Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vụ công an dùng nhục hình: Tổ chức Luật sư Bảo vệ Luật sư (Hà Lan) lên tiếng bảo vệ


-XỬ VỤ CÔNG AN PHÚ YÊN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI
Tổ chức Luật sư Bảo vệ Luật sư (Hà Lan) lên tiếng bảo vệ
IJAVN | 23-06-2015
Ngày 16 tháng 1 năm 2014, liên quan tới yêu cầu đình chỉ giấy phép hành nghề của luật sư Võ An Đôn của nhiều cơ quan chính phủ, hội L4L (Lawyers for Lawyers) đã gửi thư tới Liên đoàn Luật sư.

Ông Võ An Đôn là thành viên tại Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Yên. Ông cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và tội phạm vị thành niên. Ông đã nhận hơn 200 vụ kiện mà không nhận thù lao.
Năm 2012, ông là luật sư bảo vệ quyền lợi cho vợ một người đã bị công an đánh đến chết khi bị giam giữ. Vì dám làm luật sư bào chữa chống lại công an, chính quyền đã nhiều lần sách nhiễu và tìm cách trả đũa ông Đôn. Ông bị cảnh sát và xã hội đen đe doạ giết. Ngày 8 tháng 1 năm 2015, luật sư Đôn nhận được lệnh kiểm tra giấy phép hành nghề từ chính quyền. Vì văn phòng luật của ông là văn phòng duy nhất trong thành phố bị kiểm tra trong năm 2015, ông Đôn cho rằng đây cũng nhằm mục đích trả đũa.
Không chỉ vậy, giấy phép hành nghề của ông Võ An Đôn sẽ có thể bị thu hồi do đề nghị của nhiều cơ quan nhà nước, như Phòng cảnh sát, Công tố và Toà án thành phố Tuy Hoà, nơi diễn ra phiên xử vụ việc nói tới ở trên.
L4L kêu gọi Hội đồng Luật sư từ chối yêu cầu thu hồi giấy phép của luật sư Đôn và chấm dứt các hành vi sách nhiễu với ông và văn phòng luật của ông để ông có thể tiếp tục công việc cao quý của mình.
Nguồn: L4L 
Theo Dân Làm Báo

Đề nghị khởi tố Viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa
22/04/2015 20:51
(NLĐO) – Đại diện gia đình bị hại đề nghị khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội”

Chiều 22-4, luật sư Võ An Đôn (Đoàn Luật sư Phú Yên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại trong vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa) cho biết đã nộp đơn kháng cáocủa bà Trần Thị Tâm (vợ bị hại Ngô Thanh Kiều) và đơn kháng cáo của bà Ngô Thị Tuyết (chị của Kiều) lên TAND tỉnh Phú Yên.
Đơn kháng cáo của bà Tuyết kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm do TAND tỉnh Phú Yên xét xử từ ngày 7-4 đến 13-4, đề nghị TAND Tối cao xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án.
Bà Tuyết cho rằng mức hình phạt mà TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt 6 bị cáo là quá nhẹ, chưa phù hợp với tính chất và mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo. Về trách nhiệm dân sự, TAND tỉnh Phú Yên tuyên các bị cáo phải bồi thường cho gia đình bị hại 186 triệu đồng là không đúng quy định pháp luật.
Bà Tuyết đề nghị chuyển tội danh từ tội “Dùng nhục hình” sang tội “Giết người” đối với các bị cáo dùng tay, chân, dùi cui đánh vào vùng bụng, ngực, đầu nạn nhân Kiều. Bà Tuyết cũng đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa và những người liên quan tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Riêng ông Lê Đức Hoàn, bà Tuyết còn đề nghị tăng hình phạt về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm
Các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm

Ngoài ra, trong kháng cáo của mình, bà Tuyết còn đề nghị khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa về tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” vì trong vụ án này đã cố tình bao che, không truy tố ông Lê Đức Hoàn.
Bà Tuyết cũng yêu cầu cấp phúc thẩm làm rõ 72 thương tích trên thi thể nạn nhân Kiều do ai gây ra, làm rõ có hay không việc đổ hết tội trạng lên bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành nhằm chạy tội cho các bị cáo khác?
Về trách nhiệm dân sự, bà Tuyết đề nghị cấp phúc thẩm áp dụng luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước để bồi thường cho gia đình bị hại.
Theo LS Đôn, trong đơn kháng cáo của bà Trần Thị Tâm cũng có nội dung tương tự nhưng có khác là bà Tâm đề nghị cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo Phạm Ngọc Mẫn, Đỗ Như Huy và Nguyễn Tấn Quang.

Bà Ngô Thị Tuyết bật khóc với mức án dành cho các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm lần 2
Bà Ngô Thị Tuyết bật khóc với mức án dành cho các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm lần 2

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Thân, cha bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, cho biết bị cáo này cũng đã có đơn kháng cáo kêu oan gửi đến TAND tỉnh Phú Yên. Trong đơn kháng cáo của mình, một lần nữa bị cáo Thành cho rằng mình không tham gia đánh Ngô Thanh Kiều.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt bị cáo Lê Đức Hoàn 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo còn lại đều phạm tội “Dùng nhục hình”. Trong đó, bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành bị phạt 8 năm tù giam, Nguyễn Minh Quyền 2 năm 6 tháng tù, Phạm Ngọc Mẫn 2 năm 3 tháng tù, Nguyễn Tấn Quang 2 năm tù và Đỗ Như Huy 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Tin-ảnh: H.Ánh

-LS Võ An Đôn 
CON CÁ LỚN ĐÃ LỌT LƯỚI
Người ta ví "Luật pháp Việt Nam như một tấm lưới, mà tấm lưới này chỉ bắt được những con cá bé, còn con cá lớn thì để lọt".
Trong vụ án Năm công an đánh chết dân, sĩ quan lãnh đạo có cấp bậc cao nhất thì mức án thấp nhất, còn sĩ quan có cấp bậc thấp nhất thì chịu mức án cao nhất.
Trời ơi, Công lý luôn thuộc về kẻ mạnh !

Vừa nghe tòa tuyên mức án quá thấp, cha của bị hại Ngô Thanh Kiều bậc khóc ngay tại tòa.
Lê Công Định
Bàn tay công lý
Từ kết quả đáng thất vọng của những vụ án hình sự công an đánh chết dân gần đây, công lý trở thành vấn đề đáng quan tâm. Sự thiếu vắng và hiệu quả thực thi công lý, tuy nhiên, cần được nhìn trong khái niệm về bàn tay công lý, mà các vị cầm cân nẩy mực trong chế độ này không lường hết.

