-Huawei có thể đã được cảnh báo trước về các cuộc biểu tình Việt Nam
***************
***
“Âm mưu gây bạo loạn đã được tổ chức rất chặt chẽ”
-Theo Petrotimes
“Bàn tay lạ” kích động gây rốiThứ Sáu, 16/05/2014
-Công nhân được trả đến 300 ngàn cho 1 ngày biểu tình, không chỉ đơn thuần là lòng yêu nước
Trong các vụ việc xảy ra, các đối tượng kích động gây bạo loạn có tổ chức rất chặt chẽ. Theo phản ánh của cán bộ công đoàn (CĐ) cơ sở thì từ trước đó, chúng đã mua cờ Tổ quốc, áo với số lượng rất lớn. Dụ dỗ được công nhân đi biểu tình, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy đã được phát áo.
Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp (DN) Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả “bom xăng” để đốt công ty.
Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo. Ở thời điểm biểu tình đang “nóng”, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 - 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.
Những đối tượng xấu bị bắt hầu hết đều xăm trổ, ăn mặc “đầu xanh, đầu đỏ”. Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ở Bình Dương hiện đã bắt trên 800 người và phân loại trên 300 người có thể bị khởi tố.
http://dongnai24h.com.vn/tin-tuc/dong-nai-bat-giu-302-ke-dung-hung-khi-dap-pha-hoi-cua.html
http://dongnai24h.com.vn/tin-tuc/nhieu-doi-tuong-qua-khich-keo-tu-binh-duong-qua-dong-nai-gay-roi.html
http://dongnai24h.com.vn/tin-tuc/dong-nai-bat-hon-100-doi-tuong-gay-roi-o-kcn.html
-Công nhân đã bị lợi dụng bởi những kẻ có tổ chức-
(NLĐO)- Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hầu hết những đối tượng bị bắt trong các vụ công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc đều không phải là công nhân, chúng đã có sự chuẩn bị từ trước và ra tay manh động, chuyên nghiệp.
Thư gửi công nhân
Vụ lộn xộn ở Vũng Áng: Khởi tố vụ án, tạm giữ 76 người
Vụ gây rối ở Bình Dương: Khởi tố vụ án, bắt hơn 800 đối tượng!
Công nhân Bình Dương đã quay trở lại làm việc
Ông Mai Đức Chính (đứng), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, báo cáo tình hình công nhân tại các "điểm nóng" trong hội nghị Đoàn chủ tịch sáng nay 16-5
Hầu hết những người bị bắt không phải là công nhân
Sáng nay 16-5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN) đã tổ chức Hội nghị Đoàn chủ tịch lần thứ 6. Hội nghị đã dành thời gian đầu buổi để báo cáo và bàn về tình hình “nóng” là việc công nhân nhiều địa phương tham gia tuần hành phản đối Trung Quốc.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN - người trực tiếp vào trong “điểm nóng” phía Nam là các tỉnh TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai để giải quyết - báo cáo: Sau mấy ngày xảy ra vụ việc trong TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, hiện nay đang đi vào giai đoạn giải quyết gấp rút. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phức tạp. Sau khi phía Nam được bình ổn thì ở Miền Trung, Khu công nghiệp Vũng Áng lại có 2 nhóm công nhân xô xát, có 1 người chết và 149 người bị thương. Hôm qua (15-5), cơ quan cảnh sát điều tra Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án và tạm giam 76 người.
Cũng theo ông Mai Đức Chính, trong các vụ việc xảy ra, các đối tượng kích động gây bạo loạn có tổ chức rất chặt chẽ. Theo phản ánh của cán bộ công đoàn (CĐ) cơ sở thì từ trước đó, chúng đã mua cờ Tổ quốc, áo với số lượng rất lớn. Dụ dỗ được công nhân đi biểu tình, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy đã được phát áo.
Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp (DN) Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả “bom xăng” để đốt công ty.
Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo. Ở thời điểm biểu tình đang “nóng”, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 - 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.
Những đối tượng xấu bị bắt hầu hết đều xăm trổ, ăn mặc “đầu xanh, đầu đỏ”. Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ở Bình Dương hiện đã bắt trên 800 người và phân loại trên 300 người có thể bị khởi tố.
Cũng theo ông Mai Đức Chính, trước tình hình trên, các cấp CĐ đã chủ động làm các tờ rơi, thư kêu gọi để tuyên truyền, giải thích cho công nhân hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta.
Cán bộ CĐ chủ chốt đã có mặt, phổ biến ngay chủ trương chính sách của Nhà nước. Ở Đồng Nai đã làm thư kêu gọi gửi tới các nhà trọ, tới tận tay các công nhân, kêu gọi công nhân bình tĩnh, không tham gia vào các cuộc biểu tình.
Ở một số doanh nghiệp, CĐ của các khu công nghiệp phối hợp CĐ cơ sở lựa chọn một số đoàn viên, lực lượng nòng cốt để tham gia bảo vệ.
Chiều 14-5, công nhân Công ty Esquel ở Bình Dương treo khẩu hiệu phản đối việc đập phá của các đối tượng quá khích - Ảnh: Như Phú
Hiện rất nhiều công nhân ở các KCN treo băng-rôn, “Bảo vệ chủ quyền nhà nước chính là bảo vệ việc làm”. CĐ cùng lực lượng mặt trận đi vào một số khu nhà trọ vận động ai đã lấy tài sản thì trả lại cho DN.
Giải quyết những vấn đề mới phát sinh
Trong ngày 15-5, có một số vấn đề mới phát sinh. Đến kỳ trả lương cho công nhân song một số chủ DN Trung Quốc sợ quá đã bỏ trốn. Ở một số khu nhà trọ, thấy công nhân mất việc thì chủ trọ cũng đòi tiền, không có tiền thì không cho thuê nữa. Trong khi đó, công nhân không làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp được vì hồ sơ cũng bị đốt theo.
Về phía CĐ, đối với các chủ nhà máy vắng mặt, cán bộ CĐ kiên trì vận động công nhân yên tâm. Chính quyền cũng đang làm việc với các DN để trở lại làm việc bình thường. Đối với các nhà máy khó có khả năng phục hồi và một số nơi công nhân cùng với chủ dọn dẹp lại mặt bằng nhà máy. Việc làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp đang phối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện vì trước kia có đóng thì có danh sách.
Các LĐLĐ đã báo cáo cấp uỷ để báo cáo với mặt trận, các tổ chức xã hội vận động cho công nhân nợ tiền nhà trọ.
Hôm qua 15-5, UBND TP HCM đã mời tất cả các đại diện ở các Đại sứ quán, các hiệp hội DN nước ngoài để thông báo và trấn an việc chính quyền sẽ đảm bảo an ninh trật tự để họ duy trì sản xuất trở lại.
Từ các hoạt động trên, ở TP HCM chỉ có một số ít DN bị thiệt hại, ở Bà Rịa - Vũng Tàu không có DN bị thiệt hại; Hải Phòng cũng không có thiệt hại lớn.
Hiện nay tình hình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam lan ra một số địa phương song diễn ra trong hoà bình như ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc…
Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng khẳng định: Kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong công nhân để kích động, xúi giục để tạo ra bạo loạn ở trong nước để phá hoại. Những kẻ gây rối có tổ chức, là những phần tử “đầu xanh, đầu đỏ”. Chúng đến công ty Trung Quốc, đầu tiên chúng yêu cầu chỉ để công nhân phản đối, chúng tranh thủ vào ban đêm để dễ lợi dụng đập phá. Cho nên đây là những hành động rất nguy hiểm. Tổng LĐLĐ VN lên án những hành động này.
Ngày dài bất tận (*)
Huawei và các doanh nghiệp khác của Trung Quốc chưa báo cáo bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại gây ra bởi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua tại Việt Nam, trong đó có thể có đến 16 công dân Trung Quốc đã tử vong, theo tin của Want Daily, bản phụ tiếng Hoa của Wantchinatimes
Nhiều doanh nghiệp của Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản có nhà máy và các cơ sở đã bị đốt cháy và hư hỏng do người biểu tình nhầm họ là các doanh nghiệp Trung Quốc . Tính đến 06:00 sáng Thứ năm, khoảng 15 nhà máy của Đài Loan đã bị những người biểu tình phóng hoả và 300 doanh nhân Đài Loan ở tỉnh Bình Dương đã được sơ tán đến khách sạn Mira Hotel gần đó. Tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan đã xác nhận một công nhân Trung Quốc chết vì say nắng và hơn 90 công nhân khác bị thương sau khi hàng trăm công nhân Việt Nam của công ty đã tổ chức một cuộc đình công lớn và đe dọa công nhân Trung Quốc tại nhà máy.
Các cuộc biểu tình chống giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, gần các hải đảo được Trung Quốc, Đài Loan, và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã trở nên bạo lực, với Reuters báo cáo rằng 16 công dân Trung Quốc và năm công nhân Việt Nam tử vong, dẫn lời một bác sĩ ở Hà Tĩnh. Danh tính của những người thiệt mạng vẫn chưa được công bố.
Các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam được coi như là mục tiêu chính của các cuộc biểu tình nhưng không ai trong số họ báo cáo bất kỳ thiệt hại hoặc tổn thất. Một bài đăng trên diễn đàn Tianya của Trung Quốc được công bố vào ngày 08 tháng 3 năm nay đưa ra giả thuyết rằng các doanh nghiệp như Huawei có thể đã nhận được tin về các cuộc biểu tình từ trước.
Bản Thông báo của Công ty Huawei kêu gọi các công nhân, bạn bè và phiên dịch viên của mình sơ tán ngay lập tức cùng với xe của họ và công bố ba số điện thoại di động với tiếng Trung Quốc và Việt Nam cho những người cần được giúp đỡ. Công ty đã được chuẩn bị để đình chỉ tất cả các hoạt động trước khi các cuộc biểu tình xảy ra.
Huawei thừa nhận công bố thông báo nhưng cho biết chẳng có gì phải ngạc nhiên khi họ đã có thể có được thông tin tình báo về các cuộc biểu tình, vì họ có chi nhánh tại hơn 150 quốc gia trên thế giới và có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với thảm họa thiên nhiên và nhân tạo .
Một quan chức cấp cao của Huawei cho biết công ty chỉ có một vài công nhân đồn trú tại Việt Nam, và rằng họ vẫn chưa nhận được bất kỳ báo cáo thiệt hại đến các văn phòng, thiết bị viễn thông trong nước.
Nguồn: wantchinatimes.com***************
***
- Giận dữ theo đơn đặt hàng (Phan Ba). “Một đám đông người đập phá nhà máy Trung Quốc – trong một đất nước mà ngoài ra thì mỗi một sự phản kháng đều bị bóp nát từ trong trứng nước. Hà Nội muốn gởi một tín hiệu tới Bắc Kinh. Cuộc xung đột biên giới bước vào một vòng đấu mới“.
-- Đặc vụ Trung Quốc kích động biểu tình bạo động? (RFA). “Âm mưu gây bạo loạn đã được tổ chức rất chặt chẽ”
-Theo Petrotimes
“Bàn tay lạ” kích động gây rốiThứ Sáu, 16/05/2014
Dân Luận: Các bạn có thấy điều gì kỳ lạ trong bản tin này không?
Thứ nhất, cơ quan vào cuộc điều tra ở đây là… Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam. Cơ quan công an điều tra và an ninh chính trị hoàn toàn im tiếng. Sự im tiếng này có thể thấy ngay từ khi bạo động mới xảy ra, lực lượng công an hầu như không can thiệp hoặc nếu có thì hết sức cầm chừng.
Thứ nhì, kết luận điều tra tới nay chỉ nói rằng nhóm kích động biểu tình có tổ chức chặt chẽ và có tiền. Nhưng không hề nói nhóm này là nhóm nào. Chỉ nói sẽ khởi tố 300 cá nhân. Theo nguồn tin của Dân Luận, những người bị bắt đa phần là những tay anh chị tranh thủ đi hôi của trong khi bạo loạn diễn ra, đối tượng tổ chức không có bị bắt.
Tổ chức nào có khả năng làm cơ quan công an điều tra và an ninh chính trị im tiếng?
Tổ chức nào có thể khiến Tổng liên đoàn Lao Động không dám điều tra tiếp họ là ai, mà chỉ khởi tố cá nhân?
Tổ chức nào có thể thoát khỏi vòng pháp luật dễ dàng như vậy?
Đừng nói là bọn đầu gấu địa phương tự dưng nổi lòng nhân từ, muốn đi làm từ thiện, bỏ tiền để xúi giục công nhân đi biểu tình phản đối Trung Quốc nhé! Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhóm khởi động biểu tình chỉ tìm cách đập phá chứ không có ý định hôi của, do đó động cơ ở đây là động cơ chính trị chứ không phải vì tiền.
————–
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, hầu hết những đối tượng bị bắt trong các vụ công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc đều không phải là công nhân. Thậm chí, có nơi còn phát tiền cho mỗi công nhân để biểu tình với ý đồ xấu.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Chúng ta cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh để tránh bị kẻ xấu kích động, lợi dụng vào lúc này”.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Ngọc Tùng – Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin công nhân lao động tại một số địa phương có các hành động quá khích như tự ý bỏ việc, đập phá nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của công ty Trung Quốc để phản đối việc chính quyền nước này hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã cử đoàn công tác vào khu vực phía Nam để nắm tình hình vụ việc.
Có thể nói rằng, hành động quá khích của những công nhân này là quá nóng nảy, không phù hợp với tinh thần đấu tranh hiện nay, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống của mình.
Nụ cười của người công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng – Hà Tĩnh khi nhận được sự chia sẻ của người Việt Nam (Ảnh do bạn đọc cung cấp.)
Theo lời ông Tùng, bản chất của giai cấp công nhân là luôn yêu chuộng hòa bình, chúng ta phản đối hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam nhưng phải thể hiện tình yêu nước một cách thông minh, khôn ngoan và mềm dẻo. Còn hành động tự ý bỏ việc, đập phá trang thiết bị, cơ sở vật chất là bất hợp pháp và cần lên án. Yêu nước càng phải kết hợp với ý chí, mỗi người mặc dù có “trái tim nóng” nhưng phải có “cái đầu lạnh” và tỉnh táo.
