Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Khi Cây Búa Nổi Giận

-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?
Tôi không có may mắn được quen biết nhà thơ Bùi Minh Quốc  lúc ông còn trẻ trung, và sung sức:

Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường.
Khi tôi được hân hạnh diện kiến người thơ thì thi sĩ của chúng ta đã già quá cỡ thợ mộc rồi, trông hom hem thấy rõ, và thơ thẩn (xem ra) cũng ... yếu xìu hà:
Tuổi sáu mươi khi nghĩđờđã thấy
Thì gian nan biếmấcũng lên phường.
Lên là phải. Phường xã ở Việt Nam – cả nước này đều biết –  đâu phải chỉ là nơi chứng nhận giấy tờ hộ tịch (vớ vẩn) như bên xứ Lào, xứ Thái, xứ Miên hay xứ Miến ... mà là chốn quan quyền. Dữ dằn thấy rõ!
Ngay cả đến ông Hồ Chí Minh mà nhận được lệnh triệu tập chưa chắc đã dám không đi, nói chi đến “cỡ” ông Bùi Minh Quốc. Không trình diện phường thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và (không chừng) dám lôi thôi lớn.
Đôi khi, khỏi cần phải lên tới phường cũng vẫn bị rắc rối như thường – theo tin báoNgười Lao Động:
“Tối 26-3, trong lúc ông Dũng cùng nhân viên đang bán hàng, một số cán bộ phường 1 đến tịch thu tấm biển quảng cáo của quán nhưng không hề có văn bản, không có ý kiến từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Lý do là do tấm biển có nội dung phản cảm và nhảm nhí...
‘Tôi cố giải thích rằng đó là bảng quảng cáo với nội quy mang tính hài hước để thu hút thực khách. Không chỉ để giải trí, thư giãn mà còn nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh chung. Tôi thấy hết sức vô lý khi họ không đưa ra lý do chính đáng nhưng vẫn lao vào gỡ bỏ rồi tịch thu tấm biển. Họ còn nói sẽ mời tôi lên phường làm việc nhưng đến chiều nay (27-3) vẫn chưa thấy phản hồi hay đưa ra lý do cụ thể’ – ông Dũng nói.”
Sáu ngày sau, ngày 1 tháng 4 năm 2015, sau khi có phản ứng  của dư luận, tấm biển quảng cáo đã được hoàn lại cho khổ chủ – báo Người Lao Động cho biết tiếp:
“Tiếp xúc với báo báo chí, đại diện phường 1 cho biết việc tịch thu bảng hiệu ở quán Bún Bò Gân không phải là ý kiến của UBND hay công an phường mà do lực lượng kiểm tra trật tự lòng lề đường đã vội vàng xử lý khi chưa có chỉ đạo từ trên. Phường 1 cũng sẽ họp kiểm điểm những cá nhân đã trực tiếp tịch thu bảng hiệu ở quán Bún Bò Gân.”
Ồ thì ra đây “không phải là ý kiến của UBND hay công an phường mà do lực lượng kiểm tra trật tự lòng lề đường đã vội vàng xử lý khi chưa có chỉ đạo từ trên.” Cũng “ vội vàng” và “chưa có chỉ đạo” y như vụ chặt (đại) đám cây xanh ở Hà Nội vậy, theo tường thuật của báo Pháp Luật:
“Việc thực hiện thay thế đồng loạt hàng trăm cây xanh, trong đó rất nhiều cây cổ thụ đang tươi tốt, đã vấp phải phản ứng của người dân, cũng như các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn trên cả nước.
Ngày 20-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Ngày 22-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp tục yêu cầu thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh, đồng thời tạm đình chỉ công tác một số cán bộ liên quan trực tiếp đến vụ việc kể trên...
 Ngày 31-3, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị nhìn nhận việc triển khai chặt cây xanh, thay thế cây xanh đã làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Thủ đô. ‘Chúng ta phải tự phê bình, tự kiểm điểm, khẩn trương khắc phục sai sót, sự nóng vội giản đơn trong việc cải tạo thay thế cây xanh.’ –  ông Nghị nói.”
Cũng trong này 31 tháng 3 năm 1975, công nhân Công ty TNHH Pou Yuen nhận được thư  của ông Đặng Ngọc Tùng  (Ủy Viên Trung Ương Đảng, Chủ Tịch TLĐLĐVN) với lời lẽ hết sức mềm mỏng, tử tế và ... phục thiện:
Anh chị em đoàn viên và công nhân lao động thân mến,
Trong những ngày vừa qua, một số công nhân lao động tại Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) đã ngừng việc tập thể để thể hiện quan điểm không đồng tình với điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần…
Trên cơ sở những nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người lao động: Từ nay đến hết ngày 31-12, các chế độ bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Sau năm 2015, kiến nghị Quốc hội sửa việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo hướng để người lao động tự chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần như cũ hoặc thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Vì vậy, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên và công nhân lao động:
          - Hãy yên tâm trở lại làm việc để bảo đảm thu nhập và thể hiện ý thức trách nhiệm của người  lao động đối với doanh nghiệp và xã hội.
          - Không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Qua hôm sau, vẫn theo báo Người Lao Động:
“Ngày 1-4, Chính phủ đã thống nhất kiến nghị sửa Điều 60 Luật BHXH; nhất trí kiến nghị QH sửa theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH 1 lần.”
Ô hay, sao mới cách đó hai hôm, hôm 30 tháng 3, Thứ Trưởng Doãn Mậu Diệp  còn “nhấn mạnh” rằng: “xét một cách toàn cuộc thì quy định tại Điều 60, Luật BHXH 2014 có tới 6 điểm có lợi hơn cho NLĐ.”
 Cùng ngày, ông Đặng Quang Điều, trưởng ban chính sách pháp luật Tổng liên đoàn Lao động VN, cũng nói cùng một giọng: “Tổng liên đoàn đã có kế hoạch và sắp tới các cấp công đoàn sẽ triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng với công nhân ở các địa phương về những lợi ích, tính ưu việt của Luật BHXH 2014. Khi hiểu thấu đáo, người lao động sẽ đồng thuận.”
Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang, hôm 2 tháng 4. Ảnh:  FB Hành Nhân
Nhưng khi thấy người lao động nhất định không chịu “đồng thuận,” và nguy cơ đình công có thể lan rộng khắp nơi thì Chính Phủ quên ngay “6 điểm có lợi hơn” và tính “ưu việt” của Luật BHXH 2014 để sẵn sàng “kiến nghị QH sửa theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH 1 lần.”
Thì ra  “mềm nắn, rắn buông”!
Vì có sự can thiệp của công luận nên ông chủ quán bún bò ở Sài Gòn thoát khỏi một phen “lên phường làm việc,” và hàng ngàn cây xanh ở Hà Nội cũng (tạm thời) thoát nạn. Tương tự, nhờ thái độ sáng suốt và cương quyết của nhân viên công ty TNHH Pou Yuen nên giới công nhân VN cũng vừa thoát khỏi một vụ cướp ngày từ tay Nhà Nước. Thấy nuốt không trôi nên đành phải ói ra thôi.
Nói chuyện ói, mửa, nôn, oẹ ... nghe (e) hơi phản cảm.  Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự có cách diễn tả khác, tuy dài dòng chút đỉnh nhưng thanh lịch hơn nhiều:
 Diễn tiến trong thái độ của chính quyền đối với vụ tưởng niệm Gạc Ma 14/3 và việc thực hiện kế hoạch chặt 6700 cây xanh ở thủ đô Hà Nội cho thấy hành động của nhân dân đã tác động đến chính quyền.
Sau khi đám “dư luận viên” phá rối vụ tưởng niệm Gạc Ma, khác với sự im lặng hay công khai hỗ trợ hành động phá rối, lần này chính quyền đã lên tiếng phủ nhận việc tổ chức và ủng hộ đám dư luận viên thô thiễn, ngu ngốc gây phẫn nộ trong nhân dân; thay vì gọi những người đến tưởng niệm là bọn phản quốc như các lần khác, đã tôn vinh họ lànhững người yêu nước. Tương tự, sau việc chặt phá một số cây xanh, chính quyền đã lùi bước trước phản ứng mạnh mẽ và tức thời của nhiều tầng lớp dân chúng trên đường phố và trên mạng xã hội.
Những điều trên làm ta liên tưởng đến câu tổng kết của một nhà tư tưởng: “Nhân dân nào chính quyền ấy”.
Dân trí và ý thức của người dân Việt Nam mỗi lúc một cao mà quan trí ở xớ sở này thì vẫn vậy. Vẫn cứ tiếp tục với chủ trương xuyên suốt dối trá, lươn lẹo, lấp liếm, quanh co và hù doạ – khi cần. Với “nhân dân này” thì cái “chính quyền ấy” chả còn tí cơ may để mà tồn tại nữa.


