Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thôi! & yêu cầu lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính phủ trình bày trực tiếp qua truyền hình

-Để khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, cần phải làm gì?
(PetroTimes) - Việc Trung Quốc hạ giàn khoan 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 và Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông.

Xoay quanh những thắc mắc Việt Nam sẽ cần những thủ tục, hồ sơ như thế nào để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, PetroTimes có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến - Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật (Đoàn luật sư TP Hà Nội) để bạn đọc có góc nhìn nhiều chiều về vấn đề này.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn tất thủ tục để kiện Trung Quốc ra Tòa án Luật biển.
PetroTimes: Trước diễn biến Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền vùng biển của Việt Nam trong những ngày qua, theo ông chúng ta cần có hành động gì về tính pháp lý để ngăn chặn việc này?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Chủ quyền trên đất liền, trên biển và trên không là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc, bất khả xâm phạm đã được nhiều Công ước quốc tế công nhận. Việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đường cơ sở của bờ biển nước ta 130 hải lý về phía Đông là hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý (tính từ đường cơ sở) của nước ta mà Luật biển quốc tế năm 1982 quy định. Điều đó rõ ràng cho thấy, đây là hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Không chỉ thế, việc làm này còn đe dọa đến hòa bình và an ninh trên biển của khu vực ASEAN.
Theo Điều 56 Công ước Quốc tế về Luật biển cho phép nước ta có các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên… cũng như về hoạt động khai thác, thăm dò vì mục đích kinh tế. Đồng thời, theo điều 58 Công ước này thì trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nạm, khi thực hiện các quyền và làm nghĩa vụ của mình theo công ước, các quốc gia khác phải tôn trọng luật và quy định mà Việt Nam ban hành theo đúng các quy định của Công ước.
Bằng con đường đấu tranh hòa bình, chúng ta đã kiên trì, tuyên truyền vận động phía Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD 981 và các lực lượng quân sự bảo vệ ra khỏi khu vực thềm lục địa Việt Nam. Trong trường hợp nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn ngoan cố, không chịu rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển nước ta thì Việt Nam cần phải hoàn tất hồ sơ để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam.
PetroTimes: Như vậy, Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào và cần những thủ tục gì để có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, thưa ông?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Việc khởi kiện Chính phủ Trung Quốc thể hiện Việt Nam là nước tôn trọng và hành xử theo luật pháp quốc tế, luôn giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chứng minh với thế giới về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực khác của Biển Đông.
Hành động này của Trung Quốc cũng vi phạm cam kết chính trị - pháp lý của chính Trung Quốc trong quan hệ với các nước ASEAN về Biển Đông được ghi nhận tại điểm 4 và điểm 5 của Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002; thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Về hồ sơ để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Luật biển và tòa án Công lý quốc tế theo tôi được biết Việt Nam đã có. Chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý chứng minh vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan là đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đây, tòa án Công lý quốc tế xem xét biển Bắc giữa một số nước như Na Uy, Đan Mạch, Cộng hòa liên bang Đức và đã phân xử. Gần đây, cũng đã có vụ kiện ra tòa án Công lý quốc tế giữa Thái Lan với Campuchia liên quan đến một ngôi đền, tòa cũng đã ra quán quyết về vấn đề lãnh thổ. Việt Nam có thể yêu cầu Trung Quốc ra tòa án tài phán quốc tế giải quyết vấn đề liên quan đến các đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Tuy nhiên, cũng theo quy định của toà án Công lý quốc tế, chỉ khi nào có các bên đương sự trong cuộc tranh chấp đồng ý chấp nhận thẩm quyền giải quyết của toà án Công lý quốc tế. Trong trường hợp Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án Công lý quốc tế cần sự chấp thuận của Trung Quốc thì tòa mới xem xét.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của Việt Nam.
PetroTimes: Vậy nếu như Trung Quốc không chấp nhận vụ kiện này thì Việt Nam phải làm gì, thưa ông?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Nếu Trung Quốc không chấp nhận vụ kiện này tức là họ bộc lộ cho cả thế giới biết rằng, những yêu sách, luận điệu, chứng cứ của họ với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là không có căn cứ pháp luật.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang dùng vũ lực đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển nước ta hiện nay thì cần thiết phải khởi kiện nay ra tòa án Luật biển như Philippines đang làm.
Khi Philippines kiện thì Trung Quốc cũng không chấp nhận thẩm quyền của tòa án, không chấp nhận đưa ra tòa án Luật biển nhưng tòa vẫn chấp nhận đơn kiện của Philippines. Khác biệt so với tòa án Công lý quốc tế là tòa án Luật biển có được cơ chế giải quyết tranh chấp, giải quyết vấn đề ở biển. Vụ việc vừa rồi, Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng cái công ước luật biển dù Trung Quốc có chấp nhận hay không chấp nhận thẩm quyền đó thì vẫn có thể xem xét và ra phán quyết, về thủ tục chúng ta phải làm như vậy.
Trung Quốc rất lo sợ các thủ đoạn của mình bị thế giới phát giác.
PetroTimes: Theo như phân tích về tính pháp lý của ông thì Việt Nam sẽ chắc thắng bao nhiêu % trong vụ kiện này?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Căn cứ theo lịch sử, căn cứ pháp lý và các quy định của công ước Luật biển quốc tế về Luật biển quốc tế năm 1982 về việc cho các quốc gia liên bờ được xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo những tiêu chí mà công ước quy định thì việc làm của Trung Quốc đặt dàn khoan trên lãnh hải của Việt Nam là sai trái. Như vậy chúng ta sẽ chắc thắng trên 80% và chiếm đại đa số sự ủng hộ của quốc tế.
Động thái khởi kiện ra tòa án Luật biển cũng là để tránh đối đầu về quân sự, chuyển sang việc đối đầu về lý lẽ giữa các chuyên gia luật pháp với nhau. Sau khi có phán quyết của tòa án Luật biển khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông đồng thời thể hiện quan điểm đúng đắn của Chính phủ Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng phương pháp hoà bình, chứ không phải vũ lực thì chắc chắn nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải bàn bạc lại và nhanh chóng rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cách giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế là sự thể hiện tinh thần hòa bình cao nhất, đồng thời cho thấy Việt Nam tôn trọng pháp luật quốc tế. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình trên Biển Đông. Việt Nam được thế giới ủng hộ, Việt Nam có chính nghĩa, Việt Nam sẽ chiến thắng.
Tôi xin nhấn mạnh, Việt Nam cần sớm hoàn tất thủ tục để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây là biện pháp đấu tranh đòi công lý trong hòa bình.

