Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Hồ Tây đã biến thành 'ao làng'?

--Chính quyền 'né' báo chí, mặc Hồ Tây thành... sông Tô Lịch
Hồ Tây thơ mộng, đẹp đẽ đi vào thơ ca trước kia thì nay đi vào lòng người bằng cụm từ “ô nhiễm nặng”. Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, chẳng mấy chốc Hồ Tây sẽ biến thành dòng Tô Lịch, Kim Ngưu thứ 2, thứ 3… Tới lúc ấy, không biết sẽ phải bỏ bao nhiêu tiền mới có thể cứu Hồ Tây sống lại.


Chuyện ô nhiễm ở Hồ Tây không mới, đã được các phương tiện truyền thông phản ánh rất nhiều những mong cứu được Hồ Tây trước khi quá muộn. Và Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất phương án di dời các bến tàu thủy nội địa trên Hồ Tây về khu vực Đầm Bảy thuộc phường Nhật Tân.

Sau đó, UBND TP Hà Nội cũng đã ra quyết định việc di dời các du thuyền phải thực hiện trước tháng 10/2015.

Thế nhưng bất chấp quyết định của UBND Hà Nội, tính tới giờ đã gần hết năm 2015 mà các nhà nổi, du thuyền vẫn chình ình tồn tại, mọi hoạt động, dịch vụ, khách khứa vẫn tấp nập như chưa hề nhận quyết định buộc phải di dời.

Để làm rõ tại sao đã quá thời hạn mà các du thuyền nhà nổi tại Hồ Tây vẫn chưa di dời theo quyết định của UBND Hà Nội, chúng tôi đã đến UBND quận Tây Hồ, đặt lịch làm việc với ông Chủ tịch quận, kiêm Trưởng Ban quản lý Hồ Tây - Đỗ Anh Tuấn.

Phóng viên PetroTimes tới UBND Tây Hồ vào lúc 14h, tuy nhiên tại đây vẫn đóng cửa tắt đèn, chưa chịu làm việc.


Tuy nhiên, khi chúng tôi có mặt tại UBND quận Tây Hồ vào lúc 14h ngày 16/12/2015 thì tại đây bộ phận Văn thư vẫn tắt đèn tối om, không có vẻ gì là đã tới giờ làm việc.

Thật không thể hiểu nổi tại sao một cơ quan như UBND quận tại Thủ đô lại có phong cách làm việc vô tổ chức như vậy.

Sau khi đặt lịch làm việc, chúng tôi được ông Chánh văn phòng UBND hướng dẫn liên lạc với ông Phó chủ tịch UBND Tây Hồ - Nguyễn Lê Hoàng để lấy thông tin, tuy nhiên tới ngày 28/12/2015, chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi của vị này.

Mặc dù phóng viên PetroTimes đã liên lạc với ông Hoàng hẹn gặp làm việc nhiều lần qua điện thoại, nhưng vị này liên tục báo bận đi họp không có mặt ở cơ quan. Và thông báo rằng đã nhận được thông tin từ phía PetroTimes, khi nào trả lời xong sẽ gọi điện thoại báo lại cho chúng tôi.

Nhưng có lẽ vị Phó chủ tịch UBND Tây Hồ vẫn bận họp một mạch gần 20 ngày qua, nên chưa có thời gian rảnh để phản hồi thông tin tới báo chí.

Nước Hồ Tây ở đoạn bến tàu thuyền, nhà nổi đã chuyển màu đen như sông Tô Lịch và bốc mùi hôi thối


Với tình hình lượng rác thải xả trực tiếp xuống Hồ Tây ngày càng lớn do lượng lớn các quán cóc vỉa hè mọc lên ngày càng nhiều cộng với ý thức kém của nhiều hộ kinh doanh xung quanh. Bên cạnh đó, tại đường ven hồ dài 18km cũng không có đủ thùng rác công cộng nên việc Hồ Tây hứng chịu vô số rác thải là điều dễ hiểu.

Đã đến lúc, cần có những biện pháp mạnh tay, triệt để hơn nữa của các cấp có thẩm quyền trong việc ngăn chặn những hành vi sai phạm xung quanh việc gây ô nhiễm đối với Hồ Tây. Tuy nhiên, nhìn vào cách làm việc của đơn vị quản lý trực tiếp Hồ Tây là UBND Tây Hồ và Ban quản lý Hồ Tây thì không biết rằng "lá phổi xanh của Thủ đô" sẽ còn phải chịu bao nhiêu "bệnh tật"?

Đừng để tới khi Hồ Tây không còn sống mới bắt tay vào cải tạo, xử lý.

-Hồ Tây đã biến thành 'ao làng'?

Có người nói rằng, nước hồ Tây giờ không còn xanh, mùi hôi thối nồng nặc nên chẳng ai đứng tâm sự ở bờ hồ Tây nữa. Hồ Tây giờ không khác cái ao làng...

Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất UBND TP di dời các bến tàu thủy nội địa trên hồ Tây về khu vực Đầm Bảy thuộc phường Nhật Tân và được đồng ý. Việc di dời các du thuyền, nhà nổi là để tránh che chắn “view” hồ và gây mất mĩ quan khu vực trung tâm.


Theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, việc di dời các du thuyền phải thực hiện trước tháng 10/2015.

Sự thống nhất này thể hiện quyết tâm của chính quyền thành phố trong việc trả lại sự thanh bình cho hồ Tây. Thế nhưng bất chấp quyết định của lãnh đạo thành phố, ở thời điểm hiện tại, các nhà nổi, du thuyền vẫn chình ình tồn tại, mọi hoạt động, dịch vụ, khách khứa vẫn tấp nập như chưa có gì xảy ra.

Có thể thấy, quyết định di dời các du thuyền, nhà nổi là hành động tích cực của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Thế nhưng xét cho cùng, việc này cũng chẳng bõ bèn gì nếu như không dẹp được các nhà hàng, ngăn chặn tình trạng xả hàng trăm mét khối nước thải, dầu, mỡ không được xử lý xuống hồ, gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước hay tìm cách nâng cao ý thức của người dân, đấy mới là điều phải làm luôn và ngay.

Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất, trên 500 ha, đường ven hồ dài tới 18 km. Trong bài hát “Chiều Thu Hồ Tây”, nhạc sỹ Vũ Thiết đã ví chiều thu ở hồ Tây như dát nắng vàng trên mặt nước hồ xanh. Nhưng có lẽ những hình ảnh đó chỉ còn trong kỷ niệm, vẻ đẹp như “dát nắng vàng trên mặt nước hồ xanh” giờ đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Hồ Tây không khác nào một cái ao làng, bất kỳ ai cũng có thể xả rác, bôi bẩn.

Những năm trước đây, ở đường ven hồ, mặc dù mùa đông hay mùa hè đều có những đôi nam nữ đứng tâm sự, tán tỉnh nhau nhưng giờ đây, hình ảnh này thật hiếm thấy. Thi thoảng vẫn có những cặp đôi lượn lờ quanh hồ nhưng thay vì đi bộ hay đứng lại một chỗ, họ chọn cách đi xe máy lướt qua.

