-TLQ: Người Trung Quốc làm việc “vô phép” trên Công trường thủy điện Sông Bung 4: Phạt nhà thầu gần 600 triệu đồng
Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?
Lê Chân Nhân (Dân trí)
Thứ Bẩy, 30/11/2013 – 07:38
Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng...
http://dantri.com.vn/blog/nguoi-trung-quoc-lap-xom-lap-pho-va-se-lap-gi-nua-809124.htm
--Vụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi (13/08)
* Có ý kiến cho rằng một số việc nhân công Việt Nam không làm được, ví dụ như lắp giàn giáo móng ở độ sâu hàng chục mét, làm việc liên tục 15-16 tiếng/ngày; đồng thời tính kỷ luật của lao động Việt Nam không cao bằng lao động Trung Quốc?
- Công trường nhà máy điện ở Quảng Nam: Tràn ngập lao động Trung Quốc TT - Theo phó giám đốc Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Quảng Nam Võ Duy Thông, tại tỉnh này công nhân Trung Quốc tập trung đông nhất ở hai công trình thủy điện Sông Bung 4 và nhiệt điện Nông Sơn.
-Nguồn: TT: Công trường nhà máy điện ở Quảng Nam: Tràn ngập lao động Trung Quốc
Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?
Lê Chân Nhân (Dân trí)
Thứ Bẩy, 30/11/2013 – 07:38
(Dân trí) - Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.
>> Lao động phổ thông nước ngoài lập cả xóm, phố...
(Minh họa: Ngọc Diệp)
>> Lao động phổ thông nước ngoài lập cả xóm, phố...
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ.
Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người.
Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó.
Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được.
Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa - Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp.
Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này.
Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ.
http://dantri.com.vn/blog/nguoi-trung-quoc-lap-xom-lap-pho-va-se-lap-gi-nua-809124.htm
--Vụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi (13/08)
TT - "Nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ. Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu".
Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc tại công trường Sông Bung 4 (Quảng Nam) - Ảnh: V.Hùng |
>> Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép
>> Phần lớn không có bằng cấp
>> Kiến nghị trục xuất nếu không đủ hồ sơ
>> Phần lớn không có bằng cấp
>> Kiến nghị trục xuất nếu không đủ hồ sơ
Từng tham gia khảo sát thực tế tại các công trường khai thác bôxit ở Tây nguyên, chứng kiến lao động Trung Quốc chỉ làm những việc đơn giản, PGS.TS Phạm Bích San - phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nói:
- Quy định pháp luật về lao động nước ngoài chúng ta có khá đầy đủ và thời gian gần đây được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra cho thấy dường như pháp luật chưa đi vào cuộc sống.
Theo tôi, vấn đề “tràn ngập lao động Trung Quốc” hiện nay có bốn lý do. Thứ nhất, chế tài chưa đủ sức răn đe. Thứ hai là hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn bất cập, nếu không nói là có chỗ yếu kém. Thứ ba, dư luận đặt câu hỏi về “lợi ích nhóm”, khi số lượng các công trình Trung Quốc trúng thầu quá lớn và việc họ trúng thầu chính là nguyên nhân gốc rễ của câu chuyện lao động Trung Quốc. Thứ tư, quan trọng nhất là cách nhìn của một số cán bộ quản lý ở địa phương.
Trước hết, các cán bộ quản lý này phải nhìn vấn đề lao động nước ngoài ở tầm quốc gia, ý thức được rằng pháp luật của Nhà nước phải được thực thi nghiêm túc trên tinh thần bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam trên chính quê hương mình.
"Tôi thật sự không hiểu vì sao có tình trạng phần lớn lao động Trung Quốc ở công trường Nhân Cơ (Đắk Nông) không có bằng cấp như báo Tuổi Trẻ nêu, vì vấn đề này đã được chúng tôi đặt ra từ năm 2009 vậy mà đến nay vẫn không có chuyển biến gì:
PGS.TS Phạm Bích San
|
- Có thể trình độ lao động Việt Nam trong một số lĩnh vực nhất định còn hạn chế, nhưng trách nhiệm của các bên liên quan trước hết là chấp hành pháp luật Việt Nam, không ai có thể viện lý do này khác để vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, đối với người lao động, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo và rèn luyện để họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được quan tâm tuyển dụng và đào tạo, tôi không tin lao động Việt Nam sẽ thua kém ai.
* Lâu nay nhiều nhà thầu Trung Quốc cũng đã triển khai các dự án ở châu Phi và ồ ạt đưa lao động Trung Quốc sang đó. Rõ ràng cung cách “nhà thầu đi trước, lao động đi sau” không còn xa lạ...
