Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao?

-TKV phản hồi về buổi “Tọa đàm” các dự án Bauxite
(PetroTimes) - Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có phản hồi chính thức liên quan đến việc một số cơ quan báo chí yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến nội dung tại buổi "Tọa đàm" về các dự án khai thác bauxite - sản xuất alumina của Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28/3/2015 tại Hà Nội.

Theo đó, Tập đoàn khẳng định, các dự án đang được thực hiện theo đúng kế hoạch, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Các dự án khai thác bauxite - sản xuất alumina của TKV tại Lâm Đồng và Đắc Nông là các dự án công nghiệp luyện kim lớn, đầu tư từ nguồn vốn tự có của TKV và nguồn vốn vay. Cũng như đối với nhiều dự án công nghiệp lớn, trong giai đoạn đầu thường bị lỗ vài năm (có thể gọi là lỗ kế hoạch – lỗ đã được tính trong dự án) do ban đầu chưa phát huy công suất, chi phí chuẩn bị sản xuất, chi phí vốn (lãi vay), khấu hao thiết bị giai đoạn đầu còn cao.

Đối với dự án Tân Rai, hiện tại đang thực hiện ở giai đoạn lỗ kế hoạch như dự án đã tính toán, còn cả đời dự án sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm và thời gian thu hồi vốn là 11,5 năm; dự án Nhân Cơ đang tiến hành xây lắp. Một số người lấy việc dự án sẽ lỗ trong giai đoạn đầu để đánh giá hiệu quả kinh tế cho cả đời của dự án là không đúng bản chất.

Tập đoàn cũng hoan nghênh các đóng góp có tính xây dựng và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến xác đáng của các nhà khoa học có kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực liên quan. Việc một số người luôn tìm cách chỉ trích các dự án của TKV dù không có đủ thông tin, hiểu biết không đầy đủ về các vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình là không khách quan và không chính xác. Những ý kiến đánh giá được đưa ra trên các số liệu, dẫn chứng không chính xác, thiếu thực tế, thiếu tính khoa học sẽ phiến diện và không đáng tin cậy.

Tập đoàn cũng khẳng định rõ, sẵn sàng và luôn tham gia các hoạt động khoa học được tổ chức, thực hiện nghiêm túc, có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên ngành có uy tín, có đủ hiểu biết và thông tin về lĩnh vực liên quan.

TKV không có bình luận gì về các ý kiến tại tọa đàm của Pan Nature tại Hà Nội và không tham gia cuộc tọa đàm này.

**************

Bù lỗ giá điện cho dự án alumin lên đến 4.900 tỉ đồng (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)-

(TBKTSG Online) - Ngoài việc chứng minh các dự án bauxite ở Tây Nguyên vẫn lỗ đúng như kế hoạch dự kiến, Bộ Công thương đã gửi văn bản cho biết, dự án điện phân nhôm “ăn theo” dự án alumin Nhân Cơ đang đề nghị Chính phủ hỗ trợ bù lỗ giá điện 490 tỉ đồng/năm.

Trong văn bản gửi báo chí hôm 30/3, Bộ Công thương giải trình rằng, các dự án chế biến alumin Tân Rai và Nhân Cơ vẫn sẽ lỗ như kế hoạch dự kiến là 4 năm và 5 năm, với thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 11 năm rưỡi đến 12 năm. Nếu giá bán alumin tăng thêm trong thời gian tới thì thời gian lỗ và thời gian thu hồi vốn sẽ được rút ngắn hơn, không như các con số dự báo hôm 28/3 của nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm thiên nhiên và con người (PAN).


Hơn nữa, để chứng minh cho dự án điện phân nhôm của Công ty Trần Hồng Quân đầu tư tại Nhân Cơ cũng có hiệu quả kinh tế, Bộ Công thương đưa ra một số thông tin.