Trước tình hình hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn yêu cầu các cấp công đoàn trên toàn quốc chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương khi có những hành động quá khích của công nhân; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế để công đoàn lao động hiểu đúng tình hình, có các hành động đúng đắn, đồng thời bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh, chấp hành tốt pháp luật.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị các cấp công đoàn bám sát cơ sở, phát hiện những biểu hiện của một số đối tượng quá khích trà trộn vào kích động công nhân lao động có các hành động cực đoan, không phù hợp quy định pháp luật trong công nhân viên chức lao động. Bên cạnh đó, lực lượng Công đoàn trong các công ty cũng kịp thời giải thích, tuyên truyền, vận động công nhân viên chức lao động chấp hành kỷ luật lao động, ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập; ngăn chặn các hành động đáng tiếc xảy ra.
“Yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó khiến cho ai cũng phải xúc động, nhưng lợi dụng lòng yêu nước để gây rối, để kích động, nhất là trong lúc Tổ Quốc đang gặp khó khăn là là hành vi không thể tha thứ. Chúng ta đang cần mỗi người con của Tổ Quốc đoàn kết đồng lòng ủng hộ Chính phủ có những đối sách tốt nhất để xử lý những vấn đề khó khăn đang đặt ra.
Tôi cũng xin nói thêm rằng, chính quyền Trung Quốc khác nhân dân Trung Quốc, lực lượng chính quyền này vi phạm chủ quyền của vùng biển Việt Nam thì chúng ta lên án, phản đối là đương nhiên. Nhưng người dân Trung Quốc từ lâu nay vẫn là bạn chúng ta, họ không có lỗi. Việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khu công nghiệp, nhà máy ở Việt Nam là góp phần đẩy mạnh nền kinh tế, giúp người dân lao động Việt Nam có việc làm. Vì vậy phải phân biệt rõ”, ông Tùng nhấn mạnh.
Lực lượng cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự trong các khu công nghiệp ở Bình Dương
Cũng theo lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động VN, trong các vụ việc xảy ra, các đối tượng kích động gây bạo loạn có tổ chức rất chặt chẽ. Theo phản ánh của cán bộ công đoàn cơ sở thì từ trước đó, chúng đã mua cờ Tổ quốc, áo với số lượng rất lớn. Dụ dỗ được công nhân đi biểu tình, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy đã được phát áo.
Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả “bom xăng” để đốt công ty. Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo. Ở thời điểm biểu tình đang “nóng”, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 – 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.
Những đối tượng xấu bị bắt hầu hết đều xăm trổ, ăn mặc “đầu xanh, đầu đỏ”. Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ở Bình Dương hiện đã bắt trên 800 người và phân loại trên 300 người có thể bị khởi tố.
Hiện, cán bộ công đoàn chủ chốt của các địa phương đã có mặt, phổ biến ngay chủ trương chính sách của Nhà nước. Nhiều tỉnh đã làm thư kêu gọi gửi tới các nhà trọ, tới tận tay các công nhân, kêu gọi công nhân bình tĩnh, không tham gia vào các cuộc biểu tình quá khích.
Thảo Phượng
-Công nhân được trả đến 300 ngàn cho 1 ngày biểu tình, không chỉ đơn thuần là lòng yêu nước
Dongnai24h.com.vn - Nhiều người vẫn coi những hành động quá khịch của công nhân vừa qua xuất phát từ lòng yêu nước.
Nhưng những phần tử cầm đầu, quá khích được trả tới 300 ngàn 1 ngày. Có thể không phải tất cả mọi người đều được trả tiền nhưng những kẻ quá khích nhất thì chắc chắn là có mưu đồ từ đầu trong vụ này.
Không chỉ đơn thuần là lòng yêu nước.
Không chỉ đơn thuần là lòng yêu nước.
Trong các vụ việc xảy ra, các đối tượng kích động gây bạo loạn có tổ chức rất chặt chẽ. Theo phản ánh của cán bộ công đoàn (CĐ) cơ sở thì từ trước đó, chúng đã mua cờ Tổ quốc, áo với số lượng rất lớn. Dụ dỗ được công nhân đi biểu tình, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy đã được phát áo.
Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp (DN) Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả “bom xăng” để đốt công ty.
Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo. Ở thời điểm biểu tình đang “nóng”, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 - 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.
Những đối tượng xấu bị bắt hầu hết đều xăm trổ, ăn mặc “đầu xanh, đầu đỏ”. Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ở Bình Dương hiện đã bắt trên 800 người và phân loại trên 300 người có thể bị khởi tố.
The Vitalk
http://dongnai24h.com.vn/tin-tuc/dong-nai-bat-giu-302-ke-dung-hung-khi-dap-pha-hoi-cua.html
http://dongnai24h.com.vn/tin-tuc/nhieu-doi-tuong-qua-khich-keo-tu-binh-duong-qua-dong-nai-gay-roi.html
http://dongnai24h.com.vn/tin-tuc/dong-nai-bat-hon-100-doi-tuong-gay-roi-o-kcn.html
Đảng Cộng sản cầm quyền muốn gây ấn tượng với hai nhóm khán giả: chính nhân dân của họ và các đối thủ nước ngoài.
Những hình ảnh kinh hoàng về công nhân Việt Nam phá các nhà máy Trung Quốc sở hữu dường như cho thấy rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang hiện hữu tại Đông Á và Đông Nam Á. Nhưng thực tế có lẽ phức tạp hơn vậy. Mặc dù người ta hẳn đang trào dâng cảm xúc hướng về số phận của vài đảo đá nhỏ trên Biển Đông, nhưng tinh thần dân tộc cuồng tín không đơn giản là tác nhân chính.
Dấu hiệu đầu tiên là hầu hết các nhà máy “Trung Quốc” bị đập phá, trên thực tế, lại không phải của Trung Quốc.
Phóng viên không được cho phép vào các khu công nghiệp nơi các cuộc phản đối diễn ra để tác nghiệp, vì vậy chúng ta chỉ có thể phỏng đoán dựa vào việc nghe và thấy đối với điều gì đã xảy ra và vì sao nó đã xảy ra.
Tuy thế, từ những thông tin mà các đồng nghiệp của tôi tại BBC tiếng Việt tiếp cận được, các vụ bạo loạn cho chúng ta thấy nó liên quan nhiều đến tình cảnh của công nhân làm việc tại nhà máy hơn là địa chính trị.
Nói vậy không có nghĩa tôi phủ nhận việc nhiều người Việt Nam tức giận trước nỗ lực Trung Quốc đặt giàn khoan lấy dầu tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền. Đã có những cuộc biểu tình đầy phẫn nộ về việc này trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh cuối tuần trước.
Những cuộc biểu tình đó không phải là chuyện chưa bao giờ xảy ra và được chính phủ Việt Nam châm chước. Lý do là bởi Đảng Cộng sản cầm quyền muốn gây ấn tượng với hai nhóm khán giả: chính nhân dân của họ và các đối thủ nước ngoài.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức sáng dạ. Họ biết rằng đang có làn sóng căm phẫn về hành động của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông theo cách gọi ở Việt Nam).
Đảng cũng biết rằng giới chỉ trích họ, đặc biệt là những tổ chức chống cộng hải ngoại, cáo buộc họ quy phục trước Trung Quốc. Nếu đàn áp những người biểu tình “yêu nước” quá mạnh tay, Đảng Cộng sản sẽ bị cáo buộc phản bội lợi ích quốc gia. Đảng cũng biết vị thế đàm phán với Trung Quốc sẽ mạnh hơn nếu họ cho đối phương thấy cái giá của sự thỏa hiệp ở trong nước là quá lớn.
Đây là cách giải thích thông thường cho những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam (và, không phải ngẫu nhiên, cũng là cách giải thích cho các cuộc biểu tình bài Nhật ở Trung Quốc).
Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức tức giận về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào gần quần đảo Hoàng Sa. Một chút phản đối trên đường phố giúp họ nâng cao vị thế khi đàm phán với người anh em cộng sản ở Bắc Kinh, đồng thời hạ nhiệt cho những người bốc đồng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140517_bill_hayton_vietnam_protests.shtml
Những hình ảnh kinh hoàng về công nhân Việt Nam phá các nhà máy Trung Quốc sở hữu dường như cho thấy rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang hiện hữu tại Đông Á và Đông Nam Á. Nhưng thực tế có lẽ phức tạp hơn vậy. Mặc dù người ta hẳn đang trào dâng cảm xúc hướng về số phận của vài đảo đá nhỏ trên Biển Đông, nhưng tinh thần dân tộc cuồng tín không đơn giản là tác nhân chính.
Dấu hiệu đầu tiên là hầu hết các nhà máy “Trung Quốc” bị đập phá, trên thực tế, lại không phải của Trung Quốc.
Phóng viên không được cho phép vào các khu công nghiệp nơi các cuộc phản đối diễn ra để tác nghiệp, vì vậy chúng ta chỉ có thể phỏng đoán dựa vào việc nghe và thấy đối với điều gì đã xảy ra và vì sao nó đã xảy ra.
Tuy thế, từ những thông tin mà các đồng nghiệp của tôi tại BBC tiếng Việt tiếp cận được, các vụ bạo loạn cho chúng ta thấy nó liên quan nhiều đến tình cảnh của công nhân làm việc tại nhà máy hơn là địa chính trị.
Nói vậy không có nghĩa tôi phủ nhận việc nhiều người Việt Nam tức giận trước nỗ lực Trung Quốc đặt giàn khoan lấy dầu tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền. Đã có những cuộc biểu tình đầy phẫn nộ về việc này trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh cuối tuần trước.
Những cuộc biểu tình đó không phải là chuyện chưa bao giờ xảy ra và được chính phủ Việt Nam châm chước. Lý do là bởi Đảng Cộng sản cầm quyền muốn gây ấn tượng với hai nhóm khán giả: chính nhân dân của họ và các đối thủ nước ngoài.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức sáng dạ. Họ biết rằng đang có làn sóng căm phẫn về hành động của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông theo cách gọi ở Việt Nam).
Đảng cũng biết rằng giới chỉ trích họ, đặc biệt là những tổ chức chống cộng hải ngoại, cáo buộc họ quy phục trước Trung Quốc. Nếu đàn áp những người biểu tình “yêu nước” quá mạnh tay, Đảng Cộng sản sẽ bị cáo buộc phản bội lợi ích quốc gia. Đảng cũng biết vị thế đàm phán với Trung Quốc sẽ mạnh hơn nếu họ cho đối phương thấy cái giá của sự thỏa hiệp ở trong nước là quá lớn.
Đây là cách giải thích thông thường cho những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam (và, không phải ngẫu nhiên, cũng là cách giải thích cho các cuộc biểu tình bài Nhật ở Trung Quốc).
Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức tức giận về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào gần quần đảo Hoàng Sa. Một chút phản đối trên đường phố giúp họ nâng cao vị thế khi đàm phán với người anh em cộng sản ở Bắc Kinh, đồng thời hạ nhiệt cho những người bốc đồng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140517_bill_hayton_vietnam_protests.shtml
(NLĐO)- Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, hầu hết những đối tượng bị bắt trong các vụ công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc đều không phải là công nhân, chúng đã có sự chuẩn bị từ trước và ra tay manh động, chuyên nghiệp.
Thư gửi công nhân
Vụ lộn xộn ở Vũng Áng: Khởi tố vụ án, tạm giữ 76 người
Vụ gây rối ở Bình Dương: Khởi tố vụ án, bắt hơn 800 đối tượng!
Công nhân Bình Dương đã quay trở lại làm việc
Ông Mai Đức Chính (đứng), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, báo cáo tình hình công nhân tại các "điểm nóng" trong hội nghị Đoàn chủ tịch sáng nay 16-5
Hầu hết những người bị bắt không phải là công nhân
Sáng nay 16-5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN) đã tổ chức Hội nghị Đoàn chủ tịch lần thứ 6. Hội nghị đã dành thời gian đầu buổi để báo cáo và bàn về tình hình “nóng” là việc công nhân nhiều địa phương tham gia tuần hành phản đối Trung Quốc.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN - người trực tiếp vào trong “điểm nóng” phía Nam là các tỉnh TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai để giải quyết - báo cáo: Sau mấy ngày xảy ra vụ việc trong TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, hiện nay đang đi vào giai đoạn giải quyết gấp rút. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phức tạp. Sau khi phía Nam được bình ổn thì ở Miền Trung, Khu công nghiệp Vũng Áng lại có 2 nhóm công nhân xô xát, có 1 người chết và 149 người bị thương. Hôm qua (15-5), cơ quan cảnh sát điều tra Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án và tạm giam 76 người.
Cũng theo ông Mai Đức Chính, trong các vụ việc xảy ra, các đối tượng kích động gây bạo loạn có tổ chức rất chặt chẽ. Theo phản ánh của cán bộ công đoàn (CĐ) cơ sở thì từ trước đó, chúng đã mua cờ Tổ quốc, áo với số lượng rất lớn. Dụ dỗ được công nhân đi biểu tình, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy đã được phát áo.
Chuyên nghiệp hơn, chúng đã photocopy bản đồ tất cả doanh nghiệp (DN) Trung Quốc, Đài Loan để thuận tiện ra tay. Chúng còn sử dụng cả bộ đàm liên lạc với nhau, đi bằng xe máy cho cơ động. Trong xe đều có đủ đồ nghề dao, kiếm. Chúng còn sử dụng cả “bom xăng” để đốt công ty.
Thậm chí, có nơi còn phát tiền mỗi công nhân được 50.000 đồng. Việc này đã có sự chuẩn bị với số đông lực lượng bất hảo. Ở thời điểm biểu tình đang “nóng”, chúng nhắn tin kêu gọi biểu tình cho 200 - 300.000 đồng, yêu cầu nếu có cả trẻ con thì cho mang theo.
Những đối tượng xấu bị bắt hầu hết đều xăm trổ, ăn mặc “đầu xanh, đầu đỏ”. Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ở Bình Dương hiện đã bắt trên 800 người và phân loại trên 300 người có thể bị khởi tố.
Cũng theo ông Mai Đức Chính, trước tình hình trên, các cấp CĐ đã chủ động làm các tờ rơi, thư kêu gọi để tuyên truyền, giải thích cho công nhân hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta.