****************
-
Thạch Hà, Hà Tĩnh, công an, giải vây
-Khởi tố 10 người tham gia bắt giữ 4 chiến sĩ công an
Thứ Năm, 19/06/2014 09:18
(NLĐO)- 10 người ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã bị khởi tố vì liên quan đến vụ gây rối, chống trả lực lượng công an làm nhiệm vụ, bắt giữ 4 chiến sĩ công an và làm 9 người khác bị thương.

Ngày 18-6, thông tin từ công an huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh cho biết đơn vị này vừa có quyết định khởi tố thêm 10 người liên quan đến vụ gây rối trật tự, bắt giữ 4 chiến sĩ công an vào ngày 10-4-2014 tại xã Bắc Sơn.

Danh tính 10 bị can bị khởi tố gồm: Hồ Sỹ Hoàng (SN 1994), Trương Quân (SN 1991), Bùi Cao Quý (SN 1991), Bùi Công Quyết (SN 1993), Dương Đình Việt (SN 1995), Trương Văn Gia (SN 1997), Đoàn Văn Anh (SN 1995), Dương Đình Quốc (SN 1997), Bùi Đức Hiển (SN 1997), Bùi Công Đô (SN 1995). Tất cả các đối tượng trên đều trú tại xã Bắc Sơn (Thạch Hà).

