-Bảy lý do Trung Quốc sẽ phát động một cuộc chiến từ nay tới 201712 Tháng 5 2015
Đâu là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch bản này xảy ra?
1. Tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc
Tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở sự cải thiện liên tục về các điều kiện sống của phần lớn người dân Trung Quốc. Trong trường hợp không có sự cải thiện về kinh tế, một số lý do khác phải được đưa ra nhằm làm cho người dân tập hợp xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho việc bất ngờ xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa bắt đầu vào tháng 10/2014.
Nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2007 lên 28.000 tỷ USD vào năm 2014. Đây là khoản nợ của một nền kinh tế có GDP 10.000 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 7 năm qua chỉ đơn giản là được xây dựng dựa trên tài trợ của các khoản nợ. Nền kinh tế thực sự của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.
Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng thấy được nền kinh tế của mình đang thu hẹp và nhận ra rằng việc phát hành thêm nợ sẽ không có ảnh hưởng lên việc duy trì hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các căn cứ đã được đẩy nhanh nhằm cho phép lựa chọn phát động chiến tranh của họ. Đây là vấn đề sống còn đối với giới tinh hoa lãnh đạo đảng. Họ đang đặt cược tất cả vào điều này. Nếu canh bạc này không phát huy tác dụng thì sau đó nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi chế độ khá hỗn loạn.
-Những Tình Huống TQ Sẽ Tấn Công Việt Nam... ĐÀO VĂN BÌNH (11/26/2013)
- Ai cũng đóng tiền thay nghĩa vụ thì còn ai phục vụ quân đội? (GDVN). - Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự là thương mại hóa trách nhiệm công dân (GDVN).
-VỀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ BẤT ĐỐI XỨNG CỦA TRUNG QUỐC
-Nguyễn Trung: Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam (viet-studies 25-11-13) ◄◄
- William H. Overholt: Những cuộc cải cách mới ở Trung Quốc: Lí thuyết và thực tiễn (Phạm Nguyên Trường).
Hoàn Cầu Thời Báo khoe Việt Nam và Trung Quốc có cùng ý thức hệ: Vietnam offers China shared ideology and deeper trade (Global Times 25-11-13)
Một thừ "đường lưỡi bò" giữa Tàu và Nhật: Why Are Japan and America So Concerned About This Map? (Slate 25-11-13)
- Trần Thị Quỳnh xin được thông cảm vụ đeo dải băng sai tên nước (NLĐ). – Sẽ ra văn bản nhắc nhở Trần Thị Quỳnh (TQ). –SỰ CỐ TRẦN THỊ QUỲNH: COI CHỪNG ĐÒN XẤU CỦA TRUNG QUỐC (BC Thơ hay). – TQ xin lỗi vì sự cố tên Việt Nam (BBC). - Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa an ninh quốc phòng (VOA). - Việt Nam – Ấn Độ: Những người bạn tin cậy và thủy chung (VOV).
- New Zealand muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam, Trung Quốc (VOA).
- Video: 10 lý do tại sao tuyên bố đường 9 đoạn mà TQ tuyên bố ở biển Đông là rác rưởi: China’s 9-Dash Claim in South China Sea is Rubbish – 10 Reasons Why (PrOgReSziVe FiLiPiNaS).
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 11 (Bùi Văn Bồng).
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 13 (Bùi Văn Bồng).
- Người đặt quá khứ cộng sản sau vạch đậm lịch sử (Đinh Minh Đạo) (Thông Luận).
- Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa (TN). - Đêm giao lưu thắm tình hữu nghị Thanh niên Việt – Trung (VOV).
- Ban tổ chức Mrs World xin lỗi Việt Nam (TN). – Không phạt Trần Thị Quỳnh vì sự cố đeo dải băng sai tên nước (PLTP).
Đâu là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến một cuộc chiến do Trung Quốc phát động? Nhật Bản và Mỹ cần chuẩn bị những gì để đối phó nếu như kịch bản này xảy ra?
1. Tính chính danh của Đảng cộng sản Trung Quốc
Tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên cơ sở sự cải thiện liên tục về các điều kiện sống của phần lớn người dân Trung Quốc. Trong trường hợp không có sự cải thiện về kinh tế, một số lý do khác phải được đưa ra nhằm làm cho người dân tập hợp xung quanh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho việc bất ngờ xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa bắt đầu vào tháng 10/2014.
Nợ công của Trung Quốc đã tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2007 lên 28.000 tỷ USD vào năm 2014. Đây là khoản nợ của một nền kinh tế có GDP 10.000 tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vòng 7 năm qua chỉ đơn giản là được xây dựng dựa trên tài trợ của các khoản nợ. Nền kinh tế thực sự của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều.
Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng thấy được nền kinh tế của mình đang thu hẹp và nhận ra rằng việc phát hành thêm nợ sẽ không có ảnh hưởng lên việc duy trì hoạt động kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng các căn cứ đã được đẩy nhanh nhằm cho phép lựa chọn phát động chiến tranh của họ. Đây là vấn đề sống còn đối với giới tinh hoa lãnh đạo đảng. Họ đang đặt cược tất cả vào điều này. Nếu canh bạc này không phát huy tác dụng thì sau đó nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi chế độ khá hỗn loạn.
2. Vết thương chưa lành
Nhật Bản đã đối xử với Trung Quốc như dân tộc nhược tiểu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước đó, Nhật Bản bắt đầu xử tệ với Trung Quốc bằng cách tấn công nước này vào năm 1895, không lâu sau khi Nhật Bản bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa. Tiếp theo đó là 21 yêu cầu của Nhật Bản đối với Trung Quốc vào năm 1915. Chính quyền Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc bắt đầu xác định ngày Quốc nhục vào những năm 1920. Tiếp theo đó là sự kiện Mãn Châu (Mukden Incident) vào năm 1931 và Trung Quốc bắt đầu tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1937.
Trong suốt thời kỳ nghèo khó của những năm tháng dưới chế độ Mao Trạch Đông, người Nhật Bản đã được tha thứ (về những hành động của họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là những con người thực dụng. Hai người đã nói rằng Nhật Bản không thể bị trừng phạt mãi mãi. Sự thịnh vượng của Trung Quốc gần đây đã cho phép xu hướng bài Nhật sống lại như một hình thức tôn giáo của nhà nước. Ngày Quốc nhục một lần nữa được xác định là ngày 18/9. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo truyền hình quốc gia nêu bật chủ đề về cuộc xâm lược của Nhật Bản. Ngày nay, 70% thời lượng "giờ vàng" của truyền hình Trung Quốc là các bộ phim về Chiến tranh thế giới thứ hai. Có ít nhất 100 bảo tàng ở Trung Quốc được dành để trưng bày kỷ vật về sự xâm lược của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chế độ tại Trung Quốc đang tạo ra và duy trì tình cảm chống Nhật nhằm cho mình một lựa chọn để đi đến chiến tranh.