Cán bộ CĐ chủ chốt đã có mặt, phổ biến ngay chủ trương chính sách của Nhà nước. Ở Đồng Nai đã làm thư kêu gọi gửi tới các nhà trọ, tới tận tay các công nhân, kêu gọi công nhân bình tĩnh, không tham gia vào các cuộc biểu tình.
Ở một số doanh nghiệp, CĐ của các khu công nghiệp phối hợp CĐ cơ sở lựa chọn một số đoàn viên, lực lượng nòng cốt để tham gia bảo vệ.
Chiều 14-5, công nhân Công ty Esquel ở Bình Dương treo khẩu hiệu phản đối việc đập phá của các đối tượng quá khích - Ảnh: Như Phú
Hiện rất nhiều công nhân ở các KCN treo băng-rôn, “Bảo vệ chủ quyền nhà nước chính là bảo vệ việc làm”. CĐ cùng lực lượng mặt trận đi vào một số khu nhà trọ vận động ai đã lấy tài sản thì trả lại cho DN.
Giải quyết những vấn đề mới phát sinh
Trong ngày 15-5, có một số vấn đề mới phát sinh. Đến kỳ trả lương cho công nhân song một số chủ DN Trung Quốc sợ quá đã bỏ trốn. Ở một số khu nhà trọ, thấy công nhân mất việc thì chủ trọ cũng đòi tiền, không có tiền thì không cho thuê nữa. Trong khi đó, công nhân không làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp được vì hồ sơ cũng bị đốt theo.
Về phía CĐ, đối với các chủ nhà máy vắng mặt, cán bộ CĐ kiên trì vận động công nhân yên tâm. Chính quyền cũng đang làm việc với các DN để trở lại làm việc bình thường. Đối với các nhà máy khó có khả năng phục hồi và một số nơi công nhân cùng với chủ dọn dẹp lại mặt bằng nhà máy. Việc làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp đang phối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện vì trước kia có đóng thì có danh sách.
Các LĐLĐ đã báo cáo cấp uỷ để báo cáo với mặt trận, các tổ chức xã hội vận động cho công nhân nợ tiền nhà trọ.
Hôm qua 15-5, UBND TP HCM đã mời tất cả các đại diện ở các Đại sứ quán, các hiệp hội DN nước ngoài để thông báo và trấn an việc chính quyền sẽ đảm bảo an ninh trật tự để họ duy trì sản xuất trở lại.
Từ các hoạt động trên, ở TP HCM chỉ có một số ít DN bị thiệt hại, ở Bà Rịa - Vũng Tàu không có DN bị thiệt hại; Hải Phòng cũng không có thiệt hại lớn.
Hiện nay tình hình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam lan ra một số địa phương song diễn ra trong hoà bình như ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc…
Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng khẳng định: Kẻ xấu lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong công nhân để kích động, xúi giục để tạo ra bạo loạn ở trong nước để phá hoại. Những kẻ gây rối có tổ chức, là những phần tử “đầu xanh, đầu đỏ”. Chúng đến công ty Trung Quốc, đầu tiên chúng yêu cầu chỉ để công nhân phản đối, chúng tranh thủ vào ban đêm để dễ lợi dụng đập phá. Cho nên đây là những hành động rất nguy hiểm. Tổng LĐLĐ VN lên án những hành động này.
Ngày dài bất tận (*)
Cửa kính phòng bảo vệ KCX Linh Trung 2 bị đập nát
Phần 1 – Mây đen
Ngày 13/05/2014, lúc 13h30, trong khi mọi người đang mải mê với công việc, công ty nhận được tin từ bên an ninh báo cho biết đang có nhóm biểu tình chống Trung Quốc rất lớn, lợi dụng tình hình rối ren đập phá, cướp bóc… đang tiến về Linh Trung.
Ngay lập tức, chúng tôi triệu tập ngay cuộc họp với các quản lý các bộ phận để lên kế hoạch ứng phó bảo vệ cho nhà máy và công nhân (công ty chúng tôi có hơn 2000 nhân viên). Trong khi chờ các quản lý đến phòng họp, tôi liền chạy ra ngoài quan sát tình hình. Những âm thanh gào thét, la lối, giận dữ vang vọng từ xa tới… Phía trước mặt là Công ty Freetrend của Đài Loan (có hơn 6000 công nhân) đang rất hỗn loạn, cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ chống Trung Quốc rợp trời, những tiếng la hét “đả đảo Trung Quốc”, “Việt Nam, Việt Nam” vang rền. Tình hình như ong vỡ tổ, một số công nhân của chính Công ty này kêu gọi đình công, nhiều công nhân tìm cách thoát ra ngoài để lánh nạn, mặt khác hàng trăm người kích động biểu tình từ bên ngoài chen lấn giẫm đạp nhau để vào phá Công ty Freetrend.
Không còn nhiều thời gian để quan sát, thấy có vài chiếc ô tô của công ty mình đậu ngay sát cổng ra vào, tôi vội cho lùi vào sâu trong Công ty. Một mặt, điều động các nhân viên bảo vệ Yuki đang làm nhiệm vụ tại Công ty khóa chặt tất cả các cổng chính và cổng phụ, gọi điện cho Công ty bảo vệ tăng cường lực lượng, triệu tập nhân viên bảo vệ từ ca tối lên Công ty ngay. Đốc thúc kiểm tra bình cứu hỏa, vòi rồng… trong tình trạng sẵn sàng. Khi quay về phòng họp, các quản lý đã ở đó, mọi người còn ngơ ngác chưa hiểu vì sao có cuộc họp bất thường này. Tôi liền triển khai một số việc cơ bản:
- Tình hình biểu tình diễn ra hết sức nguy cấp, nhiều kẻ lợi dụng cơ hội vào phá công ty.
- Các quản lý chuẩn bị ngay mỗi nhóm 20 công nhân tin cẩn để ứng phó trong trường hợp công ty bị tấn công.
- Ngăn cản không cho công nhân trong nhóm của mình rời khỏi vị trí.
- Tuyệt đối bất bạo động và không phản kháng người biểu tình.
- Chuẩn bị ngay việc chữa cháy cho công ty.
Vừa chưa dứt lời, một nhân viên văn phòng tung cửa phòng họp chạy vào la lên cho biết cổng chính Công ty đã bị xô đổ rồi và đám biểu tình đã tràn vào trước sảnh của Công ty. Lúc này là 14 giờ 10 phút.
Tôi vội vàng chạy ra, thì hỡi ôi, cánh cổng sắt rộng chừng 10 mét, cao 2 mét đã bị xô đổ và bị kéo đi cách vị trí của nó 10 mét, đám đông tràn vào trước Công ty chừng 200 người, còn ngoài cổng Công ty, ngoài đường chính số lượng người biểu tình lên đến cả ngàn người. Họ phóng thẳng xe máy vào trong Công ty, thường thì một nam chở 1 nữ. Trên tay họ cầm đủ thứ các loại hung khí như búa tạ, xẻng, cuốc, thanh kim loại, một nhóm khác với nồi niêu xoong chảo trên tay, bình nước rỗng, trên vai họ quấn cờ Tổ quốc… họ gõ và la hét um sùm. Một cây bonsai cổ thụ trong chậu lớn bị 1 đám thanh niên nhổ phăng đi. Một tên đi đầu cầm búa giáng 1 phát vào cửa kính cường lực nhưng may mắn không bể. Một nhóm khác phá tung cửa phòng họp nơi đang huấn luyện nhân viên mới và la hét yêu cầu mọi người phải ra ngoài.
Thật hú hồn, nếu không dời xe đi thì đã bị cổng đổ đè lên và xe cộ đã bị đập phá mất rồi.
10 thanh niên bảo vệ Yuki ở cổng chính này đang làm nhiệm vụ vẫn trụ vững lại không bỏ chạy nhưng không biết phải ứng phó thế nào. Thấy tình hình quá căng thẳng, tôi quay lại báo cho các quản lý phải chạy về ngay bộ phận mình và hạ cửa cuốn xuống ngay lập tức để ngăn ngừa họ tấn công vào các phân xưởng. Mọi người liền túa đi các nơi bảo nhau đóng cửa lại.
Tiếp đó tôi vội quay lại bên đám biểu tình để xem yêu sách họ là gì, lúc đó các bảo vệ Yuki lao theo ngăn lại, họ không cho tôi đến và nói anh để đó cho tụi em lo.
Tiếp theo họ chạy lại trước đoàn biểu tình, chắp tay lạy liên tục để xin họ đừng đập phá. Lúc này nhân viên nữ trong văn phòng, nhân viên công đoàn trong Công ty… chạy ra tiếp ứng. Đoàn biểu tình liên tục quát mắng “chúng mày là công ty nước nào”, “tại sao công cho công nhân về để đi biểu tình”?
Nhân viên của Công ty liên tục chỉ lên cờ Mỹ và cờ Việt Nam treo trước Công ty, giải thích đây là Công ty Mỹ liên doanh với Việt Nam, không liên quan gì đến Trung Quốc. Thái độ của đám đông có vẻ hớt hung hăng hơn, nhưng họ vẫn quát “tụi bay chứa bất kỳ 1 thằng Trung Quốc nào thì tao sẽ giết chết”. Tiếp đến 1 nhóm hơn 50 người cầm cờ quạt tiến đến phân xưởng ST, đây là phân xưởng sản xuất đồ điện tử có hơn 200 công nhân đang làm việc.
Lúc này cửa cuốn đã đóng kín mít, một nhóm thanh niên dùng thanh sắt to nạy cửa lên, rồi họ cùng nhau nâng được cánh cửa lên chừng 1 mét và chuẩn bị tiến vào. Tuy nhiên lực lượng nhân viên nữ của văn phòng tiếp tục bài năn nỉ khóc lóc, sau một hồi chửi bới và răn đe, cả bọn lên xe máy gào rú phóng đi.
Trong lúc cực kỳ nguy khó này, chúng tôi tìm mọi cách liên lạc kêu cứu để được giúp đỡ: công an phường, cảnh sát, ủy ban phường, ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất (Hepza)… nhưng không cách nào liên lạc được…
Sau hơn 20 phút kể từ lúc họ phá cổng chính và rút đi, tưởng đã được yên ổn, nhưng trên đường đi phá phách họ ghé vào cổng phụ của Công ty cách đó chừng 100 mét so với cổng chính và tiếp tục la hét đòi vào trong nhà máy thứ 2 của Công ty, có lẽ họ nghĩ đây là một công ty khác. Những tên cầm búa thì đập phá cổng và định xô đổ cổng lần thứ 2, thành phần khác thì hè nhau bẻ cong các thanh sắt của hàng rào, biển đăng tuyển dụng của Công ty bị họ xé phăng đi. Lần này nhân viên của Công ty lại ra năn nỉ và lạy lục, giải thích là phía bên này và bên kia cùng chung một Công ty. Sau chừng 10 phút đôi co, bọn họ bỏ đi nhưng không quên hù dọa là ngày mai không được làm việc và quay sang tấn công Công ty QMI của Trung Quốc bên cạnh.
Ngay sau khi đám biểu tình rút đi khỏi Công ty, nhân viên quản lý của khu chế xuất đến ngay trước công ty và liên tục áp lực để chúng tôi cho nhân viên ra về, nếu không họ lo sợ đám biểu tình sẽ tiếp tục sẽ quay lại phá Công ty.
Đúng 15h, CEO của Công ty đã đến và chúng tôi triệu tập cuộc họp với các quản lý lần thứ 2 để tìm cách ứng phó. Đến lúc này chúng tôi đã có thêm nhiều thông tin mới, tình hình ở khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP), Mỹ Phước, Đồng An… rất nghiêm trọng, nhiều công ty bị đập phá, bị đốt… Bên phía Công ty bảo vệ Yuki cũng cho biết họ phải rút lui khỏi một vài nhà máy để bảo toàn tính mạng cho nhân viên, sự việc rất rối ren.
Được sự tư vấn của của nhiều người, trong cuộc họp chúng tôi thống nhất như sau:
- Công ty phải in nhiều khẩu hiện lên án hành động Trung Quốc tại biển Đông và treo trước cổng.
- Giăng nhiều cờ của Việt Nam và cờ của quốc gia đầu tư phía trước.
- Thành lập lực lượng phản ứng nhanh và trong đêm nay phải trực ở Công ty.
- Chuẩn bị việc phòng cháy chữa cháy.
- Chuẩn bị cờ quạt sẽ cấp cho 1 bộ phận chừng 100 người, nội trong ngày mai nếu đoàn biểu tình quay lại, sẽ cho bộ phận này tham gia đoàn biểu tình.
- Lực lượng hậu cần chuẩn bị cơm nước cho những người ở lại.
- Tuyệt đối bất bạo động và không dùng vũ lực chống đoàn biểu tình.
Việc treo khẩu hiệu chống Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam đặc biệt quan tâm và cấp bách, tuy nhiên khi đi in thì mất rất nhiều thời gian. Nhân viên phụ trách việc này phải xếp hàng chờ từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối mới mang được khẩu hiệu về vì có quá nhiều công ty cũng có nhu cầu tương tự.
Đến 18 giờ, tình hình tạm lắng dịu, tôi rời Công ty ra về. Ngoài cổng khu chế xuất, lác đác vài công an mặc áo vàng, dân phòng vài người đang đứng gác, lực lượng bảo vệ khu chế xuất đứng túm tụm… Tuy nhiên khi ra đường chính thì rất nhiều người tụ tập rất đông, nét mặt rất hung hãn, họ đứng nhóm này nhóm nọ trên đường kéo dài cả cây số… trên đường về nhà thấy nhiều tốp thanh niên cầm cờ diễu hành như hồi kỳ Việt Nam đá banh thắng trận ở Seagame… Không ngờ đây là dấu hiệu của một cuộc bạo loạn kinh hoàng sẽ xảy ra trong vài giờ sắp đến.