Trước đó, như Báo Người Lao động đã đưa, vào chiều 10-4 khi tổ công tác 6 cán bộ, chiến sĩ của Công an huyện Thạch Hà thực hiện lệnh bắt Trương Văn Trường (30 tuổi, ngụ thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn) về hành vi gây rối trật tự công cộng thì một số đối tượng đã kích động người dân trong vùng xông vào tấn công, bắt trói 4 cảnh sát.

Công an tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã điều hơn 100 cảnh sát đến giữ trật tự, giải cứu tổ công tác. Tuy nhiên, hàng trăm người vẫn ném đá chống trả quyết liệt khiến 9 cảnh sát bị thương. Đêm ngày 10-4, rất đông người dân tiếp tục kéo tới nhà các cán bộ trong xã đập phá đồ đạc, xông vào trụ sở UBND xã, đập phá, đốt cháy 12 xe máy.

Ngày 15-4, Công an huyện Thạch Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “hủy hoại tài sản” và tội “cố ý làm hư hỏng tài sản. Đến ngày 20-4, lực lượng công an đã bắt giữ 8 đối tượng liên quan. Tiếp tục mở rộng điều tra, Công an huyện Thạch Hà đã xác định 10 đối tượng trên tham gia vào vụ gây rối vào ngày 10-4.

Hiện cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ để xử lý các đối tượng trước pháp luật.
Tin - ảnh: Hải Vũ

Vụ giải cứu 4 công an bị bắt trói: Bắt giam 4 người



-Vụ 4 công an bị bắt trói: Không hợp lòng dân nhưng lệnh trên thì phải làm!
Điều tra của phóng viên Một Thế Giới cho thấy, chính quyền xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị ép tiếp tục theo đuổi để làm dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn trong lúc tình hình đang bất ổn.

