- Vụ mang di ảnh đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại: Tạm giữ 19 người(TNO) Chiều 31.10, đại tá Trương Ngọc Danh, Trưởng Công an TP.Cà Mau (Cà Mau) có cuộc gặp gỡ với các cơ quan báo chí để thông báo nhanh về diễn biến vụ người dân đeo khăn tang, mang di ảnh, lư hương… đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu kiện.
Đến 15 giờ 30 phút, người nhà chị Kê vẫn còn mang di ảnh, lư hương tụ tập đốt nhang trước cổng trụ sở Ban Tiếp dân
Theo đó, nguyên nhân vụ việc trên là do vợ chồng ông Đoàn Văn Tòng và Trương Thị Em (ngụ ấp 3, xã An Xuyên, TP.Cà Mau) cho rằng con gái mình là Đoàn Thị Kê (37 tuổi, ngụ xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình) bị chồng là Trương Văn My (38 tuổi) giết chết nên kéo khoảng 40 người đi khiếu kiện.
Dù trước đó, theo yêu cầu của gia đình ông Tòng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau phối hợp cùng các ngành liên quan lập hội đồng và đến 4.10 thì tiến hành khai quật mồ, khám nghiệm tử thi. Hội đồng khám nghiệm tử thi kết luận chị Kê tử vong vì ngạt thở cơ học do tự tử.
Không đồng ý kết luận của cơ quan pháp y, gia đình ông Tòng nhiều lần đòi đập mồ, mang tử thi đi khiếu nại nhưng được chính quyền địa phương hướng dẫn yêu cầu cơ quan pháp y trung ương vào cuộc.
“Trong lúc chờ cơ quan pháp y vào khai quật, khám nghiệm tử thi theo yêu cầu thì xảy ra chuyện quá khích này”, đại tá Danh nói.
Lực lượng công an đưa những người quá khích la hét về trụ sở
Trước hành động quá khích này, sáng 31.10, lực lượng công an đã lập biên bản tạm giữ 9 người để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Chiều cùng ngày, nhiều người tiếp tục mang di ảnh, lư hương... đến trước trụ sở Ban Tiếp dân tỉnh đốt nhang, la hét và đòi cơ quan công an phải thả những người bị tạm giữ. Lực lượng chức năng tiếp tục tạm giữ thêm 10 người. Được biết, trong số 19 người bị tạm giữ có cha mẹ, chị gái và em trai chị Kê.
Vụ việc hiện đang được cơ quan công an tiếp tục làm rõ.
Dân Việt - Bà Nguyễn Thị Minh quê ở xã Thạch Môn, TP.Hà Tĩnh, hiện cư trú tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận đang giữ 2.918 sổ đỏ của người dân ở nhiều tỉnh, thành.
Tin từ Công an TP.Hà Tĩnh ngày 31.10 cho biết: Công an TP.Hà Tĩnh kiểm tra khách sạn Phú Quý ở xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh phát hiện bà Nguyễn Thị Minh quê ở xã Thạch Môn, TP.Hà Tĩnh, hiện cư trú tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận đang giữ 2.918 sổ đỏ của người dân ở nhiều tỉnh, thành.
Được biết, khoảng năm 2009, có 2 doanh nghiệp về địa phương vận động người dân nộp sổ đỏ để tham gia dự án trồng rừng. Tuy nhiên, giao sổ đỏ xong, người dân chờ mãi vẫn không thấy có dự án nào triển khai. Họ liên lạc với bà Nguyễn Thị Minh và được bà này đòi phải đưa đủ 30 triệu đồng/sổ đỏ thì mới được trả lại.