Nước hồ Tây giờ không còn xanh, mùi hôi thối nồng nặc nên chẳng ai đứng tâm sự ở bờ hồ Tây nữa.

Có ai đó gọi hồ Tây là lá phổi lớn của Hà Nội. Điều này cũng đúng nhưng đúng với thời điểm hàng chục năm trước đây, “lá phổi” ấy giờ như không khác nào phổi của một người hút thuốc lá, phổi bị tê liệt, bị phá hủy bởi rác thải, chất độc...

Trước tiên phải kể đến những nhà hàng, du thuyền lợi dụng việc kinh doanh để chiếm dụng mặt nước, xả nước thải trực tiếp xuống hồ. Từ nhiều năm nay, ở khu vực dọc đường Nguyễn Đình Thi có hàng loạt nhà thuyền như Potomac, Taboo, Tây Long 1-2, Highland từ 2 đến 3 tầng hoạt động nhộn nhịp.

Một phần lớn diện tích mặt hồ từ đó bị biến thành chốn vui chơi giải trí dành cho những người sang chảnh, có tiền. Nhưng song song với hoạt động của các du thuyền là chất thải, rác thải được xả trực tiếp xuống hồ. Những địa điểm này thường chỉ hoạt động về đêm, còn ban ngày, nhìn các con thuyền không khác một đống sắt vụn. Có con tàu bỏ hoang nhiều năm nhưng không bị di dời.

Cuối năm 2014, Cục C49 - Bộ Công an cũng đã có kết luận “chỉ mặt, đọc tên” một số tàu thuyền vi phạm về mặt môi trường ở hồ Tây. Chính UBND quận Tây Hồ cũng tiến hành xử lý vi phạm hành chính một số tàu thuyền ở khu vực này nhưng xem ra những mức phạt chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận các chủ du thuyền thu về.

Việc các du thuyền thi nhau xả nước thải xuống hồ đã đành, người dân sống ở gần khu vực có các quán bar, nhà hàng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau đầu vì âm thanh phát ra từ quán bar vọng tới. Cũng từ vị trí có các quán bar trên du thuyền, tình trạng lộn xộn, mất trật tự thường xuyên xảy ra vào buổi tối.

Chưa hết, vào những ngày hè nóng nực, hàng trăm người đủ mọi lứa tuổi tụ tập tắm ở “lá phổi” của Hà Nội, bất chấp biển báo cấm tắm, bơi lội và lực lượng Công an phường thường xuyên nhắc nhở nhưng chẳng ai nghe. Tháng 6/2014, đã từng có trường hợp tử vong khi đang bơi trên hồ Tây, vậy nhưng trường hợp này không đủ để răn đe người dân thôi không tắm tại “lá phổi” của Hà Nội.

Đây là chưa kể những quán cóc, quán ăn, quán kem nhỏ lẻ ở xung quanh hồ cũng ngày ngày “góp phần” biến hồ Tây thành ao làng to nhất giữa Thủ đô.


--


Vĩnh Hưng: Sáng ngày 04/11/2013 ô Sơn Phó chủ tịch Phường Thanh Trì cho dân phòng và Công an xuống đàn áp xây bịt lối cửa nhà dân để phân lô bán đất. Cửa nhà bị bịt, người dân bức xúc , khóc lóc , van xin Ông phó chủ tịch. Nhìn cảnh đau lòng.........


phút thứ 0:53 bác gái quỳ xuống lạy ông phó chủ tịch, nhà bác chỉ có lối đi duy nhất, Phường bịt lại, thực sự k biết cả nhà sẽ ra vào bằng cách nào. theo ghi nhận của mình, sau buổi đàn áp cưỡng chế xây bịt bằng đc cửa vào của 12 hộ dân. nhiều nhà phải đi ở nhờ vì chưa biết vào nhà bằng cách nào, có nhà phải bắc thang để các cháu bé đi học về leo vào , bố trong mẹ ngoài đón các con vào nhà. Nghe tiếng con trẻ khóc vì sợ trèo thang cao mà nao lòng các hộ dân ở gần đó :(

Link gốc: http://www.youtube.com/watch?v=N0gfYJ...

-Hà Nội: Dân tố chính quyền bịt lối đi, 'nhốt' dân trong nhà-

UBND phường thu hồi ngõ đi chung đã tồn tại gần 20 năm để phân lô bán nền, xây tường bao vào tận cửa nhà dân khiến một số nhà bị hỏng đường ống thoát nước, làm 12 hộ dân lâm vào cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập"...