3. Được công nhận như là cường quốc số một
Trung Quốc là một dân tộc đầy tự hào. Người dân Trung Quốc thực sự phẫn nộ với thực tế rằng Mỹ được coi là quốc gia số một trên hành tinh. Trung Quốc cũng nhận ra rằng để được công nhận là số một, họ phải đánh bại quốc gia số một hiện tại trên chiến trường. Đây là lý do tại sao Trung Quốc sẽ không chỉ từng bước leo thang gây hấn. Nước này cần một cuộc chiến vì lý do tâm lý của riêng mình.
Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ tấn công Mỹ vào cùng thời điểm mà nước này tấn công Nhật Bản. Do các cuộc tấn công bất ngờ nhiều khả năng thành công hơn nên cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ là một cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, có lẽ còn xa hơn thế. Cuộc tấn công này nhiều khả năng sẽ bao gồm các cuộc tấn công mạng vào hệ thống tiện ích và thông tin liên lạc của Mỹ.
Trung Quốc đã cơ cấu lực lượng vũ trang của mình để có khả năng đáp ứng một cuộc chiến tranh ngắn, cường độ cao. So với bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này, Trung Quốc có thể là nước có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho chiến tranh. Nước này có dự trữ ngũ cốc đảm bảo tiêu dùng trong một năm và thậm chí có cả dự trữ thịt lợn chiến lược. Trung Quốc vừa lấp đầy dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình với trữ lượng khoảng 700 triệu thùng dầu.
Cuộc chiến tranh của Trung Quốc không liên quan gì đến việc đảm bảo các nguồn tài nguyên hay duy trì an toàn cho các tuyến đường thương mại của họ. Một số nhà phân tích phương Tây đã đưa ra các quan điểm đó nhằm giải thích cho những gì mà Trung Quốc đang làm. Bản thân người Trung Quốc đã không đưa ra lời bào chữa nào. Đối với Trung Quốc, sự toàn vẹn lãnh thổ là trên hết. Điều đó là thiêng liêng và không phải là với lý do thương mại tầm thường.
4. Làm bẽ mặt các nước láng giềng
Tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa và yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc là nó phân chia châu Á.
Trung Quốc tuyên bố rằng toàn bộ vùng biển nằm trong yêu sách của Trung Quốc là lãnh thổ Trung Quốc mà không phải chỉ là những hòn đảo. Khi Trung Quốc tìm cách thực thi tuyên bố đó, các tàu buôn và máy bay nước ngoài sẽ phải xin phép để đi qua vùng biển này. Các tàu chiến và máy bay quân sự không phải của Trung Quốc sẽ không được phép đi vào vùng biển này. Yêu sách của Trung Quốc mở rộng xuống tới 4 độ Nam, gần như tới đường xích đạo.
Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là Việt Nam, nước sẽ bị bao bọc trong vòng 80 km của đường bờ biển của mình. Nhật Bản nhận ra rằng các tàu thuyền của mình từ châu Âu và Trung Đông sẽ phải đi xa hơn về hướng Đông trước khi chỉ hướng Bắc qua Indonesia và Đông Philippines. Singapore sẽ bị ảnh hưởng xấu do thương mại qua nước này sẽ không còn.
Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây.
Nhật Bản sẽ trở nên tương đối bị cô lập do máy bay của mình sẽ phải hướng xuống qua Philippines tới gần xích đạo trước khi bay về phía Tây.
Trung Quốc xếp hạng các quốc gia trên thế giới trên phương diện sức mạnh tổng hợp quốc gia, điều mà người Trung Quốc xem là sức mạnh để gây áp lực. Đây là sự kết hợp của sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sự gắn kết xã hội. Khi nó được thực thi, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc sẽ gây rất nhiều áp lực lên các nước láng giềng của nước này.
5. Cửa sổ chiến lược
Các chiến lược gia Trung Quốc nhìn thấy một cửa sổ cơ hội chiến lược cho Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21, mặc dù họ không công khai chỉ ra cơ sở của quan điểm đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm rõ điều này. Thứ nhất, quan niệm chiến tranh là không thể tránh khỏi có ý nghĩa rất quan trọng để chiến thắng các trận chiến. Trong bối cảnh Trung Quốc được coi là có một nền kinh tế mạnh, đang tăng trưởng thì quan niệm về sự bất khả kháng này dẫn đến các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc. Với nhận thức đó, Trung Quốc phải tấn công trước khi nền kinh tế của nước này thu hẹp do vỡ bong bóng bất động sản. Điều này giải thích sự gấp rút hiện nay của Trung Quốc trong việc xây dựng các căn cứ tại quần đảo Trường Sa.
Một vấn đề khác đặt ra với Trung Quốc là sự hung hăng và gia tăng chi tiêu quân sự đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc phải tái vũ trang và thiết lập các liên minh. Sẽ là tốt hơn cho Trung Quốc nếu tấn công trước khi các nước láng giềng của mình vũ trang ngày càng lớn hơn.
Một khía cạnh cân nhắc khác là chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama được xem là một tổng thống yếu và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tấn công trước khi nước Mỹ có tổng thống mới. Chủ nghĩa thu hồi lãnh thổ đã mất của Trung Quốc và nhận thức về cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc vẫn còn khá phổ biến trong giới quân sự Mỹ. Tổng thống Obama đã gây ra một số tranh cãi khi có một số chính sách không nhất quán dẫn đến hỗ trợ Trung Quốc. Trong khi một nền kinh tế mạnh là cần thiết để chống lại Trung Quốc thì chính quyền của ông Obama đang làm hết sức mình để bóp nghẹt nền kinh tế Mỹ với các quy định về cắt giảm lượng khí thải CO2.
Tổng thống Obama đã trải qua thời thơ ấu ở Indonesia và có thể đã chứng kiến rất nhiều thái độ bài Hoa (người Trung Quốc đã và đang là các thương gia và chủ tiệm thành công hơn) trong chính những năm tháng đầu đời. Cũng giống như thời thơ ấu của Valerie Jarrett ở Iran, điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách của ông.
6. Bệnh tự kỷ nước lớn
Đây là một thuật ngữ được tạo ra bởi chiến lược gia Edward Luttwak để mô tả một thực tế rằng Trung Quốc dường như không quan tâm gì về tác động của các hành động của mình đối với các nước láng giềng. Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của thế giới và hoàn toàn nhìn qua lăng kính lợi ích của riêng mình. Điều này dẫn đến hệ quả thực tế là Trung Quốc không thể chấp nhận được khả năng của những điều không diễn ra theo cách mà nước này muốn. Luttwak cũng cho rằng người Trung Quốc phóng đại tư duy chiến lược của riêng mình.