Phần 2 – Bão lửa
Về đến nhà, lo cơm nước cho mấy đứa nhỏ xong thì tôi lại nhận được điện thoại báo về tình hình bên trong và bên ngoài Linh Trung đang diễn biến rất xấu. Đã có hàng ngàn người tụ tập trước cổng khu chế xuất. Dự đoán đêm nay sẽ có bạo động. Chúng tôi suy tính, nếu không có người đại diện có mặt, nhân viên và bảo vệ ca đêm có nguy cơ bỏ chạy hết mặc dù kẻ xấu chưa vào Công ty, thì lúc đó nguy cơ đổ vỡ rất cao.
19h tôi dắt xe máy chạy tiếp vào Công ty xem tình hình thế nào và động viên anh em.
Trên đoạn đường từ tỉnh lộ 43 vào khu chế xuất, các nhóm tụ tập nhỏ lẻ lúc chiều đã gom thành bè lũ dương oai diễu võ trên đường như bọn kiêu binh. Một màu đỏ chói kéo dài hàng cây số. Họ phóng xe bạt mạng, tay cầm những thanh sắt dài cho cạ xuống đường tạo ra những âm thanh ghê rợn, mặt đường tóe lửa. Có xe chở cả phụ nữ và trẻ em, dường như họ trong cùng một gia đình để tuần hành và la hét. Quang cảnh loạn lạc như không có sự tồn tại của pháp luật ở đây. Quản lý ca đêm có gọi cho tôi báo là cảnh sát cơ động đã được triển khai ở các cổng khu chế xuất, không cho ai ra vào, anh ta có nói chắc là tôi sẽ không vào được bên trong đâu và tình hình chắc sẽ ổn thôi.
19h20 thì tôi đến gần cổng khu chế xuất, nhưng không thể vào bên trong ngay. Trước cổng khoảng 200 cảnh sát cơ động đầu đội mũ sắt, tay cầm khiên và dùi cui đứng xếp thẳng hàng. Phía đối diện là đám đông rần rần la hét chửi bới muốn vào bên trong. Đôi co khoảng 20 phút, đoàn biểu tình có dãn ra đôi chút và rút ra xa hơn một chút. Nhưng sau đó tôi thấy nhiều đám đông từ xa đến tiếp viện cho nhóm đang tụ tập trước cổng, càng lúc càng đông nhập thành 1 nhóm. Tay họ cầm theo ống sắt, gạch đá, xẻng, cuốc… có những cô gái tuổi chừng đôi mươi liên tục chửi thề và ôm từng bó các thanh sắt để tiếp ứng cho đám đông. Lợi dụng thời gian này, tôi chạy về phía cổng nhưng cảnh sát họ không cho vào. May mắn anh K là tổ trưởng bảo vệ khu nhận ra tôi nên chạy ra bảo lãnh, thế là tôi vào được bên trong.
19h40 tôi đã vào trong Công ty. Gặp mặt các anh em ở lại, ai cũng mừng và lo lắng. Một vài quản lý do lo lắng với tình hình chung nên có người ở lại từ chiều, có người mới đến, IT cũng có người vô để trực, bộ phận bảo trì, xây dựng đều có mặt đủ cả. Lúc này là đang giờ làm việc của ca 2, trong cả khu chế xuất hình như chỉ còn mỗi Công ty này hoạt động, đèn đuốc sáng choang. Tôi nghĩ nếu họ lọt vào đây, chắc thế nào Công ty cũng là nơi họ chú ý nhất. Chúng tôi vội vàng phân chia nhau chạy đi kêu công nhân tắt bớt một nửa số đèn và kéo rèm che lại hết. Mặt khác, cử một nhân viên lanh lẹ ra gần cổng để báo tình hình cho bên trong.
20h: Điện thoại cho biết đám đông đang đánh nhau dữ dội với cảnh sát, gạch đá bay ngút trời.
20h15: Điện thoại cho biết hàng rào cảnh sát chắc không trụ nổi.
20h20: Điện thoại cho biết cảnh sát không ngăn nổi đám đông bạo loạn và đã rút lui. Mọi người trong công ty cần phải bảo trọng.
Anh chỉ huy bảo vệ của Công ty tôi đang là 1 đại úy dự bị của quân khu 7, thỉnh thoảng anh vẫn xin nghỉ vài tuần để trở lại quân ngũ luyện tập, anh gốc người Củ Chi gan lì nhưng đến lúc này cũng thật sự hốt hoảng khi nghe những tiếng bước chân rầm rập, tiếng gào thét và chửi bới của đoàn người hung hãn. Anh hét lên “tụi nó đã tràn vào khu rồi anh ơi”. Nhìn ra ngoài đường bên hông Công ty, đi đầu là cả ngàn xe máy gầm rú, bên lề đường chạy theo lúp xúp là đám trai tráng cầm gậy sắt kéo lê trên mặt đường, đoàn người đi kéo dài gần 1 km kín cả mặt đường. Quá sợ hãi, chúng tôi quyết định phải tắt điện toàn Công ty ngay lập tức, các cửa cuốn đóng xuống hoàn toàn. Toàn bộ công nhân không được ra ngoài. Họ đứng trong bóng tối nhìn qua khe cửa quan sát lấm lét. Lúc này chỉ còn chừng 20 người có trách nhiệm đứng trước sân Công ty giả vờ như mọi chuyện đang bình thường. Như một con rắn khổng lồ trườn mình, đoàn người di chuyển dọc bên hông của Công ty, rồi đến trước mặt Công ty, cái đuôi của đoàn người còn dài ra mãi. Chúng tôi hồi hộp nín thở. Liệu họ có ghé vào Công ty như hồi chiều?
Căng thẳng tột cùng, nhìn đám người như đàn kiến lửa này tôi ước lượng Công ty sẽ ra cám ra tương. Vài giây sắp đến, có thể mọi thứ sẽ thành tro bụi. Thôi thế là hết.
Quay sang một quản lý đứng gần, tôi nói “không ai có thể cứu Công ty mình được nữa rồi, ngoại trừ ông trời có che chở hay không mà thôi”.
1 giây, 2 giây, 3 giây… toán đầu tiên phóng xe máy vụt qua cổng chính, đầu thứ 2, nhưng mục tiêu của nhóm này là công ty nào?
1 phút sau, chúng tôi nghe tiếng kính bể như mưa rào, tiếng cổng bị đổ sập, tiếng bờ tường bị đục phá, tiếng đám đông la hét, tiếng đả đảo Trung Quốc… vang lên hỗn loạn. Thì ra họ đập phá công ty QMI của Trung Quốc ngay sát vách.
QMI là một công ty may gia công rất lớn có trụ sở ở nhiều khu công nghiệp. Trước kia có lẽ do khu vực Linh Trung này hay bị đình công, họ rút về Tân Tạo hoạt động, gần đây thấy họ sửa chữa, thay mới toàn bộ kiếng ở trước công ty, sơn phết lại đẹp đẽ lắm. Bề rộng khoảng chừng hơn 500 mét, nhà xưởng chừng 2 héc ta, nhìn vào rất sáng sủa, khang trang. Tuần trước tôi nhận được điện thoại của một phụ nữ xưng tên là H, là tổng vụ của công ty. Chị vui vẻ cho biết công ty sẽ khôi phục lại hoạt động ở Linh Trung, sắp về làm hàng xóm với chúng tôi và có hẹn mời đi uống cà phê để giao lưu và hỏi thăm một số thủ tục, vậy mà giờ đây đã đổ bể tan tành.
Vừa lúc nãy, có 4 anh bảo vệ cho QMI sang bên chúng tôi xin nước, các anh nói lúc chiều đoàn biểu tình đã ghé qua đe dọa, các anh đã lạy lục van nài nói tránh đây không phải là công ty Trung Quốc và họ đã bỏ qua. Giờ đây khi đám đông điên cuồng phá phách, trong cơn sợ hãi tột độ, bảo vệ QMI đã vùng ra leo rào chạy mất tăm.
Chúng tôi đứng lặng im chứng kiến cảnh phá phách kinh hoàng này. Hoàn toàn bất lực và hoảng sợ, giống như đàn sói đang tấn công từng con cừu trong đàn, đàn cừu co rúm lại mà không thể phản kháng được gì. Chúng ta hoàn toàn bất lực, không thể kêu cứu ai, không thể cậy nhờ vào chính quyền, khi không thấy bóng dáng một cảnh sát, một người thi hành pháp luật…. Vài ngày sau khi bình tĩnh lại, chúng tôi mới biết nhóm biểu tình lúc chiều đi phá phách nhưng có nhiệm vụ nhận diện các công ty, còn buổi tối là đòn đánh tổng lực để hạ gục các con mồi mà họ đã chọn.
Lúc 21 giờ, sau khi đã đập phá QMI tan tành, biển người quay đầu lại do QMI nằm ở cuối đường, nghĩa là họ lại qua Công ty chúng tôi lần thứ 2. Thần kinh chúng tôi căng ra vì bị thử thách.
Đám dẫn đầu lại vượt ngang qua cổng phụ, rồi qua cổng chính, chúng tôi tin mình đã thoát nạn ít nhất vào lúc này. Nhưng không, một nhóm 20 người thuộc tốp giữa tách đoàn ghé vào cổng của Công ty, bên ngoài cả đám đông dừng lại. Nhóm này tiến đến bẻ lá cờ Việt Nam và cờ Mỹ đang treo trước cổng và quăng đi.
Bảo vệ nhận diện đây là nhóm công nhân trước kia từng làm ở Công ty và bị kỷ luật, nay họ quay lại muốn thanh toán mọi ân oán chăng? Một anh bảo vệ lớn tuổi leo lên cổng nói “các em là nhân viên cũ của Công ty, các em biết đây không phải là Công ty Trung Quốc mà, các em hãy bỏ qua đi”. Nhóm này gườm gườm một lúc, đám đông phía sau có vẻ thăm dò. Đột nhiên một người trong nhóm nhân viên cũ quay lại khoát tay ra dấu bỏ qua, thế là cả nhóm lại hòa vào dòng người và trở ra.
Sau này khi nói chuyện với các công ty khác, tôi được biết thêm nhiều công ty bị nhân viên cũ quay về cướp phá, họ biết hàng hóa, vật tư, tiền bạc… để ở đâu và lục lọi rất nhanh, vì thế thiệt hại càng nặng nề hơn.
10 phút sau khi rời khỏi QMI và băng qua Công ty chúng tôi, họ quay sang tấn công Freetrend lần thứ 2 trong ngày. Lúc này là 21 giờ 15 phút.
Freetrend là công ty chuyên may gia công giày cho Nike, cơ ngơi rất đồ sộ, riêng nhà để xe đã cao mấy tầng lầu. Số lượng chuyên gia từ Đài Loan – Trung Quốc có hàng trăm người làm việc trực tiếp với nhân viên người Việt. Có lẽ vì thế họ bị đám đông bạo loạn để ý hơn các công ty khác trong khu Linh Trung.
Do Freetrend nằm cách Công ty chúng tôi chừng 150 mét nên những gì xảy được quan sát rất rõ. Freetrend nằm cách các xe bít bùng là nơi đóng quân của cảnh sát cơ động chừng 500 mét nhưng mặc nhiên bị đánh phá rất ác liệt. Hàng ngàn người chiếm giữ công ty trong hàng giờ liền và tha hồ vơ vét. Đám đông cướp phá rất nhiều giày dép và chuyển ra ngoài rất công khai. Có kẻ vừa mang giày mới vào chân, trên tay cầm vài đôi, còn trên vai thì tròng thêm vài đôi nữa. Bọn họ rất hả hê với chiến lợi phẩm được khuân đi. Sau khi lớp này mang ra khỏi cổng thì lớp khác quay lại hành sự tiếp.
Khoảng 21 giờ 45, chúng tôi thấy 3 xe cảnh sát cơ động được đến tiếp ứng cho Linh Trung và chạy qua Freetrend nhưng không thấy dừng lại, có lẽ họ chạy ra cổng sau của khu chế xuất và chốt lại ở đó.
Sau này trong cuộc họp với các doanh nghiệp, tôi được biết thời điểm đó cảnh sát phải ưu tiên giải cứu người nước ngoài và mang họ đem đi giấu hơn là bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Đến gần 3 giờ sáng mới giải cứu hết số người này. Dĩ nhiên đó là một giải pháp hợp lý khi lực lượng quá mỏng không thể trấn áp nổi đoàn người bạo loạn.
Khoảng 22 giờ, sau khi đã đập phá cướp bóc chán chê, Freetrend bị đốt cháy, khói đen cuộn lên cao ngút trời…
10 phút sau xuất hiện 1 xe cứu hỏa của Linh Trung vào dập lửa. Liền sau đó 3 xe cứu hỏa tiếp theo gào rú lao vào rồi tiếp nữa nhiều xe cứu hỏa tiếp ứng. Do công ty bị đốt cháy, nên nhóm bạo loạn tạm thời rút ra, trở ngược ra cổng chính của Linh Trung.
Trên đường rút ra, nhóm này càng lúc càng say máu và họ họp với một nhóm mới hình thành từ ngoài cổng tiến vào và đập phá công ty Sprinta Vina chuyên về gia công hàng may mặc xuất khẩu sát ngay bên hông Công ty chúng tôi. Bảo vệ và nhân viên chạy trốn tan tác, từng đoàn thanh niên tay cầm ống tuýp nước quật thẳng vào cửa kiếng, rồi họ quay sang bãi xe ô tô đập phá tan tành, tiếp theo từng nhóm xông vào bên trong khiêng ra nhiều bao quần áo và khuân đi.
22h30 nhiều xe chở cảnh sát cơ động được tăng cường và tụ tập tại Freetrend.
Lúc này, sau nhiều giờ để cho đám bạo loạn hoành hành và không can thiệp, có lẽ cảnh sát cơ động đã tập hợp được lực lượng, họ xếp thành hàng ngang giăng kín con đường và bắt đầu phản công.
Chúng tôi nghe nhiều loạt đạn vang lên, đám đông bắt đầu hỗn loạn và quay đầu bỏ chạy. Ở ngoài cổng, một số lực lượng khác đã bắt đầu giữ một vài tên côn đồ và lôi vào góc khuất đấm đá.
Lực lượng cơ động lên đến gần 1000 người và họ giơ khiên lên áp sát đám phiến loạn, dồn họ từ phía Freetrend đi ngang qua Công ty chúng tôi và dồn đám người này đẩy ra khỏi cổng chính khu chế xuất. Đám đông ô hợp giờ đã suy yếu sau nhiều giờ tác oai tác quoái và chính thức bỏ chạy rồi tan rã.