“Bảo vệ công tác làm hạ tầng” khiến nhiều hộ dân bị “nhốt” trong nhà
9h30 sáng ngày 4/11, tại ngách 321/16 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (Hà Nội), hàng trăm người dân tụ tập, phản đối việc xây dựng của UBND phường Thanh Trì.
Buổi "làm việc" của UBND phường Thanh Trì khiến bà Dương Thị Tuyết và ông Đỗ Tất Niên đang sinh sống tại ngách 321/16 bị thương, phải nhập viện.
Chị Phượng, con gái ông Niên cho hay, trong lúc ngăn cản UBND phường xây tường bịt lối đi nhà mình, ông Niên đã bị một số đối tượng đánh chảy máu đầu, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.
Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân của sự việc trên là do UBND phường muốn thu hồi ngõ đi chung của 12 hộ ngõ 321/16 Vĩnh Hưng để lấy đất chia lô, bán đấu giá.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, người dân ngách 321/16- tổ 28 (Phường Thanh Trì) cho biết: "12 hộ dân trong ngõ 321/16 đã sinh sống tại địa chỉ này từ năm 1988 đến nay và đã được nhà nước trao quyền sử dụng đất hợp pháp.
Lối đi cũ chật chội nên năm 1991, các hộ này đã tự cải tạo một phần ao tù sau nhà thành lối đi.
Gần đây, UBND phường Thanh Trì tiến hành san đất, chia lô bán đấu giá khu đất bỏ hoang nói trên, ngõ đi chung do người dân cải tạo cũng bị đưa vào phần đất bán đấu giá.
Tường bao do chính quyền xây lên sát vào tận cửa nhà dân, gây vỡ cả ống thoát nước
Ngày 21/10, UBND phường đã cử lực lượng xuống đào móng, xây tường bịt lối đi, chắn ngang cửa ra vào của 12 hộ nhưng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân nên không tiếp tục xây dựng.
Sáng 4/11, trong khi chưa giải quyết được những bất đồng với người dân, UBND phường Thanh Trì lại huy động lực lượng xuống cưỡng chế, tiếp tục xây dựng nên đã xảy ra cảnh hỗn loạn nói trên.
12 giờ trưa ngày 4/11, công cuộc xây tường bao của chính quyền phường Thanh Trì hoàn thành, 12 hộ gia đình lâm vào cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì cửa chính vào nhà đã bị xây chặn. Nhiều gia đình nháo nhác vì con cháu đi học về không vào được nhà, người còn trong nhà thì không thể ra ngoài để đi làm.
Bác Dương Văn Minh, tổ 22, phường Thanh Trì bày tỏ quan điểm: “Con đường do người dân san lấp 1 phần nhỏ ao Bà Tường để làm lối đi này đã tồn tại mấy chục năm, trở thành lối đi chính của nhiều gia đình. Nay chính quyền phường định lấy lại đất để phân lô bán nền thì phải bớt lại con đường cho người dân đi lại, sinh sống, chứ xây bịt vào tận cửa nhà người ta thế kia thì người ta đi lại thế nào. Chính quyền làm việc, ngoài cái lí thì phải có cái  tình, như thế dân mới phục…”.
Một người dân bị thương khi tham gia ngăn cản chính quyền xây tường "bịt" lỗi đi nhà mình.
“Không có công văn, không làm việc”
Để hiểu rõ việc có hay không chính quyền bịt lối đi của bà con, lấy đất phân lô để bán đấu giá mà không thông báo với dân, kiến nghị của dân không được trả lời một cách thỏa đáng… PV nguoiduatin.vn đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo phường Thanh Trì nhưng cán bộ phường trả lời: "Phường nhiều việc, không có lãnh đạo nào ở cơ quan, các lãnh đạo đi vắng hết...".
Sau khi PV bày tỏ nguyện vọng muốn có câu trả lời từ phía chính quyền về vụ việc 12 hộ dân trong phường bị bịt lối đi, ông chủ tịch UBND phường Trần Quốc Hoan nói: “Nguyên tắc làm việc của phường chúng tôi là phóng viên báo đài đến làm việc phải có công văn của tòa soạn báo…”.
PV thắc mắc: “Vậy sao cách đây 1 tuần PV đến gửi giấy giới thiệu để đặt lịch làm việc, cán bộ văn phòng của các anh không “phổ biến” cho PV “nguyên tắc” này để PV biết và báo cáo với tòa soạn..”, thì ông này nói “Tôi không biết, tôi đã phổ biến với tất cả cán bộ trong phường. Giờ các anh chị muốn làm việc thì phải tuân theo nguyên tắc đó. Có công văn rồi tôi mới đặt lịch tiếp các anh chị”.
Ngọc Phạm- Sơn Tùng



Đỗ Anh Tuấn, tân Phó Chủ tịch Tây Hồ vừa ăn tiền vừa cưỡng chế
(Cầu Nhật Tân). Trúng mánh lớn dịp sốt đất vài năm trước lúc còn làm Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Tây Hồ, Đỗ Anh Tuấn được Quang “đầu to” khôn khéo cài vào chân “đối ngoại” trong những kỳ cuộc có các “quan anh” xuất hiện để có thể lọt vào mắt xanh của các anh.
.
Phó Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn
Tuan
.

 Chẳng phải ngẫu nhiên mà các nhà đầu tư, các cò đất ngay từ 3 – 4 năm trước đã được “phím” rằng liệu đường ăn ở vì đồng chí Tuấn còn lên nữa mà sẽ phụ trách mảng nhà đất đấy. Ai cũng cho rằng bọn đồng cốt chính trị chỉ hay nói nhảm vì ở quận Tây Hồ trẻ con đều biết Đinh Trọng Sơn (phó chủ tịch phụ trách nhà đất) là đệ cứng của đồng chí Phạm Quang Nghị luân chuyển xuống Tây Hồ. Cuối cùng, thiên hạ cũng được mở mắt. Tiền vung ra như vãi trấu nên cuối cùng đồng chí Tuấn cũng kiếm được một suất cơ cấu Phó Chủ tịch quận. Đạn của đồng chí này hẳn phải là loại cực mạnh mới có thể bắn được Đinh Trọng Sơn sang phụ trách văn xã nhằm đoạt cái ghế nhà đất của đồng chí Sơn.
Trước đây, người không biết chuyện nội bộ thì bảo Đinh Trọng Sơn thế quá mạnh vì được đích thân Bí thư gửi xuống. Người biết chuyện thì thấy lo cho đ/c Sơn. Ai còn lạ gì cái bài luân chuyển cán bộ của đồng chí Nghị. Luân chuyển có thời hạn, liệu hồn đấy. Chăm chỉ mà cày cuốc. Nộp ít thì cho bật sới, nhường chỗ cho con thiêu thân khác chịu chơi hơn, nộp nhiều hơn. Việc của đồng chí Sơn với đồng chí Tuấn quả như vậy. Mấy hôm trước, đồng chí Sơn còn đương gặt lớn nhưng việc nộp thì … hơi chậm. Đùng cái, người ta thấy đồng chí bị điều sang văn xã. Suốt ngày đi lo chùa chiền, miếu mạo. Được mấy hôm, đồng chí gầy rộc đi. Mã xuống thảm hại. Cay quá, ai đời lại mất ghế về tay thằng vốn là quân của mình. Trước kia, nó gặp mình ở đâu thì chào từ xa rất lẽ phép. Từ ngày nó ngồi ngang hàng, nó khinh khỉnh ra mặt. Mà nhục nhất là đi họp. Trong các cuộc hội họp, người người xì xào: ơ cái “ông nhà đất” này sao bây giờ lại giẫm chân vào chùa chiền, giáo dục. Ngẫm đi ngẫm lại, đồng chí tự an ủi: kiếp “luân chuyển” nó thèo đảnh như vậy đấy.
Nhậm chức mấy bữa, các ngón nghề mà đồng chí Sơn để lại đều được đ/c Tuấn lôi ra sử dụng. Cưỡng chế, bán đất xen kẹt. Ăn chặn tiền đền bù. Bảo kê cho xây dựng không phép, bảo kê lấn chiếm đất công để thu tiền. Vẽ ra các dự án chỉnh trang… Đặc biệt, siêu dự án đô thị Tây Hồ Tây là món hời được trên ưu ái dành chờ để cho đồng chí Tuấn. Vừa rồi, đồng chí cố chứng tỏ lòng thành với quan anh bên trên, cất bao công lê lết xuống tận nhà Đỏ để thề bồi là cuối năm sẽ có mặt bằng sạch giao cho nhà thầu thi công. Thực hiện dã tâm đó, hôm 24/10, đồng chí chủ trì cuộc họp cùng với Công an bàn mưu tính kế, nặn ra cái kế hoạch cưỡng chế số 190 để từng bước làm cỏ hết bọn dân đen cầu Nhật Tân.
- Đỗ Anh Tuấn, tân Phó Chủ tịch Tây Hồ vừa ăn tiền vừa cưỡng chế (Cầu Nhật Tân).