Theo đó, dự án này mua điện ở cấp điện áp 220 kV, không mua điện cấp điện áp sinh hoạt. Trạm điện này do chủ đầu tư xây dựng nên giá thành bán điện cho dự án thấp hơn giá ở các cấp điện áp là đương nhiên. Mặt khác, đến năm 2018, dự án sẽ đạt công suất thiết kế là 300.000 tấn/năm .

Và từ tháng 4/2014, bộ đã báo cáo Thủ tướng đề nghị Nhà nước hỗ trợ về giá điện cho dự án trong 10 năm (2016-2025) là 229 triệu đô la Mỹ (khoảng 4.900 tỉ đồng); tính ra mỗi năm Trần Hồng Quân được bù lỗ 490 tỉ đồng từ giá bán điện thấp. Lý do là dự án này thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư ở địa bàn khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

Bộ này cũng khẳng định thay doanh nghiệp rằng theo tính toán, dự án điện phân nhôm có hiệu quả kinh tế. Theo tính toán nộp ngân sách giai đoạn 2016-2045 là 420 triệu đô la; bình quân 14 triệu đô la/năm. Nếu trừ đi chi phí Nhà nước hỗ trợ về giá điện cho dự án giai đoạn 2016-2025 là 229 triệu đô la thì dự án vẫn nộp ngân sách 190 triệu đô la.

Bộ Công Thương cũng cho rằng việc nhà nước hỗ trợ chuẩn bị mặt bằng là phù hợp với các qui định hiện hành, kể cả hỗ trợ 1.200 tỉ đồng (khoảng 54 triệu đô la). Dự án điện phân nhôm trong 10 năm dự kiến sẽ nộp ngân sách là 136 triệu đô la (190 triệu đô la nộp ngân sách trừ đi 54 triệu đô la hỗ trợ mặt bằng của nhà nước).

Trước đó, các nhà khoa học nhận định rằng, chỉ riêng tiền điện phải bù lỗ tại dự án điện phân nhôm ít nhất là 145 triệu đô/năm, tính ra khoảng 1,45 tỉ đô la/10 năm; còn nếu tính đúng giá bán điện cho doanh nghiệp là 12 cent/kWh thì mỗi năm phải bù lỗ cho công ty này gần 400 triệu đô la Mỹ.
Mời xem thêm:
-Việt Nam ‘sập bẫy’ Trung Quốc trong vụ bauxite Tây Nguyên? (VOA 31-3-15) Trái chiều góc nhìn về hiệu quả dự án bauxite (VnE 31-3-15)

Phản biện của TS Nguyễn Thành Sơn về TKV (RFA 30-3-15) ◄ 'Dự án bauxite không lợi gì cho đất nước' (BBC 30-3-15) - "Bẫy nhà thầu Trung Quốc": Bộ Công thương nói công nghệ Mỹ  (ĐV 30-3-15)-Bauxite Tây Nguyên: TKV có bị “hố” khi chọn nhà thầu Trung Quốc? (LĐ 30-3-15)
Bộ Công Thương: Dự án bauxite sai khác so với thiết kế là chấp nhận được! (LĐ 30-3-15) -- Hahaha!

-Bộ Công Thương: "Các khoản lỗ ở dự án bôxit Tây Nguyên mang tính chất kế hoạch"
-(PetroTimes) – Ngày 30/3/2015, Bộ Công Thương đã có phản hồi chính thức một số thông tin về các dự án Bô xít ở Tây Nguyên tại buổi tọa đàm về dự án khai thác bôxit Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) tổ chức (ngày 28/3/2015).



Trong buổi tọa đàm, một số nhà khoa học và dư luận xã hội có ý lo ngại về hiệu quả kinh tế (HQKT) của các dự án. Ngay từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam (TKV) rà soát, tính toán, kiểm tra lại hiệu quả kinh tế các dự án.