-18/05/2014 
Tác nghiệp tại Hoàng Sa, nhà báo nước ngoài thấy gì?

Dân Việt - Có mặt trên tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam tiếp cận khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, các PV nước ngoài đã trực tiếp chứng kiến hành động hung hãn của các tàu Trung Quốc.


>> Ảnh bằng chứng tố Trung Quốc hung hãn ở Biển Đông
>> Cảnh sát Biển Việt Nam khôn khéo trước hành động khiêu khích từ Trung Quốc
>> Trung Quốc điều thêm tàu quân sự bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981
Thấu hiểu hơn nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam

36 tuổi, dáng người nhỏ bé, nhưng nữ nhà báo Akiko Ichihara (Đài truyền hình NHK - Nhật Bản) xông xáo tác nghiệp trên cabin tàu. Ngày đầu cập tàu từ tàu CSB VN 4033 sang tàu CSB VN 8003, những đợt sóng xô dồn, lắc mạnh 2 tàu khiến chị Akiko xanh mặt vì say sóng. Bỏ ăn gần chục tiếng đồng hồ, sáng hôm sau, cả tàu ngạc nhiên khi thấy Akiko đã cầm máy quay, chạy thẳng ra lan can tàu để ghi lại từng hoạt động của tàu Trung Quốc quyết liệt ngăn cản, theo kèm, uy hiếp tàu CSB 8003 và các biên đội tàu CSB Việt Nam.

XEM THÊM:


Cảnh sát Biển Việt Nam khôn khéo trước hành động khiêu khích từ Trung QuốcBiển động mạnh, tàu Trung Quốc 3411 liên tục ép sát, hụ còi uy hiếp. Có lúc tàu này chỉ cách tàu CSB 8003 gần 90m. Nữ nhà báo Akiko không nao núng, chọn vị trí tác nghiệp ngay cuối cabin tàu, trực diện phía tàu Trung Quốc.
Nữ nhà báo Akiko của truyền hình NHK, Nhật Bản tác nghiệp tại thực địa Hoàng Sa. Ảnh: Tiền Phong
Ba năm đóng chân tại Văn phòng NHK Nhật Bản tại Hà Nội, Akiko khá tường tận diễn biến tình hình xung đột biển Đông. Vụ Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh 02, nữ nhà báo này có nhiều tin bài phản ánh. “Mình vừa có chuyến tác nghiệp về các bạn Cảnh sát biển Việt Nam và đi biển nửa ngày. Giờ trực tiếp được ra Hoàng Sa, tận mắt chứng kiến lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam triển khai nhiệm vụ, càng thấu hiểu nhiệm vụ của các bạn hơn”, chị Akiko nói.

Trên boong tàu, Akiko dùng điện thoại kết nối Vinasat, truyền trực tiếp thông tin thời sự, số lượng tàu Trung Quốc cùng các hành vi ngăn cản, uy hiếp tàu chấp pháp Việt Nam. Theo chị Akiko, các bài viết ghi nhận chân thực, khách quan các hành vi ngăn cản của Trung Quốc, sử dụng nhiều tàu chấp pháp, tàu cá và cả tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay trực thăng. Trong khi đó, phía Việt Nam chỉ có các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư. Biện pháp của lực lượng Việt Nam luôn kiềm chế, không hề có các hành vi gây hấn, mắc mưu khiêu khích của phía Trung Quốc…

XEM THÊM:


Quốc ca Việt Nam ngân vang bên tháp Eiffel


Có nhiều tư liệu, bằng chứng tàu Trung Quốc hung hăng

Trên tàu CSB Việt Nam 4033, nhà báo Toshihiro Yatagal, 50 tuổi, Trưởng văn phòng đại diện hãng tin Nhật Bản Kyodo News tại Bangkok (Thái Lan) năng động tác nghiệp giữa hiện trường điểm nóng giàn khoan 981. Hết ra ngoài hành lang, Toshihiro lại lên cabin, sử dụng tối đa các trang thiết bị tác nghiệp máy ảnh, máy quay, thiết bị truyền tin hiện đại. Mặc dù Thái Lan đang có nhiều thông tin thời sự nóng, nhưng với tư cách là Trưởng văn phòng đại diện, anh vẫn đăng ký và trực tiếp theo tàu ra thực tế Hoàng Sa tác nghiệp.