Để lo xa cho quãng thời gian sau khi hạ cánh (sẽ nghỉ hưu năm 2014), cựu Thượng tá Công an Nguyễn Phúc Quang (Quang “đầu to”, hiện là Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ) đã thiết kế một số “đường băng” khá công phu. Cụ thể, ngay khi đương ghế Chủ tịch quận, đồng chí có sáng kiến đẻ ra Ban Quản lý Hồ Tây rồi hăng hái tự mình kiêm luôn “sếp” của Ban này. Đã từ lâu, đồng chí Quang ấp ủ dự án Thủy cung vui chơi giải trí đệ nhất Hà Thành ngay sát Hồ Tây và khi có điều kiện thuận lợi (nếu sửa đổi luật) sẽ cho bung ra mở casino và nhà thổ mại dâm nhằm thu bộn tiền. Từ lâu, đồng chí rất thèm thuồng khu đất vàng giáp Hồ Tây tại cụm 3 phường Nhật Tân (thôn Nam – từ Trại Vịt tới Chùa Sách) rộng hàng chục héc-ta nơi có hàng trăm hộ dân đang sinh sống hợp pháp. Muốn làm chủ khu đất này, Quang “đầu to” phải đẻ ra các dự án để tiện “thu hồi” đất của dân.
Dự án trường Mầm non Nhật Tân 2
Sau bao lần đưa quân dọa cưỡng chế lấy đất của dân, sáng thứ Năm 17/10/2013 UBND Quận lại họp đốc thúc GPMB dự án Mầm non 2 Nhật Tân và quyết tâm “ra quân” một lần nữa nhằm thực hiện Quyết định số 1905 ngày 8/7/2013 của UBND quận Tây Hồ. Theo QĐ này, ngày 15/10/2013, công tác GPMB phải hoàn tất. Tuy nhiên, nhân dân đã chống đối kịch liệt vì UBND quận Tây Hồ có nhiều khuất tất, tiêu cực. Cụ thể, theo phản ánh, cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân ngày 4/7/2012 do UBND phường Nhật Tân triệu tập, thành phần gồm đại diện Ban Quản lý dự án quận Tây Hồ, Phòng Quản lý đô thị, Phòng TN&MT, UBND phường Nhật Tân và các vị là Phó Chủ tịch HĐND phường… đã ký vào biên bản thống nhất địa điểm lập dự án xây dựng trường Mầm non Nhật Tân 2. Tuy nhiên, trong những thành phần đại diện của khu dân cư nêu trên có những người không thuộc diện có đất bị thu hồi? Hơn nữa, nhân dân cho biết, trước đó các tổ trưởng tổ dân phố không có cuộc họp nào để thông tin về dự án cho nhân dân trong cụm nên không được nhân dân ủy quyền bằng văn bản. Mặt khác, phường Nhật Tân hiện đã có 2 cơ sở trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chỉ cách nhau vài trăm mét, với tổng diện tích 4.292m2, mới sử dụng hết 1/2 công năng thiết kế, nên việc xây dựng thêm một cơ sở nữa là không cần thiết và lãng phí.
Hôm 26/3/2013, theo chỉ đạo của quận, UBND phường Nhật Tân đưa cán bộ và phương tiện xuống khu vực Mẫu 9 để “công tác” mà không thèm thông báo cho dân, tự tiện xâm nhập khu dân cư trái phép. Nhân dân phản đối thì đồng chí Chủ tịch UBND phường chửi thề: “Bắt mẹ nó hết đứa nào dám chống. Chúng mày tuổi gì mà đòi được ở đây”. (chú thích: “tuổi” là tiếng lóng mà bọn đầu gấu, xã hội đen thường dùng để chỉ tư cách, vị thế). Các cụ cao tuổi cho biết mức độ hách dịch của tụi cường hào, ác bá mới này còn hơn gấp nhiều lần bọn lý trưởng, chánh tổng thời thực dân, phong kiến xưa kia. Nhân dân vô cùng hoang mang trước cung cách hành xử kiểu lưu manh của chính quyền quận Tây Hồ và phường Nhật Tân.
Chưa dừng lại, sáng 4/5/2013, UBND quận Tây Hồ và UBND phường Nhật Tân tiếp tục huy động lực lượng gần 200 cán bộ đem theo xe cứu thương, cứu hỏa, xe chở phạm nhân… đến khu vực đòi cưỡng chế, ép dân để cắm mốc.
Hỏa mù che đậy tiêu cực
Một mặt đàn áp cưỡng chế người dân, mặt khác, chính quyền lại tung các quả hỏa mù nhằm đánh lạc hướng dư luận nhằm che giấu tiêu cực. Ngày 18/5/2013, UBND phường Nhật Tân có Công văn số 136/UBND-ĐCNĐ gửi các cơ quan ngôn luận, nêu rõ trình tự thực hiện dự án, văn bản liên quan của các sở: Quy hoạch Kiến trúc; Xây dựng… Rà soát lại, việc thực hiện dự án của UBND quận Tây Hồ và UBND phường Nhật Tân rất có vấn đề. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện rà soát quỹ đất để đảm bảo mỗi phường có ít nhất hai trường mầm non. Mặc dù Nhật Tân đã có 2 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với tổng diện tích 4.292m2 nhưng UBND quận vẫn “mượn gió bẻ măng” đẻ ra Dự án trường Mầm non Nhật Tân 2 nhắm vào đúng khu đất vàng tại cụm 3, phường Nhật Tân nằm ngay mặt đường Lạc Long Quân và kề Hồ Tây.
Quận bắt UBND phường Nhật Tân ban hành Công văn số 365/UBND-ĐCNĐ ngày 3/8/2011 do ông Nguyễn Quang Ngọc ký gửi UBND quận Tây Hồ đề xuất vị trí dự kiến trường Mầm non Nhật Tân (không có số 2) rất mập mờ tại khu vực Mẫu 9, cụm 3. Nhìn vào đó, ai cũng nghĩ phường Nhật Tân chưa có trường Mầm non. Song nó lại được UBND quận Tây Hồ lấy đó làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. Ngày 22/3/2012, UBND quận Tây Hồ gửi Công văn số 195/UBND-QLĐT tới Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (QHKT), đề xuất các địa điểm xây dựng trường mầm non và các công trình khác, trong đó khu đất cụm 3 phường Nhật Tân có diện tích khoảng 12.500m2, quận đề xuất xây Trường Mầm non Nhật Tân 2, Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, trụ sở làm việc của Ban quản lý Hồ Tây. Tại văn bản số 893/QHKT-P6, Sở QHKT xác định: Theo Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND thành phố Hà Nội, phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ, khu này được xác định chức năng đất Nhà văn hóa. Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu này lại được xác định là đất làng xóm đô thị hóa. Rõ ràng, quy hoạch đã được điều chỉnh bởi quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nên nếu có điều chỉnh lại quy hoạch (cho dù cục bộ) thì không thuộc thẩm quyền của UBND Q.Tây Hồ, cũng như của thành phố Hà Nội.
Để trí trá thêm với ý đồ đen tối, UBND phường Nhật Tân được quận giao chủ trì cuộc họp “lấy ý kiến nhân dân” ngày 4/7/2012, thành phần gồm đại diện Ban quản lý dự án quận Tây Hồ, Phòng Quản lí đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND phường Nhật Tân và các ông bà Phó chủ tịch HĐND phường, Trưởng ban công tác Mặt trận phường, Tổ trưởng tổ 20 cụm 3, Tổ trưởng tổ 19 cụm 3… Những ông bà này đã ký vào biên bản thống nhất địa điểm lập dự án xây dựng Trường Mầm non Nhật Tân 2 tại khu mẫu 9, cụm 3. Thật trớ trêu, các ông bà này lấy tư cách gì để đại diện cho nhân dân ký văn bản đồng thuận, trong khi họ không phải đối tượng bị ảnh hưởng (không có đất bị thu hồi)? Vậy mà, tại Công văn số 635/UBND-QLDA ngày 17/7/2012, UBND quận Tây Hồ dựa vào đó để báo cáo sai sự thật với UBND TP.Hà Nội rằng 100% nhân dân đồng thuận.
Thực tế UBND Q.Tây Hồ không làm đúng các quy định của pháp luật, mà còn báo cáo sai sự thật.
Tiêu cực tiếp nối tiêu cực
Sau khi nhận được Công văn báo cáo số 635/UBND-QLDA của UBND quận Tây Hồ về việc “toàn dân đồng thuận” với địa điểm xây dựng, ngày 14/8/2012 UBND TP.Hà Nội có Công văn số 6292 do Chánh văn phòng Nguyễn Thịnh Thành ký, truyền đạt ý kiến của đồng chí Ủy viên Trung ương Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội: “Giao Sở QHKT xem xét, chấp thuận địa điểm để nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng các trường mầm non theo đề nghị của UBND quận Tây Hồ…”.
Vin vào đó, ngày 24/10/2012 UBND quận Tây Hồ ban hành QĐ số 3122/QĐ-UBND, do đ/c Nguyễn Phúc Quang, Chủ tịch quận ký, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trường Mầm non Nhật Tân 2 với tổng mức đầu tư 124 tỉ 405 triệu 306 nghìn đồng, bằng tiền ngân sách của quận. Điều đáng nói, quyết định này chỉ căn cứ vào các văn bản chủ trương mà không phải văn bản phê duyệt của cấp trên. Như vậy, QĐ của UBND quận Tây Hồ là vượt thẩm quyền, trái quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc phê duyệt dự án, chủ trương xây dựng… không được công khai tại khu dân cư, nơi dự định triển khai dự án, thể hiện không minh bạch, trái với quy định về trình tự, thủ tục triển khai các dự án. Có thông tin bên trong cho biết, sau khi có mặt bằng, quận sẽ ra một quyết định khác để chuyển đổi mục đích sử dụng, giao đất lại cho Ban Quản lý Hồ Tây. Mọi chuyện thế là xong. 
Ngoài ra, ngay sát khu đất này, Quận và Thành phố đang đạo diễn một vụ lấy đất động trời khác rộng gần 3 héc-ta của hơn 100 hộ dân (chúng tôi sẽ viết trong điều tra sau). Dư luận nhân dân phường Nhật Tân và quận Tây Hồ đang rất bức xúc. Từ lâu, đồng chí Nguyễn Phúc Quang đã ấp ủ dự án vui chơi giải trí đệ nhất Hà Thành tại khu vực này do Ban Quản lý Hồ Tây làm chủ đầu tư (Ban mà đồng chí vẫn sẽ làm sếp sau khi thôi Chủ tịch quận vào năm sau). Vừa rồi, Quốc hội lại gióng lên chuyện sửa luật để hợp pháp hóa cờ bạc và mại dâm. Tận dụng quỹ thời gian vàng ít ỏi còn lại trên ghế Chủ tịch quận, đồng chí huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm “quyết liệt, quyết tâm” hơn nữa trong việc lấy đất của dân bằng mọi cách và mọi giá để có được gần 3 héc-ta đất vàng phục vụ ý tưởng điên rồ nói trên.