7. Chủ tịch Tập Cận Bình
Mặc dù việc chuẩn bị cho cuộc chiến này đã được bắt đầu vào những năm 1980, song sự hung hăng gia tăng gần đây được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, người được coi là Thái tử đảng trong những năm đầu sự nghiệp, đã bị ấn tượng bởi cách cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 đã được sử dụng để củng cố quyền lực trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung được nhiều quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng đối thủ chính trị. Được biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chỉ cầm quyền trong vòng mười năm trước khi rời chính trường. Chỉ trong hai năm trên cương vị Chủ tịch nước, những người ủng hộ Tập Cận Bình đã làm dấy lên khả năng phục hồi vị trí chủ tịch đảng (từng bị bãi bỏ bởi Đặng Tiểu Bình nhằm không để tái hiện một Mao Trạch Đông khác) nhằm giúp Tập Cận Bình có thể tiếp tục cầm quyền từ vị trí đó. Chủ tịch Tập Cận Bình đã trải qua một thời kỳ khắc nghiệt làm cho ông trở nên cứng rắn qua những sự từng trải trong cuộc sống. Ở tuổi 15, ông được gửi đến sống và làm việc với nông dân tại một vùng quê khô cằn sỏi đá sau khi cha của ông bị thanh trừng. Ông sống trong một cái hang. Người chị của ông đã tự vẫn trước sức ép của lực lượng Hồng vệ binh.
Nhật Bản
Nhật Bản nhận thấy rằng cuộc chiến tranh này đang được đẩy về phía mình và nước này đang tiếp cận nó với sự tiên lượng trước. Nhật Bản coi cuộc chiến này là không thể tránh khỏi, mặc dù gần đây Thủ tướng Abe đã diễn ra yêu cầu gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Indonesia. Cuộc gặp đã diễn ra căng thẳng do Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hàng chục nghìn người dân đất nước của Thủ tướng Abe phải trả giá. Thủ tướng Abe đã phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ như là một phần của nỗ lực của ông nhằm đảm bảo rằng Mỹ và Nhật Bản sát cánh đối phó và đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc.
Mỹ
Mỹ tin rằng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cần phải được duy trì vì an ninh và thịnh vượng toàn cầu, trong đó có thịnh vượng của riêng Mỹ, vì điều đó dựa phần lớn vào thương mại thế giới. Vì vậy đối với Mỹ, cuộc chiến này sẽ xoay quanh việc duy trì sự tiếp cận đối với các lợi ích chung toàn cầu. Quân đội Mỹ đã không cập nhật cho công chúng nước này về tất cả sự chuẩn bị của Trung Quốc đối với chiến tranh, có lẽ bởi vì họ không muốn bị coi là làm leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không còn nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu một cuộc chiến. Vấn đề chưa rõ chỉ là thời điểm.
Sự hung hăng của Trung Quốc hóa ra lại là may mắn đối với Hải quân Mỹ, một lực lượng trước đó đã thiếu một mối đe dọa đáng tin cậy và phải đối mặt với sự cắt giảm liên tục. Hiện có một xu hướng nhấn mạnh đến tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của đối phương. Người Trung Quốc có thể đã đọc được các báo cáo của Hải quân Mỹ về các hệ thống vũ khí của họ, điều có thể đã làm họ càng củng cố quyết tâm hơn nữa.
Cuộc chiến này sẽ được thực hiện như thế nào
Sẽ có hai chiến trường chính: Biển Hoa Đông ở phía Bắc của Đài Loan và Biển Đông ở phía Tây của Philippines.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (lần cuối cùng bị Nhật Bản chiếm đóng khoảng 100 năm trước đây) và toàn bộ chuỗi Ryuku từ quần đảo Yaeyama ở cực Nam tới đảo Okinawa ở phía Bắc. Nếu Trung Quốc chiếm được quần đảo Senkaku, nước này cũng đồng thời có thể nắm giữ được quần đảo Yaeyama. Để đạt được điều đó, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kỷ cách quần đảo Senkaku khoảng 300 km về phía Tây. Căn cứ này có thể tiếp nhiên liệu với 10 đường bay cho trực thăng cất cánh. Điều này cho thấy cuộc tấn công khởi đầu sẽ do trực thăng thực hiện bay vượt trên các tàu tuần duyên của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku.
Trung Quốc có một hạm đội tàu đánh cá khá lớn và tàu buôn với sức vận chuyển lên tới 70 triệu tấn. Nước này đã sử dụng đội tàu đánh cá của mình để quấy rối lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku và tới tận phía Đông quần đảo Osagawa, trong đó có đảo Iwo Jima. Điều này cho thấy các tàu đánh cá có thể được sử dụng để đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc nhằm tấn công các căn cứ của Nhật Bản trên một phạm vi rộng, điều được coi là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Những lực lượng này sẽ được sử dụng như vật hiến tế để gây ra tình trạng lộn xộn tối đa nhằm làm nhụt chí lực lượng quốc phòng Nhật Bản. Ở phía Bắc, cách thức của Trung Quốc sẽ là chiếm giữ và cầm cự chống lại sự phản công của Nhật Bản và Mỹ.
Tại Biển Đông, Trung Quốc đang xây dựng 7 pháo đài khổng lồ và một đường băng. Các pháo đài được thiết kế với tháp pháo phòng không đứng ở các góc nhằm giúp mỗi tháp pháo đều có phạm vi hỏa lực ít nhất là 270 độ. Các pháo đài dường như được thiết kế nhằm tấn công trừng phạt với cường độ lớn và cầm cự cho tới khi chúng được giải vây. Trung Quốc sẽ thắng nếu vẫn giữ được các pháo đài này cho tới thời điểm cuối cuộc chiến.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bắt đầu cuộc chiến ở phía Nam với các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ của các nước khác trong quần đảo Trường Sa cũng như các căn cứ của Mỹ tại khu vực về phía Đông tới tận đảo Guam. Một cuộc chiến kéo dài sẽ có hại cho Trung Quốc do trên tuyến đường tiếp vận từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, tàu thuyền và máy bay rất dễ bị tấn công. Việt Nam đã và đang nâng cấp hệ thống radar của mình và nước này hy vọng tất cả các nước tham chiến không phải Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin mục tiêu. Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS) của Mỹ tại Philippines sẽ có thể theo dõi các mục tiêu Trung Quốc được trao đổi từ phía Việt Nam. Singapore nhiều khả năng sẽ vận hành các máy bay F-15 của mình ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Máy bay Trung Quốc sẽ ở vào cuối tầm bay khi tới được quần đảo Trường Sa.
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã nâng số lượng các căn cứ tại Philippines với mục đích gia tăng sức mạnh tấn công nhằm đánh bật Trung Quốc khỏi các pháo đài mới xây dựng của họ. Một số hệ thống vũ khí của Mỹ như tàu USS Zumwalt có thể sẽ phải được triển khai để đạt được mục tiêu này.
Trong bức tranh lớn hơn, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ cố gắng để phong tỏa nhau, chủ yếu là bằng lực lượng tàu ngầm của mỗi nước. Hải quân Nhật Bản có chất lượng cao hơn Trung Quốc và rất nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến phong tỏa lẫn nhau này.
