Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

China “Cheats” the PISA Exams (Việt Nam cũng thế!)

-Người Việt giỏi toán: Góc nhìn ‘thật’ từ người trong cuộc
Chúng ta hay viện dẫn câu chuyện thành công của học sinh Việt Nam trong các kì thi toán quốc tế để chứng minh cho năng lực học toán ở đẳng cấp thế giới của người Việt. Đấy là do cách truyền thông của ta mà thôi.
Người Việt giỏi toán: có thật vậy không?
Đặt vấn đề có chắc người Việt giỏi toán hay không chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi vì có thể nó sẽ đi ngược lại quan điểm của đa số chúng ta với mặc định rằng: người Việt giỏi Toán hay ít nhất là có năng lực và tiềm năng học Toán?

Theo tôi đây không chỉ là một định kiến mà còn là một sự huyễn hoặc nguy hiểm.
Chúng ta đều biết trong bảng xếp hạng về các đóng góp của các nước trên thế giới vào khoa học và công nghệ thì Việt Nam luôn xếp ở nhóm cuối. 
Trong các cuộc tiếp xúc với các nhà khoa học hàng đầu thế giới chúng tôi đã không ngần ngại hỏi họ nhận định thế nào về vị trí của Việt Nam trên bản đồ khoa học và toán học của thế giới và đây là đánh giá của họ:
Về khoa học: chúng ta là số 0 tròn trĩnh.
Về Toán học: chúng ta là một chấm rất nhỏ.
Chúng tôi không hề ngạc nhiên về đánh giá này. Ở đây chúng tôi thậm chí còn đưa vấn đề đi xa hơn không chỉ với việc đề cập người Việt không giỏi Toán mà còn nói tới việc liệu có phải chúng ta thực sự có đam mê dành cho Toán học hay không?
Nguyễn Tuấn Hải, giáo dục, toán học
Cho đến nay, GS Ngô Bảo Châu là người Việt duy nhất theo đuổi nghiệp Toán học và đạt được đỉnh cao. Ảnh AP
Câu chuyện ở những kỳ thi Toán quốc tế
Chúng ta hay viện dẫn câu chuyện thành công của học sinh Việt Nam trong các kì thi toán quốc tế để chứng minh cho năng lực học toán ở đẳng cấp thế giới của người Việt. Đấy là do cách truyền thông của ta mà thôi. Sự thật là :
1. Kỳ thi toán quốc tế IMO chỉ là một cuộc chơi vui vẻ theo đúng nghĩa của nó. Các nước cử đội tuyển tham dự kì thi này theo tiêu chí vui là chính và hoàn toàn không coi đây là sứ mạng mang về vinh dự quốc gia hay giúp nước đó khẳng định vị thế của họ trên bản đồ toán học thế giới. Sẽ thật là sai lầm nếu qua một cái game dành cho học sinh như vậy mà khẳng định Việt Nam là một cường quốc toán học hay phấn đấu trở thành cường quốc toán học như lời phát biểu của một cựu bộ trưởng.
2. IMO là kì thi dành cho học sinh phổ thông. Không thể dùng một kì thi dành cho học sinh để nói rằng thành tích của nó cũng đúng với sinh viên toán hay các nhà toán học.
3. Cách thức tham dự và chuẩn bị của ta cho IMO không phản ánh năng lực toán học của học sinh Việt.
Chúng ta có hệ thống tuyển chọn chuyên toán trên toàn quốc và luyện gà nòi và gà chọi suốt phổ thông để phục vụ cho cái đích cuối cùng là IMO. Các nước khác không như vậy. Họ không có kiểu luyện gà nòi suốt phổ thông và sàng lọc dã chiến như ta. Công tác lập đội tuyển từ địa phương là rất mở cho mọi đối tượng và việc tập trung đội tuyển chỉ rất ngắn ngủi trước khi kì thi diễn ra. Tất nhiên ở đây không loại trường hợp có các nước cũng luyện gà chọi lâu năm như ta.
Và như vậy việc đạt giải cao nhờ học cày bừa và luyện lâu năm chưa thể khẳng định là giỏi hơn việc không đạt giải cao bằng mà học và luyện ít hơn.
Lấy thêm ví dụ thi SAT ở Việt Nam và Trung Quốc để minh họa cho việc này: học sinh Việt Nam và Trung Quốc dành khoảng 2-3 năm cày bừa và luyện tủ theo tips hay đề cũ của SAT và kết quả rất cao ở mức trên 2300/2400. Học sinh Mỹ hiếm có số điểm như vậy vì họ không luyện SAT mà chỉ làm bài tập theo kiểu làm quen với dạng bài để tránh bỡ ngỡ không cần thiết mà có thể gây mất thời gian khi thi thật. Và ta không thể nói là học sinh Việt Nam và Trung Quốc giỏi tiếng Anh hơn học sinh Mỹ được.
4. Trong suốt mấy chục năm tham gia IMO chúng ta có tới mấy trăm học sinh đạt giải. Theo quan điểm của người Việt và truyền thông của ta thì đây đều là các tài năng toán học. Nhưng chúng ta cần biết rằng trong số này chỉ có một lượng rất nhỏ là đi theo toán và  không phải ai cũng gặt hái thành công như GS Ngô Bảo Châu. Có nhiều người học toán và  dạy toán nhưng rất ít làm công tác nghiên cứu toán và càng ít có đóng góp cho toán học qua nghiên cứu.
Dạy toán vì thế khác xa với việc trở thành nhà Toán Học.
Chúng ta có thể/nên làm gì?
Các chính sách của ta dường như đã dành hết mọi nỗ lực vào công tác luyện toán phổ thông mà không phát triển các bộ phận thực ra mới là cấu thành của một nền toán học. Đó là:
1. Hệ thống đào tạo toán học từ bậc ĐH trở lên.
2. Mạng lưới những nhà nghiên cứu và làm toán học. Mạng lưới này cần hoạt động hiệu quả về kết quả nghiên cứu và có kết nối với nền toán học thế giới.
3. Phát triển toán ứng dụng. Toán học cần được đưa vào cuộc sống đặc biệt là qua khoa học và công nghệ.
Thay đổi cách tiếp cận:
Việc ưu ái và tập trung vào môn toán quá mức như ở ta đã dẫn đến bỏ bê các vấn đề kiến thức và môn học xã hội như một hệ lụy. Chúng ta tiếp cận với giáo dục trẻ em rất mất cân bằng như sau:
1. Tập trung phát triển não bộ bên phải. Não trái đã không được tận dụng và phát huy. Giáo dục tập trung vào nhồi kiến thức mà không đánh thức cảm xúc và sự sáng tạo.
2. Mặc nhiên coi toán là một cách thức hay cứu cánh để phát triển tư duy. Chúng ta thường viện dẫn các cá nhân học Toán thành công trong các lĩnh vực để ngụy biện cho sự cần thiết phải học toán để có tư duy. Nếu nền giáo dục của ta làm được việc dạy tư duy qua kiến thức của tất cả các môn hay lĩnh vực khác chứ không chỉ là qua toán học thì câu chuyện đã khác nhiều.
Ngày nay nhiều học sinh vẫn đổ xô đi học toán để chạy đua vào trường chuyên lớp chọn. Đích ngắm là trường chuyên chứ chưa phải vì đam mê. Các bố mẹ đã tỉnh hơn nhưng cũng  thực dụng hơn. Họ cho con đi học toán chỉ vì nó là một môn thi vào trường chuyên và nếu môn thi này chuyển sang cái khác thì họ cũng sẽ gạt môn toán sang một bên, không thương tiếc.
Rất cần phát triển ngành toán học đặc biệt là các ngành toán cao cấp và toán ứng dụng chứ không chỉ tập trung vào toán học ở bậc phổ thông như hiện nay. Đồng thời cũng cần tìm ra phương cách chọn được các tài năng đích thực của toán học, đến với toán bằng đam mê chứ không phải các tính toán thực dụng.
* Tác giả nguyên là HSG giỏi Toán quốc gia, tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế Hà Nội, Wooddrow Wilson School of Public and International Affairs, Đại học Princeton Hoa Kỳ; giảng dạy tiếng Anh và toán tiếng Anh. Nhà sáng lập và giám đốc chiến lược giáo dục Eton Grammar School.



Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT

Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...

Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...
Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT (1)
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...
Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
- Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Theo Lê Quang Tiến
Chúng ta
Kết quả PISA tốt là do đã luyện 2 năm? (BBC). 
Học sinh Việt Nam
Liệu kết quả PISA có phản ánh thực trạng giáo dục trong nước?

Báo chí Việt Nam cho biết ngành giáo dục trong nước đã chuẩn bị cho học sinh tham gia sát hạch PISA từ 2010 để đạt kết quả tốt.


Các bài liên quan

Sát hạch Pisa
Học sinh VN ‘giỏi hơn Anh’
VN tăng cường phổ biến nghị quyết Đảng

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế(PISA) thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) vừa công bố bảng xếp hạng mới nhất ngày 3/12, theo đó học sinh cấp hai ở Việt Nam đạt điểm cao hơn về toán, đọc hiểu và khoa học so với học sinh Anh.

PISA đánh giá năng lực của học sinh ở tuổi 15 về toán, đọc hiểu và khoa học tại 65 nước. Việt Nam xếp thứ 17, trong khi Anh xếp thứ 26.

Điểm của học sinh Việt Nam ở cả ba môn đều cao hơn học sinh Anh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cho học sinh tham gia sát hạch PISA.
Tuy nhiên truyền thông trong nước nay tiết lộ rằng "từ tháng 3/2010, Việt Nam đã chính thức tổ chức các hoạt động triển khai PISA".
"Hoạt động triển khai", nói cách khác là tập dượt sát hạch, đã được thực hiện tại 40 cơ sở giáo dục thuộc chín tỉnh và thành phố là Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định vào tháng 5/2011, theo thông tin đăng ngày 30/4/2012 trên Bấmbáo Phụ nữ TP HCM.
Cũng báo này cho biết: "Đến giữa tháng Tư năm 2012, Việt Nam đã triển khai khảo sát chính thức PISA tại 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 học sinh ở tuổi 15".