Đến 15 giờ 30 phút, người nhà chị Kê vẫn còn mang di ảnh, lư hương tụ tập đốt nhang trước cổng trụ sở Ban Tiếp dân
Theo đó, nguyên nhân vụ việc trên là do vợ chồng ông Đoàn Văn Tòng và Trương Thị Em (ngụ ấp 3, xã An Xuyên, TP.Cà Mau) cho rằng con gái mình là Đoàn Thị Kê (37 tuổi, ngụ xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình) bị chồng là Trương Văn My (38 tuổi) giết chết nên kéo khoảng 40 người đi khiếu kiện.
Dù trước đó, theo yêu cầu của gia đình ông Tòng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau phối hợp cùng các ngành liên quan lập hội đồng và đến 4.10 thì tiến hành khai quật mồ, khám nghiệm tử thi. Hội đồng khám nghiệm tử thi kết luận chị Kê tử vong vì ngạt thở cơ học do tự tử.
Không đồng ý kết luận của cơ quan pháp y, gia đình ông Tòng nhiều lần đòi đập mồ, mang tử thi đi khiếu nại nhưng được chính quyền địa phương hướng dẫn yêu cầu cơ quan pháp y trung ương vào cuộc.
“Trong lúc chờ cơ quan pháp y vào khai quật, khám nghiệm tử thi theo yêu cầu thì xảy ra chuyện quá khích này”, đại tá Danh nói.
Lực lượng công an đưa những người quá khích la hét về trụ sở
Trước hành động quá khích này, sáng 31.10, lực lượng công an đã lập biên bản tạm giữ 9 người để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Chiều cùng ngày, nhiều người tiếp tục mang di ảnh, lư hương... đến trước trụ sở Ban Tiếp dân tỉnh đốt nhang, la hét và đòi cơ quan công an phải thả những người bị tạm giữ. Lực lượng chức năng tiếp tục tạm giữ thêm 10 người. Được biết, trong số 19 người bị tạm giữ có cha mẹ, chị gái và em trai chị Kê.
Vụ việc hiện đang được cơ quan công an tiếp tục làm rõ.
Gia Bách
TPO-Về Chỉ số Công lý lần đầu được công bố, theo Phó Giáo sư Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (đơn vị phối hợp thực hiện chỉ số), người dân "tự xử" rất nguy hiểm.
Phó Giáo sư Đặng Ngọc Dinh. |
Có thể hiểu Chỉ số Công lý một cách đơn giản nhất là gì, thưa ông?
Công lý ở đây có hai khía cạnh.
Thứ nhất là sự công bằng, công tâm. Khi người dân có vướng mắc, tranh chấp gì thì có được giải quyết công bằng không, có thượng tôn pháp luật không.
Thứ hai là hợp lý. Văn bản pháp luật, quy định đó có đúng, trúng, hợp lý không.
Phải hội tụ cả hai khía cạnh này thì mới có công lý. Vì như, đền bù đất rất công bằng, công tâm, nhưng giá quá thấp thì cũng không thể nói là đảm bảo công lý. Tuy nhiên, công lý chỉ xuất hiện, cảm nhận được khi có sự tranh chấp, cần có sự phân xử.
Báo cáo về Chỉ số Công lý cho rằng, sự kém hiệu quả trong việc xử lý các tranh chấp dân sự và khiếu kiện hành chính khiến một số người dân tìm kiếm cách giải quyết bên ngoài hệ thống pháp lý, ông nghĩ sao?
Nên suy nghĩ tại sao người dân lại có nhận xét này? Bởi qua hỏi người dân thì 1/5 các khiếu kiện của công dân về chính sách xã hội và ô nhiễm môi trường không nhận được phản hồi của các cơ quan nhà nước. Trong thực tế, thời gian trung bình để xử lý một khiếu kiện hành chính kéo dài từ 17 đến 27 tháng.
Thế nhưng 90% người dân được hỏi vẫn tìm đến chính quyền khi có tranh chấp, điều này nói lên điều gì, thưa ông?
Đại đa số người trả lời là, khi có tranh chấp điều gì thì trước hết họ tìm đến UBND xã. Vì họ tin chính quyền có quyền hơn, có thể giải quyết được. Điều này cho thấy một hệ thống vẫn theo tư duy “cai quản”, mà chưa có một hệ thống nằm trong một thể chế pháp lý hiện đại.