Ngành công nghiệp trên toàn châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến này. Đặc biệt, ngành công nghiệp Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị đình trệ nhanh chóng, điều mà cuối cùng sẽ dẫn đến bất ổn xã hội. Cuộc chiến càng kéo dài thì vị thế tương đối của Trung Quốc sẽ càng tồi tệ. Thịt sẽ biến mất khỏi khẩu phần ăn của người Trung Quốc. Đậu tương không bán được sẽ chất đống trong các kho của Mỹ.
Việc loại bỏ các căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa sẽ cho phép một giải pháp hòa bình dành cho bất cứ ai cuối cùng cầm quyền ở Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những cuộc chiến tranh vô nghĩa, ngu ngốc và hủy diệt nhất trong lịch sử, song đó là những gì đang đến.
David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) tại thủ đô Washington. Bài viết được đăng trênAmerican Thinker.
Văn Cường (gt)
-Những Tình Huống TQ Sẽ Tấn Công Việt Nam... ĐÀO VĂN BÌNH (11/26/2013)
Việc Trung Quốc hạ thủy và đưa vào sử dụng tàu sân bay Thi Lang và ngày 22/11/2013 thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình không người lái J-20 (có hình dạng giống như B-2 của Mỹ) tạo thêm lo sợ cho khu vực Đông Nam Á và trực tiếp đe dọa Việt Nam. Trực tiếp đe dọa Việt Nam có nghĩa là Trung Quốc có khả năng tấn công Việt Nam bất cứ lúc nào bằng hỏa lực áp đảo và đánh chiếm luôn phần còn lại của Trường Sa khi đó làm chủ Biển Đông. Tháng 10/2013, Trung Quốc lại tiến hành một cuộc tập trận quy mô mang tên “Sứ Mệnh Hành Động 2013” ngòai khơi Phúc Kiến với sự phối hợp của Quân Khu Quảng Đông và Hạm Đội Hải Nam thực tập bắn đạn thật với hỏa tiễn không-đối-hải và ngược lại để răn đe Nhật Bản và Đông Nam Á.
Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra ở đây là kế họach “Tái Cân Bằng Lực Lượng” (trước gọi là Xoay Trục) và sự hiện diện của Hàng Không Mẫu Hạm Washington của Mỹ tại Biển Đông có ý nghĩa gì? Cho đến giờ phút này vì Hoa Kỳ là “con nợ” của Trung Quốc, do kinh tế suy thoái, làm ăn buôn bán, hợp tác chiến lược với Trung Quốc, mới đây lại tập trận hải quân chung với Trung Quốc tại Hạ Uy Di (Hawaii) cho nên luôn luôn tuyên bố “không đứng vào phe nào” trong tranh chấp Biển Đông. Việc tàu sân bay Washington ghé ngòai khơi Đà Nẵng năm 2011, mời các giới chức Việt Nam lên thăm và mới đây vào Tháng 11, 2013 lại ghé thăm Mã Lai, Singapore và Phi Luật Tân …chỉ có tác dụng trấn an các quốc gia Đông Nam Á vì Hoa Kỳ cần sự hậu thuẫn của các quốc gia này, hiện tại cũng như khi xảy ra cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong tương lai xa. Do đó khi Hải Quân Trung Quốc tấn công Việt Nam, tàu sân bay Washington nếu đựợc gửi tới Biển Đông hay có đóng tại căn cứ Oyster Bay, Palawan đang được xây dựng cách Trường Sa khoảng 160km…thì cũng chỉ đứng nhìn vì không có lý do gì Hoa Kỳ lại tấn công Trung Quốc khi Trung Quốc không đụng chạm đến họ (Ngoại trừ Phi Luật Tân vì Phi Luật Tân có hiệp ước an ninh hỗ tương với Hoa Kỳ). Chuyến viếng thăm Trung Quốc ngày 17/8/2011 của Phó Tổng Thống Joe Biden, đem theo cả đội bóng rổ đấu giao hữu rồi cuộc gặp gỡ giữa Ô. Tập Cận Bình và Obama vào Tháng 2, 2012 cho thấy Hoa Kỳ thực sự muốn hòa dịu với Trung Quốc và không muốn tình hình căng thẳng thêm. Do đó niềm tin cho rằng tàu sân bay Washington và tàu chiến Hoa Kỳ sẽ bảo đảm nền an ninh, biển đảo cho Việt Nam là hoàn toàn sai lầm.Việt Nam phải tự lo liệu lấy. Đó là sự thực hiển nhiên.
Vì Trung Quốc không phải là một cường quốc có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế mà là một con khủng long đầy tham vọng, cho nên có thể làm bất cứ điều gì mà một quốc gia văn minh không bao giờ dám làm. Thực ra thì không ai có quyền ngăn cản ai trở thành bá chủ thế giới. Nhưng điều mà mọi người quan tâm là “cách” anh trở thành bá chủ và “cách” anh đối xử với thế giới. Vươn lên để tranh ngôi “minh chủ võ lâm” với Hoa Kỳ không phải là đìều cấm kỵ. Nhưng thay vì theo vương đạo tức tôn trọng và thỏa hiệp với các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Lục theo con đường bá đạo của Tần Thủy Hoàng ỷ mạnh hiếp yếu. Sau đây là những tình huống Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam:
1. Mở cuộc chiến tranh biên giới như năm 1979
Tôi hoàn toàn bác bỏ khả năng này vì Trung Quốc không có lợi gì khi mở một cuộc tấn công như vậy. Nếu làm thế Trung Quốc sẽ lộ rõ bộ mặt xâm lược và cũng không thể lấy lý do rất “hỗn láo” là “dạy cho Việt Nam một bài học” như năm 1979. Việt Nam đã ký hiệp ước biên giới với Trung Quốc và là thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Uy tín của Trung Quốc về mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế sẽ tổn thương nghiêm trọng và thế giới sẽ lên án khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam bằng đường biên giới. Nhưng Trung Quốc có thể sẽ liên tục duy trì áp lực bằng cách tập trung quân đội, khiêu khích, quấy rối không ngoài mục đích đe dọa, khiến Việt Nam lo sợ, lúng túng, từ đó suy yếu trên mặt trận chính là Biển Đông. Đây là kế “Dương đông kích tây” và chiến tranh cân não. Nhưng lịch sử cho thấy các danh tướng của Đại Việt ta khôn ngoan và mưu trí hơn con cháu Tần Thủy Hoàng rất nhiều.
2. Mở một cuộc không kích và bắn phá quy mô các hải cảng, quân cảng, căn cứ hải quân, các giàn khoan/thăm dò dầu khí của Việt Nam
Muốn thế, Hải Quân Trung Quốc phải trải dài dọc theo bờ biển từ Hải Phòng tới Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu, Phú Quốc, Trường Sa v.v..Nếu liều lĩnh mở một cuộc chiến tranh hạn chế (trong nước gọi là cục bộ) như vậy, Trung Quốc sẽ gây một số thiệt hại lớn cho Việt Nam, nhưng phải trả một giá rất đắt vì hệ thống hỏa tiễn phòng thủ ven biển, phòng không, không quân và hải quân của Việt Nam. Tôi không tin Trung Quốc sẽ tiến hành giải pháp này vì Trung Quốc sẽ khó ăn khó nói với dư luận quốc tế về việc bắn phá, oanh tạc các cơ sở trên đất liền và ven biển Việt Nam vì các vùng này vốn không có tranh chấp. Đây là hành vi xâm lược trắng trợn.