'Không chuẩn bị kỹ không giải đúng'

Theo bài viết trên báo Phụ nữ, các thầy cô giáo ở Việt Nam "đã biết rõ điểm yếu của hầu hết học sinh" và kết luận rằng "nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, các em sẽ không thể giải đúng".
Một hiệu trưởng của một trường có học sinh tham gia PISA được dẫn lời nói: "Trường nào cũng phải cho học sinh hiểu, làm quen với PISA từ bốn đến tám buổi, trong đó, không thể thiếu việc giải đề mẫu để làm quen với hình thức ra đề ở những năm trước".
Các ban chuyên trách cũng được thành lập tại nhiều cấp, và sẽ tiếp tục công tác chuẩn bị cho kỳ sát hạch 2015.
Dựa trên các thông tin trên, có thể thấy kết quả sát hạch PISA tốt vượt trên nhiều nước của học sinh Việt Nam không phải quá bất ngờ.
Ngành giáo dục Việt Nam được nói sẽ sử dụng kết quả khảo sát năm 2012 để làm cơ sở cho đề án phát triển giáo dục từ năm 2015. Thế nhưng, câu hỏi nhiều người đặt ra trước các thông tin này là liệu kết quả PISA xuất sắc như vừa rồi có phản ánh được thực trạng giáo dục trong nước hay không.
Để tham gia sát hạch PISA 2012, Việt Nam đã phải nộp phí 160.000 Euro, tương đương khoảng 220.000 đôla Mỹ.

.- Bộ GD-ĐT nói gì về kết quả đánh giá học sinh của PISA (VOV). 
VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, kết quả thực hiện của PISA phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố kết quả kỳ thi của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2012 vào ngày 03/12/2013. Đây là kỳ đánh giá thứ 5 của PISA nhưng là kỳ đầu tiên Việt Nam tham gia.
Kết quả PISA 2012 của Việt Nam về lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012, Việt Nam đứng thứ 17/65. Lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65. Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65.
Theo Bộ GD-ĐT, kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực Toán, Đọc hiểu, Khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Việt Nam đã làm cho thế giới rất bất ngờ; chứng tỏ với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của các gia đình, các nhà trường và học sinh chúng ta đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, không chỉ đạt thành tựu về phát triển qui mô, số lượng mà còn đạt được chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc tốp cao của thế giới.
Điều đó cũng minh chứng năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD hội nhập quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA. Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình GD của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của VN đã trang bị cho HS các kiến thức cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và bài bản các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của OECD, đã chuẩn bị tâm thế cho GV và HS tham gia PISA tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt kỳ thi KS chính thức PISA, tháng 4/2012. Điều này cũng thể hiện đội ngũ chuyên gia tổ chức triển khai PISA tại Việt Nam dù ít ỏi nhưng rất cố gắng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận được với thế giới.
Bộ GD-ĐT khẳng định, Việt Nam đã rất nỗ lực tham gia PISA 2012, chu kỳ đầu tiên của VN; đồng thời đã rất nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các nguyên tắc của OECD. Kết quả thực hiện phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy. Học sinh VN đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành bài thi, đạt kết quả tốt. Điều đó cho thấy HS VN học rất khá, không thua kém gì HS OECD.
Việt Nam sẽ tiếp tục chuẩn bị cho kỳ khảo sát PISA 2015

Mục đích Việt Nam tham gia PISA là bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục; so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế;  ĐượcOECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia; Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá.
Theo Bộ GD-ĐT, khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam, đó là nước ta trong suốt thời gian thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA tại VN, tuy nhiên, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng.
Cùng với đó, các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với PISA lần này.  Việt Nam chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các trường có học sinh ở độ tuổi 15, trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều loại hình trường, nhiều tổ chức quản lý, do đó rất khó khăn trong công việc chọn mẫu. Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam. Cách thức ra đề thi và cách thức đánh giá của PISA yêu cầu học sinh phải có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhìn chung, các kiến thức mà đề thi của PISA đòi hỏi là không hoàn toàn xa lạ với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, muốn cho học sinh Việt Nam tham gia vào các đợt đánh giá của PISA một cách tự tin, cần đổi mới về cách dạy, cách học, cách tổ chức kiểm tra đánh giá trong nhà trường ở Việt Nam...
Bộ cho biết, Việt Nam sẽ phân tích kỹ báo cáo kết quả PISA 2012 để xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh để có chính sách thúc đẩy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước mắt là chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục THCS. Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng - của từng điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh). Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng để chuẩn bị cho kỳ khảo sát PISA 2015./.

.- Bài học từ “sân chơi” PISA (TT)..

- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: PISA không đánh giá được toàn bộ năng lực của học sinh (PL&XH).

(PL&XH) - Trong cuộc họp với báo chí về kết quả đánh giá của PISA (2012) của học sinh Việt Nam, báo PL&XH có cuộc PV với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển về vấn đề này.


Thưa Thứ trưởng, ông nghĩ sao về kết quả đánh giá này?     

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Đây là kết quả khá bất ngờ đối với giáo dục Việt Nam. Vì quan niệm thế giới cho rằng quốc gia có nền kinh tế kém phát triển thì không thể có chất lượng giáo dục tốt. Tôi cũng không ngờ là học sinh mình khá vậy.