11h30 tình hình tạm lắng dịu. Tôi đi ra ngoài cổng chính của Công ty, rất nhiều chiến sĩ nằm la liệt trên đường, họ đã quá mệt mỏi và mang nhiều thương tích. Ngoài kia 2 xe cứu thương đang đến và mang đi những người cần được cứu chữa.
Biểu ngữ chống Trung Quốc được căng lên trong đêm để xoa dịu người biểu tình và để bảo vệ công ty.
Phần 3 – Những câu chuyện bên lề
Ngày hôm sau khi vào Công ty đi làm, hầu hết mọi người không hề biết tối qua Công ty đã trải qua những giờ phút đứng trên bờ sống chết và toàn khu Linh Trung đã rùng mình chao đảo. Họ xôn xao bàn tán về những công ty bị đốt cháy ở phía Bình Dương như Công ty giày Duy Hưng của Trung Quốc, Công ty sản xuất xe đạp Asama của Đài Loan và rất nhiều công ty khác bị cướp phá đã phải tạm thời đóng cửa.
Tôi đã thấy nhiều công nhân than khóc trên đường đi làm vì không còn việc làm cho họ nữa, họ phải quay về nhà trọ. Chỉ có vài công ty trên tổng số hàng trăm công ty trong khu chế xuất này làm việc này hôm nay.
Đến 10 giờ sáng chúng tôi tiếp tục bị một nhóm côn đồ chừng 100 người đến trước công ty đòi chúng tôi cho công nhân nghỉ làm việc mặc dù khi đó hàng trăm cảnh sát cơ động còn đóng quân trước cổng khu chế xuất.
Đến 14 giờ, chúng tôi được triệu tập tham dự một cuộc họp do Hepza (ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức với sự có mặt của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Mạnh Hà để trấn an các doanh nghiệp.
Đại ý ông Hà cho biết các doanh nghiệp phải quay về hoạt động ngay lập tức, có như thế các phần tử cơ hội khó có thể rủ rê và gây ra biểu tình lần nữa. Mặt khác, thành phố cam kết bảo vệ hoạt động cho các doanh nghiệp, bảo vệ phẩm chất, danh dự của con người cũng như tài sản của công ty. Ông cũng kêu gọi doanh nghiệp nào có video clip về các hoạt động phá hoại thì cung cấp cho các cơ quan chức năng để xử lý những kẻ gây rối đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp đặt vấn đề khi nào tình hình ổn định trở lại thì ông cho biết sẽ cố gắng hết sức và không thể trả lời cụ thể được.
Và tại đây, đại diện của Freetrend đã khóc ngon lành khi phát biểu và tôi đã nghe các câu chuyện thật thương tâm từ các doanh nghiệp khác. Họ đã quá sợ hãi và không biết khi nào có thể trở lại sản xuất bình thường được.
T.V.
Chú thích:
(*) Tên bài viết lấy từ tên truyện của tiểu thuyết “Ngày dài bất tận” kể về D-day, ngày lịch sử mà quân đội Đồng minh đổ bộ vào Normandy.
Nguồn: http://thoisucongnghe.wordpress.com/2014/05/15/ngay-dai-bat-tan/#more-897
Đi giữa dòng bạo động
Đi giữa dòng bạo động (P.2)
Đám đông đang “ngắm nghía”, chuẩn bị tràn vào đập phá một công ty.
Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.
Chúng tôi quyết định đảo một vòng qua các chốt dân phòng, đồn công an để tìm hiểu tình hình. Trong khu vực có bạo loạn, hầu hết đều vắng lặng. Thậm chí các chốt gác dân phòng, chốt an ninh của khu công nghiệp đã bị đập phá tan hoang. Không còn ai trực ở đó nữa. Những người bạo động thành từng đoàn, chạy đi chạy lại như chốn không người. Sự sợ hãi của các nhân viên bảo vệ công ty đến cực độ. Khi chúng tôi ghé qua cửa một công ty để chụp lại các biểu ngữ tung hô Việt Nam như một lời van nài để yên cho họ, người bảo vệ từ phòng trực vốn đã bể hết kính cửa, vùng chạy hớt hãi. Công ty này cũng đã bị đập phá trước đó.
Tôi bấm Thy, quyết định chạy theo một vài xe, có người la hét và hung hãn như là những chỉ huy. Họ chạy vòng quanh sân công ty, háo hức tìm những thứ có thể đập, có thể đốt. Không tìm thấy, họ đạp và đập luôn những chậu cây kiểng. Tôi giữ máy ghi hình liên tục những người này, nhất là khi họ hối thúc những người khác đang phân vân về việc có nên đập phá tiếp hay không.
Cũng là điều không may, một người ngồi sau chiếc xe dẫn đầu bắt đầu chú ý chúng tôi. Người thanh niên đeo khẩu trang, lưng quấn một lá cờ đỏ, tay cầm một gậy sắt dài. Anh ta nhìn chằm chằm chúng tôi, thả gậy sắt xuống sân, kéo một đường dài tóe lửa như đe dọa. Thấy không ổn, Thy trở đầu xe, băng qua một lớp khói mù mịt do ai đó đập và xịt các bình cứu hỏa. Chiếc xe đó theo sau nhưng chựng lại một chút vì khói. Người cầm gậy sắt nhìn theo chúng tôi, sốt ruột đập gậy sắt liên tục và mạnh vào một thanh tay cầm-cầu thang bằng nhôm, có lẽ vì không theo kịp.
Chúng tôi chạy vòng ra trước công ty. Đám đông đang tràn vào các văn phòng đập phá. Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. Qua những lần nhìn thấy, chúng tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.
Quay xe ra ngoài, Văn ngoắc tay chỉ cho tôi thấy: đám đông khi nãy đòi giết thằng “Tàu” cũng vừa ập vào. Thật là họa vô đơn chí. Hôm đó, tôi lại mặc một chiếc áo màu vàng, nổi hơn bình thường, rất dễ nhận ra. Toát mồ hôi lạnh, chúng tôi lủi thật nhanh ra cửa và phóng đi. May mắn là cơn say đập phá khiến họ không kịp nhìn thấy chúng tôi giữa đám đông đang hò hét.
Lúc đó, đã gần 2 giờ chiều. Cả 3 quyết định tìm hiểu thêm tình hình ở các khu công nghiệp gần đó như Long Bình, Biên Hòa 2… xem có loạn như vậy không. Chúng tôi tiếp tục chạy lên Long Bình, vì biết có ở lại xem tiếp cũng không còn an toàn nữa.
Gần vào cửa ngõ khu công nghiệp Long Bình, chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu của những đợt bạo động sắp đến: đó là cờ và băng-rôn khẩu hiệu đang được bán giá rẻ ngay trên các con đường đi vào. Mỗi chiếc xe tấp vào, đi ra với lá cờ đỏ như dự báo điều không lành sắp đến. Tuy nhiên, nơi này an ninh có vẻ được kiểm soát tốt hơn, có lẽ do ít công ty của Đài Loan và Trung Quốc. Công an cũng thấp thoáng xuất hiện ở nơi này, tuy nhiên chủ yếu là trưng bày, để giữ yên một vài công ty chứ vẫn không thể nào kiểm soát hết được những làn người cầm cờ trống, ào ạt ra vào cửa khu công nghiệp.
Tuy vậy khi chạy một vòng khu công nghiệp để xem thử, dấu hiệu của sự bất ổn của khu công nghiệp là các băng-rôn giới thiệu mình không phải của Trung Quốc đã xuất hiện, giăng khắp nơi. Có nơi đã bị đánh sập cửa, dù có băng-rôn “Việt Nam muôn năm”. Trừ một vài công ty của Nhật còn làm việc, còn lại dường như đã tạm ngưng hoạt động.
Một đám đông cầm cờ chạy vụt về phía khu công nghiệp Biên Hòa 2. Chúng tôi lại đi theo. Con đường dẫn vào khu công nghiệp này đang vắng, vì chưa đến giờ tan ca 1, cũng như rất ít công ty còn làm việc. Nơi này cũng không an ninh. Phía ngược chiều bên đường, một chiếc xe chạy cầm cờ, người ngồi sau mang ống tuýp nước bằng sắt dài, nhìn rất đáng ngại. Xe này chạy ào ạt vào trong nội khu công nghiệp. Nếu là ngày thường, chắc chắn chiếc xe đó đã bị CSGT chận lại. Nhưng hôm nay thì khác, họ chạy như trên xa lộ tự do.
Chúng tôi phát hiện một chiếc xe khác, có 2 người mặc áo bộ đội, cũng trang bị hung khí, chạy vòng vòng quanh khu công nghiệp. Khi theo dõi 2 người này, chúng tôi nhận ra bảng số xe của họ cũng không phải người Bình Dương. Phương thức của họ khá đơn giản: Cứ chạy vòng quanh, và hò hét khi gặp vài chiếc khác. Cứ như vậy đến vòng thứ 4, thứ 5, số lượng người của họ đã lên đến vài chục. Văn gọi đó là chiến thuật tuyết lăn – khi bắt đầu lăn thì nhỏ nhưng cứ quấn thêm tuyết và to dần theo đường dốc. Quả là như vậy, khoảng 20 phút sau, nhóm này đã có trên 100 người.
Khi đã đủ đông, 2 người mặc áo bộ đội này dẫn đầu và giơ gậy hét, chỉ vào cửa các công ty “Công ty của Trung Quốc, vào đi”. Đám đông ồ lên và ào đến trước cửa. Tuy nhiên, khi khám phá đó chỉ là công ty của Thái Lan, 2 người này thất vọng và lại dẫn đầu, miễn cưỡng lên đường. Thy chở tôi và quyết định tách ra, chạy hơi vượt lên. Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.
Dần dần, chúng tôi nhận ra trong đám đông đó, có người rất tỉnh táo cho một mục đích, có người rất náo động thiếu suy nghĩ, chỉ ăn theo. Nhưng những người tỉnh táo đã kiểm soát tình hình.
Vượt qua một con đường tắt, chúng tôi ra đến ngã tư trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. Bên kia đường là 2 người công an địa phương, đeo dùi cui, mà cả giờ đồng hồ rong ruổi chúng tôi hiếm hoi mới gặp được. Đậu xe bên cạnh chúng tôi là hai thanh niên, cũng vừa trờ tới. Trong tích tắc ấy, bất ngờ từ cuối đường, một đám đông hơn trăm người cầm cờ đỏ, hò hét xuất hiện. Chúng tôi nhìn qua bên đường, xem phản ứng của 2 anh công an. Một anh quay đầu xe lại chạy ào đi, một anh khác bất chấp là đèn đỏ, băng xe chạy vụt qua mặt chúng tôi. Có giọng của người thanh niên đậu xe bên cạnh, hỏi “Ơ, thế công an không chặn đám này lại à?”. Anh thanh niên có vẻ lớn tuổi hơn, mang kính râm, trả lời lạnh lùng “Chặn? chặn cái con C.” Thy cố nhịn cười mà không được, phì ra.
Lẫn trong đám đông, tôi thấy có vài nhân viên an ninh thường phục theo dõi. Họ nhìn, và gọi điện thoại. Nhiệm vụ của họ là gì, tôi không được rõ.
Ở một đoàn khác, sau khi chạy vòng qua công ty Fujitsu của Nhật Bản, họ phát hiện thấy một công ty liên doanh, nghi ngờ là với Đài Loan. Bài bản và cách thức cũ lại xuất hiện, dù con người và nhóm hoàn toàn khác nhau. Trong khi hỏi có mở cửa không thì một người trong nhóm chỉ huy đã đem xà beng lại nạy cửa. Ban quản lý sợ hãi và cố gắng tránh mọi thiệt hại bằng cách vờ vui cười vỗ tay cổ vũ, sau đó mở cửa cho đám đông này vào khám xét. Một người đàn ông tóc bạc, có vẻ là có chức vụ của công ty đứng vỗ tay, nói lớn liên tục “vào xem tự nhiên, không có Trung Quốc đâu”. Nhân viên công ty xếp thành hai hàng, vỗ tay râm ran như đón đoàn nguyên thủ quốc gia. Trong đoàn biểu tình này, có một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, nhưng dáng vẻ rất thủ lãnh, phất tay liên tục, hét cho đám đông tiến vào. Cảm giác cay đắng lẫn lộn trong tôi khi nhìn thấy gương mặt cổ vũ, cười nhưng méo xệch của người quản lý. Hóa ra trong thời đại của chúng ta, khi nghe con người vỗ tay, không có nghĩa là đón chào hay cùng suy nghĩ nhé.
Tại sao có những người chỉ huy bí ẩn trong đám đông, và họ có những phụ tá của mình phối hợp rất ăn ý? Hầu hết những đoàn biểu tình đó, tôi luôn nhìn thấy thấp thoáng những an ninh thường phục, họ đã ghi nhận được điều gì? Một người an ninh khi đứng nhìn đám đông, thấy tôi quay hình đã quay mặt đi để tránh. Rõ ràng chính quyền đã không hoàn toàn thả lỏng, mà họ đã có cách kiểm soát theo một chiến thuật nào đó. Ngay cả việc vắng bóng các công an, CSCĐ, đó là một chiến thuật hay quyết bỏ lỏng? Công an Bình Dương sau cuộc bạo động 2 ngày, cho biết đã bắt giữ hơn 150 người, khi đám đông tiến công vào các căn nhà của Ủy ban, khi cao trào đập phá đang lên. Và nếu như vậy, đã có những chiến thuật và những phòng bị được tính toán trước?
Mọi câu hỏi chưa thể trả lời được lúc này. Điều cần nhất mà chúng ta cần là để lòng yêu nước không biến thành bạo động, người yêu nước không bị chụp mũ là những kẻ kích động. Lòng yêu nước cần hợp nhất để chống lại giặc thù, chống luôn cả những kẻ tôn thờ sức mạnh Trung Quốc. Trong khả năng của mình, tôi cùng những người bạn của mình chỉ có thể giới thiệu những nghi vấn, cho mọi người tham khảo. Sự thật và lòng yêu tự do cho đất nước này sẽ giải thoát chúng ta.