3. Tấn công và nuốt gọn Trường Sa
Đây chính là tham vọng và ý đồ của Trung Quốc trong một tương lai rất gần và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi tấn công và nuốt gọn Trường Sa, Trung Quốc có lý do biện minh là: Chúng tôi chỉ “lấy lại” những gì của chúng tôi. Bằng cớ là chúng tôi đã công bố cho thế giới biết “Đường Lưỡi Bò” xác định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của chúng tôi trước đây. Như thế, thêm một lần nữa, từ cuộc xâm lăng, Trung Quốc lèo lái dư luận qua một cuộc tranh chấp chủ quyền rất dai dẳng mà không có một tổ chức quốc tế nào có khả năng giải quyết. Để thực hiện ý đồ nham hiểm này, Trung Quốc phải xử dụng ưu thế vừa mới có là tàu sân bay Thi Lang. Cộng thêm với sự hộ tống của khoảng 5 khu trục hạm, 3 tuần dương hạm và đội tầu ngầm khoảng 6 chiếc và dăm ba tàu đổ bộ hạng nặng. Hỏa lực của hạm đội này dư sức nghiền nát hệ thông phòng thủ của Việt Nam trên Quần Đảo Trường Sa. Và lực lượng thủy bộ khoảng 4000 trên tàu sân bay sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh phần còn lại của Trường Sa. Vậy Việt Nam phải làm sao đây? Theo các chiến lược gia về quân sự:
Thứ nhất: Việt Nam cần phải theo dõi từng bước di chuyển của tàu sân bay Thi Lang qua hệ thống vệ tinh, đồng thời chia xẻ tin tức tình báo quân sự với Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và nhất là Hoa Kỳ về mọi động tĩnh của tàu sân bay này. Tôi tin chắc rằng với sức mạnh hiện tại của Hải Quân Việt Nam, nếu không có tàu sân bay, Trung Quốc sẽ không dám mở một cuộc tấn công quy mô để nuốt gọn Trường Sa.
Thứ hai: Cũng theo các nhà quân sự, để phân tán bớt lực lượng trên biển của Trung Quốc, Việt Nam cần ngụy tạo tin tức về cuộc tái chiếm Hoàng Sa nếu nổ ra chiến tranh. Nắm được tin tức này chắc chắn Trung Quốc sẽ phải dàn mỏng tàu chiến để bảo vệ Hoàng Sa. Nếu Trung Quốc lơ là, Việt Nam có thể nhân đó tấn công tái chiếm Hoàng Sa, chặn đường về của tàu chiến Trung Quốc.
Thứ ba: Tương kế tựu kế. Tăng cường phòng thủ Trường Sa và biến Trường Sa thành mồi nhử để tiêu diệt tàu sân bay Thi Lang. Muốn thế Hải Quân Việt Nam cần phải bí mật, linh hoạt. Ngay từ phát súng đầu tiên, hỏa lực phải tập trung để tiêu diệt tàu sân bay này. Một khi tàu sân bay Thi Lang bị đánh hỏng, tất cả máy bay chiến đấu trên boong cũng bị tiêu hủy, chiếc nào đã cất cánh sẽ rớt xuống biển vì không đủ nhiên liệu bay về Hải Nam.Tin này sẽ làm rúng động thế giới. Phần còn lại của hạm đội Trung Quốc như rắn mất đầu, mất tinh thần, phải thoái lui về Hoàng Sa và sẽ bị Hải Quân và Không Quân Hải Việt Nam ở Cam Ranh, Khánh Hòa, Đà Nẵng chặn đánh. Lúc đó, Việt Nam dễ dàng giải phóng Trường Sa. Hiện nay Việt Nam đã có một lữ đòan thủy quân lục chiến (trong nước không còn dùng danh từ “lính thủy đánh bộ” nữa). Nhiệm vụ chính của lữ đòan này là tấn công tái chiếm các đảo bị chiếm. Nói tóm lại theo các chuyên viên quân sự: Chiến lược sinh tử của Việt Nam là tiêu diệt cho bằng được tàu sân bay Thi Lang, dù phải trả giá đắt. Không tiêu diệt được tàu sân bay Thi Lang thì không sao giữ được Trường Sa. Đây là kế hoạch hết sức táo bạo nhưng thiết nghĩ không còn phương cách nào hơn. Một khi tàu sân bay Thi Lang bị tiêu diệt, phải đợi ít nhất năm, muởi nữa Trung Quốc khi đóng được tàu sân bay khác mới dám gây sự với Việt Nam. Lúc đó Hải Quân Việt Nam đã mạnh hơn và tình hình thế giới đổi khác.
Hiện nay tình hình tại Biển Hoa Đông và Biển Đông mỗi lúc mỗi trở nên căng thẳng và biến chuyển khôn lường. Rõ ràng Nhật Bản đang tăng cường binh bị và liên kết với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á để chống lại Hoa Lục. Ngày 8-8-2013 Nhật Bản cho hạ thủy tàu sân bay khổng lồ Izumo là chiếc tàu chiến lớn nhất của tính từ Thế Chiến II tới giờ. Rồi vào ngày 31/10/2013 Nhật lại trình làng chiếc tàu ngầm Soryu tối tân trị giá khoàng 540 triệu đô-la làm Hoa Lục choáng váng. Còn về phía Việt Nam, liên tiếp trong thời gian qua đã có khá nhiều cuộc đối thọai quốc phòng Việt-Mỹ - khi ở Hà Nội, khi ở Hoa Thịnh Đốn. Những vấn đề như tìm kiếm hài cốt lính Mỹ, rà phá bom mìn, tiêu hủy chất độc da cam, cứu cấp, ứng phó với biển đổi khí hậu v.v.. chỉ là bề nổi. Không biết bên trong hai bên bàn tính những gì. Xin nhớ Mỹ là vua về đi đêm/mật đàm. Không hiểu Mỹ có bỏ lệnh cấm bán vũ khi sát thương để Việt Nam có thể mua máy bay săn tàu ngầm Orion P-3 để tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo hay không? Trong khi Mỹ còn đang do dự thì cuộc viếng thăm Việt Nam của Ô. Putin ngày 12/11/2013 đã tạo sự chú ý đặc biệt của các nhà quan sát thế giới. Ô. Putin đã dành cho Việt Nam những ưu đãi đặc biệt về quân sự như: Mở rộng các hạng mục về vũ khí và thiết bị bán cho Việt Nam, hợp tác chế tạo tàu chiến và hỏa tiễn chống hạm, bàn giao căn cứ huấn luyện và sửa chữa tàu ngầm và các lọai tàu chiến chế tạo tại Nga. Tất cả những căn cứ này đều ở Cam Ranh. Thiết lập trường đại học công nghệ để Việt Nam lần hồi tự chủ về kỹ nghệ chế tạo cơ khí dành cho quốc phòng. Tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội (NATO gọi là Hố Đen) ngày 7/11/2013 đã lên đường vể Việt Nam. Chiếc thứ hai chuẩn bị bàn giao. Chiến thứ ba đã khởi công. Theo dự tính khoảng cuối năm 2014 ba con cá kình lợi hại này sẽ tham gia lực lượng phòng thủ biển đảo…và dĩ nhiên làm cho Hoa Lục vô cùng khó chịu.