Không phải là không có những băn khoăn khi tham gia PISA, có sợ không khi nói ra những yếu kém của ngành. Thực tế khi tham gia chúng ta có sợ không? Có! Nhưng ngành giáo dục và Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khi đó chỉ đạo phải dũng cảm để nhìn thẳng sự thật những mặt mạnh-yếu của giáo dục phổ thông.

Kết quả PISA của chúng ta cao hơn của học sinh Mỹ, Anh, vậy  có thể khẳng định học sinh của Việt Nam giỏi hơn học sinh hai quốc gia này không thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Cách đánh giá của PISA thiên về năng lực vận dụng kiến thức của học sinh để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, PISA không đánh giá được toàn bộ năng lực của học sinh, chỉ là ở 3 năng lực mà họ khảo sát. Chúng ta chưa có điều kiện để so sánh, đánh giá về năng lực học sinh Việt Nam ở các mặt khác. Vì vậy, tới đây ngành giáo dục đang nỗ lực điều chỉnh những hạn chế để chuyển giáo dục theo hướng phát triển năng lực toàn diện của học sinh


Vậy, thưa Thứ trưởng ý nghĩa của tham gia khảo sát PISA là gì, có phải Việt Nam tham gia để lấy thành tích?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:

Tham gia PISA là danh dự quốc gia của Việt Nam. Kết quả này là hoàn toàn trung thực. Chúng ta cũng không vì áp lực tâm lý nào, không vì mục đích đánh giá thành tích của bất kỳ tổ chức, cá nhân, địa phương nào. Đây không phải là một kỳ thi để lấy thành tích. Đây là một cuộc khảo sát để nhận diện chất lượng giáo dục phổ thông của cả một quốc gia.

So với giáo dục ĐH và nghề nghiệp, chất lượng giáo dục phổ thông có phần yên tâm hơn. Vì vậy, ngành giáo dục đang nỗ lực điều chỉnh những hạn chế để chuyển giáo dục theo hướng phát triển năng lực toàn diện của học sinh. Điều quan trọng tới đây là tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông.
Xin cảm ơn Thứ trưởng về cuộc phỏng vấn. 

 –Không nên bay bổng quá trớn… vì “miếng bánh” PISA(MTG). – PISA: học sinh Việt Nam trốn học cao hơn mức trung bình (TT).

- Phản hồi bài viết “Lớp VIP, trường chất lượng cao – một dạng phân biệt giàu nghèo trong giáo dục”(PL&XH).

- Sách của Nhà xuất bản Mỹ thuật lại sai (SGGP).

- Xôn xao đề văn nghị luận về ‘YOLO’ (Mực tím/NLĐ). - Trải Nghiệm Về Chuyện Du Học Của Con Cái (DNSG/Alan Phan).- PISA và niềm tin (TN). - Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục Mỹ giải mã kết quả PISA (VNN). - Giám đốc PISA nói về học sinh Việt Nam giỏi hơn Anh, Mỹ (TP).

- Làm sạch nền giáo dục, có khó không? (MTG).

- Học sinh, sinh viên được giảm đến 70% học phí (PT).

- Sinh viên đang tự biến mình thành “con cá” chép! (MTG).- Con học lớp 5 “căng” hơn bố học thạc sĩ (TT). - TS. Lê Bá Khánh Trình: “Các em đang bị nhồi nhét, học như cái máy” (Infonet)

- Bệnh thành tích, triệt tiêu kỹ năng sống của học sinh (MTG).

- Video: Đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế Pisa (VTV). – PISA và vợt muỗi (LĐ).

- Nguy hiểm nếu dùng PISA đo chất lượng (VNN). - Phải cố lên thôi (ANTĐ).

- Giỏi toán chưa đủ (Jonathan London). – Kết quả của PISA cũng chông chênh như tháp Pisa (Nguyễn Văn Tuấn).

Việt Nam đứng ở đâu trên "bản đồ" trí tuệ thế giới? (GD 11-12-13) -- Bỏ ông Nguyễn Phú Trọng ra thì Việt Nam sẽ lên được ít nhất là 3 nấc. GS Hoàng Xuân Sính: GD hãy thành thật nhìn lại chính mình (ĐV 10-12-13)
Tại sao người Việt thông minh, mức sống vẫn thấp? (TVN 11-12-13)'Số phận' bốn đại học quốc tế giờ ra sao? (VNN 10-12-13)  -- Di sản của ông NT Nhân: "Hai trường ĐH Việt Đức và Việt Pháp đều thu học phí tương đối cao, vì vậy họ khó lòng tuyển được sinh viên có chất lượng. Những học sinh giỏi sẽ chọn các trường ĐH có tên tuổi với học phí thấp để theo học. Những học sinh khá có khả năng tài chính sẽ đi học ở nước ngoài"  Exactly! Không cần phải là tiến sĩ điều khiển học cũng có thể tiên đoán điều này! (Hỏi ông Nhân: Ông có cho chính con của ông học trường Việt Đức không?)