Để dễ hình dung, ta liên tưởng, trong một trận bóng khi xảy ra tranh chấp thì không gặp trọng tài mà tại tìm đến huấn luyện viên hoặc Liên đoàn Bóng đá!
Thực tế, UBND đâu phải cơ quan đi giải quyết những tranh chấp, việc này là của cơ quan tư pháp, tòa án, luật sư. Nhưng người dân lại chưa quen hoặc chưa tin vào hoạt động của Tư pháp.
TS Phạm Duy Nghĩa có nói ý là, hệ thống của chúng ta nhiều khi vẫn coi chính quyền là phụ trách tất cả. Cách thức tổ chức xã hội như vậy chưa hoàn toàn thể hiện tính chất pháp quyền. Đây chưa phải kiểu điều hành của một xã hội có nền quản trị hiện đại.
Có thể hiểu việc gì người dân cũng tìm đến UBND thì chúng ta vẫn là một “nhà nước lớn, xã hội nhỏ”, thưa ông?
Đúng, từ “nhà nước lớn, xã hội nhỏ” rất hay. Ngày nay, các nước đang hướng tới một “nhà nước rất nhỏ và xã hội lớn”. Từ đây, có thể suy ra, các vấn đề khác người dân cũng thường tìm đến chính quyền như học hành, từ thiện... Đó là vấn đề của một xã hội mà “vốn xã hội” ít, thiếu một hệ thống để tự vận hành.
Đáng ra,chính quyền chỉ là một cơ quan hành pháp, với những nhiệm vụ nhất định, còn lại xã hội phải tự vận hành và “pháp luật ở trên cùng” (thượng tôn pháp luật), trong đó hệ thống pháp lý đóng vai trò như trọng tài, được toàn quyền khi phán xét, nhằm đảm bảo công lý được thực thi,đảm bảo công bằng và hợp lý.
Vậy nếu không tìm đến chính quyền khi xảy ra tranh chấp thì người dân tìm đến đâu, thưa ông?
Người dân rất thông minh và thực tiễn. Với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì tìm đến chính quyền là thích hợp. Tuy nhiên, trong một xã hội có nền quản trị hiện đại và thượng tôn pháp luật, người dân có thể tìm đến cơ quan tư vấn pháp luật, Ban hòa giải cơ sở, tòa án...
Còn ở xã hội của chúng ta vẫn rơi rớt của thời bao cấp, khi nhà nước bao trùm tất cả các lĩnh vực. Do vậy, chúng ta phải nỗ lực để có một xã hội với nền quản trị hiện đại.
Trong đó, ngoài vai trò quản lý của nhà nước, còn có sự tham gia, giám sát, phản biện của người dân, nhằm hoàn thiện pháp luật, khi đó các mối quan hệ trong xã hội sẽ hài hòa hơn, giảm những xung đột.
Trở lại vấn để giải quyết ngoài hệ thống pháp luật, ông nghĩ sao khi người dân tự xử như cách hàng trăm người giết một người trộm chó vừa qua?
Đây chỉ là cá biệt, nhưng thật đáng sợ. Đấy là mầm mống giống như con virus rất hiểm nguy đối với xã hội. Người dân ỷ vào vào “chính nghĩa” là chống trộm, nhưng họ đã bước qua ranh giới của sự nhân đạo và pháp luật. Tại sao chỉ vì trộm một con chó mà giết một mạng người. Những nhà quản trị xã hội, kể cả giáo dục- đào tạo cần quan tâm đến vấn đề này.
Theo ông qua chỉ số Công lý liệu chúng ta có thể biết một chính sách thế nào là không đúng, trúng?