Trước tình thế sự việc có thể “trở nên quá trễ” Trung Quốc có thể phải ra tay trước. Nếu phải ra tay trước thì Hoa Lục lựa chọn đánh ai đây? Theo tôi nghĩ Hoa Lục sẽ đánh Việt Nam trước, bởi vì dầu sao Việt Nam cũng là đối thủ yếu hơn. Nếu đánh Nhật trước, Hoa Lục sẽ “bươu đầu sứt trán”, còn sức đâu để đánh Việt Nam nữa? Ngòai ra, khi đánh Việt Nam, nuốt gọn Trường Sa, Hoa Lục sẽ khống chế tòan bộ Biển Đông- tức “một công đôi việc”. Lúc đó Nhật Bản chắc chắn phải quỳ gối hay nhựợng bộ.
Thế nhưng khi tấn công Việt Nam thì Hoa Lục đã tiến hành một cuộc “viễn chinh xâm lược”. Bản chất của viễn chinh xâm lược phi chính nghĩa, xa xôi, tiếp vận tốn kém, người dân thường chống đối cho nên không thể kéo dài vô tận. Trong khi chiến tranh phòng vệ - tức chiến tranh bảo vệ tổ quốc đầy chính nghĩa, người dân chấp nhận hy sinh và hy sinh cho đến ngày tòan thắng. Do đó nếu Hoa Lục liều lĩnh mở cuộc tấn công nhằm nuốt gọn Trường Sa thì chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”.
Hơn thế nữa, căn bản của chiến tranh viễn chinh xâm lược… là phải tốc chiến tốc thắng và phải có khả năng phòng thủ vững chắc phần đất hay các hòn đảo vừa đánh chiếm…hầu tạo “chuyện đã rồi” trước dư luận quốc tế. Nếu cuộc chiến bất phân thắng bại, kéo dài khoảng một tuần lễ thì hải lộ quốc tế xuyên qua Biển Đông tắc nghẽn. Lúc đó Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và cả Hoa Kỳ nữa lâm nguy vì hải lộ này là con đường huyết mạch và là “nồi cơm hũ gạo” của thế giới. Để bảo vệ hải lộ chiến lược và “nồi cơm hũ gạo” này, có thể một lực lượng hải quân quốc tế hùng hậu sẽ kéo tới lấy cớ “bảo vệ an tòan hàng hải”. Khi đó thì Hoa Lục sẽ “xôi hỏng, bỏng không”. Về sức mạnh của Hoa Lục - kinh tế lẫn quân sự thì không ai phủ nhận. Nhưng Hoa Lục không phải không ở vào tình thế tiến thóai lưỡng nan./.
Đào Văn Bình
(California ngày 22/11/2013)
Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra ở đây là kế họach “Tái Cân Bằng Lực Lượng” (trước gọi là Xoay Trục) và sự hiện diện của Hàng Không Mẫu Hạm Washington của Mỹ tại Biển Đông có ý nghĩa gì? Cho đến giờ phút này vì Hoa Kỳ là “con nợ” của Trung Quốc, do kinh tế suy thoái, làm ăn buôn bán, hợp tác chiến lược với Trung Quốc, mới đây lại tập trận hải quân chung với Trung Quốc tại Hạ Uy Di (Hawaii) cho nên luôn luôn tuyên bố “không đứng vào phe nào” trong tranh chấp Biển Đông. Việc tàu sân bay Washington ghé ngòai khơi Đà Nẵng năm 2011, mời các giới chức Việt Nam lên thăm và mới đây vào Tháng 11, 2013 lại ghé thăm Mã Lai, Singapore và Phi Luật Tân …chỉ có tác dụng trấn an các quốc gia Đông Nam Á vì Hoa Kỳ cần sự hậu thuẫn của các quốc gia này, hiện tại cũng như khi xảy ra cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong tương lai xa. Do đó khi Hải Quân Trung Quốc tấn công Việt Nam, tàu sân bay Washington nếu đựợc gửi tới Biển Đông hay có đóng tại căn cứ Oyster Bay, Palawan đang được xây dựng cách Trường Sa khoảng 160km…thì cũng chỉ đứng nhìn vì không có lý do gì Hoa Kỳ lại tấn công Trung Quốc khi Trung Quốc không đụng chạm đến họ (Ngoại trừ Phi Luật Tân vì Phi Luật Tân có hiệp ước an ninh hỗ tương với Hoa Kỳ). Chuyến viếng thăm Trung Quốc ngày 17/8/2011 của Phó Tổng Thống Joe Biden, đem theo cả đội bóng rổ đấu giao hữu rồi cuộc gặp gỡ giữa Ô. Tập Cận Bình và Obama vào Tháng 2, 2012 cho thấy Hoa Kỳ thực sự muốn hòa dịu với Trung Quốc và không muốn tình hình căng thẳng thêm. Do đó niềm tin cho rằng tàu sân bay Washington và tàu chiến Hoa Kỳ sẽ bảo đảm nền an ninh, biển đảo cho Việt Nam là hoàn toàn sai lầm.Việt Nam phải tự lo liệu lấy. Đó là sự thực hiển nhiên.
Vì Trung Quốc không phải là một cường quốc có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế mà là một con khủng long đầy tham vọng, cho nên có thể làm bất cứ điều gì mà một quốc gia văn minh không bao giờ dám làm. Thực ra thì không ai có quyền ngăn cản ai trở thành bá chủ thế giới. Nhưng điều mà mọi người quan tâm là “cách” anh trở thành bá chủ và “cách” anh đối xử với thế giới. Vươn lên để tranh ngôi “minh chủ võ lâm” với Hoa Kỳ không phải là đìều cấm kỵ. Nhưng thay vì theo vương đạo tức tôn trọng và thỏa hiệp với các quốc gia Đông Nam Á, Hoa Lục theo con đường bá đạo của Tần Thủy Hoàng ỷ mạnh hiếp yếu. Sau đây là những tình huống Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam:
1. Mở cuộc chiến tranh biên giới như năm 1979
Tôi hoàn toàn bác bỏ khả năng này vì Trung Quốc không có lợi gì khi mở một cuộc tấn công như vậy. Nếu làm thế Trung Quốc sẽ lộ rõ bộ mặt xâm lược và cũng không thể lấy lý do rất “hỗn láo” là “dạy cho Việt Nam một bài học” như năm 1979. Việt Nam đã ký hiệp ước biên giới với Trung Quốc và là thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Uy tín của Trung Quốc về mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế sẽ tổn thương nghiêm trọng và thế giới sẽ lên án khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam bằng đường biên giới. Nhưng Trung Quốc có thể sẽ liên tục duy trì áp lực bằng cách tập trung quân đội, khiêu khích, quấy rối không ngoài mục đích đe dọa, khiến Việt Nam lo sợ, lúng túng, từ đó suy yếu trên mặt trận chính là Biển Đông. Đây là kế “Dương đông kích tây” và chiến tranh cân não. Nhưng lịch sử cho thấy các danh tướng của Đại Việt ta khôn ngoan và mưu trí hơn con cháu Tần Thủy Hoàng rất nhiều.