Ngay sau khi ra văn bản và bắt chính quyền các cấp hỏa tốc dỡ cờ tang Đại tướng, chính quyền TP Hà Nội lại hăm hở lao ngay vào chiến dịch tìm đường để đặt tên Đại tướng. Dù khéo léo ngụy trang, vờ vĩnh đến mấy, các chú Hà Nội cũng khó tránh khỏi việc đánh rơi mặt nạ, lộ tẩy chân tướng. Đường to, đường lớn gắn với lịch sử, tên tuổi Đại tướng thì không đặt tên cho Người. Hà Nội quyết tâm chọn con đường đâm ra khu vực không phải trục phát triển chính của Thủ đô và xương xẩu nhất về giải phóng mặt bằng (hiện vẫn chưa xong) để đặt tên cho Đại tướng.
Một cảnh cưỡng chế nhân dân tại dự án đường nối cầu Nhật Tân – Nội Bài

.
Đường nối cầu Nhật Tân với Nội Bài, qua hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, bắt đầu công tác giải phóng mặt bằng từ tháng 5/2009 ngay sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến này. Công tác GPMB gần như giậm chân tại chỗ vì có quá nhiều tiêu cực. Ngày 1/8/2011, ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đành cùng quan chức Hà Nội chọn một bãi đất trống để khởi công dự án giao thông này.
Trong quá trình giải phóng mặt bằng, nhiều tiêu cực phát sinh khiến kinh phí thiếu hụt trầm trọng. Vừa qua, UBND TP Hà Nội buộc phải làm văn bản đề nghị Chính phủ bố trí gấp gần 300 tỉ để trám vào lỗ thủng. Trước bài toán bội chi quá lớn, Chính phủ chưa thể đáp ứng yêu cầu này của Hà Nội. Thế nhưng khi nói với báo chí và công chúng, thành phố Hà Nội vẫn ca điệp khúc: nhân dân rất đồng thuận, đã tự nguyện giao mặt bằng. Vậy, sự thật là thế nào?
Đơn cử, đoạn đi qua địa phận huyện Sóc Sơn dài chưa đến 8km nhưng cho tới giờ mới chỉ có 65 trên tổng số 421 hộ dân (xã Mai Đình) di chuyển và bàn giao đất. Đặc biệt, gói thầu số 3 vướng 47 hộ dân, gói thầu số 4 vướng 247 hộ dân và gói thầu số 5 vướng 59 hộ dân chưa giải phóng được mặt bằng nên việc thi công không thể triển khai.
Hỏi lý do tại sao chưa giao mặt bằng cho nhà nước, người dân thôn Thái Phù (xã Mai Đình, Sóc Sơn – nơi tuyến đường trên chạy qua) cho biết: họ rất lo lắng bởi 1) giá đền bù chính quyền đưa ra quá thấp (chỉ hơn 1 triệu đồng/m2, giá thị trường là 25 triệu/m2); 2) nơi tái định cư chưa có mà phải đi tạm cư. Dự án khu tái định cư Mai Đình – Tiên Dược còn đang thi công bê bết; 3) một số khoản đền bù bị “khất” do khó khăn về kinh phí.
Lân la bắt chuyện với mấy cán bộ thôn, chúng tôi được biết Ban giải phóng mặt bằng hiện cũng rất khó xử. Hôm 18/7/2013 vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 27/2013/QĐ-UBND quy định rõ chính quyền phải điều tra, xác định giá đất chuyển nhượng thực tế làm cơ sở đền bù cho dân. Nay dân cứ vin vào đó để không “hợp tác” thì họ cũng có cái đúng. Thế nhưng, việc xác định giá đất thì thành phố đổ cho huyện, huyện đổ cho Sở Tài chính nên bây giờ nó (tình hình) ra như thế.
Trước tình hình đó, quan đầu tỉnh Nguyễn Thế Thảo không ngừng hối thúc bộ máy chính quyền phải “quyết tâm, quyết liệt, đẩy mạnh …” với dân. Một mặt, ông liên tục báo cáo Trung ương là đã hoàn thành công tác GPMB, dân đã tự nguyện giao đất. Mặt khác, ông lại nã liên tục mấy công văn xin Trung ương rót thêm kinh phí vài trăm tỉ.
Sau khi Đại tướng mất, Hà Nội hăm hở nhồi nhét vào mồm mấy sử gia cái tuyến đường này để các sử gia đứng trước sân khấu tuôn ra đúng như kịch bản Hà Nội trù liệu. Than ôi, nếu còn ma Đại tướng thì chắc chắn Người sẽ vả vào mặt cái đứa nào dám lấy tên Đại tướng để hại dân, để chính trị hóa việc đền bù giải phóng mặt bằng con đường này. Theo các chính trị gia tính toán, con đường một khi mang tên Đại tướng, đứa nào không dám cấp thêm kinh phí? Đứa nào dám chống các quan trong công tác giải phóng mặt bằng? Nhân dân xem tấn tuồng xong than thở, rồi đây không chừng sẽ có nhiều dự án đô thị mang tên Đại tướng để giải phóng mặt bằng cho dễ. Dỡ cờ tang Đại tướng nó còn dám làm thì có chuyện gì mà nó không dám chơi – một bác cán bộ hưu trí thở dài ngao ngán.


- Cận cảnh biệt thự trăm tỉ xây trái phép giữa Thủ đô (PL&XH).

- 5 năm mở rộng Hà Nội: Tăng trưởng chưa xứng tầm (HQ).


- Bình chọn của trang mạng China.org: Lăng Hồ Chí Minh – 1 trong 10 công trình xấu nhất (ĐCV).


Côn đồ và thương binh làm việc thay chính quyền Gia Lâm.


Uploaded by Đức Lê Hiền





(Kienthuc.net.vn) - Để lấy đất chia lô bán đấu giá, UBND phường Thanh Trì cho xây tường bịt lối đi của 12 hộ dân, nhiều người bị mắc kẹt trong nhà.
Sự việc xảy ra sáng nay (4/11) tại ngách 321/16 phố Vĩnh Hưng (thuộc tổ 28, phường Thanh Trì, quân Hoàng Mai, Hà Nội) để lấy đất chia lô bán đấu giá, UBND phường Thanh Trì đã huy động một lực lượng hùng hậu xuống “cưỡng chế”, xây tường, bịt cửa ra vào của 12 hộ dân khiến nhiều người bị “nhốt” trong nhà, đến nay vẫn chưa có cách thoát ra ngoài, 2 người dân phải vào viện cấp cứu.
Theo ghi nhận của Kiến Thức, khoảng 9h30 sáng, ngách 321/16 phố Vĩnh Hưng có hàng trăm người tập tụ tập, tiếng người dân gào thét, phản đối việc xây dựng của UBND phường Thanh Trì làm náo loạn cả khu vực. Bất chấp sự phán đối của người dân, bức tường chắn ngang cửa ra vào 12 hộ gia đình ngày một cao hơn, hơn 2 tiếng sau đã bịt kín lối đi khiến 5 người dân bị “nhốt” trong nhà không có cách thoát ra ngoài.
Cuộc “cưỡng chế” của UBND phường Thanh Trì còn khiến 2 người dân lớn tuổi đang sinh sống tại ngách 321/16 bị thương phải vào nhập viện là bà Dương Thị Tuyết và ông Đỗ Tất Niên. Chị Phượng, con gái ông Niên cho hay, trong lúc ngăn cản UBND phường xây tường bịt lối đi nhà mình, ông Niên đã bị một số đối tượng đánh chảy máu đầu, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, nguyên nhân cuộc “cưỡng chế” sáng nay được cho là bắt nguồn từ bất đồng giữa UBND phường Thanh Trì và 12 hộ dân sống trong ngõ 321//16 phố Vĩnh Hưng, trong việc UBND phường muốn thu hồi ngõ đi chung để lấy đất chia lô bán đấu giá.
Những người dân tại tổ 28 cho biết, 12 hộ dân đến sinh sống tại khu vực này từ những năm 80. Phía sau khu đất ở của 12 hộ dân có một cái ao công của Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Trì bỏ hoang từ rất lâu. Năm 1988, do đường đi chật hẹp, các hộ gia đình đã bỏ nhiều công sức tiền của để lấp đất san nền làm ngõ đi chung rộng 5m, dài 36m, sử dụng ổn định từ năm 1991 đến nay.
Gần đây, UBND phường Thanh Trì tiến hành san đất, chia lô bán đấu giá khu đất bỏ hoang nói trên, ngõ đi chung do người dân cải tạo cũng bị đưa vào phần đất bán đấu giá nhưng người dân không đồng ý.
Ngày 21/10, UBND phường đã cử lực lượng xuống đào móng, xây tường bịt lối đi, chắn ngang cửa ra vào của 12 hộ nhưng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân nên không tiếp tục xây dựng. Sáng 4/11, trong khi chưa giải quyết được những bất đồng với người dân, UBND phường Thanh Trì lại huy động lực lượng xuống cưỡng chế, tiếp tục xây dựng nên đã xảy ra cảnh hỗn loạn nói trên.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (tổ 28) cho biết, trong số 12 hộ dân bị bịt lối đi, có 8 hộ vẫn còn cửa ra phía ngõ 321/12 nhưng 4 hộ còn lại chỉ có cửa ra vào duy nhất tại lối đi chung ngách 321/16, nên khi UBND phường xây tường chắn ngang cửa, người dân của 4 hộ này chỉ còn cách bị “nhốt” trong nhà, không có lối thoát. “Hiện 5 người trong nhà vẫn chưa biết làm thế nào để ra ngoài, UBND phường làm như vậy khác gì đẩy người dân chúng tôi đến đường cùng”, chị Hà bức xúc nói.
Một số hình ảnh buổi cưỡng chế sáng nay tại phường Thanh Trì:
  Khu đất hoang phía sau 12 hộ dân tổ 28 mới được UBND phường Thanh Trì quy hoạch, chia lô để bán.