Đối với những kẻ thủ ác, câu hỏi được đặt ra là dù có thể hiện tại họ thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp, liệu mãi mãi họ sẽ không phải trả món nợ nhân mạng đó sao? Xin thưa là KHÔNG!
Trong tương lai, khi thể chế bao che tội ác kết thúc, bàn tay công lý chắc chắn sẽ được dịp vươn ra. Dẫu hình luật có nguyên tắc bất hồi tố, nghĩa là luật mới không được áp dụng để bắt giam, xét xử và trừng phạt hành vi phạm tội trong quá khứ, nhưng nếu một hội đồng thẩm phán mới vẫn áp dụng bộ luật hình sự hiện hành của chế độ này dựa trên quyết định tái thẩm, thì vụ án cũ vẫn có thể được mang ra xử lại trong tương lai.
Nói cách khác, hành vi của quá khứ vẫn có thể bị tái thẩm bởi một toà án mới theo hình luật của chế độ quá khứ khi tội phạm xảy ra. Do luật hiện hành duy trì án tử hình đối với tội giết người, kẻ thủ ác chắc chắn khó thoát khỏi lưới trời lồng lộng mai sau. Kẻ thủ ác tất nhiên không chỉ là bọn giết người, mà còn cả những vị đang cầm cân nẩy mực hôm nay, bởi hình luật hiện hành cũng trừng trị cả những thẩm phán tuyên án sai lầm.
Do vậy, các luật sư hiện đang tham gia những vụ án có liên quan cần lưu giữ lại toàn bộ hồ sơ vụ án để mai sau thân nhân của các nạn nhân có thể tiếp tục con đường đòi công lý cho gia đình mình. Các thẩm phán tương lai chắc không hết việc để làm!

HOẢNG LOẠN SAU KHI TÒA TUYÊN ÁN

Tòa vừa tuyên án xong. Mức án cụ thể cho từng bị cáo như sau:
1- Thiếu úy Nguyễn Thân Thảo Thành: 8 năm tù.
2- Thiếu tá Nguyễn Minh Quyền: 2 năm 6 tháng tù.
3- Thượng úy Phạm Ngọc Mẫn: 2 năm 3 tháng tù.
4- Thiếu tá Nguyễn Tấn Quang: 2 năm tù.
5- Trung úy Đỗ Như Huy: 1 năm tù treo.
6- Thượng tá Lê Đức Hoàn: 9 tháng tù treo.


Sau khi tòa tuyên mức án quá nhẹ đối với các bị cáo, gia đình bị hại bức xúc kêu la làm náo loạn cả phiên tòa.
-Lê Đức Hoàn được đề nghị án treo vì có nhiều thành tích!
10/04/2015 22:21
Gia đình nạn nhân phản ứng vì cho rằng mức án cho các bị cáo được đại diện VKSND đề nghị là thấp, trong khi hồ sơ vụ án có nhiều dấu hiệu làm sai lệch
Ngày 10-4, TAND tỉnh Phú Yên tiếp tục xét xử vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người tại Công an TP Tuy Hòa với phần luận tội của kiểm sát viên và luật sư trình bày luận cứ.
Đề nghị án treo vì có nhiều thành tích!
Đại diện VKSND đã đề nghị phạt bị cáo Lê Đức Hoàn (nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa) 9-12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) bị đề nghị từ 7-8 năm tù; Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội Trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - PC45 Công an tỉnh Phú Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù; Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù; Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) từ 2 năm đến 2 năm 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Dùng nhục hình”.
Trong bản luận tội, đại diện VKSND cho rằng bị cáo Lê Đức Hoàn được giao nhiệm vụ là trưởng ban chuyên án nhưng không làm tròn trách nhiệm, để cấp dưới dùng nhục hình dẫn đến hậu quả chết người là đã phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bị cáo Hoàn là người có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích trong công tác nên cần xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Về việc bắt giữ, dẫn giải Ngô Thanh Kiều của một số cán bộ công an không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền là có dấu hiệu của tội bắt người trái pháp luật. Tuy nhiên, do tính cấp thiết cần phải đấu tranh khai thác của chuyên án nên việc bắt giữ Kiều là cần thiết, chỉ vi phạm về mặt tố tụng. Cơ quan điều tra không khởi tố mà kiến nghị giám đốc Công an tỉnh Phú Yên xử lý kỷ luật một số cán bộ công an đã tham gia bắt giữ Kiều.
Tuy nhiên, sau khi nghe người giữ quyền công tố tại tòa đề nghị mức án cho các bị cáo, bà Ngô Thị Tuyết, chị nạn nhân Kiều, gục mặt xuống ghế rồi chạy ra ngoài sảnh tòa gào khóc: “Cấp dưới không đúng, tin cấp trên. Vậy mà…”.

Bà Ngô Thị Tuyết (chị nạn nhân Ngô Thanh Kiều) không đứng vững khi nghe VKS luận tội
Bà Ngô Thị Tuyết (chị nạn nhân Ngô Thanh Kiều) không đứng vững khi nghe VKS luận tội

Nhiều tình tiết chưa làm rõ
Tại phiên tòa ngày 10-4, HĐXX yêu cầu bị cáo Thành ra tòa để làm rõ các vật chứng là 2 còng số 8 và dùi cui được cơ quan điều tra thu giữ theo đề nghị của luật sư. Bị cáo Thành khẳng định đây không phải là dùi cui để trên bàn trong phòng lấy lời khai Ngô Thanh Kiều. “Khi cơ quan điều tra của VKSND Tối cao vào điều tra thì dùi cui này đã bị thất lạc. Cây dùi cui này còn rất mới là lấy thay thế từ dùi cui khác, không phải cây gậy trong phòng” - bị cáo Thành khẳng định. Cũng liên quan đến cây dùi cui dùng để đánh chết người, các bị cáo đều khai nhận khi vào phòng đã thấy dùi cui để trên bàn. Không có nhân chứng nào thừa nhận đã mang dùi cui vào phòng. Vậy cây dùi cui này ở đâu ra, cũng là vấn đề HĐXX nhiều lần đặt ra nhưng vẫn chưa được làm rõ.
Liên quan đến việc bắt, dẫn giải, giữ Kiều, nhiều nhân chứng khai nhận ông Nguyễn Văn Lai (cán bộ Công an huyện Tây Hòa) là người còng tay Kiều từ nhà để đưa về Công an xã Hòa Đồng. Không có lệnh bắt nhưng còng tay Kiều đưa đi lúc hơn 3 giờ sáng nhưng tại phiên tòa chưa được làm rõ trách nhiệm của ông Lai.
Trong phần trình bày luận cứ của mình, luật sư Nguyễn Văn Thắng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) cũng đã chỉ ra rất nhiều điểm bất thường chưa được làm rõ trong việc giám định pháp y như tinh hoàn của nạn nhân đã bị hoại tử nhưng vẫn cho kết quả giám định, có cùng lúc 2 biên bản thu mẫu với nội dung, số người thu mẫu và số mẫu lại khác nhau. Một biên bản có 19 mẫu còn một biên bản có 12 mẫu mà lại không có biên bản mở niêm phong mẫu thu… “Đây là việc làm vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng. Điều đó thể hiện bản giám định pháp y số 91 của Trung tâm Giám định pháp y Phú Yên là không chính xác” - luật sư Thắng nói.