2. Mở một cuộc không kích và bắn phá quy mô các hải cảng, quân cảng, căn cứ hải quân, các giàn khoan/thăm dò dầu khí của Việt Nam
Muốn thế, Hải Quân Trung Quốc phải trải dài dọc theo bờ biển từ Hải Phòng tới Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu, Phú Quốc, Trường Sa v.v..Nếu liều lĩnh mở một cuộc chiến tranh hạn chế (trong nước gọi là cục bộ) như vậy, Trung Quốc sẽ gây một số thiệt hại lớn cho Việt Nam, nhưng phải trả một giá rất đắt vì hệ thống hỏa tiễn phòng thủ ven biển, phòng không, không quân và hải quân của Việt Nam. Tôi không tin Trung Quốc sẽ tiến hành giải pháp này vì Trung Quốc sẽ khó ăn khó nói với dư luận quốc tế về việc bắn phá, oanh tạc các cơ sở trên đất liền và ven biển Việt Nam vì các vùng này vốn không có tranh chấp. Đây là hành vi xâm lược trắng trợn.
3. Tấn công và nuốt gọn Trường Sa
Đây chính là tham vọng và ý đồ của Trung Quốc trong một tương lai rất gần và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi tấn công và nuốt gọn Trường Sa, Trung Quốc có lý do biện minh là: Chúng tôi chỉ “lấy lại” những gì của chúng tôi. Bằng cớ là chúng tôi đã công bố cho thế giới biết “Đường Lưỡi Bò” xác định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của chúng tôi trước đây. Như thế, thêm một lần nữa, từ cuộc xâm lăng, Trung Quốc lèo lái dư luận qua một cuộc tranh chấp chủ quyền rất dai dẳng mà không có một tổ chức quốc tế nào có khả năng giải quyết. Để thực hiện ý đồ nham hiểm này, Trung Quốc phải xử dụng ưu thế vừa mới có là tàu sân bay Thi Lang. Cộng thêm với sự hộ tống của khoảng 5 khu trục hạm, 3 tuần dương hạm và đội tầu ngầm khoảng 6 chiếc và dăm ba tàu đổ bộ hạng nặng. Hỏa lực của hạm đội này dư sức nghiền nát hệ thông phòng thủ của Việt Nam trên Quần Đảo Trường Sa. Và lực lượng thủy bộ khoảng 4000 trên tàu sân bay sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh phần còn lại của Trường Sa. Vậy Việt Nam phải làm sao đây? Theo các chiến lược gia về quân sự:
Thứ nhất: Việt Nam cần phải theo dõi từng bước di chuyển của tàu sân bay Thi Lang qua hệ thống vệ tinh, đồng thời chia xẻ tin tức tình báo quân sự với Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và nhất là Hoa Kỳ về mọi động tĩnh của tàu sân bay này. Tôi tin chắc rằng với sức mạnh hiện tại của Hải Quân Việt Nam, nếu không có tàu sân bay, Trung Quốc sẽ không dám mở một cuộc tấn công quy mô để nuốt gọn Trường Sa.
Thứ hai: Cũng theo các nhà quân sự, để phân tán bớt lực lượng trên biển của Trung Quốc, Việt Nam cần ngụy tạo tin tức về cuộc tái chiếm Hoàng Sa nếu nổ ra chiến tranh. Nắm được tin tức này chắc chắn Trung Quốc sẽ phải dàn mỏng tàu chiến để bảo vệ Hoàng Sa. Nếu Trung Quốc lơ là, Việt Nam có thể nhân đó tấn công tái chiếm Hoàng Sa, chặn đường về của tàu chiến Trung Quốc.
Thứ ba: Tương kế tựu kế. Tăng cường phòng thủ Trường Sa và biến Trường Sa thành mồi nhử để tiêu diệt tàu sân bay Thi Lang. Muốn thế Hải Quân Việt Nam cần phải bí mật, linh hoạt. Ngay từ phát súng đầu tiên, hỏa lực phải tập trung để tiêu diệt tàu sân bay này. Một khi tàu sân bay Thi Lang bị đánh hỏng, tất cả máy bay chiến đấu trên boong cũng bị tiêu hủy, chiếc nào đã cất cánh sẽ rớt xuống biển vì không đủ nhiên liệu bay về Hải Nam.Tin này sẽ làm rúng động thế giới. Phần còn lại của hạm đội Trung Quốc như rắn mất đầu, mất tinh thần, phải thoái lui về Hoàng Sa và sẽ bị Hải Quân và Không Quân Hải Việt Nam ở Cam Ranh, Khánh Hòa, Đà Nẵng chặn đánh. Lúc đó, Việt Nam dễ dàng giải phóng Trường Sa. Hiện nay Việt Nam đã có một lữ đòan thủy quân lục chiến (trong nước không còn dùng danh từ “lính thủy đánh bộ” nữa). Nhiệm vụ chính của lữ đòan này là tấn công tái chiếm các đảo bị chiếm. Nói tóm lại theo các chuyên viên quân sự: Chiến lược sinh tử của Việt Nam là tiêu diệt cho bằng được tàu sân bay Thi Lang, dù phải trả giá đắt. Không tiêu diệt được tàu sân bay Thi Lang thì không sao giữ được Trường Sa. Đây là kế hoạch hết sức táo bạo nhưng thiết nghĩ không còn phương cách nào hơn. Một khi tàu sân bay Thi Lang bị tiêu diệt, phải đợi ít nhất năm, muởi nữa Trung Quốc khi đóng được tàu sân bay khác mới dám gây sự với Việt Nam. Lúc đó Hải Quân Việt Nam đã mạnh hơn và tình hình thế giới đổi khác.