 UBND phường huy động lực lượng hùng hậu xuống cưỡng chế để xây tường bịt lối đi của 12 hộ dân sáng nay.

 Một người dân lớn tuổi dùng ghế chắn ngang lối đi chung, phản đôi việc xây dựng.

 Người dân hiếu kỳ theo dõi buổi cưỡng chế.

  Bất chấp sự phản đối của người dân, bức tường chắn ngang cửa nhà dân vẫn cao dần lên.

 Hai người dân phải nhập viện trong buổi cưỡng chế, xe cấp cứu túc trực ngoài ngõ.

Bức tường chắn ngang cửa khiến một số người dân không có cách thoát ra ngoài. 
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Minh Tùng

UBND Phường Thanh Trì bịt lấp lối đi của dân để bán đất (DLB).


kienthuc.net.vn


- ‘Vương quốc Rùa’ – Trông rùa mà nghĩ đến ta (GDVN). TÁC GIẢ: TS DƯƠNG XUÂN THÀNH
Chủ nhật 03/11/2013 08:11
(GDVN) - Gần 70 năm kể từ khi cách mạng thành công, sau ba lần cải cách giáo dục (1950, 1956, 1981), đến hôm nay, trong dự thảo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” trình Hội nghị TW 10 vẫn buộc phải nhận định: “Giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển đất nước”.

Nói đến rùa, người Việt ai chẳng nghĩ ngay đến rùa Hồ Gươm. Một số ý kiến còn cho rằng nên công nhận rùa Hồ Gươm là bảo vật quốc gia. Hình tượng rùa không chỉ gắn với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như chuyện nỏ thần của An Dương Vương Thục Phán, chuyện vua Lê Lợi  trả lại gươm thần cho rùa trên hồ Lục Thủy mà còn gắn với truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học như rùa đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Có lẽ vì thế mà ở thời hiện đại, “truyền thống Rùa” càng ngày càng trở nên sâu sắc và lan tỏa khiến cho không ít người hài hước cho rằng: “Có lẽ chúng ta đang sống trong “Vương quốc của Rùa”? Vậy thì đâu là những nét đặc trưng của “Vương quốc” mà những người không thích đùa này muốn mọi người cùng xuy ngẫm?
Tư duy “rùa”
Loài rùa có một đặc điểm sinh học mà các nhà khoa học chưa thể giải thích, đó là sinh ra ở đâu thì hàng chục, vài chục năm sau nó vẫn quay trở lại nơi đó để sinh sản, duy trì nòi giống.
Gần 70 năm kể từ khi cách mạng thành công, sau ba lần cải cách giáo dục (1950, 1956, 1981), đến hôm nay, trong dự thảo đề án “Đổi mới  căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” trình Hội nghị TW 10 vẫn buộc phải nhận định: “Giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển đất nước”.
Nhận định như vậy có nghĩa là mấy chục năm qua, giáo dục tuy có đạt được những thành tựu nhất định nhưng rồi vẫn chỉ quanh đi quẩn lại vẫn trở về điểm xuất phát của năm 1945, chủ yếu là xóa nạn mù chữ? Vì sao dù đã tốn quá nhiều giấy mực cho các văn bản, nghị quyết kể cả phải ghi trong Hiến pháp mà giáo dục vẫn “chưa thực sự là quốc sách hàng đầu”? Rõ ràng không phải lỗi của người dân, đó là lỗi của kiểu “tư duy Rùa”, “dù có đi bốn phương trời” thì lòng vẫn hướng về “bao cấp”. Chẳng lẽ cắt bao cấp thì giáo dục sẽ “còi xương chậm nhớn?”
Lối sống “rùa”
Rùa không sống theo bầy đàn, chúng là những sinh vật đơn độc giữa đại dương, chúng chỉ biết sống cho bản thân mình, chính “lối sống rùa” đang ngự trị trong mỗi con người chúng ta mà không ít người chỉ biết vun vén lợi ích cho bản thân, gia đình mình, cao hơn một chút là lợi ích của nhóm mình mặc kệ xã hội tiến hay lùi.
Có một phát biểu rất hay được nhiều người tâm đắc: “những đỉnh cao muôn trượng, chỉ có chim ưng và loài bò sát là có thể vươn tới”. Rùa tuy đẻ trứng như loài chim nhưng không phải là chim, tuy có chân để bò như bò sát nhưng lại không phải là bò sát vì chủ yếu bơi trong nước. Không thể vươn tới những đỉnh cao muôn trượng nhưng đổi lại rùa lại sống rất lâu, chẳng thế mà rùa là một trong những loài vật tồn tại lâu nhất trong quá trình tiến hóa trên hành tinh này?. Với  “lối sống rùa” sẽ là rất khó để “Vương quốc” vươn tới “tầm thường” của Đông Nam Á chứ chưa nói “tầm cao” của Âu, Mỹ. Có chăng chỉ là sự tồn tại cùng với sự tồn tại của muôn loài.
Tốc độ “rùa”
Tại Hà Nội, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết: “Nhân Lễ Quốc khánh của Việt Nam, lãnh đạo thành phố Viêng Chăn (Lào) gửi thư chúc mừng tới Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, thư đến chậm một tháng, hỏi ra mới biết thư đến chậm vì Văn phòng UBND thành phố chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ chậm 8 ngày! “ [1].
Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg về chính sách cho trẻ em, giáo viên và chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non được Chính phủ ban và chính thức có hiệu lực vào ngày 15/12/2012. Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ nỗ lực để sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định. Tuy nhiên 14 tháng sau vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thi hành [2]. Hai sự kiện, một ở Thủ đô, một ở cơ quan thuộc Chính phủ cho thấy bức tranh toàn cảnh, trung thực không chỉ các cư dân mà cả các quan chức cấp cao nhất của “Vương quốc” đang hàng ngày chứng kiến, chịu đựng.