Một chính sách không trúng thường biểu hiện ở hai yếu tố. Về không gian, nếu chỉ quãng 5% lượng người hoặc địa phương khiếu kiện, còn 95% không khiếu kiện; và hiện tượng khiếu kiện không xả ra thường xuyên thì có thể nhận xét là chính sách trúng, chuẩn.
Nhưng ngược lại, có tới 80 - 90% khiếu kiện, thì lúc đó phải xem lại chính sách. Về thời gian, nếu hiện tượng khiếu kiện xảy ra trong một thời gian kéo dài thì có vấn đề. Thí du như chính sách đất đai hiện nay khiếu kiện năm này qua năm khác và xảy ra ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố.
Thực tế cho thấy, giá đất, thời hạn giao đất có vấn đề. Khi chính sách đúng, như một hệ thống chuẩn thì chỉ có những nhiễu sóng nhỏ, sai số và chỉ xảy ra ở một số nơi nhất định. Nếu quản lý xã hội mà đưa ra những chính sách không chuẩn đường quỹ đạo của hệ thống bị lệch (ta thường gọi là “lỗi hệ thống”). Khi đó, dù xử lý công tâm vẫn có xung đột.
Chỉ số công lý hay ở chỗ đó. Hội Luật gia hy vọng chỉ số này sẽ đóng góp vào quá trình hoàn thiện nền tư pháp Việt Nam theo hướng hiện đại.
Cảm ơn ông!
-
Dân Việt - Trong đêm khuya 31.10, hàng trăm người dân (chủ nợ) đã bao vây nhà riêng của một (con nợ) ở phố Trung Sơn, P.An Hoạch, TP.Thanh Hóa để đòi số tiền mà mình đã “trót” cho vay.
>> Công an Hà Nội điều tra vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của một hiệu phó
>> Siu Black đã trở thành con nợ như thế nào?
>> Vỡ đường dây “tín dụng đen” 30 tỷ: Nạn nhân ngậm đắng chờ công lý
Tình hình trật tự ở khu vực này trở nên hỗn loạn và phức tạp, khiến lực lượng công an phải triển khai tình huống bảo vệ, ngăn chặn hành vi quá khích của nhiều người.
Gần khuya 31.10, hàng trăm người dân vẫn bao vây, đòi đập phá nhà của bà Phạm Thị Hiền bị vỡ nợ.
Được biết, ngôi nhà bị hàng trăm người dân vây hãm là của gia đình bà bà Phạm Thị Hiền (35 tuổi), trú tại địa chỉ nêu trên.
Do số lượng người kéo đến vây hãm ngôi nhà của bà Hiền mỗi lúc một đông (lên tới hàng trăm người) và nhiều người quá khích có ý định phá nhà, cũng như hành hung bà Hiền, nên Công an TP.Thanh Hóa và Công an P.An Hoạch đã huy động lực lượng đến bảo vệ, ngăn chặn tình huống xấu diễn ra.
Chính quyền địa phương đã tiến hành vận động người dân giải tán. Tuy nhiên, đến gần 0h đêm 31.10, các chủ nợ vẫn không chịu rời ngôi nhà, còn bà Hiền thì không dám ra ngoài mà vẫn cố thủ ở trong nhà.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, bà Phạm Thị Hiền vốn chỉ là một ngươi buốn bán hoa quả ở ngoài chợ. Nhưng đã nhiều năm nay, bà Hiền chuyên gom vay lãi của nhiều người dân trên địa bàn phường An Hoạch và các phường khác ở TP.Thanh Hóa, để cho một số người khác vay lại rồi “ăn chênh” lãi suất. Sau khi những con nợ của bà Hiền không thanh toán, thậm chí có người bỏ trốn khỏi địa phương…, đã khiến bà Hiền vỡ nợ. Vì vậy, hệ lụy kéo theo đó là hàng trăm người dân đã cho bà Hiền vay bị mất tiền theo.