Rã rời sau một ngày chạy gần trăm cây số với những điều nghẹt thở, tôi lại ngồi xuống và viết như cho một cuộc chiến – của mình và bạn bè, anh chị quanh tôi, vốn vẫn đang miệt mài từ nhiều năm tháng: Những cuộc chiến đi tìm sự thật!
Hai người mặc áo bộ đội này, chỉ huy và luôn hô hào chỉ điểm “công ty Trung Quốc”.
Người mặc áo xanh này, cũng là một nhân vật bí ẩn,
… và lật ngửa sau khi mở cửa!
Người mặc áo xanh công nhân, ra lệnh với vẻ oai vệ cho các “phụ tá” tiến vào
Khí các “phụ tá” chậm chạp chưa thúc được người
Thấy bên dưới còn do dự, anh ta chạy xuống thúc hối,
quát tháo kêu gọi mọi người tiến vào công ty
Một công ty cháy, nhưng không thấy bóng xe cứu hỏa ở đâu
Trong cácbảng giới thiệu mình “yêu VN” để tránh bị đập phá, có cả làm thơ
Lời kêu gọi biểu tình ôn hòa xuất hiện lẻ loi
Đám đông tiến vào và đập phá một công ty
Mục tiêu chính là đập phá chứ không cần lấy đồ, hôi của
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. Trong đêm, nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhắn tin “anh buồn quá, công nhân bị lợi dụng, rồi sẽ có người chết”. Nhà báo Mạnh Kim thì gọi, giọng lo lắng “tôi quá sốt ruột nên làm một vòng coi tình hình, có gì mình liên lạc nhau nhé”. Lúc đó, tôi cũng đang chạy trên các con đường dẫn đến tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc. Thành phố im lặng, nhưng nặng nề trong lòng những người đang quan tâm đến thời sự đất nước.
Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.
Lý do của chuyến đi này được thôi thúc từ đêm trước. Ngay khi chúng tôi nhận được những hình ảnh những chiếc thiết giáp tiến vào Sài Gòn, những đoàn xe biểu tình được dẫn đầu bởi một chiếc xe Matiz bí ẩn, được chuẩn bị hình cờ búa liềm và ngôi sao, làm náo loạn nhiều con đường. Trong đêm, nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhắn tin “anh buồn quá, công nhân bị lợi dụng, rồi sẽ có người chết”. Nhà báo Mạnh Kim thì gọi, giọng lo lắng “tôi quá sốt ruột nên làm một vòng coi tình hình, có gì mình liên lạc nhau nhé”. Lúc đó, tôi cũng đang chạy trên các con đường dẫn đến tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc. Thành phố im lặng, nhưng nặng nề trong lòng những người đang quan tâm đến thời sự đất nước.
Trên đường đi đến Tân Thới Hiệp, chúng tôi được Huy Đoàn, một người bạn ở gần đó cho biết tình hình vắng lặng. Các công ty đã cho công nhân nghỉ việc và dán thông báo giới thiệu mình không là người Trung Quốc trong sự lo sợ. Chúng tôi quyết định đi ngõ ra Sóng Thần, Bình Dương, vì nghe nói có một đoàn biểu tình đang tụ tập ở đó.
Gần giữa trưa, nắng tháng 5 gắt và khó chịu vô cùng, ai cũng tìm chỗ mát để né. Vậy mà chỉ đi được một đoạn, chúng tôi tìm thấy hàng loạt các xe gắn máy cầm cờ, trống…v.v gầm rú phía trước. Trong các nhóm ào ạt đi như vậy, có đủ nữ lẫn nam. Cứ thỉnh thoảng lại nghe tiếng hô “Việt Nam Muôn Năm”, “Đả đảo Trung Quốc”… như một cách làm hiệu để đoàn không bị lạc hướng. Dự đoán các nhóm này sẽ đi về khu công nghiệp ở Sóng Thần, Bình Dương, nên chúng tôi quyết định bám theo.
Có vẻ như không có sự kiểm soát nào. Những đoạn đường mà mọi ngày, CSGT vẫn đứng khắp nơi, nay vắng lặng một cách khó hiểu. Cảm giác thật khó tả khi gia nhập vào đoàn người. Chúng tôi cảm nhận thấy một điều rất rõ, những nhóm xuống đường này đang kiểm soát thị trấn, kiểm soát thành phố mà không có bất kỳ sự ngăn chận nào. Duy chỉ có hoạt động hết sức thầm lặng và kiên trì của các nhóm dân sự xã hội ở vài nơi nhằm hạ nhiệt của các đoàn người đang lên cơn sốt. Ngay trong đoàn, chúng tôi nhìn thấy 2,3 chiếc xe với các bạn trẻ cứ chạy song song và dúi cho những người biểu tình các tờ photocopy. Tôi thúc Thy chạy vượt lên và xin một tờ. Nội dung trong đó ghi rằng “Lời kêu gọi khẩn cấp Kính gửi các bạn công nhân ở tỉnh Bình Dương và cả nước”. Với phông chữ khoảng 12pt, tràn trang giấy là lời kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và kêu gọi đừng cướp phá, sẽ bất lợi cho Việt Nam. Dĩ nhiên, có những người đọc, có những người vứt sau lưng.
Nỗ lực hạ nhiệt của những nhóm dân sự xã hội thật đáng khâm phục. Ngay trong khu Công nghiệp Sóng Thần, giữa những đám cháy và sự kích động điên cuồng của đám đông chạy đi chạy lại, gậy và cờ, hò hét, vẫn có một nhóm thanh niên im lặng dũng cảm đứng dựng băng-rôn lớn, trên đó có dòng chữ ghi “Hãy biểu tình đúng cách. Không đập phá tài sản. Không lấy tài sản”. Tim thắt lại, tôi nghĩ không biết vào những lúc đám đông ít tự chủ nhất, những lúc sự điên dại lên cao nhất, có khi nào họ trở thành những vật hy sinh hay không?
Nắng càng gắt, dường như sự điên loạn càng dâng.
Dọc con đường đi về của thị xã Thuận An, thuộc Bình Dương, thật không thể tin nổi vào mắt mình. Chúng tôi nhìn thấy hàng loạt các công ty bị đốt cháy, đập phá… quang cảnh không khác gì đã xảy ra một cuộc chiến. Gần như 100% công đã đóng cửa. Cho đến khi chúng tôi đến đây, đã là ngày thứ 3 của các cuộc bạo động, nhưng hầu như chạy suốt vài mươi cây số, tuyệt nhiên không hề thấy bóng công an, CSGT hay CSCĐ. Sự lo sợ xuất hiện ở nhiều nơi. Các ATM không hoạt động nữa, tiền rút đi. Nhiều ngân hàng tăng cường bảo vệ và được lệnh không giữ nhiều tiền mặt ở các chi nhánh có sự biến.
Công ty Song Tain là một trong những nơi có quang cảnh thê lương nhất. Cả hệ thống nhà máy bị đốt rụi. Lửa tràn ra tận ngoài đường nhựa, làm chảy và cháy đen một đoạn lớn. Hàng rào bị lật ngửa. Khắp nơi đều có dấu đập phá và sổ sách bị quăng ra sân. Khói vẫn còn nghi ngút. Nơi này dường như bị đám đông tàn phá không phải một lần. Sự chà xát và đập, cướp khiến chủ công ty phải cầu cứu. Đến trưa ngày 14/5, một nhóm khoảng 6,7 CSCĐ được điều đến và ngồi gác trong bóng mát, sau bức tường công ty. Nhưng lúc này thì có vẻ như không còn gì để bảo vệ nữa.
Một người dân ở đây cho biết có một vài công ty còn níu lại một ít tài sản như nhà kho, xe tải… thì cầu cứu CSCĐ đến bảo vệ phần còn lại, giữa hoang tàn. “Hình như là có trả tiền bảo vệ phụ ngoài giờ”, người dân này nói. Nhưng trên con đường mà chúng tôi chứng kiến hàng chục công ty bị đốt, phá, cướp… số những nơi có CSCĐ đứng giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng có vẻ gì đó nhẹ nhàng không căng thẳng lắm của người bảo vệ.
Điều đó được xác định một lần nữa khi chúng tôi chạy đến một công ty Đài Loan khác, theo dấu một làn khói đen ngùn ngụt lên trời, có thể nhìn thấy rõ từ 2,3 cây số. Nơi này không còn rõ tên họ vì bảng hiệu đã bị đập. Chữ làm bằng ximăng và nhôm thì giờ chỉ còn là những mảnh vụn rải rác. Lửa vẫn còn cháy. Một tiểu đội CSCĐ có mặt nhưng đang ngồi nghỉ trong bóng mát, ăn cơm hộp. Không có dấu hiệu nào là xe chữa cháy sẽ đến. Một cô bán nước gần công ty cho biết lửa cháy từ cuộc bạo động lúc 5,6 giờ sáng cho đến giờ, không ai dập cả, toàn bộ ban giám đốc đã đi trốn. Điều lạ là giữa những người bàng quan, có một 1,2 nhân vật ăn mặc không là công nhân đứng gần đó, mặt rất khó chịu khi chúng tôi hỏi thăm và chụp hình. Thậm chí nếu chúng tôi không nhanh chóng rời khỏi nơi đó, có thể sẽ gặp rắc rối.
Lúc này đã hơn 12g trưa, nhưng cái nóng của thời tiết vẫn không căng bằng cái nóng của thời sự. Các đoàn cầm cờ đỏ, gậy và khẩu hiệu vẫn ầm ầm đi qua, chạy về phía các công ty ở Khu công nghiệp Bình Dương. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không thấy công an. Vài chốt gác của dân phòng mà chúng tôi chạy qua đều bị đập nát, cũng không có ai trực ở đó nữa. Thành phố rộn rịp và hoang tàn.
Đi thêm một đoạn nữa, chúng tôi bị lọt vào giữa một nhóm bạo động. Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người. Các công ty mà chúng đi qua, gương mặt các nhân viên của công ty bảo vệ phái đến, rúm ró vì sợ hãi. Trước cánh cửa mọi công ty đều có treo băng-rôn: “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc”, “Tôi yêu Việt Nam”… Ai cũng biết, có thể đó là lời nói dối, nhưng lúc này, nói dối có thể cứu mạng và cứu tái sản của nhiều người. Tuy nhiên, cay đắng hơn là trước một vài cánh cổng đã bị lật đổ. Hàng rào bị phá… có cả băng-rôn “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, “Việt Nam Muôn Nam”… bị vứt chỏng trơ dưới đất. Lá bùa hộ mạng cuối cùng cũng đã không còn hiệu nghiệm ở một vài nơi.
Ở một công ty khác hợp tác làm ăn với Đài Loan, chúng tôi chạy dọc theo đường vào công ty, thấy những tờ giấy “Hoàng Sa – Trường Sa – VN” được dán như một cứu cánh để biện minh cho sự tồn tại của mình. Một cảm giác thật khó tả. Trước đây không lâu, rất nhiều người cầm hay mặc áo có dòng chữ này đã bị bắt, đã bị tù… Nay thì khẩu hiệu đó đang là miễn tử kim bài cho khá nhiều công ty Trung Quốc hay Đài Loan.
Tách đoàn hò hét, chúng tôi ghé vào công ty của Đài Loan. Bảng hiệu đã bị đập. Chỉ còn đọc được mơ hồ là Seui Yuang hay là gì đó. 3 viên bảo vệ gồm hai nữ, một nam ngồi thất thần trước công ty đổ nát. Thấy chúng tôi ghé vào, gương mặt của họ sợ hãi thấy rõ. Người bảo vệ nam, khoảng trên 50 tuổi bước ra, mặt rất căng thẳng, dù khi biết chúng tôi không phải là người biểu tình.
“Bác à, những người đập phá này có phải là công nhân không?”, tôi hỏi. “Không, họ chưa bao giờ là công nhân, họ chuyên nghiệp”, bác bảo vệ già nói, giọng thảng thốt. “Bác thấy họ là dân ở đây hay ở nơi khác đến?”. Người bảo vệ mặt đanh lại như nửa muốn trả lời, nửa muốn im lặng. Tôi quay sang hỏi cô gái bảo vệ, khoảng trên 30 tuổi, “Sao mình không gọi công an đến giúp?”. “Không ăn thua gì, họ không đến hoặc đến lúc không còn cần nữa”, cô bảo vệ nói như gào lên, giọng có vẻ tức giận pha trộn sự sợ hãi.
Tôi quay ra nhìn ngoài cửa thì thấy một đám đông bạo động đang ập đến. Nhóm dẫn đầu cũng khoảng 30 người, nhưng đằng sau sắp đến thì cả trăm hơn. Mặt cả 3 người bảo vệ biến sắc. Một trong hai cô bảo vệ nhấn số gọi công an, nhưng ít giây sau đó, thả máy xuống, thở nặng nhọc: đầu dây bên kia đột ngột bị cắt ngang.
Đám đông tràn vào sân. Tôi đứng nép vào phòng bảo vệ nhìn ra. Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe…v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn.
Ngay lập tức tức tiếng đổ vỡ vang lên. Ai đó sau lưng tôi ném một viên gạch lớn vào cửa kính tòa nhà. Linh tính như nhắc tôi nên vừa kịp né người qua, và nghe tiếng kính vỡ xoang xoảng. Tôi cầm máy chạy vào bên trong để ghi lại cảnh đập phá này. Cảnh tượng bên trong còn hãi hùng hơn. Tất cả mọi thứ bị đập nát. Kính vỡ và gãy đổ khắp mọi nơi. 2 thanh niên xông vào căn phòng trước đây có là nơi làm việc sổ sách và kéo liên tục các hộc tủ ra xem còn thứ gì có thể lấy được hay không. Cứ mỗi lần không tìm thấy, họ lại đập. Có một chi tiết tôi ngạc nhiên là chính những người cầm cờ đỏ ngoài kia, khi vào đến phòng này, khi thấy một lá cờ đỏ treo trên tường đã giật xuống. Họ là ai?