Chỉ đạo hợp thức hóa hồ sơ vụ án?
Trong phần trình bày luận cứ của mình, luật sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng trong vụ án này đã có sự bao che, hợp thức hóa thủ tục. Theo đó, sau khi Ngô Thanh Kiều chết, khoảng 19 giờ cùng ngày, lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên, lãnh đạo VKSND tỉnh Phú Yên, lãnh đạo Công an TP Tuy Hòa và ông Lê Đức Hoàn cùng các phòng - ban khác đã có một cuộc họp. “Cuộc họp này thống nhất Công an TP Tuy Hòa còn thiếu thủ tục gì thì hoàn tất cho đủ. Sau đó, ông Lê Đức Hoàn chỉ đạo ông Nguyễn Tấn Quang, ông Nguyễn Hồ Chu Toàn (cán bộ Công an TP Tuy Hòa - PV) đến Công an xã Hòa Đồng lập biên bản xác minh Kiều vắng mặt tại địa phương, gửi giấy triệu tập Kiều ghi ngày 12-5-2012 để hợp thức hóa về mặt thủ tục” - luật sư Thắng đọc bút lục 275.

Bài và ảnh: HỒNG ÁNH-
Không đếm hết vết thương trên người nạn nhân

(PL)- Giám định viên cho biết không thể đếm hết số vết thương trên người nạn nhân Ngô Thanh Kiều, còn luật sư cho rằng có quá nhiều bất thường trong giám định pháp y.

Ngày thứ hai xử vụ công an Phú Yên đánh chết người, TAND tỉnh Phú Yên đã dành trọn ngày làm việc (8-4) để tập trung làm rõ tình trạng thương tích trên thi thể nạn nhân Ngô Thanh Kiều, người bị các công an đánh chết ngày 13-5-2012.

Vết thương nhiều quá, đếm không hết
Khi đại diện  yêu cầu xác định số vết thương trên thi thể nạn nhân, giám định viên Hoàng Việt, đại diện Trung tâm Pháp y Phú Yên, nói: “Khi khám nghiệm, trên thi thể nạn nhân Ngô Thanh Kiều có rất nhiều vết thương nhưng không thể nói bao nhiêu vết vì quá nhiều, không thể đếm hết. Các cán bộ điều tra, khám nghiệm chia nhau đếm thì xác định sơ bộ có 63 vết thương, trong đó có ba vết trên đầu. Chúng tôi kết luận nạn nhân chết do chấn thương sọ não”.
Luật sư (LS) Nguyễn Văn Thắng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành - người bị cho là đánh vào đầu anh Kiều gây ra ba vết thương, dẫn đến chấn thương sọ não) đưa ra nhiều tài liệu để chứng minh phần lớn các bộ phận bên trong, các cơ quan nội tạng của nạn nhân đều bị tổn thương nặng. LS Thắng cho rằng nạn nhân chết không chỉ do chấn thương sọ não như kết luận giám định pháp y. LS yêu cầu giám định viên Hoàng Việt giải thích về nguyên nhân xung huyết, tụ máu của các bộ phận bên trong thi thể nạn nhân như gan, tinh hoàn, hậu môn… nhưng ông Việt từ chối trả lời phần lớn các câu hỏi với lý do “đây là chuyên sâu của ngành y”!

Giám định viên Hoàng Việt từ chối trả lời hàng loạt câu hỏi của các luật sư (ảnh trái). LS Nguyễn Văn Thắng (ảnh phải) cho rằng có rất nhiều vấn đề bất thường trong việc giám định pháp y đối với nạn nhân. Ảnh: TẤN LỘC
Bị truy vấn nhiều lần, ông Việt vẫn không lý giải nguyên nhân gây xung huyết các bộ phận bên trong của nạn nhân mà cho rằng “chấn thương sọ não có thể dẫn đến xung huyết các bộ phận khác”. Ngoài ra, theo LS Thắng, trên vùng đầu nạn nhân có ít nhất 11 vết thương chứ không phải chỉ ba vết thương như kết luận giám định pháp y. Qua các bản ảnh, tài liệu cho thấy trên vùng đầu nạn nhân có rất nhiều vết tụ máu tách rời nhau.
LS Võ An Đôn, bảo vệ cho gia đình người bị hại, cũng đưa ra các bản ảnh do người nhà nạn nhân ghi lại khi chứng kiến khám nghiệm tử thi và cho rằng có nhiều vết thương nghi bị cháy do roi điện nhưng trong giám định pháp y không đề cập. “Vì sao trên người nạn nhân Kiều có nhiều vết cháy? Chúng tôi nghi do dùng roi điện gây ra” - LS nêu nghi vấn. Giám định viên cho rằng không có vết thương do điện gây ra. Ông Lương Tấn Nhật, Phó phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Phú Yên, đại diện cơ quan chuyên môn về kỹ thuật hình sự, thừa nhận trên người nạn nhân có nhiều vết xây xát da đã đóng vảy. Tuy nhiên, theo ông Nhật, đây là những vết xây xát bởi nếu vết cháy sẽ có bỏng da, lan tỏa. LS Đôn không chấp nhận lý giải này và đề nghị HĐXX làm rõ nghi vấn trên.
Nhiều bất thường trong giám định pháp y
LS Thắng nêu ra hàng loạt bất thường trong quy trình, kết quả giám định pháp y đối với thi thể nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Đó là không có biên bản khám nghiệm tử thi. Trong hồ sơ vụ án có đến hai biên bản thu mẫu giám định cùng ghi ngày 14-3-2012 nhưng có nội dung khác nhau về số lượng, chủng loại mẫu. Trong đó, một biên bản có đại diện của ba cơ quan chức năng và đại diện gia đình nạn nhân cùng ký; biên bản còn lại do Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Yên tự tổ chức thu mẫu nội bộ, chỉ có hai người ký là Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Yên Hồ Viết Thọ và ông Nguyễn Văn Thịnh, cán bộ trung tâm. Sau đó mẫu và biên bản thu mẫu nội bộ của Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Yên được gửi vào Văn phòng 2 Viện Pháp y Quốc gia để giám định.
Khi đại diện VKS và LS yêu cầu giải thích sự bất thường này, ông Việt nói: “Tôi không biết ai làm nên không thể trả lời. Hôm nay tôi chỉ đi thay nên có gì HĐXX hỏi Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Phú Yên”. LS Thắng yêu cầu giải thích vì sao một số mẫu đã bị hoại tử nhưng vẫn có kết quả giám định pháp y, ông Việt nói: “Hãy hỏi Văn phòng 2 Viện Pháp y Quốc gia”. Trước hàng loạt vấn đề khác liên quan đến giám định pháp y do các luật sư đặt ra, thay vì trả lời theo quy định, ông Việt đều từ chối trả lời và bảo: “Chờ đến hội thảo y khoa sẽ giải thích!”.
Khi được yêu cầu giải thích cơ chế hình thành các vết thương trên đầu nạn nhân Ngô Thanh Kiều mà cáo trạng cho là do bị cáo Thành dùng dùi cui đánh, dẫn đến chấn thương sọ não, ông Lương Tấn Nhật cho rằng ba vết thương trên đầu nạn nhân do cùng một vật tày không cạnh gây ra. “Kết quả thực nghiệm điều tra cho thấy với vị trí, tư thế ngồi của người đóng vai Ngô Thanh Kiều và vị trí, khoảng cách của chủ thể gây thương tích, có thể chủ thể gây thương tích đã gây ra ba vết thương trên đầu nạn nhân”- ông Nhật nhận định. LS Thắng bác bỏ ý kiến này.
Ông Nhật nói: “Nếu LS không tin thì thử thực nghiệm hiện trường với khoảng cách, tư thế đó tôi sẽ đánh chết LS ngay!”. LS Thắng đáp: “Tôi sẵn sàng chết! Chẳng hèn gì mà không chết để không làm rõ vấn đề!”.