>> Xung đột ở Hà Tĩnh: Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại
>> Vì sao vùng quê bình yên bỗng dậy sóng?
>> Cán bộ phải đưa người thân đi trốn để an toàn tính mạng
>> Dân bắt trói 4 công an vì mâu thuẫn về đất đai
>> Bắt giữ 4 người vụ xung đột đất nghĩa trang tại Hà Tĩnh
Chính Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn Trần Bá Hoành thừa nhận không thể chống lại lệnh cấp trên dù đã có văn bản báo cáo tình hình chính trị đang bị tê liệt tại địa phương. Đây là một việc động trời cần phải có sự vào cuộc kiểm tra từ trung ương!
Chính quyền tê liệt
Ngày 13.4, chúng tôi trở lại xã Bắc Sơn sau 3 ngày xảy ra vụ việc 4 công an huyện bị người dân bắt giữ. Không khí ảm đạm và ngột ngạt. Người dân ít ra đồng hơn. Cả một xã chìm trong không khí nặng nề. Mọi ánh mắt đều tỏ vẻ nghi ngờ khi thấy người lạ đi vào. Nhìn ai cũng thấy lo lắng và sầu não.
“Điều này chưa hề xảy ra trước đó với 13 năm làm chủ tịch xã của tôi, lúc đó, tôi nói gì người dân cũng đồng thuận, khi có quy hoạch dự án về, mọi chuyện mới nên nỗi vậy”, ánh mắt đầy vẻ mệt mỏi, ông Hoành cho hay.
Chính quyền xã Bắc Sơn đã ngưng hoạt động từ ngày 10.4. Trụ sở xã đóng toàn bộ cổng. Phía trong, các phòng làm việc tan hoang vì bị ném đá. Chúng tôi hẹn gặp ông Chủ tịch xã tại nhà riêng tại xóm Đông Vĩnh. 
Trên bờ ruộng đường vào xã, có hai người đàn ông mặc áo quần sạch sẽ, đội mũ cối đứng câu cá nhưng không hề có vẻ câu cá.
Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn được quy hoạch nhưng chủ tịch huyện Thạch Hà và chủ tịch xã Bắc Sơn không hề hay biết. Khi tỉnh đã chọn Bắc Sơn lấy đất làm dự án thì anh Quang (ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - PV) mới gọi điện cho tôi hỏi có biết gì không, cả hai mới ngớ ra khi biết tỉnh đã chọn trước”.
Ông Hoành cũng cho hay, về lợi ích và tính khả thi của dự án thì cả chính quyền xã và người dân không đồng tình nhiều. Tuy nhiên, mình là cấp dưới thì chỉ biết tuân thủ quyết sách của cấp trên.
Theo đó, từ khi quy hoạch của dự án được triển khai, ngày 16.10.2013, Bí thư Đảng ủy Dương Công Tự phổ biến cho người dân thì đã bị phản đối.  
Sau đó, lãnh đạo xã và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể được cử đi vào Đồng Nai và Bình Dương tham quan các công viên vĩnh hằng ở những tỉnh này.
Giữa người dân và chính quyền xảy ra xung đột vì dự án nghĩa trang
Bên cạnh đó,  liên tục có những vụ gây rối mất trật tự của người dân khi nói về dự án. Từ đó đến nay, liên tục có 30 vụ.
“Đất sản xuất dự phòng của xã Bắc Sơn không đáng kể, do đó, nếu dự án được triển khai thì chỉ có một số dân được bù đất, còn lại phải nhận bằng tiền mặt đền bù thôi. Do đó, người dân chỉ muốn giữ đất canh tác chứ không chịu để dự án tiến hành”, ông Hoành cho hay.
Theo đó, từ khi việc chọn địa điểm để quy hoạch dự án “qua mặt” cấp huyện và cấp xã được đưa về đây, người dân liên tục phản đối. Bắc Sơn, từ một địa phương yên bình thì liên tục dậy sóng và mất an ninh trật tự gần một năm nay.
“Điều này chưa hề xảy ra trước đó với 13 năm làm chủ tịch xã của tôi, lúc đó, tôi nói gì người dân cũng đồng thuận, khi có quy hoạch dự án về, mọi chuyện mới nên nỗi vậy”, ánh mắt đầy vẻ mệt mỏi, ông Hoành cho hay.
Đáng nói, từ lúc xảy ra mất an ninh trật tự trên địa bàn vì dự án, thì cũng là lúc hoạt động của chính quyền xã Bắc Sơn rơi vào bế tắc; và gần một tháng nay gần như đã rơi vào tình trạng tê liệt.
“Xã Bắc Sơn có 7 xóm với 3200 nhân khẩu trên 900 hộ dân. Cách đây một tháng, có 4 đồng chí trưởng thôn và hai đồng chí Bí thư chi bộ thôn đã xin nghỉ việc. Từ đó đến nay, chưa có ai thay thế chức vụ. Những cán bộ trên thuộc 4 thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án là Đồng Vĩnh, Trung Sơn, Kim Sơn, Xuân Sơn”, ông Hoành cho biết.
Ông Trương Văn Trường, sau khi xin nghỉ làm trưởng thôn Trung Sơn thì ngày 10.4 vừa qua bị công an lên bắt tạm giam vì tội gây rối trật tự công cộng.
“Sau khi hơn nửa chính quyền cấp thôn bị tê liệt, chính quyền xã Bắc Sơn đã có văn bản báo cáo và đề nghị lên huyện, tỉnh xin ngừng dự án để ổn định tình hình nhưng huyện không cho và ép xuống tiếp tục làm”, ông Hoành khẳng định.
Theo đó, dù chính quyền thôn bị mất và an ninh trật tự đang hết sức phức tạp, tuy nhiên từ ngày 9-13.3.2014, chính quyền xã Bắc Sơn vẫn phải tiến hành khảo sát ý kiến người dân về dự án nghĩa trang. Kết quả, có 43% ý kiến người dân trên toàn xã đồng ý về quy hoạch và xây dựng dự án. Nhưng khảo sát ở 4 thôn trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án thì chỉ có 17-18% ý kiến đồng ý với dự án!
Trả lời câu hỏi phóng viên về việc tại sao lúc tình hình chính trị xã hội ở địa phương đang phức tạp như vậy mà chính quyền xã không có văn bản nào đề nghị lên cấp trên tạm dừng tất cả các vấn đề liên quan đến dự án để lo đảm bảo vấn đề cấp bách hơn, ông Hoành cho hay: 
“Xã có văn bản và kiến nghị lên rồi nhưng không được. Mà mình là cấp dưới thì chỉ biết chấp hành mệnh lệnh cấp trên thôi. Hơn nữa, chẳng lẽ lại cử cán bộ xã về làm trưởng thôn hay bí thư chi bộ thì ai lo việc khác”.
Do đó, dù chính quyền cấp thôn bị tê liệt, tình hình an ninh chính trị phức tạp, nhưng lãnh đạo xã Bắc Sơn vẫn phải dành thời gian để lo làm việc khác theo lệnh trên: làm nghĩa địa!
Chính quyền đóng cửa liên tục nhiều ngày, lãnh đạo, dân làng đều sống bất an.
Hoang mang Bắc Sơn
Bắc Sơn đến ngày hôm nay vẫn chìm trong không khí ảo não, lo lắng nặng trịch trên đầu.
Thông tin mới nhất ông chủ tịch xã vừa cho hay, hai cán bộ gồm Trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn, Phó chủ tịch hội Cựu chiến binh Dương Đình Thái đã gửi đơn lên huyện xin nghỉ việc.
Trong từng làng xóm, đường sá vắng lặng, chợ búa hiu hắt. Chúng tôi cố gắng tiếp cận từng người dân để tìm hiểu rõ vấn đề thì đều nhận được những sự dò xét với vẻ vừa lo sợ pha lẫn mệt mỏi. 
Lúc này, phải xuất trình thẻ nhà báo và những giấy tờ chứng minh tùy thân. Hỏi ra mới hay, họ sợ công an đóng giả người này người khác để tìm hiểu.
Những người dân cũng hạn chế tránh tụ tập đông. Một chủ bán quán tạp hóa cho hay: “Các chú vào tìm hiểu, nếu là nhà báo trung ương thì dân họ mừng lắm, họ giờ không tin ai ở đây nữa”.
Tại nhà anh Đào Công Thường, nguyên trưởng thôn Đồng Vĩnh, chúng tôi mới tìm được sự trao đổi cởi mở.