Anh Toshihiro nói: “Mình không phải là chuyên gia luật, nhưng căn cứ trên luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 không phải nói thì như mọi người cũng đã biết, vị trí giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam”.

Bốn ngày trên biển, quan sát khách quan nhiều biên đội tàu CSB Việt Nam cơ động, tiếp cận mục tiêu giàn khoan để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút lại việc làm sai trái, nhà báo Toshihiro nói: “Tình hình căng thẳng, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu khác nhau, gây áp lực lên các tàu Việt Nam. Những ngày qua, tôi được chứng kiến mọi diễn biến hành xử của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam. Trong khi Việt Nam không có bất kỳ tàu quân sự nào, thì Trung Quốc huy động rất nhiều tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa”.

Về việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố tàu Việt Nam “đâm va 171 lần tàu Trung Quốc”, nhà báo Toshihiro quả quyết: “Trăm nghe không bằng một thấy. Tôi không chứng kiến bất kỳ hành vi tàu Việt Nam cố ý đâm va tàu Trung Quốc. Trong khi đó, tôi có trong tay rất nhiều tư liệu, bằng chứng tàu Trung Quốc đâm va, xịt vòi rồng các tàu chấp pháp Việt Nam”. Trên tàu CSB 4033, nhà báo Toshihiro tận mắt chứng kiến 3-4 tàu Trung Quốc liên tục uy hiếp, cản trở các tàu Việt Nam. “Mức độ ngày càng gia tăng và nguy hiểm hơn”, nhà báo này nói.

Trong những ngày đi theo tàu CSB 4033 Việt Nam ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981mà Trung Quốc đặt trái phép thuộc vùng biển Việt Nam, phóng viên Nasagai (đang làm việc tạiKyodo News)cho biết, anh đã nghe rất nhiều về hành động ngang ngược của các tàu Trung Quốc, tuy nhiên anh đã thật sự bị sốc với những gì tận mắt chứng kiến hằng ngày khi nó diễn ra trên biển Đông.

“Hành động của tàu Trung Quốc rất thô bạo và ngạo mạn, tôi không thể tin được là nó diễn ra như vậy”, Nasagai nói.

Tàu Trung Quốc tông hỏng 3 tàu cá Việt Nam (NLĐ).  – Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam(BBC).- Video clip tàu Trung Quốc hung hãn tấn công tàu Việt Nam (TT).- Cận cảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam (CafeF). – Xuất hiện 126 tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép (ANTĐ).  - Trung Quốc huy động 126 tàu liên tục tấn công tàu Việt Nam (TN).   - Những hình ảnh nóng bỏng gửi về từ Hoàng Sa (TT).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Càng khó càng phải bình tĩnh, sáng suốt (VTV).  - Đây là nhà tôi, anh phải rút đi!  (NLĐ). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Anh phải rút trước, nhà của tôi chứ không phải nhà anh” (TT).  – Chủ tịch nước: Nếu “cãi nhau” hoài không có kết quả thì phải ra tòa! (DT). “Về ý kiến kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, Chủ tịch nước cho biết, chúng ta không loại trừ khả năng dùng biện pháp pháp lý, nhưng phải xem xét thời điểm. ‘Nếu tôi và anh cứ cãi nhau hoài mà không có kết quả thì đành phải dẫn nhau ra tòa’.” - Việt Nam có thể kiện Trung Quốc gây hấn (TT). – Từ vòi rồng đến tòa án quốc tế? (VNN).  – Trung Quốc không nên làm những điều không đúng với quan hệ hữu nghị giữa hai nước  (QĐND).   – Báo Đài Loan: Vụ 981 Trung Quốc coi thường luật pháp thủ đoạn thâm độc (GDVN). -Đài Loan không theo Bắc Kinh chống Việt Nam (Nguoi Viet Online)



Vì sao VN chưa đưa tàu quân sự vào khu giàn khoan 981?  (VTC). Nguyễn Đình Hoàn – nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ: “Hiện lực lượng chúng ta tại khu vực đặc quyền kinh tế nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép chỉ có tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và một số tàu đánh cá của ngư dân.   Nhưng chúng ta chưa thể đưa tàu quân sự ra khu vực này. Mục đích của Trung Quốc khi đưa máy bay, tàu quân sự tới đây là muốn đưa Việt Nam chúng ta rơi vào bẫy của họ.   Họ muốn dụ ta đưa máy bay, tàu chiến ra đó. Chúng ta phải kiềm chế, tránh rơi vào bẫy của họ“.
Đưa giàn khoan xuống Hoàng Sa, Trung Quốc tìm cách điểm vào yếu huyệt của Việt Nam  (RFI). GS Carlyle Thayer: “Nhiều nước ASEAN xem tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đã chọn một lô thăm dò dầu khí mà Việt Nam đã không tìm cách khai thác. Không có công ty dầu hỏa ngoại quốc nào hoạt động trong khu vực này và do đó hành động của Trung Quốc không đe dọa lợi ích của nước khác”.
– Hành động của Bắc Kinh ở biển Đông đòi hỏi Hoa Kỳ có hành động đáp trả:Beijing’s actions in the South China Sea demand a U.S. response (WP). Đoạn cuối bài viết, xin tạm dịch: “Việt Nam nhắc lại cam kết giải quyết tranh chấp trong hoà bình. Nếu Trung Quốc không đáp lại, Hoa kỳ nên chuẩn bị sẵn sàng để ủng hộ Việt Nam thông qua sự hiện diện hải quân nhiều hơn. Điều này giúp cho Washington đánh giá khả năng của Trung Quốc và giúp giảm tình hình căng thẳng. Những lựa chọn khác như hạn chế các hoạt động của CNOOC ở Mỹ cũng có thể được cân nhắc. Nếu Hoa kỳ không có các hành động hậu thuẫn những điều mình nói, thì sự tin cậy đối với lời hứa duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ vô nghĩa“.

-Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thôi!
(PetroTimes) - Trung Quốc từ xưa đến nay luôn rêu rao kêu mình đúng nhưng lại nhảy dựng lên mỗi khi vấn đề tranh chấp Biển Đông được đưa ra ở các diễn đàn quốc tế, hay có một tiếng nói “đa phương” cất lên, càng không dám đối đầu với các vụ kiện liên quan đến vấn đề này. Vì sao vậy?
Phần 1: Vì sao Trung Quốc sợ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông?
Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý
Cơ sở mà Bắc Kinh luôn trưng ra để yêu sách đòi chủ quyền với gần 2/3 diện tích Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là bản đồ “đường lưỡi bò”. Mà tấm bản đồ này thì từ giới học giả cho đến chính phủ các nước trên thế giới đều cho rằng nó thiếu một cơ sở chắc chắn về khía cạnh luật pháp. Nguồn gốc và ý nghĩa của “đường lưỡi bò” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cho đến nay cũng không thống nhất được một giải thích hợp lý nào.
Đại Thanh Nhất Thống Thiên Hạ Toàn đồ (năm 1818) thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ngoài cương giới lãnh thổ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.
Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Mã Lai, Việt và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao nhà của Trung Quốc”.
Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể chối bỏ hoạt động khai thác của các Đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại, chính quyền phong kiến Trung Quốc còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1753: dân đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào hải phận Quỳnh Châu, thuộc nhà thanh. Quan Tổng đốc nhà Thanh chu cấp đầy đủ rồi sai đưa về. Điều này chứng tỏ chính quyền phong kiến Trung Quốc đã không hề có phản ứng nào về những hoạt động của đội Hoàng Sa mà còn giúp đỡ những người lính Hoàng Sa hồi hương "xét thực, đưa trả về nguyên quán”.
Mặt khác, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Đồng thời, tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18. Tức là xác định đảo Hải Nam là cực Nam lãnh thổ Trung Quốc.
Trung Quốc muốn tự áp đặt “luật chơi”
Tiếng là “nước lớn”, là “cường quốc đang lên” của thế giới, luôn ra rả khẳng định về “sự trỗi dậy hòa bình” và tình láng giềng, anh em “núi liền núi, sông liền sông”, 16 chữ vàng, 4 tốt, nhưng từ việc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, đánh chiếm trái phép một số điểm đá ngầm, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, cho đến việc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam… Trung Quốc đã trắng trợn xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông, chà đạp lên các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tàu Trung Quốc hung hăng, chủ động bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981
Chính quyền Bắc Kinh biết rõ những hành động của họ là vi phạm luật pháp quốc tế nhưng họ vẫn ngang ngược làm và từng bước, từng bước có những hành động lấn tới trắng trợn hơn, đẩy căng thẳng leo thang hơn nữa, trong khi Việt Nam vẫn kiên trì nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Tư tưởng Đại hán và chính sách nước lớn, muốn thay đổi trật tự thế giới, đơn phương áp đặt “luật lệ”, đã khiến Bắc Kinh ngày càng lún sâu vào tham vọng mù quáng muốn phá bỏ các quy định của pháp luật quốc tế bất lợi cho lợi ích bá quyền của mình.
Không ai muốn chiến tranh, không ai muốn dùng giải pháp quân sự để giải quyết tranh chấp nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề không thể thỏa hiệp, nhượng bộ. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sự vi phạm của Trung Quốc. Kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế cũng là một trong những biện pháp hòa bình được Hiến chương Liên Hiệp Quốc và công pháp quốc tế quy định. Vậy thì chúng ta phải kiên nhẫn đợi đến lúc nào mới khởi kiện Trung Quốc?



