nguyên của Tộc Việt, 5000-2879 ttl, có thể chia thành 3 giai đoạn, phát triển ở 3 Vùng chính.
2.1 Giai đoạn 1 : Hồ Đồng Đình và Lưu vực Sông Tương.
a. Vùng Đất Tổ : Hồ Đồng Đình.
Ngoài những yếu tố chủ quan, việc khởi nguyên và hưng thịnh của một tộc dân còn tùy thuộc vào Vùng Đất Tổ, vào những điều kiện liên hệ mật thiết với cuộc sống Con Người.
Theo Truyền Thuyết, Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Đồng Đình.
Hồ Đồng Đình ở sát phía nam trung lưu sông Dương Tử, vùng đất nay là tỉnh Hồ Nam. Mùa khô, hồ gồm sáu hồ nhỏ. Mùa nước, diện tích hồ tăng lên tới 20.000 km2, tích tụ nhiều phù sa màu mỡ. Sáu bảy ngàn năm trước, hồ còn rộng hơn nhiều.
Giữa hồ có hòn đảo lớn với 72 ngọn núi. Đảo thường được coi là nơi ẩn cư của đạo sĩ, nổi tiếng với phong cảnh thơ mộng. Nơi đây có thể được coi là tâm điểm khởi nguyên Tộc Việt.*4
b. Lưu vực Sông Tương.
Đất Tổ Đồng Đình ưu ái cho Tộc Việt phát triển nhanh chóng. Sông hồ mênh mông lại tăng trưởng tài nghệ đánh bắt cá tôm và xử dụng ghe thuyền.
Từ vùng Hồ Đồng Đình, Tộc Việt tỏa lan ra các vùng chung quanh. Hình thể địa lý, sông núi, phong thổ, đã tác động thành nhiều vùng dân cư với nhiều đặc tính khác nhau.
Vùng thượng lưu Dương Tử nhiều núi rừng hiểm trở, gây khó khăn cho việc sinh sống đông đúc. Nhiều nhóm người sống rải rác.
Trái lại, thời đó vùng hạ lưu Dương Tử còn sình lầy, úng nước, chưa thể khai khẩn trồng trọt. Dân chúng tập trung thành những xóm ghe thuyền. [Gần 3000 năm sau, vào đầu thời Hạ, 2070 ttl, với việc Đại Vũ trị thủy, vùng nầy mới bắt đầu phát triển].*5
Vì vậy, ở giai đoạn nầy, vùng phát triển chính của Tộc Việt là Hồ Đồng Đình và lưu vực Sông Tương. Sông Tương có nhiều đồng ruộng thuận hợp cho việc phát triển nghề trồng Lúa Nước.
2.2 Giai đoạn 2 : Lưu vực Tây Giang.
a. Việt Thượng.
Khi đã thêm đông đúc, vì hạ lưu Sông Dương Tử còn úng nước, và vì thượng lưu lại nhiều núi rừng hiểm trở, Dân Việt đã phát triển ngược lên vùng Thượng lưu Sông Tương. Cũng vì vậy, vùng nầy được gọi là Việt Thượng. Về sau, Việt Thượng biến thanh thàng Việt Thường.
b. Vùng Tây Giang.
Theo đường sông và thung lũng, vượt thượng nguồn Sông Tương, dân Việt qua Sông Quế xuôi về nam, tới vùng sông lớn Tây Giang.
Từ khi có ghi chép, đây là những con đường nổi tiếng, nối liền Trường Sa, Hàng Dương, Quế Lâm, Liễu Châu.
Thượng nguồn Sông Tương còn có nhánh Sông Lỗi, qua Sông Bắc, dẫn tới cửa biển Tây Giang. Hiện nay trở thành con đường Trường Sa, Hàng Dương, Thiều Quan, Phiên Ngung [nay là Quảng Châu].
Tuy nhiên, lưu vực Tây Giang không đủ thuận hợp cho việc phát triển lớn của Tộc Việt chuyên nghề Lúa Nước và sông hồ.
* *
2.3 Giai đoạn 3 : Lưu vực Sông Hồng Sông Mạ.
a. Đường Sông.
Vì châu thổ Tây Giang không đủ điều kiện thuận hợp, dân Việt đã từ Tây Giang ngược thung lũng và giòng Sông Tả, vô Bắc Phần Việt Nam.
Vào thời kỳ sau, các sứ đoàn Đại Việt thường theo con đường nầy, ngang qua vùng Đồng Đình, lên phía Bắc. Hiện nay là đường Hà Nội, Lạng Sơn, Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm, Hàng Dương, Trường Sa.
b. Đường Biển.
Dân Việt còn theo Tây Giang ra biển, rồi ven theo biển vào Vịnh Bắc Phần, tới vùng Sông Hồng và Sông Mạ, trong lành phì nhiêu. [Vào thời nầy, biển còn ăn sâu vô đất liền].
Với thời gian, nhờ vùng đất thuận hợp và phì nhiêu, Dân Việt vùng Sông Hồng Sông Mạ đã trổi vượt.*6
c. Tuyệt nghệ Vượt Biển.