Hãy nghe ý kiến của Quốc hội: Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của QH, hiện nay, còn gần 67% số văn bản cần quy định chi tiết nhưng chưa được ban hành. Tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành quá lớn, làm cho nhiều quy định của luật, pháp lệnh chưa được thực thi. Ðoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ QH kiến nghị Chính phủ tiến hành rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết  [3].
Tốc độ ban hành các văn bản pháp luật chậm như rùa, bên cạnh đó tốc độ bãi bỏ các thủ tục lỗi thời lại “rùa” không kém. Thượng tầng là như thế, hạ tầng còn khốn khổ gấp nhiều lần, vnexpress.net  ngày 4/12/2012 đưa tin: “cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50 Km được đầu tư gần 9.000 tỷ đồng theo hình thức BOT… Để kịp thông xe toàn tuyến, khu vực này đã được khai thác và cắm biển tối đa 40 km/h”.
Di chuyển chậm chạp, ăn tạp và sống lâu, đặc điểm sinh học của rùa đã thể hiện rõ nét trong đội ngũ “đầy tớ nhân dân” hiện tại. Đến cơ quan công quyền, việc người dân phải chờ đợi là nét đặc trưng phổ biến, muốn nhanh thì phong bì và “chưa có bằng chứng cụ thể” nào cho thấy các công bộc chê phong bì là “bẩn”, là không thể “ăn” được.
Tốc độ “rùa” có thể thấy ở bất kỳ ngõ ngách nào của cuộc sống xã hội, từ giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân đến các dự án cấp quốc gia. Chẳng thế mà báo Người lao động ngày 17/5/2012 phải chạy cái tít: “Sau 30 năm triển khai chương trình thực nghiệm, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có đánh giá khoa học cụ thể về chất lượng chương trình này”. Nói tóm lại sau 30 năm, chương trình thực nghiệm vẫn tiếp tục… thực nghiệm. Nếu biết rằng 30 năm là gần trọn “một đời nghề” của người thầy giáo thì mới thấy không đâu trên thế giới này “tốc độ rùa” lại “rùa” như ở nước ta.
Thần tượng rùa
Tìm hiểu kho tàng văn học dân gian chẳng thấy chỗ nào người ta gọi rùa là “cụ”, thế mà ngày nay khối người, khối bài báo thần tượng hóa rùa, gọi một cách kính cẩn là “Cụ Rùa”. Rùa hồ Gươm có lẽ thọ vài trăm tuổi, so với cây Chò ngàn năm ở rừng Cúc Phương thì chẳng bõ bèn gì nhưng lại chẳng thấy ai gọi “Cụ Chò” cả. Bên cạnh “thần tượng rùa”  có thể thấy nhan nhản các loại thần tượng khác, ví dụ điển hình cho loại thần tượng này ca sĩ nọ, sau khi ngửa mặt phun lên trời một mớ hỗn xược với người bằng tuổi bố mình thì lại mang hoa đến xin lỗi, hoặc như mấy hoa khôi, người mẫu chỉ nhăm nhe “tụt, cởi” khoe chỗ nhạy cảm.
Một “nhóm thần tượng” khác có thể thấy rất rõ trong những hội nghị, hội đồng, hội…, ở đó nếu không cùng “nhóm” thì dù có cao siêu đến mấy cũng chỉ là dân dự thính, còn lâu mới được ngồi ở vị trí danh dự. Tài giỏi, sống “xưa nay hiếm” như cố nghệ sĩ Văn Hiệp, đến lúc chết cũng chỉ là nghệ sĩ “của nhân dân”, không biết vong linh ông có biết bây giờ ông đã là nghệ sĩ ưu tú?
Điểm mặt các loại thần tượng sẽ thấy một điều “thú vị”, ấy là gần như vắng bóng các “thần tượng trí tuệ”, “thần tượng liêm khiết” song lại đầy rẫy các thần tượng kiểu như “thần tượng bóng đá”, “thần tượng dao kéo”, “thần tượng nhí”… thậm chí gần đây còn có cả một loạt truyện tranh cho thiếu nhi với cái tên “ Thần tượng … mua bán”.
Phong cách rùa
Vào đình, vào chùa thế nào cũng thấy rùa. Một vài cư dân, trong nhà ở vị trí trang trọng nhất, dễ đập vào mắt khách nhất là những bức ảnh chụp chung với ông X, ông Y nào đó, dẫu phải đứng cách xa một chút cũng chả sao. Nhìn một cái đã thấy phong thái ấy thật ‘kiêu hãnh”, thật xứng để lưu truyền cho con cháu mai sau.
Không chỉ dáng đứng, dáng ngồi cũng rất đặc biệt, hễ có cánh phóng viên phỏng vấn thì chéo bên chỗ ngồi thể nào cũng có cái màn hình máy tính mở sẵn, biết sử dụng máy tính (bất kể để làm gì) là thuộc đẳng cấp cao, đâu có như mấy anh giáo “nhà quê” chẳng bao giờ sờ đến cái bàn phím, mà dù có muốn “sờ” thì  tiết kiệm mấy năm chưa chắc mua nổi cái máy “secondhand”.
Trong quá trình tiến hóa, loài rùa vừa chậm chạp lại không có nọc độc, vuốt nhọn để chiến đấu nhưng vẫn không bị tuyệt chủng vì chúng có cái mai dầy che chắn, nhưng quan trọng hơn là chúng biết rụt đầu. Giữ được cái đầu là điều kiện tiên quyết để bảo vệ mạng sống. Nếu để ý trên truyền hình, mười cuộc trả lời phỏng vấn liên quan đến các vụ  tiêu cực, tham nhũng thì bảy tám là do cấp phó thực hiện, còn cấp trưởng, tội gì mà “thò đầu” ra. Mai rùa giống như cái ô, cài dù che nắng che mưa, và một khi đã trở thành ô dù thì nó cũng trở thành “công cụ hỗ trợ”.