Hai hôm qua, tình hình trong nước đã rất tồi tệ, nguy hiểm và đáng sợ. Nói thế có quá đáng không? Tôi nghĩ là không. Bạo lực ở Hà Tĩnh đã quá nguy hiểm và nếu cứ có những vụ như thế có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Cái đã làm cho tôi rất lo lắng là hôm qua đã có những thông tin (chưa được kiểm chứng) rằng nhiều người (tới cả 20 người TQ) đã thiệt mạng. Những con số này có vẻ không thật. Nhưng, việc đã có hơn 150 người riêng ở Hà Tĩnh bị thương lá một sự kiện quá xấu rồi, chưa nói gì đến Bình Dương cả. Rất tiếc phải nói, hai, ba hôm nay là thực sự một thảm hoạ trong quan hệ quần chúng va, quan trọng hơn cả, một thảm họa vềquan hệ đại chúng toàn cầu cực lớnNhững hình ảnh thế giới đang thấykhông ích gì cho Việt Nam về vấn đề chủ quyền đâu.
Nhưng trong câu chuyện này, bạo động phải xếp hàng thứ yếu, chính thức lại là năng lực, hay nói cách khác là thiếu năng lực lãnh đạo. Đã đến lúc phá vỡ sự im lặng từ chính quyền Hà Nội. Xin lỗi các Ông bà, những gì đã được nói, tuyên bố, gửi qua SMS còn chưa đủ đâu và đã quá muộn. Tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất có thể. Trong bài này, tôi sẽ thảo luận những bước cụ thể cần làm.
Nhân tiện xin thông báo với các bạn Việt Nam, hôm kia tôi đã quyết định viết một blog bằng tiếng Anh để giúp cho thế giới hiểu tình trạng của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc. Hôm qua, tôi bắt đầu đăng bài trên blog bằng việc gọi tình hình hiện nay ở Việt Nam là một cuộc khủng hoảng, được hiểu là tình trạng mà toàn bộ quan điểm chiến lược của Việt Nam đang được chất vấn từ nhiều hướng, và rằng, đi cùng với khủng hoảng là cả nguy cơ và cơ hội. Trong vòng 24 giờ qua khủng hoảng đã sâu sắc hơn, trong tất cả ba khía cạnh. Nhưng, vẫn còn những cơ hội.
Ngày hôm nay, thế giới đang xôn xao về bạo động diễn ra tại Bình Dương và còn tiếp tục xôn xao với những diễn biến không kém phần căng thẳng về những cuộc bạo động gây quan ngại ở tỉnh Hà Tĩnh. Những bức ảnh bạo loạn ở Hà Tĩnh lan truyền trên mạng cho thấy những bạo hành thể xác. Chưa biết hôm này sẽ thế nào nhưng riêng hôm qua tôi tấy mọi chuyện đã trở nên đáng sợ, thưa mọi người. Tình trạng náo loạn đã chấm dứt, nhưng hậu quả thì chưa thể thấy ngay được.
Vì lí do này, những cuộc bạo loạn nên đặt vào hàng thứ yếu. Cái chính là năng lực lãnh đạo, hoặc thiếu năng lực lãnh đạo từ các cấp. Thực ra thì chưa đến mức phải gọi là khủng hoảng lãnh đạo. Tôi chỉ hy vọng Việt Nam rằng có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất.
Xin các bạn biết, một số người dung ở dưới đã được viết cho một đọc giả quốc tế mà biết rất ít hai hiểu Việt Nam một cách sai lầm và vì thế những nội dung dưới cũng có thể có những cái tất nhiên rồi. Mặt kách, cũng có nội dung mới, liên quan đến mọi người. Cưới cùng, có mốt số quan điểm có lễ sẽ được thấy là tranh cãi. Vâng, biết. Xin chỉ biết những quan điểm này phản ánh những nỗ lực của tôi để hiểu và giải thích những gì đang tiếp dẫn ở Việt Nam)
Giới lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào về đường lối nhất trí của mình. Ví dụ như Hồ Chí Minh, thường bị hiểu nhầm là “người lãnh tụ vĩ đại” của Việt Nam, trong khi thực tế ông là một biểu tượng của sự nhất trí. Trong khi đường lối nhất trí của Việt Nam đã tỏ ra hữu ích ở nhiều thời điểm, thì ở những thời điểm khác nó đã đẩy đất nước vào tình trạng bế tắc kéo dài, như đã xảy ra dưới thời Lê Duẩn (từ giữa thập niên 60 cho đến 1986) (nhất trí phục tùng) đã làm nên đặc trưng của giới lãnh đạo Việt Nam trong khoảng một thập kỉ vừa qua (bế tắc bất thường).
Cụ thể hơn, đặc điểm của giới cầm quyền Việt Nam là bế tắc giữa các lãnh đạo cấp cao. Một mặt là sự bế tắc đại diện là đầu óc cải cách của Nguyễn Tấn Dũng (người gián tiếp liên quan đến những bê bối tham nhũng quy mô lớn) và tập thể cử tri chính trị gồm giới doanh nghiệp quốc doanh chóp bu địa phương và trung ương.