Phòng tiếp tân của công ty thì cảnh đập phá diễn ra như một lễ hội. Khắp nơi vang tiếng đổ, bể. Trước mắt tôi là một thanh niên đội nón bảo hiểm, tay cầm gậy sắt, đập liên tục vào mọi thứ trước mắt. Suýt nữa thì anh ta đánh trúng một cô gái đang lom khom nhặt một bàn phím vi tính bị vứt dưới đất. Bất ngờ anh ta quay qua nhìn tôi và chiếc máy quay chằm chằm. Biết không xong, tôi vờ bước nhanh ra khỏi nơi đó. “Thằng này ở đâu ra vậy?”, tôi nghe tiếng anh ta hỏi một ai đó. Tôi bước nhanh hơn, phía trước cổng là đám đông đang hò hét, vung gậy và cờ.
“Nói tụi ở ngoài chận nó lại”, tôi còn kịp nghe câu đó trước khi bước ra đến sân. Đoạn sân ra đến cổng chưa bao giờ dài đến vậy, mà tôi thì không thể chạy lúc này.
Bất ngờ tôi thấy Thy và Văn bỏ xe chạy vào đón tôi. Tín hiệu từ bên trong đã được truyền ra, giờ đây hơn 70-80 người cầm hung khí đón tôi ở cửa với ánh mắt đầy sát khí khiến Thy và Văn phải nhảy vào kèm tôi ra. Nhưng dường như không kịp rồi. Một thanh niên tóc nhuộm vàng, mặt không thể là công nhân, nhìn mặt tôi, hỏi lớn bằng giọng Thanh Hóa “Này, này, chú kia!”.
Lao nhao trong đám đông đó, tôi nghe thấy tiếng hô “Nó là Tàu, đập nó chết đi!”. Có tiếng hò reo sau lời hô đó. Tôi giữ mặt lạnh, quay sang người thanh niên tóc vàng, trả lời lớn, để mọi người có thể nghe thấy tôi nói tiếng Việt “Có chuyện gì không?”
Dường như mọi thứ hơi chựng lại một chút. Một người khác có vẻ hung hăng hơn “Mày vào đây quay phim làm gì?”. “Để coi”, tôi đáp, chân bước nhanh ra ngoài, liếc mắt thấy mấy người bạn đã quay đầu xe, nổ máy. “Mày là nhà báo à?”. Lại nghe có tiếng nói “ĐM, nó giả dạng đó, đập nó!”. Tôi phải làm tỉnh, quay người lại, cười lớn “Tao mà nhà báo cứt gì!”. Thoáng thấy 3 người bảo vệ đứng đờ người nhìn tôi. Không biết là họ sợ cho tôi, hay sợ cho chính bản thân họ lúc này. Ngay sau đó, tôi leo lên xe Thy. Xe vọt đi. Đám đông nhìn theo, may mắn là những người đó chưa đủ say máu để đuổi theo.
Trên đường đi, Văn nói bên ngoài lao nhao nói tôi là người Hoa (nhìn cũng có vẻ giống nhỉ) nên phải đập cho chết. Thật là may, tôi biết nói tiếng Việt. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, tôi nghe tin từ khu công nghiệp Mỹ Xuân 2, gần Bà Rịa, cho biết một người Trung Quốc vừa bị đánh phải đi cấp cứu. Anh ta cũng không kịp giải thích mình là một ông chủ đầu tư hay là một du khách vì đám đông đã quá khích, không còn nghe. Tôi rùng mình và chợt nghĩ lại, nếu khi nãy, họ không còn nghe giải thích, có lẽ tôi cũng đang nằm trên một chiếc xe cấp cứu.
(Phần 2 – Những nhân vật bí ẩn trong dòng người)
==================================================
Những hình ảnh khác:
Công ty bị đốt, nhưng mọi thứ vẫn lặng lờ. Người áo xanh theo dõi và nhìn chúng tôi với ánh mắt rất khó chịu
Những người đến đập phá có chủ đích rất chuyên nghiệp. “Họ không là công nhân”, các bảo vệ của công ty cho biết.
Người thanh niên này đập phá mọi thứ, không cần lý do. Ít phút sau, anh ta suýt đánh trúng cả người phụ nữ gần đó.
Một công ty bị nghi ngờ là của Trung Quốc đã bị đốt nhiều lần trong một ngày, bị đập phá và cướp đến tan hoang.
Đám đông dẫn đầu bạo động chỉ vài mươi người, có chủ đích hẳn hoi. Họ luôn khích động và gào lên “Công ty Trung Quốc” để mọi người tràn vào đập phá mà họ muốn.
Đi giữa dòng bạo động (P.2)
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Vì muốn để người đọc dễ tìm kiếm liền mạch, xin được giữ lại tựa cũ, chỉ đánh dấu là phần 2. Thật ra, tôi muốn đặt phần viết này cái tên “Những nhân vật bí ẩn trong dòng người” nhằm muốn nhấn mạnh thêm những điều lạ lùng mà chúng tôi chứng kiến, mà từ đó, chúng tôi tin rằng đó là những điều bất thường, không đơn giản là bạo động “tự phát”.
Đám đông đang “ngắm nghía”, chuẩn bị tràn vào đập phá một công ty.
Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3 chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người. đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.
Chúng tôi quyết định đảo một vòng qua các chốt dân phòng, đồn công an để tìm hiểu tình hình. Trong khu vực có bạo loạn, hầu hết đều vắng lặng. Thậm chí các chốt gác dân phòng, chốt an ninh của khu công nghiệp đã bị đập phá tan hoang. Không còn ai trực ở đó nữa. Những người bạo động thành từng đoàn, chạy đi chạy lại như chốn không người. Sự sợ hãi của các nhân viên bảo vệ công ty đến cực độ. Khi chúng tôi ghé qua cửa một công ty để chụp lại các biểu ngữ tung hô Việt Nam như một lời van nài để yên cho họ, người bảo vệ từ phòng trực vốn đã bể hết kính cửa, vùng chạy hớt hãi. Công ty này cũng đã bị đập phá trước đó.
Chúng tôi lại quyết định nhập vào một đám đông khác, đang gầm gừ trước cửa công ty khác, tên liên doanh bằng nhôm đã bị đập, chỉ còn chữ Việt Nam. Rồi đột nhiên một giọng Trung Bắc, kiểu giọng Nghệ An hét lên “vào đập đi anh em”. Cả đoàn người bị kích động rú ga tràn vào sân công ty, ập đến mọi nơi. Tiếng thùng gõ rầm rập. Người bảo vệ im lặng, nép mình, lùi lại. Thậm chí anh ta không dám nhìn theo những người cầm đầu vì sợ mang vạ.
Tôi bấm Thy, quyết định chạy theo một vài xe, có người la hét và hung hãn như là những chỉ huy. Họ chạy vòng quanh sân công ty, háo hức tìm những thứ có thể đập, có thể đốt. Không tìm thấy, họ đạp và đập luôn những chậu cây kiểng. Tôi giữ máy ghi hình liên tục những người này, nhất là khi họ hối thúc những người khác đang phân vân về việc có nên đập phá tiếp hay không.
Cũng là điều không may, một người ngồi sau chiếc xe dẫn đầu bắt đầu chú ý chúng tôi. Người thanh niên đeo khẩu trang, lưng quấn một lá cờ đỏ, tay cầm một gậy sắt dài. Anh ta nhìn chằm chằm chúng tôi, thả gậy sắt xuống sân, kéo một đường dài tóe lửa như đe dọa. Thấy không ổn, Thy trở đầu xe, băng qua một lớp khói mù mịt do ai đó đập và xịt các bình cứu hỏa. Chiếc xe đó theo sau nhưng chựng lại một chút vì khói. Người cầm gậy sắt nhìn theo chúng tôi, sốt ruột đập gậy sắt liên tục và mạnh vào một thanh tay cầm-cầu thang bằng nhôm, có lẽ vì không theo kịp.
Chúng tôi chạy vòng ra trước công ty. Đám đông đang tràn vào các văn phòng đập phá. Một người giọng Thanh Hóa, đứng trên yên chiếc xe số 36, hét vào cửa sổ cho đám đông phá, đập hiệu quả hơn. “Đồng hồ kìa, bảng viết bằng kính kìa, đập hết đi”. Anh này hét lớn, phụ họa ngay sau đó là những tiếng xổn xoảng vang lên khắp nơi. Qua những lần nhìn thấy, chúng tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.
Quay xe ra ngoài, Văn ngoắc tay chỉ cho tôi thấy: đám đông khi nãy đòi giết thằng “Tàu” cũng vừa ập vào. Thật là họa vô đơn chí. Hôm đó, tôi lại mặc một chiếc áo màu vàng, nổi hơn bình thường, rất dễ nhận ra. Toát mồ hôi lạnh, chúng tôi lủi thật nhanh ra cửa và phóng đi. May mắn là cơn say đập phá khiến họ không kịp nhìn thấy chúng tôi giữa đám đông đang hò hét.
Lúc đó, đã gần 2 giờ chiều. Cả 3 quyết định tìm hiểu thêm tình hình ở các khu công nghiệp gần đó như Long Bình, Biên Hòa 2… xem có loạn như vậy không. Chúng tôi tiếp tục chạy lên Long Bình, vì biết có ở lại xem tiếp cũng không còn an toàn nữa.
Gần vào cửa ngõ khu công nghiệp Long Bình, chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu của những đợt bạo động sắp đến: đó là cờ và băng-rôn khẩu hiệu đang được bán giá rẻ ngay trên các con đường đi vào. Mỗi chiếc xe tấp vào, đi ra với lá cờ đỏ như dự báo điều không lành sắp đến. Tuy nhiên, nơi này an ninh có vẻ được kiểm soát tốt hơn, có lẽ do ít công ty của Đài Loan và Trung Quốc. Công an cũng thấp thoáng xuất hiện ở nơi này, tuy nhiên chủ yếu là trưng bày, để giữ yên một vài công ty chứ vẫn không thể nào kiểm soát hết được những làn người cầm cờ trống, ào ạt ra vào cửa khu công nghiệp.
Tuy vậy khi chạy một vòng khu công nghiệp để xem thử, dấu hiệu của sự bất ổn của khu công nghiệp là các băng-rôn giới thiệu mình không phải của Trung Quốc đã xuất hiện, giăng khắp nơi. Có nơi đã bị đánh sập cửa, dù có băng-rôn “Việt Nam muôn năm”. Trừ một vài công ty của Nhật còn làm việc, còn lại dường như đã tạm ngưng hoạt động.
Một đám đông cầm cờ chạy vụt về phía khu công nghiệp Biên Hòa 2. Chúng tôi lại đi theo. Con đường dẫn vào khu công nghiệp này đang vắng, vì chưa đến giờ tan ca 1, cũng như rất ít công ty còn làm việc. Nơi này cũng không an ninh. Phía ngược chiều bên đường, một chiếc xe chạy cầm cờ, người ngồi sau mang ống tuýp nước bằng sắt dài, nhìn rất đáng ngại. Xe này chạy ào ạt vào trong nội khu công nghiệp. Nếu là ngày thường, chắc chắn chiếc xe đó đã bị CSGT chận lại. Nhưng hôm nay thì khác, họ chạy như trên xa lộ tự do.
Chúng tôi phát hiện một chiếc xe khác, có 2 người mặc áo bộ đội, cũng trang bị hung khí, chạy vòng vòng quanh khu công nghiệp. Khi theo dõi 2 người này, chúng tôi nhận ra bảng số xe của họ cũng không phải người Bình Dương. Phương thức của họ khá đơn giản: Cứ chạy vòng quanh, và hò hét khi gặp vài chiếc khác. Cứ như vậy đến vòng thứ 4, thứ 5, số lượng người của họ đã lên đến vài chục. Văn gọi đó là chiến thuật tuyết lăn – khi bắt đầu lăn thì nhỏ nhưng cứ quấn thêm tuyết và to dần theo đường dốc. Quả là như vậy, khoảng 20 phút sau, nhóm này đã có trên 100 người.
Khi đã đủ đông, 2 người mặc áo bộ đội này dẫn đầu và giơ gậy hét, chỉ vào cửa các công ty “Công ty của Trung Quốc, vào đi”. Đám đông ồ lên và ào đến trước cửa. Tuy nhiên, khi khám phá đó chỉ là công ty của Thái Lan, 2 người này thất vọng và lại dẫn đầu, miễn cưỡng lên đường. Thy chở tôi và quyết định tách ra, chạy hơi vượt lên. Một trong hai người mặc áo bộ đội thấy chúng tôi tách đoàn, đã chỉ gậy vào chúng tôi, hét lên, giọng Thanh Hóa “đi hướng này”.
Dần dần, chúng tôi nhận ra trong đám đông đó, có người rất tỉnh táo cho một mục đích, có người rất náo động thiếu suy nghĩ, chỉ ăn theo. Nhưng những người tỉnh táo đã kiểm soát tình hình.
Vượt qua một con đường tắt, chúng tôi ra đến ngã tư trong khu công nghiệp Biên Hòa 2. Bên kia đường là 2 người công an địa phương, đeo dùi cui, mà cả giờ đồng hồ rong ruổi chúng tôi hiếm hoi mới gặp được. Đậu xe bên cạnh chúng tôi là hai thanh niên, cũng vừa trờ tới. Trong tích tắc ấy, bất ngờ từ cuối đường, một đám đông hơn trăm người cầm cờ đỏ, hò hét xuất hiện. Chúng tôi nhìn qua bên đường, xem phản ứng của 2 anh công an. Một anh quay đầu xe lại chạy ào đi, một anh khác bất chấp là đèn đỏ, băng xe chạy vụt qua mặt chúng tôi. Có giọng của người thanh niên đậu xe bên cạnh, hỏi “Ơ, thế công an không chặn đám này lại à?”. Anh thanh niên có vẻ lớn tuổi hơn, mang kính râm, trả lời lạnh lùng “Chặn? chặn cái con C.” Thy cố nhịn cười mà không được, phì ra.
Đám đông mà chúng tôi thấy tràn đến cổng một công ty Hàn Quốc. Nơi này, ban giám đốc như đã có chiến thuật đối phó, họ cho nhân viên khuân ra 5,6 thùng nước khoáng để mời, cổ vũ. Đám đông lại hò hét, giơ chai chiến lợi phẩm và chạy đi. Tội nghiệp, sự cổ vũ giống như nín nhịn cho giật cô hồn vậy.