-Sự dũng cảm đã chiến thắng
Dũng khí của một luật sư trẻ

Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa chính thức thông báo Luật sư Võ An Đôn hoàn toàn không có sai phạm gì trong công văn tố cáo của ba cơ quan tố tụng thành phố Tuy Hòa để yêu cầu rút thẻ hành nghể của ông. Kết luận này cho thấy dũng khí của một luật sư trẻ tranh đấu cho công lý đã thắng trước các thể lực muốn trù dập ông.

Trong phiên sơ thẩm xét xử 5 công an bạo hành dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều luật sư Võ An Đôn đã yêu cầu truy tố ông Lê Đức Hoàn lúc ấy đang là Phó giám đốc công an thành phố Tuy Hòa người trực tiếp ra lệnh cho các điều tra viên lấy khẩu cung đi đến bức tử anh Ngô Thanh Kiều.
Lời yêu cầu hợp pháp này đã được thực hiện, ngày 24 tháng 11 năm 2014, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố ông Hoàn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong khi công luận tán thưởng hành động dũng cảm của luật sư Đôn và tính minh bạch của VKSND tối cao thì ba cơ quan liên ngành công an, Viện Kiểm sát, Tòa án Nhân Dân Tuy Hòa tỏ ra không chịu thua, cả ba cùng ký văn bản gửi cho Sở Tư Pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên kể tội luật sư Võ An Đôn đã dùng lời lẽ không phù hợp công kích nhân viên trong tòa án và sau phiên tòa đã phát biểu với báo đài trong và ngoài nước gây kích động dư luận. Từ đó ba cơ quan này yêu cầu rút chứng chỉ hành nghề của luật sư Đôn.
Thời gian vừa qua tôi đánh giá rất cao vai trò của Liên đoàn. Vừa qua họ làm rất nhiều việc bảo vệ quyền lợi của các luật sư.
-LS Trần Đình Triển
Việc làm này đã gây một làn sóng giận dữ trong công luận vì ba cơ quan trên tỏ ra xem thường luật pháp và tính trả thù răn đe của cơ quan hành xử pháp luật đối với một luật sư đã lên tới mức coi thường công luận. Trước hành động vội vã và không chín chắn này luật sư Trần Đình Triển đưa ra nhận xét:
Trường hợp của Luật sư Đôn khi theo dõi báo chí tôi rất chia sẻ với LS Đôn, tôi nghĩ vụ này nểu gần Hà Nội và tôi làm LS bào chữa thì có lẽ chính tôi là người nai lưng ra chịu như LS Đôn thôi.
Thời gian vừa qua tôi đánh giá rất cao vai trò của Liên đoàn. Vừa qua họ làm rất nhiều việc bảo vệ quyền lợi của các luật sư, rồi đưa ra những quy định thậm chí có đưa ra ý kiến tới các cơ quan có thẩm quyền để xem xét sửa đổi những quy định của pháp luật và đặc biệt là một số vấn đề liên quan đến luật sư thì Liên đoàn đã bảo vệ rất mạnh mẽ lợi ích hành nghề luật sư, tôi đánh giá rất cao về chuyện đó.
Theo công văn của ba cơ quan tố tụng thì trong quá trình tham gia tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư Đôn đã có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều cán bộ lãnh đạo đương nhiệm các ngành nội chính. Nhận xét lời kết tội này luật sư Trần Vũ Hải có văn phòng tại Hà Nội cho biết:
Cơ quan tố tụng của Thành phố Tuy hòa hơi vội vã trong cái việc rất quan trọng liên quan đến số phận của một luật sư đó là việc yêu cầu rút thẻ hành nghề của ông Đôn. Đây là một việc rất quan trọng nhưng họ nghiên cứu chưa đủ và có vẻ như cục bộ do những phát biểu của ông Đôn trong quá trình xét xử mà theo họ thì có ảnh hưởng đến chính họ.
Sự thật có thể như vậy nhưng mà những lời phát biều mà ông Đôn có khi bào chữa thì ông có quyền phê phán các cơ quan chưa làm đúng trách nhiệm của mình, đây là điều thứ nhất. Thứ hai tôi hoan nghênh Liên đoàn Luật sư Việt Nam mà theo tôi nhận thức thì đây là lần đầu tiên rất là mạnh mẽ đã can thiệp sớm để bảo vệ quyền hành nghề của luật sư khi cùng với đoàn Luật sư Phú Yên yêu cầu gạt 3 cơ quan tố tụng này đây là một nét son cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam và điểu đó họ có miềm tự tin thêm về Liên đoàn Luật sư Việt Nam bảo vệ quyền hành nghề của mình.