Trong các báo cáo của TKV và Bộ Công Thương trình Chính phủ, báo cáo UBTV Quốc Hội đã nêu rõ: Dự án Alumin Tân Rai có hiệu quả: với thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4 năm và thời gian thu hồi vốn là 11,5 năm (kết quả cập nhật đến ngày 26 tháng 4 năm 2014).
Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai.
Dự án Alumin Tân Rai theo cập nhật hiệu quả thì các thông số đầu vào dự án cơ bản ổn định, không có thay đổi nhiều, giá bán alumina trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng: Đầu năm 2014 giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300÷310 USD/tấn, cuối năm ở mức 350-360 USD/tấn, bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của Dự án là 325 USD/tấn.
Mức giá trên đã vượt mức dự báo tăng giá alumin trong tính toán HQKT, do vậy, HQKT của Dự án tăng lên; thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm dưới 4 năm, thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo.
Về Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ có điều kiện vận tải xuống cảng biển xa hơn, hạ tầng khó khăn hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn so với Dự án alumin Tân Rai. Với thời gian lỗ kế hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn 12 năm. Đóng góp cho Ngân sách nhà nước là 435.444 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 29% mức thu ngân sách năm 2013 của tỉnh Đăk Nông (1.500 tỷ đồng).
Ngoài ra, cùng với việc TKV rút kinh nghiệm từ Dự án Nhà máy alumin Tân Rai, làm chủ hoàn toàn về công nghệ, cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất hợp lý để tiết giảm chi phí để tiến tới cổ phần hóa toàn bộ dự án. Với xu thế tăng giá alumin như cuối năm 2014 và đầu năm 2015, thì hiệu quả Dự án sẽ được tăng lên đáng kể, giảm thời gian lỗ kế hoạch và rút ngắn thời gian thu hồi vốn dự kiến.
Giá alumin xuất khẩu đang tăng vượt dự kiến.
Mặt khác, sau nhiều đợt thanh kiểm tra, tổng hợp đánh giá, Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội đã đưa ra kết luận trong báo cáo: “Hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh- quốc phòng của 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ do TKV làm chủ đầu tư”.
Trên cơ sở kết quả giám sát, ngày 23 tháng 6 năm 2014 UBTV Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13, đánh giá việc triển khai thí điểm 2 dự án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương có tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Hiệu quả tổng hợp bước đầu của 2 dự án đã tác động lan tỏa và tích cực đến phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động tại các địa phương. Dự án đã tạo được sự đồng thuận và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
Dự án Tân Rai sau 1 năm vận hành thương mại bước đầu đã có kết quả tích cực, đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 93 tỷ đồng và tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng khoảng 1.284 tỷ đồng. Ước tính, sau khi Dự án đi vào vận hành ổn định, số thuế, phí nộp ngân sách khoảng 430 tỷ đồng/năm, doanh thu của Dự án dự kiến sẽ đạt trên 4.000 tỷ đồng/năm.
Mặt khác, dự án còn đào tạo nghề và tuyển dụng trực tiếp trên 1.200 công nhân công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho khoảng 12.000 lao động liên quan, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao đời sống người dân khu vực Dự án, đóng góp đáng kể cho nguồn thu của tỉnh Lâm Đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13 của UBTV Quốc hội về “Hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng của 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ do TKV làm chủ đầu tư”, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản (công văn số 5171/VPCP-KTN ngày 10 tháng 7 năm 2014), hiện nay Bộ Công Thương đang chỉ đạo TKV, tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác bàn giao, quyết toán công trình; làm chủ công nghệ, tìm giải pháp tổ chức sản xuất tốt, cải tiến công nghệ, tiết giảm chi phí nâng cao hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành đúng kế hoạch có sản phẩm vào cuối năm 2015.
Đồng thời Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hoàn thiện đề cương, phân công nhiệm vụ lập báo cáo tổng kết thí điểm sau khi 2 dự án hoàn thành đi vào vận hành, sản xuất, kinh doanh ổn định.
Mới đây ngày 9,10 tháng 02 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kiểm tra và chỉ đạo 2 dự án bôxit. Sau khi đi thị sát, kiểm tra tình hình sản xuất, tiến độ triển khai thực hiện các Dự án, Thủ tướng đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của chủ đầu tư, địa phương, các đơn vị liên quan trong việc khắc phục và vượt qua khó khăn để triển khai dự án và đạt được những kết quả đáng vui mừng.
Dự án Tân Rai đã đảm bảo hiệu quả tổng hợp, gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và yêu cầu về môi trường. Những lo ngại về hoàn nguyên, xử lý bùn đỏ đều được giải tỏa bởi kiểm tra các thông số về môi trường đều đáp ứng được tiêu chuẩn cho phép.
Mặt khác, TKV đang tiến hành hoàn nguyên và trồng cây công nghiệp ngay sau khi khai thác, các hồ bùn đỏ được xây dựng quy mô, công nghệ hiện đại và bảo đảm an toàn. Những kết quả này đã khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước về khai thác bôxit để sản xuất Alumin, nhôm là đúng đắn.
Với những cơ sở nêu trên, có thể yên tâm về hiệu quả kinh tế, xã hội của 2 Dự án thí điểm khai thác bôxit, sản xuất alumin Tân Rai và Nhân Cơ. Theo tính toán, thì dự án Tân Rai lỗ kế hoạch 4 năm đầu, Nhân Cơ lỗ 5 năm đầu do phải trả nợ các khoản vay đến hạn…
Việc năm 2015 và một vài năm tiếp theo, các khoản lỗ mang tính chất lỗ kế hoạch theo dự kiến là chuyện bình thường, tất yếu của các dự án khai khoáng.


-Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao?

TTO - “Nếu sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch thì tổng lỗ năm 2015 của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ khoảng 37,4 triệu USD”.

Các dự án bôxit hiện đang có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt, nếu không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì mức độ rủi ro này sẽ ngày càng gia tăng.

Nhiều chuyên gia đã nhận định chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã “sập bẫy” của nhà thầu Trung Quốc.
“Chết” ngay từ khi đấu thầu


Theo tiến sĩ (TS) Nguyễn Thành Sơn - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, Luật đấu thầu của VN quy định ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ông Sơn cho biết với những dự án lớn như Tân Rai và Nhân Cơ thì thông thường phải thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ. Tuy nhiên, trường hợp này TKV đã tự mình làm mọi thứ.

Trên lý thuyết, khi TKV tự làm thì sẽ tiết kiệm chi phí tư vấn, tức khoảng 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương 695 tỉ đồng. Nhưng trên thực tế, TKV đã công bố phí quản lý và tư vấn dự án lên gần 800 tỉ đồng.

Ông Sơn cho rằng: “TKV đã tự mình mắc lừa, tự sập bẫy của chính mình. Tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ”.

>> TS. Nguyễn Thành Sơn

Ông Nguyễn Văn Ban - nguyên trưởng ban alumin (Tổng công ty Khoáng sản VN) - trình bày: “Ở một hội thảo diễn ra năm 2009 đã chỉ ra những nguy cơ về hiệu quả kinh tế của các dự án này, nhất là với nhà máy Nhân Cơ”.

Ông Ban cho biết nhà thầu Trung Quốc đã bỏ thầu rất thấp làm các nhà thầu ở những nước phương Tây từ bỏ. Nhưng đến khi chúng ta làm việc cùng họ để ký hợp đồng thì giá bỏ thầu và giá trên hợp đồng là khác nhau.

“Phía Trung Quốc giải thích về sự chênh lệch này là do trong giá bỏ thầu họ chưa tính đến các thiết bị dự phòng” - ông Ban dẫn lại lời lãnh đạo TKV thời đó giải thích.

>> Ông Nguyễn Văn Ban

TS Nguyễn Thành Sơn bổ sung trong đấu thầu bao giờ cũng có điều kiện tiên quyết là yêu cầu kinh nghiệm của nhà thầu. Theo đó, nhà thầu cho biết công nghệ được sử dụng ở nhà máy Tân Rai là công nghệ bayer - công nghệ được cho là tiên tiến nhất hiện nay.