Theo thông tin từ mà chúng tôi nhận được, số nợ mà bà Hiền vay của người dân trên địa bàn TP.Thanh Hóa ước tính lên tới vài chục tỉ đồng, với số người mất tiền hơn 300 người. Có nhiều người đã bỏ ra từ 2 đến 3 tỉ đồng để cho bà Hiền vay.
Hiện nay, cơ quan chức năng TP Thanh Hóa vào cuộc điều tra vụ vỡ nợ lớn này, để tìm bằng chứng xem bà Hiền có phạm tội lừa đảo hay không.
Dân Việt - Trong đêm khuya 31.10, hàng trăm người dân (chủ nợ) đã bao vây nhà riêng của một (con nợ) ở phố Trung Sơn, P.An Hoạch, TP.Thanh Hóa để đòi số tiền mà mình đã “trót” cho vay.
>> Công an Hà Nội điều tra vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của một hiệu phó
>> Siu Black đã trở thành con nợ như thế nào?
>> Vỡ đường dây “tín dụng đen” 30 tỷ: Nạn nhân ngậm đắng chờ công lý
Tình hình trật tự ở khu vực này trở nên hỗn loạn và phức tạp, khiến lực lượng công an phải triển khai tình huống bảo vệ, ngăn chặn hành vi quá khích của nhiều người.
Gần khuya 31.10, hàng trăm người dân vẫn bao vây, đòi đập phá nhà của bà Phạm Thị Hiền bị vỡ nợ.
Được biết, ngôi nhà bị hàng trăm người dân vây hãm là của gia đình bà bà Phạm Thị Hiền (35 tuổi), trú tại địa chỉ nêu trên.
Do số lượng người kéo đến vây hãm ngôi nhà của bà Hiền mỗi lúc một đông (lên tới hàng trăm người) và nhiều người quá khích có ý định phá nhà, cũng như hành hung bà Hiền, nên Công an TP.Thanh Hóa và Công an P.An Hoạch đã huy động lực lượng đến bảo vệ, ngăn chặn tình huống xấu diễn ra.
Chính quyền địa phương đã tiến hành vận động người dân giải tán. Tuy nhiên, đến gần 0h đêm 31.10, các chủ nợ vẫn không chịu rời ngôi nhà, còn bà Hiền thì không dám ra ngoài mà vẫn cố thủ ở trong nhà.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, bà Phạm Thị Hiền vốn chỉ là một ngươi buốn bán hoa quả ở ngoài chợ. Nhưng đã nhiều năm nay, bà Hiền chuyên gom vay lãi của nhiều người dân trên địa bàn phường An Hoạch và các phường khác ở TP.Thanh Hóa, để cho một số người khác vay lại rồi “ăn chênh” lãi suất. Sau khi những con nợ của bà Hiền không thanh toán, thậm chí có người bỏ trốn khỏi địa phương…, đã khiến bà Hiền vỡ nợ. Vì vậy, hệ lụy kéo theo đó là hàng trăm người dân đã cho bà Hiền vay bị mất tiền theo.
Theo thông tin từ mà chúng tôi nhận được, số nợ mà bà Hiền vay của người dân trên địa bàn TP.Thanh Hóa ước tính lên tới vài chục tỉ đồng, với số người mất tiền hơn 300 người. Có nhiều người đã bỏ ra từ 2 đến 3 tỉ đồng để cho bà Hiền vay.
Hiện nay, cơ quan chức năng TP Thanh Hóa vào cuộc điều tra vụ vỡ nợ lớn này, để tìm bằng chứng xem bà Hiền có phạm tội lừa đảo hay không.
Tin từ Công an TP.Hà Tĩnh ngày 31.10 cho biết: Công an TP.Hà Tĩnh kiểm tra khách sạn Phú Quý ở xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh phát hiện bà Nguyễn Thị Minh quê ở xã Thạch Môn, TP.Hà Tĩnh, hiện cư trú tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận đang giữ 2.918 sổ đỏ của người dân ở nhiều tỉnh, thành.