“Dù 13 năm làm chủ tịch xã, người dân rất đồng tâm. Nhưng sự việc liên quan đến dự án này đã cho thấy người dân không còn tin tưởng tôi nữa; có nghĩa là tôi thấy năng lực và trình độ không đảm bảo. Mà người dân đâu có biết cho chúng tôi, những người làm ở cấp xã thì phải tuân thủ chỉ thị từ cấp trên đâu”, ông Hoành nói.
Anh Thường cho hay: “Phần lớn người dân Bắc Sơn có nguồn gốc từ xã Thạch Đồng (Thạch Hà) lên khai hoang lập nghiệp. Đến nay đã 49 năm, nếu năm nay không có sự việc này thì sang năm xã chắc sẽ làm kỷ niệm 50 năm thành lập xã”.

Hiện tại xã Bắc Sơn có 329,6 ha đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ. Thu nhập bình quân hằng năm của người dân vào loại thấp, 15 triệu/người/năm.
“Ngày xưa, ở quê tổ Thạch Đồng, vì người đông đất chật ông bà tôi mới lên đây khai hoang lập nghiệp. Cả một vùng rừng núi rậm rạp nay thành ruộng thành làng thì có nguy cơ bị lấy đi. Dân chúng tôi sao không xót được. Anh có là người bỏ quê đi khai hoang thì anh mới thấy quý từng thước đất thế nào”, anh Thường nói.
Cũng theo anh Thường, từ khi xảy ra lộn xộn quanh dự án nghĩa trang, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn rất phức tạp. “Người dân chúng tôi đêm không dám ngủ, con cái đi học cũng nơm nớp lo sợ. Bình thường lo xong mùa vụ, ai nấy đều đi làm thêm kiếm tiền, nay thì không dám đi mà chỉ ở nhà”, nguyên trưởng thôn Đồng Vĩnh kể về tình hình phức tạp tại địa phương hiện nay.
 Người dân Bắc Sơn đang hết sức hoang mang
Cần xem lại sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh
Quy hoạch dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự. 
Ngày 11.10.2013, tại văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn. Kết luận cho hay: “UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn Hà Tĩnh, hoan nghênh, khuyến khích Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm đầu mối thu hút các nhà thầu tham gia dự án”.
Tuy nhiên, cần phải xem lại, sự “hoan nghênh” này khi chính dự án đang làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống chính trị xã hội ở xã Bắc Sơn. Và càng cần xem kỹ hơn khi chính quyền cấp địa phương đang bị tê liệt thì vẫn có chỉ đạo cho tiếp tục theo đuổi dự án.
Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Cấp xã bây giờ cũng mệt mỏi lắm rồi. Bây giờ việc cần nhất là ổn định tình hình trật tự, những đối tượng quá khích cần phải bắt giữ để có sự giáo dục. Hai nữa, nhà nước cũng cần xem lại dự án này có khả thi hay không”.
Về phía ông Hoành, ông cho biết đã xin lên huyện cho chuyển công tác đi nơi khác, nếu không được chấp thuận thì sẽ xin nghỉ việc. 
“Dù 13 năm làm chủ tịch xã, người dân rất đồng tâm. Nhưng sự việc liên quan đến dự án này đã cho thấy người dân không còn tin tưởng tôi nữa; có nghĩa là tôi thấy năng lực và trình độ không đảm bảo. Mà người dân đâu có biết cho chúng tôi, những người làm ở cấp xã thì phải tuân thủ chỉ thị từ cấp trên đâu”, ông Hoành nói.
Trời Bắc Sơn vẫn ảm đạm. Phần lớn người dân đang rất lo lắng và bồn chồn sau những sự việc vừa xảy ra. Việc quá khích và hành động vượt rào pháp luật là sai. Tuy nhiên, chính quyền các cấp của Hà Tĩnh cần phải vào cuộc sớm nhất và có nhiều giải pháp để vãn hồi trật tự, lý giải thấu đáo cho người dân để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc có thể tiếp tục xảy ra.
 Xã Bắc Sơn vừa được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới thì “dính” dự án.
Lê Đình Dũng
Chú thích ảnh bìa: Ông Trần Bá Hoành (giữa) Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn mệt mỏi vì đang ở giữa 2 gọng kìm.
Không hợp lòng dân nhưng lệnh trên thì phải làm!

ASIAD 18 và chuyện... trong nhà, ra ngõ (DDDN 11-4-14) -- Á vận hội, có vội được không? (TBKTSG 13-4-14) - Áp lực đòi hủy đăng cai ASIAD 18 (RFI 14-4-14) -- "Vào tháng 03/2010, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xin Thủ tướng phê duyệt chủ trương tham gia vận động giành quyền đăng cai ASIAD 18 và hai tháng sau đó, tháng 05/2010, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có ý kiến đồng ý cho vận động đăng cai. Việt Nam đã được chọn làm nước chủ nhà ASIAD hơn một năm rồi, chính phủ mới phát hiện là gánh nặng tài chính sẽ rất lớn"  Ô hô!  Biết ngay mà! Cũng là chàng "làm trước, nghĩ sau"!