“Tuy nhiên, điều quan trọng là các thiết bị trên dây chuyền công nghệ ấy có hiện đại hay không? Tân Rai có thể “chết” vì chính điều đấy” - TS Sơn nhấn mạnh.

>> TS. Nguyễn Thành Sơn

Thua lỗ kéo dài

Theo TS Nguyễn Thành Sơn, chỉ riêng trong khẩu xử lý alumina đã tổn thất 30,34% lượng bôxit. Đồng nghĩa cứ 3 tỉ hoặc 10 tỉ tấn bôxit thì mất đi khoảng 1 tỉ hoặc 3 tỉ tấn.

Trên thế giới, bình quân để có 1 tấn sản phẩm thì mất 2-5 giờ công (cho toàn nhà máy). So với quy mô của Tân Rai hiện tại thì chỉ cần 250-300 lao động. Thực tế đang có hơn 1.000 lao động.

Điều này chứng tỏ trình độ tự động hóa, điều kiện tập trung của nhà máy còn rất thấp.

>> TS. Nguyễn Thành Sơn

Cũng theo ông Sơn, kế hoạch điều hành sản xuất năm 2015 của cả Tân Rai và Nhân Cơ là sản xuất và tiêu thụ 660.000 tấn alumina.

Giá thành bình quân tính cả chi phí vận chuyển là 403-464 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán theo báo cáo của TKV gửi Thủ tướng Chính phủ là 324-346 USD.

Ông Sơn thông tin: “Năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là 20%. Năm 2014 tăng lên thành 21%. Riêng năm 2015 thì dự tính là lỗ 14% với điều kiện sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Nếu không đủ sản lượng này thì tỉ lệ thua lỗ cũng không giảm nhiều”.

>> TS. Nguyễn Thành Sơn


Chất lượng nhà máy quá thấp

Ông Nguyễn Văn Ban nói: “Tại Trung Quốc chưa có nhà máy nào xử lý quặng bôxit tương tự của nước ta. Họ chỉ sử dụng công nghệ hòa tách bằng hệ thống đường ống chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới”.

Vì vậy, theo ông Ban, hai nhà máy họ xây dựng chỉ mang tính “thử nghiệm” nên việc thiết kế, vận hành, kinh nghiệm sản xuất và quy trình công nghệ không đảm bảo tạo nên những rủi ro vô cùng lớn cho hai nhà máy.

>> Ông Nguyễn Văn Ban

So sánh với mặt bằng chung trên thế giới, ông Ban nhấn mạnh thiết kế kỹ thuật của nhà thầu Trung Quốc có hệ thống chỉ tiêu rất thấp.

Ông Ban dẫn chứng: “Nước tiêu hao gấp đôi, tỉ lệ tiêu hao năng lượng tăng lên 25%, kiềm tăng 5-7kg /tấn alumin và đặc biệt là thực thu alumin của nhà máy chỉ đạt 85% trong khi bình quân của thế giới là 87%”.

Điều này dẫn đến nếu nhà máy Tân Rai sản xuất 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV thì mỗi năm mức tổn thất sẽ khoảng 40 triệu USD.

>> Ông Nguyễn Văn Ban


Rủi ro cao

Theo ông Ban, rủi ro của nhà máy Tân Rai ngày càng lớn. Hồ bùn đỏ thiết kế rất đắt nhưng khả năng lưu giữ thấp mà sắp tới phải mở rộng hồ. Đồng thời, quặng của nước ta có lượng chất hữu cơ cao gây nguy hiểm cho chất lượng alumin.

“Tất nhiên, chỉ sau 4-5 năm, khi hữu cơ tích tụ trong dây chuyền thì mới tác động đến sản phẩm. Tuy nhiên điều lo lắng là trong thiết kế của nhà thầu Trung Quốc không hề có công đoạn lọc khử cacbon hữu cơ này” - ông Ban khẳng định.