Phía trước còn nhiều chông gai

Công văn tố cáo luật sư Đôn còn cho rằng ông đã “tạo thành điểm nóng không tốt trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”. Nhìn rộng ra nội dung những lời cáo buộc này thì luật sư Đôn rất dễ bị truy tố vì một tội danh hình sự như bao nhiêu người tranh đấu khác chứ không đơn thuần là đã phát ngôn một cách thiếu văn hóa trong tòa án. Rất may những cáo buộc ấy đã bị Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên bác bỏ vì không đúng lẫn không đủ chứng cứ.
Cả nước vừa rồi rất vui mừng với chiến thắng cho em nhưng đối với em thì em vui mừng ít ít thôi bởi vì đây cũng là chiến thắng tạm thời con đường phía trước còn rất nhiều chông gai vì người ta sẽ tìm mọi cách để trả thù em tiếp.
-LS Võ An Đôn
Trong niềm vui được Liên Đoàn Luật sư Việt Nam giải tỏa những cáo buộc phi lý của ba cơ quan tố tụng vừa nói, người luật sư chân đất Võ An Đôn nói với chúng tôi:
Cả nước vừa rồi rất vui mừng với chiến thắng cho em nhưng đối với em thì em vui mừng ít ít thôi bởi vì đây cũng là chiến thắng tạm thời con đường phía trước còn rất nhiều chông gai vì người ta sẽ tìm mọi cách để trả thù em tiếp, thua keo này họ bày keo khác thôi. Đối với em thì phía trước là cạm bẫy, một con đường rất là chông gai không biết điều gì xảy ra với em trước được.
Luật sự Trần Vũ Hải chia sẻ sự vui mừng này:
Việc bảo vệ quyền của luật sư Đôn cũng là một nhân tố tạo nên sức mạnh cộng đồng các luật sư. Người dân trên Internet, Facebook đã liên tục yêu cầu làm đúng và công bằng. Ngoài ra họ cũng tôn vinh luật sư Đôn bằng nhiều hình thức khác nhau trên Facebook cũng như thư từ yêu cầu trên báo chí và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tôi nghĩ với những biểu hiện trên thì người ta hy vọng sẽ khuyến khích các luật sư thêm dũng cảm, bản lĩnh hơn nữa trong lúc hành nghề và đặc biệt bảo vệ người yếu thế mà hiện nay những người như vậy chưa được bảo vệ tốt do luật sư có nhiều lý do khác nhau kể cả vì cuộc sống của mình hay các áp lực khác nên chưa thực hiện tốt việc bảo vệ người yếu thế. Đặc biệt là những luật sư trẻ sẽ dấn thân vào bảo vê công lý.
Luật sư Võ An Đôn đúng là một luật sư của người nông dân. Sinh năm 1977 người luật sư trẻ ấy có một văn phòng nhỏ bé nằm ngay tại vùng quê của anh. Nơi ấy anh trực tiếp cày bừa, trổng trọt như mọi người chung quanh và việc hành nghề luật sư hầu như giúp cho bà con chung quanh là chính. Chị Ngô Thị Tuyết chị ruột của anh Ngô Thanh Kiều người bị 5 công an tra tấn tới chết kể lại việc luật sư Đôn bào chữa cho gia đình:
“Từ khi nhận bào chữa cho gia đình tới giờ luật sư Đôn thấy gia đình nghèo mà cháu nhỏ lại mồ côi cho nên Đôn nhận làm miễn phí từ đầu đến giờ. Trải qua bốn phiên tòa rồi thậm chí mua một chai nước cho Đôn mà Đôn cũng không uống nữa. Nói chung cái nghề chánh ở vùng quê này thì nghèo lắm nhà ai cũng vậy hết, nhà của luật sư Đôn thì cũng như nhà bọn em thôi cũng nghèo lắm, cũng làm nông cũng làm mấy công ruộng, nuôi bò nuôi gà, vịt để sống thôi.
Còn Đôn tiếng là luật sư nhưng mỗi một lần em đến nhờ viết đơn giùm thì em cũng thấy nhiều gia đình đến nhờ tư vấn pháp luật nhưng Đôn làm miễn phí hết lý do là vì người ta cũng nghèo như mình chị à. Hoàn cảnh của Đôn rất là khó khăn đặc biệt. Cha Đôn 85 tuổi rồi nhưng bệnh thường xuyên bây giờ cũng đang nằm bệnh viện ở Sông  Cầu còn vợ Đôn mới vừa sinh con nhỏ nay khoảng hai tháng còn cháu lớn mới có mấy tuổi thôi.”
Tuy khó khăn và chật vật như vậy nhưng khi các đồng nghiệp tại Sài Gòn hay Hà Nội đề nghị giúp đỡ đến hai nơi này làm việc luật sư Đôn đã từ chối, lý do anh đưa ra như sau:
“Đó là một điều tốt. Các đơn vị cả nước vận động em vào Sài Gòn hay ra Hà Nội để làm việc để khỏi bị ai hại nữa nhưng mà điều kiện hoàn cảnh của em hiện tại thứ nhất là có con nhỏ, hai con còn quá nhỏ, hai nữa cha quá già công việc đồng áng làm nông không thể nào bỏ đi được. Nhưng cái mà em nặng lòng nhất đối với quê hương hiện tại là tỉnh của em rất là nghèo. Đồng bào gặp sự c,  đối tượng cần trợ giúp pháp lý rất nhiều nếu em bỏ đi thì em sẽ không giúp được gì cho người ở quê hương mình cho nên tuy vào đó thì công việc tốt cho em nhưng mà về mặt gia đình và xã hội thì không gúp được gì cho nên em không đi và ở lại để giúp bà con thuận lợi hơn.”
Trong không khí quá nhiều oan sai hiện nay, cơn gió Võ An Đôn có lẽ chưa đủ để thổi tan mây mù nhưng ít ra cũng lóe lên một tia hy vọng cho những người dân thiếu phương tiện bảo vệ lấy mình trước các tòa án trong Nam ngoài Bắc.



-Luật sư vụ công an dùng nhục hình: 'Chính quyền muốn trả đũa tôi'

-VOA Tiếng Việt
10.12.2014

Một luật sư ở tỉnh Phú Yên từng bào chữa trong vụ án 5 công an dùng nhục hình đánh chết người dân đã bị yêu cầu tước chứng chỉ hành nghề.

Tin cho hay, liên ngành công an, viện kiểm sát ở tỉnh này đã có công văn gửi đoàn luật sư và sở tư pháp đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư Võ An Đôn vì cho rằng ông “có nhiều lời lẽ xúc phạm người tham gia tố tụng” cũng như “trả lời nhiều đài báo nước ngoài, tạo thành điểm nóng, gây mất trật tự an ninh tại địa phương”.


Về đề nghị thu hồi trên, luật sư Đôn nói:

“Đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi là một sự quy chụp, không có đúng sự thật. Lời tôi nói tại tòa là lời tranh luận, không vì mục đích bôi nhọ, hay xúc phạm danh dự bất kỳ ai nhưng mà người ta quy chụp tôi. Hơn nữa, sau phiên tòa sơ thẩm, người ta cho rằng tôi có nhiều lời phát biểu trên các đài báo nước ngoài nên tạo thành điểm nóng, mất an ninh trật tự tại địa phương thì hoàn toàn không đúng sự thật. Xã hội bức xúc, và điểm nóng ở địa phương thì có nhưng nguyên nhân là do hành vi phạm tội của các bị cáo nguyên là công an, đánh anh Kiều một các man rợ, dẫn đến chết người khiến dân chúng phẫn nộ, chứ không phải do những lời bào chữa của luật sư tại tòa mà gây ra phẫn nộ”.

5 công an thành phố Tuy Hòa hồi tháng Tư vừa qua bị tuyên phạt các mức án từ 1 năm tù treo đến 5 năm tù giam vì đã dùng nhục hình dẫn tới cái chết của một cư dân địa phương là Ngô Thanh Kiều cách đây gần 2 năm.

Ông Kiều bị giải về đồn lúc 3 giờ sáng năm 2012 dù không có lệnh bắt. 14 giờ đồng hồ sau đó, gia đình ông đã được yêu cầu tới bệnh viện nhận thi thể thân nhân với nhiều vết thương trên người.

Ông Đôn là người đã tình nguyện tham gia bào chữa miễn phí cho gia đình ông Kiều vì muốn làm sáng tỏ vụ việc mà theo ông còn nhiều khuất tất.

Luật sư 30 tuổi này cho rằng đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư nhắm vào ông có 3 mục đích.

Ông nói:

“Thứ nhất, họ trả đũa tôi vì tôi tham gia bảo vệ cho bên bị hại, gia đình bị hại Ngô Thanh Kiều. Thứ hai, nó nhằm mục đích loại tôi ra khỏi phiên tòa sắp tới. Phiên tòa sắp tới sắp mở rồi nhưng mà vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, ví dụ tội danh không đúng. Tội đáng lẽ phải truy tố và xét xử về tội giết người. Ngoài ra, nhiều người phạm tội chưa bị khởi tố nên họ muốn cho vụ án được xét xử đúng như án định của các cơ quan kia. Người ta loại tôi ra để tôi khỏi làm rõ nội dung vụ án. Thứ ba là, người ta muốn thách thức người luật sư và dư luận”.