Mặt khác là tam đầu chế của chính quyền gồm Tổng bí thư (Nguyễn Phú Trọng), Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang) và Chủ tịch Quốc hội (Nguyễn Sinh Hùng) – những người nhìn chung bị coi là bảo thủ và thiếu tự tin (tôi không sử dụng từ “trung thành”) đối với Trung Quốc. Trong nước, lòng trung thành của họ hướng về nhau, về Đảng, về hiện trạng với sự tôn trọng những định chế cốt lõi của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của họ (làm sao tôi có thể dùng từ này một cách lịch sự đây?) với ảo tưởng vĩnh viễn rằng Bắc Kinh là đối tác. Trong khi việc tranh chấp hiện nay đã làm câm bặt những ý kiến như vậy, những người tham gia cuộc chơi này chưa phát triển tài hùng biện thích hợp và có lẽ điều này giải thích tại sao họ không lên tiếng.
Nhìn chung, sự kết hợp những xu hướng cải cách không đủ mạnh và bị hoen ố bởi tham nhũng cộng với tu duy bảo thủ giáo điều lưỡng lự là cái khiến nền kinh tế chính trị thị trường kiểu Lenin của Việt Nam phát triển chậm hơn khả năng của nó. Trong khi đó, người dân phải đối mặt với những điểm yếu xã hội và kinh tế lớn hơn nhiều.
Vài năm nay, những nhà phân tích Việt Nam có tư tưởng đổi mới biết rằng Việt Nam đã xin chính phủ để có những cải cách mang tính đột phá, nhưng điều này đã không diễn ra. Sao phải dẫn nhập dài dòng thế? Vì cuộc khủng hoảng Việt Nam ngày nay phải đối mặt trên phương diện quốc nội và quốc tế có thể đã không được hiểu rành mạch rằng đó là khủng hoảng chính trị của Việt Nam. Việt Nam gần như không có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng lành lặn nếu sự bế tắc này không được gọi đúng tên của nó. Đáng chú ý là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI đang diễn ra, theo như tôi biết, vụ xung đột với Trung Quốc gần như không được đề cập đến một cách đáng kể.
Sự im lặng đến chối tai
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự bế tắc và do dự kéo dài để đoạn tuyệt với Bắc Kinh là sự im lặng đến chối tai từ Quảng trường Ba Đình, nơi tọa lạc của chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam và là nơi 69 năm về trước Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ – nỗ lực thất bại cuối cùng nhằm nhận được sự công nhận của Washington. Đã đúng một tuần từ khi Trung Quốc thách thức chủ quyền Việt Nam, một tuần mà phương tiện truyền thông đại chúng rất ấn tượng của Việt Nam được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc, một tuần mà không gian mạng trở nên gay gắt và hiện tại thì, biểu tình trở nên điên cuồng, còn người dân Việt nam chưa nghe được bất kỳ tuyên bố nào từ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ. Không một lời!
Trong khi đó lãnh đạo trong nước bàn tán sôi nổi về phát biểu mạnh mẽ của Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh tuần trước, thì thực ra, ASEAN không phải là giải pháp cho những vấn đề của Việt Nam, mà chính Việt Nam mới là giải pháp cho vấn đề của mình. (Tôi không nói hội nghị ASEAN là một thất bại bởi ít nhất thì một số ít quốc gia thành viên đã bị mua chuộc trong khi các thành viên khác sợ Trung Quốc hoặc không đủ can đảm). Vấn đề là giới lãnh đạo Việt Nam, tôi rất buồn khi phải nói rằng, đang trong tình trạng tê liệt.
Trong thời điểm mà Bắc Kinh được ghi nhận là đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam và quy tắc ứng xử quốc tế, sự im lặng của giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện rằng họ không có tiếng nói và thậm chí gần đây còn không mở ra được thành những thảo luận mang tính toàn cầu.
Việc thiếu vắng tiếng nói chặt chẽ, rõ ràng từ Hà Nội đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Thay vì liên lạc với thế giới với sự tự tin đáng có, Hà Nội đang trên bờ vực khủng hoảng quan hệ công chúng thậm chí còn khiến các quan chức hãng hàng không Malaysia hổ thẹn. Quả thực, tình hình dường như xác nhận những gì mà đồng nghiệp của tôi Adam Forde đã nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP (trích ở đây), rằng hiện tại Việt Nam thể hiện là một “chế độ không xác lập được trật tự hoặc đường lối lãnh đạo khả thi để đem lại những nỗ lực cần thiết” nhằm đối phó với Trung Quốc. Liệu Hà Nội có thể chứng minh điều ngược lại?
Bạo loạn