Hiện nay tình hình tại Biển Hoa Đông và Biển Đông mỗi lúc mỗi trở nên căng thẳng và biến chuyển khôn lường. Rõ ràng Nhật Bản đang tăng cường binh bị và liên kết với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á để chống lại Hoa Lục. Ngày 8-8-2013 Nhật Bản cho hạ thủy tàu sân bay khổng lồ Izumo là chiếc tàu chiến lớn nhất của tính từ Thế Chiến II tới giờ. Rồi vào ngày 31/10/2013 Nhật lại trình làng chiếc tàu ngầm Soryu tối tân trị giá khoàng 540 triệu đô-la làm Hoa Lục choáng váng. Còn về phía Việt Nam, liên tiếp trong thời gian qua đã có khá nhiều cuộc đối thọai quốc phòng Việt-Mỹ - khi ở Hà Nội, khi ở Hoa Thịnh Đốn. Những vấn đề như tìm kiếm hài cốt lính Mỹ, rà phá bom mìn, tiêu hủy chất độc da cam, cứu cấp, ứng phó với biển đổi khí hậu v.v.. chỉ là bề nổi. Không biết bên trong hai bên bàn tính những gì. Xin nhớ Mỹ là vua về đi đêm/mật đàm. Không hiểu Mỹ có bỏ lệnh cấm bán vũ khi sát thương để Việt Nam có thể mua máy bay săn tàu ngầm Orion P-3 để tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo hay không? Trong khi Mỹ còn đang do dự thì cuộc viếng thăm Việt Nam của Ô. Putin ngày 12/11/2013 đã tạo sự chú ý đặc biệt của các nhà quan sát thế giới. Ô. Putin đã dành cho Việt Nam những ưu đãi đặc biệt về quân sự như: Mở rộng các hạng mục về vũ khí và thiết bị bán cho Việt Nam, hợp tác chế tạo tàu chiến và hỏa tiễn chống hạm, bàn giao căn cứ huấn luyện và sửa chữa tàu ngầm và các lọai tàu chiến chế tạo tại Nga. Tất cả những căn cứ này đều ở Cam Ranh. Thiết lập trường đại học công nghệ để Việt Nam lần hồi tự chủ về kỹ nghệ chế tạo cơ khí dành cho quốc phòng. Tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội (NATO gọi là Hố Đen) ngày 7/11/2013 đã lên đường vể Việt Nam. Chiếc thứ hai chuẩn bị bàn giao. Chiến thứ ba đã khởi công. Theo dự tính khoảng cuối năm 2014 ba con cá kình lợi hại này sẽ tham gia lực lượng phòng thủ biển đảo…và dĩ nhiên làm cho Hoa Lục vô cùng khó chịu.
Trước tình thế sự việc có thể “trở nên quá trễ” Trung Quốc có thể phải ra tay trước. Nếu phải ra tay trước thì Hoa Lục lựa chọn đánh ai đây? Theo tôi nghĩ Hoa Lục sẽ đánh Việt Nam trước, bởi vì dầu sao Việt Nam cũng là đối thủ yếu hơn. Nếu đánh Nhật trước, Hoa Lục sẽ “bươu đầu sứt trán”, còn sức đâu để đánh Việt Nam nữa? Ngòai ra, khi đánh Việt Nam, nuốt gọn Trường Sa, Hoa Lục sẽ khống chế tòan bộ Biển Đông- tức “một công đôi việc”. Lúc đó Nhật Bản chắc chắn phải quỳ gối hay nhựợng bộ.
Thế nhưng khi tấn công Việt Nam thì Hoa Lục đã tiến hành một cuộc “viễn chinh xâm lược”. Bản chất của viễn chinh xâm lược phi chính nghĩa, xa xôi, tiếp vận tốn kém, người dân thường chống đối cho nên không thể kéo dài vô tận. Trong khi chiến tranh phòng vệ - tức chiến tranh bảo vệ tổ quốc đầy chính nghĩa, người dân chấp nhận hy sinh và hy sinh cho đến ngày tòan thắng. Do đó nếu Hoa Lục liều lĩnh mở cuộc tấn công nhằm nuốt gọn Trường Sa thì chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”.
Hơn thế nữa, căn bản của chiến tranh viễn chinh xâm lược… là phải tốc chiến tốc thắng và phải có khả năng phòng thủ vững chắc phần đất hay các hòn đảo vừa đánh chiếm…hầu tạo “chuyện đã rồi” trước dư luận quốc tế. Nếu cuộc chiến bất phân thắng bại, kéo dài khoảng một tuần lễ thì hải lộ quốc tế xuyên qua Biển Đông tắc nghẽn. Lúc đó Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và cả Hoa Kỳ nữa lâm nguy vì hải lộ này là con đường huyết mạch và là “nồi cơm hũ gạo” của thế giới. Để bảo vệ hải lộ chiến lược và “nồi cơm hũ gạo” này, có thể một lực lượng hải quân quốc tế hùng hậu sẽ kéo tới lấy cớ “bảo vệ an tòan hàng hải”. Khi đó thì Hoa Lục sẽ “xôi hỏng, bỏng không”. Về sức mạnh của Hoa Lục - kinh tế lẫn quân sự thì không ai phủ nhận. Nhưng Hoa Lục không phải không ở vào tình thế tiến thóai lưỡng nan./.
Đào Văn Bình
(California ngày 22/11/2013)
- Ai cũng đóng tiền thay nghĩa vụ thì còn ai phục vụ quân đội? (GDVN). - Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự là thương mại hóa trách nhiệm công dân (GDVN).
-VỀ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ BẤT ĐỐI XỨNG CỦA TRUNG QUỐC
-Nguyễn Trung: Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam (viet-studies 25-11-13) ◄◄
- William H. Overholt: Những cuộc cải cách mới ở Trung Quốc: Lí thuyết và thực tiễn (Phạm Nguyên Trường).
Hoàn Cầu Thời Báo khoe Việt Nam và Trung Quốc có cùng ý thức hệ: Vietnam offers China shared ideology and deeper trade (Global Times 25-11-13)
Một thừ "đường lưỡi bò" giữa Tàu và Nhật: Why Are Japan and America So Concerned About This Map? (Slate 25-11-13)
- Trần Thị Quỳnh xin được thông cảm vụ đeo dải băng sai tên nước (NLĐ). – Sẽ ra văn bản nhắc nhở Trần Thị Quỳnh (TQ). –SỰ CỐ TRẦN THỊ QUỲNH: COI CHỪNG ĐÒN XẤU CỦA TRUNG QUỐC (BC Thơ hay). – TQ xin lỗi vì sự cố tên Việt Nam (BBC). - Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa an ninh quốc phòng (VOA). - Việt Nam – Ấn Độ: Những người bạn tin cậy và thủy chung (VOV).
- New Zealand muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam, Trung Quốc (VOA).
- Video: 10 lý do tại sao tuyên bố đường 9 đoạn mà TQ tuyên bố ở biển Đông là rác rưởi: China’s 9-Dash Claim in South China Sea is Rubbish – 10 Reasons Why (PrOgReSziVe FiLiPiNaS).
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 11 (Bùi Văn Bồng).
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 13 (Bùi Văn Bồng).
- Người đặt quá khứ cộng sản sau vạch đậm lịch sử (Đinh Minh Đạo) (Thông Luận).
- Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa (TN). - Đêm giao lưu thắm tình hữu nghị Thanh niên Việt – Trung (VOV).
- Ban tổ chức Mrs World xin lỗi Việt Nam (TN). – Không phạt Trần Thị Quỳnh vì sự cố đeo dải băng sai tên nước (PLTP).