Quan hệ giữa công an và nhân dân: là quan hệ gì đây????
-Tin Không Lề Video: "Không có dân, chúng mày sống chó gì?"

Vụ việc xảy ra tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Một nam thanh niên điều khiển xe máy, không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy tờ nên bị CSGT tạm giữ phương tiện. Ấm ức vì "Đây là đường của nhà tao, tại sao tao lại bị bắt", người thanh niên này liền gọi người nhà ra gây áp lực với cảnh sát, sau đó trèo lên thùng xe dắt chiếc xe máy xuống, trước sự bất lực của nhiều CSGT đang đứng nhìn.
Không bàn tới hành động của người thanh niên này là đúng hay sai, chỉ muốn hỏi rằng, vì sao người dân có phản ứng như vậy? Phải chăng người dân đã không còn xem cảnh sát là những người thực thi pháp luật, mà chỉ xem họ như là công cụ của nhà cầm quyền và những tên tham nhũng, vòi tiền, nên có nộp phạt thì tiền cũng vào túi cảnh sát, dân chẳng được lợi gì? Vì vậy, người dân không cần biết hành động của họ là đúng hay trái luật, mà dân chỉ biết đứng lên chống lại công cụ của nhà cầm quyền?
Nếu đúng như thế thì XH này loạn mất rồi.
Người dân sắp chết đến nơi rồi. . . chỗ này đường người dân đi làm lương. . . Cướp cái gì cướp các anh cướp của chúng tôi thì có. . . tao đang đi làm đây như con châu chão đây. . . Các ông phải biết thương dân. Chúng tôi đi làm có phải đi chơi đâu.

Mặc quần áo của nhân dân. Ăn cơm điện nước của nhân dân. Không có dân chúng mày sống chó gì.

Tiệm Báo
Video nóng: Cảnh sát giao thông đụng độ trai bản H'Mông
Đoạn video clip ghi lại cảnh một nhóm người H'Mông đấu lý gay gắt với lực lượng công an giao thông hiện đang được chia sẻ mạnh trên các mạng xã hội. Thời gian và nguyên nhân diễn ra vụ việc không được nói rõ, nhưng dường như địa điểm mà đoạn clip được quay tại xã Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Theo nội dung clip, do bị công an thu giữ xe gắn máy nên một nhóm người H'Mông đã kéo đến tranh cãi lớn tiếng và đòi xe. Tại những giây đầu tiên là hình ảnh một thanh niên H'Mông đứng hẳn trên xe bán tải của CSGT nằng nặc giành lại chiếc xe máy bị thu giữ, xung quang là một nhóm công an sắc phục và cảnh sát giao thông đứng nhìn một cách bất lực.
Trong lúc giành lại chiếc xe máy bị CSGT thu giữ, xuất hiều nhiều tiếng tranh cãi của những người xung quanh nhắm vào lực lượng công an:
- "Người dân sắp chết đến nơi..."






-Xung đột ở Hà Tĩnh đã được báo trước
Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, xã đang đau đầu trong cái nóng tháng tư này về một dự án xây dựng nghĩa trang. Công viên vĩnh hằng Bắc Sơn (nằm ở xã Bắc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) là cái tên của nghĩa trang này. Nghĩa trang chưa được xây dựng một viên gạch nào, nhưng đã có người đổ máu, dân bức xúc vì mất đất rượt đánh cán bộ, náo loạn cả một làng quê…