Bây giờ hãy chuyển sang các vụ bạo loạn. Như đã ghi chép, ngày hôm qua, bạo loạn phản ánh sự phẫn nộ của nhân dân nhưng cũng cho thấy mức độ nguy hiểm của sự nhiệt tình mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa được tung ra, đặc biệt là ở những môi trường đàn áp như Việt Nam. Đa số (tôi nhấn mạnh) đa số người Việt, gồm những người chỉ trích Đảng-nhà nước kịch liệt, lên án những hành động như vậy, khi họ mạo hiểm đặt Việt Nam vào tình huống xấu trong lúc chủ quyền đất nước đang bị đe dọa trực tiếp từ bên ngoài. Chúng ta có thể mong nhà cầm quyền trấn áp với sự khẩn cấp và lực lượng tối đa. Than ôi, bạo động dường như là hậu quả của một nỗ lực chắp vá để biểu tình có trật tự.
Trong khi bằng chứng còn hiếm, bạo loạn dường như là kết quả của biểu tình quy mô nhỏ được lên kế hoạch bất cẩn và khởi xướng bởi các công ty do nhà nước quản lý hoặc đầu tư đã nổ ra nhanh chóng sau đó. Tình hình cho thấy bản chất sâu sắc của những thách thức mà Hà nội phải đối mặt để giải quyết khủng hoảng.
Trong khi gần như tất cả sự chú ý của truyền thông tập trung vào Bình Dương, những diễn biến ở Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc Huế còn đáng lo hơn, vì có vẻ liên quan đến bạo lực và bốn người không rõ quốc tịch thiệt mạng (chưa kiểm chứng). Khi những bức ảnh của sự kiện này được đưa ra (tôi đã xem) chúng ta có thể chắc chắn rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi.
Những người ủng hộ xã hội dân sự có tiếng (như Nguyễn Quang A) nhấn mạnh rằng hỗn loạn không phải là câu trả lời, đồng thời, giữ quan điểm đúng đắn rằng một vai trò mang tính xây dựng xã hội dân sự trong cuộc khủng hoảng hiện tại yêu cầu việc bảo vệ nhân quyền mà cho đến giờ Hà Nội chỉ nói đãi bôi. Bạo động là việc không may. Nỗi bực tức của người dân Việt Nam có thể thông cảm được do hành động của Bắc kinh nhưng họ đang gây thiệt hại lớn.
Phải nhớ rằng người Việt Nam gần như không có kinh nghiệm trong việc tham gia bất cứ các hình thức chính trị thực sự nào, ít nhất là các cuộc biểu tình được tổ chức lỏng lẻo. Việt Nam là một quốc gia có năng lực trong nhiều lĩnh vực, như di tản lũ lụt và có một mạng lưới truyền thông quốc gia với những người dân được kết nối. Do vậy, từng bước giải quyết bạo động phải được tiến hành. Tuy nhiên, đe dọa dân chúng kiểu cũ rích sẽ không hữu ích. Người Việt lo lắng về tương lai đất nước mình. Đàn áp sẽ không giải quyết được vấn đề.
Con đường phía trước
Nếu Việt Nam muốn đương đầu với cuộc khủng hoảng hiệu quả, kiểm soát được tình hình và giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền, cần phải triển khai như sau:
1. Sớm nhất có thể, hi vọng là trong 24 giờ tới, Hà Nội phải ra tuyên bố.NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TUYÊN BỐ THÔNG THƯỜNG. Tuyên bố này nên được lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ trình bày trực tiếp qua truyền hình. Quan điểm của tôi là, nhà nước nên cân nhắc hai tuyên bố, một bằng tiếng Việt do một nguyên thủ quốc gia, như Nguyễn Tấn Dũng (người có kinh nghiệm quốc tế tốt nhất) và một bằng tiếng Anh, đưa ra bởi một quan chức cấp cao phù hợp trong Đảng, Nhà nước hoặc Chính phủ và thành thạo Anh ngữ. Nguyễn Thiện Nhân, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo của một tổ chức quần chúng quan trọng cũng có thể là một ứng viên phù hợp. Những tuyên bố này sẽ nêu ra những mức độ trong nước và quốc tế của tình hình: nhắm đến ổn định tình hình bằng việc tuyên bố những điều khoản rõ ràng nhất có thể Hà Nội dự định để giải quyết khủng hoảng trong quan hệ với Trung Quốc qua các phương tiện ngoại giao, hợp pháp và sáng tạo/hợp tác vốn chưa được thảo luận (chẳng hạn như cùng phát triển, chia sẻ chủ quyền trên vùng đệm, vv)
Để xủ lý vấn đề ở những cơ sở đã bị phá hoại, như đã được đề nghị:
  • Đến thăm 02 chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thiệt hại lớn nhất trong vụ bạo loạn vừa qua: một doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc và một doanh nghiệp có vốn của nước ngoài khác (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore). Xin lỗi các nhà đầu tư này vì chính quyền Việt Nam đã không ngăn được bạo lực đối với doanh nghiệp của họ.