Sau bản án gây nhiều phản ứng khác nhau, ông Đôn cho rằng cơ quan nội chính tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Tòa án và Viện Kiểm sát xử nhẹ vụ việc.

Theo luật sư này, các sĩ quan công an có cấp bậc thấp có thể đã phải “gánh tội” cho những sỹ quan cao cấp hơn, kể cả một số nhân vật là chỉ huy, lãnh đạo công an thành phố.

Nhiều người cho rằng cáo buộc này có thể dẫn tới lý do ông Đôn bị yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với đại diện công an và viện kiểm sát của thành phố Tuy Hòa để hỏi bình luận của các cơ quan này.

Vụ đề nghị thu hồi thẻ hành nghề của luật sư Đôn hiện thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng ở trong nước, và nhiều tờ báo đã đăng tải về việc này.-
-Lẽ ra phải khen, sao lại đòi “xử”!
(PL)- Việc công an, VKS và TAND TP Tuy Hòa kiến nghị xử lý luật sư (LS) Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình anh Lê Thanh Kiều trong vụ “năm công an Phú Yên đánh chết người” đã khiến dư luận chú ý.
LS Võ An Đôn và gia đình anh Lê Thanh Kiều tại tòa. Ảnh: TẤN LỘC
Diễn biến tranh tụng thể hiện bằng bản án tuyên công khai vào ngày 3-4-2014 không có bất cứ nội dung nào nhận định về những vi phạm của LS Đôn (nếu có). Đến nay cũng không có cá nhân nào khiếu kiện, tố cáo LS Đôn vì cho rằng LS này đã xúc phạm họ. Ngược lại, một số kiến nghị của LS Đôn đã được cơ quan tố tụng chấp thuận (như hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, khởi tố và truy tố nguyên phó Công an TP Tuy Hòa Lê Đức Hoàn, tăng khung hình phạt bốn bị cáo công an…).
Ấy thế nhưng khi vụ án sắp đưa ra xét xử lại, LS Đôn lại bị kiến nghị xử lý, thu hồi chứng chỉ hành nghề. Phải chăng LS Đôn đang nhận lấy một sự “trả đũa” vì dám đề nghị khởi tố hai đương kiêm lãnh đạo công an và VKS trước đây?
Còn nhớ trước đây Bộ Công an từng có quy định “xử lý” LS trong quá trình tham gia tố tụng (Thông tư 28), may mà sau đó nội dung này đã được sửa đổi. Nay với kiến nghị của liên ngành tố tụng Tuy Hòa, một lần nữa giới LS tỏ ra lo ngại. Bản kiến nghị chỉ một trang giấy A4, trong đó 1/3 trang dành cho chữ ký và đóng dấu của đại diện ba ngành, không kèm theo bất cứ tài liệu, chứng cứ nào chứng minh cho nội dung kiến nghị. Nếu chấp nhận kiến nghị này để “xử” LS Đôn thì sẽ tạo ra tiền lệ rất nguy hiểm cho hoạt động của nghề LS.
Có thể nói, với vụ án “năm công an Phú Yên đánh chết người”, LS Đôn đã thể hiện đầy đủ lương tâm, trách nhiệm của LS. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho gia đình bị hại, LS Đôn đã hoạt động độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần và không sợ bất kỳ áp lực nào để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Đến nay, với kết quả cơ bản đạt được, dư luận xã hội và giới LS đánh giá rất cao vai trò của LS Đôn.
Trong tranh tụng, một mình LS Đôn phải đối trọng với VKS, với LS đồng nghiệp, với các bị cáo và những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến vụ án (mà chưa bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm). Trước những bất công đã xảy ra, LS tranh tụng thể hiện lời nói thật đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm, quyền lợi của ai đó. Nhưng với tất cả tâm huyết nghề nghiệp, với kết quả tranh tụng vụ án này, LS Đôn hoàn toàn xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của công chúng đối với LS và nghề LS. Lẽ ra phải khen để khích lệ giới LS trong nhiệm vụ chung là góp phần bảo vệ công lý, sao lại đòi “xử” LS như vậy?
Nếu có giải thưởng tôn vinh LS bản lĩnh của năm 2014, chẳng hạn “LS có cống hiến cho cộng đồng, vì công lý, công bằng”, tôi sẽ đề cử LS Võ An Đôn.

LS NGUYỄN HỒNG HÀPhó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Khánh Hòa



Ai có thẩm quyền thu hồi thẻ Luật sư?

(VnMedia)- Theo quy định của pháp luật, công an và viện kiểm sát và tòa án có quyền yêu cầu tước thẻ hành nghề của luật sư? Cơ quan nào có quyền ra quyết định tước thẻ hành nghề của luật sư?

Bị đề nghị thu hồi thẻ luật sư sau khi bào chữa tại phiên tòa 


Liên ngành Công an, VKS và TAND TP. Tuy Hòa (Phú Yên) vừa có văn bản kiến nghị gửi Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư (LS) đối với LS Võ An Đôn. LS Đôn là người bảo vệ cho gia đình anh Lê Thanh Kiều, người bị năm công an Phú Yên đánh chết.
Ảnh minh họa

Luật sư Võ An Đôn, người vừa bị liên nghành công an, viện kiểm sát, tòa án yêu cầu rút thẻ hành nghề.
Công văn nêu: “Trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dùng nhục hình diễn ra từ ngày 26/3 đến 3-4, LS Đôn đã lợi dụng việc hành nghề LS có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính”.
Theo đó, sau khi kết thúc phiên tòa, LS Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước và quốc tế. Trong đó LS Đôn cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án. LS Đôn đưa ra nhiều quan điểm trái pháp luật, nhận định, bình luận không đúng với chức năng xã hội nghề nghiệp của LS khi hành nghề.
Công văn cho rằng LS Đôn đã “tạo thành điểm nóng không tốt trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương”. Theo đó, LS Đôn đã vi phạm các điểm g, i khoản 1 Điều 9 Luật LS.

Từ đó liên ngành công an, VKS và tòa án kiến nghị Đoàn LS, Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên kịp thời kiểm tra, xử lý, thu hồi chứng chỉ hành nghề LS đối với LS Võ An Đôn vì đã vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền tước chứng chỉ hành nghề 

Vụ việc là điều khó hiểu đối với dư luận. Theo quy định của pháp luật, công an và viện kiểm sát và tòa án có quyền yêu cầu tước thẻ hành nghề của luật sư?

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, về việc đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của Luật sư Võ An Đôn. Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ, đối với lĩnh vực hành nghề Luật sư thì đã trải qua các văn bản trong đó có pháp lệnh luật sư năm 1987, Luật Luật sư năm 2006; Luật sửa đổi Luật Luật sư năm 2013.