Chưa chôn người chết, người sống đã đổ máu
Theo báo cáo số 113 ngày 5.11.2013 của quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Tĩnh thì công viên vĩnh hằng Bắc Sơn được quy hoạch theo mô hình khép kín trong 38,68 ha với mức đầu tư khoảng 386 tỉ đồng. 
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2013-2015; giai đoạn 2 từ năm 2015-2018.
Người dân Bắc Sơn bắt giữ cán bộ và có những hành động quá khích. Lực lượng CSCĐ phải triển khai để vãn hồi trật tự. 
Khi quy hoạch nghĩa trang bắt đầu, từ đầu năm 2013, người dân xã Bắc Sơn đã liên tục phản đối, đã có những xô xát nhỏ xảy ra.
Sự việc diễn ra căng thẳng vào ngày 10.4, khi 6 cán bộ công an đến thôn Trung Sơn (xã Bắc Sơn) đến nhà ông Trương Văn Trường để thực hiện lệnh bắt tạm giam về hành vi gây rối trật tự công cộng, lập tức hàng trăm người dân kéo đến. Những người quá khích đã bắt trói 4 cán bộ công an.
Nhận thấy tình hình căng thẳng, công an tỉnh Hà Tĩnh đã điều động hàng trăm cảnh sát đến để giải vây cho bốn cán bộ công an trên. Sự việc tiếp tục căng thẳng cho đến đêm khuya ngày 10.4.
Người dân Bắc Sơn đã quá khích khi kéo đến ném đá nhà ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, đập phá 12 xe máy trong UBND xã, phá nhiều nhà cán bộ khác. 
Cũng trong vụ xô xát vào ban ngày, đã có 9 cán bộ công an bị thương. Về phía người dân, hiện vẫn chưa có thống kê nào về thương vong.
Hiện tại, các cán bộ xã Bắc Sơn đều phải đưa người nhà đi trốn nhằm tránh sự quá khích của người dân.
Đảng ủy địa phương đã cảnh báo
Vào ngày 2.1.2014, ông Dương Công Tự, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn thay mặt Đảng ủy xã Bắc Sơn đã có ý kiến đề xuất đến Huyện ủy, UBND huyện Thạch Hà về việc triển khai thực hiện dự án công viên vĩnh hằng có nhiều vấn đề không khả thi.
Theo đó, tổng hợp ý kiến người dân, có 5 vấn đề bất cập và nổi cộm khi xây dựng nghĩa trang này. Thứ nhất là dự án không hợp với lòng dân bởi diện tích đất canh tác bị thu hồi quá lớn (13,5 ha đất sản xuất lúa hai vụ) ảnh hưởng đến cuộc sống. 
Thứ hai, cảnh quan môi trường không an tâm; dự án này được thực thi thì một dãy công trình (khu chăn nuôi lợn siêu nạc, trại giam Xuân Hà và công viên vĩnh hằng) sẽ án ngữ mọi ngã đường nối thông với miền xuôi và TP.Hà Tĩnh.
 Nhà cửa cán bộ xã bị người dân đập phá
Thứ ba, về tâm linh mồ mả cha ông phải dời dọn, công viên vĩnh hằng trùm lên nghĩa trang của xã, mai sau người dân Bắc Sơn qua đời phải đi mua đất. 
Thứ tư, địa giới hành chính giữa hai xã Bắc Sơn và Thạch Lưu được thành lập tháng 11.1985 theo quyết định 266 của Hội đồng Bộ trưởng, đã nhiều lần kiến nghị chưa được bàn giao, nay lại thu hồi 38,6 ha nên nhân dân không đồng tình.
Thứ năm, dự án công viên vĩnh hằng trùm lên quy hoạch nông thôn mới của xã trong khi quỹ đất của xã đã khép kín thì những công trình như: khu nghĩa trang, khu tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung và thu gom rác thải của địa phương sẽ không có đất quy hoạch để thực hiện theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Trước đó, vào ngày 20.11.2013, ông Dương Công Tự cũng đã có báo cáo lên Huyện ủy và UBND huyện Thạch Hà về việc người dân đã đến hội trường xã nhằm ngăn cản hội nghị triển khai những vấn đề liên quan đến công viên vĩnh hằng.
Trong báo cáo, ông Tự nhấn mạnh, rằng: “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp Ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Cấp Ủy, chính quyền không thể tổ chức được công tác tuyên truyền về dự án công viên vĩnh hằng. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”. Do đó, ông Tự đã đề nghị tạm dừng việc triển khai dự án công viên vĩnh hằng.
Tuy nhiên, lệnh trên ban xuống, việc triển khai quy hoạch dự án vẫn tiếp tục. Và nhận định Bắc Sơn sẽ thành điểm nóng như những ngày vừa qua của ông Dương Công Tự đã thành sự thật!
Lệnh trên áp xuống…
Những vụ dân bất bình dẫn đến quá khích gây rối ở Bắc Sơn dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của cán bộ xã này.
Hôm nay, ngày 12.4, nhiều cán bộ xã Bắc Sơn vẫn rất lo lắng về tính mạng của người thân và phải cho họ sơ tán khỏi nơi cư trú.
Người dân Bắc Sơn phản ứng quá khích như ngày 10.4 đến nay là sai hoàn toàn. Nhưng vì đâu nên nỗi?
Diện tích quy hoạch của Công viên Vĩnh Hằng trùm lên diện tích nghĩa trang và đất sản xuất của người dân 
Báo cáo ngày 22.11.2013 của Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn Dương Công Tự kể lại, sáng 20.11, Đảng ủy xã tổ chức hội nghị cốt cán để tuyên truyền, phổ biến chủ trương xây dựng công viên vĩnh hằng, bổ sung kế hoạch chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp… 
“Lúc này, người dân đã có những biểu hiện quá khích, mạt sát cán bộ xã và cho rằng, cán bộ xã đã bán đất cho nhà đầu tư để lấy tiền. Trên gác 2, đám đông xông vào cướp máy quay của đồng chí công an huyện. Tại hội trường nhiều đối tượng bao vây, đấm đá, xua đuổi đồng chí Lê Văn Sơn (Trưởng ban dân vận huyện Thạch Hà). Bản thân tôi ngay lúc đó cũng bị đám đông tấn công…Sự việc xảy ra làm ảnh hưởng đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, làm gián đoạn sự chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ của hệ thống chính trị…”.
Một dự án không được lòng dân và chưa hoàn toàn thỏa đáng nhưng lại được cấp tỉnh và cấp huyện chỉ đạo quyết liệt khiến chính quyền xã Bắc Sơn nằm giữa hai gọng kìm khó.
Liên tục, lãnh đạo xã Bắc Sơn bị cấp trên phê bình. Ngày 26.11.2013, kết luận của Ban thường vụ Huyện ủy huyện Thạch Hà đã chỉ đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị xã Bắc Sơn phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình.
Ngày 7.1.2014, ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà đã có công văn nghiêm túc phê bình Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn vì thiếu các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự…
Ngày 11.10.2013, tại văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn. Kết luận cho hay: “UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn Hà Tĩnh, hoan nghênh, khuyến khích Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm đầu mối thu hút các nhà thầu tham gia dự án”.
Một dự án không được lòng dân và chưa hoàn toàn thỏa đáng nhưng lại được cấp tỉnh và cấp huyện chỉ đạo quyết liệt khiến chính quyền xã Bắc Sơn nằm giữa hai gọng kìm khó.