- Ngay từ khi việc khai thác bôxit ở Tây nguyên mới được khởi động, dư luận đã đặt ra vấn đề này. Bây giờ nhìn rộng ra nhiều công trường xây dựng khác cũng tràn ngập lao động Trung Quốc. Vấn đề là các lao động đó không đáp ứng được quy định pháp luật của Việt Nam. Như chúng ta đã thấy, nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ.
Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu. Để xảy ra tình trạng này, cần phải đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý của các cơ quan chức năng ở địa phương, đồng thời các bộ ngành trung ương cũng nên thanh tra làm rõ các trường hợp như báo chí nêu để có xử lý trách nhiệm cụ thể.
* Như ông đã nói, gốc rễ của vấn đề là nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rất nhiều công trình, dự án ở nước ta, cho nên họ mới có điều kiện để đưa lao động vào...
- Bản thân tôi từng đứng trước công trình nhà máy sản xuất alumin ở Tân Rai và chứng kiến rất nhiều lao động phổ thông Trung Quốc đang làm những công việc đơn giản, các lao động Trung Quốc đó nhất định không phải là chuyên gia hay lao động kỹ thuật cao gì cả. Như vậy, đối với các gói thầu do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước phải thật sự vào cuộc, để nhà thầu ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam.
* Hiện nay rất nhiều lao động nước ngoài có vi phạm, liệu việc trục xuất có vướng mắc gì không?
- Theo tôi, quy định pháp luật thì phải được thực thi, còn ai, cơ quan quản lý nào bỏ qua thì phải chịu trách nhiệm. Đã sai thì phải sửa chứ không thể hợp thức hóa hay sửa sai bằng một cái sai khác. Có những giá trị không thể thỏa hiệp.
V.V.THÀNH - L.HOÀI thực hiện
CPMB nhận trách nhiệm
Ngày 12-8, ông Lê Thanh Tòng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết qua làm việc với sở vào ngày trước đó, lãnh đạo Ban quản lý dự án cụm khí - điện - đạm Cà Mau (CPMB) đã nhận trách nhiệm vì không đôn đốc kịp thời để xảy ra tình trạng lao động Trung Quốc trái phép ở công trường Nhà máy đạm Cà Mau.
Theo ông Tòng, thông tin mới nhất từ CPMB cho thấy trong số hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trường Nhà máy đạm Cà Mau, có 607 công nhân thuộc diện phải lập thủ tục xin phép lao động, CPMB hứa sẽ hoàn tất việc này trước ngày 19-8. Số lao động còn lại làm việc dưới ba tháng, CPMB hứa sẽ yêu cầu nhà thầu báo cáo danh sách lao động và gửi hồ sơ đầy đủ cho cơ quan chức năng.
Ông Tòng cũng nói đã nhận được văn bản của Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc làm việc trái phép, nếu phát hiện sai phạm phải xử lý theo quy định. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đang làm báo cáo gửi UBND tỉnh về vấn đề này.
CHÍ QUỐC
|
“Xử lý rốt ráo lao động làm chui”
Đề cập vấn đề lao động Trung Quốc tại các công trình nhà máy điện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả nói:
- Thông qua nhiều kênh tỉnh đều nắm được tình hình. Từ Sở Lao động - thương binh và xã hội đến công an và chính quyền sở tại đều nắm rất rõ số lượng công nhân Trung Quốc hoạt động trên địa bàn. Không phải cứ nhà thầu muốn đến đây làm gì cũng được.
* Vậy chính quyền tỉnh sẽ làm gì với số công nhân Trung Quốc đang lao động chui tại đây?
- Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh đang theo dõi nắm bắt tình hình lao động rất kỹ, nhiều lần xử lý nhưng chưa có hiệu quả. Họ đến đây lao động cũng phải có dây chuyền từ con người đến máy móc. Nhưng đến với số đông và lách luật là không được.
Lần này tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội và các ngành liên quan đến quản lý lao động người nước ngoài phải rà soát tất cả các công trường lần cuối. Nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì phải xử lý. Sẽ xử lý rốt ráo, đặc biệt là lao động Trung Quốc trái phép, xử lý đúng luật pháp Việt Nam.
* Cụ thể, mức xử lý là gì?
- Không có giấy tờ, không đủ điều kiện thì trục xuất, bất kể là công dân nước nào. Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm chui đều phải xử lý hết.