Được biết, khoảng năm 2009, có 2 doanh nghiệp về địa phương vận động người dân nộp sổ đỏ để tham gia dự án trồng rừng. Tuy nhiên, giao sổ đỏ xong, người dân chờ mãi vẫn không thấy có dự án nào triển khai. Họ liên lạc với bà Nguyễn Thị Minh và được bà này đòi phải đưa đủ 30 triệu đồng/sổ đỏ thì mới được trả lại.
- Rúng động vì vỡ nợ liên tiếp (NLĐ).- Hà Nội: Chất lượng sống thiếu nhiều tiêu chí (PT).- Cho thành phố thở (TN).- Nữ “đại gia”lừa cụ già bán vé số (VNN). ‘Cuộc chiến’ chống chuyển giá, chuyện giờ mới kể (VEF 31-10-13) -- Bài rất có ich cho sinh viên kinh tế
Ngành y không hiếm chuyện... hài (TVN 31-10-13)
Chủ thầu “ve chai” kinh tế (PLTP 31-10-13)
Khốn khổ với “lũ thủy điện” (DV 31-10-13)Phận đói khổ cùng cực ngay giữa đô thị phồn hoa (MTG 31-10-13) Cà Mau: mang di ảnh người chết đi khiếu nại
Tiền Giang: Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu ...
-Giải quyết khiếu nại của công dân tỉnh Phú Thọ
- “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” (VOV). - Thái độ của Tướng Chung và thái độ của Bộ trưởng Tiến (Soha).
- Nghi án dân phòng rượt đuổi, chích điện khiến 1 người chết (NLĐ).
- Đeo khăn tang, mang di ảnh đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại (TN). - Vụ mang di ảnh đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại: Tạm giữ 19 người. - Thi hành án có ‘quá tay’ vụ tỷ phú tự thiêu? (VNN).
- Mang di ảnh, lư hương đến trụ sở tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu kiện (TN).
- Vụ Khatoco gây ô nhiễm: Dân lại kéo đến UBND tỉnh kêu cứu! (NLĐ). - Kiến nghị đình chỉ Hào Dương.- Gia cảnh thương tâm nạn nhân bị 2 công an đánh chết (NLĐ).- Sao mày không chào tao? (DLB).
- Hai công an Đồn 19 đánh chết người trên tại quán nhậu là ai? (DV). - 9 tật xấu khiến CSGT bị “ghét” (MTG).- Công bố danh tính 2 công an tham gia đánh chết người (PLTP). - UBND tỉnh yêu cầu giải trình vụ chánh thanh tra bổ cuốc vào đầu phụ nữ (TT).- Tước quân tịch hai công an đánh chết người trên bàn nhậu (SM).
- Tỷ lệ công chức “cắp ô” cao, báo cáo lại… rất ít (DT).
- Công an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương (RFA).
AP: Blogger Việt Nam đưa tin bị giam giữ lên Facebook (DTD). - Ông Nguyễn Lân Thắng bị câu lưu (BBC). - Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả (RFA). - Erica Chenoweth – Bộ Công Cụ của Người Bất Đồng Chính Kiến (Dân Luận).
- Phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thanh Lương: ‘Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại’ (VOA). - Cựu chiến binh kể chuyện đi xem xử facebooker Đinh Nhật Uy (DCCT). - Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước? (RFA).
- Sống có yên nổi không?! (DLB). -- Trần Thành Nam – Tư duy về Lòng biết ơn XHCN (Dân Luận).
- Nhưng có nghĩa gì đâu? (Minh Văn). - JB Nguyễn Hữu Vinh: Khi người cộng sản mất phương hướng (Blog RFA).
- Thanh Hương – Lưu manh: Hai chữ “thu hồi”… (Dân Luận).- Vì sao hạn chế báo chí hoạt động tại Quốc hội? (RFA).
- TS Võ Trí Hảo: Cải cách thể chế và quyền tuyển ‘đầy tớ’ (VNN).