Chuyện đến trẻ con cũng biết, hễ vi phạm luật giao thông là mở di động gọi cho ai đó. Ở Tiền Giang “thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của giám đốc công an tỉnh, lực lượng CSGT công an tỉnh khi làm nhiệm vụ không được nghe điện thoại di động” (Tuổi trẻ Online 16/4/2013). Nghe điện thoại thể nào cũng nhận được “một khúc tâm tình” từ cái “mai này”, “mai khác”, thôi thì xin bác, xin chú em quên máy ở nhà.

Kết cục rùa
Dân gian có câu ca dao:
Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia.
Kể ra thì các cụ ngày xưa cũng thật hóm, rùa được đặt vào hàng thứ ba trong tứ quý: long ly, quy, phượng. Thế nhưng các loại rùa đều được tận dụng để kê chân, đỡ  cột, phổ biến là chân cột đình, chân bia, để ngày nay lũ trẻ đi thi tranh thủ sờ đầu một tí, may mắn chả thấy đâu nhưng được cái yên dạ, thêm chút tự tin. Dẫu sao văn hóa “sờ đầu rùa” cũng  cho thấy cái sự “phi văn hóa” của người “sờ” và sự khinh bạc đối với rùa chỉ có ở Việt Nam.
Không biết mai sau, cái loại “Rùa ca vát” hôm nay có được chọn để làm chân bàn, chân ghế chứ cầm chắc không thể đội bia trong đình, trong chùa, có chăng chỉ là “bia miệng”. 


-- Trả tự do sau 10 năm ngồi tù để chờ… tái thẩm (TP). - Trả tự do cho người bị tù oan hơn 10 năm (LĐ).



www.tienphong.vn

--

Tổng số lượt xem trang