Đám đông này cũng có người chỉ huy, và có những phụ tá. Người chỉ huy là một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen. Những người trong nhóm của anh ta đều có chung hung khí là những dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày. Đến nơi nào cần xô cửa xông vào, họ hò hét và thúc mọi người tràn vào. Ở một công ty của Singapore, quản lý đứng trên thành cửa chắp 2 tay lạy, nói khẩn khoản “Nơi này không có Trung Quốc đâu”. Đáp lại lời van xin đó, anh này hô khẩu hiệu cho đám đông hô theo “Mở cửa hay lật ngửa – Mở cửa hay lật ngửa”. Cuối cùng thì cửa phải mở, đám đông tràn vào. Những người bí ẩn đó làm hết sức hết lòng với nhiệm vụ, là thúc và nhắc mọi người tiến vào.
Lẫn trong đám đông, tôi thấy có vài nhân viên an ninh thường phục theo dõi. Họ nhìn, và gọi điện thoại. Nhiệm vụ của họ là gì, tôi không được rõ.
Ở một đoàn khác, sau khi chạy vòng qua công ty Fujitsu của Nhật Bản, họ phát hiện thấy một công ty liên doanh, nghi ngờ là với Đài Loan. Bài bản và cách thức cũ lại xuất hiện, dù con người và nhóm hoàn toàn khác nhau. Trong khi hỏi có mở cửa không thì một người trong nhóm chỉ huy đã đem xà beng lại nạy cửa. Ban quản lý sợ hãi và cố gắng tránh mọi thiệt hại bằng cách vờ vui cười vỗ tay cổ vũ, sau đó mở cửa cho đám đông này vào khám xét. Một người đàn ông tóc bạc, có vẻ là có chức vụ của công ty đứng vỗ tay, nói lớn liên tục “vào xem tự nhiên, không có Trung Quốc đâu”. Nhân viên công ty xếp thành hai hàng, vỗ tay râm ran như đón đoàn nguyên thủ quốc gia. Trong đoàn biểu tình này, có một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, nhưng dáng vẻ rất thủ lãnh, phất tay liên tục, hét cho đám đông tiến vào. Cảm giác cay đắng lẫn lộn trong tôi khi nhìn thấy gương mặt cổ vũ, cười nhưng méo xệch của người quản lý. Hóa ra trong thời đại của chúng ta, khi nghe con người vỗ tay, không có nghĩa là đón chào hay cùng suy nghĩ nhé.
Tại sao có những người chỉ huy bí ẩn trong đám đông, và họ có những phụ tá của mình phối hợp rất ăn ý? Hầu hết những đoàn biểu tình đó, tôi luôn nhìn thấy thấp thoáng những an ninh thường phục, họ đã ghi nhận được điều gì? Một người an ninh khi đứng nhìn đám đông, thấy tôi quay hình đã quay mặt đi để tránh. Rõ ràng chính quyền đã không hoàn toàn thả lỏng, mà họ đã có cách kiểm soát theo một chiến thuật nào đó. Ngay cả việc vắng bóng các công an, CSCĐ, đó là một chiến thuật hay quyết bỏ lỏng? Công an Bình Dương sau cuộc bạo động 2 ngày, cho biết đã bắt giữ hơn 150 người, khi đám đông tiến công vào các căn nhà của Ủy ban, khi cao trào đập phá đang lên. Và nếu như vậy, đã có những chiến thuật và những phòng bị được tính toán trước?
Mọi câu hỏi chưa thể trả lời được lúc này. Điều cần nhất mà chúng ta cần là để lòng yêu nước không biến thành bạo động, người yêu nước không bị chụp mũ là những kẻ kích động. Lòng yêu nước cần hợp nhất để chống lại giặc thù, chống luôn cả những kẻ tôn thờ sức mạnh Trung Quốc. Trong khả năng của mình, tôi cùng những người bạn của mình chỉ có thể giới thiệu những nghi vấn, cho mọi người tham khảo. Sự thật và lòng yêu tự do cho đất nước này sẽ giải thoát chúng ta.
Rã rời sau một ngày chạy gần trăm cây số với những điều nghẹt thở, tôi lại ngồi xuống và viết như cho một cuộc chiến – của mình và bạn bè, anh chị quanh tôi, vốn vẫn đang miệt mài từ nhiều năm tháng: Những cuộc chiến đi tìm sự thật!
Người mặc áo xanh này, cũng là một nhân vật bí ẩn,
hô hào vào thôi thúc người ta tiến vào vây các công ty
Mở cửa hay lật ngửa?”… và lật ngửa sau khi mở cửa!
Người mặc áo xanh công nhân, ra lệnh với vẻ oai vệ cho các “phụ tá” tiến vào
Khí các “phụ tá” chậm chạp chưa thúc được người
bên ngoài tràn vào, mặt anh ta bộc lộ sự tức giận
Tiến chiếm một công ty khác, chú ý những gậy
gỗ trắng cùng loại được trang bị của các “phụ tá”.
Thủ lĩnh bí ẩn của một nhóm khác (nón bộ đội, kính râm) đang phất tay, kêu gọi tiến vàoThấy bên dưới còn do dự, anh ta chạy xuống thúc hối,
quát tháo kêu gọi mọi người tiến vào công ty
Một công ty cháy, nhưng không thấy bóng xe cứu hỏa ở đâu
Trong cácbảng giới thiệu mình “yêu VN” để tránh bị đập phá, có cả làm thơ
Lời kêu gọi biểu tình ôn hòa xuất hiện lẻ loi
Đám đông tiến vào và đập phá một công ty
Mục tiêu chính là đập phá chứ không cần lấy đồ, hôi của
Cho dù có hô khẩu hiệu ủng hộ, công ty cũng bị đốt, bị đập phá tan tành
Nguồn: http://nhacsituankhanh.wordpress.com/2014/05/16/di-giua-dong-bao-dong-p-2/
Không ai nói ai, nhưng hầu hết người Việt khi nhìn thấy những dòng tin, những hình ảnh bạo động xảy ra ở Bình Dương vào chiều ngày 13/5 đều bàng hoàng và tin rằng nội dung đó không thể là mình, đó không thể là tính cách đúng của người Việt, ít nhất là vào lúc này.
Ai cũng cảm nhận thấy có điều gì đó rất bất thường như một âm mưu, nhưng như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
Người Việt đang giới thiệu một bộ mặt xấu xí mà chính họ đã từng lên án hết mực, khi dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh kích động trong cuộc xung đột ngoại giao với Nhật vào năm 2012.
Ngay lập tức, câu hỏi này được đặt ra là vụ bạo động này có lợi cho ai?
‘Vuột mất cơ hội’
Chắc chắn cuộc bạo động này sẽ làm giảm sức đối đầu của Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông, vào lúc quan trọng nhất.
Phải lo đối phó với tình thế nội loạn, sức mạnh tập trung của cả nước Việt Nam với ngoại xâm sẽ bị yếu đi. Bản thân những nhà lãnh đạo có lòng thật sự với Tổ quốc lúc này chắc chắn là không bao giờ muốn vị thế của mình tồi tệ trước các nhà đầu tư quốc tế, làm yếu đi thị trường chứng khoán, cũng như mất đi phần chính nghĩa chủ quyền quan trọng đang có được, trước sự kiện giàn khoan HD 981.
Chắc chắn là những thành phần chủ hàng-chủ hoà với Bắc Kinh, từ ngày 14/5, bắt đầu có thể lên giọng về chuyện nên hoà hoãn với Trung Cộng để đối phó nội loạn, cũng như tập trung bảo vệ chế độ.
Những kẻ bán nước giấu mặt có thể sẽ giành quyền đàm phán với Bắc Kinh lúc này với lộ trình quỳ gối đã được viết sẵn.
Những cuộc trấn áp ra oai sẽ xuất hiện trong nước với tần suất mới. Những người yêu nước chống Trung Quốc và chống những kẻ bán nước sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong một vòng vây tăm tối mới.
Quan trọng hơn, Tổ quốc với cơ hội ngàn năm có một, vạch mặt kẻ xâm lược, chọn được thái độ quyết định sống còn để hồi sinh dân tộc khỏi ách nô lệ phía Bắc, sẽ bị khép lại một cách đau đớn.
Ai chủ mưu?
Nhưng như vậy, ai đã phát động cuộc bạo loạn này?
Người Việt không thể phẫn uất bất thường và vô cớ như vậy. Ngay cả trong hàng trăm cuộc đình công vì cái ăn, cái mặc hàng ngày từ mấy mươi năm nay, ôn hoà vẫn là cách thức chính của giới công nhân.
Trong những bài báo bị rút xuống vội vã của Nhà nước Việt Nam, người ta tìm thấy chi tiết bất thường về việc vài mươi người dẫn đầu rất hung hăng, luôn cầm cờ đỏ sao vàng như một cách để giới thiệu rõ mình là người Việt Nam. Đó là những người lạ mặt, được dân chúng trong vùng xác nhận, và họ luôn kích động mọi người đập phá, xô ngã mọi thứ.
Bóng dáng của công an và các lực lượng an ninh vẫn luôn nhanh chóng có mặt trước các cuộc tụ tập của công nhân như một mặc định hiển nhiên, đột nhiên rất yếu ớt và vắng lặng trong sự kiện kéo dài nhiều tiếng đồng hồ này.
Mãi cho đến khi có tin quân đội được điều xuống Thuận An và Bình phước vào lúc gần 19g00, thì tình hình mới có vẻ tạm yên.
Điều gì đang diễn ra, ồn ào nhưng rất bí ẩn? Đã có không ít đồn đoán về chuyện ai là người đứng sau các cuộc bạo động chỉ có lợi cho Trung Quốc và những kẻ chủ trương bán nước này.
Nhưng dù là ai, cuộc trình diễn bất thường này đang cho rất nhiều người Việt một cảm giác lạnh sống lưng về hai chữ “mua chuộc”, và cảm giác của một quốc gia đứng trước bờ vực xâm lăng, mất nước, chưa bao giờ hiện rõ như lúc này.
Bài viết cho BBC (13/5/2014)
T.K.
Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?
Không ai nói ai, nhưng hầu hết người Việt khi nhìn thấy những dòng tin, những hình ảnh bạo động xảy ra ở Bình Dương vào chiều ngày 13/5 đều bàng hoàng và tin rằng nội dung đó không thể là mình, đó không thể là tính cách đúng của người Việt, ít nhất là vào lúc này.
Ai cũng cảm nhận thấy có điều gì đó rất bất thường như một âm mưu, nhưng như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
Người Việt đang giới thiệu một bộ mặt xấu xí mà chính họ đã từng lên án hết mực, khi dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh kích động trong cuộc xung đột ngoại giao với Nhật vào năm 2012.
Ngay lập tức, câu hỏi này được đặt ra là vụ bạo động này có lợi cho ai?
‘Vuột mất cơ hội’
Chắc chắn cuộc bạo động này sẽ làm giảm sức đối đầu của Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông, vào lúc quan trọng nhất.
Phải lo đối phó với tình thế nội loạn, sức mạnh tập trung của cả nước Việt Nam với ngoại xâm sẽ bị yếu đi. Bản thân những nhà lãnh đạo có lòng thật sự với Tổ quốc lúc này chắc chắn là không bao giờ muốn vị thế của mình tồi tệ trước các nhà đầu tư quốc tế, làm yếu đi thị trường chứng khoán, cũng như mất đi phần chính nghĩa chủ quyền quan trọng đang có được, trước sự kiện giàn khoan HD 981.
Chắc chắn là những thành phần chủ hàng-chủ hoà với Bắc Kinh, từ ngày 14/5, bắt đầu có thể lên giọng về chuyện nên hoà hoãn với Trung Cộng để đối phó nội loạn, cũng như tập trung bảo vệ chế độ.
Những kẻ bán nước giấu mặt có thể sẽ giành quyền đàm phán với Bắc Kinh lúc này với lộ trình quỳ gối đã được viết sẵn.
Những cuộc trấn áp ra oai sẽ xuất hiện trong nước với tần suất mới. Những người yêu nước chống Trung Quốc và chống những kẻ bán nước sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong một vòng vây tăm tối mới.
Quan trọng hơn, Tổ quốc với cơ hội ngàn năm có một, vạch mặt kẻ xâm lược, chọn được thái độ quyết định sống còn để hồi sinh dân tộc khỏi ách nô lệ phía Bắc, sẽ bị khép lại một cách đau đớn.
Ai chủ mưu?
Nhưng như vậy, ai đã phát động cuộc bạo loạn này?
Người Việt không thể phẫn uất bất thường và vô cớ như vậy. Ngay cả trong hàng trăm cuộc đình công vì cái ăn, cái mặc hàng ngày từ mấy mươi năm nay, ôn hoà vẫn là cách thức chính của giới công nhân.
Trong những bài báo bị rút xuống vội vã của Nhà nước Việt Nam, người ta tìm thấy chi tiết bất thường về việc vài mươi người dẫn đầu rất hung hăng, luôn cầm cờ đỏ sao vàng như một cách để giới thiệu rõ mình là người Việt Nam. Đó là những người lạ mặt, được dân chúng trong vùng xác nhận, và họ luôn kích động mọi người đập phá, xô ngã mọi thứ.
Bóng dáng của công an và các lực lượng an ninh vẫn luôn nhanh chóng có mặt trước các cuộc tụ tập của công nhân như một mặc định hiển nhiên, đột nhiên rất yếu ớt và vắng lặng trong sự kiện kéo dài nhiều tiếng đồng hồ này.
Mãi cho đến khi có tin quân đội được điều xuống Thuận An và Bình phước vào lúc gần 19g00, thì tình hình mới có vẻ tạm yên.
Điều gì đang diễn ra, ồn ào nhưng rất bí ẩn? Đã có không ít đồn đoán về chuyện ai là người đứng sau các cuộc bạo động chỉ có lợi cho Trung Quốc và những kẻ chủ trương bán nước này.
Nhưng dù là ai, cuộc trình diễn bất thường này đang cho rất nhiều người Việt một cảm giác lạnh sống lưng về hai chữ “mua chuộc”, và cảm giác của một quốc gia đứng trước bờ vực xâm lăng, mất nước, chưa bao giờ hiện rõ như lúc này.
Bài viết cho BBC (13/5/2014)
T.K.