Trung Quốc đã đánh đồng giữa kết quả khảo sát học sinh Thượng Hải với năng lực chung của học sinh trên toàn quốc.

>> Vì sao học sinh Việt Nam xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ?
Sau khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố chỉ số đánh giá giáo dục toàn cầu thuộc chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) về khả năng toán học, đọc và khoa học, nhiều người Mỹ đã lắc đầu ngán ngẩm khi thấy học sinh của mình ngày càng tụt hậu trên bảng xếp hạng và thua xa các học sinh các nước châu Á, đặc biệt là học sinh Thượng Hải đứng ở vị trí đầu tiên.
Người ta cũng đặt ra câu hỏi tại sao học sinh các nước Đông Á nói chung và Trung Quốc nói riêng lại có thể thống trị bảng xếp hạng như vậy, tuy nhiên có một sự thật đằng sau bảng xếp hạng này đã giúp cho học sinh Trung Quốc có thể đứng ở vị trí cao nhất.

Một học sinh Trung Quốc trong giờ chào cờ.

Nếu để ý, ta sẽ thấy rằng 3 “quốc gia” được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng của OECD là Thượng Hải, Singapore và Hong Kong. Đây là những thành phố lớn sầm uất trên thế giới với những trường học tốt nhất xếp theo bất cứ tiêu chí nào, nhưng liệu có công bằng không khi so sánh chúng với các quốc gia rộng lớn có trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều giữa các vùng như Nga, Đức, Úc và Mỹ?

Nhiều người nhất trí rằng Singapore là một quốc gia độc lập, và Hong Kong là một khu đặc quyền kinh tế, thế nên việc hai cái tên này xuất hiện trong bảng xếp hạng của OECD là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên vị trí số một của học sinh Thượng Hải lại là một dấu hỏi lớn, bởi Thượng Hải không thể đại diện cho toàn bộ đất nước Trung Quốc.

Hồi đầu năm, chuyên gia Tom Loveless thuộc Viện Brookings cho hay: “Trung Quốc đã có một thỏa thuận bất thường với OECD, tổ chức chịu trách nhiệm tiến hành PISA. Năm 2009, tất cả các tỉnh ở Trung Quốc đều tham gia kỳ đánh giá này, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép công bố kết quả của Thượng Hải.”

Thượng Hải là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu, nơi có điều kiện kinh tế và xã hội rất phát triển, hoàn toàn khác hẳn với nhiều khu vực nông thôn Trung Quốc, nơi có tới 66% số học sinh của nước này.

Ông Loveless chỉ ra: “Khoảng 84% học sinh trung học ở Thượng Hải đỗ đại học, so với tỉ lệ 24% trên cả nước.” Ngoài ra, ông Loveless cũng cho biết các bậc phụ huynh ở Thượng Hải đều sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để cho con đi học thêm, và số tiền này vượt quá mức lương của một công nhân bình thường kiếm được trong suốt một năm.

Chuyên gia giáo dục này nhận định: “Kết quả đánh giá học sinh ở Thượng Hải sẽ được dư luận Trung Quốc mặc nhiên coi như là kết quả của cả nước Trung Quốc. Tuy nhiên quan niệm này là rất sai lầm.”

Bằng cách chỉ cho phép công bố kết quả khảo sát ở một trong những thành phố phát triển nhất, phải chăng Trung Quốc đã gian lận để giành được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng năng lực học sinh của OECD?
-China “Cheats” the PISA Exams
-Angela Erika Kubo
According to the 2012 Program for International Student Assessment (PISA), students in Shanghai are the best in the world at mathematics, reading and science. The standardized test is administered by the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) every three years.
In all three subjects, Shanghai students had the knowledge of at least one extra year of schooling compared to their counterparts in countries such as the United States, Germany and the United Kingdom.

The city was followed by other East Asian economies such as Hong Kong, Taiwan, South Korea and Macau.
Shanghai’s outstanding performance defies preconceptions about China’s education system being based on rote learning, according to the OECD’s deputy director of education, Andreas Schleicher.
In Asia students spend long hours focused on schoolwork, and the education system puts emphasis on test-taking skills rather than critical thinking and real-world applications. Test results can determine one’s entrance into university and even one’s future career.
Before America bemoans its drop in the global education rankings, however, the results need to be given a second look. Some argue that the numbers for Shanghai are misleading and don’t represent the country as a whole.
“The Shanghai scores frankly to me are difficult to interpret. They are almost meaningless,” Tom Loveless, a senior fellow at the Brookings Institution, told the AP.
Most of the PISA results come from a sampling of scores from countries as a whole. China has a special arrangement with the OECD that allows the country to administer the test in select regions, but only allow the results from Shanghai, a financial hub which spends four times the national average on student funding, to be published. Most Chinese students live in rural areas and do not have the thousands of dollars that those in Shanghai have to pay for extra tutoring.
Tom Loveless pointed out in an article published by the Brookings Institution that if the exam was administered in rural areas, the scores would be closer to the OECD average rather than at the top. Even then, the results would only reflect those who are actually in school. In the poor, rural areas of China, high school attendance rates are as low as 40 percent and the middle school dropout rate is as high as 25 percent.
“The OECD should be far more transparent than it has been about the agreements it has with the Chinese government concerning who is tested and which scores are released,” Loveless wrote. “If China is treated differently than other PISA participants, the reasons for such special treatment need to be disclosed.”
---- PISA và vấn đề phương pháp