  • Cam kết  chính quyền Việt Nam sẽ khắc phục hậu quả và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp của họ trở lại hoạt động bình thường, đảm bảo sẽ không có việc tái diễn như vậy đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kiên quyết sẽ tìm ra, trừng trị những kẻ kích động gây bạo lực.

  • Gặp một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, tôn trọng pháp luật Việt Nam, đối xử tốt với công nhân Việt Nam. Tôi khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc làm ăn theo pháp luật Việt Nam và nhận trách nhiệm bảo vệ họ trong mọi trường hợp.

  • Gặp những công nhân Việt Nam (những công nhân trực tiếp lao động chân tay) để nghe họ trình bày về nguyện vọng và tâm tư, tình cảm của họ. Giải thích quan điểm của Nhà nước Việt Nam về Biển Đông, giàn khoan HD 981 cũng như ghi nhận tinh thần yêu nước của công nhân. Yêu cầu chính quyền địa phương chú ý và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân và giải thích công nhân tôn trọng và bảo vệ các chủ đầu tư cũng chính là tôn trọng và bảo vệ việc làm của mình.
2. Giới lãnh đạo chính trị Việt Nam và các lãnh đạo của xã hội dân sự đang phát triển, các thành phần ở cả trong và ngoài nước, cần đi vào thảo luận. Những người này nên bao gồm đại diện của giới lãnh đạo tối cao của nhà nước, đại diễn Nhóm kiến nghị 72 (để cải cách hiến pháp, sự tập hợp lỏng lẻo các trí thức và những người người có liên hệ lâu dài với Đảng); các thành viên cấp cao của các tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Đây quả là chiến lược hứa hẹn nhất và có thể hiểu được duy nhất cho Hà Nội để kiểm soát tường thuật trong nước và đạt được kiểu đoàn kết “lều lớn” cần thiết để tham gia vào trường quốc tế một cách hiệu quả đồng thời loại bỏ hỗn loạn nội tại. Tôi không tự tin nhiều vào biểu tình phi chiến lược hiện tại, vốn mô phỏng nhiều cuộc họp của tầng lớp chính trị gia địa phương trong nhiều thành phố trên cả nước; những cuộc biểu tình được tổ chức kém và việc đưa tin báo chí rộng rãi về cuộc đối đầu trên biển; Các lãnh đạo xã hội dân sự phải lần lượt thực hành quyền lãnh đạo của họ, bằng việc lặp lại và phát sóng rộng rãi nhất có thể qua tất cả các phương tiện hiện có để thể hiện nhu cầu cần phải kiềm chế bạo lực và hỗn loạn; niềm tin của xã hội dân sự và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế có thể được tăng cường bởi sự phóng thích những người bất đồng chính kiến dưới một bộ quy tắc để được đàm phán. (Xin các bạn từ phía nhà nước Việt Nam thông cảm, tôi rất ủng hộ Việt Nam và như vậy xin phép nói thẳng thắn như vậy với nỗ lực để có một cách tiếp cận xây dựng nhất!)
3. Việt Nam cần bước vào một cuộc thảo luận quốc gia và tranh luận dựa trên tất cả các ý kiến của thảo luận đó. Đất nước và khu vực không đủ sức đương đầu với một xung đột quân sự và phải tránh xung đột bằng mọi giá. Hiển nhiên là, các cuộc thảo luận đang diễn ra trong giới lãnh đạo Việt Nam, và tôi công nhận là các cuộc thảo luận mức độ cao hiếm khi công khai. Như đã nói, đất nước sẽ có lợi từ thảo luận công khai và tranh luận để có thể đóng góp vào các cuộc thảo thuận đó và thảo luận rộng hơn, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ cuối cùng:
Hôm qua, tôi trao đổi với học giả và trí thức Mỹ danh tiếng Amitai Etzioni, người ủng hộ chiến lược “Kiềm chế lẫn nhau” trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tôi hỏi về quan điểm của ông đối với trường hợp của Việt Nam, mà ông đã đưa ra những ý kiến sau, tôi xin chia sẻ tại đây:
Không quốc gia nào nên sử dụng ngoại giao cưỡng ép, bằng việc thiết lập những sự đã rồi như một cách để thay đổi hiện trạng. Mọi thứ nên được thay đổi thông qua đàm phán, phân xử hay tòa án IR. Đây là những gì tôi phát biểu trong Kiềm chế lẫn nhau và những gì đồng nghiệp của tôi phát biểu trong position paper on MAR. (Những thay đổi hiện trạng nên thực hiện qua đàm phán giữa các bên liên quan; qua phân xử, hòa giải, hoặc các cơ quan quốc tế và tòa án; hoặc tìm các giải pháp mới mang tính sáng tạo như chia sẻ chủ quyền.)
Những quốc gia leo thang tình trạng sẵn sàng chiến đấu nên chú ý là leo thang dễ hơn xuống thang rất nhiều và phải tự hỏi là hành động đó sẽ dẫn đến đâu. Tất cả các quốc gia liên quan đều có nhu cầu quốc nội, dịch vụ cho những nhu cầu đó sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu họ đầu tư nhiều hơn vào khí tài. Điều đó cũng sẽ đe dọa ổn định chế độ của họ.
Tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này và tin rằng Việt Nam nên theo đuổi những con đường này một cách sát sao. Etizioni đã đề cập đến những vấn đề khác về chính sách hiện tại của Việt Nam mà tôi sẽ trình bày trong những ngày tới. Trong khi đó, Hà Nội cần khôi phục trật tự bằng việc:
Vượt qua sự bế tắc của chính mình (người dân Việt Nam cần và đáng được hưởng sự lãnh đạo, địa phương cần sự lãnh đạo, ngay bây giờ);
1. Chấm dứt sự im lặng của giới lãnh đạo cấp cao qua trao đổi rõ ràng với khán giả Việt Nam và quốc tế (đến T6 còn quá ít, và quá mượn),
2. Bước vào các cuộc thảo luận với thành viên xã hội dân sự ở cả trong lẫn ngoài nhà nước (kể cả cộng đồng hải ngoại) để đạt được trật tự và tính hợp pháp cần thiết hòng dẫn đất nước từ vị thế nguy hiểm hiện nay đến một tương lai hứa hẹn hơn
3. Cách hứa hẹn nhất để giải quyết khủng hoảng hiện tại là kết hợp những điều trên cùng với cam kết nghiêm túc với cộng đồng quốc tế và các cuộc thảo luận đang diễn ra về các giải pháp tối ưu để đạt được và duy trì trật tự khu vực trong ổn định và thịnh vượng.
JL
Ghi chú: Xin lỗi vì bất cứ sơ suất, cường điệu hay xúc phạm nào trong quá trình biểu đạt. Tôi không có nhiều thời gian và muốn kết thúc bài viết này.



Tổng số lượt xem trang