TẤN VŨ
|
Một công nhân Trung Quốc làm việc trên công trình thủy điện Sông Bung 4 - Ảnh: V.Hùng |
“Sở đã nhiều lần thanh tra, lập biên bản, yêu cầu xử lý, xử phạt vi phạm về sử dụng lao động nước ngoài ở hai công trình này, nhưng các đơn vị thi công không chịu thực hiện. Chúng tôi đang phối hợp với công an và sẽ làm mạnh tay trong thời gian tới” - ông Võ Duy Thông khẳng định.
Làm công việc đơn giản
Hiện công trường thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang) đang được nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) khẩn trương thi công. Từ cổng vào công trường, các tấm biển chỉ dẫn về giao thông, an toàn lao động, trạm xăng, nhà vệ sinh... bên cạnh tiếng Việt còn chú dẫn thêm tiếng Trung Quốc. Tại bãi đậu xe thi công, nhiều công nhân Trung Quốc vừa lái xe kiêm luôn cả sửa chữa xe. Thậm chí có người còn đưa cả vợ con sang ở trong công trường. Phụ nữ và trẻ con Trung Quốc vui chơi ngay bên những lán trại được xây rất kiên cố. Anh Thành, một nhân viên làm ở xưởng sửa chữa xe, cho biết nhà thầu đưa cả lái xe chuyển đất, xe đào, xe xúc người Trung Quốc sang công trường. Tại công trình đê đập dâng, các công nhân Trung Quốc làm những công việc khá đơn giản như hàn ốc vít, lắp lan can, kéo dây điện.
Đi sâu vào phía trong, các lán trại và quang cảnh công nhân Trung Quốc nườm nượp ra vô. Tại đây, công nhân Trung Quốc ăn nghỉ và sinh hoạt theo từng tổ, mỗi căn hộ bốn giường tầng tám người kín căn phòng. Việc nấu ăn cũng do người Trung Quốc đưa sang phục vụ. Anh Lê Huy Khôi - chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4 - cho hay toàn bộ số cán bộ, công nhân Trung Quốc đều ở nhà khung ghép trong công trường, cách xa với dân địa phương. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4, công trường có 296 người Trung Quốc, trong đó có đến 186 công nhân, 23 lái xe và 5 nấu ăn, số còn lại làm quản lý, thợ hàn...
Theo ông Trương Thiết Hùng - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 4, trong bốn gói thầu chính của dự án có đến ba gói thầu do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. “Trong số 450 người đang có mặt ở dự án Sông Bung 4, có gần 300 người là Trung Quốc. Đối với dự án Sông Bung 4, chính sách của phía Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - đơn vị tài trợ vốn - là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, nên các nhà thầu Trung Quốc có quyền đưa người của họ sang làm” - ông Hùng cho biết.
Liên quan đến việc nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc trên địa bàn, ông Alăng Mai - chủ tịch huyện Nam Giang - cho hay huyện không biết và cũng không nắm được số lượng bao nhiêu, họ chỉ báo qua công an. Theo ông Mai: “Thanh niên, người lao động địa phương từ lao động phổ thông đến người có tay nghề đang rất nhiều nhưng không có cơ hội làm việc tại công trình thủy điện bởi chủ đầu tư chưa hề tuyển. Chúng tôi đang mong ban quản lý dự án có chủ trương, ưu tiên người lao động địa phương làm việc ở công trình để thực hiện việc an sinh xã hội vùng có dự án được tốt hơn”.
Chỉ đăng ký 10 lao động
Trong khi đó chiều 11-8, ông Nguyễn Văn Hải - giám đốc Công ty cổ phần than điện Nông Sơn (Quảng Nam), đại diện chủ đầu tư - cho biết hiện có 181 công nhân người Trung Quốc đang làm việc tại công trình Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Số công nhân này do nhà thầu chính là Tổng công ty Thiết bị nặng Trung Quốc đưa sang. Theo ông Hải, tất cả các công nhân này đều đã đăng ký lao động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, tin từ Phòng quản lý an toàn lao động, Sở Lao động - thương binh & xã hội Quảng Nam cho biết công trình này chỉ đăng ký 10 lao động Trung Quốc. Cũng theo ông Hải, tất cả công nhân Trung Quốc đều có tay nghề trên năm năm và thuộc hàng chuyên gia, nhưng thực tế trên công trường phần lớn chỉ là những người lao động chân tay như uốn sắt, vận chuyển vật liệu, phụ hồ... Lý giải về số lao động “chui” người Trung Quốc đang làm việc tại công trường Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn, ông Hải cho rằng nhà thầu đã nhiều lần đến Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Quảng Nam để đăng ký nhưng thủ tục hồ sơ phức tạp nên nhiều người không muốn đăng ký và họ chấp nhận lao động không phép.
V.HÙNG - Đ.CƯỜNG - T.VŨ - Đ.NAM