Các nhà quản lí giáo dục và quan chức giáo dục có lẽ rất vui mừng và bất ngờ trước kết quả của PISA cho thấy học sinh Việt Nam là một trong những “ngôi sao” về toán và khoa học trên thế giới, theo cách đánh giá và xếp hạng của PISA. Nhưng tôi thì nghĩ không có cách xếp hạng nào là hoàn hảo cả, và phương pháp của PISA càng có nhiều vấn đề có thể làm lệch kết quả xếp hạng. Không nên vội vàng vui mừng với kết quả của PISA!


Nếu không hiểu được phương pháp thống kê của PISA thì rất khó đánh giá độ tin cậy của kết quả. Mà, hiểu được thì có lẽ người ta sẽ dè dặt hơn trong việc diễn giải kết quả xếp hạng của PISA. Những vấn đề của PISA làm tôi quan tâm và dè dặt là cách họ lấy mẫu và nhất là phương pháp thống kê. Ở đây, tôi chỉ ghi vài ghi chú nhanh sau khi đọc qua báo cáo của họ.

Trước hết là vấn đề lấy mẫu nhóm học sinh tham gia. PISA cho biết mỗi quốc gia họ lấy mẫu tối thiểu là 4500 học sinh tuổi 15 (dĩ nhiên nước nhỏ như Iceland thì số học sinh ít hơn). Một vài nơi như Úc thì số học sinh lên đến 30,000 em. Theo nguyên tắc thì học sinh xuất thân từ nhiều thành phần kinh tế xã hội khác nhau, nhưng tôi không thấy họ hiệu chỉnh kết quả cho những khác biệt về thành phần kinh tế xã hội. Nếu không hiệu chỉnh cho yếu tố này thì khác biệt giữa các nước là có thể do thành phần kinh tế chứ chẳng phải do khả năng của học sinh. VN có thể có hạng cao nếu VN chỉ chọn học sinh từ thành thị và một phần nhỏ từ nông thôn. Đây cũng là một điểm yếu mà rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục chỉ ra trong quá khứ.

Có lí do để cho rằng những em học sinh tham gia vào chương trình test PISA không mang tính đại diện cho cả nước. Một bài báo trên Vietnamnetcho chúng ta biết rằng "Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN đã nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh. Tiếp đó, ngành GD-ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương. Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA. Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn. Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA." Như vậy đây Việt Nam đã chuẩn bị cho cuộc thi chọi này. Do đó, những con số liên quan đến Việt Nam chẳng có ý nghĩa so sánh gì với các nước khác (như Úc) nơi mà học sinh không cần chuẩn bị cho PISA. Đúng như một bạn đọc nhận xét, Việt Nam đúng là mảnh đất màu mỡ cho … luyện gà. 

Một điểm đáng nói về xếp hạng dựa vào điểm là với một cỡ mẫu lớn như thế thì một khác biệt cho dù chỉ 1 đơn vị (hay 1 điểm) vẫn có thể xem là “có ý nghĩa thống kê” (statistically significant) nhưng trong thực tế thì có thể chỉ là khác biệt ngẫu nhiên mà thôi.

Kế đến là vấn đề "response rate" khá nghèo nàn. Mỗi học sinh tiêu ra 3 giờ trong chương trình test. Nhưng không phải em nào cũng làm tất cả câu hỏi. Theo một báo cáo trước đây thì học sinh tham gia chương trình test của PISA chỉ trả lời một số câu hỏi mà thôi. Chỉ có phân nửa học sinh trả lời bất cứ một câu hỏi nào về đọc, trong khi đó 40% học sinh chỉ được kiểm định 14 trong số 28 câu hỏi về đọc. Do đó, chỉ có ~10% học sinh tham gia chương trình test được kiểm định tất cả 28 câu hỏi. Ngay cả học sinh có điểm trung bình của khối OECD (tức 500 điểm) thì em này cũng chỉ trả lời được 46% câu hỏi mà thôi, còn em nào có điểm 400 chỉ trả lời 23% tổng số câu hỏi.

Đó là một điều rất quan trọng nhưng ít ai chú ý trong dữ liệu của PISA, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng. Nó có nghĩa là khi PISA so sánh giữa các nước thì chẳng khác gì so sánh giữa trái cam và trái táo. Một ví dụ để minh họa: học sinh Việt Nam có thể trả lời câu hỏi 1-20, còn học sinh Tàu có thể trả lời câu hỏi 15-28. Như vậy thì làm sao so sánh giữa hai nhóm được. Do đó, bảng xếp hạng của PISA theo tôi là chẳng có ý nghĩa gì cả.  
Vấn đề quan trọng hơn là phương pháp thống kê. Trong tình huống "missing data" như thế, các nhà phân tích của PISA làm gì? Họ sử dụng một mô hình thống kê có tên là Rasch (rất khó giải thích trong bài này, nhưng nó xuất phát từ nhà tâm lí học tên là Georg Rasch), với giả định rằng 5 giá trị cho mỗi học sinh được xác định bằng một xác suất hậu định (posterior probability). Vấn đề của mô hình Rasch là nó giả định rằng độ khó khăn của câu hỏi và khoảng cách về khó khăn trong mỗi câu trả lời là đồng đều nhau giữa các nước. Giả định này rất "mạnh" (hiểu theo nghĩa thiếu tính thực tế), bởi vì câu trả lời hay khả năng trả lời có thể còn tuỳ thuộc vào văn hoá của từng nước. Nói tóm lại, mô hình Rasch có nhiều điều cần phải bàn thêm, chứ không hẳn là mô hình tối ưu nhất trong trường hợp có quá nhiều câu hỏi bỏ trống.