- Rút ruột mỏ than Mông Dương – Bài 2: Đường ra của than lậu (PLTP).
- Tỷ lệ trồng rừng bồi hoàn do thủy điện chỉ đạt 3,7%: Cần xem xét trách nhiệm của cơ quan giám sát (TP).
Ngành y không hiếm chuyện... hài (TVN 31-10-13)
Chủ thầu “ve chai” kinh tế (PLTP 31-10-13)
Khốn khổ với “lũ thủy điện” (DV 31-10-13)Phận đói khổ cùng cực ngay giữa đô thị phồn hoa (MTG 31-10-13) Cà Mau: mang di ảnh người chết đi khiếu nại
Tiền Giang: Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu ...
-Giải quyết khiếu nại của công dân tỉnh Phú Thọ
- “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” (VOV). - Thái độ của Tướng Chung và thái độ của Bộ trưởng Tiến (Soha).
- Nghi án dân phòng rượt đuổi, chích điện khiến 1 người chết (NLĐ).
- Đeo khăn tang, mang di ảnh đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại (TN). - Vụ mang di ảnh đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu nại: Tạm giữ 19 người. - Thi hành án có ‘quá tay’ vụ tỷ phú tự thiêu? (VNN).
- Mang di ảnh, lư hương đến trụ sở tỉnh ủy, UBND tỉnh khiếu kiện (TN).
- Vụ Khatoco gây ô nhiễm: Dân lại kéo đến UBND tỉnh kêu cứu! (NLĐ). - Kiến nghị đình chỉ Hào Dương.- Gia cảnh thương tâm nạn nhân bị 2 công an đánh chết (NLĐ).- Sao mày không chào tao? (DLB).
- Hai công an Đồn 19 đánh chết người trên tại quán nhậu là ai? (DV). - 9 tật xấu khiến CSGT bị “ghét” (MTG).- Công bố danh tính 2 công an tham gia đánh chết người (PLTP). - UBND tỉnh yêu cầu giải trình vụ chánh thanh tra bổ cuốc vào đầu phụ nữ (TT).- Tước quân tịch hai công an đánh chết người trên bàn nhậu (SM).
- Tỷ lệ công chức “cắp ô” cao, báo cáo lại… rất ít (DT).
- Công an tiếp tục sách nhiễu gia đình Anh Đoàn Huy Chương (RFA).
AP: Blogger Việt Nam đưa tin bị giam giữ lên Facebook (DTD). - Ông Nguyễn Lân Thắng bị câu lưu (BBC). - Blogger Nguyễn Lân Thắng trả lời RFA ngay sau khi được thả (RFA). - Erica Chenoweth – Bộ Công Cụ của Người Bất Đồng Chính Kiến (Dân Luận).
- Phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thanh Lương: ‘Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại’ (VOA). - Cựu chiến binh kể chuyện đi xem xử facebooker Đinh Nhật Uy (DCCT). - Vì sao tòa án “nương tay” với thanh niên yêu nước? (RFA).
- Sống có yên nổi không?! (DLB). -- Trần Thành Nam – Tư duy về Lòng biết ơn XHCN (Dân Luận).
- Nhưng có nghĩa gì đâu? (Minh Văn). - JB Nguyễn Hữu Vinh: Khi người cộng sản mất phương hướng (Blog RFA).
- Thanh Hương – Lưu manh: Hai chữ “thu hồi”… (Dân Luận).- Vì sao hạn chế báo chí hoạt động tại Quốc hội? (RFA).
- TS Võ Trí Hảo: Cải cách thể chế và quyền tuyển ‘đầy tớ’ (VNN).
- Rút ruột mỏ than Mông Dương – Bài 2: Đường ra của than lậu (PLTP).
- Tỷ lệ trồng rừng bồi hoàn do thủy điện chỉ đạt 3,7%: Cần xem xét trách nhiệm của cơ quan giám sát (TP).