Về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề Luật sư, Điều 18, Luật Luật sư năm 2006 và Luật Luật sư sửa đổi năm 2013 quy định: Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư: Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Không còn thường trú tại Việt Nam; Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này; Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư; Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Đáng lưu ý là việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Điều 18 Luật Luật sư sửa đổi năm 2013 cũng quy định: Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư: Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này; Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Không còn thường trú tại Việt Nam; Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề vớitư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư; Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng; Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư; Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật; Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Luật Luật sư sửa đổi 2013 cũng quy định, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư thì thông báo cho Liên đoàn luật sư Việt Nam để thu hồi Thẻ luật sư.”

Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, như vậy có thể thấy, việc thu hồi chứng chỉ hành nghề của một Luật sư phải căn cứ theo các quy định của pháp luật. 03 cơ quan (Công an, VKS, Tòa án) thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên là những cơ quan bảo vệ pháp luật, hơn ai hết phải là những người hiểu biết pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật. Đặc biệt phải vô tư, khách quan trong thực thi pháp luật. Đảng và Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền pháp luật trong đó hướng tới mọi công dân/tổ chức tuân thủ pháp luật trên cơ sở nhận thức, hiểu biết xã hội chứ không phải vì sợ các cơ quan pháp luật.

Qua những gì xảy ra liên quan đến vụ án “dùng nhục hình” tại Tuy Hòa, Phú Yên cho thấy cách hành xử trên của liên nghành công an, viện kiểm sát, tòa án thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên càng bộc lộ những yếu kém về chuyên môn nghiệm vụ, nhận thức cũng như hạn chế về công tác quản lý, tổ chức trong việc chấp hành pháp luật và thực thi pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm cho rằng, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, Liên Đoàn Luật sư Viêt Nam và các Luật sư cần phải có tiếng nói phản đối mạnh mẽ hành động trên của 03 cơ quan Công an, kiểm sát, tòa án thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên để bảo vệ hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật, để tránh lặp lại hành động tương tự về sự lạm dụng, tùy tiện của các cơ quan mang trọng trách bảo vệ pháp luật.




Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng“

Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Tại phiên tòa xử năm công an ở Phú Yên đánh chết người, Luật sư Võ An Đôn (người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại) liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa.
Ngay sau khi phiên tòa tạm dừng để nghị án, phóng viên PLO có cuộc trao đổi với luật sư Đôn.

Tôi không sợ vì mình làm đúng
. Phóng viên: Vì sao luật sư nhận bảo vệ cho gia đình bị hại trong vụ này?
+ Luật sư Võ An Đôn: Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh bế theo cháu nhỏ đến trình bày với tôi. Tôi hướng dẫn gia đình anh Kiều cách chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi để tìm hiểu sự việc, sau đó giúp gia đình anh Kiều làm đơn khiếu nại, yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ.

 Luật sư Võ An Đôn phát biểu tại phiên tòa. Ảnh: Tấn Lộc

Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.

 Luật sư Võ An Đôn và gia đình người bị hại. Ảnh: Tấn Lộc

Trong khi đó, hầu hết các vụ này đều không xác định nguyên nhân, chủ yếu nói người bị tạm giam, tạm giữ tự tử; cũng không có cơ quan nào quan tâm đến, làm rõ. Khi người dân bức xúc phản ứng thì lại bị quy là chống người thi hành công vụ và lại bị ở tù. Để người dân khỏi chết oan và bị tù oan, tôi quyết định làm rõ vụ án này, đưa ra ánh sáng. Mục đích của tôi là tìm ra công lý, xử lý những người thi hành công vụ mà làm sai luật pháp. Chính vì thế, tôi nhận làm vụ này hoàn toàn miễn phí.
. Khi nhận làm vụ này, luật sư có lo ngại không?
+ Tôi bị rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ những người thân trong gia đình, bạn bè, kể cả đồng nghiệp nói rằng không nên làm vụ này vì công việc rất khó khăn, vì đụng đến lực lượng công an, tính mạng cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi không lo sợ những điều đó vì động lực lớn nhất của tôi là bảo vệ công lý.
Mặt khác, tôi được người dân ủng hộ, pháp luật bảo vệ. Nếu lỡ có ai trả thù, đe dọa tính mạng thì tôi cũng không sợ vì tôi đang làm việc đúng.
Có dấu hiệu phạm ba tội
. Vì sao tại phiên tòa này, luật sư liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa?
+ Trong vụ án, ông Hoàn là chủ mưu, mọi sai phạm của các cán bộ khác đều bắt đầu từ ông Hoàn.
Thứ nhất, ông Hoàn chỉ đạo cấp dưới bắt anh Kiều lúc 3g sáng trong khi không có lệnh bắt, không có căn cứ gì để bắt anh Kiều vì anh Kiều không phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, không thuộc đối tượng bị truy nã. Việc còng tay, dẫn giải anh Kiều đến Công an TP Tuy Hòa không hề có bất kỳ văn bản pháp lý nào mà chỉ do ông Hoàn chỉ đạo bằng miệng. Khi phân công (bằng miệng) cán bộ lấy lời khai là những người không phải là điều tra viên, làm việc không hề có biên bản ghi lời khai.
Thứ hai, tại thời điểm các bị cáo dùng dùi cui đánh anh Kiều, ông Hoàn đều có mặt ở đó, ra vào phòng đó, liên tục chỉ đạo cấp dưới đến lấy lời khai anh Kiều. Việc ông Hoàn biết các cán bộ cấp dưới dùng dùi cui đánh bị hại Ngô Thanh Kiều từ 8g đến 13g ngày 13-5-2012 nhưng không có ý kiến gì đã thể hiện ông Hoàn đồng ý với việc dùng nhục hình đối với anh Kiều.
Từ đó, có cơ sở cho thấy ông Hoàn phạm tội dùng nhục hình với vai trò là đồng phạm nhưng không bị khởi tố là bỏ lọt tội phạm.
Hôm qua (28-3), tôi đề nghị khởi tố ông Hoàn hai tội bắt người trái pháp luật và dùng nhục hình. Nhưng VKS không đồng ý vì cho rằng ông Hoàn có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; mặt khác ông Hoàn có thời gian dài công tác trong ngành Công an, có nhiều thành tích.
Với đề nghị khởi tố ông Hoàn tội dùng nhục hình, VKS cho rằng khi các bị cáo đánh anh Kiều thì ông Hoàn không có mặt đó và không biết các bị cáo đánh anh Kiều nên không phải là đồng phạm. Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo, nhân chứng tại phiên tòa cũng như lời khai của ông Hoàn trước đây tại cơ quan điều tra cho thấy ông Hoàn có mặt từ đầu đến cuối để trực tiếp chỉ đạo cấp dưới xét hỏi anh Kiều vì ông Hoàn là trưởng ban chuyên án.
Hôm nay (29-3), qua tranh luận tại tòa, tôi thấy ông Hoàn còn phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, ông Hoàn là phó Công an TP Tuy Hòa đồng thời là trưởng ban chuyên án 312T trực tiếp chỉ đạo các cán bộ cấp dưới lấy lời khai anh Kiều nhưng dùng nhục hình đánh anh đến chết, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên ông Hoàn phải chịu trách nhiệm.
. Khi đưa ra đề nghị trên, luật sư có lo ngại không?
+ Tôi hoàn toàn không lo sợ gì cả bởi đây là sự thật, tôi làm vì công lý, vì lương tâm, đạo đức của người luật sư chân chính.
. Nếu các đề nghị trên đều bị HĐXX bác bỏ, sắp tới luật sư sẽ làm gì để bảo vệ quan điểm của mình?
+ Nếu HĐXX không chấp nhận thì tôi sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục làm sáng tỏ vụ việc.
TẤN LỘC thực hiện


 Luật sư Võ An Đôn năm nay 37 tuổi, thuộc Đoàn Luật sư Phú Yên. Tháng 4-2003, sau khi tốt nghiệp cùng lúc hai trường đại học là Đại học Luật TP.HCM và Khoa Xã hội học Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM, ông Võ An Đôn về làm chuyên viên Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư, ông Đôn nghỉ làm công chức nhà nước và làm luật sư đến nay.