Ngoài ra, họ sử dụng một phương pháp thống kê khác có tên là imputation để lấp vào những câu hỏi mà học sinh bỏ trống. Đây là một phương pháp nguy hiểm vì nó tuỳ thuộc vào những câu trả lời mà các em học sinh đã nỗ lực trong test. Trong các công trình nghiên cứu quan trọng rất ít ai dám ứng dụng phương pháp imputation vì nó có thể dẫn đến sai lệch nghiêm trọng. Đó là một cách mô phỏng dữ liệu (hay có người xem là “nhân tạo” dữ liệu). Trong thực tế một giáo sư y khoa đã đi tù vì ông sử dụng phương pháp này để có bài báo khoa học và xin được tài trợ từ NIH! Ông giáo sư này chỉ theo dõi 1 hay 2 phụ nữ trước và sau mãn kinh, phần 20 người còn lại ông không theo dõi được nên dùng phương pháp imputation. Nói như thế để thấy phương pháp này chưa được cộng đồng khoa học chấp nhận.

Về mặt kĩ thuật, tất cả những câu hỏi của PISA rất tương quan với nhau. Phân tích yếu tố (factor analysis) cho thấy một yếu tố duy nhất có thể giải thích từ 75% (Hi Lạp) đến 92% (Hà Lan) phương sai của các câu hỏi. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là khi PISA xếp hạng giữa các nước chủ yếu là dựa vào yếu tố này, nhưng yếu tố này không đồng đều giữa các nước. Nói cách khác, thứ hạng của một nước trong bảng xếp hạng có thể thay đổi nếu xem xét đến yếu tố thứ 2 hay thứ 3. Nói cách khác nữa, bảng xếp hạng của PISA không nói gì về sự thông minh của học sinh VN, càng không phản ảnh chất lượng giáo dục của VN vốn đang rất cần cải cách. 

Theo tôi thì kết quả PISA có thể xem là thú vị và chỉ dừng ở đó, chứ không nên dựa vào đó mà đánh giá học sinh VN hơn ai (hay kém ai). Khi cách chọn mẫu một cách chọn lọc thì mọi kết quả phải đặt trong vòng nghi ngờ lành mạnh. Nên nhớ rằng đây chỉ là chương trình test cho một nhóm học sinh ởmột độ tuổi (15) và chỉ tập trung vào 3 môn học (toán, khoa học, và đọc hiểu). Ở độ tuổi 15 thì khả năng suy luận và lí giải trừu trượng vẫn đang hình thành chứ chưa hoàn chỉnh. Kết quả của PISA do đó chỉ là một snapshot ở một thời điểm nhất định, chứ không phản ảnh điểm lâu dài của học sinh. 

Chương trình test PISA này không phản ảnh toàn bộ khả năng học tập của học sinh. Nó càng không phản ảnh được môi trường học tập vốn được xem là quan trọng hơn 3 môn học đó. Có lẽ kết quả PISA cho thấy các em học sinh Việt Nam tham gia đã thuộc bài tốt, và ngoài cái đó thì chúng ta không biết các em còn tốt/dở khía cạnh nào khác. 

Trong khoa học có câu “garbage in, garbage out” (số liệu đầu vào là rác thì kết quả đầu ra cũng chỉ là rác). Với “căn bệnh thành tích” kinh niên ở VN thì mọi số liệu đều đáng nghi ngờ vì nó đã qua một qui trình tuyển chọn có hệ thống, mà cho dù tuyển chọn ngẫu nhiên đi nữa thì qui trình “xào nấu” bằng phương pháp của PISA cũng đủ để chúng ta đặt câu hỏi. Xin nhớ cho rằng: trong khoa học, BẤT CỨ kết quả nào quá đẹp cũng đều đáng nghi ngờ. Do đó, tôi nghĩ kết quả của PISA chưa thể xem là chứng cứ để nói rằng tính trung bình học sinh Việt Nam nằm trong nhóm “ngôi sao” trên thế giới.

Nhưng hơn hết, tôi nghĩ không thể hay rất khó so sánh điểm của học sinh trong một hệ thống học vẹt (kiểu VN, Hàn Quốc và China) với điểm của học trong một hệ thống học “free” ở các nước phương Tây. Càng không thể so sánh khi những nước bị “bệnh thành tích” nên dồn tài lực để cải tiến điểm PISA và mấy nước phương Tây vốn không đầu tư vào việc nâng điểm trong bảng xếp hạng của PISA. Chạy theo những bảng xếp hạng như thế này chỉ làm chúng ta sao lãng vấn đề lớn hơn trong giáo dục - đó là cải cách. 