>> Ông Nguyễn Văn Ban

Ông Sơn cho biết: “Ngày xưa, nói đến dự án bôxit Tây nguyên người ta lo về ảnh hưởng tới môi trường (bùn đỏ). Đến nhà máy alumina thì lo thêm vì hiệu quả kinh tế”.

>> TS. Nguyễn Thành Sơn
Thủ tướng: Đã thấy làm bôxit hiệu quả, an toàn
 Alumin Tân Rai đang được giá, giúp TKV thu về tới 160 triệu USD. Alumin Nhân Cơ sẽ sớm hoàn thành trong năm 2015.
Chiều 9/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm dự án Alumin Nhân Cơ, Đăk Nông thuộc Tổ hợp bôxit Tây Nguyên. Thủ tướng bày tỏ niềm tin vào triển vọng phát triển một ngành công nghiệp nhôm bền vững và an toàn ở Tây Nguyên.
Thu 160 triệu USD từ boxit
Sau hơn 1 năm vận hành thương mại, sản phẩm alumina sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không có hàng tồn kho. Sản lượng alumina xuất khẩu trong năm 2014 đã đạt 490 ngàn tấn, đem lại nguồn thu ngoại tệ xấp xỉ 160 triệu USD.
Trước thông tin này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: "Rõ ràng ở Tân Rai, hiệu quả kinh tế đã thấy rất tốt. Thủ tướng đánh giá, việc xuất khẩu alumin trên thực tế dự án đã diễn ra đúng như các phương án trong dự toán. Giá alumin xuất khẩu còn cao hơn mức dự báo trước đây.
Nhân-Cơ, Tân-Rai, nhôm, bauxite, bô-xít, Tây-Nguyên, TKV, Than, quặng-nhôm,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Alumin Nhân Cơ
Theo báo cáo của TKV, giá bình quân xuất khẩu alumin cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn. Còn hiện nay, giá đã tăng lên mức 350-360 USD/tấn so với mức 300-310 tấn/USD hồi đầu năm.
Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh: "Dự án Tân Rai cho thấy, vấn đề hồ bùn đỏ là an toàn”.
Thủ tướng nói: "Chúng ta đã áp dụng công nghệ để sản xuất từ bùn đỏ ra sắt. Chúng ta đã làm được ở phòng thí nghiệm tốt rồi, nhưng còn một giai đoạn nữa để đưa ra sản xuất đại trà, sẽ giao cho doanh nghiệp làm".
Dự án sinh sau là tổ hợp alumin Nhân Cơ- Đắc Nông có nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độ đã đạt tới 80%.
Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV TKV cho biết, dự kiến quý IV năm nay, nhà máy này mới hoàn thành. Ở dự náy này, TKV đã học hỏi được công nghệ ở dự án Tân Rai, do đó, đã "nội địa hoá" hầu hết việc thực hiện gói thầu nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Theo Chủ tịch Tỉnh Đắk Nông, ông Lê Diễn cho biết, vấn đề còn lại ở dự án này giờ chỉ còn là ở việc thực hiện khu công nghiệp Nhân Cơ và thiếu vốn.
Dự án này được Thủ tướng chấp thuận thực hiện vốn ngân sách hơn 1.793 tỷ đồng nhưng hiện, mới được cấp một nửa. Cùng đó là việc phải đồng bộ tiến độ giữa nhà máy Nhân Cơ với nhà máy chế biến alumin của công ty Trần Hồng Quân - nhà đầu tư tư nhân duy nhất có mặt ở tổ hợp này.
Công nghiệp nhôm hàng đầu thế giới ở Tây Nguyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ, Tây Nguyên có trữ lượng quặng bauxite ước khoảng 11 tỷ tấn, thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. Mục tiêu chung của Chính phủ là phải phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tây Nguyên.
Ông nói: "Từ quặng bauxit, chúng ta làm ra alumin. Hiện nay là để xuất khẩu nhưng mục tiêu lớn nhất là để phục vụ cho chế biến nhôm, đáp ứng nhu cầu trong nước".
"Chúng ta kỳ vọng sẽ phát triển Tây Nguyên thành vùng công nghiệp nhôm trọng điểm, lớn trên toàn thế giới. Với trữ lượng hiện nay, ngành công nghiệp nhôm của Việt Nam có thể phát triển 50-70 năm", Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Chủ trương của Chính phủ là khai thác bền vững và hiệu quả, trước hết là hiệu quả về kinh tế, sau nữa là phải đảm bảo về an toàn môi trường, có hiệu quả về văn hoá, xã hội".
Nhân-Cơ, Tân-Rai, nhôm, bauxite, bô-xít, Tây-Nguyên, TKV, Than, quặng-nhôm,
Trở lại về hai dự án trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã xác định làm nhà máy Alumin Tân Rai, Lâm Đồng trước để thí điểm để rút kinh nghiệm. Sau này, khi phát hiện trữ lượng lớn quặng bauxite ở Nhân Cơ, trùng với thời điểm tách 2 tỉnh nên Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị để triển khai thêm dự án Nhân Cơ.
Thủ tướng cho biết thêm, hiện đã có hàng chục doanh nghiệp đã đăng ký sẽ đầu tư sản xuất chế biến sử dụng nguyên liệu nhôm Tây Nguyên. Ví dụ, có doanh nghiệp đã dự kiến sẽ mua nhôm lỏng ở đây, để sản xuất vành ô tô, xuất khẩu đi toàn thế giới.
Thủ tướng nhấn mạnh, "Các tín hiệu tích cực trên cho thấy triển vọng khai thác bauxite, sản xuất alumin và nhôm rất khả thi. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không vì thế mà chủ quan”.
Vì thế, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các đơn vị tiếp tục triển khai dự án với: ”chất lượng, tiến độ nhanh hơn và đảm bảo an toàn”.
Phạm Huyền

Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD


TTO - Ngày 28-3, tại cuộc tọa đàm về dự án bôxít, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc.




-Một người bị bùn đỏ vùi chết tại nhà máy thuộc dự án bauxite nhôm Tân Rai
(TNO) Chiều 29.5, ông Vương Khả Kim, Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) xác nhận với PV Thanh Niên Online, tại nhà máy Alumin, thuộc dự án Bauxite nhôm Tân Rai (Bảo Lâm), vừa xảy ra vụ tai nạn lao động làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.
 Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai
Nhà máy sản xuất Alumin Tân Rai


Nạn nhân tử vong là anh Lê Trí Đức (34 tuổi, ngụ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm), người bị thương là anh Nguyễn Thanh Trúc (28 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Nam).

Tin ban đầu cho biết, trưa 28.5, nhóm công nhân của Công ty Thái Nam, quận Thanh Xuân (Hà Nội), đơn vị hợp đồng làm vệ sinh tại nhà máy Alumin, đang dùng vòi bơm áp lực cao để xúc rửa bồn số 3, thuộc phân xưởng lắng rửa bùn đỏ thì tai nạn xảy ra.

Bồn số 3 có đường kính 20 m, cao 28 m. Khi anh Lê Trí Đức dùng vòi xịt nước vào thành bồn thì bùn đỏ rơi xuống vùi lấp anh Đức. Thấy vậy, anh Trúc lao vào cứu anh Đức.

Sau hơn 10 phút, anh Đức được vớt ra khỏi lớp bùn nhưng đã tử vong. Còn anh Nguyễn Thanh Trúc bị bỏng nặng, hiện được điều trị tại bệnh viện.

Tối 28.5, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công an huyện Bảo Lâm đến nhà máy Alumin khám nghiệm hiện trường, và khám nghiệm tử thi anh Đức.

Tổng số lượt xem trang