Việc đi về trên đoạn biển Tây Giang - Sông Hồng đã giúp tài điều khiển ghe thuyền ở vùng Đất Tổ Hồ Đồng Đình trở thành tuyệt nghệ vượt biển.
Hình vẽ chiếc thuyền vượt biển đã trở thành biểu hiệu của dân Việt, và sau đó trở thành chữ Việt 越.
d. Chữ VIỆT Vượt Biển 越.
Trên đồ đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ, 1000 ttl, Chữ Việt 越 được khắc thành hình ảnh của vị Thủ lãnh tay cầm cờ hiệu, đứng trên Thuyền chỉ huy đoàn tàu vượt biển.*7
Hình thuyền trên Thạp Đào Thịnh có chữ Việt 越.
/
Chữ Việt 越 nầy gồm 2 phần :
1. Phần có :
Nét là đuôi thuyền và tay lái.
Nét là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.
2. Phần có :
Nét là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.
Nét là la bàn , dựng trên cái đế .*8
- Cờ cao và la bàn là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .
Trong hình, vị Thủ Lãnh là một Bà, ngực cao, mông lớn. [Đương thời, Dân Việt theo mẫu hệ]. (Hình trên).
Giữa vị Thủ Lãnh và người Cầm Lái có Người ngồi điều khiển la bàn [cho hợp với hướng nhìn của vị Thủ Lãnh]. Người nầy không đội mũ cao, tránh che mắt người cầm lái.
Đây là đoàn Thuyền vượt biển, với loại thuyền mũi cao, có hải âu hộ tống, có la bàn, có cờ cao điều động.
Đây là chữ ‘Việt 越’ đầu tiên và phổ quát nhất. Chữ ‘Việt’ nầy trở thành chữ ‘Việt’ cho toàn thể Tộc Việt. Chữ ‘Việt’ lưu truyền tài năng và niềm hãnh diện của Tổ Tiên.
Đây cũng là dấu chứng đà phát triển đặc biệt cùa dân Việt Sông Hồng.*9
* *
2.4 Tỏa lan toàn vùng.
Như vậy, trong hơn 2000 năm thời Khởi Nguyên, từ 5000 tới 2879 ttl, Tộc Việt đã phát triển đông đúc, đã tỏa lan từ Hồ Đồng Đình tới Sông Hồng, với 3 Vùng Phát Triển chính, là lưu vực Đồng Đình Sông Tương, lưu vực Tây Giang, và lưu vực Sông Hồng Sông Mạ.
Tuy nhiên, ngoài 3 vùng chính, Tộc Việt cũng đã có mặt trên khắp vùng từ Hồ Đồng Đình, rải rác dọc theo Sông Dương Tử ra tới Biển, lên phía Bắc tới ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh, về miền rừng núi phía Tây tới sông Cửu Long, và xuống phương Nam tới vùng đường ranh Hải Vân.
Từ thời điểm nầy, 2879 ttl, là Thời Hùng.
* *
Ghi chú :
*1 - Thói quen hiện nay dùng lẫn lộn cách nói Việt : Tộc Việt, hoặc cách nói Hán Việt : Việt Tộc. Tuy nhiên, vào thời trước năm 1046 ttl, thời chỉ có Tộc Việt, chưa có tộc Hoa, thì chỉ có cách nói Việt. Ví dụ : Tộc Việt, Hồ Đồng Đình, Việt Thượng, Việt Lạc.
*2 - So sánh với sự khởi phát tộc dân và văn hóa của Do Thái ở thời xưa, và của Hoa Kỳ thời cận đại.
*3 - Đặc biệt đối với các di chứng khảo cổ về văn hóa, cần cứu xét tầm ảnh hưởng thực tại và hợp lý của chúng, qua thời gian.
*4 - Về những Đặc Điểm của vùng Đất Tổ Đồng Đình, đọc bài 1103 Tộc Việt thời Khởi Nguyên, đoạn 3.2. - Về một số Đặc Điểm Việt, đọc nt, phần 4.
Thời xưa, trước khi có tổ chức và có phân định ranh giới rõ ràng, nơi nào một tộc dân tập trung sinh sống thì nơi đó là vùng đất của tộc dân đó.
*5 - Đọc bài 1107 Tộc Việt Thời Hùng 2, đoạn 3.1.
*6 - Gần cửa Sông Mạ, ở Thanh Hóa, là vùng đồ đồng Đông Sơn. - Sông Mạ [sông mẹ, sông cái], tên tiếng Việt địa phương, nhưng khi ghi lại theo chữ hán, thành chữ Mã. - Đọc bài 1102 Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, mục 3.2b.
*7 - Về Thạp và Trống đồng Đông Sơn, đọc bài 1301 Thạp và Trống đồng Lạc Hồng, đb phần 4.
*8 - Về La bàn, đọc bài 1302 Văn Minh Văn Hóa Lạc Hồng trên Thạp và Trống đồng, đoạn 4.3.
*9 - Về vùng Sông Hồng phồn thịnh, đọc bài 1110 Việt và Hoa Thời Hùng 4A, đoạn 4.2.
_____________________
Nguyễn Thanh Đức 2013