.- “Kết quả đánh giá học sinh Việt Nam gây bất ngờ cho cả Thế giới” (DT). - Lý giải việc học sinh Việt Nam thắng lớn trên bảng xếp hạng thế giới (GDVN).- Học sinh trường tư oằn mình đóng phí (NLĐ).- Học sinh VN ‘giỏi hơn Anh’ (BBC). – Trình độ khoa học của học sinh Việt Nam thuộc hạng ‘sao’ (TN).- Học sinh Việt Nam vượt Mỹ về Toán và Khoa học (DT).- Chất lượng học sinh Việt Nam gây bất ngờ cho cả thế giới (LĐ). - Kết quả đánh giá học sinh Việt Nam hoàn toàn trung thực (DT). - Giáo dục Việt Nam thuyết phục thế giới (GD&TĐ). – Học sinh chúng ta giỏi thật (ĐĐK). – Biết mình để đổi mới..- Vì sao học sinh Việt Nam lại xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ? (TN). – Đánh giá Pisa: Học sinh Việt Nam vượt học sinh Mỹ (TT). – Bộ Giáo dục nói gì về khảo sát học sinh Việt giỏi hơn Mỹ? (TTXVN). – Bất ngờ vì học sinh Việt Nam quá giỏi! (NLĐ). – Học sinh Việt Nam giỏi hay không? (BBC). – Audio phỏng vấn nhà giáo Phạm Toàn: VN đang ‘chảy máu trẻ con’?Sát hạch Pisa.- Tự hào nhưng cần tỉnh táo (TN). - ‘Chăm học có phải đã hay’ (VNN). - Học sinh VN xếp hạng cao: GS Văn Như Cương nói gì? (Infonet). - Thứ hạng cao của HS Việt Nam không phản ánh toàn bộ năng lực (TP). - Tại sao học sinh VN xếp hạng vượt Anh, Mỹ? (VNN).
- Đổi mới giáo dục và tiền lương nhà giáo (NCT).

- “Thay máu” hơn 600 giáo viên?”: Nên bổ sung điều khoản ưu tiên giáo viên hợp đồng (LĐ).

- “Khủng khiếp” do giáo viên có trăm việc không tên (VNN).

- Kiến nghị đình chỉ hoạt động hai trường Đại học vi phạm (CAND).

- “Ba chung” đáng lý phải cáo chung từ lâu (TT).- Đắk Lăk: Hỗ trợ xây nhà bán trú dân nuôi (DV).

- Giám đốc TT Giáo dục: Đánh bạc lấy tiền ăn sáng chứ không ăn tiền (NLĐ).



- Nhìn nhận lại việc triển khai cùng lúc nhiều bộ SGK trong nhà trường (VOH). – Sách nhảm vào trường mầm non (MTG). – Hàng nghìn cuốn sách lớp 1 sai chính tả trầm trọng (DV).

- Giáo viên trẻ nhiễm “hội chứng” sợ làm chủ nhiệm! (MTG).

- Thanh Hóa: Góp tiền nuôi… giáo viên (DV).



- Phụ huynh cá biệt (TT).

- Những báo động về chất lượng nghề giáo (VNN). - Kiến nghị ban hành thêm Luật Nhà giáo (GDVN).

- Những đại học đề xuất tuyển sinh riêng (VNN).

- Cơ hội chuẩn bị cho đổi mới chương trình, SGK sau 2015 (GD&TĐ). - Than trời vì sách gọi ‘con ngựa’ là ‘quả ngựa’ (TP).

- Chúng ta phải phân biệt có tiêu cực trong dạy, học thêm hay không (GDVN).

- Nhạy cảm giới trong văn học (VOV).

- Học sinh bị thầy giáo tát gây chấn thương sọ não, điếc tai trái (ĐSPL)


Các thế hệ nhà văn có “đối thoại” được với nhau không? [Kỳ 1] (VHQN 4-12-13) Người có “nền tảng” sẽ thận trọng khi đổi mới [Kỳ 2] (VHQN 4-12-13)

Thưởng thức văn hóa cũng phải được giáo dục (QĐND 4-12-13) -- P/v Gs Đinh Quang

Văn hoá không phải trò chơi (VHNA 4-12-13)

Người Việt khôn vặt, láu cá hay sáng tạo? (TVN 4-12-13)

Xu hướng du học Đông - Tây đang có sự chuyển dịch (MTG 4-12-13)

Sách khó đến với độc giả (TN 4-12-13)

7 NXB kiến nghị về nguy cơ phá sản: Đến lúc… 'không thể chịu đựng nổi'? (TTVH 4-12-13)

Điềm Phùng Thị (VHNA 3-12-13)

Thư tình cho (trái) "sầu riêng": A Love Letter to a Smelly Fruit (NYT 3-12-13)

Có phải người thông minh thì nhậu nhiều hơn? Do Smarter People Drink More? (TNR 3-12-13)





Tổng số lượt xem trang