Kết luận số 212 ngày 26.11.2013 của Ban thường vụ huyện ủy Thạch Hà cũng “thống nhất, đồng tình về chủ trương của tỉnh xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương, phải tập trung, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; triển khai một cách nghiêm túc thực hiện quy trình lập và thực hiện dự án công viên vĩnh hằng. Cán bộ, đảng viên toàn huyện phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị”.
Như vậy, xây dựng nghĩa trang vĩnh hằng Bắc Sơn đã nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và được xem là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị huyện Thạch Hà.
Tuy nhiên, để xảy ra những xô xát kiểu bất cần đời của người dân Bắc Sơn với chính quyền như thời gian qua thì chính quyền cấp tỉnh cần xem lại.
Không thể vì quyết liệt làm nghĩa trang và bỏ quên hay coi nhẹ tiếng nói người đang sống!
Lê Đình Dũng
-"Công an trong lòng dân"?: Dân quá khích phá nhà, đốt xe máy cán bộ trong đêm (VNN 11-4-14) --  Cận cảnh hàng trăm người dân xông vào đập phá nhà công an (SOHA 11-4-14) 100 công an giải cứu bốn công an bị bắt trói (TT 11-4-14) - Hé lộ nguyên nhân vụ hàng trăm người dân đập phá nhà công an (SOHA 11-4-14) Vụ 4 công an bị dân trói ở Hà Tĩnh: Vì đâu dân đánh công an, phá nhà, đốt xe lãnh đạo xã? (LĐ 11-4-14)


-Hơn 100 chiến sỹ giải cứu 4 công an bị dân vây đánh 
- Vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) khi 4 cán bộ công an đang làm nhiệm vụ đã bị người dân bao vây, hành hung.
Ngày 10/4, CA Hà Tĩnh cho biết vừa giải cứu thành công 4 cán bộ chiến sĩ bị dân trói và đánh đập trong lúc thực thi nhiệm vụ.
Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Bùi Đình Quang, PGĐ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho hay, vào lúc 14h chiều 10/4, 6 cán bộ chiến sỹ CA Thạch Hà được cử đến thực hiện lệnh bắt đối với một đối tượng tên Trường, trú trên địa bàn xóm Trung Sơn, xã Bắc Sơn (Thạch Hà) về tội gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên khi vừa đọc lệnh bắt, đối tượng này đã hô hoán, kích động người dân trong làng vì cho rằng công an bắt người vô cớ.
Một lúc sau, hàng trăm người dân xóm Trung Sơn đã tụ tập trước nhà Trường để phản đối. Thấy các chiến sĩ vẫn thực hiện áp giải Trường về trụ sở, một số người dân đã có xô xát với công an.
Mặc dù lực lượng chức năng đã giải thích rõ nhưng người dân vẫn bao vây, bắt giữ và đánh đập 4 chiến sĩ công an làm nhiệm vụ.
Thạch Hà, Hà Tĩnh, công an, giải vây 
Nhận được tin báo, Ban giám đốc CA Hà Tĩnh chỉ đạo Phòng CSCĐ phối hợp CA Thạch Hà đến hiện trường để vận động quần chúng, tránh vi phạm pháp luật. Tuy nhiên số đông người dân quá khích vẫn không tuân thủ khiến tình hình trở nên căng thằng.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã phải tổ chức hơn 100 cán bộ tiến hành giải thoát cho những chiến sĩ bị giam giữ.
Đến 15h30’ cùng ngày, 4 chiến sĩ công an đã được giải cứu thành công và được đưa đi BVĐK Hà Tĩnh cấp cứu.
 “Trong quá trình giải cứu, nhiều người dân quá khích đã dùng gạch đá, gậy gộc tấn công lại lực lượng chức năng làm 4 chiến sĩ lực lượng cơ động bị thương”  - Đại tá Quang cho biết.
Ghi nhận của VietNamNet tại hiện trường, không chỉ hành hung, vây bắt cán bộ công an, người dân còn tấn công một số phóng viên đang tác nghiệp tại đây.
Hiện công an Hà Tĩnh đang làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý trước pháp luật
Văn Đức – Duy Tuấn



Allard de MonchyAnother side of Vietnam

Just having quiet beer in Ta Hien when out of nowhere this Vietnamese spiderman swings by to pull a cable (full video http://youtu.be/QMujaL3XrsU).



Tổng số lượt xem trang