-Vụ công an dùng nhục hình: Bản án bị phản đối toàn diện
Thứ Năm, 03/04/2014


Người nhà của nạn nhân Ngô Thanh Kiều dự tòa vào chiều 3-4
Gia đình bị hại phản đối các mức án; người nhà bị cáo nói sẽ kháng cáo; luật sư bào chữa cho bị hại chỉ trích tòa “đạp lên dư luận”; luật sư bào chữa cho bị cáo khẳng định vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội mà tòa vẫn xử, vẫn tuyên...




Chiều 3-4, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã tuyên án vụ 5 sĩ quan công an dùng nhục hình dẫn đến chết người xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa.

Trưởng ban chuyên án tạm thoát

HĐXX tuyên phạt: 5 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra - Công an TP Tuy Hòa); 2 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Phú Yên); 1 năm 6 tháng tù giam đối với bị cáo Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy thuộc Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP Tuy Hòa); phạt từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với bị cáo Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội) và Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, cùng của Công an tỉnh Phú Yên).

Bản án nhận định Ngô Thanh Kiều (nghi can trong một vụ trộm cắp) bị còng tay đưa về Công an TP Tuy Hòa từ 8 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút ngày 13-5-2012, bị những người nói trên dùng dùi cui đánh nhiều phát. Trong đó, Thành đánh vào đầu Kiều gây chấn thương sọ não, tử vong. HĐXX buộc các bị cáo phải bồi thường cho gia đình bị hại 111 triệu đồng và Công an TP Tuy Hòa phải cấp dưỡng cho 2 con của nạn nhân mỗi tháng 575.000 đồng/cháu.

Trước đó, trong phần luận tội, VKSND TP Tuy Hòa chỉ đề nghị mức án 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Thành, 4 bị cáo còn lại cho hưởng án treo.

Về đề nghị khởi tố đồng phạm tội dùng nhục hình đối với ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, HĐXX cho rằng không có chứng cứ cho thấy ông Hoàn chỉ đạo việc dùng nhục hình mà là do cấp dưới tự ý thực hiện.

Ông Hoàn cùng một số cán bộ công an có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật và là trưởng ban chuyên án điều tra vụ trộm cắp, phân công cán bộ cấp dưới điều tra nhưng không giám sát, nhắc nhở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng là có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và VKSND TP Tuy Hòa cũng không truy tố nên HĐXX không xem xét.

Trước đó, ngày 28-6-2013, TAND TP Tuy Hòa quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Theo đó, yêu cầu VKSND TP Tuy Hòa truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị can Quang, Quyền, Mẫn, Huy và Thành về hành vi cố ý gây thương tích.

Tuy nhiên, VKSND TP Tuy Hòa cho rằng các bị can này do nôn nóng với kết quả điều tra, không nhằm mục đích gây thương tích hoặc gây ra cái chết đối với Kiều. Hành vi dùng nhục hình đã thu hút các hành vi cố ý gây thương tích nên không cần thiết truy tố tội “Cố ý gây thương tích”.

Nhiều người, nhiều bên phẫn nộ

Luật sư Nguyễn Khả Thành, Phó trưởng Đoàn Luật sư Phú Yên, cho rằng tội danh có khung hình phạt nặng phải thu hút tội danh có khung hình phạt thấp nhưng VKSND TP Tuy Hòa làm ngược lại. Đúng ra phải là tội “Cố ý gây thương tích”.

Về việc không khởi tố ông Lê Đức Hoàn, luật sư Thành nói ra tòa, bị cáo nào cũng khai ông Hoàn chỉ đạo nhưng không bị khởi tố là đã bỏ lọt tội phạm. Ông Hoàn cũng không thuộc đối tượng miễn trách nhiệm hình sự nên ít nhất phải bị khởi tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về bản án của TAND TP Tuy Hòa, luật sư Võ An Đôn, bào chữa cho bị hại, cho rằng: “HĐXX đã liều lĩnh, đạp lên dư luận, pháp luật để ra bản án trái pháp luật. Một bản án bỏ lọt tội phạm nguy hiểm. Cụ thể ở đây là ông Lê Đức Hoàn phạm 3 tội nhưng không bị khởi tố tội nào. Một bản án không đúng khung hình phạt. Năm bị cáo trên phải bị truy tố tội “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người” hoặc tội “Giết người” mới đúng”.

Khi chủ tọa phiên tòa vừa tuyên án xong, bà Ngô Thị Tuyết, chị của Ngô Thanh Kiều, gào khóc và cho biết sẽ kháng án. Một phụ nữ có chồng trước đây chết trong nhà tạm giữ của công an, khi nghe tuyên án xong cũng ngã lăn ra khóc giữa sân tòa bày tỏ sự bất bình. Phải rất lâu, đám đông người dự khán mới giải tán.

Ông Nguyễn Văn Thân, cha của bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, từng là cán bộ công an, bức xúc cho rằng con ông là con tốt bị thí trong vụ án. “Vì sao người ta không truy tố tội “Cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng”? Chỉ vì nếu truy tố tội ấy sẽ có khung hình phạt cao hơn, một số người khác như ông Hoàn cũng bị tội. Tôi sẽ kháng án”.

Luật sư Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, bào chữa cho bị cáo Thành, nói chưa ở đâu như HĐXX này, chưa đủ chứng cứ, nhiều dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà vẫn cứ xét xử, vẫn cứ tuyên án.


VKSND tỉnh Phú Yên sẽ kiểm sát bản án

Ông Hồ Ngọc Thảo, Chánh Văn phòng VKSND tỉnh Phú Yên, cho biết VKSND tỉnh rất quan tâm vụ án này, cử người theo dõi từng giây từng phút phiên tòa, yêu cầu VKSND TP Tuy Hòa báo cáo về diễn biến phiên tòa. Tòa tuyên án rồi thì VKSND tỉnh sẽ kiểm sát bản án xem có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không và có quyền kháng nghị phúc thẩm hoặc kháng nghị giám đốc thẩm khi xét xử những phiên tòa sau đó.


Bài và ảnh: Hồng Ánh

Tổng số lượt xem trang